Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Điều trị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần biết để tránh biến chứng cho mẹ và con

Trước khi muốn biết cách điều trị tiểu đường thai kỳ, chúng ta cần phải biết tiểu đường thai kỳ là gì?

1/ Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (Gestational Diabetes Melitus) là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai khoảng từ tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể. Do cơ chế giảm sản xuất và đề kháng insulin (một hormone điều hòa đường huyết) khi mang thai.

2/ Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, đừng ngần ngại đến bác sĩ khám sớm nhất có thể. Các biểu hiện tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Uống nước nhiều, luôn khát nước và đi tiểu nhiều lần
  • Vùng kín bị nấm men, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu…
  • Các vết trầy xước thường xuất hiện trên cơ thể, và vết thương lâu lành hơn bình thường
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Nước tiểu thấy có kiến bâu vào

3/ Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Một trong những bước để điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả là phải chẩn đoán chính xác tình trạng này.

Xét nghiệm nhằm tầm soát tiểu đường thai kỳ được thực hiện khi thai nhi được 24-28 tuần. Khi thực hiện xét nghiệm này, các mẹ nên để bụng đói (trong vòng 8 tiếng kể từ bữa tối của ngày trước đó) và uống một lượng dung dịch glucose khoảng 75g. Sau đó, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết. Cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, có thể kết luận mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ.

điều trị tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

4/ Điều trị tiểu đường thai kỳ

Đường huyết của mẹ quá cao sẽ gây ra những biến chứng cho cả mẹ và con. Vì vậy, mục tiêu của điều trị tiểu đường thai kỳ là ổn định mức đường trong máu của mẹ. Điều này giúp tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay điều trị tiểu đường thai kỳ dựa trên 2 phương thức:

  • Liệu pháp dinh dưỡng nội khoa (điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống và tập luyện thể dục).
  • Thuốc kiểm soát đường huyết.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, chi phí rẻ – an toàn cho mẹ và bé

a/ Liệu pháp dinh dưỡng nội khoa

Đây là phương thức điều trị tiểu đường thai kỳ được ưu tiên. Mỗi mẹ bầu sẽ có một chế độ dinh dưỡng riêng dành cho từng cá nhân cụ thể. Các mẹ nên thăm khám để bác sĩ tư vấn và đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mình. Về cơ bản phương thức này bao gồm các yếu tố:

Tính toán tổng năng lượng (calories) nhập vào hằng ngày

Các mẹ cần biết thể trạng của mình là thừa cân, thiếu cân hay bình thường để tính toán lượng calories chính xác cần cung cấp mỗi ngày. Thể trạng có thể biểu hiện qua chỉ số khối cơ thể (BMI).

  • Thiếu cân: BMI của bạn ít hơn 18,5
  • Bình thường: BMI từ 18,5 – 22,9
  • Thừa cân: BMI của bạn bằng hoặc hơn 23 (23 với người châu Á, 25 với người châu Âu).

BMI được tính bằng: Cân nặng / (Chiều cao x Chiều cao)

Ví dụ: Bạn cao 1,58 (m) và nặng 48 (kg) thì BMI của bạn sẽ là: BMI = 48 / (1,58 x 1,58) = 15,35. BMI trung bình nằm trong khoảng từ 18,5 < BMI < 22,9, tức là mẹ đang thiếu cân.

Tổng năng lượng cung cấp được khuyến cáo là 1800-2500 kcal/ngày, tùy thuộc vào cân nặng trước có thai.

  • Đối với những thai phụ tiểu đường thai kỳ thiếu cân trước khi có thai thì cung cấp 30 kcal/kg/ngày.
  • Đối với những thai phụ tiểu đường thai kỳ có cân nặng bình thường trước khi có thai thì cung cấp 24 kcal/kg/ngày.
  • Đối với những thai phụ tiểu đường thai kỳ thừa cân trước khi có thai thì cần cung cấp 12-15 kcal/kg/ngày.

Các mẹ có thể tham khảo cách tính calories trong từng thức ăn qua bài viết: Bà bầu cần bao nhiêu calo mỗi ngày, bạn cập nhật ngay nhé!

Tuy nhiên, bất kể chế độ dinh dưỡng để điều trị tiểu đường thai kỳ thế nào thì vẫn cần cung cấp tối thiểu 175 gr carbohydrate, 71 gr protein, 28 gr chất xơ mỗi ngày và không nên cung cấp dưới mức 1200 kcal/ngày.

Phân bổ các bữa ăn hợp lý

điều trị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu nên phân bổ thức ăn thành 5-7 bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính với nhiều thức ăn.
Trong số đó có 3 bữa ăn chính và 2-4 bữa ăn nhẹ, cách nhau mỗi 2-3 giờ. Việc điều chỉnh chế độ ăn cần dựa vào kết quả theo dõi đường huyết, sự ngon miệng và diễn biến cân nặng của thai phụ.

Phân bổ các đại chất

3 nguồn thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể là: Đường (carbonhydrate), đạm (protein), mỡ (lipid). Để điều trị tiểu đường thai kỳ, không phải là hoàn toàn không ăn các thực phẩm cung cấp đường. Ngược lại, cần phân bổ tỉ lệ các chất lần lượt là 33-40% năng lượng từ đường, 40% từ chất béo và 20% từ chất đạm.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?

Chế độ tập thể dục

Ngoài chế độ ăn, tập thể dục cũng đóng vai trò vào điều trị tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu nên:

  • Vận động khoảng 30 phút/ngày
  • Đi bộ nhanh hoặc tập thể dục vùng cánh tay khi ngồi ghế trong 10 phút sau mỗi bữa ăn
  • Những mẹ bầu có thói quen tập thể dục tích cực trước khi mang thai được khuyến khích duy trì chế độ vận động giống như trước khi mang thai trong thai kỳ.

b/ Thuốc kiểm soát đường huyết

Thuốc kiểm soát đường huyết được bác sĩ kê đơn cho các mẹ bầu thất bại trong điều trị tiểu đường thai kỳ bằng liệu pháp dinh dưỡng. Các thuốc này cần kê đơn và sự tuân thủ điều trị nghiêm ngặt. Vì vậy các mẹ bầu nên đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị chẩn và chính xác nhất. Về cơ bản có 2 nhóm thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn cho mẹ bầu.

Insulin

Insulin là hormone tự nhiên của cơ thể, được tổng hợp để điều hòa lượng đường trong máu. Tiểu đường thai kỳ do giảm sản xuất và đề kháng insulin. Vì vậy cung cấp một lượng hormone được tính toán kĩ có thể giúp ổn định mức đường huyết của mẹ. Loại hormone điều trị tiểu đường thai kỳ này được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm. Liều và cách sử dụng sẽ được bác sĩ cá nhân hóa cho mỗi mẹ bầu. Quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể cần tiêm insulin đến hết thai kỳ.

điều trị tiểu đường thai kỳ

Các kiểm soát đường huyết bằng đường uống

Những loại thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ khác ngoài insulin như metformin hay glyburide. Cả hai đều là thuốc dạng uống. Thuốc kiểm soát đường huyết uống dễ dung nạp, rẻ tiền, ổn định đường huyết và khống chế sự tăng cân của mẹ tốt hơn khi sử dụng insulin. Tuy nhiên ở Việt Nam, Bộ Y tế vẫn chưa cho phép việc dùng các thuốc uống để điều trị tiểu đường thai kỳ, do thiếu các số liệu về tính an toàn dài hạn. Vì vậy insulin vẫn là ưu tiên hàng đầu trong điều trị tiểu đường thai kỳ khi liệu pháp dinh dưỡng thất bại.

[inline_article id=74020]

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Protein niệu khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Một trong các xét nghiệm mẹ bầu cần làm trong khi mang thai là xét nghiệm nước tiểu. Thông tin từ xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán những bệnh lý như tiền sản giật, nhiễm trùng tiểu… Trong đó chỉ số protein niệu khi mang thai là một chỉ số mà các mẹ bầu cần quan tâm.

1/ Protein niệu khi mang thai

Ở người bình thường, thận hoạt động tốt sẽ lọc máu và đào thải những chất không còn cần thiết, cặn bã của cơ thể thông qua đường tiểu. Các protein là những chất cần thiết với cơ thể, vì vậy phần lớn chúng sẽ được giữ lại trong máu, chỉ một số rất nhỏ mới xuất hiện trong nước tiểu.

Protein niệu khi mang thai dương tính nếu chỉ số protein trong nước tiểu mẹ bầu lớn hơn 300mg/24giờ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy các bệnh lý về thận, cần được các chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị. Về cơ bản, để dễ định hướng nguyên nhân, người ta chia protein niệu khi mang thai thành 2 loại:

  • Protein niệu mãn tính: Là tình trạng protein đã hiện diện trong nước tiểu từ trước khi mang thai. Nếu trước tuần 20 của thai kỳ xét nghiệm nước tiểu xuất hiện protein niệu thì nó có thể được xem là dấu hiệu của bệnh thận trước đó.
  • Protein niệu khởi phát: Là tình trạng protein mới xuất hiện trong nước tiểu trong quá trình mang thai và nhiều khả năng liên quan tới tiền sản giật.

>> Mẹ có thể xem thêm: Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 và nguy cơ tiền sản giật

2/ Nguyên nhân gây protein niệu khi mang thai

Có sự khác biệt giữa việc định hướng nguyên nhân tiểu protein ở người không mang thai và phụ nữ mang thai. Với một trường hợp protein niệu khi mang thai, các nguyên nhân thường gặp có thể nghĩ tới bao gồm:

– Tiền sản giật và các biến chứng

Tiền sản giật là một hội chứng rối loạn thai nghén đặc trưng bởi tình trạng tăng huyết áp có kèm protein niệu xuất hiện trong nước tiểu từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Các mẹ có thể sẽ không nhận ra triệu chứng tăng huyết áp hay tiểu đạm (tiểu protein) của tiền sản giật cho tới khi tình cờ phát hiện. Nhưng trong tình trạng tiền sản giật nặng, có thể có các triệu chứng nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, xuất huyết, đau bụng, buồn nôn – nôn, vàng da, tiểu ít, phù mặt, phù tay, phù chân, khó thở, nhìn mờ…

Tiền sản giật có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như sản giật, hội chứng HELLP, suy thận cấp… ở mẹ.

Protein niệu khi mang thai
Nhiễm trùng tiêu cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu đạm

Nhiễm trùng tiểu

Một tình trạng nhiễm trùng tiểu có thể khiến protein niệu tăng thoáng qua trong thai kỳ. Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu có thể bao gồm: tiểu gắt, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt, đau vùng bụng dưới… Nếu không điều trị đúng, có thể dẫn tới nhiễm trùng ngược dòng gây viêm thận, viêm đài bể thận… Lúc này các triệu chứng nặng hơn như sốt, ớn lạnh toàn thân, đau hông lưng. Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ kê cho bạn một loại kháng sinh an toàn đối với thai phụ.

Nhóm nguyên nhân liên quan tới bệnh thận có từ trước đó của mẹ

Nguyên nhân protein niệu khi mang thai lúc này có thể do mẹ bầu có bệnh thận trước đó mà không được phát hiện, hoặc có bệnh thận trước đó mà khi có thai khiến tình trạng này nặng lên. Nếu mốc thời gian phát hiện tiểu protein là trước tuần 20 của thai kỳ, nhiều khả năng là tình trạng này của mẹ đã có từ trước đó. Nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu đạm là rất nhiều: bệnh thận đái tháo đường, bệnh thận lupus, các bệnh cầu thận nguyên phát… Cần gặp các chuyên gia về thận học để tìm cụ thể nguyên nhân và điều trị cho mẹ, tránh các biến chứng có thể dẫn tới bệnh thận mạn.

>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm: Bề cao tử cung, hướng dẫn đơn giản cho mẹ bầu tự đo tại nhà

3/ Triệu chứng của protein niệu khi mang thai

Bạn có thể nhận biết tình trạng protein niệu khi mang thai thông qua một vài triệu chứng sau:

  • Phù mặt, bàn tay, bàn chân, nặng lên vào buổi sáng khi mới thức dậy.
  • Nước tiểu có bọt nhiều như xà phòng.

Từ giữa thai kỳ, bạn nên để ý đến các dấu hiệu tiền sản giật như:

  • Đau đầu dữ dội
  • Phù tay, chân và mặt
  • Khó thở
  • Đau dữ dội bên dưới vùng xương sườn phải
  • Dấu xuất huyết
  • Các triệu chứng thần kinh: Nhìn mờ, nhìn đôi, ảo giác…

4/ Làm sao để phát hiện protein niệu khi mang thai

Có nhiều phương pháp có thể xác định được tình trạng protein niệu khi mang thai. 2 phương pháp thường được sử dụng nhất là:

Que nhúng nước tiểu Dipstick

protein trong nước tiểu bà bầu

Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nước tiểu của bạn và thử với que thăm dò nước tiểu có dải thuốc thử hóa học. Lúc này, các phản ứng hóa học sẽ xảy ra và cho ra những màu sắc khác nhau. Que nhúng Dipstick  phát hiện được Albumin (loại protein chủ yếu bị thải ra trong nước tiểu trong các bệnh lí) và tranferin. Ngoài ra nó còn giúp xác định những thông số khác hữu ích của nước tiểu như tỷ trọng nước tiểu, pH, đường, máu…

Xét nghiệm protein nước tiểu trong 24 giờ

Mẹ bầu sẽ được lấy mẫu nước tiểu trong khoảng thời gian 24 giờ và đem đi phân tích. Phương pháp này là phương pháp chính xác nhất và là tiêu chuẩn “vàng” trong việc xác định protein trong nước tiểu. Xét nghiệm có thể cho ra con số chính xác về lượng protein trong nước tiểu. Từ đó bác sĩ có thể định hướng được một phần nguyên nhân.

5/ Điều trị protein niệu khi mang thai

Việc điều trị protein niệu khi mang thai tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

  • Trong trường hợp tiểu đạm do nguyên nhân từ bệnh lý thận trước đó của mẹ, cần được theo dõi đồng thời bởi các bác sĩ chuyên khoa thận và khoa sản, để phối hợp điều trị bệnh thận và triệu chứng.
  • Đối với nguyên nhân liên quan tới tiền sản giật, vấn đề tiểu đạm của mẹ bầu thường sẽ tự giới hạn sau khi sinh con. Tuy nhiên cần theo dõi sát tình trạng lâm sàng toàn thân của mẹ và sự phát triển của thai nhi thường xuyên để có biện pháp xử trí kịp thời.

>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng ngay!

6/ Mẹ bầu có thể làm gì khi nước tiểu có protein?

Điều trị protein trong nước tiểu là điều trị dựa trên bệnh nguyên, bầu nên tuyệt đối làm theo những chỉ dẫn về thuốc, chế độ ăn, chế độ vận động của bác sĩ, tham vấn ý kiến khi cần thiết..

Bên cạnh việc tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ, thai phụ cũng nên:

  • Ăn nhạt, hạn chế muối.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây vào thực đơn hàng ngày.

protein trong nước tiểu bà bầu

  • Uống nhiều nước hơn.
  • Không vận động quá sức.
  • Tránh căng thẳng và tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể làm hạ thân nhiệt.

[inline_article id=246880]

Qua đây, hi vọng mẹ bầu đã hiểu hơn về protein niệu khi mang thai cũng như các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rồi. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bề cao tử cung, hướng dẫn đơn giản cho mẹ bầu tự đo tại nhà

Đo bề cao tử cung, hầu hết đều được các bác sĩ sản khoa tiến hành tại bệnh viện mỗi khi khám thai để vừa an toàn vừa đảm bảo nhận được kết quả chính xác nhất. Song, nếu chưa đến kỳ khám thai mà mẹ bầu tò mò về chỉ số tuổi thai có được từ việc đo bề cao tử cung, bạn vẫn có thể tự thực hiện việc này ở nhà.

1/ Bề cao tử cung là gì?

Bề cao tử cung là khoảng cách từ bờ trên khớp vệ (khớp mu) tới đáy của tử cung khi mang thai. Trong thai kỳ, cùng với sự phát triển của thai nhi, kích thước tử cung cũng sẽ tăng dần và làm thay đổi kích thước vòng bụng của mẹ. Đo bề cao tử cung giúp các bác sĩ sản khoa theo dõi thai kỳ, đánh giá xem con của các mẹ có đang phát triển bình thường hay không. Bề cao tử cung còn giúp xác định tuổi thaiước lượng cân nặng em bé của mẹ.

Ngoài việc được các bác sĩ đánh giá trong mỗi lần khám, nếu các mẹ bầu tò mò về chỉ số tuổi của thai cũng như sự phát triển của em bé, có thể dễ dàng tự đo bề cao tử cung tại nhà. Bởi phương pháp này khá đơn giản, MarryBaby sẽ hướng dẫn các mẹ bầu thực hiện phép đo này dưới đây.

>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai và những điều cần biết.

2/ Làm sao để đo bề cao tử cung khi mang thai

Bác sĩ sẽ là người thực hiện đo bề cao tử cung chính xác nhất cho mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự đo tại nhà theo một số bước đơn giản sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Mẹ bầu nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, không quá bó sát.
  • Chọn nơi nằm bằng phẳng, có thể là giường hoặc sàn nhà.
  • Đảm bảo khi thực hiện tư thế nằm, mẹ bầu cảm thấy thoải mái, không khiến mẹ chóng mặt hay đau đầu.
bề cao tử cung
Thước dây là vật dụng không thể thiểu để đo bề cao tử cung

Bước 2: Xác định bề trên khớp vệ (khớp mu)

  • Mẹ bầu có thể xác định được xương mu ở ngay phía trên lông mu. Khi nhấn tay nhẹ vào sẽ thấy một phần u cứng gồ lên, đó chính là xương mu.
  • Sau khi xác định được xương mu, mẹ sẽ cảm nhận được khớp mu ở ngay đường chính giữa của bụng, nơi xương mu 2 bên nối với với nhau. Cảm nhận bờ trên của khớp này và đặt một đầu thước dây ở vị trí đó.

Bước 3: Xác định vị trí đáy tử cung

  • Mẹ bầu có thể ấn nhẹ vào bụng để xác định vị trí tử cung. Nếu cảm nhận được phần cứng bên trong bụng, đó chính là tử cung. Đôi lúc bộ phận này có thể rất tròn và êm.
  • Nếu mang thai khoảng ít hơn hoặc bằng 20 tuần, tử cung có thể được cảm nhận ở vùng dưới rốn.
  • Nếu mang thai hơn 20 tuần tuổi, mẹ có thể sẽ sờ thấy tử cung ở vùng trên rốn.
  • Sau đó mẹ nhẹ nhàng di chuyển tay lên phía trên để cảm nhận được đáy của tử cung.
  • Đa số các trường hợp mẹ bầu sẽ cảm nhận được tử cung khi bước vào tuần thứ 20 của thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Thuyên tắc ối, tai biến sản khoa nguy hiểm với các bà mẹ

Bước 4: Tiến hành đo

  • Từ 2 vị trí đã xác định, mẹ tiến hành đo từ bề trên khớp vệ (khớp mu) tới đáy tử cung.
  • Con số tính bằng cm này chính là bề cao tử cung của mẹ.

3/ Những ứng dụng của đo bề cao tử cung

– Tính tuổi thai từ chỉ số bề cao tử cung

Sau khi đã đo được bề cao tử cung, mẹ có thể ước lượng tuổi của thai nhi một cách tương đối thông qua công thức:

Tuổi của thai nhi (tính bằng tháng) = (Bề cao tử cung : 4 ) + 1

Trong đó: Tuổi của thai nhi tính bằng tháng, bề cao tử cung tính bằng cm.

Ví dụ như: chiều cao tử cung là 12 cm, khi đó tuổi của thai nhi sẽ là: (12 : 4) + 1= 4 , vậy tuổi của thai nhi là 4 tháng tuổi.

Một công thức khác được sử dụng từ tuần 20 mà mẹ có thể áp dụng là:

Tuổi của thai nhi (tính theo tuần) = Bề cao tử cung

Trong đó: Tuổi của thai nhi tính bằng tuần, bề cao tử cung tính bằng cm.

Lưu ý: Phương pháp trên vẫn chỉ mang tính chất ước lượng tương đối. Để xác định tuổi thai chính xác, cần dùng những phương pháp khác như siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ, tính tuổi thai dựa vào kinh chót.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách tính tuổi thai chuẩn như bác sĩ, đúng khỏi bàn

– Theo dõi sự phát triển của thai nhi

Bề cao tử cung cung cấp cho các bác sĩ sản khoa những thông tin quan trọng về kích thước, sự phát triển và vị trí của em bé trong tử cung của mẹ. Theo dõi chỉ số này thường xuyên giúp xác nhận rằng em bé đang phát triển bình thường theo đúng tiến độ. Bề cao tử cung còn có thể phần nào cho biết lượng nước ối trong tử cung của mẹ. Trường hợp nước ối quá nhiều hoặc quá ít cũng có thể là một vấn đề cần theo dõi.

bề cao tử cung

4/ Bề cao tử cung theo tuổi thai bao nhiêu là bình thường

Bề cao tử cung tính bằng cm phải gần bằng với số tuần mà mẹ mang thai (chênh lệch trong khoảng ±2). Tuy nhiên, sự tương xứng này chỉ áp dụng trong khoảng từ tuần 20 – 36 của thai kỳ. Vì trước tuần 20, bề cao tử cung chưa tăng tuyến tính theo quy luật trên. Và sau tuần 36, chỉ số này có thể còn giảm xuống vì em bé bắt đầu tụt xuống khung chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Ví dụ: Mẹ bầu mang thai được 32 tuần, bề cao tử cung của bạn nên trong khoảng từ 30 đến 34 cm.

Nếu bề cao tử cung không tương xứng với tuổi thai, mẹ có thể nên trao đổi lại với bác sĩ để được tư vấn thêm.

[inline_article id=246880]

Qua đây, hi vọng mẹ đã hiểu được bề cao tử cung là gì và cách đo bề cao tử cung chính xác. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thai vô sọ là gì? – Phát hiện sớm dị tật thai vô sọ ở thai nhi

Vậy thai vô sọ là gì? Dị tật này nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng tránh nó? Cùng xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho những băn khoăn của các mẹ.

1/ Thai vô sọ là gì?

Thai vô sọ hay tật vô sọ, là một dị tật ống thần kinh nghiêm trọng. Với trường hợp này thai nhi sẽ không có một phần hoặc toàn bộ hộp sọ và da đầu, vỏ não. Do não và xương hộp sọ của thai nhi không hình thành và phát triển trong thai kỳ.

Não của trẻ sẽ rất ít phát triển, thường thiếu một phần hoặc toàn bộ đại não, liềm não và tiểu não. Về hộp sọ, tùy vào từng trường hợp, có trường hợp bé sẽ thiếu xương sọ bao phủ phía trước đầu, hoặc cũng có thể không có xương sọ bao phủ phía sau đầu và hai bên. Thậm chí có trường hợp hoàn toàn không có hộp sọ, não chỉ được phủ bởi một lớp màng mỏng. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể đi kèm với các khiếm khuyết ống thần kinh khác như: Tật cột sống chẻ đôi, thoát vị màng não, đôi tai biến dạng, chẻ vòm hầu, hở hàm ếch, dị tật tim…

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Mẹ bầu bị viêm gan B, nguy hiểm hơn bạn tưởng tượng

2/ Nguyên nhân gây thai vô sọ

Các nguyên nhân gây nên thai vô sọ ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được biết rõ. Một số trường hợp bị tật thai vô sọ do sự bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu tiếp xúc với các hóa chất độc hại, một số loại thuốc sử dụng trong thai kì, thức ăn cũng đồ uống có thể gây biến đổi về gen của thai nhi, dẫn tới tật thai vô sọ.

Các thai phụ có các yếu tố nguy cơ dưới đây làm tăng khả năng bị thai vô sọ của thai nhi:

  • Thiếu axit folic: Phụ nữ không được cung cấp đủ axit folic (vitamin B9) khi mang thai có nguy cơ sinh con mắc thai vô sọ cao hơn. Tình trạng thiếu dưỡng chất quan trọng này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc dị tật thai vô sọ mà còn làm tăng nguy cơ mắc các dị tật ống thần kinh khác
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường không được kiểm soát, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các dị tật ống thần kinh. Đái tháo đường làm cho lượng đường trong máu tăng quá cao, gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
  • Nhiệt độ cơ thể cao: Mẹ bị sốt cao hoặc sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc phòng xông hơi khô trong thời kỳ đầu mang thai có thể làm tăng nguy dị tật ống thần kinh ở con.
  • Thuốc liên quan tới thần kinh như: Phenytoin (Dilantin), carbamazepine (Tegretol) và axit valproic (Depakote) có thể gây ra thai vô sọ.
  • Béo phì: Những phụ nữ béo phì trước khi mang thai có nguy cơ sinh con mắc thai vô sọ và các dị tật ống thần kinh khác cao hơn so với người bình thường.
  • Sử dụng opioid: Opioid là nhóm thuốc giảm đau gây nghiện. Dùng opioid trong hai tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra thai vô sọ và các dị tật ống thần kinh khác. Heroin (thuốc phiện) hay thuốc giảm đau như hydrocodone đều thuộc nhóm Opioid.

Nếu bạn đã từng mang thai và bé bị chẩn đoán mắc thai vô sọ thì tỷ lệ mắc phải ở lần mang thai tiếp theo sẽ tăng từ 4 – 10% so với người bình thường.

3/ Làm sao để phát hiện?

thai vô sọ là gì

Trong thời kỳ mang thai, thai vô sọ có thể được phát hiện sớm thông qua các xét nghiệm sàng lọc kiểm tra dị tật bẩm sinh. Tình trạng này chỉ có thể được phát hiện và chẩn đoán từ sau tuần 11 – 12 của thai kỳ thông qua các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nồng độ AFP (alpha-fetoprotein) ở tuần thứ 16 đến tuần thứ 20 có thể phát hiện đến 98% các trường hợp dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm: Phương tiện hình ảnh học giúp khảo sát hình ảnh của thai nhi thông qua sóng siêu âm. Phương pháp này là không xâm lấn, an toàn cho cả mẹ và bé. Từ đó bác sĩ có thể nhận diện được các dấu hiệu thực thể của tật vô sọ.
  • Chọc ối: Rất ít khi được chỉ định để chẩn đoán tật thai vô sọ, vì đây là tình trạng nặng và đa phần thể hiện ra trên siêu âm từ rất sớm.

4/ Thai vô sọ có điều trị được không?

Hiện tại, vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị được tật thai vô sọ. Hầu hết các trẻ sinh ra mắc thai vô sọ đều chết trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau sinh. Chính vì vậy, nếu gặp thai vô sọ, các bác sĩ thường khuyên người mẹ nên chấm dứt thai kỳ sớm để bảo toàn sức khỏe cho người mẹ.

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ mắc tật vô sọ mỗi năm là khoảng 1/4600 trường hợp mang thai. Trong đó, khoảng 75% trường hợp thai chết lưu. Những bé may mắn chào đời  đa phần chỉ sống được vài giờ hoặc vài ngày.

Vì vậy, với tình trạng thai vô sọ, chủ yếu vẫn là dự phòng.

5/ Dự phòng

Cách dự phòng thai vô sọ hiệu quả nhất là sử dụng axit folic trước và trong khi mang thai. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung axit folic ít nhất là 1 tháng trước khi có ý định mang thai. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu nên sử dụng trước đó 3 tháng.

thai vô sọ

Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 400 – 800mcg axit folic trước và trong khi mang thai theo khuyến cáo từ các chuyên gia. Nếu thiếu axit folic trước đó, mẹ bầu cần bổ sung lên đến 600mcg mỗi ngày nhưng không quá 1000mcg mỗi ngày. Các chị em có thể bổ sung axit folic từ viên uống bổ sung theo hướng dẫn của các bác sĩ. Đồng thời, bổ sung thêm từ các thực phẩm giàu axit folic như trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, hạt, các loại rau có màu xanh đậm (cải bó xôi, súp lơ xanh…), bí đao, nấm…

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Xét nghiệm NIPT là gì? Giá xét nghiệm NIPT cho mẹ bầu thắc mắc

6/ Phân biệt thai vô sọ với tật đầu nhỏ

Tật đầu nhỏ (microcephaly) là dị tật bẩm sinh khá giống với thai vô sọ. Đây cũng là dị tật mà não của thai nhi không phát triển đúng cách khi còn trong bụng mẹ, dẫn đến chu vi vòng đầu của bé nhỏ hơn bình thường. Nguyên nhân của tật đầu nhỏ có thể đến từ mắc các bệnh nhiễm trùng trong thai kỳ như rubella, toxoplasmosis hoặc cytomegalovirus.

[inline_article id=297430]

Tuy nhiên, không giống như thai vô sọ, những trẻ tật đầu nhỏ khi sinh ra vẫn có khả năng sống. Trẻ bị tật đầu nhỏ vẫn có thể phát triển bình thường ở các bộ phận khác, có thể bị chậm phát triển và thường có tuổi thọ ngắn hơn so với những đứa trẻ khác.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Chuyển dạ kéo dài, tất cả những điều mẹ bầu cần biết để phòng tránh

Sau hành trình 9 tháng 10 ngày, cuối cùng cũng tới ngày thiêng liêng mà các mẹ ngóng đợi. Tuy nhiên chuyển dạ kéo dài lại là vật cản lớn đối với các mẹ bầu trước khi gặp được con.

1/ Chuyển dạ bình thường là như thế nào?

Chuyển dạ là quá trình diễn tiến theo thời gian dưới tác động của cơn co tử cung, khiến cổ tử cung bắt đầu giãn nở và vị trí em bé được đưa đến vị trị thuận lợi để chuẩn bị được sinh ra, kết quả cuối cùng là thai nhi và nhau được tống xuất ra ngoài khỏi tử cung người mẹ.

Một quá trình chuyển dạ bình thường trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xóa mở cổ tử cung

Ở giai đoạn này, dưới tác động của các cơn gò tử cung tăng dần về cường độ và số lượng, cổ tử cung sẽ bắt đầu giãn nở. Cơn gò tử cung xuất hiện tự nhiên không theo ý muốn của các sản phụ. Cơn gò gây đau, điều mà khiến nhiều mẹ bầu khó chịu nhất trong quá trình mang thai và sinh nở. Đây là giai đoạn lâu nhất trong 3 giai đoạn, diễn ra nhiều giờ đồng hồ tùy vào mỗi người. Cho tới khi cổ tử cung mở trọn (khoảng 10cm), số lượng và cường độ các cơn gò tử cung đạt đủ điều kiện, sẽ chuyển tới giai đoạn tiếp theo sổ thai.

Chuyển dạ kéo dài

Giai đoạn 2: Sổ thai

Ở giai đoạn này, em bé từ trong tử cung người mẹ, sẽ đi qua khung chậu và cuối cùng là đẩy ra ngoài. Giai đoạn này diễn ra nhanh hơn giai đoạn đầu. Có sự khác biệt về thời gian sinh giữa sinh con so (sinh con lần đầu) và con rạ (sinh con thứ). Có thể mất từ 30 phút tới 2 tiếng nếu sản phụ sinh con so. Nhưng với con rạ, quá trình này diễn ra nhanh hơn 15 phút đến 1 tiêng đồng hồ.

Giai đoạn 3: Sổ nhau và cầm máu

Sau khi thai nhi được đưa ra ngoài, tử cung người mẹ tiếp tục co bóp để tống xuất nhau thai còn xót lại trong tử cung và ngoài. Giai đoạn này lại được chia làm 3 giai đoạn nhỏ: Bong nhau, sổ nhau và cuối cùng là cầm máu. Thời gian của giai đoạn này vào khoảng 6 – 30 phút tùy sản phụ. Kết thúc giai đoạn này là mẹ bầu đã vượt cạn thành công.

>>> Bạn có thể tham khảo: Hỏi-đáp: Dấu hiệu sắp sinh cần đến bệnh viện cùng Ths-Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

2/ Thế nào là chuyển dạ kéo dài, nguyên nhân của chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài là khi quá trình chuyển dạ kéo dài quá 24 giờ hoặc giai đoạn hoạt động kéo dài trên 12 giờ, vì giai đoạn tiềm thời khó phân định và không rõ ràng nên thường dựa trên giai đoạn hoạt động. Quá trình này sẽ được bác sĩ sản khoa theo dõi trên một biểu đồ gọi là sản đồ. Nếu có dấu hiệu chuyển dạ kéo dài trên sản đồ, cần can thiệp một số biện pháp để quá trình sinh dễ ra thuận lợi.

Nguyên nhân của quá trình chuyển dạ kéo dài:

  • Từ thai nhi: Thai nhi lớn hoặc vòng đầu của thai nhi lớn, thai nhi ở vào vị trí sinh không thuận lợi (sinh ngôi mông, ngôi lưng) …
  • Từ mẹ: Khung chậu của mẹ hẹp, không đủ rộng để thai nhi đi qua, tử cung bất thường bẩm sinh, mẹ có u đường sinh dục, vùng chậu cản trở quá trình sinh …
  • Cơn gò tử cung yếu, không đủ cường độ cũng như số lượng.
Chuyển dạ kéo dài
Nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ kéo dài

3/ Hậu quả của chuyển dạ kéo dài

Quá trình chuyển dạ kéo dài gây nên những biến chứng cho cả mẹ và bé.

– Đối với mẹ

  • Tăng tỷ lệ băng huyết sau sinh (mất máu nhiều sau sinh)
  • Vỡ tử cung: Áp lực tử cung trong quá trình chuyển dạ có tắt nghẽn sẽ tăng cao. Trên những sản phụ có tử cung bất thường như đã can thiệp mổ từ lần sinh trước hay bất thường bẩm sinh, áp lực cao có thể khiến vỡ tử cung, một biến chứng rất nguy hiểm.
  • Nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hậu sản: Quá trình chuyển dạ kéo dài là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn vùng sinh dục, vùng da xung quanh xâm nhập, gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng cho sản phụ.

– Chuyển dạ kéo dài ảnh hưởng tới thai nhi

  • Suy thai: Quá trình chuyển dạ diễn ra kéo dài, khả năng dự trữ oxy của thai nhi cạn kiệt. Nồng độ oxy trong máu thai nhi giảm, có thể khiến em bé tử vong.
  • Nhiễm trùng sơ sinh: Tương tự như ở mẹ, các vi khuẩn đường sinh dục có thể xâm nhập vào máu bé khi quá trình chuyển dạ kéo dài gây nên tình trạng nhiễm trùng sơ sinh sớm nguy hiểm tới tính mạng của bé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách trị mề đay sau sinh tại nhà và cách phòng tránh hiệu quả mẹ cần biết!

4/ Cách điều trị chuyển dạ kéo dài

Tùy vào tình trạng của mỗi mẹ bầu mà bác sĩ sẽ có cách tiếp cận khác nhau:

– Sử dụng thuốc tăng cơn gò

Thuốc tăng cơn gò (Oxytocin) được dùng trong các trường hợp cơn gò của mẹ bầu không đảm bảo về cường độ và số lượng để đẩy thai nhi ra ngoài. Đây là loại hormone được tổng hợp nhân tạo để gây chuyển dạ, tăng cường và điều chỉnh các cơn co tử cung.

Chuyển dạ kéo dài

– Tia ối, phá ối

Tia ối, phá ối là một thủ thuật mà bác sĩ làm vỡ màng ối của sản phụ bằng tay hoặc bằng dụng cụ. Trong một số trường hợp, phá ối giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để đưa ra quyết định hợp lý nhất cho mẹ bầu.

– Giúp sinh bằng dụng cụ

Trong trường hợp thai nhi đã vào đường dẫn sinh, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc tới các thủ thuật giúp sinh như forceps hay đặt giác hút để hỗ trợ.

– Sinh mổ

Mổ lấy thai là phương pháp được cân nhắc sau khi các biện pháp như tăng cơn gò, phá ối không hiệu quả. Lúc này, sinh thường qua ngả âm đạo không còn là một giải pháp an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, phương pháp cũng có những mặt bất lợi, bác sĩ sẽ là người cân nhắc thật kĩ càng để đưa ra quyết định cho các mẹ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng ngay!

5/ Cách phòng ngừa chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài có thể phần nào phòng tránh và dự báo trước được nếu các mẹ tuân thủ các điều kiện dưới đây:

  • Khám thai đều đặn và định kỳ: Việc khám thai đều đặn và định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường như bất thường khung chậu của mẹ, thai lớn, đái thái đường thai kỳ … để phòng tránh việc mẹ bầu phải trải qua một cuộc chuyển dạ kéo dài.
  • Với các mẹ có đái tháo đường thai kỳ, cần tuân thủ chế độ sinh hoạt và điều trị của bác sĩ. Đái tháo đường thai kỳ là một trong những nguyên nhân khiến thai to, dẫn tới việc sinh nở trở nên khó khăn và kéo dài hơn.

[inline_article id=297430]

Qua đây, hi vọng mẹ đã hiểu rõ hơn về chuyển dạ kéo dài cũng như cách phòng tránh. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thuyên tắc ối, tai biến sản khoa nguy hiểm với các bà mẹ

Tuy hiếm gặp nhưng thuyên tắc ối là biến chứng nguy hiểm, rất khó chẩn đoán và điều trị. Mẹ bầu cần chủ động tìm hiểu thông tin cũng như cách phòng tránh để có một một thai kỳ khỏe mạnh.

1/ Thuyên tắc ối là gì?

Thuyên tắc ối là tình trạng nước ối hoặc các vật chất từ thai nhi (tóc, lông tơ, các mảnh vụn khác…) xâm nhập vào tuần hoàn người mẹ và gây nên tình trạng truỵ tim mạch, giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất là do phản ứng dị ứng (phản vệ). Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa, có thể nhanh chóng gây tử vong ở người mẹ. Cho đến nay có chế bệnh học vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ.

Điều may mắn cho các mẹ bầu, là không phải bất kì khi nào sự xâm nhập của nước ối hay các vật chất từ thai nhi đều gây nên thuyên tắc ối. Ngược lại, sự xâm nhập này lại là một điều rất thường gặp trong quá trình sinh nở ở hầu hết các chị em. Vấn đề nằm ở phản ứng dị ứng của cơ thể người mẹ với những chất trên, một phản ứng quá mức cần thiết gây hại cho cơ thể.

Tình trạng này rất hiếm gặp nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng. Theo thống kê, tỷ lệ của tình trạng này ở Hoa Kỳ là 1/40.000 ca sinh, và ở châu Âu là 1/53.800 ca.

Thuyên tắc ối
Thuyên tắc tối là gì?

2/ Thuyên tắc ối xảy ra khi nào?

Thuyên tắc ối có thể xảy ra trong suốt thai kỳ, nhưng thường gặp nhất vào ngày sinh, ngay lúc chuyển dạ và một giờ sau khi sổ nhau, thậm chí 48 giờ sau sinh.

Nó có thể xảy ra ở cả cuộc sinh thường lẫn sinh mổ. Và có thể ở bất kì lần mang thai nào, trong lần mang thai đầu tiên, hoặc trong những lần mang thai tiếp theo, dù trước đó có những lần sinh thành công.

Trường hợp nạo hút thai hay chấn thương bụng, mặc dù hiếm nhưng vẫn có thể gây ra thuyên tắc ối.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Kinh nghiệm sinh mổ và những bí quyết mẹ cần biết!

3/ Ai dễ có nguy cơ bị thuyên tắc ối?

Sự xuất hiện của thuyên tắc ối là rất hiếm và đến nay vẫn rất khó đoán định. Tuy nhiên một vài nghiên cứu chỉ ra rằng một số yếu tố nguy cơ sau có thể làm tăng khả năng mắc tình trạng này:

  • Mẹ bầu tuổi cao (trên 35 tuổi)
  • Mang đa thai
  • Bất thường nhau thai: nhau tiền đạo
  • Mẹ mắc sản giật
  • Đa ối (tình trạng nước ối nhiều)
  • Sản phụ mổ lấy thai
  • Rách cổ tử cung, vỡ tử cung.

4/ Triệu chứng của thuyên tắc ối

Các triệu chứng ban đầu của thuyên tắc ối diễn ra đột ngột như: Tăng cảm giác lo lắng, kích động, lú lẫn, buồn nôn, nôn, ớn lạnh, thay đổi màu da, hụt hơi, khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt… Tình trạng diễn tiến nhanh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: Mất ý thức, co giật, suy tim, chảy máu nhiều và không kiểm soát được, đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), suy hô hấp, tổn thương não…

Thuyên tắc ối
Triệu chứng của thuyên tắc ối

5/ Phương pháp điều trị

2 vấn đề chủ yếu và nghiêm trọng ảnh hưởng tới sản phụ trong thuyên tắc ối là: Suy hô hấp – tuần hoàn và rối loạn về đông máu (đông máu nội mạch dẫn tới chảy máu nghiêm trọng). Việc điều trị thuyên tắc ối sẽ tập trung vào 2 vấn đề trên.

Với suy hô hấp – tuần hoàn, sản phụ sẽ được đặt ống nội khí quản (một loại ổng thở) để cung cấp oxy, hồi sức tim phổi (CPR), cũng như sử dụng các loại thuốc vận mạch giúp kiểm soát huyết áp và nhịp tim.

Với tình trạng chảy máu, điều trị về cơ bản bao gồm truyền máu hoặc các chế phẩm máu cho mẹ, sử dụng các thuốc để chống lại tình trạng này.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Sinh con năm 2023 hợp tuổi bố mẹ nào để mang lại may mắn?

6/ Mẹ bầu có thể làm gì để ngăn ngừa?

Đến nay, thuyên tắc ối vẫn là một tai biến sản khoa nguy hiểm và rất khó có thể đoán trước hoặc phòng ngừa được. Nhưng các mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp giúp giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của tình trạng này.

  • Nguyên tắc chung để có một thai kỳ khỏe mạnh là khám thai đều đặn và định kỳ. Điều này giúp theo dõi và phát hiện sớm các thai kỳ nguy cơ, quản lý chặt giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Chọn sinh ở những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại. Điều này giúp tăng tỉ lệ biến chứng và tăng tỉ lệ điều trị thành công nếu chẳng may có thuyên tắc ối xảy ra. Các bác sĩ kinh nghiệm sẽ can thiệp kịp thời, tích cực và chuẩn xác giúp các mẹ bầu và em bé an toàn.

[inline_article id=287844]

Qua đây, hi vọng mẹ bầu đã biết thuyên tắc ối là gì cũng như phương pháp điều trị và cách phòng tránh. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu uống ngũ cốc có tốt không và có an toàn cho thai nhi không?

Trong đó, việc ăn ngũ cốc dành cho bà bầu cũng được nhiều người quan tâm. Vậy bà bầu uống ngũ cốc có tốt không? Bài viết này sẽ được MarryBaby giải đáp các vấn đề liên quan đến ngũ cốc dành cho bà bầu. Hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé!

Dinh dưỡng từ ngũ cốc mẹ nên biết!

Trước khi tìm hiểu bà bầu uống ngũ cốc có tốt không; chúng ta cần phải biết các dinh dưỡng có trong thực phẩm này. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ngũ cốc chứa nhiều dinh dưỡng bao gồm:

  • Nước: 3.76g
  • Năng lượng: 372 Kcal
  • Protein: 12.4g
  • Chất béo: 6.6g
  • Carbohydrate: 73.2g
  • Chất xơ: 10.1g
  • Đường: 4.5g
  • Canxi: 357mg
  • Sắt: 28.9mg
  • Magie: 114g
  • Phốt pho: 357mg
  • Kali: 633mg
  • Natri: 497mg
  • Kẽm: 13.4mg
  • Đồng: 0.387mg
  • Vitamin C: 21.4mg
  • Vitamin B6: 1.79mg
  • Vitamin B12: 6.77µg
  • Vitamin A: 990µg
  • Vitamin E: 0.41mg
  • Vitamin D: 3.6µg
  • Vitamin K: 2µg
  • Axit Folic: 692µg

Với nguồn dinh dưỡng trên thì bà bầu uống ngũ cốc có tốt không? Xin mời các mẹ bầu theo dõi tiếp phần sau để có câu trả lời nhé.

ngũ cốc cho bà bầu
Bà bầu uống ngũ cốc dinh dưỡng có tốt không?

Bà bầu uống ngũ cốc có tốt không?

Ngũ cốc là một thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cho tất cả chúng ta. Nhưng bà bầu uống ngũ cốc có tốt không? Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ (NCBI); ngũ cốc là một thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Các chuyên gia đã chia sẻ rằng, những phụ nữ mang thai ăn ngũ cốc ít nhất 3 lần/tuần sẽ hấp thu lượng vi chất dinh dưỡng cao hơn so với những mẹ bầu không ăn ngũ cốc thường xuyên. Những mẹ bầu thường xuyên ăn ngũ cốc sẽ được cung cấp hàm lượng chất xơ; sắt; canxi; vitamin và axit folic rất cần trong thai kỳ.

Ngoài ra theo nghiên cứu của NCBI, ngũ cốc là một món ăn có thể dùng bất cứ thời điểm nào trong ngày gồm buổi sáng; trưa; chiều và ăn xế. Vì thế, mẹ bầu không nhất thiết phải dùng ngũ cốc vào buổi sáng mới có thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng. Mẹ bầu có thể dùng bất cứ lúc nào và chỉ 3 lần/tuần để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đỡ buồn nôn mà vẫn đủ dinh dưỡng?

Cách chọn ngũ cốc tốt cho bà bầu

Khi đã biết bà bầu uống ngũ cốc có tốt không; chúng ta nên chọn những loại chưa qua xử lý tẩm ướp gia vị để tránh các sản phẩm chứa quá nhiều đường; muối; không tốt cho cơ thể.

Ngoài ra, trước khi mua ngũ cốc mẹ bầu cũng nên xem qua các thành phần ghi trên bao bì để tránh mua phải những loại có chứa chất bảo quản có thể gây hại cho thai nhi. Một số loại ngũ cốc cho bà bầu có thể cân nhắc sử dụng:

  • Yến mạch: Đây là một trong những loại ngũ cốc rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như hệ thần kinh của mẹ bầu. Ngoài ra, thực phẩm này còn có tác dụng kích thích sự ngon miệng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và con như sắt, axit folic…
  • Bắp: Đây là loại ngũ cốc có chứa hàm lượng calo cao và rất giàu chất xơ; giúp ngăn ngừa táo bón. Đặc biệt, lượng vitamin A trong hạt bắp còn giúp cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Khoai lang: Đây là một trong những loại thực phẩm giúp nhuận tràng dành cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, trong khoai lang còn có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé như vitamin A, kẽm, sắt, canxi…

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Có bầu uống collagen được không? Những lưu ý mẹ bầu cần biết!

  • Các loại hạt: Bao gồm hạt dẻ, hạnh nhân, hướng dương, óc chó… Những loại hạt này rất giàu vitamin (nhóm B, vitamin E…); khoáng chất (kẽm, magie, đồng…); và các axit béo (omega 3, omega 9…) tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Các loại đậu: bao gồm đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… Những loại hạt này có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa; protein; axit folic; canxi… tốt cho phụ nữ mang thai.

[inline_article id=210842]

Với thông tin trên đã giúp mẹ bầu có câu trả lời về bà bầu uống ngũ cốc có tốt không. Hy vọng bài viết về bà bầu uống ngũ cốc dinh dưỡng có tốt không sẽ giúp ích cho mẹ bầu nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có bầu uống collagen được không? Những lưu ý mẹ bầu cần biết!

Nhưng khi có bầu uống collagen được không? Đây là một trong những điều khiến cho các mẹ bầu quan tâm. Bài viết này MarryBaby sẽ giúp giải đáp các vấn đề bổ sung collagen cho bà bầu. Hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé.

Collagen là gì?

Trước khi tìm hiểu bà bầu uống collagen được không; chúng ta cần biết rõ collagen là gì. Theo Nemours KidsHealth tại Mỹ, collagen là một loại protein trong cơ thể. Các loại collagen khác nhau có trong nhiều bộ phận cơ thể gồm tóc; da; móng tay; xương; dây chằng; gân; sụn; mạch máu và ruột.

Collagen có nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể như giúp xương chắc khỏe; tạo sự đàn hồi cho da và gân; giúp chữa lành sau chấn thương. Vậy khi có bầu uống collagen được không? Các mẹ bầu hãy tìm hiểu điều này trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đỡ buồn nôn mà vẫn đủ dinh dưỡng?

Mẹ bầu uống collagen được không?

Khi mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Nhất là sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể khiến làn da bị sạm, nổi mụn. Bên cạnh đó, vóc dáng cũng là một trong những thay đổi chúng ta dễ nhận biết.

Phụ nữ mang thai ngoài bổ sung các khoáng chất và vitamin thì việc bổ sung các nhóm chất khác cũng rất quan trọng. Như chúng ta đã biết collagen là một loại protein trong cơ thể. Vậy nhưng khi có bầu uống collagen được không?

Hiện nay các thực phẩm bổ sung collagen được biết đến là thực phẩm chức năng. Sản phẩm đã được nghiên cứu cho thấy khả năng gây hại cho mẹ và thai nhi là rất thấp. Nhưng để tốt nhất, trước khi sử dụng mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn liều lượng cũng như loại sản phẩm phù hợp.

bầu uống collagen được không
Có bầu uống collagen được không?

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt

Các thực phẩm giúp bổ sung collagen cho bà bầu

Khi đã biết có bầu uống collagen được không; ngoài các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Mỹ cũng chia sẻ thêm cho các mẹ các thực phẩm giúp bổ sung collagen cho bà bầu rất tốt.

  • Cơ thể tạo ra collagen sẽ kết hợp các axit amin. Đây là chất dinh dưỡng cơ thể nhận được từ việc ăn các thực phẩm giàu protein như thịt bò; thịt gà; cá; đậu; trứng và các sản phẩm từ sữa.
  • Quá trình tăng sinh collagen cũng cần vitamin C, kẽm và đồng để hỗ trợ. Mẹ bầu có thể nhận được vitamin C bằng cách ăn trái cây họ cam quýt; ớt đỏ và xanh; cà chua; bông cải xanh và rau xanh.
  • Mẹ cũng có thể nhận được các khoáng chất từ việc ăn thịt; động vật có vỏ; các loại hạt; ngũ cốc nguyên hạt và đậu.
  • Ngoài khẩu phần ăn lành mạnh với các loại thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất; mẹ bầu có thể bổ sung collagen khi ăn các món ăn từ nước hầm xương.

[inline_article id=162175]

Hy vọng với các thông tin về có bầu uống collagen được không sẽ giúp ích cho các thai phụ. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề bổ sung collagen dành cho bà bầu hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ giúp trả lời ngay nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Mẹ cần lưu ý gì khi đi vệ sinh?

Nhà xí bệt là một trong những khu vực thường thấy ở một số hộ gia đình hiện đại. Không chỉ điều chỉnh góc ngồi xổm tự nhiên, nó còn giúp chúng ta tránh khỏi các bệnh về khung xương chậu,… Thế nhưng bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không thì không phải ai cũng biết.

1. Ưu điểm của ngồi xổm khi đi vệ sinh

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Trước hết, hãy điểm qua những lợi ích của việc ngồi xổm khi đại tiện mẹ nhé.

Khi ngồi xổm, góc hậu môn trực tràng thẳng, tư thế này làm giảm thời gian đại tiện (tức là 1 phút so với 4–15 phút ở tư thế ngồi). Ngoài ra, đại tiện bằng cách ngồi xổm còn giúp:

  • Ngăn ngừa “sự ứ đọng phân”. Đây là một yếu tố gây ra hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và viêm ruột thừa.
  • Bảo vệ các dây thần kinh vùng chậu không bị kéo căng và bị tổn thương. 
  • Điều khiển các cơ quan sinh dục như tuyến tiền liệt, bàng quang và tử cung.
  • Chặn tạm thời van hồi tràng, giữa ruột kết và ruột non. Do đó, có rất ít hoặc không có cơ hội làm ô nhiễm ruột non.
  • Đại tràng được nâng đỡ bởi đùi giúp ngăn ngừa thoát vị và sa cơ quan vùng chậu.
bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không
Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?

>> Mẹ có thể tham khảo: Tư thế đi vệ sinh của bà bầu: Đại tiện cũng phải đúng cách

2. Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Mặc dù ngồi xổm khi đi đại tiện mang lại nhiều lợi ích, tư thế này lại không tốt cho phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Vì sao việc mẹ bầu ngồi xổm khi đi vệ sinh lại không được khuyến khích như vậy?

Khi mang thai, bụng dưới của cơ thể và cột sống chịu áp lực rất lớn từ sự phát triển của thai nhi. Bầu ngồi xổm khi đi vệ sinh sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra hơn, đồng thời gây áp lực lên bàng quang. Điều này gây đau bụng dữ dội, ít nhiều tác động đến thai nhi trong bụng mẹ.

Vậy bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Khi bầu ngồi xổm khi đi vệ sinh, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Nguy hiểm hơn, tình trạng này làm mẹ mất trọng tâm, dễ té ngã.

Tuy nhiên, đây lại là tư thế được khuyến khích với những bà bầu sắp sinh. Đây được xem là một bài tập đề kháng cho cơ bụng và cơ sàn chậu, giúp chuẩn bị cho việc sinh nở tự nhiên. Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào giai đoạn mẹ nhé. Ở giai đoạn cuối của quá trình mang thai, ngồi xổm đúng cách lại giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi. Sức ép lên tử cung có thể giúp đẩy em bé ra ngoài thuận lợi hơn khi sinh nở.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những người ngồi bồn cầu kiểu ngồi xổm có nhiều kết quả sản khoa thuận lợi, đặc biệt là tỷ lệ sinh thường qua ngã âm đạo cao hơn. Các cuộc khảo sát cho thấy tác động thực sự của bệ ngồi toilet kiểu ngồi xổm đối với kết quả mang thai và chuyển dạ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có phải là dấu hiệu chuyển dạ

3. Tư thế đi vệ sinh đúng cách

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Đối với bà bầu, tư thế ngồi chuẩn nhất là giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước. Nên thả lỏng vai, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất.

Lưu ý, khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, mẹ bầu đừng thực hiện quá nhanh và đột ngột. Đặc biệt, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, mẹ nên dùng một tay đỡ bụng trước khi ngồi. Sau đó, từ từ dựa lưng vào ghế, hai chân song song nhau.

bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không
Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Tư thế đi vệ sinh đúng cách cho bà bầu

4. Những lưu ý khi mẹ bầu đi vệ sinh

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Mẹ cần lưu ý thêm một số điều để đi vệ sinh đúng cách nhé:

Rửa nước muối loãng và lau khô bằng giấy mềm

Ở hậu môn có nhiều vi khuẩn, thông thường các vi khuẩn lợi và hại ở trạng thái cân bằng. Do đó, mẹ cần vệ sinh đúng cách để không làm mất sự cân bằng này. Lời khuyên cho mẹ là nên dùng nước muối loãng để rửa sau mỗi lần đi vệ sinh.

Việc này không những tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn giúp mẹ giảm được tình trạng viêm hoặc sưng. Sau khi dùng nước muối, mẹ nên lau lại bằng giấy mềm để tránh gây ẩm ướt hậu môn. Từ đó, không có điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

>> Mẹ có thể tham khảo: Vệ sinh vùng kín mẹ bầu đúng cách – Vành đai bảo vệ mẹ và bé không thể thiếu 

Không nên nhịn vệ sinh

Một số mẹ bầu có thói quen nhịn đi tiểu hoặc đại tiện bởi tâm lý “để cho xong việc này đã”. Việc này về lâu dài khiến cho bàng quang bị giãn, áp lực lên đại tràng và hậu môn. Kết quả là giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không
Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Những điều mẹ bầu cần chú ý

Không đi vệ sinh quá lâu

Nếu đại tiện trong vòng 2 phút, nguy cơ mắc bệnh liên quan hệ tiêu hóa sẽ được giảm đến 70%. Đây là vấn đề đã được chứng minh trong thực tế. Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Việc ngồi quá lâu khi đi vệ sinh có thể khiến chân bị mỏi và dễ dẫn đến chuột rút. Mẹ cũng chú ý đến điều này nhé.

[inline_article id=296262]

Để kiểm soát tốt thời gian đại tiện, mẹ đừng sử dụng điện thoại trong lúc đi vệ sinh. Điện thoại khiến mẹ phân tâm cũng như ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn máu. Nguyên do là không gian nhà vệ sinh chật hẹp và ngồi lâu gây thiếu oxy lên não.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đâu là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng trên từng cơn?

Đau dạ dày, đau bụng hoặc chuột rút là điều phổ biến trong thai kỳ. Sẽ không có gì đáng lo ngại nếu cơn đau nhẹ và biến mất khi mẹ bầu thay đổi tư thế hay vận động. Tuy nhiên, đôi khi bà bầu bị đau bụng trên từng cơn chúng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

1. Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng trên từng cơn

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng ở mẹ bầu, bao gồm:

Áp lực từ tử cung

Quá trình mang thai phát triển khiến tử cung mở rộng tạo áp lực lên rốn và vùng bụng. Do đó, bà bầu bị đau bụng trên rốn khi mang thai 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Thai ngoài tử cung có giữ được không? Đây là những thông tin các chị em nên nắm rõ

Phần cơ bắp quanh bụng bị kéo căng

Để thai nhi có đủ không gian phát triển, da và cơ bắp quanh bụng phải được kéo căng hết mức. Điều này có thể khiến bà bầu bị đau bụng trên từng cơn. 

Thai ngoài tử cung

Đây là khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, ví dụ như trong ống dẫn trứng. Thai không thể sống sót và cần được loại bỏ bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Ngoài việc bà bầu bị đau bụng trên từng cơn, các triệu chứng khác thường xuất hiện từ 4 đến 12 tuần của thai kỳ: chảy máu, đau ở đầu và vai, khó chịu khi đi tiểu,…

Sảy thai

Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn và ra máu trước 24 tuần của thai kỳ đôi khi có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc dọa sảy thai.

bà bầu bị đau bụng trên từng cơn

Tiền sản giật

Đau ngay dưới xương sườn thường xảy ra ở giai đoạn sau của thai kỳ. Nguyên nhân là do thai nhi đang lớn và tử cung đẩy lên dưới xương sườn.

Nhưng nếu cơn đau này dữ dội hoặc dai dẳng, đặc biệt bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải, thì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến một số phụ nữ mang thai. Nó thường bắt đầu sau 20 tuần hoặc ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra.

Các triệu chứng khác của tiền sản giật bao gồm:

  • Nhức đầu dữ dội
  • Gặp vấn đề về thị lực
  • Bàn chân, bàn tay và mặt sưng tấy

>> Mẹ có thể tham khảo: Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ

Nhau bong non

Hiện tượng này xuất hiện khi nhau thai ra khỏi thành tử cung và gây chảy máu. Các cơn đau kèm theo thường dữ dội, liên tục và bất ngờ. Đôi khi đây là trường hợp khẩn cấp vì có thể nhau thai không thể hỗ trợ em bé đúng cách.

UTI (nhiễm trùng đường tiết niệu)

Nhiễm trùng đường tiểu thường gặp trong thai kỳ và có thể dễ dàng điều trị. Chúng có thể gây đau bụng, nhưng không phải lúc nào cũng gây đau khi mẹ bầu đi tiểu.

Đau dây chằng tròn

Theo BS Nguyễn Công Định, dây chằng tròn là tổ chức dải mô giữa tử cung tại chỗ. Khi tử cung phát triển, dây chằng tròn căng ra, đôi khi gây đau ở bên bụng có thể tỏa ra hông hoặc háng.

Đau dây chằng tròn thường bắt đầu trong quý hai thai kỳ và thường được cảm thấy ở một bên (nhưng đôi khi cả hai). Nó thường xảy ra trong khi tập thể dục, sau khi ra khỏi giường, hắt hơi, ho, cười hoặc khi thực hiện một động tác đột ngột; cảm giác có thể kéo dài trong bất cứ nơi nào từ vài giây cho đến vài phút. Ngoài ra, bà bầu bị đau bụng trên từng cơn do những cơn co Braxton Hicks. Những cơn co thắt này thường bắt đầu vào khoảng 20 tuần của thai kỳ. Các cơn co thắt Braxton Hicks tương đối ngắn (chỉ vài giây) và không đều.

Do chế độ ăn uống

Bà bầu bị đau bụng có thể là do chưa xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp. Tử cung thay đổi khi mang thai, vô tình khiến bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Ngoài ra, lượng progesterone trong thời thai kỳ tăng cao hơn so với bình thường. Chính sự thay đổi này làm cho quá trình của bà bầu trở nên chậm hơn. Kết quả có thể dẫn đến rỗng túi mật, sỏi mật. Bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải sau khi ăn nhiều dầu mỡ. Nếu viêm túi mật xảy ra, bà bầu bị đau bụng trên từng cơn kèm với sốt.

Viêm ruột thừa

Bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải có thể là viêm ruột thừa. Khoảng 0,1% phụ nữ sẽ bị viêm ruột thừa trong khi mang thai, nhất là ở ba tháng giữa thai kỳ. Dấu hiệu đau có thể đột ngột và có thể là đau nhói hoặc đau âm ỉ, thường kèm theo sốt, không ăn uống được, buồn nôn và nôn 

bà bầu bị đau bụng trên từng cơn

2. Bà bầu bị đau bụng có nguy hiểm không?

Nếu trong những tuần đầu sau khi mất kinh, cơn đau âm ỉ tăng dần (kèm theo ra máu âm đạo hoặc không), thì có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Nếu đau dữ dội, vã mồ hôi thì có thể là thai ngoài tử cung đã vỡ. Đây là một cấp cứu sản khoa và cần được phẫu thuật kịp thời. Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc đẻ non. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Uống nước khi mang thai, bao nhiêu là đủ?

3. Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn phải làm sao?

Khi có các triệu chứng sau đây, mẹ bầu nên cần liên hệ bác sĩ ngay:

  • Đau bụng có hoặc không ra máu trước 12 tuần 
  • Chảy máu hoặc chuột rút mạnh
  • Hơn bốn cơn co thắt trong một giờ trong hai giờ
  • Rối loạn thị giác, nhức đầu dữ dội
  • Sưng tay, chân hoặc mặt nghiêm trọng 
  • Đau khi đi tiểu, khó đi tiểu hoặc tiểu ra máu 
  • Sốt hoặc ớn lạnh

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Tuy nhiên, bà bầu bị đau bụng trên từng cơn có thể áp dụng một số cách để giảm đau bụng như:

  • Chọn thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa (bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt). Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Tập thể dục thường xuyên với các động tác nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước, đi tiểu để làm rỗng bàng quang, thường xuyên nghỉ ngơi.
  • Thay đổi cách di chuyển, nếu thai phụ đang bị đau dây chằng tròn, có thể thử ngồi xuống và đứng dậy chậm hơn.

[inline_article id=297677]

Qua đây, hi vọng mẹ bầu đã biết được khi bà bầu bị đau bụng trên từng cơn là gặp những tình trạng gì và cách giải quyết rồi. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!