Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Xử trí nhanh khi bị vỡ ối

xử trí khi bị vỡ ối
Không có gì phải quá lo lắng khi bị vỡ ối, mẹ bầu nhé!

Một lượng lớn dịch lỏng ra vào đáy quần trong của bạn chính là dấu hiệu của vỡ ối trong tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10-15% phụ nữ mang thai bị vỡ ối trước khi sinh nở. Để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cũng như tinh thần cho việc chuyển dạ, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Trước vỡ ối, những cơn co bắt đầu xuất hiện và tần suất trở nên thường xuyên hơn. Đây chính là cảnh báo dễ nhận ra nhất, và dễ bị nhầm với cơn co gò chuyển dạ.

[inline_article id = 57448]

Khi vỡ ối, bạn cảm giác như mình vừa bị són tiểu, kéo theo là từng giọt dịch lỏng nhỏ chậm. Bạn có thể bị nhầm lẫn là mình vừa lỡ tiểu ra quần, nhưng nên kiểm tra kỹ trường hợp này vào tháng cuối của thai kỳ. Vì nước ối không có mùi, và nếu bạn không thể phân biệt, nên gọi cho bác sĩ để được tư vấn và xác định xem liệu đó có phải là do nước ối bị rò rỉ hay không.

Bạn nên để ý đều màu sắc cũng như mùi của dịch lỏng ngay từ những giọt đầu tiên. Nếu nó có màu nâu hoặc xanh lá, nên lập tức đến bệnh viện để được theo dõi, vì rất có thể em bé của bạn đã gặp vấn đề về tiêu hóa khi lỡ tiêu thụ lượng nước ối đang dần trở nên “ô nhiễm” trong tử cung. Trong những trường hợp như vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng tampon, băng vệ sinh, quan hệ tình dục để tránh bị nhiễm trùng. Bạn cũng nên tránh đi tắm vì tránh việc trượt ngã khi hoảng loạn phát hiện ra nước ối rò rỉ ra nhiều hơn.

Sau khi nước ối vỡ, bà bầu sẽ bắt đầu bị co thắt trong khoảng 12-24 giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng để “vượt cạn”. Nếu nước ối bị rò rỉ trước 37 tuần, bạn nên xác định rằng bé con trong bụng sẽ đối mặt với nguy cơ sinh non.

Trong khi sinh nở, bác sĩ cũng có thể thực hiện thủ thuật chọc màng nước ối để kích thích việc “vượt cạn” diễn ra nhanh hơn. Một chiếc móc nhựa mỏng sẽ được dò vào trong tử cung và “đục” một lỗ nhỏ để nước ối chảy ra.

Không có gì phải lo lắng hay hoảng loạn khi phát hiện vỡ ối vào thời điểm gần ngày dự sinh. Đó là một trong những bước mẹ bầu nhất định phải trải qua trong từng bước sinh nở. Đừng quên chuẩn bị bỉm dành cho người lớn hay băng vệ sinh ngay đầu giường hoặc khăn mềm để thấm nước ối bị rò rỉ bất thình lình. Mẹ bầu nhớ nhé, đây là một phần tự nhiên của việc sinh nở và nó báo hiệu điều tuyệt vời rằng: Bé con đang chuẩn bị chào đời. Bình tĩnh, tự tin và chiến thắng!

Mẹ bầu có biết?

Túi ối bắt đầu hình thành khoảng 12 ngày sau thụ thai. Nó không chỉ bảo vệ thai nhi,, dây rốn, mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho bé. Khi bé thở và tiêu hóa các chất lỏng, túi ối còn giúp bé phát triển phổi và hệ tiêu hóa.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Vỡ ối: Bạn có cần đến bệnh viện ngay lập tức?

Phần lớn các thai phụ sẽ khá hoảng loạn khi bị vỡ ối và tương tự như các cảnh trong phim, điều xuất hiện đầu tiên trong tâm trí họ lúc này là: phải nhập viện ngay! Thật ra, không phải lúc nào bạn cũng cần nhập viện một cách vội vã đâu.

Sự thật về vỡ ối

Chỉ có khoảng 1 trong 12 người trong số họ sẽ vượt cạn ngay sau khi vỡ ối, đây là biểu hiện phổ biến cho một ca sinh bắt đầu cùng với các cơn co thắt tử cung liên tục. Đôi khi nước ối sẽ chỉ vỡ khi người mẹ cố gắng đẩy thai nhi ra ngoài. Cũng có trường hợp, nước ối sẽ không tự vỡ mà phải cần có sự can thiệp của bác sỹ, nữ hộ sinh để bấm vỡ ối.

Trong bài viết này, MarryBaby chỉ xin đề cập đến trường hợp bạn bất ngờ bị vỡ ối ở nhà thôi nhé!

Khi bạn vỡ ối, có hai khả năng sẽ xảy ra. Hoặc bạn sẽ cảm giác như một bịch nước bị vỡ òa ra hoặc một dòng nước nhỏ chảy từ từ, liên tục và điều này sẽ khiến bạn dễ nhầm tưởng là mình vừa “tè dầm” một chút. Trong trường hợp này, bạn nên dành thêm một chút thời gian để quan sát và bạn sẽ biết đây là nước ối hay nước tiểu.

>>> Xem thêm: Những thắc mắc của mẹ trong quá trình sinh con

Nếu bạn bị vỡ ối ở một nơi nào đó mà không phải là bệnh viện, hãy cố gắng đừng quá hoảng loạn. Bạn nên gọi cho bác sỹ hay nữ hộ sinh của mình để thông báo cho họ biết tình trạng hiện nay của bạn và chuẩn bị tâm lý để trả lời 3 câu hỏi sau:

Bạn bị vỡ ối lúc mấy giờ?

Họ sẽ cần thông tin này để xác định xem liệu khi nào bạn cần nhập viện. Một khi bạn bị vỡ ối thì nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ tăng cao. Do đó, sau một vài giờ nhất định, họ sẽ phải đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nếu bạn chưa xuất hiện những cơn co thắt liên tục, các bác sĩ sẽ đề nghị can thiệp thúc sinh.

>>> Xem thêm: Chuẩn bị tâm lý cho quá trình sinh con

Nước ối trông như thế nào?

Bình thường, nước ối trông giống như nước trong, sạch sẽ và không màu. Nếu nó có màu xanh lá cây hay nâu, có nghĩa là bé đã thải ra phân su trong tử cung của bạn rồi đấy! Đây là dấu hiệu cho một chặng đường dài phía trước.

Lúc này, có lẽ các bác sĩ sẽ yêu cần bạn nhập viện ngay lập tức để đánh giá tình hình một cách chính xác nhằm đảm bảo an toàn cho cục cưng của bạn.

vỡ ối
Nếu nước ối có màu, bạn nên nhập viện ngay để được theo dõi

Nó có mùi như thế nào?

Nước ối thường không mùi. Nhưng nếu bạn ngửi thấy mùi không tốt, có lẽ bạn đang bị nhiễm trùng rồi đấy. Bạn nên lập tức đến bệnh viện để có sự can thiệp kịp thời. Nếu bạn kiểm tra dương tính với các liên cầu khuẩn nhóm B, việc dùng kháng sinh cần được kiểm soát tốt vì nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi.

Một số lời khuyên dành cho bạn

Nếu các cơn co thắt chưa diễn ra liên tục và bác sỹ hay nữ hộ sinh của bạn chưa yêu cầu bạn nhập viện, bạn có thể thư giãn, nghỉ ngơi ở nhà và đợi cho đến khi các cơn co thắt kéo dài hơn, mạnh hơn và dồn dập hơn.

Nhớ mang theo một gói băng vệ sinh dùng ban đêm hay mua miếng lót không thấm nước, 2 loại này đều được dùng tại bệnh viện. Nếu bạn đã mua mà không cần dùng đến chúng, bạn có thể dùng chúng làm miếng lót cho bé cũng rất tuyệt đấy!

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Vượt qua những nỗi sợ thường gặp khi sắp sinh

Sợ đau đẻ

Các chị em mang thai con đầu lòng hãy thú thật xem nào, có phải lời đồn đãi của các bà, các mẹ về chuyện sinh nở đã sớm trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng với bạn? Đây chính là một trong những lý do để các lớp học tiền sản ra đời, nơi có thể giúp xoa dịu lo lắng của bạn và giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng “vượt cạn”. Và nếu bạn chưa bắt đầu bài tập Kegel thì hãy bắt đầu ngay từ bây giờ đi nhé. Nó sẽ giúp bạn rặn dễ hơn khi lên bàn sinh đấy!

sắp sinh
Ai cũng muốn có con nhưng không ai muốn nghĩ tới chuyện đau đẻ cả

Sợ bị rạch tầng sinh môn

Đây chắc hẳn là một trong những lo ngại hàng đầu của các sản phụ, đặc biệt là những ai sinh con đầu lòng. Điều này cũng rất dễ hiểu vì chuyện sinh thường phải rạch tầng sinh môn là khá phổ biến ở nước ta.

Có các loại rạch tầng sinh môn phổ biến, bao gồm cấp độ 1, 2, 3 và 4.

Ở cấp độ 1, bác sĩ chỉ rạch một đường rất nhỏ trên bề mặt. Sau khi sinh xong, bác sĩ chỉ cần khâu vài mũi là xong.

Ở cấp độ 2, bác sĩ sẽ rạch sâu hơn một chút, phạm đến các cơ dưới da.

Trong khi đó, cấp độ 3, 4 chỉ xảy ra ở khoảng 4% ca sinh thôi nên bạn đừng lo.

Tuy nhiên, vẫn có một số cách mà bạn có thể thực hiện tại nhà để tăng khả năng co giãn của các cơ hỗ trợ quá trình sinh đẻ, từ đó giảm nguy cơ phải rạch tầng sinh môn. Chẳng hạn như các bài tập yoga giúp dễ sinhbài tập Kegel sẽ làm cho các cơ vùng đáy chậu trở nên săn chắc hơn hoặc liệu trình xoa bóp đáy chậu có thể tăng lưu lượng máu và độ đàn hồi của cơ bắp.

Sợ sẽ “bậy” ra trong lúc sinh

Trước tiên, cần trấn an bạn rằng đây không phải chuyện hiếm khi xảy ra và các bác sĩ lẫn y tá hộ sinh đều đã từng chứng kiến chuyện này nhiều lần trước đây nên bạn không cần quá hoảng hốt nếu có lỡ không kiểm soát được chuyện đại tiện của mình trên bàn sinh.

Điều đáng lo ngại hơn là chuyện đi vệ sinh trong lúc rặn đẻ có thể gây nhiễm trùng cho sản phụ. Do đó, bạn nên chủ động thụt phân tại nhà ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ và trước khi nhập viện để tránh tình huống oái oăm này. Trong những tuần cuối của thai kỳ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để mua loại ống thụt an toàn cho thai phụ nhé.

Gây tê ngoài màng cứng

Khi phải gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngồi thẳng lưng, mặt úp vào tường. Sau đó họ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn vào sống lưng. Khi nhìn kim tiêm, có thể bạn sẽ rất sợ. Tuy nhiên, cái đau đó không là gì so với cơn đau đẻ bạn ạ. Thêm nữa trước khi gây tê, bác sĩ sẽ khử trùng chỗ tiêm, có thể giúp bạn bớt đau một chút.

Không thể chịu đựng các cơn đau

Tay bị cắt chút xíu cũng đau thấu trời phải không mẹ? Nhưng chưa có ai chết vì đau đẻ cả phải không? Tất cả phụ nữ đều có ngưỡng chịu đau đáng ngưỡng mộ, bởi đơn giản chúng ta là phụ nữ và cơ thể chúng ta được tạo ra để trải qua điều đó. Khi tiến trình sinh nở bắt đầu, hormone endorphin ở phụ nữ sẽ tăng cao, giúp cơ thể đối phó được với cơn đau.

Tuy nhiên, trong trường hợp ngưỡng chịu đau kém, bạn có thể yêu cầu bác sĩ tiêm thuốc tê vào nước biển đang truyền cho bạn hoặc gây tê ngoài màng cứng.

Để có thể chịu đau dễ dàng, bạn nên tập hít sâu, thở chậm – cách hít thở trong yoga. Các bài tập yoga cho mẹ bầu và cách hít thở này sẽ giúp bạn sinh nở dễ dàng và không còn sợ đau.


MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

5 lời khuyên để sinh mổ an toàn hơn

Tỷ lệ sinh mổ ngày càng tăng cao có thể là do biện pháp này cho phép bạn chọn ngày, giờ, phương pháp gây tê và có thể cùng em bé về nhà vào cuối ngày. Nếu bạn sinh mổ lần 1 hoặc mổ đẻ lần 2 do tự nguyện hay vì nguyên nhân bệnh lý, các lời khuyên dưới đây có thể giúp ca sinh mổ của bạn diễn ra một cách suôn sẻ hơn.

Nếu bạn chủ động muốn sinh mổ, nên tắm sạch sẽ trước khi vào phòng sinhsinh mổ

Để giảm lượng vi trùng trên vùng da bị mổ, bạn nên tắm rửa trước bằng xà phòng diệt khuẩn. Bằng cách này, nguy cơ nhiễm trùng sau khi mổ của bạn sẽ thấp hơn. Nhiễm trùng sau khi mổ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng hậu sản phổ biến nhất.

Giữ ấm

Bị lạnh trước hoặc trong khi phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi đang chờ phẫu thuật hoặc trong khi phẫu thuật, bạn nên xin một cái chăn ấm để đắp vì các phòng mổ thường rất lạnh.

Dùng tông đơ thay vì dao cạo

Một trong những bước cần phải làm để chuẩn bị sinh mổ là cạo lông trên vùng da sắp phẫu thuật. Trước đây người ta dùng dao cạo nhưng thực tế hiện nay cho thấy sử dụng tông đơ có thể loại bỏ lông hiệu quả và giảm tỉ lệ nhiễm trùng so với sử dụng dao cạo.Sinh mổ

Đi bộ sớm sau khi phẫu thuật

Để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, chị em nên cố đi bộ càng sớm càng tốt sau khi mổ. Đi bộ sẽ giúp bạn hồi phục vết mổ nhanh hơn và ít đau hơn. Điều này sẽ rất hữu ích nếu bạn phải một mình chăm sóc con ở nhà.

Chăm sóc vết thương đúng cách

Sinh mổ Theo sát các hướng dẫn chăm sóc vết thương và chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng ngay khi chúng mới xuất hiện. Một phút chủ quan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả bạn và bé.

[inline_article id=72654]

Dù bạn chọn sinh mổ lần 1 hay sinh mổ lần 2, thì cũng nên ghi nhớ những lưu ý MarryBaby đã chia sẻ trong bài viết này để bảo vệ sức khỏe sau sinh nhé

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Quá trình chuyển dạ: “cuộc chiến” của mẹ

Toàn bộ quá trình sinh nở được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn đầu. Biểu hiện của giai đoạn này là bạn bắt đầu có những cơn co thắt, cổ tử cung nở từ từ cho đến khi cổ tử cung hoàn toàn giãn ra. Giai đoạn này được chia thành 2 thời kỳ, thời kỳ chuyển dạ sớm và thời kỳ chuyển dạ tích cực.

Khó xác định được chính xác khi nào sự chuyển dạ sớm bắt đầu. Bởi vì những cơn co thắt khi chuyển dạ sớm thường khó phân biệt được với những cơn gò Braxton Hicks mà bạn vẫn cảm thấy trong ba tháng cuối thai kỳ.

Trong thời kỳ chuyển dạ sớm, trừ khi có biến chứng hoặc do bác sĩ yêu cầu, nếu không bạn có thể nằm nghỉ ở nhà. Tuy nhiên bạn cũng cần có bác sĩ kiểm tra để bảo đảm.

Thời kỳ chuyển dạ sớm kết thúc khi cổ tử cung của bạn giãn khoảng 4cm và sự chuyển dạ bắt đầu tăng tốc. Lúc này, bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực với những cơn co thắt thường xuyên hơn, lâu hơn và mạnh mẽ hơn.

Khi cổ tử cung đã giãn được 8-10cm nghĩa là bạn đã ở cuối thời kỳ chuyển dạ tích cực. Đây được gọi là kỳ chuyển tiếp vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn chuyển dạ thứ 2. Lúc này bạn sẽ nhận thấy những cơn co thắt khá mạnh, đến liên tục sau mỗi vài ba phút và kéo dài một phút hoặc hơn.

Giai đoạn 2. Một khi cổ tử cung đã hoàn toàn giãn nở, giai đoạn chuyển dạ thứ 2 bắt đầu và cũng là thử thách cuối cùng trước khi bé được sinh ra. Đây là giai đoạn “rặn đẻ”, có thể kéo dài nhiều tiếng (thường sẽ nhanh hơn nếu trước đây bạn đã từng sinh thường).

Đầu của bé sẽ tiếp tục được đẩy dần ra theo mỗi đợt rặn cho tới khi đầu bé chuẩn bị lọt ra ngoài – đó là khi bác sĩ đỡ đẻ có thể nhìn thấy phần rộng nhất của đầu em bé. Sau khi đầu của bé thoát ra, bác sĩ sẽ hút miệng và mũi bé và tìm dây rốn quanh cổ bé. Đầu bé sẽ quay sang một bên trong khi vai bé xoay bên trong xương chậu của mẹ để tìm vị trí chui ra.

Những đợt rặn tiếp theo sẽ đẩy vai bé ra, sau đó là cả thân người bé. Bạn có thể cảm thấy rất nhiều cảm xúc: sảng khoái, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên, nhẹ nhõm vì mọi chuyện đã xong. Trong khi nhiều sản phụ cảm thấy kiệt sức, một số sản phụ khác lại cảm thấy bùng nổ năng lượng và không hề buồn ngủ.

Giai đoạn 3. Giai đoạn cuối cùng của cả quá trình chuyển dạ được tính từ lúc bé được sinh ra cho đến khi nhau thai được cắt. Các cơn co thắt ở sản phụ trong giai đoạn này thường tương đối nhẹ.

Quá trình chuyển dạ: “cuộc chiến” của mẹ
Người đỡ đẻ phải theo dõi sát và xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm cho mẹ và con
Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Những dấu hiệu chuyển dạ cho thấy mẹ sắp… lâm bồn

Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần nắm rõ

Dưới đây là những điều có thể xảy ra trong vài tuần đến vài ngày trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu:

Bé tụt xuống thấp. Nếu đây là lần đầu mang thai, bạn có thể cảm thấy sự sa bụng một vài tuần trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu do bé đang tụt xuống thấp hơn vào xương chậu của bạn. Bạn có thể cảm thấy áp lực nặng nề ở vùng xương chậu trong khi lồng ngực nhẹ nhàng hơn và bạn thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên, đối với những người sinh con lần thứ hai, thứ ba, cảm giác này khá mơ hồ và mẹ bầu chỉ thực sự cảm thấy chúng khi “giờ G” đã điểm.

Bạn nhận thấy có sự gia tăng các cơn co thắt. Đây là dấu hiệu “báo động” rõ ràng và chính xác nhất. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau quặn, thắt như tử cung đang siết chặt (cảm giác quặn như khi có kinh nguyệt) chuẩn bị “tống” bé ra khỏi người mẹ. Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới, tới phần bụng dưới và cuối cùng là tới hai chân của bạn. Những cơn co thắt thường xuyên và mạnh mẽ hơn có thể là dấu hiệu tiền chuyển dạ. Lúc này, cổ tử cung của bạn đang được chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ thật.

Bong nút nhầy tử cung. Nút nhầy cổ tử cung là một khối nhỏ chất nhầy đặc chặn đường dẫn từ cổ tử cung đến tử cung của bạn. Nút chặn này có thể thoát ra một lúc thành một mảng, hoặc tiết ra theo dạng dịch âm đạo trong nhiều ngày. Nút nhầy này có thể có lẫn máu (màu hồng, nâu hay đỏ).

dấu hiệu chuyển dạ
Trong giai đoạn này, một số phụ nữ có cảm giác quặn như khi có kinh nguyệt

Vỡ nước ối. Hầu hết phụ nữ bắt đầu có những cơn co thắt thường xuyên trong một khoảng thời gian trước khi nước ối vỡ, nhưng trong một số trường hợp, nước ối vỡ mà không có dấu hiệu co thắt báo trước. Một khi nước ối vỡ, quá trình chuyển dạ thường mau chóng theo sau. (Nếu các cơn co thắt không tự bắt đầu, bạn sẽ được thực hiện các phương pháp giục sinh).

Thông thường, quá trình sinh con sẽ diễn ra ngay khi nước ối vỡ. Mặc dù vậy, không giống như trong phim ảnh, khi mẹ bầu vỡ ối, không phải bé nào cũng lập tức chào đời một cách dễ dàng. Thậm chí, một số bé còn chờ tới vài tiếng đồng hồ mới chịu “chui” ra khỏi bụng mẹ. Dù nước ối tuôn ra mạnh hay chỉ nhỏ giọt, bạn cũng hãy đến bệnh viện ngay.

Làm sao để biết đó là chuyển dạ thật hay giả?

Đôi khi rất khó phân biệt được chuyển dạ giả với giai đoạn đầu của chuyển dạ thật. Dưới đây là một số điều có thể giúp bạn phân biệt:

Những cơn co thắt chuyển dạ giả diễn ra bất ngờ, không thường xuyên, khác nhau về độ dài và cường độ. Mặc dù co thắt chuyển dạ thật lúc ban đầu cũng có thể đột ngột, nhưng sau đó chúng sẽ trở nên đều đặn hơn, sau đó mạnh hơn và kéo dài lâu hơn chỉ khoảng thời gian ngắn.

Với chuyển dạ giả, cơn đau do co thắt thường tập trung ở vùng bụng dưới. Với chuyển dạ thật, bạn sẽ cảm thấy cơn đau ở vùng lưng dưới và bao quanh bụng.

Những cơn co thắt chuyển dạ giả có thể tự giảm dần. Chúng cũng có thể biến mất khi bạn bắt đầu hoặc ngừng một hoạt động hay thay đổi tư thế. Trong khi đó, những cơn co thắt chuyển dạ thật vẫn tồn tại và diễn ra bất kể bạn làm gì.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

[Video] Bé ra khỏi bụng mẹ bằng cách sinh mổ