Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đẻ thường siêu nhanh, không bị rạch theo mẹo của bác sĩ

Dù đã được nghe, được xem, được đọc những miêu tả trần trụi về cơn đau đẻ nhưng phải đến lúc thực sự trải qua mẹ mới được coi là cảm nhận hết được cơn đau khủng khiếp ấy. Cùng với kinh nghiệm dân gian thì lời khuyên của bác sĩ sản khoa để đẻ thường siêu nhanh sẽ giúp ích chị em rất nhiều trong lần sắp vỡ chum tới.

đẻ thường siêu nhanh 2
Cơn đau đẻ luôn là nỗi ám ảnh với bất kỳ bà bầu sắp vỡ chum nào

Mang thai lần đầu là lúc mẹ hồi hộp và lo lắng nhất. “Không cơn đau khủng khiếp gì bằng đau đẻ” càng khiến mẹ sợ phòng sinh hơn bao giờ hết. Thần dược được các mẹ truyền tai nhau và cũng được nhiều lời khuyên từ bác sĩ chính là thực phẩm. Tích cực ăn 5 thực phẩm dưới đây đúng thời điểm sẽ giúp mẹ đẻ không đau.

Ăn thơm khi thai được 39 tuần

Thơm (dứa) có chứa chất bromelain giúp cổ tử cung mềm hơn. Đây là thực phẩm vàng từ thiên nhiên giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn và thực sự giảm đau đớn cho mẹ trong những lần đau gò liên tục.

Thời điểm thích hợp nhất để ăn thơm là khi bước vào tuần thứ 39 của thai kỳ. Mẹ có thể ăn trực tiếp, uống nước ép dứa, các món ăn kết hợp cùng dứa… Lưu ý mẹ bầu chỉ ăn dứa khi đã được gọt sạch vỏ và các mắt để tránh ngộ độc. Không ăn quá nhiều dứa trong một ngày để không bị tiêu chảy. Bà bầu mắc bệnh dạ dày không nên ăn dứa.

Ăn chè vừng đen vào tuần thứ 35

Vừng (mè) đen chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, a-xít folic. Vào tuần thứ 35 của thai kỳ, mẹ có thể ăn 3 chén/ngày. Theo dân gian đây là mẹo giúp chuyển dạ nhanh và sinh không đau. Mẹ có thể ăn chè nóng cùng với một chéo quẩy hoặc nấu cùng bột sắn dây.

Uống nước lá tía tô khi có dấu hiệu chuyển dạ

Mẹ bầu có thể uống nước lá tía tô nấu với lá khế khoảng 1 tuần trước ngày dự sinh, hoặc uống ngay khi có cơn đau đầu tiên. Mỗi lần uống khoảng nửa lít, uống dần cho đến khi sinh. Theo kinh nghiệm, uống khi thấy những cơn đâu chuyển da sẽ giúp cổ tử cung mềm ra và mở nhanh, chỉ cần “rặn đúng” một vài lần là mẹ gặp bé yêu.

đẻ thường siêu nhanh
Uống nước lá tía tô khi có dấu hiệu chuyển dạ giúp quá trình sinh con diễn ra nhanh hơn

Cách nấu lá tía tô: Rửa sạch, để ráo nước một nắm lá tía tô. Đun nước sôi, cho nắm lá vào đun khoảng 5 phút. Đun càng đặc thì càng đạt hiểu quả cao. Mẹ uống khi bắt đầu có những dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên.

[inline_article id=57448]

 

Ăn rau 2 tuần trước ngày dự sinh

Các bác sĩ cũng đồng ý với kinh nghiệm dân gian về việc vào những tuần cuối cùng khi sắp vượt cản, mẹ nên các món từ rau lang để giúp tử cung mềm hơn. Rau lang xào tỏi vừa thơm ngon lại giúp mẹ sinh đẻ không hề đau đớn. Không tin cứ thử mẹ nhé!

Ăn cà tím vào tuần cuối cùng của thai kì

Tuần cuối trước ngày dự sinh mẹ nên ăn các món được chế biến từ các tím như: Cà tím bung thịt, cà tím xào, canh cà tím…. Kết hợp ăn rau lang và cà tím xen kẽ để công cuộc sinh nở diễn ra dễ dàng vì tử cung của mẹ co giãn đã rất tốt rồi.

[inline_article id=145148]

Đẻ thường siêu nhanh, không bị rạch tầng sinh môn quá nhiều không phải là không có cách. Vượt cạn dễ dàng nhờ ăn đúng món, mẹ đừng quên tham khảo kinh nghiệm dân gian và các mẹ đi trước nhé!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Trước khi sinh mổ, ăn ít cháo loãng cũng đe dọa tính mạng thai phụ

Sinh mổ là cuộc đại phẫu quan trọng, tác động rất lớn đến sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi trong bụng. Do vậy, các bác sĩ luôn dặn dò rất kỹ lưỡng việc không được ăn bất kỳ loại thức ăn nào trước khi lên bàn sinh.

Sinh mổ an toàn

Ăn uống trước khi sinh mổ, nguy hiểm khó lường

Một chia sẻ trên Facebook gần đây gây xôn xao cho các mẹ bầu. Một mẹ bầu kể lại chuyện chị chứng kiến khi đi sinh con:

“Em vừa sinh con được 1 tuần các mẹ ạ, sinh mổ. Hôm bữa đó cùng sinh với em có 3 mẹ nữa. Em mổ đầu tiên nên được chuyển ra phòng hậu sản sớm nhất.

Khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ sau thì 2 mẹ kia cũng ra. Ai nấy đều được nằm cạnh con yêu, cố gắng kích sữa về sớm cho con bú. Nằm mãi mà không thấy mẹ còn lại chuyển vô.

Em đâm thắc mắc, không biết mẹ ấy có chuyện gì không mà lâu thế, hay là chờ không nổi nên đẻ thường rồi được chuyển qua phòng khác luôn.

Đang nằm lơ mơ ngủ thì má chồng em đi mua một ít đồ trở vào. Má chồng em mặt biến sắc, chắp miệng, chắp lưỡi kể:

– Con bé mặc đầm hồng lúc sáng đợi mổ cùng con á, nhớ không? Nó chết rồi. Má nghe mà nổi hết cả da gà…Nghe y tá bảo đang mổ bị trào ngược dạ dày, tràn dịch màng phổi gì á, mà bị nặng không trở tay kịp, chỉ mổ bắt được em bé thôi, 3,6 kg, đang bú nhờ người khác ngoài kia kìa.

Đúng là ghê thật. Không biết tại sao mẹ ấy lại bị trào ngược dạ dày, tràn dịch màng phổi dẫn đến bi kịch như vậy. Đến chiều bác sĩ vô khám kể chuyện em mới biết đấy các mẹ. Mẹ ấy sức khỏe hoàn toàn bình thường, được chỉ định sinh mổ vì đến ngày mà thai không chịu quay đầu cộng với kích thước quá to mà khung xương chậu lại hẹp.

Trước ngày mổ, bác sĩ có dặn mẹ ấy không được ăn uống gì trong 6 – 7 tiếng trước khi lên bàn mổ. Mẹ ấy nhớ nhưng vì lịch mổ quá trưa (sau em và 2 mẹ nữa lận) nên mẹ ấy đói bụng cồn cào. Mà các mẹ biết đấy, bà bầu mà đói bụng thì không tài nào chịu nổi.

Mẹ ấy mới cùng chồng ra trước cổng bệnh viện ăn tạm bát cháo thịt bằm. Mẹ ấy cũng sợ nên dặn bà bán cháo múc ít cái nhiều nước, loãng loãng vậy, ăn vô một hồi đi tiểu thì hết chắc không sao. Thế là cứ yên tâm chén tì tì.

Một hồi sau, chuẩn bị mổ bác sĩ hỏi lại sớm giờ có ăn gì không, mẹ ấy sợ bị quở trách, với lại đinh ninh đã tiêu hóa hết bát cháo loãng rồi nên nói dối là không ăn gì hết trơn. Bác sĩ bắt tay vào gây tê nửa thân dưới, gắn dây oxi hỗ trợ thở rồi mổ. Đang mổ, mẹ ấy bị tác dụng phụ của thuốc gây tê nên buồn nôn, ói liên tục.

Vì đang ở tư thế nằm ngửa nên dịch dạ dày và cháo ăn lúc nãy chưa tiêu hết nôn ra bị hít ngược vào phổi. Dịch và thức ăn ở dạ dày khi tràn vào phổi sẽ làm tổn thương phổi và gây ra các phản ứng viêm nhu phổi cấp tính.

Hít chất dịch có axit từ dạ dày làm biểu mô phế nang phù nề và tiết dịch gồm albumin, fibrin, mảnh vụn tế bào và hồng cầu.

Mẹ này bị tổn thương phổi nặng và sự việc diễn ra quá nhanh, quá bất ngờ, đang mổ lấy thai nữa nên các bác sĩ mặc dù đã cố gắng hết sức vẫn không thể cứu nổi. Cuối cùng, chỉ có thể nhanh chóng đưa đứa con ra ngoài để bé khỏi ngộp mà thôi.

Các bác sĩ đã rất sốc khi thấy mẹ ấy bị tai biến nặng đến như vậy, rõ ràng họ đã hỏi kĩ mẹ ấy có ăn gì trước lúc mổ không, chị ấy chắc chắn là không, vậy mà dịch dạ dày và cả các hạt cháo nữa ở đâu trào lên rất nhiều.

Đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người mẹ trẻ này. Cuối cùng, mẹ ấy vĩnh viễn không được nhìn thấy con yêu chào đời. Đứa con thơ còn đỏ hỏn ra đời mà thiếu hơi ấm và dòng sữa ngọt lành của mẹ. Chua xót biết nhường nào!”

Sau khi đăng tải câu chuyện đã được chia sẻ chóng mặt. Nhưng đây không phải lần đầu tiên xảy ra vụ  việc này. Trước đó, ngày 17-5-2017, chị Vũ Thị Trà Mi (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương) trở dạ khi đang mang thai ở tuần thứ 40 và được gia đình đưa tới Bệnh viện đa khoa huyện Bình Giang để sinh mổ. 7h5, gia đình Mi ra bệnh viện đẻ. Trước đó cháu hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống bình thường. Khoảng 8 giờ, cháu được đưa vào phòng mổ. Sau 10 phút đứng ngoài chờ đợi, các bác sĩ chạy nháo nhào với những dấu hiệu bất thường. Khoảng hơn 2 tiếng, bác sĩ thông báo Mi phải chuyển lên bệnh viện tỉnh để cấp cứu. Khi đó, thai phụ đã bất tỉnh hoàn toàn, người tím tái.

Anh Vũ Đình Thà (chồng sản phụ) cho biết bác sĩ giải thích tình trạng vợ anh là do: “Sản phụ ăn quá no, nghi do sốc phản vệ”. Đây là lời cảnh tỉnh cho tất cả các mẹ bầu, đừng xem thường việc ăn trước khi sinh kẻo nguy hiểm sức khỏe cả mẹ và con

[inline_article id=150346]

Trước khi sinh mổ cần chuẩn bị những gì?

Kinh nghiệm của các mẹ bầu là nên nhịn ăn trước khi sinh, kể cả sinh thường hay sinh mổ. Khi sinh thường, các mẹ có thể bị chuyển qua cho mổ đẻ nếu bác sĩ phát hiện nhau quấn cổ, thiếu ối, thai có điều bất thường…

Sinh mổ
Tuyệt đối tuân thủ những khuyến cáo của bác sĩ là cách tốt nhất giữ an toàn cho cả mẹ và con

Tuyệt đối tránh ăn

Quá trình mổ sinh hay phẫu thuật đều phải gây mê, gây tê. Nếu không chịu nỗi con đói bụng, ăn lót dạ bất kỳ thứ gì trước khi sinh 6-7 tiếng đều gây nguy hiểm. Thức ăn trong dạ dày trào ngược vào phổi. Biến chứng mẹ bầu phải chịu là tím tái, thở khò khè, co thắt phế quản, phù phổi, có thể gây đột tử do biến chứng của phổi…

Trường hợp đã lỡ ăn, mẹ bầu nrn phụ. ên nói thật với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ lùi giờ mổ. Trường hợp khẩn cấp, bác sĩ mở ống thông dạ dày để không gây sặc, trào ngược dạ dày cho sản phụ.

Các lưu ý khác

  • Chuẩn bị các vật dụng cần thiết: Mổ thường lưu lại bệnh viện khoảng 3 ngày. Mổ đẻ ở lại 5-7 ngày cho bác sĩ theo dõi và cắt chỉ. Mẹ nên chuẩn bị đủ đầy vật dụng như băng vệ sinh cỡ đại, tấm trải vệ sinh, phòng trường hợp băng vệ sinh bệnh viện cấp sử dụng hết. Các vật dụng chăm sóc mẹ bầu như khăn sạch, vớ, tấm lót sữa, máy hút sữa…
  • Cạo lông vùng kín sạch sẽ: Nhân viên bệnh viện sẽ dọn lông vùng kín cho bệnh nhân sạch sẽ trước khi sinh mổ. Nếu ngại, bạn nên làm việc này ở nhà trước khi chính thức bước lên bàn mổ.
  • Mang tất cả hồ sơ khám thai và hồ sơ sức khỏe cá nhân, giúp bác sĩ dễ theo dõi lịch sử thai kỳ của bạn. Đặc biệt, nếu bạn có vấn đề sức khỏe hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh mạn tính nên nói rõ cho bác sĩ biết trước khi bước vào quá trình sinh mổ.

[inline_article id=88776]

Những lời khuyên trên không bao giờ thừa khi bạn chuẩn bị sinh mổ. Sự cẩn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn dò của bác sĩ giúp bạn khỏe mạnh đón con yêu chào đời.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, có đáng lo?

40 tuần thai là khoảng thời gian thai nhi hình thành, phát triển và chào đời nhưng không phải mẹ nào cũng sinh đúng như ngày dự sinh. Thông thường ngày sinh sẽ chênh lệch với thời gian dự kiến khoảng từ 1-2 tuần. Vì vậy, nếu đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Vì sao đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất của bà bầu được thông thường dựa vào ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai kỳ. Vì vậy, khi thông tin càng chính xác thì khả năng sinh đúng thời gian dự kiến sẽ càng cao. Nhưng thường phụ nữ không để tâm đến vấn đề này, đôi khi không biết mình mang thai vào lúc nào nên dẫn đến sự sai sót trong quá trình tính toán. Thậm chí có trường hợp ngày sinh chênh lệch lên đến đến 4 tuần so với dự kiến.

đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ
Siêu âm thai càng sớm càng dễ xác định được ngày dự sinh chuẩn xác

Bên cạnh đó, việc siêu âm thai càng sớm ngay từ khi bắt đầu có thai càng giúp xác định được ngày dự sinh một cách chính xác. Thông thường nhất là trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, siêu âm càng trễ thì xác suất tính ngày dự sinh càng sai sót.

Chính vì vậy, nếu đã đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bạn không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Hay buộc phải có sự can thiệp của bác sĩ để thực hiện phương pháp sinh mổ.

Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ kéo dài từ 37-41 tuần, trẻ sinh ra trong thời gian này được gọi là trẻ sơ sinh đủ tháng. Nhưng trường hợp thai kéo dài quá lâu đến 42, 43 tuần thì mẹ cần đặc biệt lưu ý.

[inline_article id=24299]

Xử lý khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ

Nếu mẹ vẫn chưa thấy có dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mặc dù đã đến ngày sinh thì cũng không nên quá lo lắng mất bình tĩnh, có thể do dự đoán ngày dự sinh bị không đúng. Tuy nhiên, trường hợp quá ngày sinh hơn 1 tuần thì tốt nhất mẹ cần đi khám bác sĩ thường xuyên hơn.

Theo dõi sự phát triển và an toàn của thai nhi bằng biện pháp siêu âm từ 5-7 ngày một lần hoặc thực hiện các cuộc kiểm tra khác. Nếu tình trạng tốt bác sĩ có thể khuyên bạn nên đợi thêm vài ngày để có cuộc sinh nở tự nhiên. Nhưng nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của mẹ và bé thì bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.

Có thêm một biện pháp nữa đó là kích thích chuyển dạ khởi phát hay còn gọi là đẻ chủ động. Các chuyên gia sẽ cho me dùng một số loại thuốc nhằm giúp cơ thể tạo nên các cơn chuyển dạ để sinh thường.

[inline_article id=77948]

Nguy cơ khi thai quá tuổi

Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bắt đầu tính từ tuần thứ 41 trở đi nếu chưa sinh bé yêu có thể gặp một số nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển thậm chí là tử vong, mẹ cần thận trọng về vấn đề này.

Theo đó, trường hợp nhau thai đang già đi nó có thể làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của bé. Nếu nhau thai vẫn hoạt động bình thường thai nhi có thể sẽ phát triển quá lớn gây khó khăn cho việc sinh đẻ.

Sau 42 tuần nguy cơ suy thai và thai chết lưu sẽ tăng lên đáng kể đặc biệt đối với người lần đầu mang thai. Bé có thể bị nhiễm trùng nếu chất lỏng từ trong túi ối bị rò rỉ ra ngoài hoặc bị vỡ túi ối. Chưa kể đến việc thai quá tuổi có thể bị hít phải phân su gây khó thở rất nguy hiểm.

Lượng nước ối bắt đầu giảm dần khi thai nhi phát triển lớn hơn, môi trường bên trong tử cung trở nên chật hẹp không đủ cho bé.

Tóm lại, khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ là tình trạng thường hay gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Vì vậy, mẹ không cần lo lắng quá nhiều và để yên tâm hơn, đảm bảo hơn mẹ cần thường xuyên đi khám thai. Việc này giúp sớm phát hiện những biến chứng khác thường có thể xảy ra đồng thời, có hướng xử trí sớm và kịp thời.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

9 BÍ MẬT ĐÁNG SỢ về SINH THƯỜNG chính bác sĩ cũng giấu bạn

Có thể khẳng định việc sinh nở em bé đầu tiên là trải nghiệm đáng sợ nhưng cũng đầy bất ngờ với các bà mẹ. Mặc dù đã nhận được trất nhiều điều tư vấn từ chuyên gia, người thân, bạn bè nhưng vẫn còn có rất nhiều điều bạn chưa hề nghe nói tới mà chỉ khi chính thức trải qua mới hiểu được.
Dưới đây là những bí mật về chuyện sinh nở mẹ nên tham khảo trước khi bước lên bàn đẻ để không bị sốc: 

Đi đẻ là phải… cạo?
Theo bác sĩ sản phụ khoa Kelly Kasper, hầu hết các bác sĩ, chuyên gia đỡ đẻ đều không quan tâm đến việc mẹ bầu có cạo lông vùng kín, bôi sáp hay tắm rửa trước đó hay không. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy việc này sẽ khiến bạn tự tin, thoải mái hơn thì vẫn nên làm.


Theo bác sĩ sản phụ khoa Kelly Kasper, hầu hết các bác sĩ, chuyên gia đỡ đẻ đều không quan tâm đến việc mẹ bầu có cạo lông vùng kín. (ảnh minh họa)

Đi nặng khi rặn đẻ 
Không ít phụ nữ chia sẻ rằng họ vô cùng xấu hổ và tự ti khi bị nôn ói hoặc thậm chí rặn ra phân khi rặn đẻ. Đây là vấn đề khá phổ biến nhưng bác sĩ cũng như những y tá không quan tâm nhiều đâu nên mẹ không cần quá lo lắng.

Tuyệt đối không được ăn khi đau đẻ?
Nếu mẹ muốn ăn vặt giữa các cơn co thì nên nhờ chồng hoặc người thân chuẩn bị sẵn và không phải quá kiêng khem ép mình không được làm việc này. Các chức năng của cơ thể chỉ hoạt động hiệu quả khi mẹ được ăn no. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị sẵn những đồ ăn nhẹ nhàng.

Sinh nở diễn ra rất nhanh?
Bạn nghĩ rằng sau khi vỡ ối thì sẽ sinh con trong khoảng 12-24 giờ tới là cùng để phòng nguy cơ nhiễm trùng, tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều ca sinh kéo dài suốt 72 giờ và em bé vẫn chào đời an toàn.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Tạp chí Y học New England, 50% phụ nữ bị vỡi ối sinh con trong vòng 5 giờ sau đó, trong khi 95% trong số những phụ nữ còn lại phải chờ đợi tới 28 giờ sau đó em bé mới chào đời.


Có rất nhiều ca sinh kéo dài suốt 72 giờ và em bé vẫn chào đời an toàn. (ảnh minh họa)

Phải nằm ngửa sinh con?
Hãy cho trong lực của cơ thể có cơ hội giúp mẹ trong việc sinh con bằng các tư thế như thẳng đứng hoặc ngồi xổm sẽ giúp rặn đẻ dễ hơn. Tuy nhiên những vị trí sinh con này không mấy phổ biến ở Việt Nam và mẹ nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như lắng nghe cơ thể mình. Hãy chọn một vị trí sinh con dễ chịu nhất để hoàn thành ca sinh.

Sinh con trong phòng quá sáng – tốt hay không?
Các ca sinh nở thường diễn ra trong những căn phòng đầy ảnh điện nhưng điều này chỉ có lợi cho các y bác sĩ chứ không mang lại lợi ích cho mẹ. Thực tế thì các thụ thể melatonin trong tử cung giúp oxytocin – hormone tạo ra cơn co khi sinh nở – sẽ được tạo ra nhiều trong phòng mờ tối hơn là sáng.

Đứng ngồi không yên vì không biết rặn đẻ
Hỏi 10 bà mẹ mang thai thì có đến 9 người nói rằng họ vô cùng lo lắng vì không biết rặn đẻ thế nào. Tuy nhiên theo nữ hộ sinh Tracy Donegan, mẹ đừng quá lo lắng về việc này bởi đến khi những cơn đau quặn lên, đầu em bé lọt dần xuống cửa mình thì tự nhiên phản xạ rặn đẻ sẽ đến để đẩy em bé ra ngoài.
Nữ hộ sinh này cũng cho biết dù mẹ có áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng thì cũng sẽ nhận ra và không cưỡng lại được phản xạ này.

Ngoài ra, mẹ cũng hãy bình tĩnh rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên rặn bừa sẽ gây tổn thương cho vùng chậu. Việc quan trọng là cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.


Mẹ không cần quá lo lắng về việc rặn đẻ. (ảnh minh họa)

Người thân vào phòng sinh cùng chưa hẳn đã tốt
Trong khi hầu hết các bà mẹ đều muốn mẹ hoặc chồng có mặt trong phòng sinh cùng mình thì sau đó không ít người cảm thấy hối hận với quyết định này.

Thực tế sinh đẻ là một trải nghiệm tế nhị và riêng tư, vì vậy nhiều mẹ có cảm giác ngại ngùng hoặc chính người chồng chứng kiến cũng bị sợ hãi vì thấy quá nhiều máu. Vì vậy nếu muốn có người thân vào cùng, bạn nên chuẩn bị tâm lý ngay từ đầu. 

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

“Tuyển tập” các mẹo dân gian giúp sinh nhanh

Nhắc đến những cơn đau đẻ, ngay những mẹ đã từng trải qua đều chưa hết “sợ”. Có mẹ đau nhanh rồi hạ sinh bé, nhưng có mẹ cổ tử cung mở “3-5 phân” rồi nhưng 2-3 ngày sau mới sinh. Đó cũng là lý do nhiều mẹ mong may mắn vượt cạn dễ dàng sẽ đến với mình. Những mẹ từng vượt qua nhẹ nhàng hơn thường truyền tai nhau mẹo dân gian giúp sinh nhanh, rút ngắn thời gian đau đẻ.

Uống nước dừa từ tháng thứ 5

Vượt cạn nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bà bầu nhưng sử dụng mẹo dân gian giúp sinh nhanh cũng là một cách giúp mẹ vững tâm hơn để một mình đối diện với những cơn đau dồn dập trong thời gian tới.

Từ tháng thứ 5 trở đi, uống nước dừa thường xuyên, ăn men cơm rượu sẽ giúp sinh nhanh. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng cách mẹo ăn mía hay uống nước mía thường. Theo lời truyền miệng cách này giúp sinh con sạch, bụ bẫm.

Bà bầu uống nước dừa
Uống nước dừa từ tháng thứ 5 giúp mẹ vượt cạn nhanh và dễ dàng trong tương lai

Chè mè đen và mát-xa với dầu dừa từ tháng thứ 8

Từ tuần thai thứ 34 trở đi, mẹ có thể nấu chè mè đen, mát-xa dầu dừa cũng giúp phát huy công dụng vượt cạn nhanh, đồng thời cũng giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

Ăn chè mè đen

Về phương diện khoa học, mè đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, a-xít folic. Đồng thời, hạt mè đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt.

Mẹ có thể nấu mè đen với bột sắn dây hoặc ăn kèm với chéo quẩy chiên cũng rât ngon. Nếu được, mẹ nên vào mỗi buổi sáng hoặc 3 lần/tuần, nhưng chú ý chỉ nên bắt đầu ăn từ tuần thai thứ 34-35. Mỗi lần ăn 1 chén.

Thoa dầu dừa lên tầng sinh môn

Mát-xa dầu dừa lên tầng sinh môn cũng là cách được nhiều mẹ tin dùng. Dầu dừa lành tính nên sẽ không gây dị ứng da, mỗi lần mát-xa nhẹ nhàng khoảng 5 phút. Cách này giúp làm tăng tính đàn hồi cho da vùng sinh môn, giúp cổ tử cung dễ dàng mở khi sinh nở. Đặc biệt massage tầng sinh môn mỗi ngày sẽ giúp sản phụ khi đẻ không bị rạch.

[inline_article id=155750]

Chuẩn bị khi gần ngày sinh

Nếu được gặp con sớm sau khi sinh, càng tới ngày gần dự sinh hoặc khi có dấu hiệu chuyển dạ, theo kinh nghiệm dân gian mẹ bầu uống nước lá tía tô hoặc nước dừa nóng sẽ giúp sinh nhanh hơn.

Uống nước lá tía tô

Mẹ bầu có thể uống nước lá tía tô nấu với lá khế khoảng 1 tuần trước ngày dự sinh, hoặc uống ngay khi có cơn đau đầu tiên. Mỗi lần uống khoảng nửa lít, uống dần cho đến khi sinh. Theo kinh nghiệm, uống khi thấy những cơn đâu chuyển da sẽ giúp cổ tử cung mềm ra và mở nhanh, chỉ cần “rặn đúng” một vài lần là mẹ gặp bé yêu.

Một số kinh nghiệm về việc uống nước tía tô khác như: Khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, sản phụ nên nhờ người nhà nấu cho một ly nước với lá tía tô. Lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi nước đun, nước tía tô càng đặc càng tốt. Sau đó uống liên tục khoảng 500ml-1 lít. Có mẹ lại lưu cách nấu nước lá tía tô thật loãng thôi rồi uống ngày 1 ly ngay từ tháng thứ 8 cũng có công dụng giúp mềm cổ tử cung và giúp cổ tử cung mở nhanh hơn khi sinh nở.

Uống nước dừa nóng

Nếu mẹ thấy xuất những cơn đau chuyển dạ nhờ người thân lấy một quả dừa tươi, chặt phía trên đầu, sau đó để nguyên quả dừa như vậy và đặt lên bếp đun cho nóng nước dừa phía trong rồi lấy ống hút uống hết chỗ nước dừa ấy ngay khi còn nóng. Sau đó mẹ bầu nên ăn thêm trứng luộc sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn.

Trước khi đi sinh có mẹ còn cầm con cá ngựa( loại dùng để ngâm rượu thuốc) vào lòng bàn tay, “nghe bảo” cách này giúp vượt cạn dễ dàng.

[inline_article id=145148]

Mẹo dân gian giúp sinh nhanh chủ yếu được các mẹ truyền tai nhau là chính. Một số phương pháp như uống nước lá tía tô còn hạn chế với một số mẹ mắc bệnh lý và các bác sĩ thường không khuyến khích. Mẹ có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia nếu cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh, có thể cần kiêng kỵ các mẹ này.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

So Sánh Ưu – Khuyết Điểm Giữa SINH THƯỜNG và SINH MỔ

SINH THƯỜNG

Sinh thường là phương pháp sinh con tự nhiên và phổ biến nhất hiện nay. Có tới 75% các bà mẹ lựa chọn phương pháp này. Đây cũng là cách sinh con truyền thống từ ngàn xưa, với nhiều ưu điểm.

1. Ưu điểm

  • Với người mẹ

– Phương pháp sinh thường giúp người mẹ có một khoảng thời gian dài để chuẩn bị cho chuyện sinh nở. Ngoài ra, mẹ cũng có cơ hội để cảm nhận từng khoảnh khắc ra đời của con. Việc sinh thường dù mang lại đau đớn nhưng lại rất thiêng liêng. Đó là quá trình mẹ và con cùng nhau vượt cạn để đón chào một cuộc sống mới.
– Ngoài ra, khi sinh thường mẹ cũng không cần phải lo ngại về những tác dụng phụ của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh khiến mẹ mất cảm giác và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
– Bên cạnh đó, ưu điểm tuyệt vời nhất của việc sinh thường là nguồn sữa sẽ về rất nhanh. Quá trình sinh con tự nhiên sẽ kích thích cơ thể mẹ tiết sữa sớm, nhờ đó em bé nhanh chóng được hưởng nguồn sữa non quý giá. Sau sinh thường, cơ thể mẹ cũng hồi phục nhanh hơn và có sức lực để chăm con. Việc ăn uống và vận động sau sinh cũng dễ dàng hơn.

  • Với bé

– Em bé được sinh bằng phương pháp thông thường, sẽ được hưởng chất endorphins  (một loại thuốc giảm đau tự nhiên) tiết ra từ người mẹ, giúp tăng khả năng thích nghi của trẻ với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Ngoài ra, quá trình sinh thường sẽ kích thích nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp tự nhiên của bé sau khi ra đời. Do đó, bé sinh thường ít có nguy cơ ngạt thở hơn so với sinh mổ.
– Một ưu điểm vượt trội nữa của việc sinh thường là em bé sẽ nhanh chóng được ăn sữa non từ mẹ. Điều này vô cùng quan trọng, bởi sữa non cung cấp lượng lớn kháng thể, giúp hình thành hệ miễn dịch cho bé. Trẻ được ăn sữa non sớm thường khỏe mạnh và thông minh hơn. Thêm nữa, hầu hết việc sinh con tự nhiên giúp giảm thiểu tối đa sự trợ giúp của các loại máy móc và thuốc gây mê nên sẽ gây rất ít tổn hại hay tác dụng phụ cho cả mẹ và bé.

2. Nhược điểm

  • Với người mẹ

Phương pháp sinh thường khiến người mẹ phải trải qua quá trình chuyển dạ kéo dài và rất đau đớn, dễ dẫn đến mất sức. Ngoài ra, với những bà bầu gặp vấn đề bất thường trong thai kỳ như nhau tiền đạo hoặc mẹ bị tử cung bé, xương chậu hẹp… hay bà bầu có thể trạng cơ thể yếu thì việc sinh thường sẽ không an toàn.

  • Với bé

Trong quá trinh sinh, nếu xảy ra sự cố thì việc xử lý sẽ rất khó, bởi thai nhi lúc này đã tụt xuống cổ tử cung, nên không thể dùng các phương pháp khác thay thế được nữa. Trong trường hợp này sẽ rất nguy hiểm với thai nhi.

SINH MỔ

Sinh mổ là phương pháp sinh con nhờ vào sự can thiệp của các bác sĩ, mổ để lấy em bé ra khỏi bụng mẹ. Đây là phương pháp sinh con hiện đại, thường áp dụng với những trường hợp sản phụ có bất thường trong thai kỳ hoặc khi chuyển dạ.

1. Ưu điểm

  • Với người mẹ

– Phương pháp đẻ mổ là cứu cánh cho mẹ bầu và thai nhi gặp bất thường như đầu thai không thuận, thai nhi bị bệnh tật có tính chất nguy hiểm như bệnh tim, bệnh thận, nhau tiền đạo… Phương pháp này không khiến mẹ bầu mất sức do không phải chịu đựng cơn đau đẻ và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình ca mổ đẻ diễn ra.
– Lợi thế dễ nhận thấy nhất của phương pháp này là việc sinh nở diễn ra rất nhanh chóng, chỉ sau khoảng 30 phút lên bàn sinh, mẹ đã có thể gặp được em bé của mình.

  • Với bé

Sinh mổ sẽ giúp em bé an toàn hơn khi chào đời vì phương pháp này dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra, đặc biệt với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm, vì mổ đẻ có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh chóng.
2. Nhược điểm

  • Với người mẹ

– Để sinh mổ, sản phụ buộc phải dùng đến thuốc gây mê. Tuy nhiên, thuốc gây mê rất có hại cho sức khỏe và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ như tụt huyết áp, ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ… Ngoài ra, việc sinh mổ sẽ khiến tử cung bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự co thắt bình thường.
– Bên cạnh đó, việc sinh mổ cũng khiến sản phụ mất máu nhiều hơn, khiến cho hàm lượng máu để co rút tử cung giảm thiểu, ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung, khiến cho sự hồi phục sức khoẻ sau khi sinh của người mẹ lâu hơn.
– Quá trình sinh mổ cũng có thể để lại nhiều di chứng cho người mẹ như tử cung bị mẩn đỏ, dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang, và không thể loại trừ nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, vết mổ không lành và đau nhức, ngứa ngáy vết mổ.
– Nhược điểm lớn nhất của phương pháp sinh mổ là ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ. Sau phẫu thuật mổ đẻ, sản phụ mất nhiều máu và lâu hồi phục hơn, các hormone kích thích tiết sữa không được giải phóng nhiều như sinh thường nên việc tiết sữa hạn chế, khiến sữa lâu về hơn.
– Một rủi ro nữa mà các mẹ cần biết trước khi quyết định đẻ mổ là trong một số trường hợp, vết thương tử cung có thể gây hiện tượng vỡ tử cung, nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người mẹ và cả đứa trẻ với những lần mang thai sau. Với sản phụ sinh mổ, muốn có thai lần nữa cần chờ ít nhất là hai năm và khoảng cách tốt nhất là 5 năm. Nếu mang thai lần tiếp theo sau khi đẻ mổ mà tiến hành phá thai, dễ phát sinh tình trạng thủng tử cung. Chị em cần đặc biệt lưu ý những nguy cơ này.

  • Với bé

– Trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ mổ sẽ thiếu đi sức ép cần thiết của đường sinh sản so với khi sinh tự nhiên, rất có thể phát sinh hội chứng trụy hô hấp, xuất huyết nội, viêm phổi. Khả năng miễn dịch với bệnh của trẻ đẻ mổ thường kém hơn so với những trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ thường nên các trẻ này sau khi trưởng thành dễ mắc bệnh hơn.
– Không chỉ vậy, trẻ đẻ mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn bé sinh thường và có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ. Khi sinh mổ sữa mẹ về chậm hơn, nên trẻ sinh mổ lâu được hưởng nguồn sữa non từ mẹ, vì thế hệ miễn dịch sẽ kém hơn so với trẻ sinh thường.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Rỉ ối bao lâu thì sinh?

Rỉ ối bao lâu thì sinh là vấn đề quan trọng nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết. Bạn thì sao? Nếu cũng đang băn khoăn, cùng MarryBaby tìm hiểu ngay nhé!

Rỉ ối bao lâu thì sinh?
Rỉ ối bao lâu thì sinh là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu

Nước ối cung cấp dinh dưỡng nuôi thai. Đồng thời cũng là “tường thành” bảo vệ thai nhi khỏi những tác động bên ngoài. Với những trường hợp bình thường, màng ối sẽ tự động vỡ khi chuyển dạ.

Chắn hẳn bạn sẽ không quá lạ lẫm với hình ảnh một bà bầu chuyển dạ ngay sau khi vỡ ối. Tuy nhiên, hình ảnh này chỉ xuất hiện trên phim. Thực tế, sau khi vỡ ối, bạn có thể phải chờ 12-24 giờ các cơn co thắt tử cung mới xuất hiện. Đây mới chính là dấu hiệu báo động đỏ.

Chỉ 10-15% phụ nữ sinh con ngay sau khi vỡ ối. Với những trường hợp này, các cơn co thắt tử cung sẽ xuất hiện từ rất sớm, nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với cơn co thắt sinh lý Braxton-Hicks.

Dấu hiệu vỡ ối, rỉ ối

Có 2 trường hợp: Bạn có thể cảm giác như bịch nước bị vỡ òa hoặc từng giọt dịch lỏng chảy ra. Cảm giác khá giống việc bị són tiểu nên nhiều mẹ bầu dễ bị nhầm lẫn. Khác với nước tiểu, nước ối không màu và cũng không có mùi đặc trưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng quỳ tím để kiểm tra độ pH. Giấy quỳ chuyển màu có nghĩa bạn đang bị rỉ ối.

[inline_article id=102239]

Rỉ ối khi mang thai – Khi nào cần lo?

Rỉ ối ở tuần 38 hoặc 39 của thai kỳ là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Tuy nhiên, nếu rỉ ối xảy ra trước tuần 37, bạn có nguy cơ đối mặt với việc sinh non và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Với thai nhi, rỉ ối có thể ảnh huởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé, gây suy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Thậm chí một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu. Với mẹ bầu, rỉ ối tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm tử cung, nhiễm khuẩn máu…

Trường hợp rỉ ối ở những tuần cuối thai kỳ nhưng nước ối có màu bất thường như nâu, xanh lá, mẹ bầu cũng nên nhập viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu thai nhi đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Lưu ý: Tuyệt đối không dùng băng vệ sinh hay tampon để tránh nhiễm trùng.

[inline_article id=57756]

Xử sao khi bị vỡ ối

Khi phát hiện tình trạng vỡ ối hoặc rỉ ối, bình tĩnh là điều đầu tiên mẹ bầu cần nhớ. Sau đó, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và theo dõi. Những trường hợp rỉ ối sớm trước 37 tuần, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng ối và thuốc chống co bóp tử cung để ổn định.

Trường hợp vỡ ối sau 37 tuần hoặc gần đến ngày dự sinh, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp giục sinh để kích thích việc “vượt cạn” diễn ra nhanh hơn.

Rỉ ối bao lâu thì sinh là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, điều mẹ cần quan tâm trên hết là màu sắc, đặc điểm, lượng nước ối bị rỉ và thời gian bị rỉ ối. Tốt nhất, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.

Những dấu hiệu chuyển dạ sớm mẹ bầu cần biết

Để chuẩn bị sẵn tinh thần chào đón con yêu, bên cạnh vỡ ối, rỉ ối, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu những dấu hiệu chuyển dạ sớm sau đây.

  • Bụng bầu tụt xuống: Vài tuần trước khi chào đời, thai nhi sẽ dịch chuyển về phía cuối khung xương chậu làm mẹ bầu gặp khó khăn hơn khi đi lại.
  • Nút nhầy tử cung bị bong ra theo mảng hoặc tiết ra theo dịch âm đạo. Thỉnh thoảng sẽ kèm theo máu.
  • Cơn đau lưng ngày một tăng: Đây là dấu hiệu cho thấy các cơ bắp và xương được kéo dãn chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
  • Tần suất đi tiểu tăng: Thai nhi di chuyển về phía xương chậu sẽ gây chèn ép bàng quang nên mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều lần hơn, trung bình 1 giờ/lần vào 2 tuần cuối trước sinh.
  • Các cơn co thắt xuất hiện đều đặn: Khác với những cơn co thắt sinh lý, cơn co chuyển dạ xuất hiện với cường độ mạnh và tần suất đều đặn, đồng thời không có dấu hiệu giảm khi thay đổi tư thế.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Vỡ ối sớm, mẹ bầu phải làm gì?

Thai nhi và nước ối được bao bọc trong một màng ối. Thông thường, lớp màng ối này chỉ vỡ khi mẹ bầu đến lúc chuyển dạ, khi thai nhi từ 37 tuần trở đi. Tình trạng vỡ ối sớm xảy ra khiến nước ối rò rỉ ra khỏi tử cung sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Trong một số trường hợp, vỡ nước ối sớm cũng có thể khởi phát dấu hiệu huyển dạ sớm và làm mẹ sinh non. Ở Việt Nam, các bác sĩ dùng 2 khái niệm khác nhau để phân biệt giai đoạn vỡ ối: Vỡ ối sớm dùng cho trường hợp đã chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở, vỡ ối non dùng cho trường hợp vỡ ối mà chưa có chuyển dạ.

Nguy hiểm cận kề khi bầu bị vỡ ối sớm

Tùy theo giai đoạn mang thai, tình trạng vỡ nước ối trước khi thai nhi được xem là đủ tháng (37 tuần) có thể gây ra mức độ ảnh hưởng khác nhau. Trong đó, 2 nguy cơ lớn nhất là nhiễm trùng và sinh non.

Nhiễm trùng do vỡ ối sớm

Nước ối và màng ối có tác dụng bảo vệ thai nhi tránh khỏi sự xâm nhập của vi trùng. Khi màng ối vỡ và nước ối rò rỉ ra bên ngoài sẽ khiến lớp bảo vệ đó suy yếu, thai nhi dễ bị tổn thương do vi sinh vật từ bên ngoài có điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào nước ối. Không chỉ thai nhi bị nhiễm trùng, có thể gây suy hô hấp khi ra đời.

Nhiễm trùng ối trong trường hợp ngôi thai chưa được ổn định sẽ có thể dẫn tới sa dây rốn, thậm chí trường hợp biến chứng dẫn rụng rốn khiến thai nhi không còn lấy được dinh dưỡng và oxy.

Người mẹ bị vỡ ối sớm cũng sẽ gặp phải những vấn đề như viêm phúc mạc (màng bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu), nhiễm trùng máu…

Sinh non ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Trong các trường hợp vỡ ối sớm kèm theo nhiễm trùng hoặc biến chứng, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mổ lấy thai. Việc bé sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ thường đem đến nhiều nguy cơ lâu dài cho sức khỏe như bệnh hô hấp, bệnh về thị giác, nhiễm trùng. Các bé ra đời trước tuần thứ 24 thường không có nhiều cơ hội sống sót. Nếu vỡ ối sớm dẫn đến chuyển dạ sớm thì các bé sinh non cũng sẽ đối mặt với những nguy cơ tương tự.

Vỡ ối sớm trong thai kỳ
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, những mẹ bị vỡ ối non, vỡ ối sớm thường sinh trong vòng 7 ngày sau khi phát hiện tình trạng này

Những dấu hiệu đặc trưng

Khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, mẹ nên ghĩ đến tình trạng vỡ ối sớm và vào bệnh viện để kiểm tra chắc chắn.

  • Hiện tượng rỉ nước từ âm đạo: Nước ối có thể chỉ rỉ ra một ít, nhưng cũng có trường hợp chảy ồ ạt. Thông thường, khi bị rỉ nước ối, nước sẽ chảy ra chậm hơn so với trường hợp bị són tiểu. Nước ối không có màu và mùi, đồng thời độ p.H cũng khác xa nước tiểu và có thể được phát hiện bằng giấy quỳ.
  • Rỉ nước kèm xuất huyết: Trong trường hợp nước ối chảy ra nhiều, đồng thời kèm theo chảy máu, mẹ nên đến bệnh viện hoặc phòng khám ngay lập tức để được hỗ trợ.
  • Nước ối chảy ra có màu hoặc mùi bất thường: Trong trường hợp nước ối chảy ra có màu lạ như vàng, xanh, mẹ nên chuẩn bị tinh thần để tiếp nhận những chuyển biến xấu, vì đó là dấu hiệu của những vấn đề như nước ối bị nhiễm trùng hoặc lẫn phân su.

3 bước “phản ứng nhanh” khi bị vỡ ối sớm

Ngay khi nghi ngờ mình bị vỡ ối non, mẹ nên thực hiện những điều sau:

Bước 1: Đến bệnh viện để kiểm tra

Để chắc chắn mình có đang bị vỡ ối hay không, mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra cổ tử cung. Bác sĩ sẽ giúp mẹ chẩn đoán các vấn đề:

  • Nước rỉ ra có phải là nước ối không
  • Nước ối có bị nhiễm trùng không
  • Mẹ có dấu hiệu chuyển dạ hay không

Ngoài ra, mẹ cũng sẽ được siêu âm để xác định xem còn bao nhiêu ối trong buồng ối.

Mẹ sẽ được yêu cầu dùng một miếng thấm và theo dõi ở bệnh viện trong vài giờ. Nếu tình trạng không nghiêm trọng, mẹ sẽ được về nhà.

[inline_article id=102239]

Bước 2: Tiếp tục theo dõi tại nhà

Khi ở nhà, mẹ nên chú ý đến 2 vấn đề:

  • Đo nhiệt độ cơ thể mỗi 4-8 giờ: Nếu sốt trên 37 độ C, hoặc sốt cao trên 38,5 độ C, có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng và mẹ cần quay trở lại bệnh viện ngay.
  • Theo dõi sự thay đổi màu sắc của nước ối: Mẹ có thể sử dụng miếng băng vệ sinh hàng ngày để theo dõi sự khác thường của nước ối. Khi xảy ra bất cứ sự thay đổi nào về màu sắc và mùi nước ối, mẹ nên đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.

Bước 3: Chuẩn bị cho ca sinh sớm

Nếu những lợi ích khi sinh trước ngày dự sinh lớn hơn những nguy cơ do vỡ ối sớm đem lại, mẹ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn. Để chuẩn bị sinh mổ, mẹ cần tìm hiểu kỹ về các biện pháp giảm đau, cách chăm sóc bản thân sau sinh mổ, cách chăm sóc trẻ sinh non để không bị bối rối khi đi vào bước ngoặt này.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đối diện 6 nỗi sợ khi chuẩn bị sinh con và kỹ năng cho bạn

Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh để vượt qua các nỗi sợ

Việc chuẩn bị tâm lý trước khi sinh con là điều vô cùng cần thiết. Nhiều mẹ chỉ nghĩ chuẩn bị sinh con là chuẩn bị một túi đồ đi sinh, một bộ hồ sơ giấy tờ đầy đủ để nhập viện, nhưng có mấy ai dành thời gian để đối diện với những nỗi sợ hãi, hoang mang khi gần đến ngày sinh và xử lý chúng “gọn gàng” trước khi bước vào bệnh viện. Cùng “điểm danh” 6 nỗi sợ phổ biến nhất khi chuẩn bị sinh con và sự thực mẹ cần biết để vượt qua chúng nhé.

1. Tôi sẽ không chịu đau nổi

Có tới 20% sản phụ cho biết đây là nỗi sợ hàng đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đây cũng chính là lý do nhiều phụ nữ quyết định sẽ chọn một cách giảm đau nào đó trong quá trình chuẩn bị sinh con khi đang ở giai đoạn gần đến ngày sinh. Họ muốn dùng thuốc giảm đau trong quá trình sinh nở hoặc chọn phương pháp giảm đau đến mức thấp nhất là gây tê ngoài màng cứng.

Sự thực là: Đa số các bà mẹ đều có thể vượt qua cơn đau chuyển dạ và vượt cạn thành công. Họ chấp nhận khả năng chịu đau đớn, khó chịu và tìm hiểu các phương pháp giúp kiểm soát cơn đau khi sinh. Có rất nhiều cách giúp mẹ vượt qua cảm giác đau đớn mà không cần can thiệp bằng thuốc. Với sự chuẩn bị và hỗ trợ đúng cách, những phụ nữ này thấy rằng sinh con tự nhiên giúp họ mạnh mẽ hơn. Họ hoàn toàn hài lòng về quyết định của mình.

Chuẩn bị sinh con
Ổn định tâm lý là bước không thể thiếu khi chuẩn bị sinh con

2. Tôi sẽ phải rạch tầng sinh môn hoặc âm hộ sẽ bị rách

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật thường gặp khi sản phụ chọn phương pháp sinh thường. Bác sĩ sẽ tạo một vết cắt ở khu vực giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu), được thực hiện ngay trước khi sinh để mở rộng cửa âm đạo. Một số phụ nữ bị rách tầng sinh môn một cách tự nhiên trong lúc sinh con ngay cả khi đã được rạch. Các vết rách này có thể không đáng kể hoặc khá nghiêm trọng, đòi hỏi phải được khâu lại bằng nhiều mũi.

Sự thực là: Thủ thuật này từng được xem là bắt buộc khi sinh thường, nhưng nay các chuyên gia đều đồng ý rằng việc này không nên được thực hiện một cách máy móc. Mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ trong quá trình chuẩn bị sinh con khi nào bạn buộc phải rạch tầng sinh môn, ở mức độ ra sao, và làm thế nào giúp bạn hạn chế tối đa trường hợp phải rạch hoặc bị rách. Có một số nghiên cứu y học cho thấy việc bắt đầu xoa bóp đáy chậu trong khoảng năm tuần trước ngày sinh sẽ giúp ích trong trường hợp này.

3. Tôi sẽ bị chột bụng trong quá trình đau đẻ

Khá nhiều phụ nữ cho biết họ sợ sẽ… rặn ra phân trong khi sinh. Thực tế, có nhiều mẹ gặp tình huống này và một vài người cảm thấy thực sự xấu hổ. Tuy nhiên, chuyện này là hoàn toàn bình thường khi sản phụ rặn đẻ, vì thế các bác sĩ và y tá sẽ thông cảm cho bạn. Y tá hoặc hộ lý sẽ lau sạch thậm chí trước cả khi bạn biết chuyện gì đã xảy ra. Ngay trong những ngày chuẩn bị sinh con, bạn nên tự trấn an mình, đây chỉ là một chuyện cực nhỏ trong quá trình vượt cạn.

4. Tôi sẽ bị can thiệp y tế quá mức cần thiết

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là nói chuyện thẳng thắn với bác sĩ. Nếu tin tưởng và tôn trọng bác sĩ đỡ đẻ của mình, bạn có thể yên tâm rằng họ sẽ làm điều tốt nhất cho bạn và em bé trong ngày sinh nở. Nếu bác sĩ nhận thức được mong muốn của bạn, họ có thể nỗ lực hết sức để làm theo mong muốn đó, chẳng hạn như khi bạn không muốn gây tê ngoài màng cứng hay thực hiện da tiếp da sau sinh, cần trao đổi với bác sĩ và bệnh viện càng sớm càng tốt để có sự chuẩn bị tốt nhất.

5. Tôi sẽ phải sinh mổ

Với tỷ lệ 1/5 số phụ nữ sinh con so phải mổ bắt con, nỗi sợ này là điều dễ hiểu. Nếu bạn luôn mong muốn sinh thường, việc phải sinh mổ có thể khiến bạn thất vọng. Khá nhiều phụ nữ cảm thấy rằng sinh mổ không thực sự cần thiết. Một số bà mẹ nói rằng họ cảm thấy như bị lừa, đặc biệt là khi đã học các lớp tiền sản về việc lâm bồn và chờ đợi cảm giác sinh con một cách hoàn toàn tự nhiên.Nếu bạn có cảm giác này, có thể phải mất một thời gian để dung hòa giữa thực tế với những gì bạn kỳ vọng trong quá trình mang thai. Đây cũng là một trong những điểm quan trọng mà bạn cần chuẩn bị tâm lý trước khi sinh con. Sinh mổ ngoài dự tính có thể là một thử thách cực lớn về mặt tâm lý nếu bạn không chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng.

6. Tôi sẽ không đến bệnh viện kịp lúc

Trường hợp sinh con khẩn cấp tại nhà là cực kỳ hiếm, đặc biệt là khi sinh con so. Cơn đau chuyển dạ thường xuất hiện nhiều giờ trước khi bé được sinh ra. Thậm chí, ngay cả khi bạn đã vỡ ối thì cũng rất lâu sau đó bé mới chào đời. Nếu sự thật này vẫn không giúp bạn giảm lo lắng, hãy thử tìm hiểu các kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho việc sinh con tại nhà.

Chuẩn bị sinh con: Chuyện trò với bạn đời

1. Con – cầu nối hay mối bất hòa?

Việc thiếu thông hiểu, chuyện trò cùng nhau giữa hai vợ chồng dễ dẫn đến những hiểu lầm. Và mâu thuẫn từ việc nhỏ, lâu ngày chồng chất sẽ trở thành “lỗ nhỏ làm đắm con thuyền hạnh phúc”. Chị Lan Phương, một công chức tại TP.HCM buồn buồn chia sẻ: “Con mình đã ba tuổi rồi, nhưng nhớ lại lúc đầu có cháu mình không khỏi chạnh lòng. Mình ngỏ ý muốn có con nhưng anh cứ bảo chưa phải lúc. Ba năm cưới nhau rồi mà anh cứ thoái thác không muốn làm cha. Đến một ngày tụi mình làm chuyện ấy và mình quên không uống thuốc ngừa thai đều đặn thế là có cháu. Nhưng anh cứ giận mình là ép anh vào tình thế đã rồi, rằng mình lừa anh ấy. Mãi đến lúc sinh được bé gái kháu khỉnh và giống hệt cha thì anh mới chịu học làm cha từ những bước vỡ lòng nhất. Thời gian trong thai kỳ, mình đã rất buồn”.

Theo một nghiên cứu của viện Sức khỏe Tâm thần Mỹ (the National Institute of Mental Health), 2/3 các cặp đôi kém hạnh phúc trong hôn nhân hơn sau khi sinh con đầu lòng. Mặc dù các bậc cha mẹ trẻ có thể đổ lỗi cho sự mệt mỏi vì những đêm mất ngủ chăm con hay phải liên tục đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh nhưng nguyên nhân thực sự của những phiền muộn này chính là việc mối quan hệ của hai vợ chồng không đủ vững bền để đương đầu với stress quá mức. Nói như thế không có nghĩa là bạn phải chịu đựng, hi sinh những 18 năm để đứa trẻ sinh ra và trưởng thành. Chỉ với việc chuyện trò và thông hiểu nhau, 9 tháng mai thai con có thể là cơ hội tuyệt vời để cả hai vợ chồng cùng xây dựng tương lai và bắt đầu hành trình cao cả hơn trong cuộc đời: Làm cha mẹ.

Có nhiều cách để các vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con. Và quan trọng nhất vẫn là việc cả hai thấu hiểu nhau. Tất nhiên bạn sẽ phải hi sinh một số sở thích cá nhân để tập trung thời gian vào việc việc chăm sóc con nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không làm được gì khác hay đánh mất chính mình.

2. Nói lên suy nghĩ của mình

Chìa khóa cho một mối quan hệ khỏe mạnh chính là sự giao tiếp tốt cùng nhau. Thực ra, việc chuyện trò về con cái hai bạn phải thực hiện trước khi quyết định về chung sống dưới một mái nhà. Nhưng nếu việc ấy đã diễn ra, sẽ chưa muộn khi có những cuộc nói chuyện thẳng thắn về con cái trước khi quyết định thật sự có em bé. Hãy nói lên tất cả những mong ước, hi vọng, nỗi sợ hãi, niềm vui sướng, nỗi khát khao được làm mẹ… đang diễn ra trong lòng bạn. Nếu lắng nghe, chồng bạn sẽ hiểu thêm về người bạn đời của mình cũng như chia sẻ những suy nghĩ của chính anh ấy. Còn nếu anh ấy không muốn lắng nghe đó là vì bạn chưa chọn được thời điểm thích hợp để chuyện trò. Đừng nhắc đi nhắc lại mãi điệp khúc “Em muốn có con” mà hãy thực hiện những cuộc nói chuyện nghiêm túc ở những không gian phù hợp.

3. Đối diện với sự thật

Chuẩn bị sinh con: Chuyện trò với bạn đời
Hãy chuẩn bị tâm lý để bạn thoải mái hơn khi sinh em bé

Không nên tô vẽ màu sắc đẹp đẽ về niềm hạnh phúc của viễn cảnh được làm cha mẹ, bạn phải cho anh ấy thấy rằng trách nhiệm mới sẽ khó khăn đến dường nào. Điều này rất cần thiết vì thực tế có rất nhiều cha mẹ trẻ bị sốc khi lần đầu tiên nhìn thấy bé con chào đời. Họ không hình dung được hình ảnh đầu tiên về thiên thần nhỏ của mình là một em bé nhỏ xíu, đỏ hỏn, mắt thiêm thiếp, tóc lưa thưa, da nhăn nheo và những ngày sau, em bé ấy trở thành chiếc máy khóc liên tu bất tận đến bực cả người. Sao bạn và ông xã không tìm hiểu đầy đủ thông tin về quá trình hình thành thai nhi, sự phát triển từng tuần tuổi của thai kỳ, các giai đoạn biến đổi của trẻ sơ sinh và cùng nhau đi xem hình ảnh thực tế em bé ngoài đời tại bệnh viện hay thăm con của bạn bè.

4. Phân chia nhiệm vụ

Trước khi làm cha mẹ, hai bạn cũng cần phân chia rõ vai trò, nhiệm vụ chính của ba và mẹ trong suốt thời gian sinh và nuôi dạy bé. Nếu như thời gian đầu mẹ dành 100% thời gian để chăm con thì bố cũng phải dành ít nhất 70% sau giờ làm về với hai mẹ con. Nếu người mẹ đi làm trở lại thì cả hai người phải sắp xếp lịch nghỉ trưa, lịch sau khi tan sở, cuối tuần,… phù hợp để thay phiên nhau chăm con. Điều này nên được hoạch định trước khi có em bé để đạt sự đồng thuận, tránh phát sinh mâu thuẫn về sau và gánh nặng chăm sóc con chỉ dồn lên đôi vai phụ nữ mang thai và sau sinh. Mọi người thường nghĩ rằng, sự yêu thương nhau tự nhiên sẽ hình thành và gắn bó bền chặt giữa những người có huyết thống nhưng sự thật, đây chỉ là một trong nhiều yếu tố. Bạn cần phải nuôi dưỡng, xây dựng tình cảm giữa các thành viên thì gia đình mới có thể bền chặt.

5. Đi du lịch Babymoon

Nếu hai bạn có kỳ trăng mật Honeymoon ngọt ngào sau lễ cưới thì tại sao không thực hiện một chuyến tương tự như thế để chào đón thành viên thứ ba. Hãy đến một nơi cả hai cùng yêu thích, có phong cảnh đẹp hữu tình và chỉ có hai người với nhau. Trong suốt kỳ Babymoon, hãy làm mới chuyện gối chăn và cả tình yêu của mình. Đề tài của những câu chuyện tại bữa tối lãng mạn chỉ nên xoay quanh đứa con như: những kỳ vọng của hai bạn về con, những điều hai bạn sẽ làm khi trở thành cha mẹ, đưa ra những lựa chọn tên gọi cho con hay kể về những câu chuyện thuở thơ ấu của hai người…

6. Giữ khoảng trời riêng

Trước khi có con, bạn có một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc với những khát vọng, đam mê. Có con không có nghĩa là mục đích sống của bạn sẽ phải thay đổi. Hãy tiếp tục làm những gì mình yêu thích. Nếu bạn tìm thấy những điều ngoài đời sống gia đình khiến cho bạn hạnh phúc thì mối quan hệ giữa bạn và bạn đời, giữa bạn cà con cái cũng sẽ được thừa hưởng niềm vui, sự thành công ấy. Bạn là một người vui vẻ, cân bằng, luôn yêu đời và suy nghĩ tích cực. Bạn nghĩ chồng bạn sẽ cảm thấy thế nào khi có một người vợ như thế. Con bạn sẽ tự hào biết bao khi có một người mẹ như bạn!

Khi chuẩn bị sinh con, hai bạn cũng đừng quên học cách chia sẻ những mối lo toan của mình với những người thân. Đừng chịu đựng mọi thứ một mình nếu xung quanh bạn có gia đình lớn và những người thân luôn sẵn sàng hỗ trợ. Sự giúp đỡ và truyền đạt kinh nghiệm từ cha mẹ hai bên có thể là nguồn động lực có sẵn tuyệt vời giúp cho bạn vượt qua những khó khăn của phụ nữ mang thai và buổi đầu làm cha mẹ.

Chọn bệnh viện để sinh như thế nào?

1. Có đủ thông tin trước khi quyết định

Trước hết, bạn cần có đủ thông tin mà mình cần để chọn lựa nơi sinh. Ngay cả khi bạn đã quyết định, một lựa chọn tốt hơn vẫn có thể khiến bạn thay đổi. Bạn có thể cùng bác sĩ thân quen của mình tìm ra một lựa chọn tốt nhất gần nơi bạn sống. Các diễn đàn mẹ và bé cũng là nơi bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin từ các bà mẹ đã có kinh nghiệm.

Khi chuẩn bị sinh con, bạn đừng bao giờ ngần ngại đặt câu hỏi với những người có kinh nghiệm khi bạn có điều gì đó chưa hiểu. Nếu chưa đủ thông tin mà bạn cần, đừng vội vã đưa ra bất kỳ quyết định nào. Bên cạnh các bệnh viện phụ sản đầu ngành, bạn còn có thể chọn bệnh viện tỉnh, bệnh viện quận, huyện, hay thậm chí các trạm xá nếu bạn cảm thấy tin tưởng.

Chuẩn bị sinh con - Chọn nơi sinh
Đa số các mẹ bầu quyết định chọn nơi được bác sĩ mình theo khám trong suốt quá trình mang thai giới thiệu

2. Sinh ở bệnh viện

Tùy theo lựa chọn của bạn, sẽ có những nữ hộ sinh hoặc bác sỹ trực tiếp xử lý ca sinh. Nữ hộ sinh và bác sĩ sẽ cho bạn biết những lựa chọn khác nhau như sinh thường, gây tê ngoài màng cứng hay sinh mổ…

Khi chọn sinh ở những bệnh viện chuyên về phụ sản như Từ Dũ, bệnh viện phụ sản Trung Ương, bạn có nhiều thuận lợi như bác sĩ có tay nghề cao, được xử lý ngay khi có các biến chứng, có thể chọn lựa nhiều phương pháp sinh khác nhau, có các bác sĩ am hiểu về nhi khoa để chăm sóc cho bé con vừa mới sinh của bạn.

Nếu ở quanh khu vực bạn sống có nhiều bệnh viện, có thể chọn lựa kỹ lưỡng để có được một nơi sinh thích hợp nhất với mình. Một số điều mà bạn cần lưu ý:

  • Bạn có thể tham quan khu vực sinh được không?
  • Khi nào bạn có thể đặt phòng sinh?
  • Bạn cần mang theo giấy tờ gì?
  • Số tiền tạm ứng là bao nhiêu?
  • Bạn được trang bị những gì sau khi sinh: nệm, chăn, băng vệ sinh cho mẹ mới sinh, bộ đồ cho bé…
  • Bạn sẽ ở lại bao lâu?
  • Bạn có thể đưa người thân vào phòng sinh không?
  • Bạn có thể sinh con ở tư thế nào: nằm, ngồi…
  • Bệnh viện có sẵn thuốc giảm đau không?
  • Nếu bé sinh non hay bị ốm, bác sĩ của bệnh viện có thể chăm sóc không?
  • Bé sẽ được ở cạnh mẹ hay ở một phòng riêng?
  • Bạn có thể nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức trong ngày đầu tiên?
  • Bệnh viện có quy định nào về việc thăm nuôi?

3. Sinh ở trạm xá 
Trạm xá tạo cho bạn cảm giác gần gũi hơn khi sinh ở bệnh viện. Ít người lựa chọn trạm xá nên bạn sẽ được chăm sóc một cách chu đáo hơn. Nơi sinh ở gần nhà sẽ giúp người thân dễ đến thăm và chăm sóc cho bạn. Nếu bạn đang ở điều kiện sức khỏe tốt trong suốt quá trình thụ thai và mang thai, đây sẽ là một lựa chọn tốt. Trạm xá cũng là lựa chọn lý tưởng khi bạn quen biết các bác sĩvà hộ sinh ở đây. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý:

  • Bạn sẽ được chuyển đến bệnh viện nếu có bất kỳ biến chứng nào xảy ra trong quá trình sinh.
  • Bạn không thể chọn biện pháp giảm đau khi sinh

Nếu đã chọn sinh ở trạm xá, khi chuẩn bị sinh con, bạn đừng quên tham khảo các thông tin sau:

  • Mất bao lâu để bạn di chuyển từ trạm xá đến một bệnh viện tuyến trên nếu ca sinh xảy ra trục trặc?
  • Bạn sẽ được đưa đến bệnh viện nào?
  • Sẽ luôn có nữ hộ sinh ở bên cạnh bạn chứ?
  • Trang thiết bị bao gồm những gì?
  • Bạn ở lại đó bao lâu sau khi sinh?

Nếu mới sinh con đầu lòng hoặc cảm thấy không yên tâm về sức khỏe của mình, bạn nên nghiêng về lựa chọn sinh ở bệnh viện hơn.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Mẹ bầu sắp sinh cần chú ý điều gì?

Mẹ bầu sắp sinh cần tránh
Mẹ bầu sắp sinh nên lưu ý những điều sau đây, nhất là khi ngày dự sinh càng cận kề

1. Tránh nằm nhiều

Cơ thể nặng nề cùng những tác dụng phụ cuối thai kỳ làm phần lớn mẹ bầu sắp sinh cảm thấy lười, chỉ muốn nằm dài nghỉ ngơi. Ngược với suy nghĩ của các mẹ, chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, đặc biệt là trong giai đoạn gần cuối thai kỳ. Điều này sẽ giúp hành trình vượt cạn dễ dàng hơn. Đi bộ là lựa chọn hoàn hảo nhất cho mẹ trong giai đoạn này.

2. Mẹ bớt lo, sinh con mới dễ

Không ít thì nhiều, hẳn mẹ bầu sắp sinh đều có cảm giác lo lắng, sợ hãi chuyện sinh con và những cơn đau đẻ. Thực tế, sợ hãi này chẳng giúp bạn vượt qua quá trình sinh con dễ dàng hơn. Ngược lại, sợ hãi còn làm cho quá trình này thêm “hãi hùng”, bởi khi mẹ bầu sợ hãi, quá trình co thắt tử cung sẽ bị ức chế, dẫn đến quá trình chuyển dạ kéo dài hơn, thậm chí có thể gây khó sinh.

[inline_article id=72592]

3. Hạn chế chán nản, mệt mỏi

Giống lo lắng, chán nản mệt mỏi cũng không phải cảm giác tốt cho mẹ bầu và thai nhi lúc này. Thậm chí, tâm trạng không vui của mẹ còn có thể ảnh hưởng đến quá trình bé cưng chào đời nữa đấy. Tốt nhất, mẹ bầu sắp sinh nên cố gắng giữ một tâm trạng thoải mái, vui tươi trước “giờ G” để hành trình vượt cạn được an toàn, khỏe mạnh.

4. Tránh tự kích thích núm vú

Để chuẩn bị cho quá trình chào đời của bé, gần những tháng cuối thai kỳ, “núi đôi” của bạn sẽ căng phồng, sẵn sàng để tiết sữa cho bé bú. Bạn có thể massage nhẹ nhàng bầu ngực để dễ chịu hơn. Tuy nhiên, tránh không nên kích thích núm vú, bởi hành động này có thể giải phóng hormone oxytocin, loại hormone chịu trách nhiệm làm co bóp tử cung.

5. Vệ sinh “cô bé” không đúng cách

Bình thường, việc thụt rửa âm đạo sâu đã không được các chuyên gia khuyến khích. Với tình trạng hiện tại, “cô bé” đang trong tình trạng sung huyết, việc thụt rửa càng nên tránh. Mẹ bầu chỉ nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, hoặc dung dịch vệ sinh. Vệ sinh từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên phía trước và tấn công “cô bé”.

6. “Yêu” đúng cách trong tam cá nguyệt thứ 3

Những tháng cuối cùng của thai kỳ, nhất là giai đoạn cận kề ngày dự sinh, mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn hẳn. Tử cung thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn co thắt kéo dài sau khi quan hệ. Tuy quan hệ tình dục không thể làm cổ tử cung mở ra để chuyển dạ, nhưng bà bầu cũng nên nhắc nhở anh xã, không nên “tấn công” quá sâu, tránh làm đau mẹ bầu.

7. Cẩn thận chuyện ăn uống

Trong giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi đã thành hình và ổn định nên nhiều mẹ có xu hướng dễ dãi hơn với chuyện ăn uống của mình. Tuy nhiên, có dễ bao nhiêu, bầu cũng không nên ăn thực phẩm sống, hoặc chưa chín kỹ đâu nhé! Thực phẩm tươi sống rất dễ bị nhiễm khuẩn, chứa ký sinh trùng  toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

[inline_article id=4203]

8. Tránh đi du lịch xa

Từ tuần thai 37, bé cưng có thể sẽ chào đời bất cứ lúc nào. Vì vậy, để tránh tình huống không mong đợi, chẳng hạn như bé cưng chào đời ngay trên xe, mẹ bầu nên hạn chế đi du lịch đến những nơi xa. Hơn nữa, việc di chuyển, đi lại vào lúc này xung có thể làm mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

9. “Nằm lòng” những dấu hiệu sắp sinh

Chỉ có khoảng 5% trẻ sơ sinh chào đời đúng ngày dự sinh. Chính vì vậy, việc nhận biết được các dấu hiệu sắp sinh sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn. Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau, ngày mẹ và bé chính thức “chào hỏi” nhau sẽ không còn xa nữa.

– Bụng bầu tụt xuống: Dấu hiệu này thường xuất hiện trước ngày sinh một vài tuần.

– Cổ tử cung mở: Tùy theo sức khỏe từng mẹ, độ mở của cổ tử cung cũng sẽ khác nhau.

– Chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Lúc này, các cơ khớp vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho sự chào đời của bé “vô tình” làm tình trạng chuột rút và đau lưng nghiêm trọng hơn.

– Tăng dịch tiết âm đạo: Trước ngày sinh 1 tuần, mẹ bầu sẽ thấy dịch âm đạo có màu đỏ hồng. Nếu dịch tuân thành dòng, bầu nên đến bệnh viện ngay.

– Các cơn co thắt xuất hiện ngày càng nhiều, với một tần suất nhất định. Ngay khi các cơn co thắt xuất hiện liên tục cứ mỗi 5 phút/lần, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay.