Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thiếu nước ối khi mang thai và những điều cần biết

Thiếu nước ối là một trong những tình trạng bất thường về nước ối, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bầu không biết nhiều hoặc không có khái niệm về tình trạng này.

Nếu như tử cung được ví như ngôi nhà nhỏ của bé thì nước ối chính là dưỡng chất mỗi ngày dành cho cơ thể thai nhi. Chỉ số nước ối cũng vì vậy mà luôn được đặt ở vị trí quan trọng trong thai kỳ. Thiếu nước ối hẳn là nguy!

Thiếu ối khi mang thai khi mang thai là gì?

Không chỉ chịu trách nhiệm cung cấp chất dinh dưỡng, nước ối còn là “tấm lá chắn” an toàn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những lực tác động từ bên ngoài khi mẹ bị trượt chân hay bị ngã nhẹ. Nước ối là môi trường an toàn, ổn định giúp thai nhi phát triển cơ, xương, hoàn thiện dần các bộ phận chức năng trong cơ thể như phổi, hệ tiêu hóa.

Bé cưng thường xuyên nuốt nước ối và chuyển nó ra ngoài cơ thể theo đường tiểu. Chính vì vậy, mực độ nước ối thường tăng giảm mỗi ngày. Khi mới được hình thành, nước ối chỉ khoảng 50ml và tăng dần theo sự phát triển của thai nhi.

thiếu nước ối
Thiếu ối trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai

Đến tuần thai 36, nước ối có thể lên tới 800-1000 ml và có xu hướng giảm dần bắt đầu từ tuần thứ 38 để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Thiếu nước ối là tình trạng thể tích nước ối ít hơn 200 ml hoặc chỉ số nước ối nhỏ hơn hoặc bằng 5 cm.

Hiện tượng thiếu ối sớm của thai nhi

Đối với những bà bầu có nước ối ít trong 3 tháng đầu thai kỳ và thứ hai thường có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu khá cao. Ngoài ra, những trường hợp thai thiếu nước ối trong giai đoạn này thường gặp vấn đề về sự phát triển của phổi.

Nước ối ít có thể khiến bé khó xoay đầu trong những tháng cuối thai kỳ, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh. Đặc biệt, thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.

Thiếu ối 3 tháng đầu

Nếu mẹ bầu bị thiếu ối trong trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc vài tuần sau đó, khả năng sảy thai và thai chết lưu có thể xảy ra. Đồng thời, việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng phổi của thai nhi.

Thiếu ối 3 tháng giữa

Tương tự như thiếu ối trong những tháng đầu thai kỳ, tam cá nguyệt thứ hai nếu không đủ nước ối nguy cơ cao là sinh non.

Thiếu ối 3 tháng cuối

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể nhẹ nhõm hơn phần nào vì đa số các trường hợp đều không xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ sức khỏe của cả hai mẹ con và có thể truyền nước để bổ sung dịch ối cho mẹ bầu.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ bầu bị thiếu ối có thể khiến ngôi thai bị ngược khi sinh vì bé không có đủ lượng nước ối cần thiết để xoay đầu xuống dưới.

Nguyên nhân thiếu nước ối khi mang bầu

Có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do túi ối của bạn bị vỡ. Thai nhi có vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc tiết niệu có thể gây tình trạng thiếu ối ở 3 tháng giữa thai kỳ. Trong khi đó, thiếu ối ở 3 tháng cuối thai kỳ thường là do mẹ bị suy dinh dưỡng, cơ thể không cung cấp đủ nước ối cho thai nhi.

Một số nguyên nhấn khác gây thiếu ối, bao gồm:

  • Mang thai hơn 42 tuần
  • Có vấn đề về nhau thai (suy nhau thai)
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc
  • Thận của thai nhi có vấn đề
  • Một trong 2 bé sinh đôi gặp vấn đề về phát triển

Dấu hiệu thiếu ối khi mang thai ở bà bầu

Những thông số qua khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe thai kỳ có thể cho mẹ biết phần nào thông tin. Cụ thể, chiều cao tử cung thường nhỏ hơn so với tuổi thai, số đo thường thấp và có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn.

Thiết bị sẽ đo lường và xác định chỉ số ối (AFI) của bà bầu. Một số đo bình thường đối với giai đoạn thai kỳ thứ ba là AFI trong khoảng 5 – 25 cm. AFI < 5 cm được coi là thấp.

Ngoài ra thông qua siêu âm thai bác sĩ cũng có thể phát hiện sớm nếu mẹ đang bị rò rỉ nước ối, chỉ số cân đo của bạn thấp so với thời gian mang thai, hoặc bạn không cảm thấy bé đạp nhiều.

 

[inline_article id=172255]

Mẹ bầu bị thiếu nước ối khi có thai phải làm gì?

Mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi.

Uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ nước ối ít, đồng thời cũng giúp cơ thể giảm mệt mỏi khi mang thai. Trong một vài trường hợp thiếu nước ối, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu uống nước dừa để bổ sung thêm nước ối và có thể giúp nước ối trong hơn.

Cách trị thiếu ối trong thai kỳ

Tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi mà có hướng điều trị ít nước ối:

  • 3 tháng đầu: Có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hoặc thai nhi sau đó mẹ sẽ được điều trị dứt điểm các bệnh lý ;liên quan.
  • 3 tháng giữa: Tìm nguyên nhân cụ thể, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng, cần thiết có thể phải kết thúc thai kỳ sớm nếu xác định nguy cơ cao bị dị tật nặng.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Sinh con vào tuần 37 thai kỳ.

Thiếu nước ối trong thai kỳ là vấn đề quan trọng cần được quan tâm đúng mực để không xảy ra những tình trạng sinh non, sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của mẹ.