Bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi biết mình mang thai, mẹ ắt hẳn còn rất nhiều bỡ ngỡ. Đừng lo! Chuyên mục này như một cẩm nang thu nhỏ để hành trình của mẹ cùng bé yêu nhẹ tênh trông thấy.
Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin hàng ngày có chứa 30 miligram (mg) sắt. Tuy nhiên, một số phụ nữ lại gặp phải vấn đề với việc uống vitamin khi mang thai, đặc biệt là những loại chứa nhiều chất sắt.
Nếu gặp phải vấn đề trên, bạn nên kiểm tra hàm lượng từng chất được ghi trên bao bì. Trong trường hợp viên vitamin bạn uống chứa nhiều hơn 30 mg chất sắt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang loại thấp hơn, miễn sao đảm bảo mẹ không bị nguy cơ thiếu máu.
Mẹ cũng có thể uống vitamin và ăn kèm chút thức ăn nhẹ hoặc uống trước khi đi ngủ để giảm tình trạng khó chịu.
Dù muốn dù không, việc uống vitamin khi mang thai là thật sự cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh
Nếu kích thước của viên thuốc quá to, mẹ có thể chia làm 2 để uống hoặc chuyển sang viên nhai, uống vitamin dạng lỏng, viên bé hơn không chứa canxi… Mẹ có thể dùng thuốc chứa canxi riêng hoặc chăm uống sữa để cung cấp lượng canxi cần thiết.
Thêm vào đó, các mẹ cần lưu ý đến sự có mặt của vitamin B6 trong những viên thuốc bổ sung vì có thể giúp phụ nữ chữa buồn nôn trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, nên bổ sung axit folic thường xuyên. Phụ nữ dùng axit folic trong những tháng trước và sau khi sinh có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở bé lên đến 70%. Liều khuyến cáo của axit folic là 400 microgram (mcg) mỗi ngày nếu bạn đang cố gắng thụ thai và 600 mcg nếu biết chính xác đã mang thai.
Cuối cùng, nếu đã thử đủ mọi cách mà tình trạng buồn nôn do uống vitamin khi mang thai vẫn không cải thiện, bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn thêm.
Một khi cổ tử cung của bạn giãn ra hết cỡ, giai đoạn tiếp theo của quá trình sinh con bắt đầu: thai nhi đi xuống lần cuối và chuẩn bị ra đời. Để biết rõ hơn về quá trình sinh thường như thế nào, bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Khi chuẩn bị sinh, phụ nữ sẽ trải qua 2 kỳ co thắt. Sau kỳ co thắt mạnh đầu tiên, phụ nữ sẽ trải qua đợt co thắt tiếp theo do áp lực tống đẩy em bé ra ngoài.
Tử cung co bóp sẽ gây sức ép lên bé để di chuyển bé xuống đường sinh. Vì vậy, nếu mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, bạn nên từ tốn để cho tử cung làm việc, cho đến khi cảm thấy sự thôi thúc từ bên trong làm cho bạn muốn đẩy em bé ra ngoài. Việc chờ đợi này giúp bạn đỡ mất sức và đuối vào phút cuối.
Tuy nhiên, trong nhiều bệnh viện, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí từng cơn co thắt với nỗ lực thúc bé nhanh di chuyển xuống phía dưới để tăng tốc quá trình sinh con thay vì chờ đợi. Vì vậy, nên nói cho bác sĩ biết nếu bạn muốn đợi cho đến khi cảm thấy một sự thôi thúc tự nhiên để sinh con.
Nếu bạn chọn cách gây tê ngoài màng cứng khi sinh con có thể làm giảm sự thôi thúc đẩy này, vì vậy bạn có thể không nhận thấy cảm giác co thắt này cho đến khi đầu em bé đã ló ra một chút. Sự kiên nhẫn sẽ làm cho quá trình này kỳ diệu hơn.
Quá trình sinh thường như thế nào trong những bước tiếp theo? Dưới đây là những bước mà bà đẻ nên thực hiện khi con yêu xuống đường sinh, lộ đỉnh đầu và khi đầu em bé ra ngoài.
Quá trình sinh thường như thế nào khi bé chuyển xuống đường sinh?
Quá trình sinh thường như thế nào? Bước đầu tiên là bé di chuyển xuống đường sinh. Sự di chuyển xuống dưới của bé có thể diễn ra nhanh chóng ở giai đoạn cuối của quá trình sinh con. Tuy vậy, đối với việc sinh con lần đầu, việc này diễn ra chậm hơn. Nếu bạn đang tích cực rặn đẩy tự nhiên sẽ gây sức ép làm cho bé tiếp tục di chuyển xuống dưới qua đường sinh.
Khi các cơn co thắt đi qua và tử cung của bạn được nghỉ ngơi, đầu của bé sẽ hơi rút xuống một chút theo nguyên tắc “xuống 2 bước lên 1 bước”. Thử các tư thế khác nhau để rặn cho đến khi tìm thấy tư thế phù hợp với bạn một cách có hiệu quả. Việc thay đổi tư thế liên tục trong lúc sinh con là chuyện bình thường.
Quá trình sinh thường như thế nào khi bé lộ đỉnh đầu?
Sau một thời gian, đáy xương chậu của bạn, phần mô giữa âm đạo và trực tràng, sẽ bắt đầu phình ra cùng với mỗi lần rặn đẩy. Chẳng bao lâu sau, da đầu của bé sẽ lộ ra. Đây là một khoảnh khắc rất tuyệt và là dấu hiệu cho thấy cuối cùng quá trình sinh con cũng đã gần kết thúc. Bạn có thể yêu cầu xem qua gương để có thể nhìn thấy phần đầu tiên trong cơ thể của con bạn. Bạn có thể cố gắng cúi xuống và chạm vào đỉnh đầu của bé.
Bây giờ sự thôi thúc để đẩy trở nên hấp dẫn hơn. Với từng cơn co thắt, đầu của bé sẽ ngày càng ló ra nhiều hơn. Lúc này, áp lực đầu của bé vào đáy chậu của bạn sẽ rất mạnh. Bạn có thể cảm thấy trong người rất nóng hoặc cảm giác như bị châm chích vì các mô của bạn bắt đầu được căng ra.
Quá trình sinh thường như thế nào khi đầu em bé ra ngoài?
Đầu em bé vẫn tiếp tục đi xuống phía dưới cùng với mỗi lần bạn dùng lực đẩy bé xuống cho đến khi đầu bé lọt ra ngoài. Đây cũng là lúc phần rộng nhất của đầu bé được nhìn thấy. Niềm vui sinh con ngày một dâng lên khi lần lượt từng phần trên khuôn mặt bé xuất hiện: trán, mũi, miệng và cuối cùng là cằm.
Khoảnh khắc khi sinh con là điều mà bạn sẽ nhớ mãi về sau này
Sau khi đầu em bé xuất hiện, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn sẽ kéo bé ra dần dần rồi lần lượt hút chất nhầy trong mũi và miệng cho bé. Sau đó, họ kiểm tra xem dây rốn có quấn cổ bé hay không. Nếu dây rốn quấn xung quanh cổ của em bé, bác sĩ sẽ kéo nó qua đầu bé. Nếu cần, họ sẽ kẹp và cắt nó.
Sau đó, đầu của bé sẽ quay sang một bên khi vai bé bắt đầu xoay bên trong xương chậu của bạn để chuẩn bị đi ra. Với cơn co thắt tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn để dùng lực đẩy khi vai bé ló ra, rồi đến cơ thể của bé được đẩy ra ngoài. Quá trình sinh con đã hoàn tất!
Cuối cùng, bạn đã đươc ôm bé vào lòng!
Khi từ bụng mẹ chuyển qua sống trong bầu khí quyển, bé cần phải được giữ ấm và được lau khô bằng khăn. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể sẽ nhanh chóng hút miệng và mũi bé một lần nữa nếu như bé còn nhiều chất nhầy trong đường hô hấp.
Nếu không có gì bất thường, bé sẽ được đặt lên bụng của bạn để bạn có thể chạm vào, hôn hay chỉ đơn giản là nhìn bé. Sự tiếp xúc da thịt với mẹ sẽ làm cho bé dễ chịu và ấm áp. Bé sẽ được quấn kỹ trong một tấm chăn ấm áp và có lẽ bé sẽ được đội chiếc mũ đầu tiên của mình để giữ ấm cơ thể.
Bác sĩ sẽ kẹp dây rốn của bé ở hai vị trí và sau đó sẽ cắt khoảng giữa 2 vị trí này. Chồng của bạn có thể sẽ được vinh dự mời làm việc này.
Lúc này bạn sẽ đắm chìm trong những cảm xúc lẫn lộn như hưng phấn, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên cảm giác căng thẳng cũng được giảm đi. Sau đó, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hay tràn đầy năng lượng,…
Giai đoạn thứ 2 sẽ kéo dài trong bao lâu?
Toàn bộ giai đoạn thứ hai có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nếu không dùng cách gây tê ngoài màng cứng, thời gian trung bình là gần một giờ cho lần sinh con đầu tiên và khoảng 20 phút nếu bạn đã từng sinh qua ngã âm đạo trước đó. Nếu bạn lựa chọn gây tê ngoài màng cứng, giai đoạn này thường kéo dài lâu hơn.
Đây là danh sách những việc cần làm khi mang thai cho đến lúc sinh con. Bạn nhớ lưu giữ lại và đánh dấu xem những gì bạn đã làm, những gì đang và sẽ làm cho con yêu của mình nhé!
Việc này không dễ, rất cần ở bạn sự tế nhị và khéo léo. Nhưng khi thành công, hẳn vợ chồng bạn cũng như bé con sắp chào đời sẽ nhận được nhiều hơn nữa tình yêu thương, vun đắp từ cả hai bên nội ngoại. MarryBaby xin được gợi ý một vài cách giúp bạn đặt tên con để “lấy lòng” các cụ nhà mình.
Chấm dứt ý nghĩ “độc quyền” đặt tên cho con
Đương nhiên, sinh con ra thì bạn có quyền tự lựa chọn đặt tên cho bé. Nhưng bạn hãy nghĩ, sẽ tuyệt vời hơn nếu như cái tên của con là sự gửi gắm những mong ước tốt đẹp nhất không những của bố mẹ mà còn ông bà nội ngoại hai bên – những người thân yêu nhất.
Đây là cách ứng xử khéo léo thể hiện sự tôn trọng, biết ơn đấng sinh thành ra mình. Nội ngoại hai bên sẽ cảm thấy hài lòng với dâu hiền rể thảo. Với bé, chắc chắn bạn tự hào mà nói với con rằng: Con có một cái tên thật ý nghĩa. Tất cả mọi người trong gia đình đã gửi những yêu thương, ước vọng vào chính cái tên của con đó!
Tham khảo ý kiến
Nhớ là bạn phải tham khảo ý kiến của cả nội và ngoại để không làm mất lòng bên nào nhé. Đừng để ông bà ngoại thấy tủi vì nghĩ rằng bạn trọng bên nội hơn hoặc ngược lại.
Đã có không ít những câu chuyện cười ra nước mắt bởi cảnh “thông gia đại chiến” về chuyện đặt tên cho đứa cháu cưng. Những căng thẳng, mất lòng nhau giữa hai bên khiến vợ chồng bạn phải đau đầu.
Để tránh tình trạng này xảy ra, ngay từ đầu vợ chồng bạn và hai bên nội ngoại phải thống nhất về cách giải quyết vấn đề trong “hòa bình”.
Nếu có thể, bạn nên ghép tên yêu thích của cả bên nội và bên ngoại. Chẳng hạn bên nội muốn đặt bé tên Phúc, bên ngoại thích cháu mình tên Đức hơn. Bé nhà bạn sẽ có một cái tên là Phúc Đức. Tên của con vừa hay, ý nghĩa mà lại vừa lòng nội ngoại hai bên đúng không nào?
Nếu không muốn ghép, bạn cũng có thể cho bé hai cái tên, một tên chính thức và tên ở nhà. Nội ngoại hai bên hẳn sẽ rất vui.
Không đặt trùng tên
Phong tục của ông bà ta từ trước tới nay vẫn kiêng cữ đặt tên con cháu mình trùng tên với ai đó trong họ hàng. Do đó bạn phải hết sức tế nhị.
Nhiều cặp vợ chồng đã tìm được một cái tên ưng ý cho con sau một quá trình vất vả tìm tòi. Vậy mà sau khi hoàn tất thủ tục làm giấy khai sinh cho con mới “té ngửa” vì lỡ đặt trùng tên với ông chú họ. Bên nội tuy không nói ra nhưng cũng không mấy hài lòng.
Đặt tên cho con làm sao vừa lòng hai bên nội-ngoại là một vấn đề nan giải.
Để không rơi vào tình cảnh khó xử đó, trước tiên hai vợ chồng phải rà soát thật kỹ tên của anh em họ hàng. Khi đã chọn cho bé một cái tên ưng ý, không “đụng hàng”, chắc ăn hơn bạn nên hỏi lại người lớn một lần nữa. Đây cũng là một trong những ứng xử khéo léo làm hài lòng gia đình nội ngoại hai bên.
Tên mang nghĩa vinh quang
Một người thông minh, thành đạt sẽ mang lại tiếng thơm, lòng tự hào cho dòng họ. Vậy nên bạn hãy chọn một cái tên mang ý tốt đẹp, làm rạng danh dòng họ mai sau để đặt cho con nhé.
Những tên như: Minh, Hiếu, Hiển, Duy, Học, Tư, Văn, Thư, Cần, Hưng, Đạt, Diệu, Vinh, Hoa, Vương, Doanh, Phong, Thịnh, Hằng, Ngọc, Lộc… sẽ là lựa chọn sáng suốt khi bạn muốn gửi gắm niềm mong ước con sẽ thông minh, thành đạt, lưu danh cho dòng họ mai sau.
Vài gợi ý nhỏ, mong rằng bạn sẽ thành công trong việc đặt tên con vừa lòng cả hai bên gia đình nội ngoại. Để niềm vui khi con ra đời không chỉ là của riêng hai vợ chồng mà còn nhân lên gấp bội nhờ có sự vun đắp của nội ngoại hai bên.
Hiểu được nỗi lòng của các bậc phụ huynh, MarryBaby xin tổng hợp những cách đặt tên cho con từ A – Z. Hy vọng với kinh nghiệm trong việc xem tên cho con này sẽ giúp các bạn chọn được những cái tên hay và mang đến may mắn.
Ý nghĩa của việc đặt tên con
Trước tìm hiểu những cách đặt tên cho con, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa từ những cái tên hay:
Tên họ được phân biệt người này với người kia, để xưng hô giao tiếp trong cuộc sống. Mặt khác, cái tên còn giúp người ta phân biệt được giới tính của một người.
Những cái tên hay còn ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh của một đời người. Vì cái tên sẽ đi theo cả cuộc đời của một người.
Họ và tên thể hiện quan niệm tư tưởng và văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Họ thuộc về khía cạnh gia đình. Tên là do bố mẹ hoặc họ hàng thân thuộc đặt cho.
Việc đặt tên cho con cũng là sự gửi gắm mơ ước, hy vọng và lời chúc đến con cái. Vì thế, cái tên như một món quà to lớn đầu tiên mà ba mẹ dành cho con yêu.
Tổng hợp những cách đặt tên cho con
1. Những cái tên hay theo họ
Theo quan niệm văn hóa Á Đông, cái họ mang ý nghĩa đại diện cho một dòng tộc. Họ cũng đại diện cho đẳng cấp và gia thế của một dòng tộc. Cách đặt tên con theo họ gồm 2 cách:
Đặt theo một mẫu chung của dòng tộc. Chẳng hạn như: Tên con trai hay họ Nguyễn thường đặt là Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Công…
Đặt tên cho con theo ước nguyện và hy vọng của gia tộc dành cho con. Ví dụ như: Ba mẹ đặt tên con là Nguyễn Minh Đạt mong con sẽ là người thông minh và thành đạt.
Bạn có thể tham khảo những cách đặt tên theo họ sau:
Xem tên cho con theo phong thủy đang là xu hướng của các ba mẹ trẻ hiện nay. Một cái tên hợp mệnh ngũ hành không những giúp cuộc đời con cái được thuận lợi. Không những thế, những cái tên theo phong thủy còn giúp ba mẹ gặp thêm nhiều may mắn.
Bạn có thể tham khảo những cách đặt tên cho con theo phong thủy sau:
Bên cạnh những cách đặt tên con theo họ hay hợp phong thủy, nhiều ba mẹ cũng chọn tên những cái tên hay cho con theo chữ cái. Bởi vì nhiều gia đình có xu hướng đặt tên cho con theo chữ cái để tạo nên một nét đặc trưng của gia tộc như Thúy, Thủy, Thùy, Tiên, Tiến, Thanh, Thành…
Dưới đây là những cách đặt tên con theo chữ cái bạn có thể tham khảo:
Bên cạnh việc đặt tên khai sinh cho con, thì nhiều ba mẹ cũng đặt thêm tên ở nhà cho cục cưng. Đây có thể là một nickname đáng yêu mà ba mẹ muốn đặt làm kỷ niệm cho con yêu. Hoặc đó có thể là một biệt danh dễ thương để chỉ tính cách, ngoại hình hay sở thích của con.
Bạn có thể tham khảo những cách đặt tên cho con ở nhà dưới đây nhé!
Bên cạnh việc đặt tên cho con tiếng Việt hoặc tên nghĩa Hán Việt theo truyền thống; xu hướng các ba mẹ trẻ hiện nay rất hội nhập. Các bậc phụ huynh còn đặt tên phụ cho con yêu theo các ngôn ngữ khác nhau. Điều này sẽ giúp con có một cái tên tiếng nước ngoài có thể tham gia vào các câu lạc bộ ngôn ngữ, lớp học ngoại ngữ hoặc tương lai làm ở một công ty đa quốc gia…
Bạn có thể tham khảo các tên nước ngoài theo nhiều ngôn ngữ sau đây:
[key-takeaways title=”Kinh nghiệm đặt tên cho con”]
Tên gọi nên thể hiện được giới tính của con để tránh việc không biết phân biệt nam hay nữ nếu chưa gặp mặt.
Bạn có thể dựa vào tên gọi của người thân trong gia đình để đặt tên cho con sao cho có sự liên kết về dòng họ, gia phả hoặc ý nghĩa tượng trưng.
Bạn có thể trò chuyện cùng người bạn đời của mình về nguyện vọng của cả hai để lấy ý tưởng cho việc đặt tên con.
Sử dụng internet như là một trợ thủ đắc lực trong việc tìm kiếm ý nghĩa những cái tên mà mình suy nghĩ được.
Cuối cùng, bạn không nên đặt tên cho con trùng tên với người có vai lớn hơn trong gia đình. Điều này sẽ gây mất lòng và mang đến nhiều chuyện không vui cho mọi người.
[/key-takeaways]
[inline_article id=273326]
Một cái tên hay không chỉ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những đứa con, mà nó cũng rất quan trọng đối với bố mẹ, gia đình và cả xã hội. Bạn có thể tham khảo những cách đặt tên này để chọn cho con những cái tên đẹp nhất nhé.
Nguy cơ sảy thai bao gồm những gì? Marry Baby sẽ giúp mẹ bầu điểm danh những nguy cơ sảy thai trong bài viết sau nhé.
Những nguy cơ sảy thai
1. Xuất huyết âm đạo
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sảy thai là chảy máu. Có thể chỉ là những đốm máu nhỏ màu đỏ tươi hoặc có khi là chảy máu nhiều. Có những trường hợp cũng bị chảy máu nhưng không phải là sảy thai. Tuy nhiên khi xuất hiện dấu hiệu này bạn nên gọi điện cho bác sĩ để hỏi nguyên nhân, đề phòng trường hợp sảy thai.
2. Đau lưng
Chuột rút có thể tồn tại dưới những cơn đau âm ỉ hoặc đau co thắt lưng dưới. Nếu đau lưng kèm theo chảy máu nữa, hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn.
3. Chuột rút
Một cảm giác quặn đau ở bụng với cơn co thắt kéo dài đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ sảy thai. Hãy gọi điện cho bác sĩ để chắc chắn dấu hiệu đặc biệt khi chuột rút kéo dài, đặc biệt là kèm theo chảy máu.
4. Tiết dịch âm đạo
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở âm đạo như xuất hiện các cục máu đông hoặc thậm chí là các chất lỏng, có mùi hôi thì đó có thể là dấu hiệu bạn đang ở quá trình sảy thai. Các chất đó có thể là mô bào thai có màu xám hoặc dưới hình thức là các cục máu đông.
5. Không còn dấu hiệu thai kỳ
Đột nhiên bạn cảm thấy mình hết buồn nôn sau nhiều ngày liên tục ốm nghén thường là cơ thể bạn đã khỏe hơn hoặc có thể là dấu hiệu của sảy thai, đặc biệt là khi nó đi kèm với các triệu chứng khác. Nếu nó chỉ xuất hiện trong một ngày thì không có gì phải lo lắng nhưng nếu bạn có thêm các triệu chứng khác của sảy thai, bạn phải đi kiểm tra bác sĩ ngay.
6. Thử thai âm tính sau khi đã dương tính
Nhiều phụ nữ với nỗ lo sợ bị sảy thai đã dùng que thử thai kiểm tra lại kết quả lần nữa cho chắc chỉ để tự trấn an bản thân. Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra lại mà bạn nhận được kết quả âm tính mà chỉ một vài ngày trước bạn xác định chính xác mình đã mang thai, bạn cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ.
Cách phòng ngừa nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu
Những trường hợp mang thai 3 tháng đầu bị ra máu hoặc bà bầu 4-6 tháng bị đau bụng chuyển dạ, cổ tử cung chưa mở đều được gọi là dọa sảy thai. Ngay khi có dấu hiệu dọa sảy thai mẹ cần nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, thậm chí nằm một chỗ, tránh di chuyển. Mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng điều trị thích hợp.
1. Xét nghiệm máu tầm soát ngừa nguy cơ sảy thai
Nghiên cứu của các bác sĩ thuộc Phòng thí nghiệm miễn dịch học và Y học sinh sản tại San Francisco, Mỹ sẽ mang đến những hiệu quả tích cực trong việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ của bà bầu.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra những phân tử trong máu gây nên các biến chứng nghiêm trọng trong khi mang thai. Và chính những phân tử này sẽ cho biết được nguy cơ sinh non, tiền sản giật và sẩy thai trước nhiều tháng khi các dấu hiệu trở nên rõ ràng. Khi đi cùng với các kết quả xét nghiệm tầm soát khá, xét nghiệm này sẽ càng rõ nét hơn.
Bác sĩ chuyên khoa và mẹ bầu có thể đưa ra cách phòng ngừa sinh non và sảy thai sớm và hiệu quả hơn.
2. Kiêng cữ cho bà bầu
Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với các loại thuốc vì vậy mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi.
Tử cung và âm đạo của mẹ khi bị dọa sảy thai rất yếu và dễ bị tổn thương do đó cần kiêng quan hệ vợ chồng trong thời gian này.
Việc xoa bụng hay đấm lưng tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại có thể kích thích khiến tử cung co bóp nhanh và mạnh hậu quả mẹ dễ bị sảy thai hơn.
Cần giữ cho tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá nhiều.
Nguy cơ sảy thai và sinh non luôn luôn tiềm ẩn, mẹ không nên chủ quan với sức khỏe bản thân. Cần thăm khám bác sĩ định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.
Bạn nên tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau để cho con một cái tên hay. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh những điều dưới đây khi đặt tên cho con:
1. Phạm huý
Phạm huý là tình trạng tên người ở vai vế nhỏ hơn trùng với tên của người có vai vế lớn hơn. Chẳng hạn, nếu bạn đặt tên con là Tùng và chẳng may ông kị dòng họ bên chồng nhà bạn cũng tên Tùng thì bạn sẽ rất khó xử khi rất muốn la mắng con như “Tùng à, sao mẹ nói hoài mà con không nghe?”. Để tránh rơi vào tình huống khó xử này, tốt nhất bạn nên cùng ông xã “khảo sát” danh tính của cả nhà ít nhất 4-5 đời để đảm bảo tên của thiên thần nhỏ sắp chào đời không trùng lắp với bất kỳ người nào trong đại gia đình của bạn.
2. Nói lái
Tiếng Việt là ngôn ngữ duy nhất có hiện tượng nói lái mà chữ lái và chữ được lái đều có khả năng có nghĩa. Do đó, khi “chọn mặt gửi tên” cho con, cha mẹ cần thử tất cả các trường hợp nói lái của tên được chọn để đảm bảo “bọn xấu” sau này không thể nói lái hoặc xuyên tạc “tên hay họ tốt” của bé con nhà bạn được. Để hiểu được độ nguy hiểm và mức “sát thương” của thủ thuật nói lái tên, Baby.Marry tạm có vài dẫn chứng điển hình như sau: Hà Hạnh chắc chắn sẽ bị nói lái thành Hành Hạ; Tiến Tùng bị lái thành Túng Tiền; Thục Ân ơi hỡi liền bị lái là Thận Ung…
Ngay khi con còn trong bụng, mẹ cũng nên “đi guốc” trong bụng những kẻ nói lái để không làm con sau này bị khó xử nha mẹ.
3. Viết tắt
Trí tưởng tượng của con người rất phong phú và vô cùng sáng tạo. Trình độ xuyên tạc và bóp méo ý nghĩa của các tên cũng vậy. Chúng luôn được “bọn xấu” vận dụng triệt để vào các chữ viết tắt của tên. Từ đó, các chữ viết tắt của những tên rất đẹp cũng có thể gây nên sự hiểu lầm đáng tiếc. Cụ thể, một anh chàng tên Đặng Minh có tên viết tắt là ĐM lại thuộc vào top những từ viết tắt phổ biến và chửi bậy nhất Việt Nam.
“Kẻ xấu” nói lái cũng thường bắt tay với bọn chuyên xuyên tạc chữ viết tắt của tên con đó mẹ ơi.
4. Dễ gây nhầm giới tính
Đây cũng là một lỗi đặt tên tuy có nhẹ hơn về độ “sát thương” so với nói lái và viết tắt nhưng cũng gây cho người có tên nhiều phen lúng túng. Chẳng hạn, nếu một người tên Quý Lộc thì sẽ rất dễ bị nhầm là con trai trong khi chẳng ai biết rằng đây là tên của một cô gái. Ngược lại, một chàng trai nếu có tên là Thuý Văn thì rất có khả năng các văn bản gửi đến sẽ trân trọng ghi là “Gửi Cô Văn” hoặc đón những cuộc điện thoại mở đầu bằng “Chị Văn ơi”.
5. Tên khó đọc
Tên được đặt ra vốn dĩ là để gọi nhau và phân biệt người này với người kia. Nếu bạn đặt cho con những cái tên khó gọi về ngữ âm hoặc trúc trắc về thanh âm thì vừa gây khó khăn cho người gọi tên cũng như gia tăng nguy cơ tên con mình sau này sẽ bị gọi không đúng với tên “chính chủ”. Ví dụ, một bé gái được cha mẹ yêu thương và gửi gắm cái tên rất kêu là Yến Oanh thì mỗi lần người nào đó muốn gọi bé Yến Oanh sẽ phải uốn lưỡi hơn bình thường để phát âm đúng.
Cuộc đời này vốn dĩ đã nhiều khó khăn và gian lao. Là những bậc làm cha làm mẹ, bạn không nên “làm khó” đường đời phía trước của con bằng những cái tên mà “bọn xấu” sẽ dễ dàng khai thác, xuyên tạc nhé.
Hãy nhớ rằng thiên thần của bạn sẽ không mãi mãi là một đứa trẻ. Vì thế hãy tìm một cái tên phù hợp cho con khi bé còn nhỏ cũng như khi đã lớn. Bởi trong một vài trường hợp, những cái tên đáng yêu cho một đứa trẻ ba tuổi có thể sẽ rất khó chấp nhận với một người đi làm ở 35 tuổi. Và hãy nghĩ tới nghề nghiệp mà con bạn có thể sẽ theo đuổi trong tương lai. Liệu cái tên bạn chọn có phù hợp cho một bác sĩ, một nghệ sĩ hay một giáo viên hay không?
Nhớ xem xét cẩn thận các chữ cái đầu. Chữ cái đầu sẽ có ảnh hưởng khi trẻ đi học, có thể tên trẻ ở đầu hay giữa, hay cuối danh sách lớp. Và ở mỗi vị trí trẻ sẽ có những thuận lợi và bất tiện khác nhau. Hãy nghĩ lại những gì bạn đã trải qua và chứng kiến trong suốt thời gian đi học, bạn sẽ biết việc này như thế nào và chọn một cái tên phù hợp cho con.
Hãy chắc chắn bạn không đặt cho con một cái tên có thể gây hiểu lầm hay xấu hổ cho trẻ trong bất cứ tình huống nào. Bạn cũng nên nghĩ xem trẻ có thể được đặt cho những biệt danh như thế nào.
Thiên thần sẽ không mãi mãi là một đứa trẻ, vì thế hãy tìm một cái tên phù hợp khi bé còn nhỏ cũng như khi đã lớn.
Có một ranh giới khá mỏng manh giữa sự đặc biệt và kỳ lạ, và tùy từng cái tên mà nó sẽ được cho là đặc biệt hay kỳ lạ. Bạn cần biết mình mong muốn một cái tên như thế nào. Tương tự như vậy với mức độ thông dụng của một cái tên. Bạn muốn một cái tên phổ biến như nhiều người khác, hay bạn muốn cái tên hơi cổ điển một chút? Có những phụ huynh quyết tâm loại trừ tất cả những cái tên phổ thông mà họ có thể nghĩ ra để tìm cho con mình một cái tên thật độc đáo.
Cũng đừng quên chú ý tới yếu tố dân tộc và văn hóa khi đặt tên con. Đây có thể là nguồn cảm hứng vô tận cho những cái tên đẹp. Tên của những người trong họ cũng có thể là một nguồn cảm hứng khác. Có một số gia đình đã tìm cách gắn kết những cái tên của người thân lại với nhau bằng cách lấy tên của một người trong họ làm chữ đệm hay tên gọi cho đứa bé vừa chào đời.
Khi bạn đã chọn được một vài cái tên hay ưng ý, hãy thử xem xem chúng sẽ kết hợp như thế nào với họ của bạn. Viết những cái tên ra giấy, đánh chúng trên máy tính và đọc to từng cái tên với những cách ghép khác nhau.
Nên dành một khoảng thời gian để cân nhắc những cái tên, vì có những tên thoạt nghe rất bóng bẩy nhưng sau khi ngẫm lại thì hoàn toàn không có mấy giá trị.
Cuối cùng, hãy linh hoạt khi đặt tên cho con trai và con gái, nhất là khi bé chưa ra đời. Việc chẩn đoán giới tính qua siêu âm không phải lúc nào cũng chính xác, vì thế hãy chọn những cái tên có thể hợp cho cả hai phái. Bạn cũng có thể nghĩ ra nhiều tên cho bé trai và nhiều tên cho bé gái, bởi vì chưa chắc cái tên bạn chọn sẽ phù hợp cho con của bạn khi bé chào đời, nên có nhiều phương án để lựa chọn.
Thời gian này ngực bạn trở nên nhạy cảm, vì thế có thể khiến bạn khó tìm được tư thế ngủ thoải mái, là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ khi mang thai, đặc biệt nếu bạn quen ngủ sấp.
Giai đoạn đầu của thai kỳ là thời điểm tốt nhất để bạn bắt đầu tập ngủ nghiêng bên trái. Tư thế ngủ này giúp máu, dưỡng chất lưu thông tới thai nhi và tử cung tốt hơn. Cách này cũng giúp bạn bớt cảm thấy mắc đi tiểu hơn.
Tư thế ngủ nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai
2. Buồn ngủ suốt ngày
Khi mới mang thai, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày. Nguyên nhân là do lượng hormone progesterone tăng cao đột ngột. Progesterone là một loại hormone giúp điều chỉnh khả năng sinh sản của phụ nữ, khi lượng pregesterone nhiều cũng có thể khiến bạn uể oải và khiến một ngày làm việc bình thường của bạn như là chạy marathon. Bạn có thể cảm thấy hết năng lượng đến nỗi tưởng mình đang bị bệnh hay cảm cúm.
Không chỉ vậy, progesterone có thể khiến bạn khó ngủ buổi tối, vì thế bạn càng cảm thấy mệt mỏi hơn vào ban ngày. Tất cả những việc bạn có thể làm là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Cố gắng chợp mắt bất cứ khi nào có thể bạn nhé.
3. Mắc tiểu liên tục và thường xuyên
Tử cung phát triển tạo áp lực lên bọng đái khiến bạn mắc tiểu hơn so với bình thường. Nếu bạn mệt vì việc đi vệ sinh thường xuyên, nên uống ít nước lại vào cuối giờ chiều và tối.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác gây nên tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu như hay nằm mơ, buồn nôn, đói bụng thường xuyên…
4. Có nên lo lắng vì tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu?
Đừng quá lo lắng nếu bạn thức dậy thường xuyên vào ban đêm và cảm thấy kiệt sức suốt cả ngày vì không chỉ mình bạn gặp phải tình trạng này.
Hơn một nửa phụ nữ khi mang thai không cưỡng lại việc chợp mắt trong giờ làm việc ít nhất một lần trong tuần và 60% ngủ ngày ít nhất một ngày cuối tuần.
Giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ rất mệt mỏi, vì thế bạn nên lắng nghe cơ thể để có thời gian làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa
1. Nguyên nhân bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa
Lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng cao khiến người mẹ tương lai cảm thấy mệt mỏi, vì thế bạn thường thức giấc nửa đêm ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
Đến giai đoạn này, lượng hormone trong cơ thể tăng chậm lại, vì thế bạn có thêm năng lượng và ngủ tốt hơn so với thời gian vừa qua. Cảm giác ốm nghén cũng có thể kết thúc ở giai đoạn này.
2. Làm sao để cải thiện tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa?
Cố gắng tập thói quen ngủ tốt cho thai kỳ trong giai đoạn này vì bạn không còn gặp chứng mất ngủ như ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối của thai kỳ.
Nên chuyển sang nằm nghiêng, nếu trước đây bạn ngủ ở tư thế khác, và tập những thói quen tốt ngay bây giờ để giúp bạn cảm thấy khỏe hơn trong những tháng sắp tới. Những thói quen tốt có thể là tuân theo một kế hoạch nghỉ ngơi trước giờ ngủ, ngủ đúng giờ và không để tivi trong phòng ngủ.
3. Đã đến lúc bắt đầu tập thể dục
Đây cũng là thời điểm tốt để bắt đầu việc tập thể dục thường xuyên vì bạn đang cảm thấy khỏe hơn và có giấc ngủ ngon. Luyện tập thể dục thể thao giúp bạn tăng cường thể chất, tinh thần, giúp ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Tuy nhiên, tập thể dục quá sát giờ ngủ có thể khiến bạn tỉnh táo, vì thế nên tập sớm và dành cho mình một ít thời gian nghỉ ngơi vào cuối ngày.
Tập thể dục không chỉ cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai mà còn giúp bạn sinh con dễ dàng hơn
4. Làm sao để giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa?
Những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ có thể là tiếng ngáy, hội chứng ngưng thở khi ngủ, chuột rút, chân mất cảm giác và các giấc mơ thường xuyên.
Nếu bạn khó ngủ khi mang thai, đừng ngại chia sẻ chuyện đó với bác sĩ. Bác sĩ có thể gợi ý cho bạn những liệu pháp an toàn trong suốt thời gian thai kỳ.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Đây là lúc tình trạng mất ngủ khi mang thai trở nên nặng nề nhất. Các nghiên cứu cho thấy chất lượng giấc ngủ của những bà mẹ tương lai thời kỳ này tệ hơn so với hai thời kỳ đầu mặc dù sau khi sinh xong, nghĩ lại bạn có thể thấy thời kỳ này chỉ là chuyện nhỏ.
Nguyên nhân bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối và cách khắc phục
Không cảm thấy thoải mái
Trong tam cá nguyệt thứ 3, bụng bạn đã quá to để có thể nằm thoải mái. Giai đoạn này, bạn không thể nằm ngửa vì sẽ khó thở. Do đó, hãy nằm nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn bên phải. Bạn cần có gối chêm đỡ bụng, chân. Sẽ có những lúc bạn không thể ngủ nằm, khi đó hãy ngồi ngủ, nếu cách này làm bạn thấy dễ thở hơn.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối sẽ trầm trọng hơn nhưng bạn nên tự an ủi rằng tất cả những mệt mỏi này sắp kết thúc
Liên tục mắc tiểu
Trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ, bạn cảm thấy như thể là bạn ở trong nhà vệ sinh nhiều hơn ở bên ngoài và bây giờ cảm giác đó đang quay trở lại. Bây giờ em bé trong bụng đang tạo áp lực nhiều lên bọng đái của bạn.
Bạn có thể giảm số lần đi vệ sinh ban đêm bằng cách giảm uống nước vào cuối giờ chiều và buổi tối. Cố gắng đi vệ sinh cho hết nước trong bọng đái bằng cách chồm người tới trước khi tiểu để đi sạch hết nước. Đây cũng là cách giảm số lần đi vệ sinh của bạn.
Cam, chuối, dâu tây,… hay các loại trái cây tươi là những thực phẩm cho bà bầu có chứa nhiều dưỡng chất. Tuy vậy, bạn nên có chế độ sử dụng hợp lý những loại thực phẩm này để đem lại hiệu quả tốt nhất
Nước cam tốt cho bà bầu
Một ly nước cam mỗi ngày cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và vitamin C.
Các loại khoáng chất axit folate và folic vô cùng quan trọng đối với tất cả phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ có thai hoặc những người đang cố gắng thụ thai. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này. Vì vậy đừng quên bổ sung khoảng 600 microgram mỗi ngày.
Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng thể cho bạn.
Ngoài ra, nước cam còn là nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin C – có tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh.
Nước cam chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bà bầu thường xuyên uống nước cam và nước bưởi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các chứng bệnh khác.
Chất canxi tập trung nhiều trong vỏ cam. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam, bà bầu có thể ăn thêm vỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng. Như vậy cam không chỉ tốt cho mẹ mà còn tốt cho cả thai nhi.
Cam cung cấp những dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và vitamin C
Bà bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc uống cách một ngày nếu cảm thấy chán.
Lưu ý, nếu bà bầu vừa ăn sáng xong mà uống ngay một cốc nước cam thì không tốt. Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây tức bụng rất khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói – tức sau khi ăn 1 – 2 giờ.
Sữa chua
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lisin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A.
Vị thanh mát và thơm ngon của sữa chua đã chinh phục được cả những bà bầu khó tính nhất. Không những thế sữa chua có chứa nhiều các loại vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá, đồng thời cũng cung cấp nguồn protein rất phong phú cho thai phụ.
Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Không những thế, có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Ngoài ra, sữa chua còn nhiều vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín.
Nhiều thai phụ không chịu được mùi vị của các loại sữa dành cho bà bầu nhưng lại rất thích thú với sữa chua. Bạn không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bạn bị mệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.
Chuối
Giàu kali, chuối là thực phẩm lí tưởng giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể và giảm nguy cơ tích nước đồng thời đây cũng là loại quả chứa rất nhiều tinh bột, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, lượng tryptophan trong chuối cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
Chuối là một thực phẩm giàu kali tốt cho bà bầu
Khoai lang
Khoai lang luôn được ưu tiên trong các loại thực phẩm cho bà bầu. Cách tốt nhất là ăn khoai lang với chút dầu ô liu. Bạn cũng có thể hấp, luộc hay nướng. Khoai lang chứa rất nhiều tinh bột, canxi, vitamin C và betacaroten. Đặc biệt, vitamin A trong loại củ này cũng rất tốt cho sự phát triển của da, mắt và chỉ số đường huyết cho bạn.
Bông cải xanh (Súp lơ xanh)
Đây là loại rau giàu canxi, vitamin C, B6 và folate nên rất có lợi cho sức khỏe thai phụ.
Một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg axit folic (khoảng ¼ nhu cầu axit folic hàng ngày). Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu canxi, vitamin C, chất xơ và sắt.
Bạn có thể ăn khoảng 2-3 bữa súp lơ xanh mỗi tuần theo từng cách chế biến riêng như luộc, nấu canh. Tuy nhiên, để súp lơ xanh giữ được chất dinh dưỡng lại ngon miệng, cách nấu tốt nhất là bạn cho súp lơ vào lò vi sóng hấp qua khoảng 2 phút. Sau đó, bạn lấy súp lơ ra, bỏ vào nồi cháo đang sôi và để trong ít phút là ăn được.