Bung nút nhầy màu nâu tử cung là một trong những dấu hiệu báo sinh mẹ cần chú ý. Dịch nhầy cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập bảo vệ thai nhi suốt 9 tháng trong bụng mẹ. Vấn đề ra dịch nhầy bao lâu thì sinh, bong nút nhầy bao lâu thì đẻ là một điều mà các mẹ bầu, đặc biệt là mẹ mới lần đầu mang thai vô cùng quan tâm.
Bung nút nhầy màu nâu cổ tử cung là gì?
Chất nhầy ở cổ tử cung là một trong những yếu tố đặc trưng của thai kỳ. Tuy được gọi là nút nhầy nhưng không có chiếc “nút” nào mà nơi đây tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút bảo vệ ngăn cách bào thai với môi trường bên ngoài. Trong suốt thai kỳ, chất nhầy này đóng vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ màng ối và thai nhi trong tử cung không bị vi khuẩn ở âm đạo tấn công.
[inline_article id=161111]
Chất nhầy cổ tử cung có màu đục như tinh dịch hoặc dịch nhầy ở mũi khi bạn bị cảm. Khi mẹ bầu có dấu hiệu sinh, dịch nhầy có thể lẫn chút máu đỏ tươi hoặc hơi có màu nâu, đặc và dính. Dịch nhầy có thể chảy ra nhiều cùng lúc, liên tục hoặc lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới dứt mà không có màu hay mùi gì.
Trước khi tử cung bắt đầu co thắt, nút nhầy sẽ bung ra và nhẹ nhàng thoát ra qua đường âm đạo của người mẹ, gây nên hiện tượng bung nút nhầy màu nâu trong những ngày sắp sinh.
Bung nút nhầy màu nâu, màu đỏ tươi hoặc trắng đục ở tử cung, dấu hiệu sắp sinh nở.
Bong nút nhầy bao lâu thì đẻ?
Bong nút nhầy cổ tử cung bao lâu thì đẻ? Chắc chắn không phải là ngay trong ngày, hoặc thậm chí không phải là ngay trong tuần. Không phải chỉ khi chuyển dạ chất nhầy mới xuất hiện, chúng xuất hiện rải rác khi có sự giãn mở tử cung của mẹ. Điều này có thể xảy ra trước vài ngày hay thậm chí vài tuần trước ngày sinh.
>>> Có thể bạn tham khảo: “Đọc vị” ngay các dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần
Bung nút nhầy có màu gì? Khi thấy xuất hiện các dịch nhầy vào những ngày cuối thai kỳ, mẹ cũng không cần ngay lập tức nhập viện mà cần theo dõi thêm một số dấu hiệu báo sinh khác như:
- Dịch nhầy đổi màu: Dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối). Đa phần là bung nút nhầy màu nâu.
- Dịch nhầy đi kèm cảm giác đau bụng: Những cơn gò tử cung đi kèm cảm giác đau bụng thường xuất hiện trước khi sinh khoảng 12-24 giờ. Nếu ra dịch nhầy kèm theo dấu hiệu này, mẹ nên mang cả túi đồ đi sinh vào viện và đi cùng người thân để tiết kiệm thời gian.
- Vỡ ối: Cho dù mẹ bầu chưa cảm nhận được cơn gò hay đau bụng nhưng có thể thai nhi sẽ chào đời bất cứ lúc nào.
Bung nút nhầy bao lâu thì đẻ?
Tuy nhiên, nếu ra dịch nhầy kèm theo những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần phải đến bệnh viện ngay vì có thể một số biến chứng đã xảy ra.
- Mẹ bầu bị hoa mắt, đau đầu hay đột nhiên cơ thể mẹ bị sưng phù: Đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ, mẹ nên nhanh chóng nhập viện.
- Khi mẹ bầu bị vỡ ối và thấy có màu xanh hay nâu nhạt: Mẹ nhớ nhanh chóng vào viện vì đây có thể là “phân su” của bé. Đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm nếu hít hoặc nuốt phân su vào bụng. Trường hợp này, bác sĩ sẽ can thiệp để cuộc sinh nhanh nhất và em bé ra ngoài an toàn.
>>> Có thể bạn tham khảo: Đau xương mu bao lâu thì sinh: Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần lưu ý!
Ra dịch nhầy có nguy hiểm cho thai nhi không?
Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng nút nhầy có tác dụng như một cổng bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn âm đạo nên khi dịch nhầy thoát ra thai nhi sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Thực tế cho dù nút nhầy có bong hoặc vỡ ối, em bé của bạn vẫn được bảo vệ an toàn.
Những trường hợp xuất hiện dịch nhầy trong thai kỳ
Bung nút nhầy màu nâu có thể xuất hiện trong rất nhiều trường hợp. Sau khi khám phụ khoa hoặc sau khi giao hợp, dịch nhầy cũng có thể chảy ra. Đây là những hiện tượng bình thường mà bạn không cần lo ngại, nhưng nếu có máu xuất hiện đi kèm thì bạn nên đi khám để chắc chắn rằng thai nhi vẫn an toàn.
Thường dịch nhầy lẫn máu ít xuất hiện, trừ khi mẹ bị vỡ ối để chuẩn bị sinh, lúc này chất nhầy hòa vào nước ối và không còn trong suốt như lúc bình thường nữa.
Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể thấy máu lẫn trong dịch nhầy thoát ra ngoài. Nguyên nhân là lúc này tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra để chuẩn bị cho bé chào đời. Sự kéo giãn này khiến cho các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị rách và chảy máu vào dịch nhầy.
Khi mẹ sinh, chất nhầy thoát ra ngoài lúc tử cung mở khi chuyển dạ và cả khi rặn đẻ. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy cổ tử cung đang mở rộng và mỏng dần đi nhanh chóng để chuẩn bị cho bé chào đời.
>>> Có thể bạn tham khảo: Chuẩn bị đồ đi sinh đầy đủ và tiết kiệm “hết nấc” cho mẹ và bé
Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ hiểu rõ bong nút nhầy bao lâu thì đẻ, bung nút nhầy màu nâu nghĩa là gì để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở nhé.
[inline_article id=102239]