Đối với các bác sĩ y khoa, thai nhi không máy là một dấu hiệu bất thường mà mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua, hiện tượng báo hiệu sự nguy hiểm của thai nhi, mà theo như bác sĩ y khoa nếu mẹ không điều trị kịp thời có thể gây ra hiện tượng lưu thai. Vậy thai không máy bao lâu thì nguy hiểm?
Thai máy là gì?
Trước khi tìm hiểu thai không máy bao lâu thì nguy hiểm, mẹ cần nắm kiến thức về thai máy. Theo đó, thai máy là một cách gọi khác của các cử động thai và điều này thường xảy ra khi thai nhi đã được khoảng 8 tuần tuổi.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, do thai nhi quá nhỏ nên các cử động thai thường rất nhẹ, khiến cho người mẹ khó có thể cảm nhận được thai máy, mẹ bầu chỉ có thể thấy khi khám thai và nhìn qua màn hình siêu âm.
Đến tam cá nguyệt thứ 2 (từ tuần 18-20), người mẹ đã bắt đầu có thể cảm nhận được thai máy. Tuy nhiên nếu không thật sự để ý, mẹ sẽ không nhận ra hoặc dễ nhầm lẫn với các tín hiệu như sôi bụng, những vấn đề đường tiêu hóa.
Sau tuần thứ 20, thai nhi có cử động mạnh mẽ, rõ rệt hơn; số lần duỗi đạp thường xuyên hơn, đặc biệt là những tháng cuối. Thậm chí, mẹ có lúc như sờ vào được khuỷu tay hay bàn chân của con.
Bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi cử động của thai trong tam cá nguyệt thứ 3, nhất là 2 tháng cuối thai kỳ.
Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Cách theo dõi thai máy
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa cử động thai với chức năng bánh nhau, các bất thường của tử cung, và rủi ro thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy theo dõi cử động thai hàng ngày giúp giảm nguy cơ thai chết lưu trong tử cung. Vậy thai không máy bao lâu thì nguy hiểm là vấn đề mẹ cần nắm khi đếm cử động thai hàng ngày.
Cách đếm cử động thai:
- Mẹ bầu nên chọn 1 thời điểm nhất định trong ngày và sau bữa ăn để thực hiện đếm cử động thai.
- Trước khi đếm thai máy, mẹ bầu cần đi tiểu để bàng quang trống.
- Sau đó, mẹ đặt tay lên bụng để cảm nhận những cử động của thai. Đếm số đợt thai nhi cử động trong vòng một giờ.
- Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.
- Trong lúc tỉnh giấc, thai nhi sẽ cử động tối thiểu 3 – 4 lần/giờ.
- Nếu cử động của thai nhi thấp hơn mức này, hoặc là thai đang ngủ, hoặc đây chính là dấu hiệu thai máy bất thường.
Trong trường hợp thai máy quá nhiều (hơn 20 lần) cũng là yếu tố nhận biết thai máy bất thường. Nguy cơ thai nhi đang bị stress hay nguyên nhân từ chính bản thân người mẹ đang gặp những vấn đề căng thẳng. Lúc này bà mẹ cần bình tĩnh, nghỉ ngơi, sẽ thấy thai có cử động nhẹ nhàng lại. Nếu thai máy vẫn tăng nhanh, dồn dập, nên đến bệnh viện kiểm tra.
>>> Có thể mẹ quan tâm: Thai ít đạp có sao không?
Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm?
Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Nếu mẹ đếm thấy thai nhi có ít hơn 4 cử động, mẹ bầu nên tiếp tục đếm trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm liên tục trong 2 giờ.
Nếu trong 2 giờ có ít hơn 10 cử động, nghĩa là có giảm cử động thai. Lúc này mẹ nên tới ngay cấp cứu tại bệnh viện sản để được kiểm tra kịp thời.
Hướng dẫn xử trí thai máy bất thường
Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Nếu trong vòng 2 giờ thai có ít hơn 10 cử động. Hoặc trong quá trình tự theo dõi, mẹ cảm nhận có những dấu hiệu thai máy bất thường như kể trên, đặc biệt, trong hai tháng cuối của thai kỳ thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Khi đến bệnh viện để kiểm tra, bác sĩ sẽ thực hiện một số trắc nghiệm, quan sát và theo dõi biến động tim thai để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi như:
- NST (Non Stress Test): Kiểm tra cử động thai nhưng không tác động gây kích thích, ảnh hưởng đến thai nhi.
- CST (Contraction Stress Test): Theo dõi tim thai qua biến động cơn gò tử cung
- OCT (Oxytocin Challenge Test): Sử dụng oxytocin để gây cơn gò tử cung nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi
Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Cách giảm nguy cơ thai thai máy bất thường
Theo dõi đến chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là giai đoạn thai máy đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe mẹ và con. Bên cạnh việc nắm bắt thông tin thai không máy bao lâu thì nguy hiểm, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Bao gồm
- Chất đạm có trong thịt, cá tươi, thịt gia cầm
- Các thực phẩm chế biến từ sữa bò
- Các loại đậu, ngũ cốc, trái cây, bánh mì
- Chất đường trong các loại hoa quả
- Chất béo giúp cho sự phát triển tế bào não và giúp hấp thu các vitamin A, D, E và K hiệu quả hơn… đề phòng những dấu hiệu bất hưởng của thai máy.
Tránh căng thẳng
Mẹ nên tránh những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống. Hãy tạo cho mình không gian thoải mái, luôn giữ tinh thần hứng khởi để chào đón con yêu thật khỏe mạnh.
Bỏ những thói quen xấu
Uống rượu, hút thuốc lá, ăn đồ ăn không lành mạnh có thể khiến thai nhi tăng nguy cơ xảy ra bất thường thai máy. Vậy nên khi mang thai, vì sức khỏe của con, tốt nhất mẹ nên bỏ hẳn những thói quen có hại nay.
Thăm khám đúng hẹn, định kỳ
Khám thai đúng hẹn nhằm để bác sĩ kiểm tra, theo sát sự phát triển của thai nhi và kịp thời xử lý các bất thường xảy ra. Ngay khi nhận thấy những vấn đề như phù nề, ngứa ngáy, thai ít chuyển động, đau bụng hay xuất huyết, mẹ nên báo ngay với bác sĩ.
Ngoài ra, mẹ nên bảo vệ bản thân không bị nhiễm trùng bằng cách không đến những nơi quá đông người và vệ sinh kém, cách ly với các bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm…
Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Những dấu hiệu thai chết lưu hay nguy cơ sảy thai không hoàn toàn xảy đến do tự nhiên và không thể kiểm soát. Bằng cách thường xuyên chăm sóc bản thân và theo dõi thai nhi, mẹ sẽ giảm thiểu tối đa các nguy cơ có thể xảy đến cho bản thân.
>>> Mẹ có thể quan tâm: Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ