Việc nhận biết được dấu hiệu vỡ ối sẽ giúp mẹ bầu có thể xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nước ối là gì? Vai trò của nước ối đối với thai nhi
Nước ối là một chất lỏng trong suốt, hơi vàng bao bọc thai nhi và được chứa trong túi ối. Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, nước ối chủ yếu là nước có trong cơ thể của mẹ. Khoảng sau 20 tuần mang thai, phần lớn chất lỏng này sẽ là nước tiểu của thai nhi. Nước ối cũng bao gồm chất dinh dưỡng, hormone (chất hóa học do cơ thể tạo ra), và kháng thể (tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng).
Nước ối đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ bởi:
- Bảo vệ thai nhi khỏi các tác động bên ngoài: Nước ối giúp bảo vệ thai nhi khỏi các tác động vật lý, chẳng hạn như va đập, sang chấn. Nước ối cũng giúp bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
- Ngăn chặn áp lực lên dây rốn, bảo vệ dây rốn: Nước ối chảy xung quanh dây rốn và thai nhi, tạo nên một lớp bảo vệ chống lại áp lực và va chạm, giữ cho dây rốn được bảo vệ.
- Chứa đựng các chất dinh dưỡng quan trọng cho thai nhi: Bao gồm protein, điện giải, immunoglobulins, và các loại vitamin hỗ trợ trong quá trình phát triển của thai nhi.
- Tạo điều kiện cho thai nhi di chuyển: Nước ối cũng cho phép thai nhi trong quá trình phát triển có thể di chuyển xung quanh tử cung, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển và tăng trưởng đúng đắn của hệ cơ xương, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.
- Giữ nhiệt độ ổn định: Nước ối hỗ trợ duy trì nhiệt độ ổn định xung quanh thai nhi, giữ cho môi trường trong tử cung luôn ấm áp và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Nước ối được sản xuất với tốc độ khoảng 1 lít mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Lượng nước ối đạt đỉnh vào khoảng tuần 36-38 của thai kỳ, sau đó giảm dần cho đến khi sinh.
>> Xem thêm: Bảng chỉ số nước ối theo tuần: Mẹ bầu phải theo dõi để thai nhi luôn khỏe mạnh!
Thế nào là vỡ ối?
Vỡ ối là tình trạng màng ối bị vỡ và nước ối chảy ra âm đạo. Đây là một dấu hiệu của chuyển dạ. Nếu vỡ ối xảy ra trước 37 tuần tuổi thai, được gọi là vỡ ối non. Vỡ ối non có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.
[key-takeaways title=””]
Nếu bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu vỡ ối, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Vỡ ối bao lâu thì sinh? Hầu hết phụ nữ sẽ bắt đầu quá trình chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối.
[/key-takeaways]
Dấu hiệu vỡ ối
Dấu hiệu vỡ ối thường là nước ối chảy ra khỏi âm đạo. Nước ối có thể chảy ồ ạt một cách đột ngột hoặc rò rỉ từ từ. Nếu bạn thắc mắc vỡ ối có màu gì thì câu trả lời là có màu trong suốt hoặc hơi đục, không mùi hoặc mùi tanh nhẹ. Không giống như đi tiểu, khi vỡ ối bạn sẽ không thể nhịn được.
Ngoài ra, vỡ ối cũng có một số dấu hiệu khác, bao gồm:
- Cơn co tử cung: Co tử cung là một dấu hiệu bình thường của thai kỳ, nhưng nếu cơn co tử cung xuất hiện thường xuyên hơn và có xu hướng mạnh dần, có thể là dấu hiệu của vỡ ối.
- Dịch âm đạo có màu sắc, mùi bất thường: Nếu nước ối chỉ ra rò rỉ, có thể khó cho bạn để xác định được đâu là dịch tiết âm đạo, đâu là rò rỉ nước ối. Dịch âm đạo bình thường có màu trắng trong hoặc hơi đục, không mùi. Nếu dịch âm đạo có màu sắc bất thường (màu vàng, xanh, nâu, đỏ), ra nhiều hoặc có mùi hôi, có thể là dấu hiệu vỡ ối.
- Ra máu âm đạo: Ra máu âm đạo là một dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, có thể là dấu hiệu của vỡ ối hoặc các vấn đề khác.
- Sốt hoặc ớn lạnh: Sốt hoặc ớn lạnh có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, một biến chứng thường gặp của vỡ ối sớm.
[key-takeaways title=””]
Nếu bạn vẫn không chắc chắn liệu mình có dấu hiệu vỡ ối hay không, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và yên tâm hơn.
[/key-takeaways]
Hiểu thêm về vỡ ối sớm
Khi tìm hiểu dấu hiệu vỡ ối, bạn không nên bỏ qua dấu hiệu vỡ ối sớm bởi lẽ đây là biến chứng sản khoa nguy hiểm, cần phải được can thiệp kịp thời.
Vỡ ối sớm là tình trạng màng ối bị vỡ và nước ối chảy ra âm đạo trước khi chuyển dạ bắt đầu. Vỡ ối non xảy ra ở phụ nữ mang thai dưới 37 tuần tuổi.
1. Nguyên nhân của vỡ ối sớm
Nguyên nhân của vỡ ối sớm vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Tuy nhiên, vỡ ối sớm gần cuối thai kỳ (đủ tháng) có thể do màng ối bị suy yếu tự nhiên hoặc do lực co bóp. Trước khi đến thời điểm đủ tháng chuyển dạ, tình trạng này thường do nhiễm trùng trong tử cung. Các yếu tố khác có thể là nguy cơ gây vỡ ối sớm gồm:
- Chảy máu âm đạo
- Chiều dài cổ tử cung ngắn
- Hút thuốc lá khi mang thai
- Đã có tiền sử sinh non trước đó
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, như chlamydia và lậu
- Chấn thương vùng bụng như tai nạn giao thông hoặc ngã, có thể làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm.
- Điều kiện kinh tế xã hội thấp (phụ nữ có điều kiện kinh tế xã hội thấp hơn ít có khả năng để chăm sóc trước sinh đúng cách)
- Nguyên nhân không xác định khác
2. Biến chứng của vỡ ối sớm
Thông thường, ở các trường hợp thai đủ tháng, chuyển dạ sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi ối vỡ. Tuy nhiên, vì nguy cơ có thể nhiễm trùng cho thai nhi nếu ối vỡ quá lâu nên bác sĩ có thể cần cân nhắc nhiều yếu tố liên quan để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
3. Cách phòng ngừa vỡ ối sớm
Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa vỡ ối sớm, nhưng bạn có thể thực hiện một số cách sau để giảm nguy cơ, bao gồm:
- Khám thai thường xuyên: Khám thai thường xuyên theo lịch sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn có thể dẫn đến vỡ ối.
- Tránh các hoạt động nguy hiểm: Tránh các hoạt động có thể gây chấn thương vùng bụng, chẳng hạn như tai nạn giao thông hoặc ngã.
- Có thói quen lành mạnh trong suốt thai kỳ: Để ý chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái…
- Tránh các thói quen xấu: Hút thuốc, hay sinh hoạt tình dục với nhiều người hoặc với chồng đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng làm tăng nguy cơ.
Vỡ ối có cần nhập viện ngay không?
Dấu hiệu vỡ ối có nguy hiểm không? Có cần nhập viện ngay không? Câu trả lời là có. Vỡ ối cần nhập viện ngay, bất kể bạn đang mang thai bao nhiêu tuần và cần được xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Khi nhập viện, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết để đánh giá tình trạng của mẹ bầu và thai nhi. Nếu thai nhi khỏe mạnh và chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu có thể được điều trị theo dõi. Mẹ bầu cũng cần báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như:
- Cơn co tử cung mạnh mẽ và thường xuyên
- Ra máu âm đạo
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Bụng đau hoặc căng cứng
[key-takeaways title=””]
Vỡ ối có cần nhập viện ngay không? Đây là một tình huống khẩn cấp, do đó mẹ bầu cần bình tĩnh và đến bệnh viện ngay để được chăm sóc kịp thời.
[/key-takeaways]
Cách xử lý và điều trị khi bị vỡ ối
1. Cách xử lý khi có dấu hiệu vỡ ối
Khi nghi ngờ bị vỡ ối, bạn cần làm theo các bước sau:
- Thay quần lót và băng vệ sinh.
- Gọi cho bác sĩ hoặc đi khám ngay lập tức.
2. Cách điều trị khi bị vỡ ối
Với bất kỳ trường hợp ối vỡ nào, cũng cần cân nhắc 2 yếu tố để đưa ra quyết định: có hay không có nhiễm trùng ối và tuổi thai hiện tại là bao nhiêu?
Đối với trường hợp vỡ ối sau 37 tuần: Khoảng 90% thai phụ sẽ bắt đầu quá trình chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24 giờ nếu ở giữa 37 và 40 tuần. Bác sĩ có thể kích thích chuyển dạ bằng các loại thuốc hoặc để quá trình chuyển dạ diễn ra tự nhiên.
Đối với trường hợp vỡ ối non (tức trước 37 tuần): Phương pháp điều trị phụ thuộc vào tuổi thai, sức khỏe của thai nhi và mức độ nghiêm trọng của tình trạng ở mẹ bầu.
[key-takeaways title=””]
Nói chung, có hai phương án chính điều trị chính: sanh non hoặc điều trị theo dõi. Điều trị theo dõi là một phương pháp trì hoãn quá trình chuyển dạ. Điều này bao gồm các biện pháp phòng tránh như nằm nghỉ ngơi, sử dụng thuốc và theo dõi thường xuyên để phát hiện nhiễm trùng hoặc thai nhi có dấu hiệu nguy cơ.
[/key-takeaways]
Đối với trường hợp vỡ ối sớm từ 34 đến 37 tuần: Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa nguy cơ sinh non và nguy cơ nhiễm trùng cùng với các vấn đề khác liên quan nếu tiếp tục thai kỳ. Nếu bác sĩ chỉ định bạn sinh non, họ có thể sắp xếp chăm sóc đặc biệt cho trẻ sau khi sinh non.
Đối với trường hợp vỡ ối sớm trước 34 tuần: Nguy cơ từ sự sinh non sớm là cao khi thai nhi chưa đầy 34 tuần. Bác sĩ sẽ giữ bạn ở viện nằm nghỉ, theo dõi và cố gắng giúp bạn kéo dài thai kỳ.
Các điều trị quan trọng trong giai đoạn này:
- Corticosteroid để hỗ trợ phát triển phổi của thai nhi.
- Kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng và kéo dài thai kỳ.
- Thuốc chống cơn co thắt tử cung (tocolytics) để ngừng quá trình chuyển dạ.
- Magiê sulfat để bảo vệ não của thai nhi.
Bác sĩ sẽ theo dõi bạn chặt chẽ để phát hiện dấu hiệu của nhiễm trùng. Họ cũng sẽ theo dõi nhịp tim và sự chuyển động của thai nhi để đảm bảo trẻ được an toàn. Lý tưởng nhất, những phương pháp điều trị này giúp thai kỳ tiến triển ít nhất đến tuần thứ 34.
Quan trọng rằng nếu bạn đã mắc nhiễm trùng tại thời điểm vỡ ối hoặc phát triển nhiễm trùng sau đó, việc sinh non là cần thiết.
>> Xem thêm: Các phương pháp khởi phát chuyển dạ và những điều cần biết
Mẹ bầu cần theo dõi các dấu hiệu vỡ ối để có thể xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu có nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu vỡ ối nào, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.