Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Thai lưu là gì? 4 dấu hiệu thai lưu dễ nhận biết và cách phòng ngừa

Vậy, thai lưu là gì, những dấu hiệu thai lưu dễ nhận biết nhất là gì và làm thế nào để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh? Mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Thai lưu là gì?

Thai lưu (thai chết lưu) là hiện tượng thai chết trước hoặc trong khi sinh, thường sảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Để hiểu rõ hơn thai lưu là gì, chắc chắn bạn sẽ muốn biết sảy thai và thai lưu có giống nhau không. Mặc dù đều gây mất thai nhưng khái niệm sảy thai và thai lưu là hoàn toàn khác nhau.

Sảy thai là hiện tượng mất thai tự nhiên trước tuần thứ 20 của thai kỳ và thai nhi bị tống xuất ra khỏi tử cung. Trong khi đó, thai chết lưu là khi em bé đã lớn hơn 20 tuần tuổi. Thai lưu khiến tim thai ngừng đập nhưng vẫn lưu lại trong tử cung của mẹ.

Thai lưu được phân loại theo độ tuổi thai gồm:

– Thai chết lưu sớm: Khi thai mới đạt từ 20 – 27 tuần tuổi.

– Thai chết lưu muộn: Khi thai từ 28 – 36 tuần tuổi.

– Thai chết lưu trong thời điểm từ 37 tuần tuổi trở lên hoặc trong khi sinh.

Tình trạng thai lưu diễn ra quá lâu sẽ dẫn đến rối loạn đông máu, thai bị vôi hóa, hoại tử khiến mẹ dễ bị nhiễm trùng và có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, mẹ cần biết nguyên nhân và dấu hiệu thai lưu để chăm sóc tốt cho thai kỳ và phòng ngừa tình trạng này.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai lưu có cứu được không? Mẹ cần biết sự thật này càng sớm càng tốt!

Nguyên nhân gây ra thai lưu là gì?

Tìm hiểu thai lưu là gì vẫn chưa đủ, mẹ cần cập nhật thêm nguyên nhân gây ra thai lưu là gì nữa. Hiện tượng thai chết lưu có thể xảy ra do bất thường ở người mẹ hoặc thai nhi, tuy nhiên trong nhiều trường hợp các bác sĩ cũng không chỉ ra được nguyên nhân chính xác.

1. Nguyên nhân thai lưu đến từ người mẹ

  • Mẹ mắc bệnh mãn tính: Mẹ mắc những bệnh như tiểu đường thai kỳ, suy thận, bệnh tim, tuyến giáp và bệnh huyết áp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Mẹ bị nhiễm trùng: Cơ thể người mẹ bị nhiễm trùng và lây lan sang thai nhi dẫn đến thai ngừng phát triển.
  • Bất thường ở tử cung: Những dị dạng ở tử cung ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí làm thai ngừng phát triển.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hoặc do tai nạn: Điều kiện sống không đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hoặc người mẹ bị tai nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Người mẹ lớn tuổi: Những phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 40 thường gặp nguy cơ biến chứng cao trong thai kỳ.
  • Nhiễm độc thai nghén: Đây là một bệnh lý do thai gây ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi.

2. Nguyên nhân thai lưu đến từ thai nhi

  • Bất thường nhiễm sắc thể: Những thai nhi có cấu trúc nhiễm sắc thể không bình thường dễ bị sảy, chết lưu hoặc chết ngay sau khi sinh.
  • Bất thường ở dây rốn, bánh nhau: Những dị tật nào đó ở bánh nhau và dây rốn khiến thai không lấy được chất dinh dưỡng và không phát triển được.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dị tật bẩm sinh thai nhi vì những thói quen này của bố mẹ

Dấu hiệu thai lưu là gì?

Thai lưu là gì và dấu hiệu thai lưu
Thai lưu là gì và dấu hiệu thai lưu

Không khó để tìm ra những dấu hiệu thai chết lưu nếu mẹ đã tìm hiểu thông tin thai lưu là gì và đi khám thai định kỳ đúng hẹn. Cụ thể, những dấu hiệu thai lưu bao gồm:

1. Nhịp tim thai dừng đột ngột

Từ tuần thai thứ 6, mẹ đã có thể nghe được nhịp tim thai thông qua thiết bị siêu âm trong thai kỳ. Nhịp tim thai là dấu hiệu sinh động nhất về sự tồn tại của thai nhi trong bụng mẹ.

Nếu mẹ đột ngột không nghe được nhịp tim thai, rất nhiều khả năng trường hợp thai chết lưu đã xảy đến.

[inline_article id=118516]

2. Tử cung ngừng phát triển

Thai lưu là gì và dấu hiệu thai lưu là gì? Đây là một trong những cảnh báo thai lưu đáng chú ý nhất. Thông thường, khi thai nhi phát triển thì tử cung của mẹ cũng đồng thời mở rộng kích thước.

Trong những lần khám thai, bác sĩ và các nữ hộ lý sẽ đo chiều dài tử cung để ước lượng tuần thai và giúp mẹ hình dung về sự phát triển của thai. Nếu tử cung không phát triển tương ứng với giai đoạn của thai kỳ, đây chính là một dấu hiệu cho thấy thai cũng đã ngừng phát triển hoặc là cảnh báo nguy cơ bất thường ở tử cung dẫn đến kìm hãm sự phát triển của thai.

3. Không có chuyển động thai

Ở tuần thứ 16 đến 20, các mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được các cử động của thai nhi rõ ràng hơn. Nếu thai đang phát triển tốt sẽ có trên 3 lần chuyển động trong 1 giờ đồng hồ. Nếu chuyển động thai chỉ gián đoạn một lúc thì có thể là do bé đang ngủ. Nhưng khi thai đang chuyển động bình thường mà giảm số lần hoạt động trong ngày hoặc mẹ không cảm nhận được chuyển động thai là một dấu hiệu đáng lo ngại.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu

4. Dịch tiết bất thường ở âm đạo

Nhiều mẹ thắc mắc, thai lưu có ra máu không. Trên thực tế, khi xảy ra thai lưu, mẹ có thể bị xuất huyết âm đạo hoặc không. Nếu thai lưu lại lâu trong cơ thể, mẹ còn có thể thấy nhiều mủ chảy ra từ âm đạo.

[inline_article id=193356]

Ngoài 4 dấu hiệu thai lưu trên, mẹ nếu gặp những trường hợp dưới đây cũng không thể xem nhẹ mà cần đến bệnh viện ngay để tránh những rủi ro:

  • Đau bụng nhẹ đến nặng.
  • Chóng mặt.
  • Sốt cao.
  • Đau lưng dữ dội.
  • Chuột rút.

Sau khi đã biết thai lưu là gì cùng những dấu hiệu thai lưu, mẹ cần biết thêm rằng trong nhiều trường hợp, cơ thể người mẹ sẽ tự đưa thai đã chết ra ngoài theo ngã âm đạo. Đối với một số mẹ có thai lưu bị nhiễm trùng, biến chứng, bác sĩ sẽ cần chẩn đoán kỹ lưỡng để đưa ra các bước xử lý thích hợp và những ca phẫu thuật để lấy thai lưu cũng là lựa chọn phổ biến.

Có thể mang thai lại sau khi bị thai lưu không?

Thai lưu là gì? Có thể mang thai lại sau khi bị thai lưu không?
Thai lưu là gì? Có thể mang thai lại sau khi bị thai lưu không?

Một tin vui đó là có rất nhiều phụ nữ gặp tình trạng thai chết lưu nhưng lần mang thai tiếp theo lại có thai kỳ khỏe mạnh, em bé sinh ra phát triển tốt. Tuy nhiên, để giúp ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai, cần xác định thai lưu là gì và nguyên nhân của thai chết lưu nhằm triệt để tình trạng thai lưu vào lần tới.

Bạn cũng cần chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo bằng cách thăm khám với bác sĩ, bổ sung chế độ ăn uống và có thói quen lành mạnh.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chuẩn bị mang thai và những vấn đề cần chú ý về sức khỏe dinh dưỡng

Cách phòng ngừa thai lưu

Khi đã biết thai lưu là gì, mẹ cần bảo vệ thai kỳ ngay từ khi chưa mang thai bằng cách giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tránh uống rượu, hút thuốc lá. Khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như bệnh mãn tính, rối loạn đông máu…, mẹ nên trao đổi thật kỹ với bác sĩ về nguy cơ mình có thể gặp trong thai kỳ.

Khi mang thai, mẹ cần khám thai đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra, theo sát sự phát triển của thai nhi và kịp thời xử lý các bất thường xảy ra. Ngay khi nhận thấy những vấn đề như phù nề, ngứa ngáy, thai ít chuyển động, đau bụng hay xuất huyết, mẹ nên báo ngay với bác sĩ.

Ngoài ra, mẹ nên bảo vệ bản thân không bị nhiễm trùng bằng cách không đến những nơi quá đông người, chăm sóc sức khỏe vùng kín khi mang thai, cách ly với các bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm…

Việt bổ sung thêm thực phẩm giàu axit folic trong thai kỳ cũng sẽ hỗ trợ phòng ngừa dị tật thai nhi. Do đó, mẹ hãy để ý chế độ ăn uống, sinh hoạt ngủ hợp lý sau khi đã biết mức độ nguy hiểm của thai lưu là gì.

[inline_article id=289727]

Những dấu hiệu thai chết lưu không hoàn toàn xảy đến do tự nhiên và không thể kiểm soát. Bằng cách thường xuyên chăm sóc bản thân và theo dõi thai nhi, mẹ sẽ giảm thiểu tối đa các nguy cơ có thể xảy đến cho bản thân.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Bất ngờ 8 “thủ phạm” gây sảy thai liên tiếp

Có nhiều nguyên nhân sảy thai, đa phần đều do các vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể bạn và anh xã. Nhận biết những nguyên nhân này sẽ giúp bạn chủ động hạn chế những rủi ro cao nhất.

Nguyên nhân sảy thai thường gặp
Sảy thai sớm, sảy thai liên tiếp thường xuất phát từ những vấn đề sức khỏe sinh sản của cả 2 vợ chồng

1. Bất thường về nhiễm sắc thể

Đây là nguyên nhân sảy thai phổ biến nhất, thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khoảng 60% các trường hợp sảy thai đều do nhiễm sắc thể phát triển bất thường. Do thiếu dưỡng chất hoặc vấn đề tuổi tác, trứng hoặc tinh trùng có thể không đảm bảo được “sức khỏe”, làm các cặp nhiễm sắc thể không khớp với nhau theo quy cách thông thường. Phôi thai mang cặp nhiễm sắc thể bất thường không phát triển được, dẫn đến sảy thai.

2. Vấn đề tuyến giáp

Nếu tuyến giáp hoạt động kém, bạn sẽ không có đủ lượng hoóc-môn cần thiết đảm bảo cho quá trình thụ thai. Đặc biệt, những phụ nữ có vấn đề về tuyến giáp thường rất dễ sảy thai. Nếu không được cải thiện, nỗi mất mát này có thể sẽ lặp lại liên tiếp.

Ngoài bệnh lý liên quan tuyến giáp, đường huyết cao cũng là nguyên nhân sảy thai phổ biến, nhất là trong những tháng đầu tiên.

3. Thói quen không lành mạnh

Hút thuốc, uống rượu bia nhiều, nghiện cà phê đều là những thói quen có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý ăn uống đủ chất, lành mạnh để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Ăn uống không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trứng hoặc tinh trùng, từ đó dẫn đến giảm khả năng sinh sản.

[inline_article id=88348]

4. Rối loạn miễn dịch

Tuy không phổ biến nhưng cũng nhiều trường hợp sảy thai do vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Khi tinh trùng “tiếp cận” trứng, hệ miễn dịch hoạt động không đúng chức năng, coi tinh trùng là dị vật xâm nhập, đồng thời tạo phản ứng chống lại tinh trùng. Thậm chí ngay khi thụ thai thành công, hệ miễn dịch cũng có thể tạo kháng thể, tấn công bào thai, dẫn đến sảy thai.

5. Chấn động về thể chất và tinh thần

Phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm, nhất là trong 3 tháng đầu. Bất kể một chất động lớn nào về thể chất hoặc tinh thần cũng đều có thể ảnh hưởng thần kinh, sức khỏe cũng như hoóc-môn làm ảnh hưởng đến tử cung, từ đó dẫn đến sảy thai.

6. Tử cung bất thường

Tử cung dị dạng hoặc có vách ngăn sẽ cản trở quá trình “làm tổ” của phôi thai hoặc ngăn chặn nguồn dưỡng chất nuôi thai, làm thai nhi không thể phát triển bình thường. Có khoảng 10% các trường hợp sảy thai đều vì nguyên nhân này.

Cổ tử cung yếu cũng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Dù còn rất nhỏ, nhưng ngay từ 3 tháng đầu tiên, thai nhi cũng đã tạo sức ép lên cổ tử cung. Nếu cổ tử cung yếu sẽ không đủ sức giữ lại bào thai.

Hở eo tử cung hay còn gọi là hở cổ tử cung cũng là một trong những nguyên nhân sảy thai thường gặp. Ngoài yếu tố di truyền, hở eo tử cung có thể là hệ quả do nhiều lần nạo phá thai hoặc do bị rách cổ tử cung do sinh khó. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hở cổ tử cung có thể gây ra những lần sảy thai, sinh non liên tiếp.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp vấn đề vể tử cung như tử cung đôi, tử cung hình tim, có vách ngăn hoặc buồng tử cung có kích thước không bình thường, chất lượng tử cung kém… cũng có thể dẫn đến khả năng làm tổ của thai kém đi, từ đó khiến chất lượng nuôi thai cũng bị giảm.

7. Nhiễm khuẩn

Trong cơ quan sinh sản của cả nam lẫn nữ đều tồn tại một số loại vi khuẩn nhất định. Có loại tốt nhưng cũng có loại gây hại cho sức khỏe, cũng như trở thành nguyên nhân sảy thai. Những tình trạng nhiễm khuẩn này rất khó phát hiện, bởi chúng không có dấu hiệu nào đặc biệt. Khi nghi ngờ, bạn có thể đề nghị được thực hiện các xét nghiệm vi sinh.

[inline_article id=120354]

8. Lao động quá sức hoặc do té ngã

Nếu đã từng coi một bộ phim truyền hình, hẳn bạn không xa lạ gì với cảnh nhân vật nữ bị sảy thai chỉ sau một lần trượt chân té ngã. Nhưng đó là trong phim bạn nhé! Trong thực tế, tỷ lệ sảy thai bởi nguyên nhân này thường không quá cao, và không phải cứ té là bạn sẽ sảy thai.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Thông thường, những “sự cố” nếu có ảnh hưởng, bạn sẽ có cảm giác đau bụng kèm theo tình trạng ra máu âm đạo trong vòng 24 giờ đầu tiên. Những trường hợp thai quá lớn hoặc chấn thương quá nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn như nhau bong non, ra máu ồ ạt hay vỡ tử cung.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Thực hư nguy cơ sảy thai do mèo

Ôm mèo gây sảy thai
Liệu thường xuyên ôm ấp vuốt ve mèo có thực sự khiến bạn mất con?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời gian mang thai, bầu nên hạn chế tiếp xúc với mèo, đặc biệt là “sản phẩm” hàng ngày của chúng. Trong phân mèo có tồn tại vi-rút toxoplasma gondii, một loại ký sinh trùng có thể lây lan và gây bệnh cho con người. Đối với những người khỏe mạnh, bệnh do vi-rút toxoplasma gondii gây ra chỉ như một cơn cảm nhẹ và không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng với mẹ bầu, toxoplasma gondii có thể gây sảy thai, sinh non hoặc làm tổn thương hệ thần kinh của thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa loại vi-rút này. Vì vậy, nỗi hoang mang của các mẹ lại có “cơ hội” tăng cao hơn.

Thực tế, toxoplasma gondii, vi-rút gây bệnh toxoplamois không chỉ tồn tại trong phân mèo mà còn có trong đất cát, và thịt sống. Thậm chí, nguy cơ nhiễm toxoplamois do ăn phải thịt sống còn cao hơn rất nhiều so với nguy cơ lây nhiễm từ mèo. Vì vậy, sẽ không công bằng nếu mẹ “đổ tội” cho bạn mèo đáng yêu nhà mình, nhất là sau khi tìm hiểu 3 lý do sau đây, hẳn bầu cũng sẽ bớt hoang mang hơn một chút:

– Không phải tất cả các mẹ có mang vi-rút này trong người đều sẽ truyền sang con. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tỉ lệ mẹ truyền vi-rút này sang con là 15%, 3 tháng giữa thai kỳ là 30% và 3 tháng cuối thai kỳ là 60%. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, dù tỉ lệ mẹ truyền sang con là cao nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hẳn đi. Nếu mẹ mang vi-rút này vài tháng trước khi có thai thì sẽ không thể truyền cho con khi mang thai được. 

Không phải cứ mang “tên” mèo thì đều sẽ có vi-rút này đâu mẹ nhé! Những bạn mèo được nuôi trong nhà tuyệt đôi, được ăn thức ăn dành riêng cho mèo, hoặc thức ăn được nấu chín kỹ sẽ không có “cơ hội” tiếp xúc với vi-rút này. Chỉ những bạn mèo hay nghịch đất, hây ăn đồ sống mới có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. 

 Bệnh toxoplamosis chỉ có thể lây khi bà bầu tiếp xúc với phân của mèo chứ không lây qua lông, mắt, mũi hay bất cứ bộ phận nào khác của mèo. Vì vậy, chỉ cần không tiếp xúc với “sản phẩm” của bạn mèo, bầu sẽ không có nguy cơ nhiễm bệnh.

[inline_article id=68989]

Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm vi-rút toxoplasma gondii trong thai kì

– Nếu nhà nuôi mèo, bầu nên “nhường” công việc dọn phân mèo cho anh xã hoặc sử dụng bao tay và bịt mặt để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với vi-rút.

– Nuôi mèo trong nhà, giữ vệ sinh và nên cho mèo ăn thức ăn riêng hoặc nấu chín kỹ thực phẩm trước khi cho ăn.

– Không nên ăn thịt sống hoặc thịt chưa được nấu chín kỹ.

– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Đeo bao tay khi làm vườn

– Vi-rút toxoplasma gondii chỉ bắt đầu phát triển sau khi thải ra được 24 giờ, nên nếu thường xuyên dọn phân mỗi ngày, nguy cơ nhiễm vi-rút hầu như không xảy ra.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Cảnh báo 3 nguyên nhân sảy thai thường gặp

Trong suốt thời gian mang thai, bạn có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai, sinh non bất cứ thời điểm nào, và đây có thể là một trải nghiệm vô cùng kinh khủng. Điều đáng buồn là trong tất cả các trường hợp mang thai, tỷ lệ sảy thai có thể lên đến 20%, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Việc trang bị những kiến thức về nguyên nhân sảy thai có thể giúp bạn phòng tránh và bảo vệ thai nhi an toàn hơn. Vì vậy, đừng bỏ qua 3 “thủ phạm” phổ thông sau đây bạn nhé!

3 nguyên nhân sảy thai thường gặp
Hiểu về sảy thai sẽ giúp bạn có một thai kỳ an toàn hơn

1/ Lao động quá sức hoặc do té ngã

Nếu đã từng coi một bộ phim truyền hình, hẳn bạn không xa lạ gì với cảnh nhân vật nữ bị sảy thai chỉ sau một lần trượt chân té ngã. Nhưng đó là trong phim bạn nhé! Trong thực tế, tỷ lệ sảy thai bởi nguyên nhân này thường không quá cao, và không phải cứ té là bạn sẽ sảy thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Thông thường, những “sự cố” nếu có ảnh hưởng, bạn sẽ có cảm giác đau bụng kèm theo tình trạng ra máu âm đạo trong vòng 24 giờ đầu tiên. Những trường hợp thai quá lớn hoặc chấn thương quá nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn như nhau bong non, ra máu ồ ạt hay vỡ tử cung.

2/ Các vấn đề về tử cung

Hở eo tử cung hay còn gọi là hở cổ tử cung cũng là một trong những nguyên nhân sảy thai thường gặp. Ngoài yếu tố di truyền, hở eo tử cung có thể là hệ quả do nhiều lần nạo phá thai hoặc do bị rách cổ tử cung do sinh khó. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hở cổ tử cung có thể gây ra những lần sảy thai, sinh non liên tiếp.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp vấn đề vể tử cung như tử cung đôi, tử cung hình tim, có vách ngăn hoặc buồng tử cung có kích thước không bình thường, chất lượng tử cung kém… cũng có thể dẫn đến khả năng làm tổ của thai kém đi, từ đó khiến chất lượng nuôi thai cũng bị giảm.

[inline_article id=30246]

3/ Bất thường nhiễm sắc thể 

80% các trường hợp sảy thai trong 3 tháng đầu đều có nguyên nhân liên quan đến vấn đề nhiễm sắc thể như bất thường về số lượng hay cấu trúc nhiễm sắc thể. Đa số trường hợp bất thường này thường là do “lỗi kỹ thuật” trong quá trình hình thành và phát triển phôi, và không có nguy cơ lặp lại trong những lần sau. Tuy nhiên, với những trường hợp bất thường do cấu trúc có di truyền từ bố mẹ khả năng lặp lại là khá cao, và có thể gây nên những tình trạng sảy thai liên tiếp nhưng không tìm được nguyên nhân.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Kinh nguyệt không đều hay dấu hiệu sảy thai?

Thuật ngữ “Mang thai hóa học” (Chemical Pregnancy) dùng để chỉ một tình trạng “mang thai giả”, khi mà sự thụ thụ tinh có xáy ra, nhưng thai không thể sống lâu hơn, dẫn đến tình trạng sảy thai từ rất sớm.

Hiện tượng này diễn ra còn sớm hơn cả thời điểm bạn có thể đi siêu âm để biết được nhịp tim của bé (trước tuần thứ 5 của thai kỳ). Thai hóa học xảy ra là do trứng được thụ tinh không thể bám vào thành tử cung để làm tổ. Hiện tượng này khá phổ biến, hơn 50% những người mang thai lần đầu sẽ rơi vào tình trạng này.

Thông thường, nếu không để ý, điều này chỉ giống như tình trạng có kinh trễ. Tuy nhiên, ngày nay có khá nhiều dụng cụ và phương pháp cực nhạy có thể giúp bạn phát hiện việc mang thai từ rất sớm.

Mang thai hóa học
Đối với nhiều người, việc mang thai hóa học chỉ như một kỳ kinh đến trễ

1/ Dấu hiệu và triệu chứng của thai hóa học

Với một số bạn, họ hầu như không hề hay biết gì về việc mình mang thai, do đó họ cũng khó có thể phát hiện được liệu thai hóa học có xảy ra với mình hay không. Vì vậy, sẽ khó có thể thống kê chính xác số người rơi vào tình trạng này.

Một số triệu chứng có thể xảy ra:

– Kinh nguyệt không đều

– Có kinh trễ

Xuất huyết âm đạo

– Kết quả thử thai dương tính

– Đau bụng

– Nồng độ HCG (hóc-môn xuất hiện khi mang thai) trong máu thấp

2/ Tại sao thai hóa học lại xảy ra?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: nồng độ hóc môn thấp, thành tử cung mỏng, nhiễm trùng và hoàng thể trứng bị khiếm khuyết… Tuy nhiên, kết luận phổ biết thường là do nhiễm sắc thể gặp trục trặc trong quá trình phát triển của thai nhi. Trục trặc này là do chất lượng của trứng hay tinh trùng kém, do bất thường xảy ra trong quá trình phân chia tế bào của thai nhi hay bất thường di truyền ở mẹ hoặc bố.

[inline_article id=73340]

3/ Làm thế nào để chẩn đoán được thai hóa học?

Thai hóa học có thể được chẩn đoán qua kết quả xét nghiệm máu. Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ HCG trong máu để xét xem thai kỳ của bạn có an toàn hay không. Nếu nồng độ này thấp bất thường, gần như bạn đã bị sảy thai.

Xét nghiệm HCG được xem là một phương pháp để kiểm tra tình trạng thai hóa học. Sau khi có kết quả HCG, bạn có thể muốn đi siêu âm xem kết quả như thế nào. Siêu âm sẽ cho thấy các dấu hiệu sinh tồn của bào thai. Với thai hóa học, bác sỹ sẽ không nghe được nhịp tim cũng như không thấy được sự bám dính vào thành tử cung để làm tổ như thông thường.

4/ Xử trí khi mang thai hóa học?

– Việc phục hồi sức khỏe sẽ không quá lâu

Vì thai hóa học xảy ra rất sớm nên nó sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hầu hết mọi người đều cho rằng mình bị trễ kinh. Tuy nhiên, máu kinh lúc này sẽ nhạt hơn bình thường. Việc hành kinh lúc này sẽ làm họ đau bụng hơn nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi.

– Sống thật với cảm xúc

Với đa số phụ nữ sẽ không hay biết mình đã mang thai hóa học thì một số khác, nhờ các dụng cụ kiểm tra hiện đại ngày nay, bạn có thể biết được khi nào mình mang thai hóa học. Vì vậy, khi sảy thai xảy ra, cảm giác không vui và đau xót là chuyện khá bình thường, nhất là những người đang mong chờ cơ hội làm mẹ. Trong hoàn cảnh này, chia sẻ và tâm sự với gia đình, bạn bè và các hội nhóm hỗ trợ là cách giúp bạn vơi đi những mất mát.

[inline_article id=70428]

– Điều trị nếu thấy cần

Thực tế, dù không chữa trị,  bạn vẫn có thể đảm bảo một sức khỏe tốt và có con bình thường. Nếu rơi vào trường hợp không an toàn sau khi mang thai hóa học, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra nồng độ HCG. Nếu nồng độ vẫn không giảm, có khả năng bạn sẽ mắc phải biến chứng sức khỏe nào đó. Lúc này, bác sỹ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe của bạn trong một vài tháng.

– Chuẩn bị cho một thai kỳ mới

Bạn có thể có em bé ngay sau khi trải qua một đợt mang thai hóa học. Không có bất kỳ vấn đề y tế nào cản trở bạn thụ thai một lần nữa. Khả năng sinh sản ở phụ nữ không bị ảnh hưởng bởi thai hóa học và việc rụng trứng vẫn diễn ra bình thường. Ngoài ra, kỳ kinh tiếp theo sẽ có thể dài hơn.

Thực tế, chưa có giải pháp nào để giúp phụ nữ tránh mang thai hóa học và các nguyên nhân gây ra nó thực sự ngoài tầm kiểm soát. Phần lớn trường hợp mang thai hóa học là do vấn đề về di truyền trên phôi thai. Do đó, khó có thể can thiệp được.

Tuy nhiên, nếu thay đổi lối sống, dù là nhỏ, theo chiều hướng tốt hơn, bạn có thể hạn chế được nguy cơ sảy thai trong tương lai. Một thói quen ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, không uống rượu bia và tuyệt đối nói “không” với các chất gây nghiện có thể giúp chúng ta có được một thai kỳ khỏe mạnh.

MarryBaby

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Nguy cơ sảy thai do thiếu progesterone

Thai kỳ khỏe mạnh
Hormone progesterone đóng vai trò quan trọng, giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh

1/ Ảnh hưởng của hormone progesterone đến thai kỳ

– Điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt

– Ảnh hưởng đến quá trình làm “tổ” cho trứng

– Làm nhiệt độ cơ thể tăng cao khi rụng trứng và trong những ngày “đèn đỏ”

– Tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi

– Tạo ra nút nhầy cổ tử cung để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn

– Ngăn chặn các cơn co thắt tử cung

2/ Sự thay đổi của hormone progesterone trong giai đoạn đầu thai kỳ

– 1-2 tuần đầu tiên của thai kỳ: Trong thời gian này, lượng hormone progesterone từ buồng trứng vào khoảng 1 – 1,5 ng/ ml. Progesterone giúp cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng để chào đón một thai kỳ khỏe mạnh. Hầu hết các trường hợp, quá trình rụng trứng sẽ được hoàn tất trong 2 tuần đầu tiên của thai kỳ.

– Tuần thứ 3- 4 của thai kỳ: Sau khi rụng trứng, endocrines trong buồng trứng sẽ bắt đầu sản xuất progesterone với mức độ 2 ng/ml hoặc cao hơn để chuẩn bị cho quá trình thụ thai.Trong tuần thứ 3, trứng sẽ được thụ tinh và quá trình này làm tăng nồng độ progesterone trong cơ thể lên khoảng 1- 3 ng/ml mỗi ngày và đỉnh điểm có thể đạt đến 10-29 ng/ml.

[inline_article id=67049]

– Tuần thứ 5-6 của thai kỳ: Giai đoạn này, hormone progesterone đã đạt đến mức 10-29 ng/ml mỗi ngày. Với nhiệm vụ chính là nuôi dưỡng nhau thai, kích thích tăng trưởng mạch máu tử cung và giúp nhau thai hoạt động, progesterone góp phần giúp mẹ bầu có một thai kỳ ổn định và khỏe mạnh. Tuy nhiên, tình trạng tăng cao của progesterone trong giai đoạn này có thể gây ra một số “tác dụng phụ” cho mẹ bầu, như tình trạng ngứa da chẳng hạn.

– Tuần thứ 7-14 của thai kỳ: Trong giai đoạn này, nhau thai sẽ bắt đầu “chiếm ngôi”, thay thế buồng trứng sản xuất progesterone. Do đó, nồng độ progesterone đặc biệt cao hơn vào giai đoạn này, nhất là đối với những phụ nữ mang song thai hoặc đa thai. Thông thường, nồng độ progesterone trong giai đoạn này vào khoảng 15- 60ng/ml và có tác dụng thư giãn các cơ bắp, tạo nhiều không gian hơn để bé phát triển. Điều này cũng giúp ngăn ngừa những cơn co thắt quá sớm trong thai kỳ. Tuy nhiên, mức độ progesterone lại là “thủ phạm” chính gây nên táo bón, ợ nóng và chứng khó tiêu ở mẹ bầu.

Tùy từng tam cá nguyệt, nồng độ progesterone sẽ giao động ở những mức độ sau:

– Tam cá nguyệt thứ nhất: 9-47 ng/ml

– Tam cá nguyệt thứ 2: 17-147 ng/ml

– Tam cá nguyệt thứ 3: 55- 200 ng/ml

[inline_article id=72547]

3/ Nồng độ progesterone thấp có nguy hiểm?

Để tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai, progesterone được đo liên tục trong 3 tháng đầu thai kỳ. Theo nghiên cứu, nồng độ progesterone ở tuần thai thứ 6 vào khoảng 6-10 ng/ml cho thấy một thai kỳ không an toàn. Nếu lo lắng về nồng độ progesterone, mẹ bầu có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Những phụ nữ đã có tiền sử sảy thai trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ có thể cần được điều trị progesterone để ngăn ngừa sự lặp lại.

Mức độ progesterone thấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sảy thai. Nồng độ progesterone giảm có thể dẫn đến tình trạng bong tróc lớp niêm mạc tử cung gây chảy máu. Nếu xuất hiện vệt máu đi kèm những cơn co thắt mạnh, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Đây là những dấu hiệu thường gặp của tình trạng sảy thai.

Những trường hợp suy giảm nồng độ progesterone có thể điều trị bằng thuốc đặt âm đạo, thuốc viên, thuốc tiêm… Tùy cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khác nhau.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Sảy thai và những lưu ý khi muốn có thai lại

Đối với bố mẹ đang chuẩn bị có thai lần nữa cần xem xét liệu bố mẹ có thật khỏe mạnh về thể chất và tinh thần trước khi tiếp tục có con không. Dưới đây là một số yếu tố mẹ nên tìm hiểu về việc thụ thai sau khi sảy thai.

Mẹ nên đợi bao lâu sau khi sảy thai?
Không có tài liệu chính xác nào về việc mẹ nên chờ đợi bao lâu, tuy nhiên đa số bác sĩ đều đồng ý là cần ít nhất từ 3 đến 6 tháng để cơ thể mẹ hồi phục hoàn toàn trước khi cố gắng có em bé khác. Cũng có một số ý kiến cho rằng nên chờ đợi lâu hơn, lý tưởng là khoảng ba chu kỳ kinh nguyệt để cảm thấy sẵn sàng về cả thể chất lẫn tinh thần.

Mẹ không bắt buộc phải tuân theo những mốc thời gian này một cách cứng nhắc. Bản năng của người mẹ thường mong có con lại ngay lập tức sau khi sảy thai để cố gắng làm giảm nỗi đau mất mát đã xảy ra. Tuy nhiên, tâm lý căng thẳng từ nỗi đau chưa lành hẳn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc ngăn mẹ cảm nhận được đầy đủ niềm vui để có một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai.

Một lời khuyên cho mẹ là nên đến bác sĩ sản khoa để khám vì ngoài tác động về mặt tâm lý khi sảy thai, cơ thể mẹ cũng cần thời gian để bình phục sau những căng thẳng của việc mất em bé.

Ngoài ra, bố cũng phải sẵn sàng khi cố gắng thụ thai lần nữa. Sau sự cố sảy thai, cả bố và mẹ đều cảm thấy mất mát và đau buồn nhưng quan trọng là bố mẹ không được đổ lỗi cho bản thân. Đau buồn có thể dễ dàng vượt qua nếu bố mẹ ở bên nhau, hỗ trợ và an ủi nhau. Chỉ cần nhớ rằng đó không phải là lỗi của bố mẹ.

Mặc dù có nhiều lý do dẫn đến sảy thai nhưng mẹ cần lưu ý rằng sảy thai luôn có thể xảy ra vào những thời điểm mẹ không thể ngăn chặn được.

say thai 2
Mẹ cần vượt qua tâm lý đau buồn vì sảy thai trước khi dự định có thai lần nữa

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau để có thể hạn chế rủi ro sảy thai:

• Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh
• Tránh hút thuốc và uống rượu
• Kiểm tra cân nặng: chỉ số BMI từ 22 đến 24 là điều kiện lý tưởng để thụ thai
• Tránh hấp thụ nhiều caffeine: hai tách cà phê (khoảng 200mg caffeine/ngày) có thể làm tăng nguy cơ sảy thai
• Ăn đủ axit béo Omega-3: tình trạng máu đông tăng có liên hệ với việc sảy thai, bổ sung axit béo omega-3 giúp cải thiện lưu lượng máu và ngăn ngừa đông máu bất thường
• Cung cấp đủ vitamin D, sắt, kẽm và canxi cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung trực tiếp

Không chỉ có mẹ mà bố cũng cần phải chăm sóc bản thân nhiều hơn, ăn uống lành mạnh, dừng hút thuốc, giảm uống rượu. Tinh trùng không khỏe mạnh có thể dẫn đến sảy thai.
Chỉ riêng việc hút thuốc có thể gây ra các rủi ro đối với cơ thể bố, ngoài ra còn có tác động gây thiệt hại đến DNA trong tinh trùng, gia tăng nguy cơ sảy thai.

Những điều mẹ cần hết sức lưu ý
Mẹ đã nắm bắt được đâu là những bất thường cần lưu ý khi mang thai chưa? Dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất mà mẹ có thể nhận biết có gì đó không ổn là cảm giác chuột rút dữ dội ở bụng giống như khi đau bụng kinh, có thể kèm chảy máu âm đạo.

Mẹ cũng có thể bị đau phần thắt lưng, chảy máu có lẫn các mảng máu đông và chất nhầy âm đạo có các đốm màu xám hoặc nâu. Nếu mẹ thấy lo lắng, dù là ở giai đoạn nào của thai kỳ, cách an toàn nhất là đi khám bác sĩ.

MarryBaby

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Các nguyên nhân gây sảy thai thường gặp

Người mẹ nào cũng cảm thấy vô cùng đau khổ nếu bị sảy thai. Tiếc thay, hiện tượng sảy thai lại khá phổ biến với tỉ lệ từ 20 đến 30% trong tổng số phụ nữ mang thai. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra vào thời kì đầu của thai kì và có khi xảy ra trước khi người phụ nữ biết mình mang thai. Nhưng dù xảy ra lúc nào đi nữa, nó cũng khiến người ta đau lòng. Vậy một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến sảy thai là gì? Có thể phòng tránh sảy thai hay không?

Các nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

Vấn đề về nhau thai

Nhau thai là một cơ quan vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự sống còn của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Nhau thai đóng vai trò là nguồn thức ăn của thai nhi vì nó nối thai nhi với nguồn máu của người mẹ. Nếu nhau thai bất thường, thai nhi cũng phát triển không ổn định và dẫn đến sảy thai.

Bất thường về nhiễm sắc thể

Để quá trình mang thai diễn ra cần phải có 23 nhiễm sắc thể từ người cha và người mẹ. Một bào thai bình thường sẽ có tổng cộng 46 nhiễm sắc thể. Lượng nhiễm sắc thể nhiều hơn hoặc ít hơn đều dẫn đến sảy thai do thai nhi phát triển bất bình thường.

nguyên nhân gây sảy thai
Cần thời gian hồi phục sau khi sảy thai trước khi có ý định mang thai lần nữa

Các nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng giữa thai kỳ

Nhiễm trùng

Khi người phụ nữ mang thai bị nhiễm các bệnh như: bệnh lây lan qua đường tình dục, sốt rét, rubella hoặc HIV không có nghĩa là họ chắc chắn sẽ bị sảy thai. Tuy nhiên, xác suất bị sảy thai ở các trường hợp này rất cao.

Bệnh tật

Các bệnh mãn tính như bệnh tuyến giáp, tiểu đường không được kiểm soát, tăng huyết áp nghiêm trọng và lupus làm tăng cao nguy cơ sảy thai.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường gây vô sinh nhưng nếu phụ nữ có thai khi bị hội chứng này, tỷ lệ sảy thai rất cao. Lí do là vì buồng trứng của những người này thường lớn hơn so với bình thường dẫn đến sự mất cân bằng trong tử cung.

Phụ nữ mang thai không yếu đuối

Người phụ nữ mang thai có thể làm việc, tập thể thao và ân ái bình thường mà không phải lo lắng bị sảy thai. Điều duy nhất mà một chị em cần nhớ khi mang thai là luôn đảm bảo mình khỏe mạnh và không bị tổn thương. Phụ nữ mang thai có thể gắt gỏng, buồn bực và thay đổi thất thường nhưng họ vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường như những phụ nữ khác.

Đối mặt với sảy thai

Những phụ nữ bị sảy thai được khuyến khích đi khám để đảm bảo cơ thể họ đang hồi phục và sức khỏe vẫn bình thường. Nếu phát hiện biến chứng, phải tiến hành điều trị ngay lập tức, đặc biệt nếu họ có ý định mang thai lần nữa.

Những người vì những nguyên nhân gây sảy thai kể trên không nên từ bỏ hi vọng, đặc biệt nếu như họ chỉ mới sảy thai lần đầu. Dù bị sảy thai bao nhiêu lần đi nữa, vẫn có rất nhiều phương pháp hiện đại có thể hỗ trợ. Bạn có phải đối mặt với những nguyên nhân dẫn đến sảy thai kể trên hay không? Bạn đã làm gì để đảm bảo mẹ tròn con vuông? Chia sẻ với MarryBaby nhé.

MarryBaby

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Nguy cơ sảy thai, bà bầu nên dè chừng với những dấu hiệu này

Nguy cơ sảy thai bao gồm những gì? Marry Baby sẽ giúp mẹ bầu điểm danh những nguy cơ sảy thai trong bài viết sau nhé.Nguy cơ sảy thai

Những nguy cơ sảy thai

1. Xuất huyết âm đạo

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sảy thai là chảy máu. Có thể chỉ là những đốm máu nhỏ màu đỏ tươi hoặc có khi là chảy máu nhiều. Có những trường hợp cũng bị chảy máu nhưng không phải là sảy thai. Tuy nhiên khi xuất hiện dấu hiệu này bạn nên gọi điện cho bác sĩ để hỏi nguyên nhân, đề phòng trường hợp sảy thai.

2. Đau lưng

Chuột rút có thể tồn tại dưới những cơn đau âm ỉ hoặc đau co thắt lưng dưới. Nếu đau lưng kèm theo chảy máu nữa, hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn.

3. Chuột rút

Một cảm giác quặn đau ở bụng với cơn co thắt kéo dài đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ sảy thai. Hãy gọi điện cho bác sĩ để chắc chắn dấu hiệu đặc biệt khi chuột rút kéo dài, đặc biệt là kèm theo chảy máu.

4. Tiết dịch âm đạo

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở âm đạo như xuất hiện các cục máu đông hoặc thậm chí là các chất lỏng, có mùi hôi thì đó có thể là dấu hiệu bạn đang ở quá trình sảy thai. Các chất đó có thể là mô bào thai có màu xám hoặc dưới hình thức là các cục máu đông.

5. Không còn dấu hiệu thai kỳ

Đột nhiên bạn cảm thấy mình hết buồn nôn sau nhiều ngày liên tục ốm nghén thường là cơ thể bạn đã khỏe hơn hoặc có thể là dấu hiệu của sảy thai, đặc biệt là khi nó đi kèm với các triệu chứng khác. Nếu nó chỉ xuất hiện trong một ngày thì không có gì phải lo lắng nhưng nếu bạn có thêm các triệu chứng khác của sảy thai, bạn phải đi kiểm tra bác sĩ ngay.

Triệu chứng đau ruột thừa ở người lớn

6. Thử thai âm tính sau khi đã dương tính

Nhiều phụ nữ với nỗ lo sợ bị sảy thai đã dùng que thử thai kiểm tra lại kết quả lần nữa cho chắc chỉ để tự trấn an bản thân. Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra lại mà bạn nhận được kết quả âm tính mà chỉ một vài ngày trước bạn xác định chính xác mình đã mang thai, bạn cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ.

Cách phòng ngừa nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu

Những trường hợp mang thai 3 tháng đầu bị ra máu hoặc bà bầu 4-6 tháng bị đau bụng chuyển dạ, cổ tử cung chưa mở đều được gọi là dọa sảy thai. Ngay khi có dấu hiệu dọa sảy thai mẹ cần nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, thậm chí nằm một chỗ, tránh di chuyển. Mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng điều trị thích hợp.

1. Xét nghiệm máu tầm soát ngừa nguy cơ sảy thai

Nghiên cứu của các bác sĩ thuộc Phòng thí nghiệm miễn dịch học và Y học sinh sản tại San Francisco, Mỹ sẽ mang đến những hiệu quả tích cực trong việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ của bà bầu.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra những phân tử trong máu gây nên các biến chứng nghiêm trọng trong khi mang thai. Và chính những phân tử này sẽ cho biết được nguy cơ sinh non, tiền sản giật và sẩy thai trước nhiều tháng khi các dấu hiệu trở nên rõ ràng. Khi đi cùng với các kết quả xét nghiệm tầm soát khá, xét nghiệm này sẽ càng rõ nét hơn.

Bác sĩ chuyên khoa và mẹ bầu có thể đưa ra cách phòng ngừa sinh non và sảy thai sớm và hiệu quả hơn.

2. Kiêng cữ cho bà bầu

  • Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với các loại thuốc vì vậy mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi.
  • Tử cung và âm đạo của mẹ khi bị dọa sảy thai rất yếu và dễ bị tổn thương do đó cần kiêng quan hệ vợ chồng trong thời gian này.
  • Việc xoa bụng hay đấm lưng tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại có thể kích thích khiến tử cung co bóp nhanh và mạnh hậu quả mẹ dễ bị sảy thai hơn.
  • Cần giữ cho tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá nhiều.

Nguy cơ sảy thai và sinh non luôn luôn tiềm ẩn, mẹ không nên chủ quan với sức khỏe bản thân. Cần thăm khám bác sĩ định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Marry Baby

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Những thói quen dễ gây sảy thai

1. Sử dụng thuốc
Trong quá trình mang thai nên tránh tối đa việc sử dụng thuốc. Nguyên nhân là do trong thành phần một số thuốc có những dược liệu có liên quan làm tăng nguy cơ gây sảy thai. Khi biết mình có thai, trong trường hợp bạn đang phải uống thuốc điều trị bệnh nào đó thì việc đầu tiên là bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ biết để bác sĩ có thể xem xét và điều chỉnh, hay thế những thuốc có thể gây tác động xấu lên thai nhi.

Trong giai đoạn mang thai, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ, điều này áp dụng với cả các loại thuốc bổ, các viêm bổ sung vitamin vì trong khi khám thai, bác sĩ đã căn cứ vào tình hình sức khoẻ cũng như các kết quả xét nghiệm để chỉ định loại thuốc bổ/vitamin bổ sung cho bạn, nếu tự ý sử dụng thêm thì có thể lại gây tác dụng ngược.

2. Thói quen ăn thực phẩm sống
Nếu thịt, cá chưa được làm chín (như phở bò tái, gỏi cá, món sushi…) thì cũng không nên ăn cho dù đó là món ăn khoái khẩu của bạn trước đây vì các loại thực phẩm chưa được làm chín kỹ có thể chứa các loại vi khuẩn như E.coli, listeria, campylobactor, salmonella gây nguy cơ sảy thai, sinh non, thai lưu.

Cần đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm đã được nấu chín, chế biến kỹ để loại trừ các vi khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra sữa tươi nếu chưa được qua khâu tiệt trùng thì không nên uống vì có thể trong sữa có chứa khuẩn listeria có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

3. Hút thuốc, sử dụng rượu, bia
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sự liên quan giữa hút thuốc, sử dụng rượu bia khi mang thai dẫn đến nguy cơ sẩy thai, sinh non, bé nhẹ cân…. Trong quá trình mang thai, tuyệt đối không nên hút thuốc (ngay cả trường hợp hút thuốc thụ động cũng có hại cho thai nhi), không nên uống quá nhiều rượu bia, cà phê.

Những thói quen dễ gây sảy thai
Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ sảy thai

Bạn nên nhớ rằng tất cả những gì bạn ăn, uống đều đi qua nhau thai đến bào thai, con bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng nên hãy suy nghĩ kỹ để chọn cho bản thân những thức uống, thực phẩm tốt cho em bé trong bụng.

4. Xoa bụng khi mang thai
Với nhiều bà mẹ, xoa bụng như một hành động giao tiếp, thể hiện tình cảm trìu mến với con nên lúc nào cũng xoa, còn nhiều bà mẹ thì lo ngại quá trình rạn da khi mang thai nên sử dụng các loại kem dưỡng da xoa, massage kỹ để kem thấm sâu hơn, bảo vệ da hiệu quả hơn mà không biết rằng điều này gây tác động đến thành bụng, có thể làm động thai do tử cung bị co lại.

Tuy nhiên không có nghĩa là bạn không thể xoa bụng, bạn có thể xoa bụng nhưng nên lưu ý rằng xoa nhẹ, không xiết mạnh, không nên xoa lâu quá và không xoa nhiều lần trong ngày. Nếu trước đây đã từng bị động thai, sảy thai… thì không nên xoa, vỗ bụng.

5. Vận động thể lực mạnh
Nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng đi bộ nhiều sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng hơn nhưng thực tế là nếu đi bộ quá nhiều thì có thể gây áp lực cho vùng chậu và bụng, có thể gây sinh non, sảy thai đặc biệt là những phụ nữ có tử cung bị hở. Do đó bạn có thể bắt đầu tập luyện nhưng tập nhẹ nhàng, đi bộ từ từ, không quá gắng sức.

Nếu đã quen dần thì có thể tăng dần dần cường độ. Không tham gia các môn thể thao vận động mạnh, tốn sức, bê nặng, hay vận động thể lực nhiều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
6. Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục trong khi mang thai là hoàn toàn có thể, nó chỉ trở thành nguy cơ cao gây sảy thai đối với một số phụ nữ từng bị sảy thai, động thai trước đây thì không nên quan hệ để tránh các cơn co thắt tử cung, va chạm vùng bụng trong 3 tháng đầu mang thai để thai nhi ổn định.

Sau đó bạn có thể gặp bác sĩ để có những lời khuyên, tư vấn chi tiết hơn cho những tháng về sau có thể quan hệ được hay không. Còn đối với những phụ nữ có sức khoẻ bình thường thì có thể quan hệ, tuy nhiên động tác phải nhẹ nhàng, khi có bất cứ biểu hiện nào khác thì phải dừng lại ngay và đi khám bác sĩ.

Chư Kha