1. Đập vỡ bong bóng xà phòng
Đây là trò chơi yêu thích của rất nhiều bạn nhỏ, và là một lựa chọn trò chơi cho bé 2 tuổi hoàn toàn thích hợp. Với trò chơi này, bố mẹ có thể cùng chơi với trẻ. Việc thổi lên những bong bóng xà phòng nhiều màu sắc khiến bé thấy rất kỳ ảo và thích thú. Tiếp đến, mẹ chỉ cho bé dùng các ngón tay của mình để làm vỡ các bong bóng này khiến trò chơi càng thêm sôi nổi. Trò rượt đuổi các bong bóng xà phòng đang bay bồng bềnh khắp nơi và làm vỡ chúng sẽ mang đến rất nhiều tiếng cười cho mẹ và bé. Với trò chơi này, bé cũng tập luyện khả năng phối hợp giữa tay và mắt, đồng thời phát huy khả năng phối hợp khéo léo của các ngón tay.
2. Chơi nghịch cát
Được thỏa thích chơi đùa trên cát, đào xới, xây lâu đài trên cát là hoạt động không những đem lại niềm vui mà còn giúp con trẻ tăng cường khả năng vận động thể chất. Việc chạy nhảy, đào xới cát, múc cát, chở cát, đắp cát sẽ giúp trẻ vận động linh hoạt, cũng như giúp đôi bàn tay của trẻ khỏe mạnh hơn. Không chỉ chơi trong vườn nhà, trong công viên mà bé còn có thể thỏa thuê chơi cát trong những dịp được đi biển cùng cả nhà nữa đấy.
3. Trò câu cá
Đây là một trong những gợi ý thú vị nhất về trò chơi cho bé 2 tuổi. Mẹ có thể sắm cho bé cưng một bể câu cá bằng nhựa, có cần câu và các chú cá bằng nhựa hoặc một bộ câu cá bằng gỗ có gắn nam châm. Bé sẽ dùng cần câu thả vào phía trước miệng của chú cá mà bé thích rồi kéo cần câu lên. Tuy trò chơi này đơn giản, bé có thể chơi ngay tại nhà nhưng lại rất vui nhộn và làm tinh thần bé phấn chấn cũng như giúp bé rèn luyện khả năng quan sát, vận động đôi bàn tay.
[inline_article id=28109]
4. Vẽ hình trên mặt đất
Một trò chơi cho bé 2 tuổi khác là cho bé vẽ vời lên mặt đất. Mẹ có thể để con vẽ ra mọi thứ mà bé nghĩ tới hay cảm nhận. Việc cầm viên phấn để ghì trên mặt đất sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng cầm bút cũng như rèn luyện sức mạnh từ cánh tay, giúp cẳng tay của trẻ được khỏe hơn. Ngoài ra, với việc được thỏa sức vẽ vời những gì mà bé thích sẽ giúp trẻ phát huy được khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng.
5. Ghép hình
Với trò chơi này, mẹ nên hướng dẫn qua cho bé một lần, sau đó để bé vận động, phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Mẹ nên thử thách bé ở mức độ tăng dần, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Lúc đầu mẹ nên cho bé chơi với một vài miếng ghép, sau đó sẽ tăng dần lên. Với những hình ở mức độ khó, mẹ có thể gợi ý ở một vài mảnh ghép khó trẻ chơi tốt hơn. Trò chơi này không những giúp bé tư duy, suy nghĩ mà còn khiến bé phải vận động, phát huy khả năng tìm kiếm, khả năng phối hợp của mắt và đôi bàn tay.
6. Chơi súng nước
Hầu như đứa trẻ nào cũng thích chơi trò chơi này. Việc dùng nước có vòi xịt phun nước ra khỏi chai hay dùng súng nước để bắn sẽ giúp trẻ rèn luyện cơ bắp của đôi bàn tay và ngón tay được hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, việc nô đùa chạy nhảy sẽ khiến toàn thân bé được vận động và trở nên khỏe mạnh hơn. Vì vậy, mẹ đừng ngại sắm cho bé một chiếc súng nước để bé được vui chơi thỏa thích nhé.
7. Lắp ráp
Với những khối lắp ráp bằn nhựa an toàn, bé có thể xây dựng rất nhiều thứ, từ ngôi nhà cho đến rô-bốt. Bé sẽ rất hứng thú với những hình dáng mà mình tạo ra. Với trò chơi này, bé sẽ có cơ hội rèn kỹ năng vận động và phối hợp tay, mắt tinh tế hơn. Đồng thời, trò chơi này cũng rất tốt cho óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bé.
8. Nặn đất sét
Đây là trò chơi không những khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ mà còn giúp bé phát huy sự khéo léo của đôi bàn tay. Ban đầu, mẹ nên hướng dẫn cho trẻ nặn một số hình đơn giản, sau đó để bé phát huy khả năng sáng tạo của mình. Với những hình mà bé nặn được chắc chắn sẽ trò chơi bổ ích cho trẻ lên đấy các mẹ ạ.
[inline_article id=150737]