Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

Bà bầu có được uống trà sữa không? Trà sữa là thức uống có thể tìm thấy ở bất cứ đâu với rất nhiều cách pha và tỷ lệ khác nhau. Trà sữa gây nghiện là nhờ vị thơm trà của kết hợp vị béo của sữa cùng hàng chục loại topping khác nhau.

Hơn nữa, thói quen uống trà sữa đã duy trì từ nhiều năm liền đến khi có bầu không biết thế nào. Đừng lo nhé, MarryBaby sẽ giúp bạn giải đáp ngay cho bạn trong bài viết này.

Trà sữa có lợi cho sức khỏe không?

Trước khi tìm hiểu bà bầu có được uống trà sữa không, chúng ta cần biết thức uống này tốt hay hại cho sức khỏe.  Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, trà và sữa là thức uống lành mạnh cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp hai loại đồ uống này với nhau kèm chất phụ gia để tạo độ ngọt thì lợi ích của trà và sữa sẽ bị hủy hoại.

Trà sữa thơm ngon là nhờ hương liệu thực phẩm. Hoặc sử dụng bởi các loại trà không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ngoài ra, trân châu trong trà sữa được làm từ tinh bột sắn, tinh bột lọc, chủ yếu là đường và phụ liệu nên chứa rất ít chất xơ và protein.

Bên cạnh đó, dinh dưỡng trong trà sữa cực kỳ thấp nhưng năng lượng lại rất dồi dào. Thành phần kem béo trong sữa đặc có chứa rất ít vitamin và khoáng chất nhưng lại chứa nhiều loại thực vật hydro hóa. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như giảm cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu,…

>>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy thai kỳ?

 bà bầu có được uống trà sữa không
Bà bầu có được uống trà sữa không?

Bà bầu có được uống trà sữa không?

Bà bầu có được uống trà sữa không? Câu trả lời là CÓ. Vì các bác sĩ sản phụ khoa của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho rằng; việc tiêu thụ một lượng caffeine ở mức vừa phải sẽ không liên quan đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non ở phụ nữ mang bầu. Lượng caffeine mẹ có thể tiêu thụ trong một ngày dưới 200mg thì không có vấn đề gì cả.

Cho nên Bà bầu có được uống trà sữa không? Một cốc trà sữa khoảng 500ml có chứa trung bình từ 130 – 140mg caffeine. Nếu không uống quá nhiều và không uống kèm các loại đồ uống có chứa caffeine khác thì việc uống trà không gây hại đến mẹ và bé.

Tuy nhiên, thông tin này chỉ đúng khi mẹ uống trà sữa đảm bảo nguồn gốc. Các thành phần trong trà sữa như trân châu và siro cũng thế. Dù trân châu và siro là pudding an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng nếu không rõ nguồn gốc xuất xứ thì điều đó chưa hẳn.

Một điều đáng quan tâm khác nữa là trong trà sữa có hàm lượng đường cực kỳ cao. Cả đường, siro và trân châu có trong trà sữa có thể cung cấp cho mẹ bầu rất nhiều calo. Hoặc vô cùng vô cùng ít hoặc không chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ.

Một cốc trà sữa trân châu cung cấp khoảng 340 calo cho người dùng. Nếu muốn uống trà sữa, mẹ bầu cần kiểm soát tốt lượng calo nạp vào cơ thể để không tăng cân quá nhanh trong thai kỳ. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi; đặc biệt là trí nhớ và khả năng nhận thức của trẻ.

[key-takeaways title=””]

Bà bầu có được uống trà sữa không? Thực tế, việc bà bầu có được uống trà sữa không, câu trả lời là có nhưng không nên. Thay vào đó, bạn nên bổ sung nhiều thức uống lành mạnh khác tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi như nước ép trái cây, sữa tươi không đường, trà gừng,..

[/key-takeaways]

>>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp 10 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Tác hại của việc uống quá nhiều trà sữa trong thai kỳ

Chúng ta đã biết bà bầu có được uống trà sữa không, và đây là những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi mẹ bầu uống quá nhiều trà sữa trong suốt quá trình mang thai:

1. Hấp thụ nhiều đường dễ gây béo phì và tiểu đường thai kỳ

Bà bầu có được uống trà sữa không? 1 ly trà sữa 473ml có chứa từ 34 – 45g đường tùy loại. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 25g trong một ngày. Như vậy, lượng đường trong một ly trà sữa 50ml cao gấp 2 đến 3 lần lượng đường cần thiết cho cơ thể.

Khi cơ thể hấp thụ nhiều đường khiến tuyến tụy tiết ra nhiều insulin để kích thích cơ thể lưu trữ năng lượng dưới dạng mỡ thừa. Từ đó, gây nên các bệnh béo phì, tiểu đường thai kỳ, bệnh tim mạch và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đường sẽ làm da mẹ bầu lão hóa nhanh hơn. Đường gắn vào các protein trong cơ thể làm đứt gãy các mô liên kết collagen và elastin trong da gây lão hóa sớm khiến da nhăn nheo chảy xệ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu uống nước rau má có tốt không? Lạm dụng ắt gây hại!

2. Bà bầu có được uống trà sữa không? Giảm lượng nước nạp vào cơ thể

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thường bị nóng lên và cần bổ sung rất nhiều nước, nhiều hơn mức bình thường. Hôm nào mẹ bầu uống khoảng 2 ly trà sữa thì có gần 100ml trà sữa được nạp vào cơ thể, chỉ còn 1000ml còn lại là nước lọc tinh khiết.

Trà sữa không thể thay thế cho nước lọc. Cho nên, muốn cơ thể vận hành êm ái và lưu trữ được lượng enzim dồi dào trong dạ dày, bạn nên uống nhiều nước tinh khiết và hạn chế tối đa trà sữa.

bà bầu có được uống trà sữa không
Uống nước lọc giúp cơ thể mẹ tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu

3. Dễ gây nên tình trạng thiếu sắt

Bà bầu có được uống trà sữa không? Bà bầu uống nhiều trà sữa dễ bị thiếu sắt trong quá trình mang thai. Bởi các acid béo trong trà sữa sẽ ức chế hoạt động của các acid trong dạ dày làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.

Do đó việc uống trà sữa thường xuyên sẽ làm mẹ bầu thiếu dinh dưỡng và thiếu sắt. Dẫn đến tình trạng cơ thể dễ mệt mỏi hơn, dễ tụt huyết áp, về lâu về dài dễ gây suy nhược cơ thể.

[inline_article id=79010]

Bà bầu có được uống trà sữa không? Bạn được uống nhưng hãy uống một cách có kiểm soát hoặc kiêng uống trà sữa trong khi mang thai để có một thai kỳ trọn vẹn. Sinh con xong, mẹ uống bù sau vẫn được mà!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thai ngoài tử cung có giữ được không? Đây là những thông tin các chị em nên nắm rõ

Vậy chửa thai ngoài tử cung có giữ được không? Cùng MarryBaby giải đáp với bài viết bên dưới đây nhé!

Mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con là gì?

Để biết thai ngoài tử cung có giữ được không bạn cần tìm hiểu đây là căn bệnh gì? Đây là trường hợp bào thai không nằm trong buồng tử cung của mẹ bỉm mà nằm tại các vị trí khác nhau bên ngoài tử cung như vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng nhưng hay gặp nhất là thai nằm ở vòi trứng.

Trong quá trình diễn ra sự thụ tinh thì có hàng triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo nhưng chỉ có một tinh trùng khỏe mạnh nhất mới có thể gặp trứng để tạo nên hợp tử. Hợp tử tự nhân đôi và di chuyển qua ống dẫn trứng về làm tổ trong buồng tử cung. 

Vì một lý do nào đó, quá trình di chuyển của hợp tử bị trục trặc, tắc nghẽn trong quá trình nên đành phải phát triển tại nơi bị tắc nghẽn, thường xảy ra tại vòi trứng. Theo khảo sát thì 1000 phụ nữ mang thai có khoảng 19 người phụ nữ mang thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung có giữ được không
Thai ngoài tử cung có tỷ lệ 19/1000 phụ nữ

Thai ngoài tử cung có giữ được không? 

Tất nhiên, không một bà mẹ hay gia đình nào muốn trải qua trường hợp như thế này. Song, câu trả lời cho vấn đề thai ngoài tử cung có giữ được không là: mang thai ngoài tử cung hoàn toàn không thể giữ được.

  • Thai nhi phát triển ở những vị trí bất thường bên ngoài tử cung như vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng… đến một mức độ nhất định sẽ tự vỡ ra. 
  • Thai ngoài tử cung sẽ làm nên các triệu chứng vô cùng đau đớn, cảm giác khó chịu cho người mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản
  • Khi thai ngoài tử cung to vỡ ra sẽ làm vỡ luôn cả vị trí bộ phận mà nó cư trú gây hiện tượng xuất huyết ồ ạt gây nguy hiểm tới tính mạng.

Cách điều trị thai ngoài tử cung

Khi chẩn đoán thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng thai đã vỡ hay chưa để đưa ra phán đoán và phương án điều trị thích hợp

Nếu như thai nhi chưa vỡ và vẫn còn nhỏ và đủ tiêu chuẩn y khoa bao gồm:

  • Huyết động học ổn định
  • Thai ngoài tử cung chưa vỡ
  • Kích thước khối thai < 3.5 cm và không có tim thai
  • β-hCGhuyết thanh < 5000 mUI/mL
  • Bệnh nhân mong muốn điều trị nội khoa

Mẹ bầu sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc để thai nhi tan biến dần dần. Mẹ sẽ được tiêm nhiều lần cho đến khi thai nhi tan biến hẳn. Trong trường hợp thai nhi phát triển bình thường, bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật lấy bào thai ra.

Ngược lại nếu không thoả tiêu chuẩn trên hoặc trường hợp thai nhi bị vỡ bên trong, sẽ phải tiến hành phẫu thuật ngay lập tức để cầm máu. Ngoài ra, tình huống ống dẫn trứng và buồng trứng bị hư hỏng nặng thì bác sĩ bắt buộc phải cắt bỏ để đảm bảo tính mạng người mẹ.

Thai ngoài tử cung có giữ được không
Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung. Các triệu chứng thường gặp là đau nhói bụng, đau bụng dưới, buồn nôn, ói mửa

Thai ngoài tử cung có giữ được không và những cảm xúc tiêu cực

Thai ngoài tử cung có giữ được không và điều trị ra sao? Điều trị chửa ngoài tử cung không giống như phá thai. Định nghĩa y học về “phá thai” là loại bỏ phôi thai và nhau thai khỏi tử cung. Điều này bao gồm việc chấm dứt mang thai ngoài ý muốn cũng như mang thai bình thường, trong đó tính mạng của thai nhi hoặc người mẹ đang gặp nguy hiểm.

Lưu ý cụm từ “từ tử cung” – nơi duy nhất phôi thai có thể phát triển thành em bé. Về mặt logic, điều trị không thể được gọi chung chung là “phá thai”, đặc biệt vì nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung đã lên kế hoạch thụ thai và muốn mang thai đủ tháng.

Hầu như trong tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung, do đó vấn đề thai ngoài tử cung có giữ được không thì mẹ phải chấp nhận sự thật là phôi thai sẽ không thể sống sót qua 3 tháng đầu tiên.

Trong hơn 90% trường hợp mang thai ngoài tử cung, trứng làm tổ ở một trong các ống dẫn trứng của người mẹ. Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị nào để cấy một phôi như vậy vào tử cung, ngay cả với công nghệ hiện đại ngày nay.

Trong một số ít trường hợp mang thai ngoài tử cung, phôi được làm tổ ở đâu đó trong bụng chứ không phải ống dẫn trứng, chúng có thể nằm gần gan hoặc các cơ quan khác, nơi có nhiều nguồn cung cấp máu. Ngay cả khi là như vậy, thì cơ hội sống bào thai sống sót là rất ít.

Vì lẽ đó, mẹ bỉm khi mang thai luôn được các bác sĩ khuyến khích đi siêu âm sớm. Những phụ nữ siêu âm thai sớm có thể được xác định sớm để tránh xuất huyết tai biến có thể xảy ra khi mang thai ngoài tử cung trong bụng.

Thai ngoài tử cung có giữ được không
Siêu âm sớm sẽ giúp mẹ bầu phát hiện bệnh này cũng như kiểm soát nhiều rủi ro khác

Bệnh nhân thường cảm thấy tội lỗi sau bất kỳ hình thức sẩy thai nào. Họ thường chia sẻ với bác sĩ rằng họ cảm thấy như thể họ có thể làm gì đó để ngăn chặn nó.

Nhưng theo lời khuyên của đại đa số bác sĩ Sản khoa đều bày tỏ mẹ bầu không làm gì sai khi gây ra bệnh chửa ngoài tử cung và chúng ta không thể làm gì để giúp cho bào thai đó khỏe mạnh trở lại.  

Hy vọng rằng những thông tin này giải đáp vấn đề thai ngoài tử cung có giữ được không có thể phần nào giúp các mẹ bầu cảm thấy bình tĩnh hơn để giải quyết vấn đề khi không may gặp phải trường hợp thai ngoài tử cung.  

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu nên ăn yến từ tháng thứ mấy? Lợi ích tuyệt vời cho hai mẹ con

Đối với bà bầu, yến sào có nhiều lợi ích như tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm ốm nghén, mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ, tăng cường sức đề kháng… Vậy bà bầu nên ăn yến từ tháng thứ mấy?

Thành phần dinh dưỡng của yến sào

Khi mang thai, bà bầu ăn yến sào hoặc uống nước yến rất tốt cho thai kỳ. Vì tổ yến có tới 50-60% protein, 18 loại axit amin, khoáng chất, Carbohydrat và các chất dinh dưỡng khác. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, bạn không chỉ nên ăn yến sào mà cũng có thể uống nước yến hoặc dùng các món ăn từ yến trong thai kỳ nhé.

Vậy để biết bà bầu ăn yến vào tháng thứ mấy; bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu qua các lợi ích từ việc ăn yến đối với sức khỏe.

Lợi ích của tổ yến đối với sức khỏe

1. Giúp hình thành khung xương và tạo máu cho thai nhi

Với lượng  protein, axit amin, khoáng chất và Carbohydrat đều là các thành phần dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Đặc biệt là sắt và canxi hỗ trợ đắc lực cho việc hình thành khung xương và tạo máu của bé từ trong bụng mẹ.

Ngoài ra, ăn yến còn giúp thúc đẩy sự hình thành, phát triển và tái tạo tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó, tổ yến hầu như không có chất béo và không nóng cũng không mát nên rất tốt cho sức khỏe.

Trong giai đoạn mang thai, nếu bạn không cung cấp đủ lượng canxi thì sẽ dẫn tới tình trạng bé còi xương, chậm lớn. Hơn nữa, do quá trình nuôi thai, canxi từ mẹ truyền sang con nên bạn rất có thể sẽ bị đau lưng trong thai kỳ và có thể gây ảnh hưởng về sau này.

Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy thai kỳ?

2. Giúp cân bằng tâm lý và ngăn ngừa trầm cảm

Yến sào giúp mẹ bầu cân bằng tâm lý, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng, chống trầm cảm và nhạy cảm lúc mang thai, Không chỉ vậy, Collagen trong yến sào còn giúp tái tạo mô, cơ cho cơ thể. Từ đó, làn da của bạn sẽ trở nên trắng mịn hồng hào, chống rạn da trong quá trình thai kỳ.

Bổ sung yến khi mang thai sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng nếu bạn thường chán ăn, ốm nghén, ăn uống không ngon miệng, ngủ ngon giấc và có tâm trạng tốt. Yến còn giúp bổ sung canxi và sắt không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn giúp phát triển khung xương là tiền đề cho sự phát triển sau này.

>> Bạn có thể xem thêm: Bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu: Axit folic và sắt quan trọng thế nào trong hành trình mang thai?

3. Giúp thai nhi phát triển trí nào và thị giác

Omega 3, DHA có trong yến sào giúp bé phát triển trí não, tăng cường thị giác. Đây là những chất mà cơ thể không tự sản sinh được hoặc khó tự sản sinh được. Đặc biệt hàm lượng chất Trytophan trong yến còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và cân bằng.

4. Tăng sức đề kháng cho thai phụ

Ngoài những lợi ích trên, khi bạn dùng tổ yến trong thai kỳ còn giúp tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch, tránh mắc các bệnh thời tiết như cảm, cúm,… trong quá trình mang thai. Nhờ đó, bạn sẽ ngăn ngừa các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của hai mẹ con trong suốt thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Ho mọc tóc tháng thứ mấy? Có phải dấu hiệu mẹ nên cẩn trọng không?

Vậy bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy thì tốt? Hãy đọc tiếp phần dưới đây của bài viết nhé!

Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy?

Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy? Tốt nhất mẹ nên ăn yến sau giai đoạn ốm nghén

Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy thai kỳ? Bà bầu nên ăn yến từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Bởi lẽ, lúc này thai đã vào tổ, bé nằm chắc chắn trong bụng mẹ, không còn lỏng lẻo như khi mới hình thành. Nên tính hàn của tổ yến cũng không thể ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé.

Cũng theo nhiều lương y, cơ địa bà bầu sẽ thay đổi khá thất thường nếu đang ốm nghén. Vì thế, bạn không nên dùng yến sào để tránh tác dụng phụ. Nhưng từ 3 tháng thai kỳ trở đi, việc ăn yến sẽ giúp điều trị cảm cúm, kiện tỳ dưỡng huyết, bổ thận sinh tinh,… Do yến sào có tính hàn, vị ngọt… nên rất tốt để khắc phục những bệnh lý này.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu yến 1 tuần?

1. Từ 3 – 7 tháng

Bà bầu nên ăn bao nhiêu yến 1 tuần? Khi mới sử dụng yến lần đầu mẹ bầu nên thử với một lượng vừa phải khoảng 1-2 gram yến khô cho mỗi ngày. Nếu cơ thể không có phản ứng gì thì tăng dần lượng sử dụng trung bình 3 – 5 gram. Nếu mẹ bầu có cơ thể yếu quá, nghén nhiều thì nên dùng khoảng 7 gram mỗi ngày. Như thế, bạn chỉ nên dùng  yến trong 100 gram/ tháng thôi nhé.

2. Từ 8 – 9 tháng

Giai đoạn này mẹ bầu giảm lượng yến sào xuống vậy bà bầu nên ăn bao nhiêu yến 1 tuần khi thai được 8 tháng? Mỗi ngày nên dùng 4 gram yến; trung bình khoảng 60 gram yến/ tháng. Bạn vẫn duy trì ăn yến sào trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, bạn cần phải theo dõi trọng lượng của thai nhi để điều chỉnh dinh dưỡng cho phù hợp.

Bên cạnh vấn đề bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy; bạn có thể tham khảo thêm việc bà bầu ăn cháo cá chép vào tháng thứ mấy để mẹ khỏe, bé thông minh nữa nhé.

Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy? Từ tháng 3 mẹ có thể ăn từ 3-5 gram yến/ ngày

Bà bầu nên dùng yến như thế nào?

Yến sào có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, song cách đơn giản và hiệu quả nhất là chưng cách thủy với đường phèn. Ngâm yến trong nước sạch khoảng 3 giờ để có thể nhắt ra được lông chim và các tạp chất.

Sau khi ngâm, kích thước yến sẽ lớn hơn rất nhiều so với trước khi ngâm. Vớt yến đã làm sạch ra khỏi nước để một lúc cho ráo, sau đó chưng cách thủy trong khoảng 10-15 phút. Thời điểm ăn yến tốt nhất là vào buổi tối để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng.

[inline_article id=274843]

Lưu ý cho bà bầu khi ăn yến sào

  • Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng yến sào.
  • Không nên ăn yến sào quá nhiều, có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
  • Ngoài việc ăn yến sào, bà bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khác để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé (nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước).
  • Nên tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên nghỉ ngơi để thư giãn.

Như vậy bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy? Tốt nhất, bạn nên ăn yến khi thai nhi đã được 3 tháng tuổi. Vì lúc này, thai nhi đã làm tổ chắc chắn trong bụng mẹ. Và đây cũng là giai đoạn sảy thai ở mức thấp nhất. Cho nên  tính hàn của tổ yến cũng không thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn và thai nhi.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Cách phân biệt dễ ợt!

Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Nguyên nhân phổ biến khiến bụng to lên chính là mang thai và tăng cân. Nếu bạn có quan hệ tình dục, bụng to lên có thể do mang thai nhưng cũng có thể là do tăng cân. Chính vì thế, trong bài biết này, MarryBaby sẽ giúp bạn phân biệt bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào.

Dấu hiệu khi là bụng mỡ

Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Để phân biệt bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào bạn cần tìm hiểu về bụng mỡ. Dấu hiệu nhận biết bụng mỡ rất đơn giản.

1. Béo bụng trên

Nguyên nhân gây béo bụng trên chủ yếu là do ăn uống thiếu khoa học. Ngoài ra, còn thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thức uống có cồn khác khi gặp chuyện căng thẳng trong thời gian dài.

Biểu hiện dễ thấy của béo bụng trên là phần bụng trên lớn hơn các vùng giác; gây cảm giác tức bụng cùng đau khi ngồi lâu.

2. Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Béo bụng dưới

Nguyên nhân gây béo bụng dưới thường do lười vận động. Mỡ sẽ tích tụ ở vùng bụng dưới nhiều hơn những nơi khác. Phần bụng dưới bắt đầu to lên và có dấu hiệu chảy xệ.

bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào
Bụng béo thường có nhiều mỡ do tích tụ lâu ngày

3. Béo 2 bên eo hay hông

Các công việc đặc thù phải ngồi nhiều và tư thế ngồi không đúng cách khiến bụng béo cả hai bên eo hay hông. Nguyên nhân chính là do máu lưu thông không đều; gây nên tình trạng béo hai bên eo hay hông.

Biểu hiện thường thấy chính là hai bên eo và hông phình to với các ngấn mỡ. Khi mặc quần, dấu hiệu này càng thấy rõ hơn.

4. Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Béo toàn bụng

Thói quen ít vận động cộng thêm thói quen ăn uống không khoa học như ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, ăn ngọt hay do hệ tiêu hóa có vấn đề là nguyên nhân gây béo toàn bụng. Bạn dễ dàng nhận biết thông qua dáng dụng hình quả táo khi ngồi.

Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Nói tóm lại, bụng mỡ rất dễ nhận biết và khi chạm vào rất mềm, không cứng bụng.

Bạn có thể xem thêm: Bố mẹ tuổi nào nên sinh con năm 2022 bạn biết chưa?

Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào?

Bụng bầu chỉ xuất hiện khi bạn mang bầu. Ngoài việc đến bệnh viện kiểm tra xem có mang bầu thật hay không. Dân gian vẫn truyền tai nhau các mẹo nhận biết bụng bầu thông qua những biểu hiện thường thấy. Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào?

1. Bụng bầu sẽ to dần, nhất là từ tháng thứ 3 trở đi

Biểu hiện dễ nhận biết nhất của bụng bầu là kích thước vòng bụng thay đổi từ tháng thứ 3 thai kỳ trở đi. Dấu hiệu này xuất hiện sớm hơn ở những người đã từng mang thai.

Còn đối với mẹ bầu mang thai lần đầu, từ tháng thứ 2 trở đi đã thấy bụng to lên nhờ sự phát triển của bào thai.

2. Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Bụng bầu sẽ cứng và tròn hơn bụng mỡ

Bạn đã từng sờ vào bụng bầu chưa? Nếu sờ rồi, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn ai hết. Bụng bầu có xu hướng cứng và tròn hơn so với bụng mỡ để bảo vệ em bé.

Hơn nữa, bên trong bụng bầu còn chứa nhiều yếu tố khác như thai nhi, nước ối, nhau thai,… Còn bụng béo to lên nhờ mô mỡ tích lũy lâu ngày nên thường mềm và nhão, dễ biến dạng khi ngồi.

3. Bụng bầu thường có vết rạn ở chân bụng

bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào
Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào?

Biểu hiện nào có thể thấy bằng mắt thường giúp bạn chắc chắn đó là bụng bầu? Chính xác là các vết rạn. Thông thường, các vết rạn trên bụng không chỉ xuất hiện ở vành bụng mà còn hiện lên ở chân bụng, phía dưới rốn. Nên nếu mẹ phát hiện thấy những vết rạn mới hình thành thì có thể là có bầu rồi đấy. Bụng béo thì ngược lại, thường không có vết rạn, vì da không bị kéo căng quá mức như bụng bầu.

Nếu là bụng mỡ thì nên làm gì?

Khi bạn đã biết cách phân biệt bụng bầu và bụng mỡ, thì hãy lưu ý thêm cách giảm béo bụng dưới đây:

  • Béo bụng hay bụng mỡ là tình trạng phổ biến ở rất nhiều chị em, kể cả lúc không mang bầu. Để giảm béo bụng, bạn nên bổ sung rau và trái cây tươi vào chế độ ăn uống để tăng cường chất xơ và vitamin.
  • Uống nhiều nước giúp tăng cường trao đổi chất và đào thải mỡ thừa tốt hơn. Hạn chế ăn thức ăn chứa tinh bột; dầu mỡ và kiêng đồ ngọt để không tích tụ mỡ ở vùng bụng dưới,…
  • Một chế độ tập luyện phù hợp và duy trì đều đặn sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa nhanh hơn.

[inline_article id=275903]

MarryBaby đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào?” một cách chi tiết nhất. Nếu là bụng mỡ, hãy lên kế hoạch tập luyện và ăn uống dành cho người giảm cân nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không và có nguy hiểm không?

Vậy các mẹ cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được lời giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa sản hàng đầu hiện nay. Từ đó, chị em phụ nữ có thể tự mình có được câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không?

Nguyên nhân gây xuống máu chân (phù chân) ở bà bầu

Để biết bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không, bạn cần biết nguyên nhân tình trạng bà bầu bị phù chân này. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến xuống máu chân khi mang thai:

  • Do sự rối loạn nội tiết tố nữ khi mang thai: Tình trạng này góp phần vào sự tích tụ dịch, ứ trệ tuần hoàn khiến máu về tim khó hơn. Máu ở chân sẽ bị ứ đọng và xuất hiện các biểu hiện như chân nặng, sưng phù, ngứa ran hay chuột rút.
  • Bị suy giãn tĩnh mạch: Với chị em phụ nữ, nhất là mang thai lần đầu thì tình trạng suy tĩnh mạch hay giãn tĩnh mạch cũng khiến chân nặng, sưng phù nề. Vì lúc này lượng máu gia tăng và nồng độ hormone cao gấp 100 lần so với bình thường.
  • Ảnh hưởng của sự phát triển của thai nhi: Càng về tháng cuối thai kỳ, thai nhi càng lớn và tăng áp lực bên trong ổ bụng. Từ đó, một sức ép khá lớn đè lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy về tim. Chính điều này cũng là nguyên gây gây nên hiện tượng bà bầu bị xuống máu sớm ở chân.
  • Thay đổi sinh lý hoặc bệnh lý: Bàn chân là một trong những  nơi dễ bị sưng phù nhất vì ở xa trái tim. Máu từ các động mạch quay trở lại tim cũng cần thời gian lâu hơn. Khi có một sự thay đổi sinh lý hay bệnh lý có thể dẫn đến hiện tượng tích tụ chất lỏng ở phần chân dẫn đến chứng phù nề.

Ngoài những nguyên nhân kể trên còn có nhiều nguyên nhân khác gây xuống máu chân khi mang thai như đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, làm việc nặng nhọc, thường xuyên đi giày cao gót, thiếu natri, kali…

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không hay cần nghỉ ngơi nhiều hơn?

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không
Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không là thắc mắc của nhiều thai phụ

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không?

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không? Thông thường, bà bầu bị xuống máu chân sớm thì không có sao. Tình trạng xuống máu chân khi mang thai sẽ không có gì nếu không xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường nào khác. Lúc này, mẹ bầu chỉ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì dấu hiệu phù sưng chân sẽ giảm đi rõ rệt.

Còn trường hợp nặng, mẹ bầu có thể bị phù chân sớm kèm theo phù mặt và đi kèm các biểu hiện như đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng… Khả năng cao là mẹ bầu bị xuống máu chân khi mang thai là dấu hiệu của tiền sản giật.

Tiền sản giật là hội chứng huyết áp cao do thai kỳ đi kèm với sự tăng protein trong nước tiểu, thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu tiền sản giật không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến chứng co giật (sản giật) gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Do đó, bận cần phải thường xuyên kiểm soát tiền sản giật bằng việc theo dõi huyết áp và nhịp tim thai nhi.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37 kèm với thắc mắc bà bầu bị xuống máu chân sớm thì không có sao để hiểu hơn về tình trạng này nhé.

Một số biện pháp phòng ngừa xuống máu chân cho mẹ bầu hiệu quả

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không? Mẹ bầu có thể áp dụng một số cách giúp phòng ngừa chứng xuống máu chân khi mang thai hiệu quả dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Một cách điều trị xuống máu chân của bà bầu cũng được xem là hiệu quả là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt. Mẹ bầu cần lên một chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống khoa học trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp với cơ địa và thể trạng của mình. 
  • Massage chân: Mẹ bầu massage chân thường xuyên có tác dụng giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm bớt những cơn đau. Cách làm khá đơn giản, xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn sau đó gập bàn chân lại rồi tiếp tục massage các ngón chân theo chiều kim đồng hồ. Cứ thực hiện như vậy lần lượt mỗi bên từ 5 – 10 phút mỗi/1 lần và mỗi ngày từ 2- 3 lần.
  • Cần uống đủ nước: Uống đủ nước rất tốt cho cơ thể, nhất là trong thời gian mang thai. Mẹ bầu uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hài hòa và nhịp nhàng hơn. Đặc biệt, việc này còn ngăn ngừa được quá trình tích lũy chất lỏng gây phù.
  • Tập thể dục thường xuyên: Mẹ bầu tập thể dục thường xuyên sẽ hạn chế được tình trạng sưng phù nề chân. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” sắp tới. Một số hoạt động thể dục mẹ có thể tham gia như tập yoga cho bà bầu, bơi lội, đi bộ… 

Ngoài những cách giảm phù chân khi mang thai ở trên, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh đứng lâu 
  • Cố gắng nghỉ ngơi với tư thế kê chân cao
  • Đeo vớ thoải mái, tránh mặc đồ bó chật làm giảm khả năng lưu thông máu ở chân

>> Bạn có thể xem thêm: Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 và nguy cơ tiền sản giật

Bà bầu bị sưng chân khi nào cần gặp bác sĩ?

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không
Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không và có cần đi gặp bác sĩ không?

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không và khi nào cần gặp bác sĩ?Nếu bạn đã áp dụng các cách giảm sưng chân khi mang thai ở trên nhưng vẫn không thuyên giảm hoặc có bất kỳ sự bất thường thì cần đến gặp bác sĩ ngay nhé.

Phù chân thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ và cũng là dấu hiệu cảnh báo của tiền sản giật rất nguy hiểm. Do đó, bạn nên khám thai thường xuyên, theo dõi huyết áp và thông báo với bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu bất thường khác nhé.

Phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh không?

Bên cạnh vấn đề bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không; chắc hẳn bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh không. Tình trạng phù chân có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối. Do đó, phù chân chưa hẳn là dấu hiệu sắp sinh mà bạn đáng tin cậy.

Tuy nhiên, nếu bạn bị phù chân khi mang thai ở tháng thứ 9 thì cũng được xem là một trong những dấu hiệu sắp sinh có kèm các dấu hiệu khác như bụng bầu tụt xuống, đi tiểu thường xuyên, đau mỏi lưng, ra nhiều dịch âm đạo, cơn co tử cung,…

[inline_article id=271490]

Vậy là chị em đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không rồi đúng không nào. Các mẹ hãy theo dõi thật kỹ và đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường đi kèm với chứng phù nề chân. Đừng chủ quan để đến khi quá muộn sẽ gây biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Ra máu hồng khi mang thai: Có nên lo lắng không?

Trong thời kỳ mang thai, mọi dấu hiệu bất thường đều khiến mẹ bầu lo lắng. Tuy nhiên, trước tiên nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra máu hồng khi mang thai. Vì có những nguyên nhân không ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng có những nguyên nhân khiến mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Nguyên nhân gây ra máu hồng khi mang thai

Xuyên suốt thai kỳ, có rất nhiều nguyên nhân gây ra máu hồng khi mang thai. Chẳng hạn như ra máu báo thai, mang thai ngoài dạ con, viêm nhiễm vùng kín hoặc do những tác động từ bên ngoài. Cụ thể những nguyên nhân đó là:

1. Ra máu báo thai

Sau khi trứng được thụ tinh, bạn có thể sẽ bị ra một ít máu hồng hồng. Đó là dấu hiệu báo trứng đã thụ tinh thành công. Tùy theo cơ địa, không phải mẹ bầu nào cũng ra máu báo thai.

Máu báo thai có thể có màu hồng nhạt, nâu nhạt hoặc màu đỏ như kinh nguyệt thông thường. Lượng máu ra ít, chỉ đủ ướt đáy quần lót một xíu chứ không ra nhiều như máu kinh.

Thời gian ra máu báo thai ở mỗi người khác nhau. Thời gian ra máu báo thai thường là 7 – 14 ngày. Nhưng cũng có trường hợp máu báo thai xuất hiện sau khi thụ thai từ 8 – 12 ngày. Có người chỉ ra vài giờ nhưng cũng có người ra máu trong vòng 1 – 2 ngày.

2. Ra máu dọa sảy thai

Mẹ bầu bị ra máu trong thời kỳ mang thai có thể là máu dọa sảy thai. Ba tháng đầu khi mang thai là giai đoạn tử cung còn yếu và chưa ổn định nên rất dễ gặp biến cố. Rất nhiều thai phụ bị sảy thai tự nhiên chỉ sau 1 – 2 ngày ra máu. Một vài trường hợp sảy thai còn kèm theo triệu chứng đau bụng dưới.

Với những mẹ bầu đã vượt ba tháng đầu thai kỳ thì hiện tượng ra máu hồng khi mang thai có thể là dấu hiệu của sảy thai, sinh non hoặc nhau thai có vấn đề.

3. Mang thai ngoài tử cung

Đa phần, trứng sau khi thụ tinh sẽ làm tổ bên trong tử cung. Nhưng cũng có một số trường hợp phôi thai bám vào các vùng ngoài tử cung như ống dẫn trứng, cổ tử cung, trong ổ bụng, thậm chí ngoài ổ phúc mạc.

Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm. Khi ngôi thai lớn lên sẽ chèn ép vị trí đậu phôi, gây vỡ hoặc xuất huyết cho mẹ bầu.

ra máu hồng khi mang thai
Hình ảnh minh họa thai làm tổ trên ống dẫn trứng

4. Viêm nhiễm vùng kín

Nhiễm trùng vùng kín, bị bệnh lây qua đường tình dục là nguyên nhân phổ biến gây ra máu hồng khi mang thai. Những căn bệnh này gây loét âm đạo hoặc cổ tử cung gây ra tình trạng xuất huyết vùng kín.

Ngoài những nguyên nhân bên trong, các tác động từ bên ngoài là yếu tố nguy cơ khiến mẹ bầu có thể bị ra máu khi mang thai như:

  • Ra máu sau khi quan hệ tình dục
  • Ra máu sau mỗi lần khám thai
  • Polyp cổ tử cung
  • Rối loạn đông máu
  • Vỡ tử cung
  • Ung thư cổ tử cung

Khi nào ra máu hồng khi mang thai là nguy hiểm?

Nếu mẹ bầu bị ra máu khi mang thai kèm đau bụng hoặc các triệu chứng bất thường sau đây thì nên gặp bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám và xử lý.

  • Đau bụng dưới hoặc đau xung quanh bụng
  • Sốt cao
  • Chuột rút
  • Ớn lạnh
  • Ra máu cục lớn hoặc bị vón cục
  • Choáng váng hoặc ngất
  • Ra máu quá 2 ngày, máu có màu đỏ tươi

Nhưng nếu ra máu mà không kèm các triệu chứng nêu trên, bạn nên bình tĩnh và không cần lo lắng quá. Nhưng để yên tâm, bạn hãy đi khám để kiểm tra sức khỏe mẹ và bé.

ra máu hồng khi mang thai
Ra máu kèm sốt cao trong thai kỳ thì nên đi khám ngay

Phòng ngừa nguy cơ bị ra máu hồng trong thai kỳ

Để phòng ngừa nguy cơ ra máu màu hồng trong thai kỳ (không phải máu báo thai), mẹ bầu nên tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện đều đặn để có một sức khỏe tốt. Đồng thời, có thể chủ động phòng tránh nguy cơ sảy thai sớm hoặc sinh non.

  • Ăn nhiều loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn để cân bằng sinh dưỡng và không tăng cân quá nhanh.
  • Bổ sung nhiều chất xơ như ngũ cốc, bánh mì, rau củ quả,…
  • Uống vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, nếu đã bổ sung đủ vitamin từ bữa ăn thì không uống vitamin tổng hợp nữa.
  • Để bổ sung đủ 27mg sắt mỗi ngày, bạn nên ăn ít nhất 3 loại thực phẩm giàu sắt trong ngày.
  • Uống ít nhất 4 cốc sữa trong ngày hoặc các sản phẩm chứa canxi để bổ sung đủ 1000-1300mg canxi cần thiết cho mẹ và bé.
  • Ăn nhiều nguồn có chứa vitamin C để nạp khoảng 70mg vitamin C mỗi ngày như bưởi, cam, mật ong, đu đủ, súp lơ,…
  • Bổ sung vitamin A bằng cách ăn nhiều cà rốt, bí ngô, rau bina, củ cải,…
  • Ăn nhiều lá rau xanh thẫm, các loại họ đậu như đậu đỏ, đậu đen,… để bổ sung đủ 0.4mg axit folic mỗi ngày.
ra máu hồng khi mang thai
Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phòng ngừa nguy cơ ra máu hồng khi mang thai

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể hoạt động thể chất như lúc chưa mang bầu nhưng với cường độ nhẹ hơn. Bạn thể thể tập Aerobic, đi bộ, tập yoga,… để ngăn ngừa béo phì, tiểu đường thai kỳ và tăng cường lưu thông máu. Trước hết, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi vận động trong thai kỳ.

Ra máu hồng khi mang thai bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chưa hẳn đó là tình trạng xấu. Do đó, mẹ bầu nên bình tĩnh và tìm đến cơ sở y tế để kiểm tra cho chắc chắn. Đồng thời, cố gắng duy trì chế độ sống lành mạnh để phòng ngừa nguy cơ ra máu trong thai kỳ nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu: hiệu quả, dễ thực hiện ngay tại nhà

Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu giúp chị em hạn chế phải dùng thuốc Tây trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách trị cảm bằng tỏi nhé!

Vì sao bà bầu hay bị cảm cúm?

Cúm là căn bệnh truyền nhiễm do nhóm virus cúm (influenza virus) gây ra cho người bệnh, có rất nhiều nhóm cúm như cúm A, B, C…trong đó cúm A và B là những loại phổ biến nhất. Cần phân biệt dấu hiệu cảm lạnh và dấu hiệu cảm cúm khi mang thai để có thể đưa ra phương pháp điều trị đúng nhất.

giai đoạn đầu của thai kỳ, khi em bé bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận của cơ thể, thai phụ lúc này có những thay đổi nhất định, đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, đặc biệt, hệ thống miễn dịch suy giảm khiến họ dễ bị mắc ho, nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm.

Mẹ bầu rất hay bị cảm cúm do đề kháng yếu

Ngoài ra, nguyên nhân khách quan khiến bà bầu mắc cảm cúm có thể là do thời tiết thay đổi hay môi trường xung quanh. Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, một số chủng virus cúm có khả năng khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như: sứt môi, sinh non, đục thuỷ tinh thể hoặc thai chết lưu.

Bệnh cảm cúm ở bà bầu thường là lành tính, tuy nhiên, nó cũng có thể biến chứng nặng và gây nguy hiểm, đặc biệt là ở thai phụ có bệnh lý mạn tính về hô hấp và tim mạch hay suy giảm miễn dịch.

Công dụng của tỏi

Trước khi tìm hiểu cách xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu, chị em cần biết về công dụng và giá trị dược liệu của loại củ này.

Tỏi là nguyên liệu nấu ăn vô cùng phổ biến và được ưa chuộng ở Việt Nam nhờ việc giúp món ăn thêm đậm đà, thơm ngon. Tuy nhiên ít người biết rằng, tỏi còn có công dụng chữa bệnh cảm vô cùng hiệu quả. Tỏi là phương thuốc chữa cảm cúm hàng đầu được khuyên dùng vì sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

  • Trong tỏi chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là có thành phần allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh. Bên cạnh đó, Allicin có một số dược tính có lợi mà giúp cho cơ thể có khả năng tăng cường đề kháng lại một số bệnh trong đó có cảm cúm.
  •  Hơn nữa, những hoạt chất có trong tỏi sẽ được kích hoạt, từ đó giúp cải thiện tình trạng cảm cúm vô cùng hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách.
  • Với công dụng tuyệt vời như thế nên nhiều người đã sử dụng tỏi làm nguyên liệu xông hơi, trị cảm cúm cho bà bầu thay vì cho mẹ bầu dùng thuốc.

Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần. Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản, lành tính nhưng rất hiệu quả. Bên cạnh đó tỏi cũng được xác định là rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu.

xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu
Tỏi là phương thuốc trị cảm khá hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu

Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm. Ngoài ra xông tỏi là cách chữa cảm cúm được nhiều người ưa chuộng nhất. Vậy cách xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu thực hiện ra sao?

Cách xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu

Tỏi có tác dụng trị cảm cúm rất hiệu quả, lại an toàn nên các bà bầu cũng có thể áp dụng cách xông tỏi giải cảm khi bị lây nhiễm cảm cúm.

Đối với cách xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu,mọi người có thể thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • Mẹ bầu nên chuẩn bị khoảng 4 hoặc 5 củ tỏi.
  • Ngoài ra, nên chuẩn bị nồi, nước sạch và khăn.

Cách thực hiện

  • Đầu tiên, mẹ bầu hãy lột sạch vỏ tỏi, sau đó giã tỏi thật mịn rồi cho vào bát.
  • Tiếp theo, hãy dùng nồi, đun nước sôi lên, sau đó để nguội đến khoảng 70 độ thì đổ vào bát đang chứa tỏi.
  • Tiếp đến, mẹ bầu dùng khăn sạch đắp lên đầu rồi ghé mặt lại gần bát nước tỏi vừa pha. Sau đó, hít hơi thật sâu nhằm giúp hơi nước thông vào khoang mũi.
  • Mẹ bầu nên xông tỏi khoảng 7 – 10 phút, tình trạng nghẹt mũi sẽ được cải thiện vô cùng hiệu quả. Bởi dịch nhầy trong mũi dễ được loại bỏ hơn sau khi xông hơi tỏi.
xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu
Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu rất hiệu quả và dễ thực hiện

Lưu ý khi xông tỏi cho mẹ bầu

Để đảm bảo an toàn và giúp quá trình xông diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả chữa trị cao hơn, thì khi xông tỏi, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi xông tỏi, chỉ nên xông vùng đầu, không nên xông toàn thân.
  • Trong khi xông tỏi, mẹ bầu hãy nhắm mắt để tránh tình trạng cay mắt.
  • Mẹ bầu cần thực hiện xông tỏi thường xuyên, ngày 1 – 2 lần để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Cách bài thuốc trị cảm cúm bằng thảo dược khác cho mẹ bầu trị cảm cúm

1. Giải cảm với hành lá

Hành có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng…

Bài thuốc (chữa cảm cúm, sốt nhẹ, nhức đầu): Hành (cả củ, rễ, lá) 15g rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ. Cả hai cho vào cháo loãng nóng, quấy đều cho bệnh nhân ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

2. Mùi tàu trị cảm cúm

Mùi tàu có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.

Bài thuốc: lấy 40g mùi tàu, 20g ngải cứu, 20g cúc tần, 10g gừng tươi. Thái nhỏ những thứ kể trên cho 400ml nước vào sắc đến khi còn 100ml. Lấy lượng thuốc sắc được uống trong lúc còn nóng, mỗi ngày hai lần. Sau khi uống, đắp chăn để cho ra mồ hôi. Khi ra mồ hôi, dùng khăn khô lau người xong sẽ thấy rất dễ chịu.

3. Kinh giới, tía tô giải cảm hiệu quả

Hai loại rau thường gặp trong bữa ăn hàng ngày lại là hai vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn rất hiệu quả. Kinh giới và tía tô có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh.

Bài thuốc đơn giản này chỉ cần bạn cho kinh giới, tía tô mỗi thứ một nắm, đổ hai bát nước vào sắc đến khi chỉ còn một bát nước thì đem uống khi còn ấm.

(Lưu ý: khi sắc nên đậy kỹ, đun lửa to để tinh dầu không bị bay đi nhiều). Sau khi uống nên ăn thêm một bát cháo trứng gà và nằm đắp chăn ấm.

Bài thuốc: lá tía tô (tươi) 15g, hành tươi (củ, rễ, dọc) 3 củ. Cả hai rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát cháo nóng để bệnh nhân ăn, ăn xong thì đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

4. Giải cảm với vỏ bưởi

Vỏ ngoài của bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Lá bưởi có thể kết hợp cùng các loại lá xông trị cảm, đau đầu.

xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu
Vỏ bưởi cũng là nguyên liệu trị cảm cúm an toàn và hiệu quả

Bài thuốc: lấy một nắm lá bưởi tươi rửa sạch, kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu. Cho tất cả các loại lá đó vào nồi, cho nước vào nấu sôi. Sau đó, dùng nước để xông.

5. Gừng

Đây là một gia vị chống virus hết sức hiệu quả, có thể tiêu hủy các mầm bệnh và tốt cho dạ dày.

Bài thuốc: đun 2 thìa cà phê gừng tươi xắt nhỏ với hai cốc nước trong 15 phút. Sau đó lọc bã và để nguội trước khi uống.

Có thể thấy ngoài xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu chúng ta còn rất nhiều loại dược liệu khác có thể giải cảm, giải độc, kháng viêm, giảm ho,… Tất cả đã được áp dụng để hỗ trợ điều trị cảm cúm vô cùng hiệu quả, an toàn. Vì thế bạn có thể tham khảo cách như trên bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu nên đi du lịch ở đâu? TOP 5 địa điểm du lịch đáng để trải nghiệm

Bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu tìm hiểu những nguyên tắc du lịch an toàn, vui vẻ. Đồng thời, Marry Baby mời bạn cùng khám phá TOP 5 địa điểm du lịch thú vị, xứng đáng để các mẹ bầu trả nghiệm.

Bà bầu có nên đi du lịch không? Bà bầu nên đi du lịch ở đâu?

Mẹ bầu hoan toàn có thể đi du lịch cùng người thân và bạn bè nếu thích và điều kiện sức khỏe cho phép. Đây cũng là dịp  Mẹ mang thai có thể đi du lịch bên người thân và lưu lại khoảnh khắc đẹp đẽ với con yêu trong những ngày trước khi chuyển dạ.

Vậy khi nào mẹ bầu có thể đi du lịch? Bầu nên đi du lịch ở đâu? Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Du lịch trong tháng thứ mấy thai kỳ là an toàn?

Mẹ bầu không nên đi du lịch trong 12 tuần đầu của thai kỳ vì đây là giai đoạn mới mang thai, cơ thể rất nhạy cảm với những sự thay đổi. Kèm theo đó, tình trạng buồn nôn trong những tháng đầu thai kỳ dễ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa, nguy cơ sảy thai, động thai trong ba tháng đầu tiên rất cao. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế đi xa trong giai đoạn này nhé!

Mặt khác, đi du lịch trong những tháng cuối của thai kỳ có thể khiến mẹ bầu khó chịu và cảm thấy không được thoải mái vì lúc này bụng đã quá to. Trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ), mẹ bầu dễ gặp các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như huyết áp cao, viêm tĩnh mạch, chuyển dạ giả hoặc sinh non.

Các hãng hàng không quy định không chuyên chở phụ nữ mang thai sau 36 tuần đối với các chuyến bay trong nước và sau 28 đến 35 tuần đối với các chuyến bay quốc tế.

[quotation title=””]

Theo các chuyên gia từ Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ, thời gian an toàn để mẹ bầu đi du lịch là vào 3 tháng giữa, từ 14 đến 28 tuần của thai kỳ. Đây là thời điểm mẹ ít bị ốm nghén, sức khỏe ổn định và cảm thấy dễ chịu nhất. 

[/quotation]

bà bầu nên đi du lịch ở đâu
Nếu điều kiện sức khỏe cho phép, mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch để thư giãn và tái tạo năng lượng

Tuy nhiên vẫn có một số chống chỉ định dành cho các mẹ từng có tiền sử bệnh. Những trường hợp mẹ bầu không nên đi du lịch hoặc nên hỏi ý kiến bác sĩ tư vấn kỹ càng trước khi đi du lịch bao gồm:

  • Bà bầu có tiền sử sảy thai, sinh non
  • Bầu được chẩn đoán hở eo tử cung, nhiễm độc thai nghén
  • Sản phụ trước đây hoặc hiện tại có các bệnh như đái tháo đường, suy tim, thiếu máu nặng, huyết khối nghẽn mạch…

Vậy bà bầu nên đi du lịch ở đâu? Miễn là mẹ thấy sức khỏe tốt thì hoàn toàn có thể đi du lịch ở bất kỳ đâu mà mẹ nghĩ là an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Bà bầu nên đi du lịch ở đâu? 

bà bầu có nên đi du lịch không
Mẹ bầu cần lên kế hoạch chuyến đi càng chi tiết càng tốt

Sau khi có quyết định đi du lịch, mẹ bầu cần lên kế hoạch càng cụ thể, chi tiết cho chuyến đi càng tốt. Những điều cần lưu ý khi đi du lịch bao gồm:

1. Chọn địa điểm du lịch phù hợp

Bà bầu nên đi du lịch ở đâu? Phụ nữ mang bầu nên đi du lịch ở các địa danh gần chỗ mình sinh sống. Vị trí du lịch xa quá sẽ kéo dài thời gian di chuyển và lưu trú. Điều này có thể gây bất lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Đồng thời, mẹ chỉ nên chọn những địa phương có vị trí địa lý thấp, không cao quá 3.700m. 

Nơi đến nên có không khí trong lành, gần gũi với thiên nhiên. Tránh những nơi có địa hình đồi dốc hoặc gây khó khăn cho việc đi lại của mẹ bầu.

2. Mang theo y bạ, sổ theo dõi y tế của mẹ bầu

Bà bầu có nên đi du lịch không? Nếu mẹ quyết định đi du lịch xa khi đang mang thai thì đừng quên mang theo sổ y bạ thai kỳ của mình. Thông tin trên sổ sẽ giúp cho các bác sĩ điều trị trong các trường hợp không may mắn xảy ra trong quá trình mẹ bầu đi du lịch. 

Đồng thời, mẹ cũng nên mang theo thẻ hoặc ứng dụng bảo hiểm y tế để sử dụng khi cần thiết.

>>> Mẹ sẽ cần xem thêm: Chọn kem chống nắng cho bà bầu khi đi du lịch biển

3. Chọn phương tiện di chuyển

bà bầu nên di du lịch ở đâu
Chọn phương tiện di chuyển phù hợp cũng là yếu tố quan trọng trong nguyên tắc an toàn khi bà bầu đi du lịch

Đi máy bay có thể giúp mẹ tiết kiệm thời gian hay đi tàu thủy, tàu hỏa giúp mẹ có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi trong hành trình. Tuy nhiên, phương tiện di chuyển thuận lợi nhất với mẹ bầu vẫn là xe ô tô vì mẹ có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ cấp cứu, chăm sóc y tế hơn nếu có trường hợp khẩn cấp. Hơn nữa, di chuyển bằng ô tô có thể đỗ lại, nghỉ ngơi khi cần thiết.

Lưu ý, khi di chuyển trên tàu, xe, mẹ nhớ thắt dây an toàn đúng cách nhằm bảo vệ thai nhi tốt nhất. Mẹ cũng nên mang theo thuốc chống buồn nôn theo đơn của bác sĩ vì triệu chứng này rất phổ biến với bà bầu.

4. Nhớ uống nhiều nước và mang theo đồ ăn nhẹ

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai cần uống 12 cốc nước mỗi ngày để đảm bảo rằng nước ối của họ được thay mới và quá trình sản xuất sữa mẹ diễn ra đúng hướng. Nước cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe mẹ bầu. 

Mặt khác, dù bà bầu đi du lịch ở đâu thì cũng đừng quên mang theo đồ ăn nhẹ trong hành trình. Vì chúng sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn cầm chừng khi đói bụng.

>>> Bài viết liên quan: Mẹ bầu uống nước và 7 thời điểm vàng dù quên cũng phải lên lịch!!

5. Chịu khó vận động chân tay thường xuyên

Bà bầu đi du lịch được không? Hoàn toàn được! Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho biết tình trạng máu đông rất dễ xảy ra với phụ nữ mang thai khi ngồi quá lâu (từ 5-6 tiếng) trên xe. Để ngăn chặn tình trạng máu đông do không vận động. Mẹ hãy duỗi thẳng tay chân thường xuyên hoặc tăng cường việc nghỉ giữa chặng để vận động cơ thể trước khi đi tiếp hành trình. 

Ngoài ra, mặc quần áo thoải máu cũng là một cách giúp tăng lưu thông máu hiệu quả cho mẹ bầu trong các chuyến đi đường dài.

6. Đề phòng ngộ độc thực phẩm và nguồn nước uống

Ngoài câu hỏi bà bầu nên đi du lịch ở đâu, mẹ bầu cũng cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn uống ở nơi mình đến.

Khi ăn hoặc uống phải thực phẩm mất vệ sinh, bà bầu có thể mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng toxoplasmosis, listeriosis hoặc viêm gan E gây nguy hiểm cho thai nhi.

Để phòng ngừa, mẹ hãy thực hiện việc ăn chín, uốgn chín mọi lúc, mọi nơi và đừng quên rửa tay thật sạch trước khi ăn hoặc khi chuẩn bị thức ăn. Nhất là sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với động vật.

>> Mẹ có thể xem thêm:

Bà bầu nên đi du lịch ở đâu? 5 địa điểm du lịch thú vị, giá thành vừa túi

đi du lịch khi mang thai
Mẹ bầu nên chọn đến những nơi có không khí trong lành, địa hình dễ di chuyển để tận hưởng chuyến đi

1. Bà bầu nên đi du lịch ở đâu? Đà Lạt – Thành phố mộng mơ

Đà Lạt từ lâu đã quá nổi tiếng là địa điểm du lịch lãng mạn, khi hậu trong lành. Nơi đây sở hữu hàng chục điểm du lịch thú vị phù hợp với gia đình, cặp đôi. Đây cũng là địa điểm du lịch cho bà bầu để tĩnh dưỡng, thư giãn trước khi sinh em bé.

Khi du lịch tại Đà Lạt, mẹ bầu cần lưu ý nên thiết kế lịch trình, chọn địa điểm phù hợp với khoảng cách gần nhau, thuận tiện để không mất công sức và thời gian di chuyển. Vì mang bầu sẽ làm mẹ hạn chế về sức khỏe, mẹ chỉ nên tham quan 1-2 địa điểm trong ngày. Mẹ bầu không nên đến tham quan ở những nơi có địa hình đồi dốc cao hoặc vượt thác. 

[inline_article id = 333511]

2. Bà bầu nên đi du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng

Bà bầu nên đi du lịch ở đâu trong thai kỳ? Đà Nẵng cũng là một trong những địa điểm du lịch Tết, hè, thu lý tưởng cho bà bầu. Mẹ có thể tham quan các địa điểm như: Bà Nà Hill, Suối Đá, Bãi Bắc, Bãi Nồm, phố cổ Hội An, Cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn…

Thay vì lựa chọn những địa điểm gần trung tâm ồn ào, đông đúc, mẹ bầu nên chọn những khách sạn, resort nghỉ dưỡng gần khu vực Bãi biển Non Nước, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn… Đây đều là những địa điểm không khí trong lành, cực kỳ lý tưởng cho mẹ bầu nghỉ ngơi, xả stress.

3. Du lịch Phú Yên 

Phú Yên không chỉ có nhiều đặc sản nổi tiếng mà còn được mệnh danh “xứ hoa vàng cỏ xanh”. Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn bà bầu nên đi du lịch ở đâu? Đừng bỏ qua địa điểm du lịch nghỉ dưỡng tuyệt vời tại Phú Yên các mẹ nhé!

Mẹ có thể tham quan 1-2 địa điểm tại Phú Yên trong ngày như: Cầu Ông Cọp, nhà thờ Mằng Lăng, vịnh Vũng Rô, đập Đồng Cam… Tại đây quy tụ rất nhiều khách sạn với mức chi phí khá hợp lý để mẹ tự do thoải mái lựa chọn.

[inline_article id = 334135]

4. Bà bầu nên đi du lịch ở đâu? Mẹ nên đi resort hoặc các khu nghỉ dưỡng

mẹ mang thai nên đi nghỉ dưỡng ở đâu
Nghỉ dưỡng tại các resort cũng là gợi ý hay cho câu hỏi mẹ bầu nên du lịch ở đâu

Khi băn khoăn tìm hiểu mẹ bầu nên đi du lịch ở đâu, bạn cũng có thể nghĩ đến những khu resort, nghỉ dưỡng để “đổi gió”. Các resort có thể gần trong nội ô hoặc ngoại ô thành phố, miễn là mẹ chủ động được phương tiện di chuyển phù hợp. Nếu resort có các spa kết hợp với những phương pháp massage dễ chịu sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

5. Tham quan bảo tàng, triển lãm nghệ thuật

Với những mẹ thích không gian yên tĩnh, ấm cúng thì các khu bảo tàng, triển lãm là một trong số những lựa chọn mẹ nhất định không nên bỏ qua. Bằng cách quan sát các tác phẩm nghệ thuật, mẹ không những am hiểu thêm các công trình nghệ thuật trong và ngoài nước mà còn có những phút giây ấm áp bên gia đình và bạn bè thân thiết của mình nữa.

Kết luận

Bà bầu có nên đi du lịch không? Có! Theo các chuyên gia cho rằng, việc mẹ bầu thi thoảng đi đến một nơi mới để thay đổi không khí sẽ là một cách hay để tái tạo năng lượng cho thai kỳ.

Vậy là những thắc mắc bà bầu nên đi du lịch ở đâu đã được giải đáp qua những thông tin vừa rồi. Mẹ bầu nào đang có dự tính đi du lịch trong thai kỳ thì có thể thực hiện theo những hướng dẫn ở bài viết này nhé! MarryBaby hy vọng mẹ và con yêu sẽ cùng nhau tạo nên một chuyến du lịch vui và đầy ý nghĩa từ đây.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bổ sung vitamin A cho bà bầu: Làm sao để không thừa, không thiếu?

Vitamin A là hợp chất hữu cơ cần thiết mà cơ thể mẹ bầu không thể tự tạo ra. Bà bầu cần cung cấp đủ vitamin A để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và em bé. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung càng nhiều vi chất này càng tốt. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về việc bổ sung vitamin A cho bà bầu. 

Tại sao cần bổ sung vitamin A cho bà bầu?

Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của mắt. Nó tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào và ngăn ngừa bệnh nhãn khoa. 

Nó góp phần phát triển của xương, có tác dụng bảo vệ da và niêm mạc.

Vi chất này liên quan đến hoạt động của cơ quan sinh sản, hệ thống miễn dịch, sự phát triển biểu mô, răng và tóc.

Đối với thai nhi

Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong gan. Vi chất này rất quan trọng cho sự phát triển phôi thai của bé, bao gồm sự phát triển của tim, phổi, thận, mắt và xương cũng như hệ tuần hoàn, hô hấp và thần kinh trung ương.

Bổ sung vitamin A cho bà bầu – Lợi ích như thế nào?

Vitamin A đặc biệt cần thiết cho phụ nữ mang thai vì nó giúp phục hồi mô sau sinh. Ngoài ra, nó cũng giúp duy trì thị lực bình thường, chống lại nhiễm trùng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mẹ bầu và giúp chuyển hóa chất béo. Vì vậy, bổ sung vitamin A cho bà bầu là rất quan trọng. 

Dấu hiệu cần bổ sung vitamin A cho bà bầu 

vitamin a cho bà bầu

Phụ nữ mang thai dễ bị thiếu vitamin A, đặc biệt trong ba tháng cuối của thai kỳ do sự phát triển nhanh chóng của bào thai và sự gia tăng lượng máu. Vì vậy cần lưu ý những dấu hiệu sau đây để bổ sung vitamin A cho bà bầu:

Hệ thống miễn dịch suy yếu

Bà bầu không đủ lượng vitamin A trong cơ thể có thể mắc các rối loạn như:

  • Giảm chuyển hóa sắt, 
  • Thay đổi khả năng biệt hóa tế bào, 
  • Giảm đáp ứng miễn dịch
  • Tăng tỷ lệ bệnh tật
  • Thiếu máu 

Thị lực ban đêm bị suy giảm

  • Quáng gà hoặc không thể nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu 
  • Giác mạc trở nên khô và dày.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu nên uống vitamin tổng hợp vào lúc nào tốt nhất?

Lượng vitamin A cần thiết cho bà bầu

Vậy bà bầu cần bao nhiêu vitamin A là đủ? Tiêu chuẩn đo lường cho vitamin A là RAE (tương đương hoạt động của retinol). Một microgram (mcg) retinol (vitamin A đã được định dạng sẵn) tương đương với 1 mcg RAE. Theo đó, lượng vitamin A cần thiết cho bà bầu theo khuyến nghị là:

  • Mẹ bầu từ 19 tuổi trở lên: 770 mcg RAE mỗi ngày

Thực phẩm giàu vitamin A cho bà bầu

lượng vitamin a cần thiết cho bà bầu

Hầu hết mẹ bầu nhận được nhiều vitamin A thông qua chế độ ăn uống. Những loại thực phẩm có thể bổ sung vitamin A cho bà bầu và hàm lượng vitamin từ chúng bao gồm:

Trái cây và rau: (đặc biệt là cam, vàng và rau xanh), giàu beta-carotene, là nguồn cung cấp vitamin A. Cụ thể:

  • 120g rau bina đông lạnh luộc cung cấp 580 mcg RAE
  • 120g cà rốt sống có chứa 470 mcg RAE
  • 120g bông cải xanh luộc: 70 mcg RAE
  • 1 quả xoài: 112 mcg RAE
  • 120g dưa đỏ: 140 mcg RAE
  • 120g ớt đỏ ngọt: 120 mcg RAE
  • 1 củ khoai lang nướng cả vỏ: 1.403 mcg RAE
  • Trứng và ngũ cốc
  • Ngũ cốc ăn sáng, được bổ sung 10% giá trị hàng ngày cho vitamin A: 90 mcg RAE
  • 1 quả trứng lớn luộc chín: 75 mcg RAE
  • Gan (ví dụ như từ thịt bò, thịt bê, hoặc thịt gà, và bao gồm cả pate và rượu gan) có chứa hàm lượng vitamin A khá cao. Một khẩu phần gan bò 100g chứa gấp 8 lần lượng vitamin A được khuyến nghị. 
  • Các loại thực phẩm khác:
  • 200g kem vani mềm: 250 mcg RAE
  • 200g sữa, không béo hoặc tách béo, có bổ sung vitamin A và vitamin D: 149 mcg RAE

Cả quá trình chế biến (như cắt nhỏ, bào hoặc ép nước) và nấu chín thực phẩm có thể giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ các chất carotenoid cung cấp vitamin A dễ dàng hơn. 

Những lưu ý khi bổ sung vitamin A cho bà bầu

Có hai dạng vitamin A: vitamin A được tạo sẵn và các carotenoid provitamin A. Thông thường, mẹ có thể nhận đủ lượng cần thiết từ các nguồn thực phẩm. Vì vậy hiếm khi cần bổ sung vitamin A cho bà bầu. 

Đặc biệt lưu ý, việc bổ sung vitamin A quá liều có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho em bé. Nó còn gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ bầu như đau đầu, nôn, buồn nôn, mờ mắt và cảm giác buồn ngủ. Dư thừa vitamin A trong một thời gian dài có thể gây ngộ độc gan. 

Sự gia tăng vitamin A trong máu mẹ trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ liên quan đến hệ thần kinh trung ương và tim. Do đó, với nguy cơ dị dạng tim, lượng retinol vượt quá 10.000 IU mỗi ngày trong thai kỳ được coi là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim thai (nguy cơ tuyệt đối từ 1% đến 2%).

>>> Mẹ có thể quan tâm: Lỡ uống vitamin A liều cao khi mang thai có thể khiến thai nhi dị tật?

Tuy nhiên, sẽ an toàn và có lợi hơn nếu mẹ dung nạp vitamin bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả có nhiều carotenoid. Và luôn nhớ rằng, mẹ bầu từ 19 tuổi trở lên không nên nhận quá 3.000 mcg RAE vitamin A mỗi ngày thôi nhé.

Một số bà bầu uống vitamin tổng hợp và xảy ra tình trạng buồn nôn, vitamin A cũng không ngoại lệ. Nếu mẹ đang tìm câu trả lời, mẹ có thể xem thêm bài viết này: Tại sao uống vitamin khi mang thai khiến mẹ buồn nôn?

Bổ sung vitamin A cho bà bầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, nên thận trọng trong việc lựa chọn liều dùng và tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh trường hợp dùng quá liều dẫn đến tác dụng phụ cho mẹ và em bé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có nên đi chúc Tết không? Câu trả lời làm mẹ không ngờ tới

Xưa nay có rất nhiều điều kiêng kỵ trong những ngày Tết nguyên đán, được ông bà xưa truyền lại. Một trong những quan niệm đó là bà bầu nên kiêng đi chúc Tết. Vì sao lại có điều kiêng kỵ này? Bà bầu có nên đi chúc Tết không? Câu trả lời dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của mẹ bầu về những điều kiêng kỵ trong ngày Tết.

Một số điều kiêng kỵ trong ngày Tết

Theo quan niệm của người Việt, trong những ngày Tết cổ truyền, nếu được gặp những điều may mắn, gặp những người vui vẻ, mang vận may thì cả năm sẽ được hanh thông. Ngược lại, nếu ngày đầu năm gặp vận xui thì sẽ kéo theo một năm không như ý.

Trước khi đi tìm đáp án bà bầu có nên đi chúc Tết không,mẹ hãy cùng điểm qua một số điều kiêng kỵ trong dịp Tết cổ truyền, theo quan niệm xưa của ông bà nhé.

1. Kiêng đi “xông nhà”

Xông nhà (hay còn gọi là đạp đất) là từ dùng để chỉ người đến chúc Tết đầu tiên, tính từ sau giao thừa. Nhiều gia đình quan niệm người xông nhà sẽ ảnh hưởng đến vận hạn cả năm của mình nên rất coi trọng, thậm chí có thể chọn người để nhờ đến xông nhà.

Chính vì quan niệm này mà nhiều người thường ngại đi xông nhà người khác, vì sợ “mang tiếng” nếu gia chủ gặp phải điều gì xui xẻo trong năm đó. Mọi người thường chỉ đi xông nhà người thân quen trong gia đình, bà con họ hàng và hạn chế đến nhà hàng xóm quá sớm trong ngày đầu năm. 

2. Kiêng quét nhà

Ông bà xưa quan niệm nếu quét nhà vào ngày mùng 1 Tết sẽ đồng nghĩa với việc quét tài lộc ra khỏi nhà. Vì vậy, ngày đầu năm, mọi người thường kiêng quét nhà, hoặc nếu có quét thì chỉ dọn rác, bụi bẩn gọn vào trong góc và chờ sang ngày hôm sau mới quét ra ngoài.

 Bà bầu có nên đi chúc Tết không
Ngày Tết Việt có nhiều điều kiêng kỵ bạn cần biết

3. Kiêng cãi vã to tiếng

Trong những ngày đầu năm mới, nếu gia đình có cãi nhau, bực tức, xung đột thì cả năm sẽ dễ gặp chuyện xui xẻo, gia đạo xào xáo, bất ổn. Vì vậy, dịp đầu năm, mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, hạn chế nói chuyện không vui hay cãi nhau lời qua tiếng lại.

4. Kiêng mặc quần áo đen, trắng

Cũng theo quan niệm xưa, màu đen và trắng là màu của tang lễ, sự mất mát và xui xẻo. Thế nên, mọi người trong gia đình đều được khuyên nên chọn những bộ quần áo màu sắc tươi tắc, rực rỡ để đem đến nhiều niềm vui và may mắn trong năm mới.

5. Kiêng làm vỡ đồ

Đồ vật bị đổ vỡ vào ngày đầu năm là điềm báo cho sự chia lìa, ly tán, xui rủi cho cả năm. Vì vậy trong những ngày Tết, mẹ hãy thật cẩn thận, tránh va chạm khi dọn dẹp những đồ thuỷ tinh, sành sứ dễ vỡ nhé.

Vì sao có quan niệm bà bầu nên kiêng đi chúc Tết

 Xuất phát từ ý nghĩ ngày đầu năm gặp những người may mắn, gặp những điều tốt đẹp thì cả năm mới hanh thông, ông bà ta có quan niệm rằng bà bầu không nên đi chúc Tết. Có thể kể đến các lý do sau:

  • Nhiều người cho rằng bà bầu sẽ mang vận đen đến cho gia đình vì “sinh dữ tử lành”. Nếu mẹ bầu đến xông đất hoặc chúc Tết vào ngày đầu năm thì sẽ mang đến những điều không may mắn. Thật ra đây là quan niệm rất “khó hiểu” và không được chứng minh bởi bất kỳ cơ sở khoa học hay thực tế nào. 
  • Phụ nữ mang thai thường có dáng vẻ nặng nề, di chuyển chậm chạp, thậm chí thần sắc không được tươi tắn nếu đang ốm nghén hay mệt mỏi do thai kỳ. Trong khi đó, vào ngày Tết, người ta luôn thích gặp những người nhanh nhẹn, đi đứng hoạt bát, tươi cười rạng rỡ. Tuy không phải tất cả phụ nữ mang thai đều trông “ì ạch” nhưng đó là hình dung, là suy nghĩ của nhiều người khi nói đến bà bầu. Vì vậy nên mới có người không thích gặp bà bầu trong ngày đầu năm vì sợ cả năm không được hanh thông.
 Bà bầu có nên đi chúc Tết không
Nhiều người nghĩ thần sắc của bà bầu không phù hợp không khí ngày Tết

Bà bầu có nên đi chúc Tết không?

Như vậy, với những kiêng kỵ của ông bà xưa thì bà bầu có nên đi chúc Tết không?

Thực tế là ngày nay, rất nhiều người đã không còn tin vào quan niệm này. Ý kiến cho rằng bà bầu đi chúc Tết là mang lại xui xẻo hoàn toàn không dựa trên bất cứ cơ sở nào. Đây chỉ là phong tục từ xa xưa của ông cha, được truyền miệng từ đời này sang đời khác và có người làm theo, có người không.

Ngày nay, nhiều gia đình rất thoải mái trong việc xông đất hay việc đón tiếp bà bầu đến chúc Tết. Một số vùng miền, địa phương còn cho rằng bà bầu đến thăm nhà vào ngày Tết sẽ mang lại may mắn, nhiều tài lộc. Vì vậy, quan niệm bà bầu có kiêng đi chúc Tết hay không là tuỳ thuộc vào từng địa phương, từng gia chủ.

Tuy nhiên, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhiều mẹ bầu vẫn tin vào các phong tục cổ xưa, cũng như không muốn nghe “lời ra tiếng vào”, nên chọn cách kiêng đi chúc Tết nhà người khác.

Một lý do nữa để biết bà bầu có nên đi chúc Tết không đó là tình hình sức khoẻ của bản thân. Nếu mẹ đang trong giai đoạn ốm nghén hoặc sắp đến ngày sinh nở, mẹ nên hạn chế di chuyển hay đi lại chúc Tết nhiều mà hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống tẩm bổ. 

Như vậy, với câu hỏi bà bầu có nên đi chúc Tết không, điều này phụ thuộc vào sức khoẻ của mẹ và mối quan hệ với gia chủ mà mẹ định đến thăm. Nếu là bà con thân thuộc hay những người mà mẹ biết rõ là gia đình người ta không kiêng kỵ gì thì mẹ có thể thoải mái đến chúc Tết nhé.

Mẹ bầu nên làm gì trong dịp Tết

Bên cạnh việc tham khảo một số phong tục kiêng kỵ trong ngày Tết, mẹ bầu cũng tìm hiểu một chút về những việc nên làm trong ngày Tết nhé.

1. Giữ ấm

Thời tiết những ngày đầu xuân thường hơi se lạnh và có mưa xuân. Vì vậy, bên cạnh việc diện những bộ cánh đẹp du xuân, mẹ cũng nên chú ý giữ ấm cơ thể cẩn thận, tránh nhiễm lạnh. Đồng thời, vào ngày Tết, mẹ thường di chuyển nhiều nên hãy ưu tiên những trang phục rộng rãi, thoải mái, tránh bó bụng bầu để em bé không bị khó chịu, mẹ nhé.

2. Ăn uống khoa học

Tết là dịp có nhiều món ngon cũng như món ăn vặt, bánh mứt. Dù ngon miệng cỡ nào thì mẹ cũng nên chú ý cân đối thực phẩm, tránh ăn quá nhiều các món khó tiêu, thức ăn nhanh hay món chiên xào nhiều dầu mỡ.

Mẹ cũng đừng quên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong bữa ăn hàng ngày. Một điều quan trọng nữa là cho dù có du xuân hay di chuyển nhiều, mẹ cũng không nên bỏ bữa hoặc ăn uống qua loa nhé.

 Bà bầu có nên đi chúc Tết không
Mẹ bầu nên ăn uống, nghỉ ngơi khoa học trong dịp Tết

3. Lưu ý khi đi chơi xa

Một số mẹ bầu có kế hoạch du lịch hay về quê, phải ngồi ô tô trong thời gian dài. Nếu đang mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối, mẹ nên hạn chế ngồi trên xe quá lâu, sẽ ảnh hưởng không tốt đến bé.

Mẹ nên chuẩn bị một chiếc gối, chiếc niệm để có thể ngồi dựa hoặc nằm cho thoải mái. Mẹ nên chọn lựa đường đi bằng phẳng, tránh đường xóc, gồ ghề để di chuyển an toàn. Ngoài ra, mẹ nhớ chuẩn bị một ít đồ ăn vặt để nhâm nhi trên xe nữa nhé.

4. Khám thai trong những ngày Tết

Nếu lịch khám thai rơi vào những ngày Tết, mẹ có thể sắp xếp đi trước đó để có thể yên tâm ăn Tết. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ phải đến ngay bệnh viện để thăm khám, cho dù là Tết. Cách bệnh viện vẫn sẽ bố trí làm việc trong Tết nguyên đán nên mẹ đừng bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm nhé.

5. Hạn chế đến nơi đông đúc

Các khu vui chơi, khu vực công cộng, đường phố sẽ rất đông đúc và náo nhiệt trong dịp lễ Tết. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát tán, nhất là thời tiết đầu xuân ẩm ướt. Vì vậy, mẹ nên hạn chế đến những nơi đông đúc hoặc nếu có vui chơi thì nhớ mang khẩu trang để bảo vệ sức khoẻ.

Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bà bầu có nên đi chúc Tết không. Dù đi chúc Tết hay ở nhà nghỉ ngơi thì mẹ cũng nên giữ gìn sức khoẻ và tận hưởng thật nhiều niềm vui trong dịp Tết cổ truyền này nhé.