Vậy, thai lưu là gì, những dấu hiệu thai lưu dễ nhận biết nhất là gì và làm thế nào để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh? Mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Thai lưu là gì?
Thai lưu (thai chết lưu) là hiện tượng thai chết trước hoặc trong khi sinh, thường sảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Để hiểu rõ hơn thai lưu là gì, chắc chắn bạn sẽ muốn biết sảy thai và thai lưu có giống nhau không. Mặc dù đều gây mất thai nhưng khái niệm sảy thai và thai lưu là hoàn toàn khác nhau.
Sảy thai là hiện tượng mất thai tự nhiên trước tuần thứ 20 của thai kỳ và thai nhi bị tống xuất ra khỏi tử cung. Trong khi đó, thai chết lưu là khi em bé đã lớn hơn 20 tuần tuổi. Thai lưu khiến tim thai ngừng đập nhưng vẫn lưu lại trong tử cung của mẹ.
Thai lưu được phân loại theo độ tuổi thai gồm:
– Thai chết lưu sớm: Khi thai mới đạt từ 20 – 27 tuần tuổi.
– Thai chết lưu muộn: Khi thai từ 28 – 36 tuần tuổi.
– Thai chết lưu trong thời điểm từ 37 tuần tuổi trở lên hoặc trong khi sinh.
Tình trạng thai lưu diễn ra quá lâu sẽ dẫn đến rối loạn đông máu, thai bị vôi hóa, hoại tử khiến mẹ dễ bị nhiễm trùng và có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, mẹ cần biết nguyên nhân và dấu hiệu thai lưu để chăm sóc tốt cho thai kỳ và phòng ngừa tình trạng này.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai lưu có cứu được không? Mẹ cần biết sự thật này càng sớm càng tốt!
Nguyên nhân gây ra thai lưu là gì?
Tìm hiểu thai lưu là gì vẫn chưa đủ, mẹ cần cập nhật thêm nguyên nhân gây ra thai lưu là gì nữa. Hiện tượng thai chết lưu có thể xảy ra do bất thường ở người mẹ hoặc thai nhi, tuy nhiên trong nhiều trường hợp các bác sĩ cũng không chỉ ra được nguyên nhân chính xác.
1. Nguyên nhân thai lưu đến từ người mẹ
- Mẹ mắc bệnh mãn tính: Mẹ mắc những bệnh như tiểu đường thai kỳ, suy thận, bệnh tim, tuyến giáp và bệnh huyết áp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Mẹ bị nhiễm trùng: Cơ thể người mẹ bị nhiễm trùng và lây lan sang thai nhi dẫn đến thai ngừng phát triển.
- Bất thường ở tử cung: Những dị dạng ở tử cung ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí làm thai ngừng phát triển.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hoặc do tai nạn: Điều kiện sống không đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hoặc người mẹ bị tai nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
- Người mẹ lớn tuổi: Những phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 40 thường gặp nguy cơ biến chứng cao trong thai kỳ.
- Nhiễm độc thai nghén: Đây là một bệnh lý do thai gây ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi.
2. Nguyên nhân thai lưu đến từ thai nhi
- Bất thường nhiễm sắc thể: Những thai nhi có cấu trúc nhiễm sắc thể không bình thường dễ bị sảy, chết lưu hoặc chết ngay sau khi sinh.
- Bất thường ở dây rốn, bánh nhau: Những dị tật nào đó ở bánh nhau và dây rốn khiến thai không lấy được chất dinh dưỡng và không phát triển được.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dị tật bẩm sinh thai nhi vì những thói quen này của bố mẹ
Dấu hiệu thai lưu là gì?
Không khó để tìm ra những dấu hiệu thai chết lưu nếu mẹ đã tìm hiểu thông tin thai lưu là gì và đi khám thai định kỳ đúng hẹn. Cụ thể, những dấu hiệu thai lưu bao gồm:
1. Nhịp tim thai dừng đột ngột
Từ tuần thai thứ 6, mẹ đã có thể nghe được nhịp tim thai thông qua thiết bị siêu âm trong thai kỳ. Nhịp tim thai là dấu hiệu sinh động nhất về sự tồn tại của thai nhi trong bụng mẹ.
Nếu mẹ đột ngột không nghe được nhịp tim thai, rất nhiều khả năng trường hợp thai chết lưu đã xảy đến.
[inline_article id=118516]
2. Tử cung ngừng phát triển
Thai lưu là gì và dấu hiệu thai lưu là gì? Đây là một trong những cảnh báo thai lưu đáng chú ý nhất. Thông thường, khi thai nhi phát triển thì tử cung của mẹ cũng đồng thời mở rộng kích thước.
Trong những lần khám thai, bác sĩ và các nữ hộ lý sẽ đo chiều dài tử cung để ước lượng tuần thai và giúp mẹ hình dung về sự phát triển của thai. Nếu tử cung không phát triển tương ứng với giai đoạn của thai kỳ, đây chính là một dấu hiệu cho thấy thai cũng đã ngừng phát triển hoặc là cảnh báo nguy cơ bất thường ở tử cung dẫn đến kìm hãm sự phát triển của thai.
3. Không có chuyển động thai
Ở tuần thứ 16 đến 20, các mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được các cử động của thai nhi rõ ràng hơn. Nếu thai đang phát triển tốt sẽ có trên 3 lần chuyển động trong 1 giờ đồng hồ. Nếu chuyển động thai chỉ gián đoạn một lúc thì có thể là do bé đang ngủ. Nhưng khi thai đang chuyển động bình thường mà giảm số lần hoạt động trong ngày hoặc mẹ không cảm nhận được chuyển động thai là một dấu hiệu đáng lo ngại.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu
4. Dịch tiết bất thường ở âm đạo
Nhiều mẹ thắc mắc, thai lưu có ra máu không. Trên thực tế, khi xảy ra thai lưu, mẹ có thể bị xuất huyết âm đạo hoặc không. Nếu thai lưu lại lâu trong cơ thể, mẹ còn có thể thấy nhiều mủ chảy ra từ âm đạo.
[inline_article id=193356]
Ngoài 4 dấu hiệu thai lưu trên, mẹ nếu gặp những trường hợp dưới đây cũng không thể xem nhẹ mà cần đến bệnh viện ngay để tránh những rủi ro:
- Đau bụng nhẹ đến nặng.
- Chóng mặt.
- Sốt cao.
- Đau lưng dữ dội.
- Chuột rút.
Sau khi đã biết thai lưu là gì cùng những dấu hiệu thai lưu, mẹ cần biết thêm rằng trong nhiều trường hợp, cơ thể người mẹ sẽ tự đưa thai đã chết ra ngoài theo ngã âm đạo. Đối với một số mẹ có thai lưu bị nhiễm trùng, biến chứng, bác sĩ sẽ cần chẩn đoán kỹ lưỡng để đưa ra các bước xử lý thích hợp và những ca phẫu thuật để lấy thai lưu cũng là lựa chọn phổ biến.
Có thể mang thai lại sau khi bị thai lưu không?
Một tin vui đó là có rất nhiều phụ nữ gặp tình trạng thai chết lưu nhưng lần mang thai tiếp theo lại có thai kỳ khỏe mạnh, em bé sinh ra phát triển tốt. Tuy nhiên, để giúp ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai, cần xác định thai lưu là gì và nguyên nhân của thai chết lưu nhằm triệt để tình trạng thai lưu vào lần tới.
Bạn cũng cần chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo bằng cách thăm khám với bác sĩ, bổ sung chế độ ăn uống và có thói quen lành mạnh.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chuẩn bị mang thai và những vấn đề cần chú ý về sức khỏe dinh dưỡng
Cách phòng ngừa thai lưu
Khi đã biết thai lưu là gì, mẹ cần bảo vệ thai kỳ ngay từ khi chưa mang thai bằng cách giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tránh uống rượu, hút thuốc lá. Khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như bệnh mãn tính, rối loạn đông máu…, mẹ nên trao đổi thật kỹ với bác sĩ về nguy cơ mình có thể gặp trong thai kỳ.
Khi mang thai, mẹ cần khám thai đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra, theo sát sự phát triển của thai nhi và kịp thời xử lý các bất thường xảy ra. Ngay khi nhận thấy những vấn đề như phù nề, ngứa ngáy, thai ít chuyển động, đau bụng hay xuất huyết, mẹ nên báo ngay với bác sĩ.
Ngoài ra, mẹ nên bảo vệ bản thân không bị nhiễm trùng bằng cách không đến những nơi quá đông người, chăm sóc sức khỏe vùng kín khi mang thai, cách ly với các bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm…
Việt bổ sung thêm thực phẩm giàu axit folic trong thai kỳ cũng sẽ hỗ trợ phòng ngừa dị tật thai nhi. Do đó, mẹ hãy để ý chế độ ăn uống, sinh hoạt ngủ hợp lý sau khi đã biết mức độ nguy hiểm của thai lưu là gì.
[inline_article id=289727]
Những dấu hiệu thai chết lưu không hoàn toàn xảy đến do tự nhiên và không thể kiểm soát. Bằng cách thường xuyên chăm sóc bản thân và theo dõi thai nhi, mẹ sẽ giảm thiểu tối đa các nguy cơ có thể xảy đến cho bản thân.