Categories
Dạy con Nuôi dạy con

So độ lợi hại của phương pháp Glenn Doman

Phương pháp Glenn Doman, cách thức giáo dục bé từ sớm hiện đang “làm mưa làm gió” làm các mẹ cuốn cuồng tìm hiểu và áp dụng. Vậy Glenn Doman là gì? Nó mang lại lợi ích như thế nào? Có ưu và nhược điểm gì? Cùng nhau tìm hiểu, mẹ nhé!

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm tiên tiến, khoa học, được áp dụng trên nhiều quốc gia

Phương pháp Glenn Doman là gì?

Glenn Doman là vị giáo sư đã sáng lập nên Viện nghiên cứu về thành tựu tiềm năng của con người (IAHP) và là người tiên phong trong lĩnh vực phát triển trí tuệ cho trẻ em. Ông đã nghiên cứu và sáng lập nên phương pháp giáo dục trẻ ngay từ sớm và được đặt theo chính tên của mình – Glenn Doman.

Nội dung phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman được thể hiện kỹ lưỡng trong 7 quyển sách, trong đó 5 quyển đã có mặt tại Việt Nam: Dạy trẻ thông minh sớm: Dạy trẻ biết đọc sớm; Dạy trẻ học toán; Tăng cường trí thông minh cho trẻ; Dạy trẻ về thế giới xung quang. Trong mỗi lĩnh vực sẽ hướng dẫn cho mẹ một cách cụ thể với các giáo cụ, không gian học, cách chuẩn bị tâm lý…

  • Dạy trẻ thông minh sớm: Trình bày cách đánh giá mức độ phát triển giác quan và khả năng vận động của trẻ. Cũng như cách thiết lập chương trình giúp tăng cường và thúc đẩy các kỹ năng.
  • Dạy trẻ biết đọc sớm: Nội dung giải thích cách bắt đầu và mở rộng các chương trình học đọc, cách phát triển tiềm năng học đọc ở bé.
  • Dạy trẻ học toán: Dạy trẻ học toán bằng cách phát triển tư duy và các kĩ năng lập luận.
  • Tăng cường trí thông minh cho bé: Là một chương trình giáo dục chuyên sâu giúp bé đọc chữ, làm toán hay học được tất cả mọi thứ.
  • Dạy trẻ về thế giới xung quanh: Giúp bé khai thác các tiềm năng tự nhiên để tăng cường khả năng học hỏi bất cứ điều gì.

[inline_article id=62295]

Cách thức dạy trẻ theo phương pháp Glenn Doman

Phương pháp Glenn Doman được luyện tập với 2 loại thẻ: Thẻ Dot Card dùng để dạy trẻ phân biệt được số lượng và học làm quen các phép toán. Thẻ Flash Card giúp trẻ nhận dạng được mặt chữ, nhớ nhiều từ vựng. Các loại thẻ này thể hiện nhiều chủ đề khác nhau như hình ảnh, cây cối, con vật, chữ số…

Thẻ học Glenn Doman
Thẻ học Glenn Doman gồm có Flash Card và Dot Card

Đầu tiên mẹ chọn sẵn một chủ để để dạy cho bé, tùy theo độ tuổi mà mẹ cho bé học nhiều hay ít. Lúc đầu mẹ có thể chọn ra 3 thẻ và đưa lên trước mặt bé với khoảng cách hợp lý. Để cho bé nhìn từ 1-3 giây rồi tráo sang tấm thẻ khác, cứ như vậy lặp đi lặp lại ngày 3 lần.

Lưu ý dành cho mẹ

  • Bắt đầu dạy cho bé càng sớm càng tốt
  • Để bé tự học và tự nhớ. Không bao giờ hỏi lại bé đây là con gì? Màu gì? Hay cái gì?
  • Luôn kết thúc buổi học trước khi bé chán
  • Chỉ dạy khi bé thật sự vui vẻ
  • Khen ngợi, khuyến khích bé khi trả lời đúng

[inline_article id=103718]

Ưu và nhược điểm của Glenn Doman

Glenn Doman là phương pháp giáo dục bé từ sớm được áp dụng trên nhiều quốc gia. Tuy mới đưa vào Việt Nam được vài năm nhưng lại nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều bố mẹ. Mặc dù lợi ích mà Glenn Doman mang lại rất thiết thực nhưng bên cạnh đó vẫn có ý kiến cho rằng không nên bắt ép bé học quá sớm cũng như không phù hợp với môi trường giáo dục truyền thống.

Ưu điểm

  • Là một phương pháp giáo dục khoa học, tiên tiến
  • Có thể áp dụng tại nhà ngay từ khi con mới sinh ra
  • “Người thầy” chính là ba mẹ nên càng tăng thêm sự gắn bó giữa ba mẹ và bé

Nhược điểm

  • Ba mẹ phải dành rất nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu phương thức phù hợp nhất để dạy cho con
  • Cần phải thật kiên trì và kiên trì để có kết quả như mong đợi
  • Chi phí đầu tư cho các giáo cụ khá lớn

Mỗi đứa trẻ đều có tính cách cũng như sự phát triển khác nhau. Thay vì ép con theo mong muốn của mình, mẹ nên dạy con phát huy những điểm nổi bật của mình. Phương pháp Glenn doman chỉ là một trong những cách giáo dục trẻ từ sớm. Mẹ không cần quá ép mình và bé. Ba mẹ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, miễn bạn dành thời gian, sự kiên nhẫn và tình yêu thương cho bé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ: Học mà chơi, chơi mà học

Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ một cách sành sỏi có thể chưa thích hợp. Độ tuổi này trẻ còn ham chơi, thích khám phá và chưa đủ trường thành để tập trung và ngồi yên một chỗ quá lâu để học chữ. Hơn nữa, ở lứa tuổi này, chỉ nên dạy trẻ nhận diện chữ cái chứ chưa thể dạy viết cho trẻ vì tay trẻ chưa đủ khéo léo để cầm bút uốn theo ý muốn của mình.

Việc dạy chữ cho bé ở lứa tuổi này không nên gò ép quá mức vì khiến trẻ căng thẳng và sinh ra tâm lý sợ học về sau. Vì vậy, cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ phải thật nhẹ nhàng; theo kiểu “học mà chơi mà học” thông qua những trò chơi sau nhé.

1. Dạy trẻ 4 tuổi học những gì trong bảng chữ cái tiếng Việt?

Theo Bảng chữ cái chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019; có 3 yếu tố quan trọng để cha mẹ dạy cho trẻ 4 tuổi bao gồm: [1] Nguyên âm; [2] Phụ âm; và [3] Các dạng chữ cái.

1.1 Nguyên âm

Bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 12 nguyên âm đơn; và 7 nguyên âm đôi. Cha mẹ nhớ lưu ý bé những nội dung sau:

  • 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
  • 7 nguyên âm đôi: ia, yê, iê, ua, uô, ua, ươ.
Cách phát âm nguyên âm
Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ: Bảng phát âm nguyên âm

Trong cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ cái nguyên âm; cha mẹ ý những điều sau để giúp bé phát âm dễ dàng hơn:

  • Hướng dẫn kỹ cặp nguyên âm có phát âm tương tự nhau: [a, ă, â]; [e, ê]; [o, ô, ơ] – Cha mẹ chú ý hướng dẫn kỹ bé đọc; điều chỉnh khẩu hình miệng; và lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bé đọc đúng.
  • Không có nhiều từ ngữ trong tiếng Việt mà chứa hai nguyên âm cùng lúc. Cha mẹ đừng quên nhắc trẻ 4 tuổi ghi chú điều này để tránh sai chính tả. Một số ngoại lệ bao gồm: Nồi xoong; kẻ soọc; v.v.
  • Có tồn tại nguyên âm không thể không có phụ âm đi kèm: bao gồm ‘a’ và ‘ă’. Trẻ 4 tuổi cần ghi chú kỹ.
  • Nên dạy trẻ 4 tuổi học chữ trực tiếp và đúng cách: Học trực tiếp giúp trẻ tập trung hơn; có nhiều hứng thú và động lực hơn. Đồng thời, cha mẹ cũng dạy con dễ dàng hơn; điều chỉnh kịp thời những lỗi sai khi bé phát âm.

1.2 Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ Phụ âm

Bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 17 phụ âm đơn; và 9 phụ âm ghép. Cha mẹ nhớ lưu ý bé những nội dung sau:

  • 17 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
  • 9 phụ âm ghép: ph, th, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh.

Một số ví dụ từ chứa phụ âm ghép cha mẹ có thể dạy để trẻ 4 tuổi học chữ đúng cách và nhanh hơn:

  • Phụ âm ph: phúng phính, phong phanh.
  • Phụ âm th: thỏ thẻ, thương thương, tha thứ.
  • Phụ âm tr: trinh trắng, trơ trẽn, trong trẻo.
  • Phụ âm ch: chuồn chuồn, chúm chím.
  • Phụ âm gi: gió, giúp, gióng, giảng.
  • Phụ âm nh: nhiều, nhớ nhung, nhà.
  • Phụ âm ng: ngọc ngà, ngon, ngụ ngôn.
  • Phụ âm kh: khách, khế, không, khúc khích.
  • Phụ âm gh: ghen ghét, ghẻ, ghế, ghe.

Ngoài ra, đặc biệt có một phụ âm được cấu tạo từ 3 ký tự; đó là âm “ngh”. Âm tiết này thường được dùng trong các từ như nghề nghiệp, nghiêng nghiêng,…

1.3 Cách dạy trẻ 4 tuổi học dạng chữ

Có 3 dạng chữ cái chính cha mẹ cần giúp trẻ ghi nhớ; bao gồm: [1] Chữ cái in hoa; [2] Chữ cái in thường; và [3] Chữ cái viết tay.

Cách dạy trẻ 4 tuổi học và phân biệt các dạng chữ cái:

  • In hoa: Kích thước các chữ: chiều cao bằng nhau. Nét chữ đứng, thường không có chân.
  • In thường: Kích thước các chữ không đều nhau. Một số chữ có chiều cao thấp hơn [a, ă, â, c, e, ê,…] chữ khác [b, d, h,…].
  • Chữ viết tay: Các nét chữ mềm mại, điệu đà; đa số chữ đều có chân; và uốn lượn kiểu cách hơn là các thứ tiếng phương Tây.
cách dạy trẻ 4 tuổi các dạng chữ cái in thường, in hoa
Cách dạy trẻ 4 tuổi các dạng chữ cái in thường, in hoa

2. Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ giúp bé tiếp thu nhanh

2.1 Dạy tên và âm thanh đơn giản của mỗi chữ cái

Khi nói đến việc dạy trẻ em bảng chữ cái, hãy nhớ rằng không có cách nào sai hoặc đúng. Cha mẹ có thể muốn dạy con mình tên chữ cái cùng với âm thanh của trẻ với tốc độ phù hợp với con.

Với tất cả các chữ cái mà trẻ em cần học, phương pháp này có thể giúp trẻ bớt khó hiểu hơn. Nó cũng có thể giúp họ liên kết từng chữ cái với âm thanh của nó một cách nhanh chóng hơn.

2.2 Vừa học chữ cái vừa thực hành bảng chữ cái với trẻ 4 tuổi

Quan sát những thứ xung quanh nhà và kết hợp chúng vào các hoạt động khác nhau; để cho phép trẻ 4 tuổi học các chữ cái riêng lẻ hoặc toàn bộ bảng chữ cái.

Một hoạt động đơn giản là để trẻ em tìm một đồ vật trong nhà bắt đầu bằng một chữ cái cụ thể. Cha mẹ cũng có thể chơi trò chơi có tên “Tôi do thám bằng con mắt nhỏ”; sử dụng các chữ cái thay vì màu sắc. Hoặc, chỉ cần yêu cầu họ hát bài bảng chữ cái khi trẻ đang rửa tay.

2.3 Đưa trẻ 4 tuổi bảng in chữ cái

Bảng in chữ cái
Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ bằng bảng in

Sử dụng bảng in chữ cái đơn giản và dễ hiểu giúp củng cố kiến ​​thức của trẻ 4 tuổi vì cách cấu trúc của chúng. Ngoài việc giúp con phát triển kỹ năng nhận dạng chữ cái; bản chất của những hoạt động này còn giúp tăng cường khả năng phối hợp tay mắt và kỹ năng vận động tinh của con.

Internet cung cấp rất nhiều bản in miễn phí và trả phí để giúp trẻ em học bảng chữ cái. Các hoạt động độc đáo và đầy màu sắc có sẵn sẽ giúp trẻ hứng thú hơn.

2.4 Đọc sách theo chủ đề là cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ

Cha mẹ có thể bắt đầu đọc sách bảng chữ cái cho trẻ em khi còn nhỏ. Việc lặp lại giúp trẻ làm quen với bảng chữ cái từ sớm.

Sách bảng chữ cái là vật dụng quen thuộc của các bậc cha mẹ khi dạy con chữ cái. Chỉ cần ghé thăm một hiệu sách hoặc thư viện địa phương; cha mẹ sẽ có rất nhiều lựa chọn tuyệt vời.

2.5 Cách chơi các hoạt động đa giác quan để dạy trẻ 4 tuổi học chữ

Các hoạt động học tập bằng sử dụng một hoặc nhiều giác quan khác nhau để nâng cao khả năng học tập. Những hoạt động này thúc đẩy trải nghiệm học tập vì trẻ em được kích thích theo nhiều cách.

Một số trẻ học nhanh, trong khi những trẻ khác có thể cần nhiều thời gian hơn và lặp đi lặp lại để học bảng chữ cái. Trẻ em có xu hướng học tốt nhất khi cha mẹ kết hợp các hoạt động đa giác quan khi dạy bảng chữ cái.

Dưới đây là một số hoạt động cha mẹ có thể làm:

  • Vị giác: Khi dạy chữ B, hãy lấy một vài quả chuối và cho trẻ cắn.
  • Mùi hương: Chơi trò chơi đoán. Khi dạy chữ O, hãy bịt mắt trẻ lại và cho trẻ ngửi một quả cam. Và sau đó hỏi trái cây bí ẩn là gì.

Với các hoạt động đa giác quan, cha mẹ tạo ra thời gian vui chơi có ý nghĩa cho trẻ khi trẻ học tên và âm thanh của từng chữ cái.

3. Các trò chơi dạy trẻ 4 tuổi học chữ vừa vui vừa hiệu quả

3.1 Chơi trò chơi tô màu

Mẹ nên giúp bé làm quen với mặt chữ bằng trò chơi tô màu mà hầu như trẻ nào cũng thích. Mẹ in khổ lớn trên nền giấy trắng và cho bút màu với nhiều màu sắc để trẻ tô lên những chữ cái đó. Hướng dẫn cho trẻ tô mỗi chữ cái là một màu và mẹ dạy trẻ cách đọc tên những chữ cái đó như chữ A màu đỏ, chữ B màu xanh, chữ C màu vàng…

cach-day-tre-4-tuoi-hoc-chu-1
Thay vì dùng cách dạy bắt ép trẻ 4 tuổi học chữ, mẹ nên giúp bé cảm nhận việc học như một trò chơi thú vị

3.2 Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ: Chơi trò cắt dán

Trò chơi này là một trong những cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ nhẹ nhàng, giúp trẻ củng cố việc ghi nhớ các chữ cái đã học.

Đây vừa là hoạt động vui chơi mang tính chất kiểm tra lại “kiến thức” chữ cái mà bé vừa mới học.

  1. Với trò chơi này, mẹ sẽ viết chữ cái bé đã được học vào một tờ giấy khổ rộng chữ bé vừa học
  2. Sau đó mẹ cho bé tìm kiếm trong các cuốn sách báo cũ các hình ảnh liên quan đến chữ cái đó; dán các hình ảnh bé tìm được vào xung quanh chữ mẹ viết.

3.3 Chơi trò câu cá

Với trò chơi thú vị này bé sẽ vừa chơi vừa học và ghi nhớ các chữ cái nhanh nhất đó.

Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ bằng trò chơi câu cá:

  1. Các mẹ in hình cá trên nền giấy màu với những màu sắc khác nhau, mỗi màu tương ứng với mỗi chú cá.
  2. Sau đó, lần lượt viết lên trên mình mỗi chú cá là một chữ cái.
  3. Dùng dụng cụ đục lỗ trên lưng cá và gắn vào chúng một chiếc kẹp giấy bằng kim loại.
  4. Làm cần câu với mỗi đầu phây là một thanh nam châm.
  5. Đến đây, bé có thể bắt đầu trò chơi một cách hứng thú với việc câu chữ và đọc to chữ cái bé vừa được câu.

3.4 Tìm chữ cái đúng là cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ

cach-day-tre-4-tuoi-hoc-chu-2
cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ: Không chỉ chơi ở nhà, mẹ có thể cùng bé chơi trò tìm chữ ở siêu thị, công viên hoặc các trung tâm mua sắm

Trò chơi này khá đơn giản nhưng lại dạy bé 4 tuổi học chữ rất lý thú. Bé sẽ hào hứng khi tìm ra đúng chữ cái mẹ vừa đọc. Với trò chơi này, mẹ có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi cho trẻ như khi hai con đi siêu thị, ra đường thấy biển hiệu quảng cáo hay khi bắt gặp một dòng chữ nào đó mẹ có thể cho bé tìm kiếm chữ đó.

Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ bằng trò chơi tìm chữ rất đơn giản.

  1. Mẹ đặt bảng chữ cái trước mặt bé.
  2. Sau đó đọc to một chữa cái nào đó và lặp lại chữ cái đó vài lần.
  3. Nhiệm vụ của bé lúc này là lắng nghe và tìm đúng chữ cái mẹ vừa đọc.

3.5 Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ: Chơi trò đập búa

Thêm một cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ vui nhộn và sinh động.

  1. Mẹ đặt 5-6 chữ cái trước mặt bé và cho bé cầm chiếc búa đồ chơi.
  2. Khi mẹ đọc đến chữ cái nào thì bé sẽ dùng búa đập lên bảng chữ cái đó.
  3. Mỗi lần mẹ dứt điểm đọc chữ cái lên thì bắt buộc con phải đập búa xuống.
  4. Mẹ tăng tốc lên, bé sẽ rất hứng thú khi được thể hiện sự nhanh nhạy của mình.

3.6 Chơi lò cò

Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ bằng trò chơi lò cò:

  1. Mẹ vẽ xuống nền nhà một số chữ cái, sau đó mẹ cho bé đứng ở ô trung tâm.
  2. Sau đó, nhảy lò cò qua chữ cái mà mẹ đọc lên. Trò chơi này buộc bé phải nhớ mặt chữ cái vừa cho con vận động vui chơi rất bổ ích.

Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ sẽ trở nên khó khăn vô cùng nếu gò ép trẻ theo khuôn khổ cứng nhắc. Ở lứa tuổi này mẹ phải nắm bắt tâm lý của trẻ, trẻ không thích gò bó. Vì vậy mẹ phải tạo ra một sân chơi lý thú cho trẻ, cho trẻ trải nghiệm vừa chơi vừa học sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong đầu bé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 mẹo dạy con hòa nhập với bạn bè, trường lớp

Trẻ 6 tuổi lần đầu biết đến môi trường học đường sẽ đầy bỡ ngỡ, hoang mang. Trường mới, lớp mới, bạn mới…, trẻ sẽ thấy áp lực và lo sợ nếu không có bố mẹ ở bên cạnh và dạy con học cách nhanh chóng hòa nhập với trường lớp tiểu học.

Dạy con tạo mối quan hệ tốt với giáo viên

Trẻ nhỏ rất cần sự gần gũi với người lớn, nhất là khi đến lớp không có bố mẹ bên cạnh. Vì vậy, bạn phải tạo cho trẻ mối quan hệ tốt với giao viên từ những ngày đầu đến trường.

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, để trẻ hạn chế khóc và dễ dàng hòa nhập với trường lớp, thầy cô cần phải gần gũi, quan tâm, giúp đỡ trẻ. Nếu cha mẹ cảm thấy trẻ không thoải mái khi đến lớp, hãy liên hệ ngay với giáo viên của bé. Chỉ cần giải thích rằng trẻ chưa ổn khi phải đến lớp và hy vọng giáo viên quan tâm, giúp đỡ để trẻ cảm thái thoải mái như ở nhà. Bất kỳ giáo viên có kinh nghiệm nào cũng sẽ hiểu và chú ý đến trẻ nhiều hơn.

10 mẹo dạy con hòa nhập với bạn bè, trường lớp
Cảm giác tin cậy, yêu thương cô giáo tiểu học sẽ giúp con bớt sợ, bớt e dè khi đến trường học

Đi học cùng con

Cùng trẻ đến trường để trẻ không cảm thấy bị bỏ rơi, dù trường tiểu học con theo học có dịch vụ đưa rước bằng xe buýt đi chăng nữa. Trong giai đoạn đầu làm quen môi trường học đường, sự có mặt của cha mẹ trong sân trường, cùng con đến lớp, cùng con tham gia các hoạt động của trường sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn và thích ứng tốt với trường lớp hơn.

Đi học cùng con
Mẹ nên đi học cùng con thời gian đầu đến trường, cho con quen môi trường mới

Tạo niềm vui giúp con cười mà quên đi những lo lắng

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng lo lắng, sợ hãi và cảm thấy đến trường là một điều vô cùng khó khăn. Vì thế bố mẹ cần khéo léo tạo niềm vui để giải phóng những lo lắng của trẻ, giúp trẻ thoải mái hơn khi đến lớp.

Dạy con học cách đặt tên cho các vật dụng trong sân trường, trên lớp, giúp con cảm thấy trường tiểu học gần gũi và không đáng sợ. Chẳng hạn đặt tên thùng rác là Hải cẩu, đặt tên bảng phấn là Cụ Bảng…

Nếu bạn có thời gian, hãy chơi đùa cùng trẻ vào mỗi buổi sáng trước khi đưa trẻ đến lớp hoặc cùng trẻ đến trường thật sớm, sau đó cho trẻ chơi một số trò chơi có ở sân trường như cầu vượt, đu quay,… trẻ sẽ cảm thấy phấn khởi hơn rất nhiều khi đến lớp.

Làm dịu nỗi sợ của trẻ

Phần lớn việc đến trường của trẻ tiểu học trở nên khó khăn là do những lo ngại, sợ hãi môi trường quá mới mẻ. Trẻ nhỏ thường rất hay lo lắng và sợ hãi khi không có bố mẹ bên cạnh, trẻ nghĩ rằng bố mẹ có thể sẽ biến mất hoặc bỏ rơi trẻ trong lúc trẻ ở trường.

Hãy giải thích cho trẻ biết bạn sẽ làm những gì trong lúc trẻ ở trường và hứa với trẻ sẽ quay lại cùng với một món quà nếu trẻ vào lớp giỏi. Cha mẹ cố gắng không đến đón con trễ

Tạo cho con mối quan hệ tốt với bạn bè

Để trẻ không cảm thấy cô đơn, trẻ cần ít nhất một người bạn trong lớp học. Bạn có thể hỏi bạn bè, hàng xóm, những người có con bằng tuổi con bạn, xem con họ có học chung với con bạn hay không. Bạn cũng có thể hỏi giáo viên hoặc con bạn, xem bé hay chơi với ai và muốn ai chơi cùng để có thể tạo cho con bạn những mối quan hệ tốt với những bé khác cùng lớp.

Chơi với bạn
Tình bạn mới giúp trẻ tiểu học hứng thú đến trường hơn

Tạo cho trẻ thói quen ngủ sớm và dậy sớm đi học

Các bậc phụ huynh cần tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giấc, dậy đúng giờ, chủ động chuẩn bị cho việc đến trường. Điều này là vô cùng cần thiết. Trẻ sẽ không buồn ngủ, uể oải trong lớp học khi được ngủ đủ giấc.

Kể cho trẻ nghe nhiều chuyện vui ở trường

Để trẻ hứng thú với việc đến trường, bố mẹ có thể kể nhiều chuyện vui ở trường cho trẻ biết. Mua sách về đọc cho trẻ nghe, kết hợp cho trẻ xem hình ảnh các hoạt động ở trường để kích thích sự tò mò, tưởng tượng tạo hứng thú giúp trẻ cảm thấy thú vị khi đến trường.

Khen ngợi trẻ

Bố mẹ cần thường xuyên khen ngợi trẻ để tạo cho trẻ sự tự tin. Vì trẻ nhỏ thường rất thích được biểu dương.  Đôi khi những lời khen ngợi như “con của mẹ ngoan quá” “con giỏi quá”,… sẽ giúp trẻ tự hào về bản thân, tự tin vượt qua những lo lắng và dễ dàng hòa nhập với lớp học.

Trò chuyện cùng con
Dạy con hòa nhập tốt với trường mới lớp mới bằng cách thường xuyên trò chuyện, phân tích cho con nghe việc cần thiết phải đi học, phải làm quen bạn bè mới

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Khi đến lớp trẻ hay khóc và đòi mẹ. Đó là chuyện bình thường, thường xuyên xảy ra. Nhưng các bậc phụ huynh vẫn có thể khắc phục được tình trạng này, trước khi trẻ đến lớp ít nhất 2 tuần, bố mẹ hãy thực hiện “công tác tư tưởng” đối với trẻ.

Hãy giải thích cho trẻ hiểu, đã đến tuổi đi học và tuần sau bố mẹ sẽ cho con đến trường, ở đó có rất nhiều bạn và đồ chơi, con có thể chơi cùng các bạn,.. Hãy nhắc đến việc học với những điều thú vị đẻ trẻ cảm thấy thích thú với việc đến trường.

Hãy cho trẻ vài phút chuẩn bị tâm lý trước khi vào lớp

Điều này là vô cùng quan trọng. Nếu bạn chỉ đưa trẻ đến trước cổng trường rồi về ngay, ngay lập tức trẻ sẽ rất lo lắng. Tốt hơn hết bạn hãy đưa trẻ vào tận lớp, hòa nhập với bạn bè rồi hãy trở về nhà.

Ngân Ngân

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy trẻ tính kiên nhẫn từ chính thói quen hàng ngày

Tính kiên nhẫn và thời gian làm được nhiều hơn là sức mạnh hay nhiệt huyết (La Fontain). Tục ngữ Việt Nam cũng có nhiều câu tôn vinh giá trị của lòng kiên nhẫn, như “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Trẻ con học hỏi bằng cách bắt chước người lớn, do vậy, cha mẹ thực hành sự kiên nhẫn hàng ngày là cách hữu hiệu nhất để dạy con.

Là một tấm gương tốt

Các bậc phụ huynh thường chủ quan cho là trẻ chỉ làm theo những gì được người lớn dạy bảo. Nhưng trên thực tế cho thấy, trẻ em luôn quan sát cử chỉ, hành động,… của ba mẹ mỗi ngày và học theo. Vì trẻ không phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu nên đòi hỏi các bậc phụ huynh phải rất tâm lý và lấy chính cách hành xử của mình trong cuộc sống làm bài học dạy con.

Ba mẹ là tấm gương dạy con về tính kiên nhẫn
Ba mẹ là tấm gương dạy con về tính kiên nhẫn tốt nhất (Ảnh: Pixta)

Ba mẹ được xem là người thầy đầu tiên của trẻ, chính vì vậy ba mẹ cần là tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Trong trường hợp này, bạn cần hạn chế đến mức tối đa các thói quen xấu, hoặc là không cho trẻ nhìn thấy chúng. Ví dụ, bạn làm bất cứ việc gì thì phải luôn kiên nhẫn, nghiêm túc chứ không bỏ dở giữa chừng.

Khi đối mặt với thất bại, cha mẹ không tức giận, nổi nóng mà kiên trì làm lại cho tới khi thành công… Chứng kiến cách ứng xử của cha mẹ, trẻ sẽ học được tính cách kiên nhẫn.

>> Dạy trẻ tự lập kế hoạch chi tiêu cá nhân

Rèn tính kiên nhẫn khi đối mặt trở ngại

Hãy thử giao cho con của bạn những việc mà cần phải vượt qua trở ngại mới hoàn thành được. Vì điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh kiểm tra được năng lực và sự kiên trì của trẻ. Đồng thời, kích thích tinh thần hiếu thắng, khả năng khắc phục khó khăn, cũng như là giúp trẻ có thêm động lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Lòng kiên nhẫn được hình thành từ quá trình rèn luyện ý chí. Để có được điều đó, đòi hỏi trẻ phải cố gắng hết mình vượt qua khó khăn. Cũng như câu lửa thử vàng, gian nan thử sức” cho ta thấy hoàn cảnh càng khó khăn thì càng dễ rèn luyện sự nhẫn nại.

Tập tính kiên nhẫn cho con trẻ
Giao cho con những câu hỏi tương đối khó với độ tuổi của con, khuyến khích con nhẫn nại tìm câu trả lời từ sách vở. Đây cũng là cách thử thách và tập cho con trẻ kiên nhẫn

Không những vậy, ba mẹ phải luôn luôn động viên trẻ không nên bỏ cuộc giữa chừng vì gặp chút khó khăn. Trong trường hợp này, người lớn cần giải thích cho trẻ hiểu là chỉ có cố gắng và kiên trì mới giúp ta đem lại thành công. Thêm vào đó, bạn cũng nên công nhận thành quả của trẻ qua những lời khen. Điều này sẽ giúp bạn chứng minh cho trẻ thấy là việc trẻ đang cố gắn làm là đúng đắn và đáng tự hào.

>> Trẻ học cách hòa nhập như thế nào?

Mẹo hay giúp rèn luyện tính kiên nhẫn

Trò chơi:

Có thể bạn chưa biết khả năng tập trung chú ý càng cao thì sự kiên trì càng lớn, và đó cũng chính là nền tảng cơ bản của việc hình tính kiên nhẫn cho trẻ. Để đáp ứng được yêu cầu này thì cũng khó, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ chơi các trò đòi hỏi sự tập trung như tìm điểm khác biệt, ghép tranh, tìm lỗi sai…Việc này vừa có lợi cho trẻ vừa giúp bạn có thời gian làm nội trợ.

Trò chơi lắp ráp, ghép hình
Trò chơi lắp ráp, ghép hình giúp hình thành đức tính kiên nhẫn nơi con trẻ

Phần thưởng:

Hầu hết mọi sự thành công đều bắt nguồn từ mục tiêu đã đề ra lúc đầu. Chính vì vậy, để rèn sự kiên nhẫn cho trẻ bạn có thể đưa ra phần thưởng để trẻ có động lực. Ví dụ với một bài toán khó, nếu bé làm được thì sẽ được ba mẹ dẫn đi ăn kem. Hoặc ngược lại bé muốn được đi chơi công viên thì bé phải học thuộc lòng bảng chữ cái,…

Tuy nhiên, cha mẹ phải cứng rắn trong trường hợp bé không hoàn thành được nhiệm vụ mà vẫn đòi quà, để tránh trường hợp chìu hư trẻ. Ngoài ra, các bậc cha mẹ đề ra mục tiêu cho trẻ nên chú ý, mục tiêu đó phải rõ ràng và phù hợp với sức của trẻ.

>> Giá trị đạo đức nào giúp con trở thành người tốt?

Bồi dưỡng đam mê:

Bạn đã từng hỏi trẻ về nghề nghiệp mà trẻ ước mơ sau này chưa, nếu chưa thì hãy thử đi nhé! Bởi bồi dưỡng đam mê cũng là một cách để giúp con người ta hình thành được tính nhẫn nại và trẻ em cũng không là ngoại lệ. Ví dụ như trẻ muốn làm họa sĩ thì trẻ phải kiên nhẫn luyện vẽ thường xuyên mỗi ngày.

Tóm lại, tính kiên nhẫn không dễ dàng được hình thành mà đó là cả quá trình dài đương đầu với khó khăn. Vì vậy, để giúp được trẻ thì trước hết người lớn cũng phải kiên trì và nhẫn nại.

Hồng Linh

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi rèn luyện trí thông minh

Câu đố vui cho trẻ em là một trong những “công cụ” tuyệt vời để khơi dậy khả năng tư duy, ghi nhớ và phán đoán của con. Không tốn thời gian và công sức để chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi giải câu đố nhưng mẹ và bé lại sẽ có được những giờ phút vô cùng vui nhộn.

Ở lứa tuổi từ 4-6 tuổi, con không chỉ tò mò khám phá mà còn đang phát triển tư duy rất nhanh chóng. Chính vì vậy, mẹ nên thường xuyên chơi cùng con những trò chơi phát triển trí tuệ như giải câu đố nhé.

Dưới đây là một số câu đố vui cho trẻ em đã được lưu truyền rất lâu trong dân gian. Với những câu đố dân gian cho trẻ em theo vần này, bé vừa có thể dễ ghi nhớ, vừa có thể hát theo nhịp cùng mẹ. Mỗi câu đố sẽ gợi ra một sự vật nào đó mà bé đã từng gặp trong cuộc sống; giúp bé liên tưởng và lục tìm trong trí nhớ những đáp án phù hợp.

1. Câu đố vui cho trẻ 6-7 tuổi về chủ đề hoa quả

Câu đố vui cho trẻ em về hoa quả

Câu đố trẻ em về hoa quả 1
Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than –Là gì?
Đáp án: Quả nhãn.

Câu đố vui cho trẻ em về hoa quả 2
Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn son – Là gì?
Đáp án: Quả vải.

Câu đố trẻ em về hoa quả 3
Ruột chấm vừng đen
Ăn vào mà xem
Vừa bổ vừa mát –Là gì?
Đáp án: Quả thanh long.

Câu đố vui cho trẻ em về hoa quả 4
Giữa lưng trời có vũng nước trong
Cá lòng tong lội mãi không tới- Là gì?
Đáp án: Quả dừa.

Câu đố vui về hoa quả 5
Da cóc mà bọc trứng gà
Bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn.
Là quả gì?
Đáp án: Quả mít

Câu đố vui về hoa quả 6
Quả gì ôm lấy nỗi niềm.
Lòng riêng một mối, ai phiền hơn ai?
Đáp án: Quả sầu riêng.

>> Cha mẹ xem thêm: Top 10 đồ chơi cho bé trai 1 tuổi thông minh, sáng tạo

2. Câu đố vui cho trẻ em theo chủ đề cây cối

Chủ đề cây cối

Câu đố về cây cối 1
Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay tỏa rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường – Là cây gì?
Đáp án: Cây phượng.

Câu đố về cây cối 2

Mình rồng, đuôi phụng le te
Mùa đông ấp trứng, mùa hè nở con
Là cây gì?
Đáp án: Cây cau.

Câu đố vui cho trẻ em về cây cối 3
Cây gì nhỏ nhỏ
Hạt nó nuôi người
Chín vàng nơi nơi
Dân làng đi hái –Là cây gì?
Đáp án: Cây lúa.

Câu đố vui cho trẻ em về cây cối 4
Từ trong làn nước xanh trong.
Vươn lên sưởi ánh nắng hồng sáng tươi.
Nở hoa làm đẹp cho đời.
Nghe tên quân giặc rụng rời khiếp kinh?
Đố bạn là cây gì?
Đáp án: Cây hoa súng

Câu đố vui cho bé về cây cối 5:
Tuổi thơ tôi nhọn như sừng.
Lớn lên cởi áo lưng chừng quăng đi.
Thân cao vun vút lạ kỳ.
Xanh màu ngọc biếc, mắt thì gớm ghê. Là gì?
Đáp án: Cây tre.

>> Cha mẹ xem thêm: Top 5 món đồ chơi cho bé giúp kích thích trí não

[inline_article id=95926]

3. Câu đố vui cho trẻ 6-7 tuổi về chủ đề con vật

Câu đố vui cho trẻ em

Câu đố vui chủ đề con vật 1
Thân em nửa chuột, nửa chim
Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay
Trời cho tai mắt giỏi thay
Tối đen tối mịt cứ bay vù vù – Là con gì?
Đáp án: Con dơi.

Câu đố vui chủ đề con vật 2
Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò –Là con gì?
Đáp án: Con heo.

Câu đố vui cho trẻ em chủ đề con vật 3
Bốn cột tứ trụ
Người ngự lên trên
Gươm bac hai bên
Chầu vua thượng đế
Là con gì? –Là con gì?
Đáp án: Con voi.

Câu đố vui chủ đề con vật 4
Thường nằm đầu hè
Giữ nhà cho chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng – Là con gì?
Đáp án: Con chó.

Câu đố vui chủ đề con vật 5
Con gì chân ngắn
Mà lại có màng
Mỏ bẹt màu vàng
Hay kêu cạp cạp? – Là con gì?
Đáp án: Con vịt.

Câu đố vui chủ đề con vật 6
Cái mỏ xinh xinh
Hai chân tí xíu
Lông vàng mát dịu
“”Chiếp! Chiếp!” suốt ngày – Là con gì?
Đáp án: Con gà con.

>> Cha mẹ xem thêm: Trò chơi rửa tay cho trẻ mẫu giáo có thói quen vệ sinh tay sạch sẽ

4. Câu đố vui cho trẻ em về các bộ phận cơ thể

Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi về bộ phận cơ thể
Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi về bộ phận cơ thể

Các câu đố vui cho trẻ em theo chủ đề về cơ thể 1
Chẳng lợp mà thành mái
Chẳng cấy mà mọc đều
Già thì trắng phau phau
Non thì đen kin kít
Là gì?
Đáp án: Mái tóc.

Các câu đố vui cho trẻ em theo chủ đề về cơ thể 2
Hai cô nằm nghỉ hai phòng
Ngày thì mở cửa ra trông
Đêm thì đóng cửa
Lấp trong ra ngoài – Là gì?
Đáp án: Đôi mắt.

Các câu đố vui cho trẻ em theo chủ đề về cơ thể 3
Trên hang đá, dưới hang đá
Giữa có con cá thờn bơn
Là cái gì? – Là gì?
Đáp án: Cái miệng.

Câu đố về các chủ đề khác cho trẻ em 6-7 tuổi

Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi về đa dạng các chủ đề
Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi về đa dạng các chủ đề

Câu đố về các chủ đề khác 1
Sampa và sâm panh đâu là tên của một điệu nhảy?
Đáp án: Sampa.

Câu đố về các chủ đề khác 2
Gà rán và gà nướng giống nhau ở điểm gì?
Đáp án: Đều là gà qua chế biến
Câu đố về các chủ đề khác 3
Bán rán và bánh nướng khác nhau ở điểm gì?
Đáp án: Khác ở cách làm: rán hoặc nướng
Câu đố về các chủ đề khác 3
Mũ nồi, mũ lưỡi trai, mũ tai bèo, mũ vải tên gọi nào không phải chỉ hình dánh của mũ?
Đáp án: Mũ vải
Câu đố về các chủ đề khác 4
Mũ vải, mũ cói, mũ rơm, tìm thêm tên gọi của mũ chỉ chất liệu
Đáp án: Mũ nhựa, mũ sắt, mũ giấy…
Câu đố về các chủ đề khác 5
Đèn hoa đăng là đèn ở dưới nước hay trên trời?
Đáp án: Cả dưới nước và trên trời
Câu đố về các chủ đề khác 6
Hải đăng là đèn có ở đâu?
Đáp án: Ở biển
Câu đố về các chủ đề khác 7
Trong các từ sau, từ nào “hải” không có nghĩa là biển: hải đăng, hải cẩu, hớt hải, hải lý
Đáp án: Hớt hải
Câu đố về các chủ đề khác 8
Bánh con cá làm từ cá chép hay cá trắm?
Đáp án: Không làm từ cá
Câu đố về các chủ đề khác 9
Cầu gì không leo được?
Đáp án: Cầu vồng
Câu đố về các chủ đề khác 10
Khi kim giờ của đồng hồ cát chỉ số 12, kim phút chỉ số 6 nghĩa là mấy giờ?
Đáp án: Đồng hồ cát không có kim
>> Xem thêm: 60+ câu đố IQ cho trẻ em theo độ tuổi giúp bé phát triển mỗi ngày

Khi đọc những câu đố vui cho trẻ em, mẹ nên vỗ tay theo nhịp, khuyến khích bé đọc theo sẽ làm cho không khí càng thêm sôi nổi. Kèm theo đó, mẹ có thể chuẩn bị một vài phần quà nho nhỏ như bánh kẹo hay món ăn nào đó dành cho bé khi bé trả lời đúng đáp án. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thường xuyên sưu tầm những câu đố mới để làm cho mỗi lần chơi trò chơi này luôn mới lạ với bé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé học đếm bằng những cách sáng tạo

Theo các nhà khoa học, nên dạy bé học đếm ngay khi trẻ biết nói. Vì ở giai đoạn đầu đời, trí não của trẻ phát triển rất tốt. Đến giai đoạn 3 tuổi, bé có thể lồng ghép và tính các phép tính đơn giản về cộng trừ rồi đấy mẹ ạ. Cho con tiếp xúc với những con số sớm sẽ giúp trẻ ham học và khơi dậy bản năng thích khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. Đối với những em nhỏ, việc dạy con tập đếm không nên gói gọn trong công thức khô khan mà mẹ cần giúp bé làm quen với các con số một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và thú vị.

Dạy bé học đếm
Mẹ có thể kết hợp dạy bé học đếm và học tiếng Anh cùng lúc

Dạy bé học đếm các bộ phận trên cơ thể người

Đây là cách dạy gần gũi giúp bé dễ tiếp thu nhất. Mẹ hướng dẫn bé đếm từ con số nhỏ sau tăng dần lên. Mẹ gắn bộ phận cơ thể với những con số để giúp bé khám phá như: Bé có 1 cãi mũi, 2 con mắt, một cái miệng… Mẹ tiếp tục dạy bé đếm các ngón tay, ngón chân. Với cách này, bé có thể đếm thành thạo từ 1 đến 10 và đặc biệt bé sẽ nhớ lâu và rất ít khi nhầm lẫn. Sau khi bé đã thành thạo đếm từ 1-10 rồi thì mẹ nâng số đếm lên 20 và có thể lớn hơn nữa nhé.

[inline_article id=2912]

Khuyến khích bé đếm số mọi nơi, mọi lúc

Mẹ có thể dạy bé học đếm thành thạo với cách hỏi bé về số lượng đồ dùng trong nhà, đồ chơi của bé, như “Nhà mình có bao nhiêu cái quạt?”, “Trên kệ đồ chơi của con có bao nhiêu chiếc ô tô?”… Đến bữa ăn, mẹ có thể nhờ bé dọn bát đũa, hay mẹ có thể hỏi con “Đố con có bao nhiêu cái bát, cái thìa trên bàn?”. Mẹ cũng có thể dạy con đếm số khi hai mẹ con cùng vào bếp. Mẹ có thể dạy con đếm thực phẩm trước khi chế biến, như có mấy quả cam trong rổ, con lấy giúp mẹ hai quả cà chua, đếm giúp mẹ còn lại mấy quả chanh… Mẹ có thể dạy bé đếm số qua các biển quảng cáo, con số trong thang máy, số nhà hoặc các con số hiện hữu trên điều khiển của ti vi. Với những con số gần gũi với cuộc sống, bé sẽ rất hứng thú với việc học đếm đấy các mẹ ạ.

Dạy con những bài hát có đếm số

Việc học đếm của bé sẽ tiến bộ nhanh chóng với những bài hát hay các bài đồng dao có vần điều. Mẹ có thể dạy bé bài hát “Năm ngón tay ngoan”, “Tập đếm”, bài đồng dao “Mười ngón tay”… Những giai điệu này cất lên bé sẽ cực kỳ hứng thú với việc hát theo lời bài hát là những con số rất dễ thương, dễ nhớ. Khi hát những bài hát đó, mẹ nên dùng những ngón tay để minh họa cho bé, bé sẽ nhận ra sự lớn nhỏ của các con số, từ đó sẽ hình thành nên tư duy cộng trừ trong đầu cho bé.

Dạy con ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ

Đây là cách dạy bé học đếm hiệu quả và rất hữu ích cho bé. Mẹ hãy viết dãy số điện thoại của mình ra rồi dạy bé học ghi nhớ những con số. Mẹ nên tách số điện thoại ra thành nhiều cụm số cho bé dễ nhớ, 3 số đầu, 3 số giữa, 4 số cuối. Và một cách giúp bé ghi nhớ số điện thoại của mẹ nhanh và lâu hơn là bạn hãy biến những con số này thành một giai điệu nào đó, hoặc một bài thơ ngắn có vần, chắc chắn bé nhà bạn  sẽ nhớ vanh vách các con số đó điện thoại của mẹ.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Giường ngủ cho bé – “Trợ thủ” bảo vệ giấc ngủ con yêu

Theo quan niệm của nhiều mẹ, để bé sơ sinh cùng ngủ với ba mẹ sẽ giúp làm tăng tình cảm yêu thương, gắn bó, đồng thời cũng thuận tiện hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi bé lớn hơn, có ý thức về bản thân, mẹ nên bắt đầu tập dần cho trẻ ngủ riêng. Việc này vừa giúp bé hình thành tính tự lập, vừa giúp ba mẹ có đời sống riêng.

Do bé đã hình thành thói quen ngủ cùng bố mẹ nên việc tập cho bé ngủ riêng không phải là điều dễ dàng. Ngoài việc thường xuyên khuyến khích, động viên, giải thích cho bé hiểu, mẹ cần phải có một “trợ thủ” bí mật đó chính là chiếc giường.

Giường ngủ cho bé trên thị trường hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã chủng loại với nhiều mức giá khác nhau… Để chọn được một chiếc giường vừa ý nhất mẹ cần dựa vào giới tính, tính cách và sở thích của bé. MarryBay gợi ý một vài mẫu giường ngủ cho bé, mẹ tham khảo thử nhé!

1. Mẫu giường ngủ cho bé trai

Các bé trai thường có tính cách hiếu động với cá tính mạnh mẽ nên rất thích hợp với những gam màu như xanh đậm, xanh dương, đỏ đô, vàng…Tuy nhiên để có sự hài hòa cân đối cần xem xét đến cách trang trí phòng của bé.

Giường ngủ cho bé trai
Màu xanh thường là màu yêu thích của nhiều bé trai

Không chỉ đơn giản là những chiếc giường truyền thống với một kiểu dáng cố định, giường ngủ cho bé hiện nay có những thiết kế rất độc đáo làm tăng sự thích thú cũng như khuyến khích bé ngủ.

Chẳng hạn, giường ngủ là một mô hình thu nhỏ của chiếc ô tô, tàu hỏa, con thuyền…với nhiều chi tiết biến hóa làm chúng trở nên sống động, đẹp mắt. Kết hợp cùng khung giường là những chiếc gối, drap mềm mại với nhiều họa tiết khác nhau càng làm tăng vẻ đẹp hoàn hảo của sản phẩm.

Giường ngủ dành cho bé trai
Giường ngủ được thiết kế theo mô hình máy bay sinh động
Giường ngủ cho bé trai
“Siêu xe” đáng yêu vừa làm giường ngủ, vừa là vật trang trí “cực chất” cho căn phòng

Đối với những gia đình có không gian nhỏ hẹp, để tiết kiệm diện tích mẹ có thể lựa chọn những mẫu giường nhỏ gọn. Ngoài kiểu dáng bắt mắt, thiết kế còn có nhiều ngăn kéo, bàn học rất tiện lợi.

Giường ngủ cho bé

2. Mẫu giường ngủ cho bé gái

Khác với các chàng trai thích sự năng động, giản dị, hầu hết các nàng công chúa nhỏ đều thích một chiếc giường xinh xắn, điệu đà và có kiểu dáng giống như trong truyện cổ tích. Màu hồng là gam màu chủ đạo được nhiều mẹ lựa chọn cho bé cưng bởi nó thể hiện sự nhẹ nhàng, nữ tính. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn gam màu đỏ, tím, cam…

Giường ngủ dành cho bé gái
Mẫu giường dành cho bé yêu thích sự nhẹ nhàng
Giường ngủ dành cho bé gái
Khung giường được thiết kế giống cỗ xe của nàng Lọ Lem

3. Chọn giường ngủ cho bé, mẹ cần lưu ý gì?

– Chú trọng kiểu dáng, nhưng cũng đừng quên chất lượng sản phẩm. Mẹ nên ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc, thương hiệu uy tín.

– Mặc dù có nhiều thiết kế xinh xắn nhưng mẹ cần cân nhắc đến sự an toàn của bé. Đặc biệt là những chiếc giường cao, nhiều góc cạnh.

– Chọn cho bé những loại nệm, chăn, gối, drap êm ái và có khả năng thấm hút tốt.

– Thời gian đầu tập cho bé ngủ riêng mẹ cần thường xuyên kiểm tra, đảm bảo bé có giấc ngủ ngon.

– Đối với bé còn quá nhỏ, để yên tâm hơn mẹ nên kê giường bé ngay trong phòng bố mẹ.

– Để chọn được mẫu giường hợp ý bé, mẹ nên tham khảo ý bé cưng từ trước.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé tập viết chữ: Mẹ nên khởi đầu thế nào?

Giúp con tập làm quen với chữ cái

Trước khi dạy bé tập viết chữ, mẹ nên dạy cho con thuộc bảng chữ cái. Có rất nhiều cách giúp bé nhận diện bảng chữ cái một cách dễ dàng, có thể mẹ cho bé tiếp xúc với bảng chữ cái với nhiều màu sắc rất hấp dẫn, bé sẽ rất hứng thú với việc tiếp xúc và học thuộc mặt chữ, hoặc mẹ có thể cho bé xem các đoạn video dạy bé học chữ cái thông qua các bài hát…

Nhưng để bé nhận mặt chữ tốt hơn và kết hợp với việc phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo, mẹ nên vận dụng các trò chơi khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ:

Dùng những vật dụng trong nhà để ghép chữ: Mẹ cho bé sử dụng ống hút, tăm, đũa, dây ruy băng để bé tạo ra những hình dạng chữ cái mà bé thích. Mẹ hãy gợi ý cho bé với những chữ cái khó như chữ S, C, Q thì tạo hình như thế nào… Với trò chơi này bé sẽ hứng thú trong việc khám phá ra hình dạng của các chữ cái.

Dùng đất sét nặn chữ: Mẹ hướng dẫn bé dùng đất sét lăn ra thành những sợi mỏng và dùng chúng dán đè lên các chữ viết mà mẹ đã để sẵn trên chiếc bảng đen hay miếng bìa carton.

Dùng vật nhỏ xếp thành chữ: Mẹ chỉ cho bé dùng những viên đá nhỏ, cúc áo hay đồ xếp hình xếp thành những chữ cái mà bé thích.

Cho bé lấp đầy khoảng trống bên trong chữ cái: Mẹ viết những chữ cái lớn và để những khoảng trống bên trong, sau đó cho bé lấp đầy những khoảng trống đó với giấy vụn, cúc áo nhỏ, vỏ trứng hoặc màu nước. Với mỗi chữ cái mẹ nên khuyến khích bé dùng mỗi chất liệu khác nhau để dễ phân biệt các chữ với nhau.

Viết chữ cái bằng cát: Mẹ có thể sử dụng một ít cát làm thành cái bảng cho bé tập viết. Mẹ có thể cầm tay bé viết các chữ cái lên cát.

Cách dạy bé tập viết chữ
Một số cách dạy bé tập viết chữ thú vị và sinh động mà mẹ có thể áp dụng

Dạy bé tập viết chữ trên giấy

Khi bé thuộc các mặt chữ, mẹ đã có thể đưa cho bé bút và giấy để tự viết ra những chữ cái bé thích. Mẹ sẽ viết mẫu cho bé xem, mẹ nên viết chậm để bé nhìn và bắt chước theo những nét chữ của mẹ.

[inline_article id=3084]

Để dạy bé tập viết chữ, mẹ cần viết mẫu cho bé vài lần để bé hình dung ra cách viết. Sau đó, mẹ sẽ đưa cho bé bút chì, giấy ô ly và cục tẩy để bé thực hành. Mẹ nên cho bé dùng những cây bút chì có thân ngắn vừa phải và to phù hợp với tay của bé để bé viết dễ dàng hơn. Và mẹ đừng quên hướng dẫn cách cầm bút đúng cho bé nhé.

Lưu ý, tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ có cách dạy bé tập viết chữ thích hợp:

  • Để dễ dàng cho việc tập viết chữ có thể trước đó mẹ cho bé tập tô, tô theo những nét chữ đã có sẵn trong tập sau đó mới cho bé tập viết trên giấy trắng.
  • Mẹ không nhất thiết phải cho bé viết theo thứ tự của bảng chữ cái mà nên thực hành với những nét, chữ dễ trước. Nên bắt đầu cho bé viết các nét thẳng, nét ngang, dọc, xiên sau đó mới viết nét cong, tròn. Nên bắt đầu từ chữ in hoa trước sau đó mới tới chữ thường vì chữ in hoa lớn giúp bé dễ nhận biết hơn.
  • Một lưu ý khi dạy bé tập viết chữ là mẹ phải thật kiên nhẫn, không cáu gắt với trẻ, không dạy bé một lúc quá nhiều chữ sẽ khiến bé rối và khó nhớ. Điều quan trọng là mẹ phải tạo hứng thú khi cho con học chữ, không ép con học khi con mệt mỏi, uể oải, nên dạy trẻ những lúc trẻ thoải mái nhất và mẹ đừng viên động viên, khen ngợi khi trẻ học tốt nhé.
Categories
Dạy con Nuôi dạy con

3 bước nhanh, chuẩn để chọn trường mầm non cho con

Có rất nhiều điều để cân nhắc khi bố mẹ muốn chọn trường mầm non cho con. Bởi đây là nơi đầu tiên giúp bé làm quen với khái niệm “xa mẹ” và “đi học”, bà mẹ nào cũng cố gắng để đem đến cho con một trải nghiệm thật hạnh phúc ở ngôi nhà thứ hai này. Để chọn đúng trường cho con, mẹ có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây:

1/ Mức học phí

Đây là vấn đề mẹ nên đặc biệt quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của con. Mẹ nên chọn ngôi trường có mức học phí vừa tầm khả năng tài chính của mình để đảm bảo bé có thể theo học lâu dài, không lo lắng về vấn đề phải chuyển trường. Việc chuyển trường cho con không những làm việc học cho con bị gián đoạn mà bé sẽ phải cố gắng để làm quen với môi trường mới.

2/ Ví trí trường học

Vị trí trường học là điều mẹ cần xem xét ngay từ bước đầu chọn trường mầm non cho con. Mẹ nên chọn trường cho bé ở vị trí gần nhà là tốt nhất, vì điều này thuận tiện cho việc đưa đón và đi lại của trẻ, mẹ cũng bớt lo những vấn đề như tai nạn giao thông hay những khi trời trở nắng, trở mưa…

[inline_article id=1117]

3/ Những điểm cần quan sát khi tham quan trường

Khi đi khảo sát trường cho con, mẹ nên chú ý đến những điều sau nhé!

Chọn trường mầm non cho con
Để chọn trường mầm non cho con, mẹ không thể không đến tận nơi để quan sát
  • Trường có sân chơi ngoài trời không? Đây là điều kiện cần thiết để con có thể phát triển lành mạnh về thể chất cũng như tư duy trí tuệ. Sân chơi chính là môi trường để con rèn luyện thể chất, nơi giao lưu tương tác với những đứa trẻ khác. Ngoài ra, bạn phải quan sát sân chơi của trẻ có an toàn không, có sạch sẽ, có nhiều đồ chơi không, đồ chơi có an toàn với bé không.
  • Phòng học của bé ra sao? Mẹ nên quan sát xem phòng học của bé có tươm tất, thoáng mát, yên tĩnh, an toàn, có ánh sáng mặt trời không? Phòng học có nhiều đồ chơi tốt cho bé học không? Điều kiện vệ sinh trong phòng học được chăm sóc ra sao? Việc vệ sinh, chỗ rửa tay, khăn mặt và các đồ dùng cá nhân có đảm bảo vệ sinh hay không? Chỗ ngủ trưa dưới sàn nhà hay trên giường riêng của mỗi bé?
  • Bếp ăn có đảm bảo vệ sinh hay không? Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn. Ngoài việc xem thực đơn ăn của trẻ có đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày hay không thì vấn đề vệ sinh cũng cực kỳ quan trọng. Muốn biết câu trả lời chính xác, bạn hãy quan sát bếp nhà bếp của trường có thông thoáng, sắp xếp đồ đạc có gọn gàng, ngăn nắp không và quan trọng là nguồn gốc thực phẩm mà bé ăn hàng ngày có được đảm bào an toàn thực phẩm không. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên xem chất lượng bữa ăn, xem có đảm bảo được dinh dưỡng cho bé không nhé.
  • Biểu hiện của các bé trong lớp học ra sao, cô xử lý như thế nào? Mẹ đừng quên quan sát các diễn biến xảy ra trong lớp học, vì bé cưng cũng sẽ trải qua những điều tương tự khi bước vào môi trường này. Các cô và lãnh đạo trường có thân thiện, gần gũi và yêu trẻ không? Những trường hợp bé khóc, bé đánh bạn, bé bị giành đồ chơi, bé ốm bệnh được xử lý như thế nào? Đây là một trong những yếu tố quyết định khi chọn trường mầm non cho con.
  • Trường có phòng chăm sóc y tế không? Sức khỏe của bé là vấn đề được đặt lên hàng đầu, vì vậy, bạn nên xem trường có phòng y tế để chăm sóc sức khỏe cho bé hay không hoặc chí ít trường cũng phải có tủ thuốc để dành cho bé trong những trường hợp khẩn cấp và bạn cũng phải hỏi thêm cơ sơ y tế hay bệnh viện nào trường sẽ mang bé đến trong trường hợp cấp thiết.
Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Gợi ý các trò chơi cho bé 2 tuổi tăng cường sức khỏe

1. Đập vỡ bong bóng xà phòng

Đây là trò chơi yêu thích của rất nhiều bạn nhỏ, và là một lựa chọn trò chơi cho bé 2 tuổi hoàn toàn thích hợp. Với trò chơi này, bố mẹ có thể cùng chơi với trẻ. Việc thổi lên những bong bóng xà phòng nhiều màu sắc khiến bé thấy rất kỳ ảo và thích thú. Tiếp đến, mẹ chỉ cho bé dùng các ngón tay của mình để làm vỡ các bong bóng này khiến trò chơi càng thêm sôi nổi. Trò rượt đuổi các bong bóng xà phòng đang bay bồng bềnh khắp nơi và làm vỡ chúng sẽ mang đến rất nhiều tiếng cười cho mẹ và bé. Với trò chơi này, bé cũng tập luyện khả năng phối hợp giữa tay và mắt, đồng thời phát huy khả năng phối hợp khéo léo của các ngón tay.

Trò chơi cho bé 2 tuổi
Thổi bong bóng là một trong những trò chơi cho bé 2 tuổi đơn giản và vui nhộn nhất

2. Chơi nghịch cát

Được thỏa thích chơi đùa trên cát, đào xới, xây lâu đài trên cát là hoạt động không những đem lại niềm vui mà còn giúp con trẻ tăng cường khả năng vận động thể chất. Việc chạy nhảy, đào xới cát, múc cát, chở cát, đắp cát sẽ giúp trẻ vận động linh hoạt, cũng như giúp đôi bàn tay của trẻ khỏe mạnh hơn. Không chỉ chơi trong vườn nhà, trong công viên mà bé còn có thể thỏa thuê chơi cát trong những dịp được đi biển cùng cả nhà nữa đấy.

3. Trò câu cá

Đây là một trong những gợi ý thú vị nhất về trò chơi cho bé 2 tuổi. Mẹ có thể sắm cho bé cưng một bể câu cá bằng nhựa, có cần câu và các chú cá bằng nhựa hoặc một bộ câu cá bằng gỗ có gắn nam châm. Bé sẽ dùng cần câu thả vào phía trước miệng của chú cá mà bé thích rồi kéo cần câu lên. Tuy trò chơi này đơn giản, bé có thể chơi ngay tại nhà nhưng lại rất vui nhộn và làm tinh thần bé phấn chấn cũng như giúp bé rèn luyện khả năng quan sát, vận động đôi bàn tay.

[inline_article id=28109]

4. Vẽ hình trên mặt đất

Một trò chơi cho bé 2 tuổi khác là cho bé vẽ vời lên mặt đất. Mẹ có thể để con vẽ ra mọi thứ mà bé nghĩ tới hay cảm nhận. Việc cầm viên phấn để ghì trên mặt đất sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng cầm bút cũng như rèn luyện sức mạnh từ cánh tay, giúp cẳng tay của trẻ được khỏe hơn. Ngoài ra, với việc được thỏa sức vẽ vời những gì mà bé thích sẽ giúp trẻ phát huy được khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng.

5. Ghép hình

Với trò chơi này, mẹ nên hướng dẫn qua cho bé một lần, sau đó để bé vận động, phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Mẹ nên thử thách bé ở mức độ tăng dần, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Lúc đầu mẹ nên cho bé chơi với một vài miếng ghép, sau đó sẽ tăng dần lên. Với những hình ở mức độ khó, mẹ có thể gợi ý ở một vài mảnh ghép khó trẻ chơi tốt hơn. Trò chơi này không những giúp bé tư duy, suy nghĩ mà còn khiến bé phải vận động, phát huy khả năng tìm kiếm, khả năng phối hợp của mắt và đôi bàn tay.

6. Chơi súng nước

Hầu như đứa trẻ nào cũng thích chơi trò chơi này. Việc dùng nước có vòi xịt phun nước ra khỏi chai hay dùng súng nước để bắn sẽ giúp trẻ rèn luyện cơ bắp của đôi bàn tay và ngón tay được hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, việc nô đùa chạy nhảy sẽ khiến toàn thân bé được vận động và trở nên khỏe mạnh hơn. Vì vậy, mẹ đừng ngại sắm cho bé một chiếc súng nước để bé được vui chơi thỏa thích nhé.

7. Lắp ráp

Với những khối lắp ráp bằn nhựa an toàn, bé có thể xây dựng rất nhiều thứ, từ ngôi nhà cho đến rô-bốt. Bé sẽ rất hứng thú với những hình dáng mà mình tạo ra. Với trò chơi này, bé sẽ có cơ hội rèn kỹ năng vận động và phối hợp tay, mắt tinh tế hơn. Đồng thời, trò chơi này cũng rất tốt cho óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bé.

8. Nặn đất sét

Đây là trò chơi không những khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ mà còn giúp bé phát huy sự khéo léo của đôi bàn tay. Ban đầu, mẹ nên hướng dẫn cho trẻ nặn một số hình đơn giản, sau đó để bé phát huy khả năng sáng tạo của mình. Với những hình mà bé nặn được chắc chắn sẽ trò chơi bổ ích cho trẻ lên đấy các mẹ ạ.

[inline_article id=150737]