Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Bà bầu ăn gì để dễ sinh?

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn uống trong thời gian chờ sinh ở bệnh viện, vì giai đoạn đầu của chuyển dạ có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Và đây cũng là thời điểm mà nhiều bà mẹ cảm thấy đói và khát. Nếu không được bổ sung dinh dưỡng, cơ thể sẽ sử dụng lượng mỡ dự trữ. Điều này có thể mang đến cảm giác đau đầu và mệt mỏi, hệ quả tiếp đó sẽ là làm chậm quá trình chuyển dạ của bạn. Để việc sinh nở diễn ra suôn sẻ, bạn đừng ngại đáp ứng cơn đói của mình.

Bột đường giúp giữ sức bền
Không phải thực phẩm nào cũng tốt cho mẹ bầu lúc này. Chẳng hạn, những món giàu chất béo sẽ lâu tiêu và tạo cảm giác nặng bụng. Trong khi đó, những món ăn ngọt có thể giúp bạn tràn đầy năng lượng một cách nhanh chóng nhưng cơn đói và mệt mỏi sẽ mau chóng trở lại. Vì vậy, các loại thực phẩm chứa carbohydrate (bột đường) sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất vì quá trình chuyển hóa năng lượng từ nhóm thực phẩm này kéo dài, nhưng chúng lại dễ tiêu hóa.

Một số lựa chọn thích hợp bao gồm: bánh mì, sandwich, ngũ cốc, mỳ ống, yoghurt, bánh quy, soup…

[inline_article id=76589]

Đừng quên thức uống
Việc phải chống chọi với những cơn đau do tử cung co bóp cùng với việc đi lại trong phòng chờ sinh sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và khát nước. Vì vậy, bạn nên mang theo một chai nước tinh khiết, nước Isotonic, nước bí hoặc nước trái cây để bù đắp chất lỏng cho cơ thể. Isotonic, loại nước uống giúp bổ sung muối, khoáng chất cho cơ thể là lựa chọn thích hợp nhất. Nước ngọt có gas lại không tốt cho bạn lúc này, nên loại chúng ra khỏi danh sách thức uống trong giai đoạn chuyển dạ.

[inline_article id=78964]

Chia nhỏ khẩu phần
Với các cơn gò ngày càng mạnh mẽ, bạn khó có thể ăn một bữa thật hoành tráng mà nên chia nhỏ thực phẩm và ăn mỗi giờ một lần. Bởi lượng máu được dồn đến tử cung của bạn chứ không phải là dạ dày, một khẩu phần ăn quá lớn sẽ dễ gây nôn.

Bà bầu ăn gì để dễ sinh?
Bà bầu cần nạp năng lượng trong thời gian chờ đợi bé ra đời

Trường hợp nào phải hạn chế ăn uống?
Nếu mẹ bầu được chỉ định sinh mổ, bác sĩ sẽ lưu ý về việc hạn chế ăn uống vì bạn có thể hít phải thức ăn sau khi được gây mê và sau đó sẽ bị viêm phổi.

Ngoài ra, một số phương pháp giảm đau như gây tê ngoài màng cứng có thể ngăn cản quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Vì vậy, nếu lựa chọn phương pháp đẻ không đau, bạn nên dừng bổ sung thực phẩm.

Trừ những trường hợp đặc biệt, việc ăn uống rất cần thiết cho mẹ bầu trong thời gian chuyển dạ để đảm bảo sức khỏe và sức bền cho cơ thể. Nếu vẫn băn khoăn về chuyện có thể ăn gì đó hay không, đừng ngại hỏi các nữ hộ sinh hay bác sĩ để có lời khuyên thích hợp.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Cách kích thích nhũ hoa khi mang thai để gây chuyển dạ

Vậy việc kích thích nhũ hoa khi mang thai có giúp dễ chuyển dạ hơn không? Để trả lời được vấn đề này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết này. Hãy đọc hết bài này để có thêm nhiều thông tin về việc kích thích núm vú khi mang thai nhé.

Kích thích nhũ hoa khi mang thai là gì?

Kích thích nhũ hoa khi mang thai là một kỹ thuật khởi phát tự nhiên để hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ. Khi mẹ bầu kích thích núm vú khi mang thai sẽ giải phóng hormone oxytocin khiến tử cung xuất hiện các cơn co thắt. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho kỹ thuật kích thích núm vú khi mang thai để chuyển dạ hiệu quả như thế nào.

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh nhũ hoa và bầu ngực khi mới mang thai

Kích thích nhũ hoa chuyển dạ có an toàn không?

Kích thích nhũ hoa khi mang thai để chuyển dạ tại nhà là an toàn. Miễn là bạn không thử điều này trước khi có dấu hiệu chuyển dạ. Vì hiệu quả của những kỹ thuật này chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh. Do đó, bạn nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử để an toàn cho sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi.

Thực tế, kết quả của việc kích thích nhũ hoa khi mang thai cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của bạn. Nói chung, việc kích thích nhũ hoa tại nhà không được khuyến khích với bất kỳ trường hợp nào. Vì một số yếu tố không có kết luận rõ ràng cho đến khi quá trình chuyển dạ thực sự bắt đầu.

Kích thích nhũ hoa có thực sự giúp chuyển dạ không?

Kích thích nhũ hoa khi mang thai có thể giúp gây chuyển dạ. Với điều kiện, mẹ bầu không có biến chứng nào trong quá trình mang thai. Khi kích thích núm vú khi mang thai sẽ giúp giải phóng hormone oxytocin kích hoạt các cơn co tử cung. Điều này hỗ trợ em bé di chuyển xuống âm đạo dễ dàng hơn.

Dưới đây là một số bằng chứng cho thấy kích thích núm vú có hiệu quả, nhưng chỉ ở những trường hợp mang thai có nguy cơ thấp. Trong một nghiên cứu tại một bệnh viện nhà nước ở Thổ Nhĩ Kỳ (2015), khi kích thích nhũ hoa sẽ giúp mẹ bầu bước vào giai đoạn chuyển dạ ngắn.

Thai phụ sinh con sẽ chiếm thời gian trung bình là 3,8 giờ (giai đoạn đầu tiên), 16 phút (giai đoạn thứ hai) và 5 phút (giai đoạn thứ ba) sau khi kích thích núm vú.  Điều này có kết quả thấp hơn khi so sánh với mức trung bình lần lượt là 6,8 giờ, 27 phút và 6 phút của nhóm đối chứng. Phương pháp này giúp hỗ trợ cho quá trình sinh thường được thuận lợi hơn.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa đủ khả năng chứng minh cho kết luận việc kích thích nhũ hoa khi mang thai có thể giúp chuyển dạ được dễ dàng hơn.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Dấu hiệu mẹ con sắp gặp nhau

Các bước thực hiện kích thích nhũ hoa khi mang thai

Kích thích núm vú khi mang thai như thế nào? Bạn có thể tham khảo các bước kích thích núm vú để gây chuyển dạ theo hướng dẫn sau:

  • Chọn phương pháp: Mẹ bầu có thể dùng ngón tay kích thích núm vú hoặc dùng máy hút sữa. Thậm chí, mẹ bầu có thể nhờ trẻ em hoặc chồng bú nhũ hoa. 
  • Xoa bóp núm vú: Nhẹ nhàng xoa bóp núm vú bằng cách giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Bạn nên tập trung nhiều hơn vào quầng vú (vùng tối xung quanh núm vú). Xoa bóp núm vú giúp kích thích đầu dây thần kinh để giải phóng hormone.
  • Lặp lại với bên vú còn lại: Bạn hãy xoa bóp núm vú khoảng15 phút rồi chuyển sang bên vú còn lại. Sau đó, bạn cứ tiếp tục kích thích trong 1 giờ và lặp lại 3 lần/ngày.
  • Thực hiện một cách thận trọng: Việc kích thích nhũ hoa khi mang thai để bắt đầu quá trình chuyển dạ, nhưng không thúc đẩy các cơn co thắt dữ dội. Nếu mẹ bầu bị co thắt tử cung, hãy ngừng xoa bóp và đợi cơn co thắt dừng lại. Nếu núm vú của mẹ bầu bị đau hoặc mềm, hãy thoa dầu dừa, sữa mẹ hoặc bơ tự nhiên để giảm bớt sự khó chịu.

[key-takeaways title=”Lưu ý:”]

Việc kích thích nhũ hoa khi mang thai để gây chuyển da chỉ an toàn đối với mẹ bầu có thai kỳ khoẻ mạnh, đủ tháng và nguy cơ bị biến chứng thai kỳ thấp. Ngoài ra, kỹ thuật này chỉ nên được thực hiện nếu bác sĩ sản khoa của bạn cho phép.

[/key-takeaways]

Các kỹ thuật khác giúp chuyển dạ nhanh và dễ dàng

Ngoài việc kích thích nhũ hoa khi mang thai, bạn có thể thực hiện các kỹ thuật kích thích chuyển dạ khác dưới đây:

  • Đi bộ: Việc đi bộ có thể giúp kích thích giải phóng hormone oxytocin tạo áp lực cho em bé di chuyển xuống khung xương chậu. Tuy nhiên, đừng đi bộ quá sức vì có thể khiến mẹ bầu kiệt sức. Mẹ bầu chỉ nên đi dạo nhẹ nhàng là đủ rồi.
  • Uống dầu thầu dầu: Người ta tin rằng dầu thầu dầu có thể kích thích các cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên, loại dầu này có thể dẫn đến tiêu chảy do nhuận tràng hoặc dẫn đến những cơn co thắt tử cung mạnh không kiểm soát được.
  • Quan hệ tình dục: Việc vợ chồng gần gũi nhau có thể giải phóng hormone oxytocin để đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế quan hệ tình dục nếu đang bị nhau tiền đạo, nghi ngờ vỡ ối vì có thể dẫn đến biến chứng.
  • Ăn dứa: Trong trái dứa có một loại enzyme gọi là bromelain kích thích chuyển dạ bằng cách làm mềm cổ tử cung. Ngoài ra, đu đủ, xoài và kiwi cũng cho thấy tính chất tương tự. Nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho giả thuyết này.
  • Châm cứu: Việc châm cứu có thể kích thích giải phóng hormone oxytocin. Tuy nhiên, điều này chỉ nên được thực hiện bởi một chuyên gia đã được đào tạo. Ngay cả khi châm cứu cũng không thể gây chuyển dạ. Thì việc này cũng có thể giúp giảm sự khó chịu và đau đớn khi chuyển dạ.
  • Ăn cay: Ông bà xưa còn truyền dạy rằng, việc ăn đồ cay có thể kích thích chuyển dạ. Nhưng ớt có thể gây khó chịu cho dạ dày và dẫn đến các cơn co thắt tử cung trong bụng mẹ. Tuy nhiên, đây có thể không phải là điều tốt nhất để làm. Vì thức ăn quá cay có thể dẫn đến chứng khó tiêu hoặc ợ chua.
  • Tắm nước ấm, thư giãn hoặc ngâm mình trong bồn tắm nước ấm: Những việc này đều có thể kích thích các cơn co thắt tử cung. Nó có tác động tích cực đến cảm xúc của mẹ bầu bằng cách loại bỏ nỗi sợ hãi và lo lắng về chuyển dạ. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo nước chỉ ấm chứ không quá nóng sẽ gây tác dụng ngược đấy nhé.

[inline_article id=279674]

Như vậy chúng ta đã hiểu hơn về phương pháp kích thích nhũ hoa khi mang thai để gây chuyển da. Mặc dù, phương pháp này vẫn chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục. Nhưng nếu bạn muốn áp dụng thì cần phải đợi thai kỳ đủ tháng và đảm bảo sức khoẻ được ổn định nhé.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Làm gì khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ?

Mẹ có biết chỉ khoảng 3-5% phụ nữ mang thai sinh nở đúng thời gian dự kiến, còn lại hầu hết đều sinh sớm hay muộn hơn ngày dự sinh trong vòng 2 tuần.

Theo các chuyên gia, thai 40 tuần chưa chuyển dạ hoặc mẹ sinh sớm hơn vào tuần thứ 37-38 là hiện tượng hết sức bình thường. Điều mẹ cần lưu ý ở đây là nên đi thăm khám và theo dõi đều đặn nếu thai quá ngày dự sinh nhưng dấu hiệu chuyển dạ vẫn chưa xuất hiện.

thai 40 tuần chưa chuyển dạ
Việc trẻ chào đời sớm hoặc muộn hơn 1-2 tuần là hiện tượng bình thường

1/ Vì sao thai 40 tuần chưa chuyển dạ?

Sự sai lệch trong việc cung cấp ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cho bác sĩ để tính ngày dự sinh có thể là nguyên nhân hàng đầu cho hiện tượng này. Nếu trước khi mang thai, bạn có chu kỳ kinh không đều, hoặc bản thân ít theo dõi, khả năng rơi vào trường hợp thai quá ngày là rất cao.

Ngoài ra, việc tính toán sai ngày dự sinh có thể do lần siêu âm thai đầu tiên thực hiện quá trễ, sau 3 tháng đầu mang thai. Không hiếm trường hợp tuổi thai bị tính lệch đến những hơn 4 tuần, do thời điểm siêu âm thai đầu tiên rơi vào tuần thứ 14-18. Sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn này rất nhanh dẫn đến sự tiên đoán nhầm lẫn. Kết quả là mẹ bầu ngỡ thai 40 tuần chưa chuyển dạ, nhưng thực chất con mới được 36 tuần tuổi.

[inline_article id = 79767]

Ngoài 2 yếu tố mang tính nhầm lẫn về tính toán trên, một số yếu tố khác có thể gây ra hiện tượng thai quá ngày. Đó là bất thường ở thai nhi, thiếu hụt enzyme ở nhau thai hoặc do hàm lượng nội tiết tố tuyến giáp thấp, dây rốn thai nhi ngắn, ngôi thai không đúng trục chẳng hạn cao, nằm ngược hoặc nằm ngang.

2/ Rủi ro tiềm ẩn khi thai quá ngày

Tuần 41 của thai kỳ được xem là thời điểm thích hợp nhất để trẻ chào đời, bởi sau đó, nhau thai bắt đầu già đi, đe dọa sức khỏe cũng như sự an toàn tính mạng của trẻ. Những tác động trên ảnh hưởng không ít đến nhịp tim thai, gây ra tai hại cho trẻ sau khi sinh như tổn thương thần kinh, thiểu năng hệ thần kinh vận động.

Hơn nữa, so với những trẻ sinh đủ ngày, trẻ sinh quá ngày còn có nguy cơ cao mắc bệnh hô hấp, nhiễm trùng, sốt cao, nghiêm trọng hơn là tử vong.

Nếu không được phát hiện kịp thời, thai quá ngày có thể chết lưu, tử vong trong lúc mẹ chuyển dạ. Lý giải cho hệ quả này vì lượng nước ối giảm dần, dây rốn bị chèn ép mỗi khi cơn gò tử cung xuất hiện gây suy thai.

3/ Cách xử lý khi thai quá ngày dự sinh

Nếu thai quá ngày dự sinh khoảng 1 tuần, tốt nhất mẹ bầu nên ở lại bệnh viện để được theo dõi kỹ càng. Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe của mẹ hay thai nhi, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ lấy thai để giữ an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Trong quá trình mổ chỉ định lấy thai, mẹ bầu sẽ được kích thích, tạo cơn co tử cung giống như chuyển dạ. Nếu bé con trong bụng không phản ứng gì tiêu cực, mẹ tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ và làm thử nghiệm này sau 24-48 giờ. Việc sinh thường hoàn toàn có thể diễn ra sau đó.

Thai 40 tuần chưa chuyển dạ chưa hẳn là thai đã già tháng, vì vậy mẹ không việc gì phải lo lắng thái quá, vội vã yêu cầu được mổ lấy thai. Lúc này, điều quan trọng là mẹ cần hết sức bình tĩnh, nghe theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ để chuyện sinh nở diễn ra suôn sẻ.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật – giả

Phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật-giả
Những cơn co thắt cho mẹ bầu cảm giác như mình đang trải qua ngày “đèn đỏ”

1/ Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý

– Bụng tụt xuống thấp: Một vài tuần trước khi chào đời, thai nhi có xu hướng di chuyển xuống phía dưới khung xương chậu, để chuẩn bị cho thời điểm chuyển dạ sắp tới. Bạn có thể sẽ cảm thấy áp lực nặng nề tập trung xuống vùng xương chậu, trong khi ngực cảm thấy nhẹ nhàng và dễ thở hơn. Tuy nhiên, cảm nhận này chỉ xuất hiện ở những người lần đầu làm mẹ. Đối với những người sinh con lần thứ hai, thứ ba, cảm giác này khá mơ hồ và mẹ bầu chỉ thực sự cảm thấy chúng khi “giờ G” đã điểm.

– Sự xuất hiện ngày càng nhiều của những cơn co thắt: Đây là dấu hiệu “báo động” rõ ràng và chính xác nhất. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau quặn, thắt như tử cung đang siết chặt chuẩn bị “tống” bé ra khỏi người mẹ. Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới, tới phần bụng dưới và cuối cùng là tới hai chân của bạn.

– Bong nút nhầy tử cung: Là một khối nhỏ chất nhầy, có tác dụng bịt kín tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, nút nhầy tử cung có thể bong ra trước khi đau đẻ một vài tuần, vài ngày hay vài giờ. Một vài trường hợp khi bong ra, nút nhầy sẽ lẫn theo một chút máu. Đây là dấu hiệu cho thấy thời điểm găp bé cưng không còn quá xa nữa.

– Vỡ nước ối: Hầu hết các trường hợp vỡ ối sẽ bắt đầu bằng những cơn co thắt từ trước. Tuy nhiên, vẫn không ít trường hợp vỡ ối nhưng không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Dù nước ối tuôn ra ít hay nhiều, mẹ bầu cũng nên đến bệnh viện ngay.

Thông thường, quá trình sinh con sẽ diễn ra ngay khi nước ối vỡ. Mặc dù vậy, không giống như trong phim ảnh, khi mẹ bầu vỡ ối. không phải bé nào cũng lập tức chào đời một cách dễ dàng. Thậm chí, một số bé còn chờ tới vài tiếng đồng hồ mới chịu “chui” ra khỏi bụng mẹ. Dù nước ối tuôn ra mạnh hay chỉ nhỏ giọt, bạn cũng hãy gọi ngay cho bác sĩ.

[inline_article id=66994]

2/ Mách mẹ cách phân biệt chuyển dạ thật, giả

Những cơn co thắt là dấu hiệu rõ ràng nhất, báo hiệu thời điểm lâm bồn của mẹ. Tuy nhiên, vài tuần hoặc vài tháng trước khi sinh, những cơn co thắt giả Braxton-Hicks, sẽ diễn ra làm nhiều mẹ lầm tưởng. MarryBaby mách mẹ vài dấu hiệu phân biệt “hàng thật và hàng giả” nhé!

– Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn. Trong khi những cơn co thắt giả diễn ra bất ngờ, không thường xuyên và khác nhau về độ dài, cường độ. Thông thường, những cơn co thắt thật sẽ đều đặn hơn, với tần suất mỗi lần khoảng từ 5-7 phút.

[inline_article id=76589]

– Khác với những cơn co thắt giả có thể tự giảm dần hoặc biến mất khi bạn thay đổi tư thế, các cơn co thắt thật vẫn tồn tại bất kể mẹ bầu có làm gì.

– Cơn đau thật sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và bao quanh vùng bụng. Với chuyển dạ giả, mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn co thắt ở vùng bụng dưới.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đỡ đẻ bằng forcep: 4 điều mẹ cần biết

Đỡ đẻ bằng forcep có gì đặc biệt? Nếu bà bầu có ý định nhờ đến phương pháp đỡ để bằng forcep thì nên tham khảo ngay các thông tin dưới đây nhé.Đỡ đẻ

Đỡ đẻ bằng forcep

Chẳng có mẹ nào lại muốn nhờ đến sự hỗ trợ của các dụng cụ y khoa trong lúc vượt cạn mà muốn được đỡ đẻ thường. Tuy nhiên, nếu chuyện rặn đẻ của bạn có vấn đề, bác sĩ bắt buộc phải dùng kẹp forcep để đỡ đẻ nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo an toàn cho bé con. Tham khảo những thông tin về phương pháp này để yên tâm hơn mẹ nhé!

1. Kẹp forcep là gì?

Kẹp forcep là dụng cụ y khoa gồm hai miếng kim loại nối vào nhau có kết cấu như chiếc kẹp, nhưng được phóng to. Chiếc kẹp này được bác sĩ dùng để ôm gọn đầu em bé bằng cách cố định 2 đầu kẹp ở hai bên đầu bé, và kéo bé ra từ trong ống âm đạo.

2. Khi nào cần sử dụng kẹp forcep để đỡ đẻ?

Khoảng 4-5% trường hợp sinh nở cần đến sự hỗ trợ của kẹp forcep. Hiện nay, việc sử dụng kẹp đỡ đẻ không còn phổ biến, bởi đa số các trường hợp đã được nhận định là khó sẽ chuyển qua sinh mổ.

Trừ khi tuy không có dấu hiệu bất thường ngay từ đầu, nhưng trong lúc vượt cạn lại xảy ra tình trạng suy thai, xương chậu yếu, mẹ kiệt sức hoặc em bé ở tư thế ngôi mông, kẹp forcep bắt buộc phải được dùng để hỗ trợ đỡ đẻ kịp thời.Đỡ đẻ

3. Forcep được sử dụng như thế nào?

Bác sĩ sẽ chèn kẹp vào âm đạo và xung quanh hai bên đầu bé. Khi có cơn rặn đến, bạn thực hiện thao tác co và đẩy, lúc này, bác sĩ nằm đầu kẹp nhẹ nhàng kéo bé ra. Rất nhiều mẹ lo lắng về tác dụng phụ của kẹp forcep lên bé con của mình.

Tuy nhiên, dị tật vĩnh viễn hay tử vong do phương pháp hỗ trợ này là hoàn toàn rất hiếm. Theo các chuyên gia, rủi ro do đỡ đẻ bằng kẹp forcep là rất thấp.

4. Tác dụng phụ nào đáng quan tâm?

  • Mặt hoặc đầu trẻ sơ sinh bị bầm tím.
  • Vết xước trên đầu trẻ có thể lành trong khoảng vài tuần.
  • Tác động nhẹ tạm thời lên dây thần kinh của trẻ.
  • Kẹp làm tăng nguy cơ rách tầng sinh môn nhiều hơn.
  • Khi đỡ đẻ bằng kẹp forcep không thành công, bác sĩ sẽ chỉ định mổ sinh ngã âm đạo.Đỡ đẻ

Chia sẻ của một người chồng phải bất đắc dĩ đỡ đẻ tự nhiên cho vợ ngay trên xe taxi

Chuyện có thật, ngay tại Sài Gòn, vào sáng ngày 11-1-2018, trong lúc đưa vợ tới Bệnh viện Từ Dũ, ông bố Hoàng Long đã phải tự tay đỡ đẻ cho vợ ngay trên taxi vì đã sờ thấy đầu con và đường thì tắc, chắc chắn không tới bệnh viện kịp.

“Đang đi nghe tiếng bụp là biết nước ối vợ đã vỡ ra. Tôi sờ vào thấy đầu em bé, cũng hoảng lắm vì chưa đỡ đẻ bao giờ nhưng lỡ rồi làm luôn chứ biết sao”, sau khi vợ và con đã được các bác sĩ chăm sóc anh Luân mới bình tĩnh kể lại.

Sáng sớm ngày 11-1-2018, tại TP.Hồ Chí Minh, vợ chồng anh Trịnh Hoàng Long và chị Nguyễn Thị Duyên đã cùng đón con ngay trên taxi tới bệnh viện Từ Dũ. Hiện chị Duyên đang nằm ở khoa Hồi sức BV Từ Dũ và em bé hoàn toàn khỏe mạnh, hồng hào, nặng 3.5kg.

Theo lời kể của anh Long, lý do anh phải trở thành “ông đỡ” bất đắc dĩ chính là do tắc đường. Sáng sớm ngày 11-1, vợ anh cảm thấy những cơn gò liên tục, đau quặn từng cơn, dù còn cách ngày dự sinh 3 ngày nhưng cả hai vợ chồng quyết định phải tới bệnh viện ngay. Đặt taxi lúc 7h30 đi được một lúc, trên đường Cách Mạng Tháng Tám đến đầu đường Nguyễn Thượng Hiền, vợ anh bấu tay chồng nói: “Anh ơi, em muốn rặn, con sắp ra rồi!”.

Anh Long nhớ lại: “Đang đi nghe tiếng bụp là biết nước ối vợ đã vỡ ra. Tôi lấy cái bỉm chuẩn bị sẵn cho đứa con lớn bịt cầm nước ối cho vợ. Tôi sờ vào thấy đầu em bé, cũng hoảng lắm vì chưa đỡ đẻ bao giờ nhưng lỡ rồi làm luôn chứ biết sao. Đến đường Cao Thắng, khoảng hai phút nữa là tới Bệnh viện Từ Dũ là em bé ra luôn.

Đỡ đẻ
Hình ảnh cặp vợ chồng sinh con trên taxi

Tôi cởi áo quấn con rồi đặt con lên ngực cho bà xã ôm. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh, chỉ mất chừng ba phút. Bé trai đầu cũng chứng kiến cảnh này luôn và nó cũng không quá bất ngờ, vội ôm hôn em bé vì ở nhà con hay được mẹ dạy hôn em bé”.

Anh Long chia sẻ chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày đỡ đẻ cho vợ vì hồi nào giờ toàn xem cảnh các bà bầu sinh trên mạng. Khi đến bệnh viện, làm thủ tục cho vợ nhập viện anh vẫn còn cảm giác run và mất năm phút mới bình tâm cầm viết viết tên vợ.

Anh bày tỏ: “Nói chung, mình cũng coi trên mạng để biết cảm giác vợ đẻ ra sao, tại vì ở Việt Nam người ta không cho gia đình vào xem vợ đẻ ra sao trừ mấy bệnh viện có dịch vụ đắt tiền. Thấy loài nào đẻ con cũng tình cảm cả, không ngờ mình lại trực tiếp giúp con ra đời. Nếu lần sau mà vợ có đẻ nữa chắc chắn sẽ bớt run và ổn hơn nhiều. Nếu làm ăn khá thì vợ chồng tôi sẽ đẻ thêm con nữa”.

Theo anh Long, may mắn là lần này vợ sinh khá dễ nên anh không phải vất vả nhiều để đỡ đẻ cho vợ. Đợt sinh con lần đầu, do chưa có kinh nghiệm nên vợ anh ăn uống chưa khoa học, mẹ thì béo mà con tăng không bao nhiêu cân. Lần sinh con thứ hai này, vợ anh chuẩn bị kỹ và ăn uống khoa học hơn. Vợ anh ăn rất nhiều dứa, trái cây, mè luộc, nước sâm nên có lẽ vì thế mà nước ối rất sạch, con ra đời dễ dàng.

Anh chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội với mong muốn chia sẻ cho mọi đàn ông sẽ đưa vợ đi sinh, biết đâu sẽ có ngày đỡ đẻ cho vợ ngay trên xe. Anh Long bộc bạch: “Đỡ đẻ như vậy càng thấy vợ rất vất vả khi sinh con, càng thấy thương vợ hơn”.

[inline_article id=176632]

Sinh đẻ có thể coi là thời khắc sinh tử đối với phụ nữ. Vì vậy việc tìm hiểu kỹ và lựa chọn một phương pháp đỡ đẻ an toàn, tránh tối đa rủi ro là hết sức quan trọng.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Muốn hỏi kinh nghiệm sinh mổ ở bệnh viện phụ sản thanh hóa

Chả là e còn 3 tuần nữa là sinh em bé rùi. vì tập 1 em sinh mổ nên tập 2 này cũng phải mổ. mà thấy bảo sinh mổ lần 2 nguy hiểm hơn lần 1 nên muốn lần này sinh ở bệnh viện tỉnh (bv phụ sản thanh hóa) cho yên tâm. nhưng không quen biết ai trong đó. Nên muốn hỏi mẹ nào có kinh nghiệm sinh mổ ở đây rùi thì giúp em với. không biết thủ tục nhập viện như thế nào? chi phí nhiều không? cần lưu ý những gì?em cảm ơn các mẹ trước ạ.

😀

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Độ xóa cổ tử cung liên quan gì đến chuyển dạ?

1/ Dấu hiệu xóa cổ tử cung là gì?

Xóa cổ tử cung là giai đoạn chín hoặc mỏng của cổ tử cung. Cổ tử cung bình thường sẽ dài khoảng từ 3 đến 5cm. Tuy nhiên, khi có thai và gần cuối thai kỳ, cổ tử cung sẽ bắt đầu mỏng dần và trở nên ngắn hơn. Quá trình này được gọi là xóa cổ tử cung. Cổ tử cung bắt đầu thu ngắn một cách tự nhiên cho đến khi nó có vẻ như biến mất và trở thành một bộ phận bên dưới của tử cung.

Dấu hiệu xóa cổ tử cung
Càng gần đến “giờ G”, cổ tử cung sẽ càng mỏng và ngắn hơn

Khi ngày sinh đến gần, đầu của bé sẽ chúi xuống khiến cho tử cung co lại. Sự co rút này kết hợp với sự xóa đang diễn ra và sự giãn sẽ dẫn đến chuột rút. Những cơn đau do chuột rút và co thắt có thể tạo cảm giác như đang chuyển dạ. Thực tế, đây chỉ là hiện tượng chuyển dạ giả, được gọi là những cơn co thắt Braxton Hicks. Đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu chuyển da. Quá trình này có thể kéo dài vài tuần trước khi cổ tử cung xóa hoàn toàn. Trong lần đầu tiên mang thai, cổ tử cung có thể xóa hoàn toàn trước khi nó giãn ra nhưng trong những lần mang thai sau, sự giãn sẽ xảy ra trước khi xóa.

Trong những tuần cuối của thai kỳ, bác sĩ sẽ khám cổ tử cung của bạn để xác định các dấu hiệu thay đổi diễn ra trong quá trình chuẩn bị sinh. Sự xóa cổ tử cung sẽ được đo đạc để xác định mức độ sẵn sàng của cơ thể cho việc sinh nở. Xóa 0% có nghĩa là cổ tử cung của bạn không có thay đổi, xóa 50% có nghĩa là cổ tử cung của bạn có độ dày bằng một nửa bình thường. Khi đã xóa 100%, cổ tử cung đã mỏng hết mức và chỉ còn lại cửa tử cung cho việc sinh nở. Ở giai đoạn này, quá trình chuyển dạ sẽ nhanh chóng bắt đầu.

[inline_article id=3144]

2/ Làm thế nào để biết khi nào mình đã xóa?

Những lần mang thai đầu tiên sẽ xóa trước khi cổ tử cung giãn ra. Tuy nhiên, những lần mang thai sau thì ngược lại. Đến cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra tiến độ xóa qua những lần khám thai định kỳ và bác sĩ có thể phải khám bên trong để xác định mức độ giãn. Dựa trên các kết quả khám, bác sĩ có thể đoán được thời điểm chuyển dạ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên lao thẳng đến phòng sinh. Sự dự đoán không hoàn toàn chính xác và có thể sớm hơn ngày sinh thật sự rất nhiều. Hiếm khi sự dự đoán của bác sĩ chính xác hoàn toàn và có hàng trăm phụ nữ sinh con sau ngày dự đoán đến hàng tuần, vì vậy bạn đừng mất kiên nhẫn.

Cổ tử cung sẽ tiếp tục giãn khi chuyển dạ và sự giãn nở hoàn toàn sẽ diễn ra ở cuối kỳ chuyển tiếp khi sự giãn nở đạt 10 cm. Quá trình chuyển dạ được chia thành ba kỳ và kỳ cuối là khi cổ tử cung hoàn toàn mở ra và cũng có nghĩa là cơ thể của bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở.

3/ Làm thế nào để xóa cổ tử cung một cách tự nhiên?

Hiệp hội Sản khoa Mỹ cho biết sự xóa hoàn toàn diễn ra khi thai nhi di chuyển xuống khung chậu của người mẹ. Khi xóa 100%, cổ tử cung sẽ bắt đầu để đẩy ra ngoài. Mặc dù quá trình này xảy ra một cách tự nhiên, sự xóa cũng có thể được kích thích bằng các biện pháp y học dưới đây khi sự chuyển dạ có dấu hiệu ngừng lại:

– Tinh dầu hoa anh thảo: Tinh dầu hoa anh thảo được nhiều hộ sinh coi như một liệu pháp thảo dược. Dầu hoạt động như prostaglandin giúp chúng tự chín cổ tử cung. Có thể uống những viên tinh dầu này hoặc bôi vào cổ tử cung trong những tuần cuối của thai kỳ. Viên tinh dầu dạng con nhộng cũng có thể được đặt bên trong âm đạo khi đi ngủ. Tinh dầu hoa anh thảo không được khuyến nghị sử dụng ở những phụ nữ bị nhiễm trùng âm đạo, nhau thai tiền đạo và các biến chứng thai kỳ khác.

Chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ
Xóa 100% nghĩa là cổ tử cung của bạn đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ

– Quan hệ tình dục:  Quan hệ tình dục trong thai kỳ cuối có thể đẩy nhanh sự giãn cổ tử cung. Tinh trùng có chứa prostaglandin khả năng làm mỏng cổ tử cung. Tuy nhiên, phụ nữ đã bong nút nhầy không nên áp dụng phương pháp khuyến khích giãn cổ tử cung này. Nút nhầy bảo vệ cổ tử cung khỏi bị nhiễm trùng do vi khuẩn có hại có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

– Thực hiện các tư thế có lợi:  Trọng lượng của thai nhi cũng có thể khuyến khích sự giãn nở. Sự giãn nở sẽ diễn ra một cách tự nhiên khi thai nhi di chuyển xuống dưới và chuẩn bị ra đời. Một số tư thế có thể khuyến khích sự giãn nở như ngồi trên bóng tập hoặc ngồi dang rộng hai chân. Đi bộ cũng có thể khuyến khích sự giãn nở. Một kỹ thuật khác mà bạn có thể áp dụng là ở tư thế bò (bàn tay và đầu gối chạm đất) vì tư thế này có thể dời trọng lượng của thai nhi về phía trước. Tóm lại, tất cả các tư thế mở rộng xương chậu hoặc dời trọng lượng thai nhi về phía trước đều có thể giúp khuyến khích sự giãn nở.

[inline_article id=3145]

4/ Điều gì sẽ xảy ra sau sự xóa?

Quá trình chuyển dạ được mô tả bằng sự giãn và mở cổ tử cung. Trong suốt thời gian mang thai, cổ tử cung của bạn sẽ vẫn như bình thường trước khi bắt đầu mỏng dần khi sự chuyển dạ đến gần. Ước tính cổ tử cung sẽ giãn khoảng 1cm sau mỗi giờ chuyển dạ. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho tất cả mọi người vì mỗi phụ nữ có tốc độ giãn nở khác nhau.

Giãn từ 0 đến 4cm được gọi là giai đoạn đầu của sự chuyển dạ và quá trình sẽ tiếp diễn cho đến khi đứa trẻ sắp ra đời. Hiếm có người nào giãn ra đến 2cm nhiều tuần trước khi sinh. Khi sự giãn nở ở mức 4-7cm, người phụ nữ ở giai đoạn chuyển dạ tích cực. Khi sự giãn nở ở mức 7-10cm, người mẹ ở kỳ chuyển tiếp, cũng là giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển dạ. Khi cổ tử cung đạt đến 10cm thì được gọi là giãn tối đa và người mẹ đã sẵn sàng sinh con. 10cm cũng tương đương với kích thước đầu trẻ sơ sinh.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Làm gì khi quá trình chuyển dạ dài hơn mong đợi?

cận cảnh sinh con, quá trình sinh con
Không việc gì phải vội khi có máu báo, làm nốt những việc cần làm trước khi lâm bồn

Một số trường hợp chuyển dạ lâu hơn bởi các vấn đề liên quan đến thể chất, chờ em bé di chuyển vào vị trí tốt hơn, chờ cổ tử cung đủ độ “chín”. Đối với những mẹ phải chịu đựng thời gian chuyển dạ quá dài, chuyện đau đớn là điều không tránh khỏi.

Mẹ cũng nên nằm lòng rằng không phải cứ dài là nguy hiểm. Điều quan trọng là bà bầu luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và ứng phó trước mọi tình huống. Có thể bác sĩ sẽ dùng thuốc thang để tăng tốc quá trình, nhưng dù sau đi nữa bạn cũng nên “bỏ túi”” 5 mẹo sau để đỡ đi phần nào căng thẳng.

1/ Cận cảnh sinh con: Không để ý đến đồng hồ, giờ, phút, giây

Mình đã chuyển dạ bao lâu rồi? Bao lâu nữa thì mới có cảm giác rặn? Bao lâu nữa thì sinh? Đây dường như là những câu hỏi hợp lệ, nhưng lại không phải liều thuốc động viên tinh thần tốt nhất cho bạn, có chăng chỉ làm bạn thêm lo lắng và khó chịu. Bầu nên hạn chế nhìn đồng hồ, tập trung vào việc hít thở để giảm đau.

[inline_article id = 67471]

2/ Cận cảnh sinh con: Ở nhà lâu chừng nào, tốt chừng đó

Ở nhà dĩ nhiên phải thoải mái hơn trong phòng chờ sinh của bệnh viện. Bạn có thể la hét vì đau đớn, nằm quằn quại trên chiếc giường thơm tho của mình, đi lại tự nhiên, xem tivi, dùng máy tính. Hơn nữa, bạn có thể ăn uống tự do, tắm táp, nghỉ ngơi. Tiện nghi ở nhà sẽ giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều. Khi mới chỉ có máu báo và chưa có bất cứ cơn đau dữ dội hay dấu hiệu chuyển dạ đột ngột nào, bạn cứ nên thong thả, từ tốn, không làm gì phải vội.

3/ Cận cảnh sinh con: Xuôi theo dòng chảy

Trong quá trình chuyển dạ kéo dài, bà bầu nên thoải mái xuôi theo sự dẫn dắt của cơ thể. Nếu bé chưa di chuyển đến vị trí thuận lợi, cổ tử cung chưa mở đủ, điều này đồng nghĩa đây là cơ hội để bạn nghỉ ngơi để chuẩn bị sức “chiến đấu” với trận chiến cuối cùng. Ngủ một giấc ngủ ngắn, cố gắng thư giãn hết sức có thể.

4/ Cận cảnh sinh con: Tìm cách thư giãn

Đừng cố gắng chiến đấu một mình, thay vào đó nhờ đến sự trợ giúp của mọi người bất cứ khi nào có thể. Nếu thấy đau lưng trong quá trình chuyển dạ, nhờ anh xã massage, bạn sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều. Biết đâu đấy khi cơ thể dễ chịu hơn, sự sinh nở cũng diễn ra nhanh chóng. Cố gắng vận động đi lại vòng quanh, cách này giúp bảo vệ khớp và cả làn da của bạn trong quá trình rặn đẻ phải nằm ở một tư thế quá lâu.

5/ Cận cảnh sinh con: Bình tĩnh khi phát hiện dấu hiệu chuyển dạ

Khi phát hiện máu báo, lời khuyên tốt nhất là làm lơ, thay vì cuống cuồng và lo lắng. Tự nhắc mình lý do vì sao chưa thể sinh con lúc này: Quần áo em bé còn chưa giặt hết, đây chưa phải ngày dự sinh, chưa kịp ăn món ăn ưa thích. Không việc gì phải vội vàng cả, tận hưởng chút thời gian, không gian cuối cùng chỉ có mình bạn và em bé trong bụng.

MarryBaby

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

9 điều bất ngờ sau khi sinh mổ

1/ Sản dịch ra nhiều sau sinh

Rất nhiều phụ nữ ngạc nhiên rằng tại sao sau khi sinh mổ họ vẫn tiết rất nhiều sản dịch. Thông thường, có thể bạn nghĩ rằng trong lúc mổ lấy con, các bác sĩ sẽ “vệ sinh” sạch sẽ dạ con và “dọn” gọn sản dịch. Thực tế, sản dịch sau sinh một phần cũng bắt nguồn từ việc tử cung chữa lành phần nhau thai tách cơ thể mẹ theo em bé ra ngoài, chứ không riêng phần ứ đọng trong dạ con.

2/ Bác sĩ vừa mổ vừa tán gẫu

Trong hầu hết các ca phẫu thuật sinh mổ, đặc biệt khi bé con đã ra đời, phần hậu phẫu này thường tốn khá nhiều thời gian. Vì vậy, không hiếm bác sĩ vừa thực hiện nhiệm vụ của mình, vừa tranh thủ trò chuyện tán gẫu trong lúc làm việc. Vấn đề này gây khá nhiều khó chịu và hoang mang cho sản phụ.

Trừ khi cảm thấy quá đau đớn hay phải chờ đợi quá lâu, bạn không cần thiết phải lo lắng. Đôi khi bác sĩ làm như vậy để làm dịu bớt không khí căng thẳng cho bạn mà thôi.

3/ Bị bỏ lại một mình

Giây phút bé con ra đời, sẽ có vài phút mẹ bầu cảm thấy mình như bị bỏ rơi. Tất cả mọi sự tập trung chú ý đều dồn vào em bé, vì vậy không có gì khó hiểu nếu bạn có thấy chút lo sợ. Không sao cả, chỉ một chút thôi, em bé đã được sinh ra an toàn, mẹ nên tranh thủ nằm thư giãn một lúc.

4/ Mất trí nhớ những ngày đầu

Khoảng 3 ngày đầu tiên sau khi sinh mổ, tác dụng của thuốc kháng sinh và giảm đau sẽ làm bạn trở nên khá mệt mỏi và mơ hồ. Chưa kể, cảm giác đau từ vết mổ sau sinh cũng “hành hạ” bạn không kém phần “nhiệt tình”. Nếu cần thiết, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc gây mê để tìm hướng giải quyết đúng nhất.

sinh mổ, sau khi sinh mổ
Mẹ nên tiếp xúc da với bé sau khi bé chào đời

5/ Không được nhìn thấy bé con

Rất nhiều trường hợp bác sĩ chỉ định tách mẹ và con sau khi sinh mổ. Có mẹ phải chờ đến 4 giờ sau mới được gặp con. Vì vậy, trước khi tiến hành sinh nở, bạn nên nói chuyện trước với ê-kíp y bác sĩ để yêu cầu được tiếp xúc da với con sau khi bé vừa chào đời.

6/ Khó khăn khi cho con bú

Với các mẹ sinh mổ, cho con bú vào những ngày đầu quả là nhiệm vụ bất khả thi. Tác dụng của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau làm chậm đường “di chuyển” của tuyến sữa. Không việc gì phải vội vàng, thông thường sau khoảng vài tiếng uống thuốc, bạn đã có thể tập cho bé bú mẹ song song với bú bình. Chịu khó ăn nhiều món bổ để sữa về nhiều hơn.

7/ Đau đớn kéo dài

Nhiều mẹ không ngờ rằng vết mổ sau sinh lại đau đớn đến vậy, hoặc họ cứ mong khoảng 1 tuần sẽ lành lặn nhưng hóa ra lại rất lâu sau. Khi thuốc mê hết tác dụng, cơn đau bắt đầu hành hạ và phát huy nhiệt tình mỗi lúc mẹ đứng lên, ngồi xuống. Sinh thường đau trước, sinh mổ đau sau mà lại kéo dài rất dài. Ngay lập tức nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ nếu bạn không thể kiểm soát nổi cơn đau của mình.

8/ Biến chứng sau khi sinh mổ

Chuyện gặp biến chứng sau phẫu thuật không hiếm. Biến chứng nhỏ hay lớn tùy vào cơ địa của từng người. Có rất nhiều mẹ bị nhiễm trùng vết mổ, đến 1 tháng sau vẫn không có dấu hiệu tiến triển thuận lợi. Đây là vấn đề không quá phổ biến nhưng bạn cũng nên hỏi bác sĩ về nguy cơ tiềm ẩn.

[inline_article id = 33470]

9/ Sinh mổ không được tuyên dương

Nhiều mẹ sau sinh mổ nhận được những lời động viên khá khó chịu: “Mẹ tròn con vuông nhưng sinh thường vẫn tốt hơn” hay đại loại “Sinh mổ về già xuống giữ lắm”. Không việc gì phải để ý mẹ à, sinh nào cũng là sinh, miễn là bé con đã khỏe mạnh ra đời.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

55 điều mẹ bầu nên làm khi quá ngày dự sinh

55 điều sau sẽ giúp mẹ bầu thêm thư giãn, thoải mái trong thời gian chờ “đê vỡ”. Quá ngày dự sinh vài ngày đã là gì!

quá ngày dự sinh, thai quá ngày dự sinh
Việc gì phải lăn tăn nhiều, tận hưởng nốt những ngày còn lại đi mẹ bầu ơi!

1/ Đọc thêm một cuốn sách hay về phụ nữ mang thai.

2/ Tận hưởng thời gian tắm bồn với bong bóng xà phòng, rắc thêm chút hoa, đốt hương tinh dầu.

3/ Làm sạch móng tay, móng chân tại tiệm nail.

[inline_article id = 67585]

4/ Ăn một bữa ăn thịnh soạn.

5/ Gọi điện tám chuyện với cô bạn lâu ngày chưa gặp.

6/ Tìm hiểu kỹ hơn về quá trình chuyển dạ.

7/ Đọc thêm một cuốn sách về chăm sóc trẻ sơ sinh.

8/ Tham khảo thêm danh sách đặt tên cho bé một lần nữa.

9/ Lên chi tiết kế hoạch sinh nở.

10/ Soạn tin nhắn thông báo tin sinh nở của mình ở chế độ chờ sẵn.

11/ Chăm sóc mái tóc của bạn, vì sau sinh có thể bạn sẽ phải ở cữ rất lâu.

12/ Nhờ anh xã hoặc ra spa để được massage.

13/ Chia sẻ cảm giác “canh đê vỡ” với các bà mẹ khác trên diễn đàn mẹ và bé online.

14/ Giặt quần áo chuẩn bị cho bé sắp sinh.

15/ Xem một bộ phim hay tại nhà cùng anh xã, bạn thân hoặc một mình. Đừng quên chuẩn bị bắp, nước.

16/ Thưởng thức một món ăn mới.

17/ Kiểm tra lại hành lý lên đường ngày sinh nở.

18/ Ôn lại kỷ niệm nhật ký mang thai những tháng trước.

19/ Mua thêm vài bộ đầm ngủ mới để mặc sau sinh.

20/ Tưởng tượng tương lai khi gia đình đã thêm thành viên mới.

21/ Ăn món gì cay cay một chút.

22/ Mua áo ngực cho con bú.

23/ Cạo lông chân, lông tay, làm sạch những “vùng rậm rạp”.

[inline_article id = 65283]

24/ Tám chuyện với mẹ hoặc mẹ chồng.

25/ Ngắm nghía căn phòng cũ nay đã được trang trí với đồ đạc của bé con.

26/ Mua thêm cho con yêu một món đồ chơi ngộ nghĩnh.

27/ Nạp thêm nhiều chất xơ.

28/ Trang trí lại nhà cửa theo ý muốn của bạn.

29/ Chuẩn bị khung in dấu tay, dấu chân bé, hoặc một tấm thiệp để ghi lại ngày giờ và cân nặng của con lúc chào đời.

30/ Dành thời gian tập yoga, thiền, hít thở.

31/ Đi bộ quanh công viên, khu mua sắm.

32/ Kiểm tra lại giấy tờ cần thiết (sổ khám bệnh, sổ bảo hiểm, giấy tờ tùy thân) để mang theo lúc sinh nở.

33/ Nghe một đĩa CD âm nhạc bạn yêu thích.

34/ Bạn đã mua tã cho em bé và bỉm thấm sản dịch cho mình chưa?

35/ Massage, chiều chuộng để bù đắp cho anh xã chút tình cảm trong thời gian vợ mang thai khó chiều.

36/ Thưởng thức một ly sinh tố tổng hợp theo ý thích của bạn.

37/ Chuẩn bị thức ăn nhẹ để nạp nhanh trong lúc chờ sinh hoặc sau sinh.

38/ Mua thêm đồ lót sexy mới để mặc sau khi sinh vài tuần.

39/ Tự nướng bánh hoặc mua hoa, quà tặng bác sĩ đã cùng bạn đồng hành suốt 9 tháng qua.

40/ Nhớ đến thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.

41/ Ăn một chiếc pizza thật khổng lồ.

42/ Tận hưởng một đêm mặn nồng với anh xã trước khi phải kiêng kỵ thêm một khoảng thời gian khá dài.

43/ Chuẩn bị dầu gội khô, nước rửa tay khô, lotion thơm tho để “chống hôi” trong thời gian ở cữ.

44/ Mua một cuốn album hoặc nhật ký để dán ảnh con sau khi bé chào đời.

45/ Hẹn ăn trưa mừng sắp “vỡ chum” với bạn bè.

46/ Tham khảo chuyện sinh nở tích cực của các bà mẹ khác.

47/ Cảm nhận những cú đạp áp chót của con, khi bé ra đời, mẹ sẽ rất nhớ cảm giác quý báu này.

48/ Hai vợ chồng ra ngoài ăn tối và hẹn hò.

49/ Viết ra những điều bạn sẽ không thể quên về thai kỳ của mình.

50/ Hỏi mẹ về kinh nghiệm sinh đẻ của bà.

51/ Dọn dẹp lại tủ lạnh.

52/ Suy nghĩ về phương pháp tránh thai bạn sẽ áp dụng sau sinh.

53/ Tham khảo kiến thức về chủ đề cho con bú.

54/ Viết thư cho con yêu trong thời gian quá ngày dự sinh này, cho bé biết rằng bạn đang ao ước được gặp bé biết bao nhiêu.

55/ Giờ G đã điểm, làm tốt nhiệm vụ bà bầu nhé!

MarryBaby