Categories
3 tháng đầu Mang thai

Ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu có phải dấu hiệu nguy hiểm không?

Nếu bạn ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu nhiều hơn bình thường thì có nguy hiểm không? Để giải đáp cho vấn đề bà bầu ra dịch màu trắng trong nhiều; trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu lý do tại sao mẹ bầu ra dịch màu trắng khi mang thai 3 tháng đầu nhé.

Nguyên nhân mẹ bầu ra nhiều khí hư khi mang thai 3 tháng đầu

Hầu như tất cả phụ nữ đều tiết nhiều khí hư hơn trong thai kỳ. Điều này là khá bình thường vì thế bạn đừng quá lo lắng nhé. Khi mang thai, cổ tử cung và thành âm đạo trở nên mềm hơn. Việc âm đạo tiết ra khi để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đi từ âm đạo đến tử cung.

Ngoài ra, nồng độ hormone progesterone và estrogen tăng lên khi mang thai cũng có thể khiến bạn tiết ra nhiều khí hư hơn với một số đặc tính thay đổi. Mặc dù tình trạng ra nhiều khí hư khi mang thai 3 tháng đầu là bình thường, nhưng bạn cũng cần theo dõi và báo cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu có các dấu hiệu bất thường.

>> Bạn có thể xem thêm: Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có nguy hiểm không?

Những dấu hiệu bình thường khi ra khí hư trong 3 tháng đầu

Mẹ bầu ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm đến thai nhi không?
Mẹ bầu ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm đến thai nhi không?

Như bạn đã biết, khi mang thai âm đạo sẽ tiết ra nhiều khí hư hơn. Do đó, người ta thường cho rằng, âm đạo ra khí hư nhiều cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Bạn có thể nhận biết dịch tiết âm đạo trong giai đoạn này ở dạng loãng, màu trắng hoặc trắng đục và có mùi nhẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Ra dịch màu nâu khi mang thai 13 tuần có phải dấu hiệu nguy hiểm?

Biểu hiện bất thường khi mang thai ra huyết trắng nhiều

Mặc dù ra khi hư khi mang thai 3 tháng đầu là điều rất bình thường nhưng nếu bạn ra khí hư hay ra huyết trắng nhiều kèm các dấu hiệu dưới đây thì nên đi khám phụ khoa ngay nhé.

  • Khí hư kèm theo chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc có vấn đề với nhau thai.
  • Khí hư có màu xanh lá cây hoặc hơi vàng, có mùi nồng và âm đạo bị mẩn đỏ hoặc ngứa. Đây là dấu hiệu bạn có thể bị nhiễm trùng âm đạo. Nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất khi mang thai là nhiễm nấm candida (nhiễm trùng nấm men). Một nguyên nhân khác của việc tiết dịch bất thường cũng có thể là bệnh lây qua đường tình dục (STD).

>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc đặt âm đao trị nấm cho bà bầu và những điều mẹ nên biết!

Những điều mẹ bầu nên và không nên làm khi chăm sóc vùng kín

Khi ra khí hư trong lúc mang thai, bạn nên biết cách chăm sóc vùng kín để tránh mắc các bệnh phụ khoa. Dưới đây là một số lưu ý.

1. Tuyệt đối không nên

  • Sử dụng băng vệ sinh tampon: chúng có thể sẽ đưa vi khuẩn mới vào âm đạo.
  • Tự chẩn đoán bệnh: Nhiều người tự cho rằng ra nhiều huyết trắng hay khí hư là nhiễm trùng âm đạo và tự điều trị tại nhà.
  • Thụt rửa: Điều này có thể làm thay đổi sự cân bằng bình thường của vi khuẩn lành mạnh trong âm đạo, tổn thương biểu mô và dẫn đến nhiễm trùng, việc thụt rửa còn vô tình đẩy tác nhân gay hại từ bên ngoài vào sâu bên trong.

2. Nên làm những việc sau

ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu nên làm gì

  • Sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để thấm khí hư nếu cảm thấy thoải mái.
  • Vệ sinh vùng kín với tần suất vừa phải và giữ vùng kín thông thoáng để tránh mùi nơi vùng nhạy cảm, việc rửa quá nhiều, quá lâu hay dùng các chất tẩy rửa không phù hợp sẽ làm tình trạng tệ hơn.
  • Lựa đồ lót dành riêng cho bà bầu với các chất liệu thoáng mát, an toàn như: cotton, sợi của vải cây sồi, sợi tre…
  • Khi quan hệ, nên sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Thông báo cho bác sĩ sản khoa về các dấu hiệu  bất thường kèm ra huyết trắng khi mang thai 3 tháng đầu khi đi khám thai.
  • Nếu có bất kỳ những bất thường nào khi ra khí hư trong lúc mang thai 3 tháng đầu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi và điều trị đúng cách.

[inline_article id= 315414]

Như vậy bạn đã biết rằng; tình trạng ra nhiều khí hư khi mang thai 3 tháng đầu là điều bình thường mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Tuy nhiên, nếu bà bầu ra khí hư có màu sắc, mùi lạ kèm các dấu hiệu bất thường như ngứa, rát… thì cần đi khám phụ khoa ngay. Vì đó có thể là dấu hiệu sảy thai, nhau thai gặp vấn đề, nhiễm trùng âm đạo hoặc mắc bệnh lây qua đường tình dục… rất nguy hiểm cho hai mẹ con.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Tên đệm cho con gái tên Dương ý nghĩa, thùy mị và nết na khiến “vạn người mê”

Có rất nhiều tên đệm cho con gái tên Dương như An Dương, Ánh Dương, Thùy Dương, Mỹ Dương, Khánh Dương, Du Dương, Uyên Dương, Vân Dương…

Trước khi chúng ta cùng nhau lựa chọn những tên đệm hay cho con gái tên Dương; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu tên Dương có ý nghĩa là gì.

Tìm hiểu tên Dương có nghĩa là gì?

Theo quan niệm của ông bà ngày xưa, tên Dương có những ý nghĩa sau:

  • Bay cao: Tên con gái Dương còn thể hiện sự khát khao, ước mơ những điều tốt đẹp và ý chí đạt được những thành tựu lớn trong cuộc đời.
  • Chiếu sáng: Sự chiếu sáng trong tên Dương còn thể hiện sự lan tỏa, sự ảnh hưởng mạnh mẽ và tình yêu mãnh liệt, làm nên những điều có giá trị trong cuộc sống.
  • Ánh sáng: Con gái tên Dương có nghĩa là ánh sáng, sự rạng ngời… Vì thế, con gái sẽ là người luôn thu hút sự chú ý của người khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Top 100+ tên bé gái hay 2023 hợp tuổi ba mẹ mang đến nhiều may mắn trong cuộc đời

Gợi ý những tên đệm hay cho con gái tên Dương

Ba mẹ nên chọn tên đệm cho con gái tên Dương nào để vừa hay vừa ý nghĩa? Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây của MarryBaby nhé.

1. Tên đệm hay mang ý nghĩa may mắn và phú quý

Đặt tên đệm đệm cho con gái tên Dương mang đến nhiều mau mắn
Đặt tên đệm đệm cho con gái tên Dương mang đến nhiều mau mắn
  • An Dương: Mong con gái sẽ bình an cả một đời.
  • Anh Dương: Con là cô gái mạnh mẽ, thông minh và đạt được thành tựu lớn trong cuộc đời.
  • Ánh Dương: Con sẽ là cô gái xinh đẹp và có cuộc sống rạng ngời như ánh mặt trời.
  • Bạch Dương: Con là tên của một loại cây mảnh mai nhưng có sức sống mạnh mẽ.
  • Bảo Dương: Đây là tên đệm cho con gái tên Dương mang ý nghĩa bảo bối và quý giá.
  • Bích Dương: Con là một đứa con gái quý giá như ngọc bích lấp lánh của ba mẹ.
  • Hà Dương: Con là một dòng sông chiếu sáng, ước mong cuộc đời con sẽ luôn thành công.
  • Hạ Dương: Con chính là ánh nắng của mùa hè, rực rỡ, vui tươi, sôi động và ấm áp.
  • Hạnh Dương: Con là cô gái đức hạnh và thu hút nên được mọi người luôn yêu mến.
  • Hồng Dương: Con là cô gái thông minh và được ban nhiều phúc lớn nên sẽ rất may mắn.

>> Bạn có thể xem thêm: Tên ý nghĩa cho bé gái tuổi Quý Mão 2023 mang đến giàu sang, an nhàn

2. Tên đệm hay cho con gái tên Dương mang ý nghĩa nết na, thùy mị

  • Lam Dương: Con là nàng công chúa nhẹ nhàng, dịu dàng khiến mọi người hạnh phúc.
  • Chiêu Dương: Người con gái dễ thương, thông minh và làm nên nghiệp lớn.
  • Khả Dương: Cô gái dễ thương, nhẹ nhàng và có vẻ đẹp rực rỡ như ánh mặt trời.
  • Khánh Dương: Cô gái có tính cách vui tươi và thông minh nên rất thu hút mọi người.
  • Kim Dương: Đây là tên đệm cho con gái tên Dương mang ý nghĩa tỏa sáng bởi tính cách và tấm lòng đẹp.
  • Minh Dương: Cô bé thông minh, học giỏi và có tính cách đẹp nên được nhiều người yêu mến.
  • Mỹ Dương: Cô gái có vẻ đẹp kiều diễm và rực rỡ như ánh mặt trời khiến nhiều người động lòng.
  • Nhật Dương: Con là ánh mặt trời tỏa sáng luôn thông minh, nhanh nhẹn và khiến mọi người cảm thấy hạnh phúc.
  • Hoa Dương: Con là bông hoa mặt trời luôn mạnh mẽ và có ý chí để đạt được mục tiêu của mình.
  • Quỳnh Dương: Con rực rỡ và thanh khiết như đóa hoa Quỳnh e ấp khiến nhiều người muốn che chở.

>> Bạn có thể xem thêm: Tên ở nhà cho bé gái độc nhất vô nhị ai nghe cũng thấy dễ thương!

3. Tên đệm hay cho con gái tên Dương mang ý nghĩa mạnh mẽ

Tên đệm hay cho con gái tên Dương mang ý nghĩa mạnh mẽ

  • Chi Dương: Con có sức sống mạnh mẽ và vươn lên như một cành cây.
  • Du Dương: Con là cô gái thanh mảnh, nhẹ nhàng nhưng có tâm hồn mạnh mẽ.
  • Lan Dương: Cô gái thanh cao, thuần khiết và mạnh mẽ như đóa lan rừng.
  • Thảo Dương: Con là cô gái nhí nhảnh, mạnh mẽ và giàu ý chí vươn lên như loài cỏ nhỏ.
  • Thùy Dương: Nhẹ nhàng, dịu dàng, quyến rũ, thông minh nhưng có tâm hồn mạnh mẽ như loài cây Thùy Dương.
  • Thụy Dương: Thùy mị, nhẹ nhàng như ý chí mạnh mẽ như ánh mặt trời rực rỡ.
  • Thanh Dương: Vui vẻ, thanh cao và thu hút chính là ý nghĩa tên đệm cho con gái tên Dương.
  • Vân Dương: Nhẹ nhàng, tự tại, hạnh phúc và tự do như mây trời chính là tên của con.
  • Vy Dương: Cô gái nhỏ bé, đáng yêu và dễ thương nhưng có một ý chí mạnh mẽ khiến nhiều ngưỡi ngưỡng mộ.
  • Uyên Dương: Người con gái thông minh, học cao, hiểu biết sâu rộng và có ý chí mạnh mẽ không ai bằng.
  • Yến Dương: Con là một con chim Yến nhỏ, thích ca hát nhưng có sức mạnh tâm hồn to lớn nên làm gì cũng thành công.

>> Bạn có thể xem thêm: Tên độc đáo cho con gái: 100 cái tên tạo ấn tượng ngay từ lần đầu nghe

Như vậy, MarryBaby đã gợi ý cho bạn những tên đệm hay cho con gái tên Dương. Hy vọng sẽ giúp cho các bậc phu huynh có thể tìm được cho con gái một cái tên lót thật hay, ý nghĩa ai nghe cũng thấy ấn tượng nhé.

[inline_article id= 288870]

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi mang thai, không phải mẹ bầu ăn gì cũng tốt cho mẹ và bé. Bạn cần thông thái chọn lọc thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho thai kỳ.

Để biết mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa được không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu lợi ích của việc ăn nước cốt dừa trong phần dưới đây của bài viết.

Lợi ích cho sức khỏe khi ăn nước cốt dừa

Nước cốt dừa là gì? Nước cốt dừa được vắt từ hỗn hợp nước lọc và cùi dừa nạo từ những trái dừa trưởng thành, còn gọi là dừa khô. Nước cốt dừa có màu trắng đục, trông như sữa, có vị béo đậm và khác với nước dừa chứa trong những trái dừa xanh chưa trưởng thành.

Với thành phần béo ngậy và thơm ngon, nước cốt dừa thường được kết hợp với nhiều món ăn khác nhau.

Trong 100g cùi dừa già có một số thành phần nổi trội như sau: Cung cấp 385kcal, 36g chất béo, 4,8g protein, 10,4g carbohydrat, 555mg kali, 1,3mg mangan, 30mg sắt và 5mg kẽm.

Khi dùng nước cốt dừa, chúng ta có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng và ngăn ngừa mệt mỏi.

Như vậy, nước cốt dừa là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa được không? Thực phẩm này có mang đến lợi ích gì cho thai kỳ không? Hãy đọc tiếp phần dưới đây của bài viết để cùng MarryBaby tìm ra lời giải đáp nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì? Khi nào nên uống nước dừa?

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa được không và ăn nhiều có bị sảy thai không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa được không và ăn nhiều có bị sảy thai không?

Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho việc ăn nước cốt dừa khi bầu 3 tháng đầu là gặp nguy hiểm. Vì thế, mẹ vẫn có thể ăn được nước cốt dừa, nhưng cần đảm bảo ăn vừa đủ, không nên dư thừa.

Bởi vì cơ thể của phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ có nhiều thay đổi về nội tiết tố và sức khỏe bên trong. Nên nếu mẹ bầu thường xuyên ăn nước cốt dừa trong thời gian dài sẽ khó tiêu, đầy hơi và làm trầm trọng các triệu chứng ốm nghén khi mang thai hơn.

Ngoài ra, bà bầu cũng cần lưu ý một số điều sau khi ăn nước cốt dừa:

  • Chọn nước cốt dừa nguyên chất, không pha thêm phụ gia.
  • Không nên ăn nước cốt dừa khi đang đói.
  • Tránh ăn những thực phẩm gây khó tiêu khác cùng với nước cốt dừa sẽ làm tình trạng khó tiêu trầm trọng hơn.

Nếu bà bầu có bất kỳ thắc mắc nào về việc ăn nước cốt dừa trong thai kỳ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Không chỉ bổ sung nước cốt dừa, mẹ bầu cũng có thể tham khảo thêm uống nước dừa khi mang thai 3 tháng đầu có được không để thay đổi khẩu vị trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu 3 tháng cuối có nên uống nước dừa?

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa có bị sảy thai không?

Cũng như câu trả lời cho vấn đề trên, mẹ bầu trong 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa không có bị sảy thai. Bởi vì, chưa có bất kì nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc ăn nước cốt dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ bị sảy thai.

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn nước cốt dừa với một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều trong một thời gian dài nhé. Vì việc ăn nước cốt dừa trong một thời gian dài với lượng nhiều có thể gây rối loạn lipid máu ở phụ nữ béo phì và khiến mức cholesterol tăng lên. Những tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi trong thai kỳ.

Các món ăn từ nước cốt dừa mẹ bầu có thể tham khảo

1. Chè đậu xanh nước cốt dừa

Mẹ có thể lưu công thức này lại để chế biến trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 khi sức khỏe ổn định. Khuyến cáo cho thấy bầu 3 tháng đầu ăn chè đậu xanh sẽ làm gia tăng lượng vitamin A nạp vào cơ thể, làm tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.

Các món ăn từ nước cốt dừa mẹ bầu có thể tham khảo

a. Nguyên liệu:

  • 2 lá dứa
  • 2.5g bột bắp
  • 30g bột sắn dây
  • 1 ít đường và muối
  • 200ml nước cốt dừa
  • 200g đậu xanh cà vỏ

b. Cách chế biến:

  • Bước 1: Đậu xanh rửa sạch và ngâm nước 1 tiếng. Sau đó, bạn vớt ra và để ráo nước.
  • Bước 2: Cho đậu xanh và 500ml nước vào nồi và ninh đậu cho đến khi nước sôi. Sau đó, bạn cho thêm 80g đường vào nồi và khuấy đều.
  • Bước 3: Tiếp tục nấu đậu cho đến khi thành chè và cho 1/3 muỗng cà phê muối để chè thêm đậm vị. Sau đó, bạn khuấy đều nồi chè và nấu thêm 5 phút.
  • Bước 4: Bạn cho nước cốt dừa vào một cái tô, rồi cho thêm 18g đường và 1/4 muỗng muối rồi khuấy đều. Sau đó, bạn cho hỗn hợp lên bếp đun với lửa nhỏ cùng với 2 lá dứa.
  • Bước 5: Khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi lăn tăn thì tắt bếp và đậy nắp lại ủ thêm khoảng 10 phút.
  • Bước 6: Bạn cho bột bắp hòa tan với 5ml nước. Sau đó, tiếp tục nấu nước cốt dừa cho sôi lại, vớt lá rứa ra, rồi cho hỗn hợp bột bắp hòa tan vào khuấy đều và nấu cho đến khi sôi.
  • Bước 7: Bạn hòa tan bột sắn dây với nước. Kế đến, bạn cho nồi chè lên bếp tiếp tục nấu với lửa vừa. Khi chè sôi, bạn cho hỗn hợp bột sắn dây vào và khuấy đều tay đừng để bị vón cục.
  • Bước 8: Khi bạn thấy nước chè trong lại thì nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp. Lúc này bạn có thể múc chè ra ly và cho thêm nước cốt dừa để thưởng thức rồi đấy!

2. Xôi xoài nước cốt dừa Thái Lan

Xôi xoài nước cốt dừa Thái Lan

a. Nguyên liệu:

  • 1 trái xoài
  • 70g đường
  • 100g lá dứa
  • 250g gạo nếp
  • 200ml nước cốt dừa
  • Một ít bột bắp

b. Cách chế biến:

  • Bước 1: Cho nước vào nồi cùng với 1 bó lá dứa và nấu sôi. Sau đó, cho nếp vào nấu cho đến khi chín mềm. Khi nếp chín, bạn nhớ xới nếp cho tơi.
  • Bước 2: Nấu 100ml nước cốt dừa cùng với 1 ít lá dứa và 2 muỗng canh đường. Khi nước cốt dừa sôi, bạn cho xôi nếp vào nấu cùng đến khi nước cốt dừa thấm và khô lại.
  • Bước 3: Nấu sôi 100g nước cốt dừa cùng 40g đường. Sau đó, bạn hòa tan nước với một ít bột bắp, rồi cho vào hỗn hợp nước cốt dừa để tạo độ sánh.
  • Bước 4: Xay nhuyễn trái xoài và nấu cùng với 1 muỗng canh đường. Sau đó, bạn hòa tan một ít bột bắp với nước và cho vào hỗn hợp sốt xoài để tạo độ sánh.
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn cho xôi lên đĩa và rưới nước cốt dừa và sốt xoài lên xôi để thưởng thức được rồi.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn xôi có tốt không? Điều mẹ bầu cần cân nhắc!

3. Bánh canh cua nước cốt dừa

Mẹ bầu có thể ăn được hải sản khi mang thai 3 tháng đầu, nhưng mẹ nhớ chỉ ăn ở mức vừa phải, đồng thời cần đảm bảo những nguyên tắc khi ăn hải sản trong giai đoạn này để tránh ảnh hưởng thai kỳ.

Bánh canh cua nước cốt dừa

a. Nguyên liệu:

  • Gia vị
  • Dầu ăn
  • Nước mắm
  • 250g tôm sú
  • 600g cua biển
  • 100g bột gạo
  • 200g bột năng
  • 4 nhánh hành lá
  • 1.2l nước cốt dừa

b. Cách chế biến

  • Bước 1: Ngâm cua biển vào nước đá khoảng 10 phút. Sau đó, chà sạch bùn cát trên thân cua bằng bàn chải, rồi mang cua đi rửa thật sạch với nước, để ráo.
  • Bước 2: Nấu một nồi nước sôi, rồi cho cua vào luộc chín. Sau khi nước sôi trở lại thì với cua ra và để nguội rồi tách lấy thịt.
  • Bước 3: Làm sạch tôm, lột vỏ, lấy chỉ lưng, rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 4: Hành lá sau khi rửa sạch thì xắt nhỏ phần đầu để riêng và xắt nhỏ phần lá để riêng.
  • Bước 5: Trộn đều 100g bột gạo và 200g bột năng với nhau. Kế đến, cho nước sôi vào hỗn hợp từ từ và dùng tay khuấy đều đến khi bột dẻo mịn và có thể vo thành khối không dính tay thì ngưng.
  • Bước 6: Cho hỗn hợp bột ra một tấm thớt, dùng tay nhồi đều khoảng 5 phút cho bột thật dẻo và mịn.
  • Bước 7: Dùng cây cán mỏng bột thành miếng dày khoảng 1/4 lóng tay nhỏ. Sau đó, dùng dao cắt bột thành các sợi nhỏ vừa ăn, rồi rắc thêm 1 ít bột năng lên trên và trộn đều để thành bánh canh.
  • Bước 8: Nấu sôi một nồi nước rồi sợi bánh canh vào và luộc ở lửa lớn cho đến khi bánh nổi lên trên mặt. Khi nước sôi trở lại thì vớt ra ngoài rồi cho bánh canh vào tô nước lạnh.
  • Bước 9: Đặt chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào nấu nóng, rồi cho đầu hành lá vào phi thơm.
  • Bước 10: Tiếp tục cho phần thịt tôm vào xào với lửa vừa cho đến khi tôm chín săn lại, sau đó cho thêm phần thịt cua vào. Kế đến, cho tiếp 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối vào chảo rồi xào cho các nguyên liệu chín và thấm đều gia vị thì tắt bếp. Kế đến, bạn rắc thêm 1 ít tiêu xay vào hỗn hợp cho thơm.
  • Bước 11: Đặt nồi lên bếp và cho 800ml nước cốt dừa cùng 800ml nước lọc và đun sôi. Sau đó, cho bánh canh vào nồi rồi nấu tiếp cho đến khi sôi lăn tăn.
  • Bước 12: Cho hỗn hợp thịt tôm và cua vào nồi rồi đợi cho đến khi sôi. Sau đó, bạn cho thêm 400ml nước cốt dừa vào nồi.
  • Bước 13: Thêm 1.5 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muối, 2 muỗng canh nước mắm rồi khuấy đều và đợi cho nồi bánh canh sôi bùng trở lại thì nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Bước 14: Cuối cùng, cho hành lá xắt nhuyễn vào bánh canh, múc ra tô và thưởng thức.

[inline_article id=188602]

Sau khi có lời giải đáp cho mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa được không và có gây sảy thai không; mẹ bầu đã có thể an tâm hơn khi ăn nước cốt dừa. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên tránh ăn quá nhiều trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến siêu âm thai nhi

Khi mang thai, các mẹ bầu đều phải tuân thủ đúng lịch khám thai trong suốt thai kỳ. Trước khi tìm hiểu cách nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái; chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các yếu tố quyết định giới tính thai nhi trong phần dưới đây của bài viết.

Yếu tố nào quyết định giới tính thai nhi

Nếu bạn đã từng thắc mắc việc sinh con trai hay con gái phụ thuộc ai; thì nên biết giới tính của thai nhi được xác định khi tinh trùng gặp trứng gọi là thụ tinh và có xác suất ngẫu nhiên. Trong số 46 nhiễm sắc thể tạo nên vật chất di truyền của thai nhi chỉ có 1 từ tinh trùng và 1 từ trứng giúp quyết định giới tính của em bé. Hiện tượng này được gọi là nhiễm sắc thể giới tính.

Mỗi quả trứng đều có nhiễm sắc thể giới tính X; và một tinh trùng có thể có nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y. Nếu tinh trùng thụ tinh với trứng có nhiễm sắc thể X, em bé sẽ có giới tính là nữ. Còn nếu tinh trùng có nhiễm sắc thể Y kết hợp với trứng có nhiễm sắc thể X thì giới tính đứa trẻ sẽ là con trai.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu mang thai con trai hay gái: 20 điều giúp mẹ đoán chính xác 99

Khi nào biết giới tính thai nhi trên siêu âm?

Trước khi biết cách nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái; chúng ta cần nắm rõ khi nào biết giới tính thai nhi trên siêu âm. Các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ biết chính xác 100% giới tính của thai nhi qua siêu âm vào khoảng giữa tuần 13 và 14 của thai kỳ. Đôi lúc, bác sĩ có thể dự đoán sai giới tính thai nhi từ tuần 13 đến 19 của thai kỳ. Vì dự đoán ở giai đoạn đầu của thai kỳ kém chính xác hơn.

Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái?

Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái?
Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái?

Thông thường, bạn có thể nhìn vào vùng giữa háng của em bé có ba đường kẻ song song thì đó là con gái. Và ngược lại, nếu hình ảnh siêu âm có bìu hay dương vật thì là con trai. Ngoài cách nhìn hình siêu âm thì làm sao biết con trai hay con gái? Bạn hãy nhìn vào các chỉ số sau:

  • Kích thước và hình dạng của túi thai: Túi thai có là dấu hiệu cho biết giới tính thai nhi. Nếu túi thai hình bầu dục hoặc hình tròn có thể là một bé gái; còn túi thai hình dài thường sẽ là con trai.
  • Đường kính đỉnh đôi và chiều dài xương đùi: Bạn có thể dựa vào công thức đường kính đỉnh đôi trừ đi chiều dài xương đùi để biết giới tính thai nhi. Nếu kết quả là ≤ 21mm là con gái; còn > 21mm chính là con trai.
  • Hình dáng của thai nhi: Nếu hình ảnh siêu âm bé tròn thì khả năng là bé gái và ngược lại nếu hình dạng dài thì có thể là con trai. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu cách nhìn hình dáng bụng bầu của mẹ để đoán giới tính.
  • Nhịp tim thai: Nhịp tim của thai nhi cũng giúp đoán giới tính cho em bé. Hầu như nhịp tim của bé gái sẽ yếu, có tần số thường trên 150 và nhanh hơn bé trai. Ngược lại bé trai sẽ có nhịp tim mạnh và tần số chậm thường thấp hơn 150.

>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm con gái sinh con trai, tại sao lại như thế?

Phương pháp xác định giới tính thai nhi khác ngoài siêu âm

Ngoài cách nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái; bạn có thể tham khảo các phương pháp xác định giới tính thai nhi dưới đây:

Các xét nghiệm này chủ yếu kiểm tra các tình trạng di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down và các rối loạn di truyền hiếm gặp. Tuy nhiên, họ cũng có thể cho bạn biết giới tính của con bạn, tùy thuộc vào loại xét nghiệm. Xét nghiệm máu NIPT có thể cho bạn kết quả ngay từ tuần thứ 7 của thai kỳ. Nhưng kết quả chính xác nhất sẽ từ ​​khoảng tuần 20 trở đi.

[inline_article id=275903]

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái. Khoảng từ tuần 13 – 19 là bạn đã có thể biết giới tính thai nhi qua siêu âm. Với điều kiện thai nhi phải có tư thế thuận lợi để nhìn thấy được bộ phận sinh dục bạn nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

14 nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp mẹ khỏe con thông minh

Để giúp cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu 14 loại nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối trong bài viết này.

1. Nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là nước lọc

Đứng đầu danh sách là nước lọc. Đây không những là nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối mà còn tốt cho tất cả mọi người. Khi mang thai, nhu cầu về nước tăng lên. Vì nước rất cần thiết cho sức khỏe của các tế bào máu.

Bà bầu cũng cần nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước và nhiễm trùng tiết niệu. Vì thế, nước lọc sẽ là một thức uống cần thiết không thể thiếu cho mẹ bầu không những 3 tháng cuối mà còn suốt thai kỳ.

2. Nước ép cam

Cam là một loại thức uống có nguồn vitamin C phong phú. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, loại nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối này còn cung cấp natri và kali giúp cân bằng trong cơ thể.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong cam cũng ngăn ngừa táo bón, đầy hơi và các chứng khó chịu đường ruột khác. Nước ép cam cũng giúp tăng độ pH của nước tiểu mẹ bầu để bảo vệ thận và bàng quang

Đặc biệt, nước cam cũng là một trong những loại nước ép tốt cho bà bầu giúp cung cấp đủ độ ẩm cho da và ngừa mụn thai kỳ. Lượng chất carotenoid trong cam cũng giúp bảo vệ chống viêm, ngăn ngừa oxy hóa và tốt cho thị lực.

3. Nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất chứa 90% là nước, vì thế nếu mẹ bầu uống thường xuyên sẽ giúp cơ thể luôn đủ nước. Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong nam việt quất cũng giúp chống viêm và bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do.

4. Nước ép cà rốt

Ép cà rốt là nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Ép cà rốt là nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối

Trong cà rốt chứa một nguồn beta-caroten dồi dào, có vai trò quan trọng trong chức năng thị lực của mẹ và thai nhi. Lượng vitamin C còn giúp sản xuất collagen trong da và xương, đồng thời hoạt động như một chất chống oxy hóa để loại bỏ các gốc tự do.

5. Nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là nước ép thơm

Nước ép thơm cũng được xếp trong danh sách nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối. Bởi vì, lượng chất bromelain trong nước ép thơm như một enzym giúp thủy phân một phần protein trong thực phẩm. Vì vậy, dứa hay chế biến cùng với thịt giúp làm mềm thịt, từ đó hỗ trợ tốt cho tiêu hóa.

Ngoài ra, nguồn vitamin C dồi dào cũng giúp tăng cường miễn dịch, sửa chữa tổn thương tế bào và sản sinh collagen. Chất mangan trong thơm cũng giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương. Vitamin B1 trong thơm còn giúp điều hòa hệ thần kinh, tim và hỗ trợ cho hoạt động của cơ bắp.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn thơm được không? Giải đáp những lời đồn bí ẩn

6. Nước ép củ cải đường

Củ cải đường giàu vitamin C nên cũng hỗ trợ hấp thu sắt rất hiệu quả.

Lượng axit folic trong củ cải cũng giúp phát triển bào thai và giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.  Chất betalain cũng giúp giảm đau do phù nề khi mang thai. Lượng kali giúp cân bằng điện giải và điều hòa quá trình trao đổi chất.

Ngoài ra, bà bầu cũng cần tìm hiểu thêm thông tin Bà bầu ăn củ cải trắng được không? để bổ sung thêm thực phẩm cho thực đơn khi mang thai.

7. Nước ép mận Hà Nội

Vì sao uống nước mận tốt cho bà bầu 3 tháng cuối?
Vì sao uống nước mận tốt cho bà bầu 3 tháng cuối?

Khi bà bầu 3 tháng cuối uống thức nước tốt giàu sắt này sẽ giúp hỗ trợ giảm tình trạng thiếu sắt và ngăn ngừa thiếu máu. Lượng kali giúp kiểm soát huyết áp và căng thẳng. Nước ép mận cũng tốt hệ miễn dịch, tránh mệt mỏi và hỗ trợ điều trị chuột rút khi mang thai.

Bên cạnh tìm hiểu uống nước mận tốt cho bà bầu 3 tháng cuối; bà bầu cũng cần biết thêm cách bà bầu ăn mận chuẩn chất để đổi món ăn vặt khi mang thai.

8. Bà bầu nên uống nước gì? Nước ép táo

Một trong những loại nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là nước ép táo. Trong loại trái cây này có chứa flavonoidsi và phytochemicalsi giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó, lượng sắt trong táo còn làm tăng huyết sắc tố giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Táo cũng giúp loại bỏ các chất độc như chì và thủy ngân ra khỏi cơ thể. Chất xơ không hòa tan trong táo cũng giúp giảm chứng khó tiêu và cải thiện nhu động ruột. Và vitamin C ngăn ngừa nhiễm trùng giúp xây dựng khả năng miễn dịch.

9. Nước ép lựu

Vitamin C trong nước lựu giúp hấp thụ sắt từ thực phẩm, sửa chữa mô, cấu tạo xương và hỗ trợ cho sự phát triển trí tuệ của thai nhi.

Lựu là một trong loại nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối. Bởi lượng vitamin K giúp xương chắc khỏe và là một phương thuốc tuyệt vời cho quá trình đông máu.

Bên cạnh đó, các thành phần polyphenoli trong trái lựu cũng giúp bảo vệ não. Vì thế, khi vào 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu hãy uống nước ép lựu để mẹ khỏe con thông minh nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu mấy tháng được uống nước mía? Đúng thời điểm mẹ con cùng khỏe!

10. Nước ép ổi

Trái ổi rất giàu vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, ổi có chỉ số GI thấp và lượng đường ít. Vì vậy, so với các trái cây khác, ít làm tăng đường máu sau ăn vì vậy tốt cho thai phụ có rối loạn đường máu.

Nước ổi uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối vì lượng lycopene và vitamin C dồi dào giúp chống lại bệnh ung thư. Và vitamin A giúp cải thiện thị lực của cả mẹ và bé. Lượng magie dồi dào giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp.

11. Nước ép đào

Một trong những loại nước ép bà bầu uống 3 tháng cuối là nước ép đào. Trong 100g đào có chứa 10mg vitamin C giúp hấp thu sắt và hỗ trợ phát triển của thai nhi. Lượng Axit folic còn ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, lượng kali giúp giảm thiểu tình trạng chóng mặt, lo lắng, mệt mỏi, sưng bàn chân và mắt cá chân. Cùng với hàm lượng chất xơ tối ưu còn giúp giảm nhu động ruột và giải quyết các vấn đề về tiêu hóa khi mang thai.

Bên cạnh đó, lượng beta carotene còn hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch tốt.

>> Bạn cũng có thể xem thêm: Bà bầu uống nước vối có tốt không? Câu trả lời đầy bất ngờ dành cho bầu!

12. Nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là nước ép dâu tây

Nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là nước ép dâu tây
Nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là nước ép dâu tây

Trái dâu tây chứa một nguồn vitamin C phong phú giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Và hàm lượng kali còn giúp tim hoạt động bình thường.

Vì sao uống nước dâu tốt cho bà bầu 3 tháng cuối? Lượng đường tự nhiên giúp kích thích hoạt động tinh thần và trí nhớ. Vitamin A và E giúp làn sáng da của mẹ bầu sáng hơn. Cuối cùng, lượng endorphin còn giúp cải thiện cảm xúc của mẹ bầu.

13. Nước chanh

Chanh chứa vitamin C nên giúp tinh thần bà bầu thêm sảng khoái và cơ thể được cung cấp đủ nước.

Khi bà bầu uống nước chanh ấm sẽ giúp giảm phù khi mang thai hiệu quả.

Lý do uống nước chanh tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là có thể làm giảm chứng buồn nôn nếu còn bị ốm nghén. Và các chất dinh dưỡng trong nước chanh còn có thể giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol trong thai kỳ.

14. Bà bầu nên uống nước gì? Nước dừa

Vì sao uống nước dừa tốt cho bà bầu 3 tháng cuối? Vì nước dừa là thức uống giải khát tự nhiên giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Thức uống này cũng có lợi cho việc bổ sung muối tự nhiên trong cơ thể. Vì vậy, khi bà bầu khát nước hãy uống một ít nước dừa tươi nhé.

Ngoài nước dừa và các loại nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối; bạn cũng có thể tham khảo thêm bà bầu uống nước sâm được không? để bổ sung vào danh sách thức uống trong thai kỳ nhé.

[key-takeaways title=”Bà bầu không nên uống nước gì trong suốt thai kỳ?”]

  • Nước tăng lực: Nước tăng lực không tốt cho mẹ bầu do chứa đầy caffeine, đường và các chất bổ sung khác.
  • Trà thảo mộc: Nếu không biết nhiều về tác dụng của các thành phần có trong trà thảo dược đối với thai kỳ thì nên tránh dùng.
  • Rượu bia: Mẹ bầu uống rượu có thể dẫn đến hội chứng rượu bào thai, thai nhi chậm phát triển và gặp các vấn đề về trí tuệ và hành vi.

[/key-takeaways]

Như vậy bạn đã biết được danh sách 15 loại nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối. Nếu thường xuyên uống các loại nước này, bà bầu sẽ tránh được các chứng khó chịu trong thai kỳ cũng như bổ sung dưỡng chất giúp thai nhi thêm khỏe mạnh, thông minh.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối theo từng tuần

Tìm hiểu dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong từng tuần của tam cá nguyệt thứ 3 sẽ giúp mẹ biết được dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối.

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối thai kỳ

1. Tuần 28: Mắt thai nhi mở hé

Ở tuần thứ 28 của thai kỳ, mí mắt của thai nhi có thể mở một phần và lông mi đã hình thành. Hệ thống thần kinh trung ương có thể chỉ đạo các chuyển động thở nhịp nhàng và kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

Lúc này, thai nhi có thể dài gần 37,6cm và nặng 1kg. Đây chính là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối mẹ nên nhớ nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Cách nhận biết thai quay đầu hay chưa

2. Tuần 29: Thai nhi đá và vươn vai

Khi mang thai được 29 tuần, thai nhi đã có thể đá, vươn vai và thực hiện các động tác cầm nắm rồi đấy mẹ nhé.

3. Tuần 30: Tóc thai nhi tiếp tục phát triển

30 tuần sau khi mang thai, mắt của thai nhi có thể mở to. Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối là có thể có một mái tóc đẹp vào tuần này.

Các tế bào hồng cầu cũng đang hình thành trong tủy xương của thai nhi. Lúc này, thai nhi có thể dài 40cm và nặng khoảng 1,3kg.

4. Tuần 31: Thai nhi bắt đầu tăng cân nhanh chóng

31 tuần trong thai kỳ, thai nhi đã hoàn thành hầu hết sự phát triển quan trọng của mình. Bây giờ là lúc để con bắt đầu tăng cân nhanh chóng. Và đó chính là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối.

5. Tuần 32: Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối là thai nhi tập thở

32 tuần sau khi mang thai, móng chân của thai nhi có thể nhìn thấy được. Lớp lông tơ mềm (lông tơ) bao phủ da của thai nhi trong vài tháng qua đã bắt đầu rụng trong tuần này. Lúc này, em bé của bạn có thể dài 42,4cm và nặng 1,72kg.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?

6. Tuần 33: Có sự thay đổi ở đồng tử thai nhi 

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tuần cuối thai kỳ là gì?
Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tuần cuối thai kỳ là gì?

33 tuần sau khi bạn mang thai, đồng tử của thai nhi có thể thay đổi kích thước để đáp ứng với kích thích do ánh sáng gây ra. Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối là xương đang cứng lại. Tuy nhiên, hộp sọ vẫn mềm và linh hoạt.

>> Bạn có thể xem thêm: Rủi ro khi sinh non 33 tuần là gì, mẹ đã biết chưa?

7. Tuần 34: Dấu hiệu thai nhi 3 tháng cuối khỏe mạnh là móng tay tiếp tục phát triển

34 sau khi mang thai, móng tay của thai nhi đã dài đến đầu ngón tay. Lúc này, thai nhi có thể dài gần 45cm và nặng 2.13kg.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi 34 tuần tuổi sinh non: Nguyên nhân và những biến chứng xảy ra

8. Tuần 35: Làn da mịn màng 

35 tuần trong thai kỳ làn da của thai nhi đang trở nên mịn màng là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối. Tay chân của thai nhi cũng có vẻ ngoài mũm mĩm hơn trước.

9. Tuần 36: Thai nhi chiếm gần hết túi ối 

36 tuần sau khi mang thai, không gian trật trội bên trong tử cung của mẹ bầu có thể khiến thai nhi khó cử động hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể cảm thấy căng, cuộn và ngọ nguậy của thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 36 tuần gò nhiều có nguy hiểm đến mẹ và con không?

10. Tuần 37: Thai nhi có thể quay đầu xuống

37 tuần trong thai kỳ, đầu của thai nhi có thể bắt đầu hạ xuống khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị chào đời. Việc quay đầu này có thể xuất hiện từ những tuần trước đó. Nếu thai nhi không quay đầu xuống, bác sĩ sẽ nói chuyện với mẹ về các cách giải quyết.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu 37 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh?

11. Tuần 38: Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối là móng chân phát triển

38 tuần sau khi mang thai, chu vi vòng đầu và bụng của thai nhi gần như bằng nhau. Móng chân của thai nhi đã dài đến đầu ngón chân. Thai nhi cũng đã gần như đã rụng hết lông tơ. Và lúc này, thai nhi có thể nặng khoảng 3,08kg.

12. Tuần 39: Ngực thai nhi đã nổi rõ

Khi mẹ mang thai được 39 tuần, ngực của thai nhi ngày càng nhô cao. Đối với bé trai, tinh hoàn tiếp tục xuống bìu là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối. Chất béo đang được bổ sung khắp cơ thể bé để giữ ấm cho con sau khi sinh.

13. Tuần 40: Ngày chào đời của em bé đã đến

40 tuần sau khi mang thai thai nhi có thể có chiều dài 50,5cm và nặng 3,44kg. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bên cạnh dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối; những đứa trẻ khỏe mạnh có nhiều kích cỡ khác nhau.

thai nhi ở tuần 40

Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần lưu ý gì?

Một số sự khó chịu tương tự mà mẹ bầu gặp phải trong tam cá nguyệt thứ 2 sẽ tiếp tục. Thêm vào đó, nhiều mẹ sẽ cảm thấy khó thở và phải đi vệ sinh thường xuyên hơn do em bé ngày càng lớn và gây chèn ép lên các cơ quan. Đừng lo lắng, vì đây là dấu hiệu khỏe mạnh của thai nhi 3 tháng cuối và những điều này sẽ giảm bớt sau khi sinh con.

1. Triệu chứng có thể gặp

Ngoài dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng sau trong tam cá nguyệt thứ 3:

  • Đau vú
  • Rốn lồi
  • Bệnh trĩ
  • Hụt hơi
  • Khó ngủ
  • Trào ngược axit (ợ nóng)
  • Sưng ngón tay, mặt và mắt cá chân

2. Cách kiểm soát các triệu chứng 3 tháng cuối thai kỳ

Vì thai nhi đang đủ tháng nên mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu hơn trong tam cá nguyệt thứ 3 so hai tam cá nguyệt trước. Để kiểm soát một số triệu chứng, mẹ có thể thử các cách dưới đây:

  • Ợ nóng: Hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống. Nếu những điều này không giúp ích, mẹ có thể dùng các chế phẩm kháng axit để khắc phục.
  • Khó ngủ: Hãy thử dùng gối để nâng đỡ toàn bộ cơ thể hoặc chỉ những khu vực cụ thể để giúp giảm bớt căng thẳng khi nghỉ ngơi.
  • Ăn thực phẩm lành mạnh và tập thể dục thường xuyên: Mẹ hãy duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên nhưng đừng tập quá sức. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tập thể dục khi mang thai. Đặc biệt, hãy ăn nhiều loại thực phẩm để đảm bảo đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất.

3. Khám thai trong 3 tháng cuối thai kỳ

Bên cạnh dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối, mẹ cần lưu ý đi khám thai đúng lịch
Bên cạnh dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối, mẹ cần lưu ý đi khám thai đúng lịch

Trong các lần khám thai trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, bác sĩ có thể kiểm tra những điều sau đây:

3.1. Với thai nhi

  • Nhịp tim của thai nhi
  • Vị trí, sự tăng trưởng (dựa trên các thông số sinh trắc) và các dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh (như cử động, lượng nước ối,…) 3 tháng cuối và các dấu hiệu bất thường.

3.2. Với mẹ bầu:

  • Cân nặng của mẹ bầu
  • Huyết áp của mẹ bầu
  • Chiều cao của tử cung
  • Bất kỳ triệu chứng hoặc khó chịu hiện tại
  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm albumin (một loại protein có thể xác định tiền sản giật hoặc nhiễm độc máu) cũng như phát hiện các bất thường khác.
  • Vào những tuần sau của thai kỳ (bắt đầu từ khoảng tuần thứ 38), bác sĩ có thể thực hiện khám phụ khoa để xác định sự giãn nở và xóa của cổ tử cung. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về bất kỳ cơn co thắt nào và thảo luận về các thủ tục chuyển dạ và sinh nở.

Bác sĩ sẽ thay đổi lịch thăm khám thai khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3  từ hàng tháng thành 2 tuần/lần. Các lần khám trước khi sinh có thể được lên lịch 1 tuần/lần. Lịch trình này sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

4. Dấu hiệu chuyển dạ

Bên cạnh tìm hiểu các dấu hiệu khỏe mạnh của thai nhi 3 tháng cuối; mẹ bầu cũng cần biết hầu hết phụ nữ sinh con trong khoảng từ 38-41 tuần của thai kỳ. Nhưng không có cách nào để biết chính xác thời điểm bạn sẽ chuyển dạ. Khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, cổ tử cung giãn ra và các cơ tử cung bắt đầu co lại đều đặn và sẽ xích lại gần nhau hơn theo thời gian.

Các cơn co thắt sẽ có cảm giác tương tự như đau bụng kinh nhưng dữ dội hơn. Khi tử cung co lại, mẹ bầu có thể cảm thấy đau ở lưng hoặc xương chậu. Và bụng của mẹ bầu sẽ trở nên cứng hơn. Khi tử cung giãn ra, bụng của mẹ bầu sẽ mềm trở lại. Ngoài các cơn co thắt, một số dấu hiệu chuyển dạ khác cho thấy quá trình chuyển dạ đang bắt đầu bao gồm:

  • Vỡ nước ối
  • Cảm giác thai nhi tụt xuống thấp hơn
  • Bong nút nhầy (lượng dịch trong suốt hoặc màu hồng tăng lên)

Điều quan trọng cần lưu ý là mẹ bầu có thể không nhận thấy một số thay đổi này ngay khi quá trình chuyển dạ bắt đầu. Nếu mẹ bầu nghĩ rằng mình đang chuyển dạ, hãy nhanh chóng đến bệnh viện ngay để các bác sĩ kịp thời can thiệp mẹ nhé.

[inline_article id=288167]

Như vậy mẹ bầu đã nắm rõ các dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối thai kỳ rồi. Bên cạnh đó mẹ cũng cần nhớ 3 tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì để có thai kỳ khỏe mạnh; đặc biệt là các triệu chứng của thai kỳ và dấu hiệu chuyển dạ để em bé chào đời được mẹ tròn con vuông nhé.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Rỉ ối 3 tháng giữa: Nguyên nhân và cách xử lý ra sao mẹ bầu biết chưa?

Để biết rỉ ối 3 tháng giữa nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe của mẹ và thai nhi; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu tình trạng này là gì.

Tình trạng rỉ ối 3 tháng giữa là gì?

Nước ối xung quanh thai nhi được giữ nhờ túi ối. Trong túi ối có hai màng được gọi là màng đệm và màng ối. Rò rỉ nước ối 3 tháng giữa xảy ra khi màng ối bị tổn thương (có thể chỉ là một lỗ nhỏ tạm thời hay vỡ luôn), ngay cả khi bạn không chuyển dạ.

Khi tìm hiểu các dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa, một trong những dấu hiệu mẹ không nên bỏ qua đó là rỉ ối có chảy liên tục không. Bởi lẽ càng hiểu rõ về rỉ ối là gì thì mẹ càng dễ phân biệt được với nước tiểu hay huyết trắng (là những dịch hay chất lỏng cũng ra từ âm đạo khiến mẹ dễ nhầm lẫn). Đón đọc bài viết này tại đây: Rỉ ối có chảy liên tục không? Mẹ bầu cần làm gì khi xuất hiện rỉ ối?

Nguyên nhân mẹ bầu bị rò rỉ nước ối

Mẹ bầu 3 tháng giữa bị rò rỉ nước ối sớm có thể xảy ra do màng ối yếu đi và tử cung co bóp. Các yếu tố rủi ro có thể liên quan đến vỡ ối sớm gồm:

  • Chọc ối
  • Hút thuốc
  • Uống rượu bia
  • Rối loạn mô liên kết
  • Nhiễm trùng tử cung
  • Chấn thương do tai nạn
  • Sử dụng chất kích thích
  • Đã từng sinh non trước đó
  • Mang thai đôi hoặc đa thai
  • Túi ối và tử cung bị căng ra quá mức
  • Thiểu ối hoặc quá ít nước ối trong túi
  • Đa ối hoặc quá nhiều nước ối trong túi
  • Bị bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng và nhẹ cân
  • Chăm sóc trước khi sinh không đúng cách
  • Chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ hai
  • Phẫu thuật cổ tử cung hoặc cắt ngắn chiều dài cổ tử cung

>> Bạn có thể xem thêm: Hiện tượng rỉ ối tuần 39 xuất hiện thì mẹ cần phải làm gì?

Dấu hiệu bị rỉ ối là gì mẹ bầu biết chưa?

Mẹ bầu có dấu hiệu bị rò rỉ nước ối phải làm sao?
Mẹ bầu có dấu hiệu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa là gì?

Rò rỉ nước ối thường xảy ra ngẫu nhiên và có cảm giác như đang tiểu tiện. Nó có thể là một dòng chảy nhỏ giọt liên tục hoặc một vài đợt rò rỉ vào những thời điểm ngẫu nhiên. Nếu mẹ bầu nhận thấy các dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa thì hãy đi đến bệnh viện ngay. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết rỉ ối gồm:

  • Nước ối không có mùi
  • Nước ối không ngừng rò rỉ
  • Rò rỉ nước trong và không có màu
  • Âm đạo có chất nhầy hoặc có lẫn máu
  • Thấm ướt một miếng băng vệ sinh hoặc thường xuyên ướt quần lót

Hiện tượng rỉ ối vào 3 tháng giữa có nguy hiểm không?

Nhiều phụ nữ chuyển dạ sau 24 giờ sau khi màng ối vỡ hoặc rò rỉ nước ối khi đủ tháng. Nếu mẹ bầu bị rò rỉ ối trong 3 tháng giữa (đây là tuổi thai còn rất non, khả năng nuối được kỳ vọng hơn nếu từ 24 đến 28 tuần) có thể dẫn đến các nguy cơ sau:

  • Nhiễm trùng (cả mẹ và bé)
  • Rò rỉ nước ối trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi, sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Mẹ cần đặc biệt lưu ý ối rỉ hay ối vỡ trong 3 tháng giữa rất nguy hiểm cho thai kỳ. Nguy hiểm ra sao thì mẹ có thể xem thêm tại đây

>> Bạn có thể xem thêm: Vỡ ối bao lâu thì đẻ em bé? Cách mẹ vượt cạn thành công không nguy hiểm!

Mẹ bầu 3 tháng giữa bị rỉ ối phải làm sao?

Mẹ bầu 3 tháng giữa bị rỉ ối phải làm sao?

Nếu mẹ bầu 3 tháng giữa bị rỉ ối thì phải nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp kịp thời. Việc điều trị rò rỉ nước ối phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem rò rỉ có thực sự là nước ối hay không và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp.

  • Trước 22-24 tuần: Vì còn rất sớm và khả năng nuôi trẻ ở các tuổi thai này rất khó nên sẽ cân nhắc tuỳ tình trạng ra nước ối cũng như các dấu hiệu nhiễm trùng, chuyển dạ của mẹ.
  • Từ 24 đến 28 tuần: Khả năng nuôi được trẻ cực non cải thiện hơn, tuỳ vào từng cơ sở để xử trí thích hợp.

[inline_article id=303087]

Như vậy mẹ bầu đã biết tình trạng rỉ ối 3 tháng giữa thai kỳ rất nguy hiểm cho hai mẹ con. Nếu xuất hiện các dấu hiệu rỉ ối thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để các bác sĩ kịp thời can thiệp nhé.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 tốt hay xấu?

Để biết chồng 1990 và vợ 1994 sinh con năm 2023 có hợp không; hãy cùng bình giải sự hòa hợp của cặp đôi chồng tuổi Ngọ và vợ tuổi Tuất.

Bình giải tuổi chồng 1990 vợ 1994

Theo tử vi Đông Phương, muốn xem tuổi vợ chồng có hợp nhau không thì cần xét theo các yếu tố sau:

1. Yếu tố bản mệnh vợ chồng

Theo phong thủy ngũ hành, cặp chồng tuổi Ngọ và vợ tuổi Tuất có mệnh như sau:

  • Chồng 1990: Dương Thổ
  • Vợ 1994: Dương Hỏa

Mỗi mệnh trong ngũ hành sẽ có mối quan hệ tương khắc, tương sinh. Theo đó, tuổi hai vợ chồng bạn xét về mệnh thì hợp nhau sẽ giúp nhau phát triển mạnh mẽ và bồi đắp cho nhau. Tổng điểm là 2/2.

2. Yếu tố Can chi của vợ chồng

Để biết chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 có hợp không; chúng ta cần phải xét thêm sự hòa hợp của vợ chồng qua yếu tố Can chi.

  • Chồng 1990: Canh
  • Vợ 1994: Giáp

Khi xét sự tương tác âm dương ngũ hành của Thiên can thì Canh và Giáp là một cặp tương xung. Điều này có nghĩa là hai vợ chồng bạn không hợp nhau về yếu tố này. Khi kết hợp sẽ thường xảy ra xung đột và chống phá lẫn nhau đồng thời đẩy lùi sự hòa hợp. Vì thế, tổng điểm là 0/2.

>> Bạn có thể xem thêm: Chồng 1993 vợ 1994 sinh con năm 2023 có hợp tuổi không?

3. Yếu tố thập nhị Địa chi của vợ chồng

Bên cạnh việc xem tuổi sinh con năm 2023 của chồng 1990 vợ 1994; chúng ta cũng cần xem sự hòa hợp của vợ theo yếu tố Địa chi. Xét theo thập nhị Địa chi thì vợ chồng bạn sẽ có yếu tố như sau:

  • Chồng 1990: Ngọ
  • Vợ 1994: Tuất

Theo những đặc tính của từng Địa chi cũng sẽ tạo ra những cặp xung, hợp khác nhau được chia thành các mứ: Bình Hòa, Lục Hại, Tứ Tuyệt, Tương Hình,… và tốt nhất là Tam Hợp. Như vậy, yếu tố này hai vợ chồng bạn thuộc Tam Hợp nên tổng điểm là 2/2.

4. Yếu tố cung phi bát tự vợ chồng

  • Cung phi chồng 1990: Khảm
  • Cung phi vợ 1994: Ly

Ngoài ra, để xem chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 thì cũng nên xét độ hòa hợp của vợ chồng qua cung phi bát tự. Theo Bát Trạch, mỗi nam nữ sinh ra đều tương ứng với một cung phi (trạch cung). Theo đó tuổi vợ chồng bạn thuộc cung Diên Niên (hay còn gọi là Phúc Đức) mang lại cát lợi là những điều tốt đẹp. Điều này được xem là cuộc sống vợ chồng bạn sẽ hoà thuận, gia tăng tuổi thọ. Tổng điểm là 2/2.

5. Yếu tố cung phi chồng vợ

  • Ngũ hành cung phi chồng 1990: Thủy
  • Ngũ hành cung phi vợ 1994: Hỏa

Trong phong thủy, Thủy và Hỏa tương tác với nhau theo quan hệ tương khắc. Cả hai kìm hãm, bài trừ và cản trở sự sinh trưởng, phát triển của nhau. Như vậy tổng điểm sẽ là 0/2.

Với các yếu tố trên, cặp đôi chồng tuổi Ngọ và vợ tuổi Tuất có tổng điểm là 6/10 khá hợp nhau. Nếu biết cách hóa giải xung khắc thì gia đình sẽ êm ấm và hạnh phúc. Vậy chồng 1990 và vợ 1994 sinh con năm 2023 có hợp không? Hãy cùng MarryBaby điểm qua tử vi của ba mẹ và con nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2023 hợp tuổi bố mẹ nào để mang lại may mắn?

Tử vi của ba mẹ Canh Ngọ – Giáp Tuất và con Quý Mão

Chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 có tốt không?
Chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 có tốt không?

1. Tử vi tuổi ba Canh Ngọ 1990

  • Mệnh: Lộ Bàng Thổ (đất đường đi)
  • Tương hợp: Hỏa – Kim
  • Tương khắc: Thủy – Mộc
  • Thiên can: Canh
  • Địa chi: Ngọ
  • Tam hợp: Dần – Tuất – Ngọ
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

2. Tử vi tuổi mẹ Giáp Tuất 1994

  • Mệnh: Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi)
  • Tương hợp: Thổ – Mộc
  • Tương khắc: Thủy – Kim
  • Thiên can: Giáp
  • Địa chi: Tuất
  • Tam hợp: Dần – Tuất – Ngọ
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Sau khi xem tử vi của ba mẹ, chúng ta cũng cần tìm hiểu tử vi của con Quý Mão để xem tuổi sinh con năm 2023 của chồng 1990 vợ 1994 có hợp không nhé.

3. Tử vi tuổi con Quý Mão 2023

  • Mệnh: Kim Bạch Kim (vàng pha bạc)
  • Tương hợp: Thủy – Thổ
  • Tương khắc: Hỏa – Mộc
  • Thiên can: Quý
  • Địa chi: Mão
  • Tam hợp: Hợi – Mão – Mùi
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi Tân Mùi sinh con năm 2023 có tốt không? Ba mẹ nào sinh năm 1991 chớ bỏ qua

Chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 có được không?

Chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 có được không?

Để xem tuổi sinh con 2023 của cặp chồng tuổi Ngọ và vợ tuổi Tuất; chúng ta cần xét dựa trên 3 yếu tố Mệnh, Thiên can và Địa chi của ba mẹ và con.

1. Xét theo tuổi của ba Canh Ngọ 1990

  • Dựa vào tử vi của ba Canh Ngọ 1990 và con Quý Mão 2023, ta có mệnh của ba là Thổ, con là Kim. Dựa theo ngũ hành phong thủy, mệnh Thổ và Kim là tương sinh nên rất tốt.
  • Bên cạnh đó, Thiên can của ba là Canh và con là Quý. Theo tử vi âm dương là Canh và Quý là hai yếu tố bình hòa, không xung và không khắc lẫn nhau.
  • Cuối cùng là địa chi của ba là Ngọ và con là Mão. Hai con giáp Ngọ và Mão lại rơi vào cung Lục phá, cung xấu nên khi kết hợp sẽ không mang đến điều tốt đẹp.

Như vậy dựa vào ba yếu tố trên thì tuổi Canh Ngọ 1990 có thể sinh con Quý Mão năm 2023 vì có 2/3 yếu tố hòa hợp với nhau. Nhưng chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 có hợp không thì cần phải xem thêm tuổi vợ với con nữa nhé.

2. Xét theo tuổi của mẹ Giáp Tuất 1994

  • Dựa theo mệnh của mẹ và con thì mẹ có mệnh Hỏa và con có mệnh Kim. Theo phong thủy ngũ hành thì mệnh Hỏa và Kim là hai mệnh tương khắc, khi kết hợp sẽ rất xấu nên không hợp nhau.
  • Với yếu tố Thiên Can, tuổi mẹ có Thiên Can là Giáp và con là Quý. Theo tử vi phương Đông, Giáp và Quý là hai yếu bình hòa, không xung và không khắc với nhau.
  • Cuối là yếu tố Địa chi, với mẹ là Tuất và con là Mão. Theo tử vi, tuổi Tuất và Mão là hai tuổi thuộc Lục Hợp khi kết hợp rất tốt sẽ giúp nhau phát triển hơn.

Theo 3 yếu tố trên thì tuổi Giáp Tuất khá hợp để sinh con năm 2023. Như vậy chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 Quý Mão là rất tốt. Nếu vợ chồng bạn muốn sinh con năm nay thì hãy nhanh chóng lên kế hoạch thụ thai ngay từ bây giờ nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi Thìn sinh con năm 2023 có tốt không và câu trả lời cho bố mẹ quan tâm

Chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 tháng nào tốt?

Chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 là rất tốt
Chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 là rất tốt

Cuộc đời của mỗi người sẽ có nhiều yếu tố khác nhau để quyết định vận mệnh tốt xấu. Một trong những yếu tố đó chính là tháng sinh. Chồng 1990 vợ 1994 muốn sinh con năm 2023 thì hãy tham khảo những tháng sinh con 2023 tốt dưới đây:

  • Tháng 1: Người có vận khí tốt, tuy nhiên đầu óc thường phải lo toan tính toán.
  • Tháng 2: Em bé sẽ khó khăn khi còn trẻ nhưng sẽ được hưởng phúc đức khi về già.
  • Tháng 3: Con là người có tính cách hòa đồng, năng động, có nhiều bạn bè, quý nhân phù trợ.
  • Tháng 4: Con sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, gia đình đầm ấm, con cái hiển vinh.
  • Tháng 5: Cuộc đời, sự nghiệp của con rất hanh thông, cuộc sống dư dả, cuối đời gặp may mắn.
  • Tháng 6: Em bé này có tài quản lý, sự nghiệp hưng vượng, mọi việc thành công như ý.
  • Tháng 7: Con sẽ là người đáng tin cậy, vừa có tài vừa có chí, dễ làm nên nghiệp lớn.
  • Tháng 8: Con sẽ gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống và dễ vượt qua mọi khó khăn.
  • Tháng 9: Số mệnh của em bé này khá tốt, gia đạo bình yên, vinh hoa phú quý.
  • Tháng 10: Con là người có số trường thọ, cuộc sống sung túc.
  • Tháng 11: Con là người ít gặp may mắn trong cuộc sống nhưng có ý chí kiên cường.
  • Tháng 12: Con phải thật cố gắng, kiên trì thì mới có thể thành công.

Chồng 1990 vợ 1994 nên sinh con năm nào?

Như vậy những thông tin trên đã giúp xem tuổi sinh con năm 2023 của chồng 1990 vợ 1994 rồi. Nếu bạn muốn sinh thêm em cho bé Quý Mão thì cặp đôi chồng tuổi Ngọ vợ tuổi Tuất nên sinh con vào năm Ất Tỵ (2025), Kỷ Dậu (2029) là những năm tốt hợp với vợ chồng bạn.

[inline_article id=285584]

Hy vọng với những thông tin trên nếu chồng 1990 vợ 1994 muốn sinh con năm 2023 thì rất tốt. Nhưng nếu chồng 1990 vợ 1994 chưa sinh con năm 2023 được thì cũng không sao vì con cái là lộc Trời ban. Vợ chồng bạn hãy chuẩn bị để đón nhận món quà ấy bất cứ lúc nào nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Làm gì khi có dấu hiệu sinh non? Mẹ lưu ý để tránh biến chứng cho con!

Vậy cần làm gì khi có dấu hiệu sinh non để giảm nguy cơ gặp biến chứng sau sinh cho em bé?

Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu sinh non?

Để biết khi mẹ bầu có dấu hiệu sinh non nên làm gì; trước tiên bạn cần phải nhận diện được các dấu hiệu sinh non dưới đây:

  • Vỡ ối sớm
  • Đau bụng nhẹ
  • Đau lưng dai dẳng và âm ỉ
  • Dịch tiết âm đạo có lẫn máu
  • Cảm giác nặng vùng chậu hoặc bụng dưới
  • Xuất hiện các cơn co thắt bụng thường xuyên

Vậy khi thấy dấu hiệu sinh non mẹ nên làm gì? Khi đó, mẹ cần phải nhanh chóng đi đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán y tế để quyết định các phương pháp can thiệp kịp thời để giúp em bé được sinh ra khỏe mạnh nhất.

>> Bạn có thể xem thêm: Ngôi thuận bao lâu thì sinh, mẹ xem ngay để chuẩn bị chu đáo nhé!

Bác sĩ làm gì khi mẹ có dấu hiệu sinh non?

Bác sĩ làm gì khi mẹ có dấu hiệu sinh non?
Bác sĩ làm gì khi mẹ có dấu hiệu sinh non?

Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ làm gì khi mẹ có dấu hiệu sinh non? Bác sĩ sẽ chẩn đoán dấu hiệu sinh non qua tiền sử bệnh và các yếu tố có thể dẫn đến sinh non qua tình trạng sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn có các dấu hiệu sau sẽ có thể được chẩn đoán là sinh non:

  • Xuất hiện các cơn co thắt tử cung đều đặn
  • Cổ tử cung bắt đầu mềm, mỏng và mở (giãn ra) trước 37 tuần của thai kỳ

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sinh non như:

  • Khám vùng chậu: Bác sĩ có thể đánh giá độ cứng và mềm của tử cung cũng như kích thước và vị trí của em bé.
  • Theo dõi tử cung: Bác sĩ có thể sử dụng máy theo dõi tử cung để đo thời gian và khoảng cách giữa các cơn co thắt của bạn.
  • Siêu âm: Phương pháp siêu âm qua âm đạo có thể được sử dụng để đo chiều dài cổ tử cung và kiểm tra các vấn đề của thai nhi hoặc nhau thai, xác nhận vị trí của thai nhi, đánh giá thể tích nước ối và ước tính cân nặng của em bé.
  • Xét nghiệm: Bác sĩ có thể lấy một miếng gạc y tế lấy dịch tiết âm đạo của bạn để kiểm tra sự hiện diện của một số bệnh nhiễm trùng và fibronectin của thai nhi (chất hoạt động giống như chất keo dính giữa túi thai nhi và niêm mạc tử cung) được thải ra trong quá trình chuyển dạ.

>> Bạn có thể xem thêm: Dọa sinh non có nên uống nước dừa không? Lời bật mí đầy bất ngờ!

Cách điều trị khi có dấu hiệu sinh non

Khi bạn có dấu hiệu sắp sinh, thì không có thuốc hoặc thủ tục phẫu thuật nào để ngừng chuyển dạ, ngoại trừ phương pháp tạm thời.

1. Điều trị để hoãn sinh con với thuốc

Tiêm thuốc và dùng thuốc chính là cách bác sĩ làm khi bạn có dấu hiệu sinh non. Phương pháp này được thực hiện như sau:

  • Thuốc giảm co: Bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng một loại thuốc gọi là thuốc giảm co để tạm thời làm chậm các cơn co thắt. Thuốc này có thể được sử dụng trong 48 giờ để trì hoãn chuyển dạ sinh non để cho phép corticosteroid hoạt động tối đa hoặc khi bạn cần chuyển đến bệnh viện có thể chăm sóc đặc biệt cho em bé sinh non.
  • Magie sunfat: Bác sĩ cho bạn dùng magie sulfat nếu có nguy cơ sinh cao trong khoảng từ tuần 24-32 của thai kỳ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ mắc một loại tổn thương nào đối với trẻ sinh ra trước 32 tuần tuổi thai.
  • Corticosteroid: Loại thuốc này giúp thúc đẩy sự trưởng thành phổi của thai nhi. Nếu bạn đang trong khoảng từ 23-34 tuần có dấu hiệu sắp sinh trong 1-7 ngày tới, bác sĩ có thể sẽ khuyên dùng corticosteroid. Khi bạn có nguy cơ sinh con khoảng từ 34-37 tuần thì bác sĩ cũng có thể khuyên dùng steroid.

Tiêm thuốc là cách bác sĩ làm khi mẹ có dấu hiệu sinh non

2. Điều trị hoãn sinh non do vấn đề về tử cung

Đối với thai phụ có vấn đề về tử cung thì bác sĩ sẽ làm gì khi có dấu hiệu sinh non? Nếu bạn có nguy cơ sinh non vì cổ tử cung ngắn. Bác sĩ có thể đề nghị áp dụng thủ thuật phẫu thuật gọi là khâu cổ tử cung. Trong thủ thuật này, cổ tử cung được khâu kín bằng chỉ khâu chắc chắn.

Thông thường, các mũi khâu sẽ được cắt bỏ sau 36 tuần của thai kỳ. Nếu cần thiết, các mũi khâu có thể được gỡ bỏ sớm hơn. Khâu cổ tử cung có thể được khuyến nghị nếu bạn mang thai dưới 24 tuần, bạn có tiền sử sinh non sớm và siêu âm cho thấy cổ tử cung đang mở hoặc chiều dài cổ tử cung dưới 25 mm.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu dọa sinh non: Mẹ bầu cần cẩn trọng nếu không muốn nguy hiểm cho con!

3. Điều trị hoãn sinh non nếu có tiền sử sinh non

Nếu bạn có tiền sử sinh non thì bác sĩ sẽ làm gì khi có dấu hiệu sinh non? Lúc đó, bác sĩ có thể đề nghị tiêm hàng tuần một dạng hormone progesterone gọi là hydroxyprogesterone caproate bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ hai cho đến tuần 37 của thai kỳ.

Ngoài ra, nếu bạn được chẩn đoán có cổ tử cung ngắn trước tuần 24 của thai kỳ. Bác sĩ cũng có thể đề nghị đưa hormone progesterone vào âm đạo để phòng ngừa sinh non cho đến tuần 37 của thai kỳ.

[inline_article id=302373]

Như vậy với những thông tin trên hy vọng bạn sẽ biết nên làm gì khi có dấu hiệu sinh non. Quan trọng hơn hết, khi thấy có dấu hiệu sắp sinh non, mẹ cùng người thân cần đến bệnh viện sớm để được bác sĩ can thiệp kịp thời nhé.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Ho mọc tóc tháng thứ mấy? Có phải dấu hiệu mẹ nên cẩn trọng không?

Để biết tình trạng ho mọc tóc ở tháng thứ mấy, hãy đọc phần dưới đây của bài viết để biết thêm chi tiết.

Hiện tượng ho mọc tóc là như thế nào?

Ho mọc tóc là quan niệm của dân gian ngày xưa chỉ hiện tượng phụ nữ mang thai bị ho khan. Hiện tượng này thường xảy ra khi vào giai đoạn thai nhi bắt đầu mọc tóc, lông mi, lông mày và các sợi lông li ti trên cơ thể. Vậy tình trạng ho mọc tóc ở tháng thứ mấy? Hãy theo dõi phần dưới đây của bài viết để có câu trả lời nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có được uống thuốc không?

Mẹ bầu ho mọc tóc vào tháng thứ mấy?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết ho mọc tóc ở tháng thứ mấy của thai kỳ? Theo ông bà xưa thì hiện tượng ho mọc tóc sẽ xuất hiện khi thai nhi bắt đầu mọc lông và tóc. Tức là khi thai nhi được khoảng 14 tuần của thai kỳ. Thông thường, vào tuần thứ 14 của thai kỳ các lớp lông mềm trên cơ thể của em bé sẽ bắt đầu phát triển. Tóc, lông mi và lông mày cũng sẽ bắt đầu hình thành từ giai đoạn này trở đi.

Mẹ bầu ho mọc tóc vào tháng thứ mấy?
Mẹ bầu ho mọc tóc vào tháng thứ mấy?

Nguyên nhân mẹ bầu bị ho khi mang thai

Ho mọc tóc theo quan niệm dân gian là do em bé mọc lông và tóc. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng này theo lý giải khoa học là do mẹ có thể gặp một số tình trạng dưới đây:

  • Nhiễm vi-rút: Cảm lạnh hoặc cúm thông thường do nhiễm vi-rút cũng có khả năng gây ho khan.
  • Dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng do tiếp xúc với chất gây dị ứng có thể gây kích ứng đường dẫn khí gây ho khan.
  • Khả năng miễn dịch thấp: Hệ thống miễn dịch khi mang thai bị suy yếu và có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và dị ứng dẫn đến ho khan.
  • Ợ nóng: Nếu các chất có tính axit xâm nhập vào đường hô hấp có thể dẫn đến viêm niêm mạc đường hô hấp gây ho khan khi mang thai.
  • Hen suyễn: Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn trước khi mang thai. Điều này có thể khiến bạn bị khó thở và ho khan khi mang thai.
  • Viêm mũi dị ứng: Đây là tình trạng viêm và kích ứng màng nhầy bên trong mũi do quá mẫn cảm. Nồng độ estrogen cao trong cơ thể có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này ho khi mang thai.
  • Các chất gây ô nhiễm không khí: Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí, chẳng hạn như khói bụi, khí gây kích ứng hoặc khói thuốc lá sẽ gây kích ứng cổ họng và có thể dẫn đến ho khan.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị viêm xoang xem ngay 9 cách khắc phục đơn giản, ai cũng làm được nhé!

Biểu hiện ho mọc tóc khi mang thai là gì?

Biểu hiện ho mọc tóc khi mang thai là gì?

Như vậy, bạn đã biết nguyên nhân và tình trạng ho mọc tóc vào tháng thứ mấy rồi. Vậy biểu hiện của tình trạng này gồm các dấu hiệu sau:

Ho mọc tóc có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sau khi bạn đã hiểu về tình trạng ho mọc tóc ở tháng thứ mấy thai kỳ. Chúng ta hãy tìm hiểu tình này có ảnh hưởng đến thai nhi không. Thực tế, mẹ bầu bị ho mọc tóc sẽ không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Ho khan chỉ làm giảm khả năng miễn dịch của mẹ chứ không ảnh hưởng đến con.

Thai nhi có bản chất kiên cường và được bảo vệ bởi nhau thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không điều trị ho, cảm lạnh hoặc cúm trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ và dẫn đến suy yếu khi sinh. Để phòng ngừa, hãy ăn uống lành mạnh và đi khám định kỳ.

Cách chữa ho mọc tóc cho mẹ bầu

1. Chế độ dinh dưỡng

  • Ăn tỏi sống cũng có thể chữa ho khan.
  • Ăn kẹo cứng hoặc ngậm đá viên trong ngày.
  • Uống trà ấm hoặc súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm.
  • Ngậm một lát chanh rắc một chút hạt tiêu đen để giảm cường độ ho.
  • Uống nước cam để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm ho khan.
  • Súp ấm, trà và nước pha với mật ong cũng là những phương thuốc tốt.
  • Một tách trà hoa cúc ấm có thêm mật ong cũng có thể giúp giảm ho khan.
  • Uống si-rô ho khi mang thai là một phương pháp chữa ho và đau họng khác.
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp giảm ho khan.
  • Một biện pháp khắc phục tại nhà tốt cho chứng ho nặng là nước ấm pha với nước cốt chanh.
  • Bạn có thể làm si-rô ho tự nhiên tại nhà bằng cách trộn nước ép hành tây với mật ong và uống.
  • Ăn 2 đến 3 miếng tỏi sống xắt nhỏ hoặc nghiền trong bữa ăn của bạn để giảm bớt các triệu chứng ho khan.
  • Lấy lá húng quế và mật ong, nghiền chúng thành bột nhão mịn. Ăn thứ này hàng ngày để làm dịu cơn ho khan.
  • Một cách chữa bệnh tốt khác là giữ nước suốt cả ngày với các loại thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, cà chua, cam, bưởi…
  • Nếu ho khan do trào ngược axit, bạn có thể thay đổi tần suất và số lượng bữa ăn, đồng thời duy trì tư thế ngồi, đứng và ngủ lành mạnh.
  • Chuẩn bị súp gà và thêm hành tây để có hương vị thơm ngon. Pha chế này sẽ cung cấp dinh dưỡng cũng như làm dịu dinh dưỡng của bạn.
  • Các biện pháp khắc phục tại nhà cho chứng ho khan khi mang thai bao gồm kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh giàu vitamin và khoáng chất.
Khi đã biết mẹ bầu bị ho mọc tóc tháng thứ mấy; bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa
Khi đã biết mẹ bầu bị ho mọc tóc tháng thứ mấy; bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa

2. Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Bên cạnh vấn đề ho mọc tóc vào tháng thứ mấy; bạn cần lưu ý chế độ sinh hoạt dưới đây để ngăn ngừa tình trạng này.

  • Lắp đặt máy tạo độ ẩm để giảm nghẹt mũi.
  • Kê đầu lên một bộ gối để thở dễ dàng hơn.
  • Giữ khoảng cách với những người đang bị cảm cúm.
  • Ngủ đủ giấc giúp chữa lành cơ thể và kích thích phục hồi.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ đánh bại nhiễm trùng và bệnh tật tốt hơn bất cứ điều gì khác.
  • Thoa lên ngực tinh dầu bạc hà có thể làm thông mũi và giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Tránh các chất gây dị ứng làm trầm trọng thêm tình trạng ho khan như bụi, bẩn và các chất ô nhiễm độc hại khác.
  • Uống nhiều nước sẽ cho phép bạn giữ nước và loại bỏ các độc tố có hại, chất nhầy và các yếu tố lạ khác ra khỏi cơ thể.
  • Tắm nước ấm hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm để tăng độ ẩm trong không khí và giảm ho khan.
  • Tập thể dục thường xuyên để chống lại các triệu chứng ho khan. Bổ sung các bài tập này với men vi sinh và vitamin trước khi sinh cũng được khuyến khích.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm có tác dụng trên các vùng bị viêm và loại bỏ chất lỏng dư thừa. Nó cũng hỗ trợ làm loãng chất nhầy và loại bỏ các chất kích thích khỏi cổ họng và đường mũi.
  • Một số loại thuốc có tác dụng trị ho khan hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào là Acetaminophen (hạ sốt, nhức đầu và đau nhức), viên ngậm (để giảm đau họng) và Codein và Dextromethorphan (để giảm ho khan).

[inline_article id=267589]

Như vậy bạn đã biết là tình trạng ho mọc tóc ở tháng thứ mấy rồi phải không? Thông thường tình trạng này thường xuất hiện vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Vì thế bạn cần chú ý xây dựng một chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất, cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa tình trạng này nhé.