Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy con của người Nhật hướng trẻ tới sự tự lập

Khi đến đất nước Nhật Bản, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ tự mình mang vác tất cả túi xách, túi đi học của mình và cố chạy theo cha mẹ, không có chuyện cha mẹ mang tất cả cho con và bảo bọc như tại Việt Nam.

Đến các quán ăn, sau khi dùng xong bữa, trẻ tự biết dọn sạch mâm ăn và lau dọn trước khi đứng lên ra về. Để làm được tất cả những điều đó, cách nuôi dạy con kiểu Nhật là chú trọng xây dựng cho con sự tự lập và ý thức văn minh.

Nguyên tắc dạy con tự lập của người Nhật

Cùng là một quốc gia châu Á với nhiều nét văn hoá tương đồng, vậy nhưng mẹ Nhật lại có cách dạy con tự lập rất tài tình giống như cách dạy con của người Do Thái vậy.

Đừng nên chỉ trích lỗi lầm của con

Mỗi chúng ta, sau khi làm một việc tốt đều luôn muốn nhận được sự khen ngợi từ người khác. Trẻ em cũng vậy. Một đứa trẻ khi làm tốt nó luôn háo hức nhận được lời khen từ cha mẹ hoặc người lớn.

Dạy con tự lập là đi từ quá trình chứ không phải kết quả. Quá trình để trẻ học, khám phá và rút kinh nghiệm tự lập cho những lần sau, điều đó còn quan trọng hơn kết quả nhiều.

cách dạy con của người Nhật
Không bảo bọc con, nhưng mẹ luôn chuẩn bị cho con những vật dụng cần thiết để con tự làm nhiều việc. Đó là cách dạy con của người Nhật rất hiệu quả

Chúng ta là người lớn, nhưng cũng phải làm đến hàng chục lần mới có thể thành thạo được một công việc. Do đó, khi trẻ tự làm, việc sai sót là không tránh khỏi và đó cũng là điều dễ hiểu.

Một lời chê trách của cha mẹ chỉ khiến trẻ không còn hào hứng với việc tự mình làm và lười tự lập. Đó chính là quan điểm của mẹ Nhật khi dạy con.

Kiên trì với những sai sót của trẻ con

Quá trình học hỏi và thực hành của trẻ là một quá trình dài và việc trẻ sai sót là điều đương nhiên. Trẻ cần phải học được cái đúng từ những cái sai.

Cha mẹ phải luôn là người dạy dỗ, cổ vũ trẻ đúng lúc để tạo động lực cho trẻ phấn đấu và đó cần phải là những cha mẹ kiên trì.

Đừng quên, kiên trì chính là một trong những phương pháp dạy con tự lập hiệu quả mà mẹ Nhật đã áp dụng thành công.

cách dạy con của người nhật 4
Cha mẹ nên tạo động lực cho trẻ học hỏi và tiến bộ

Không quy chụp, áp đặt trẻ

Người Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu rằng, khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

Phụ huynh không nên áp đặt con phải làm cái này, phải làm cái kia, phải chào hỏi, phải đánh răng…Rồi đưa ra các phán xét: “ngoan” nếu trẻ làm theo và “hư” khi trẻ làm những việc cha mẹ cấm.

Để con nghe và tự giác làm mọi việc thì trước hết cha mẹ phải chỉ ra cho chúng biết lý do tại sao phải làm thế. Tại sao phải đi vệ sinh, tại sao phải rửa tay, tại sao phải đánh răng,…

Cha mẹ có thể đặt ra các tình huống cùng bàn luận với trẻ, để chúng tự nói lên, tự viết ra những lý do vì sao phải làm thế.

Khi đã hiểu, trẻ sẽ tự ra quyết định, tự viết nội quy, tự giác làm và tự giám sát. Trẻ làm không phải vì sợ, vì bị ép buộc mà vì đó là điều đúng, cần thiết.

[inline_article id=227443]

Công cụ hỗ trợ để dạy con

Nhiều cha mẹ Việt cũng luôn muốn tập cho con tự lập từ nhỏ, nhưng thường gặp rắc rối khi bọn trẻ không đủ kiên nhẫn và thường hay bỏ cuộc.

Cha mẹ cũng thường có ý nghĩ “làm như vậy khó quá, con sao làm được”, rồi sau đó lại làm hộ con. Nhiều lần như vậy, trẻ quen với việc có sự giúp đỡ của cha mẹ, trẻ sẽ cho đó là một thói quen và lười tự lập.

Thực tế thì không phải cứ ai muốn con tự lập là lại đưa con ra ngoài rồi để con tự làm là tự lập, mẹ Nhật lại khác. Họ luôn để con tự làm mọi thứ nhưng phải trong khả năng của trẻ.

Và đồng thời, họ cũng tạo điều kiện cho con phát triển bằng cách sử dụng những công cụ hỗ trợ nhỏ, cần thiết giúp con bước đầu có thể tự lập.

Ví dụ:

Trên bàn ăn, cha mẹ Nhật luôn đặt một chiếc khăn ướt và một chiếc khăn ăn để trẻ có thể học theo người lớn vệ sinh cho sạch trong khi ăn.

Hay cho con tự nấu nướng những món mẹ Nhật cho là đơn giản và hợp với khả năng của con. Nhưng không phải là bỏ cho trẻ tự nấu mà phải có mẹ giám sát cho đến khi trẻ thành thạo.

Cách dạy con của người Nhật

Việc học tập theo cách dạy con kiểu Nhật là điều rất cần thiết và thiết thực.

Dạy con tự giác, chủ động chăm sóc, phục vụ bản thân

Khi trẻ đã lớn, việc tự lập ở trẻ chỉ là những thao tác cơ bản như việc tự giác học tập cũng như là tự giác làm những công việc phù hợp với mình.

Trẻ phải biết chủ động chăm sóc bản thân như tập thói quen dậy sớm và dậy đúng giờ.

Việc tự lập của trẻ phải được bắt đầu từ dễ đến khó, mẹ Nhật dạy con phải luôn biết cách dọn dẹp góc học tập cho thật gọn gàng, dần dần nó sẽ trở thành một thói quen sạch sẽ ngăn nắp cho con trẻ.

cách dạy con của người Nhật
Cách dạy con của người Nhật có sự phối hợp rất tích cực từ phía nhà trường. Ở trường, các con phải tự phân công làm việc dọn dẹp, vệ sinh, tổ chức buổi ăn trưa.

Khi trẻ đã quen dần với công việc của mình bạn sẽ nâng cao độ khó của công việc lên một mức độ cao hơn. Như khi trẻ đã quen với việc dọn dẹp góc học tập thì bạn sẽ cho trẻ tự làm sạch và gọn gàng cả căn phòng của mình.

Dần dần, nó sẽ tạo nên một thói quen tự lập trong trẻ, đó là cách dạy con kiểu Nhật thông dụng ở xứ sở hoa anh đào.

Dạy con cách tự tra cứu, tìm tòi

Các bậc cha mẹ ở Nhật thường hướng dẫn con dùng những loại từ điển dễ tra cứu ngay từ nhỏ. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán.

Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu.

Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động.

Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.

cách dạy con của người nhật 5
Tìm tòi học hỏi là cách nhanh nhất để trẻ em Nhật phát triển tư duy

Dạy trẻ hành động độc lập

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ nhỏ Nhật Bản đã được rèn luyện để trở nên độc lập và tự chủ. Phương pháp rèn luyện khá đơn giản, bởi các bậc phụ huynh chỉ yêu cầu trẻ giúp đỡ những việc vặt trong nhà.

Ngoài tự đi học tới trường thì trẻ em Nhật khoảng từ 5 tuổi trở lên thường phải trải khăn phủ bàn để chuẩn bị bữa ăn, tập gấp quần áo của gia đình.

Và một điều ấn tượng nữa là các trường học ở Nhật Bản rất ít khi thuê lao công. Họ cho rằng: Trẻ nhỏ cần tự làm sạch môi trường học, hiểu và trân trọng công việc của những người lao động trong xã hội.

Khuyến khích con đọc truyện cổ tích

Cũng như các bậc cha mẹ khác, các bà mẹ Nhật thường nuôi dạy con qua việc kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích.

Các bậc phụ huynh tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này.

Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,…

[inline_article id=206734]

Đặc biệt các bạn nên nhớ, không nên la mắng khi trẻ chưa làm được những việc đó mà hãy nhẹ nhàng chỉ lại cho trẻ nhé! Việc la mắng chỉ khiến con mất tự tin vào bản thân mình mà thôi.

Đó cũng chính là cách dạy con của người Nhật hay áp dụng: tôn trọng con trẻ thay vì xem con là người phụ thuộc  mình.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Học ngay cách dạy con kiểu Nhật khiến “cả thế giới ngưỡng mộ”

Dạy con kiểu Nhật không tốn quá nhiều thời gian trong giai đoạn bé bắt đầu đi học tiểu học. Bởi vì trước đó, chính cách dạy con tỉ mỉ của các bố mẹ Nhật đã uốn nắn bé theo “đường ray” nhân cách của xã hội ngay từ đầu. Bé có thể tự ý thức được về việc học cũng như tính cách cá nhân của mình.

Đất nước Nhật Bản vốn được cả thế giới ngưỡng mộ bởi phương pháp giáo dục rất riêng và hiệu quả. Nền giáo dục của đất nước Mặt Trời mọc này luôn đề cao tính tự giác của mỗi cá nhân, cho nên từ bé, trẻ em Nhật Bản đã được giáo dục phải luôn dựa vào bản thân mình, sống tự lập và có trách nhiệm. 

Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi

Không đợi đến khi bé biết ngồi hay biết nói, các mẹ Nhật đã bắt đầu giúp con phát triển các giác quan của mình ngay từ khi bé mới chào đời. Trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi, các mẹ Nhật chủ yếu chú trọng việc dạy bé phát triển các giác quan của mình để chuẩn bị tiền đề giúp trẻ phát triển kỹ năng học hỏi và tiếp thu tốt hơn cho giai đoạn sau này.

1. Phát triển kỹ năng thị giác của trẻ

♦ Thêm “sắc” cho phòng của bé: Để giúp bé phát triển thị giác, mẹ nên tạo một không gian nhiều màu sắc xung quanh con. Ngoài cách treo tranh nhiều màu, mẹ có thể để những món đồ chơi, khối gỗ nhiều màu trong phòng và những chỗ bé có thể dễ dàng nhìn thấy. Chú ý chọn những đồ vật có màu sắc tươi sáng mẹ nhé!

♦ “Sức mạnh” của đen, trắng: Liên tục một tuần trong giai đoạn từ 0-1 tháng tuổi, mỗi ngày 3 phút, mẹ nên cho con nhìn những khối đồ vật đen, trắng. Không chỉ giúp bé phát triển thị giác, cách này còn giúp con phát triển khả năng tập trung, một trong những yếu tố quan trọng cho việc học của bé sau này.

♦ Giai đoạn từ 0-1 tháng tuổi: Ngay khi sinh ra trẻ đã có thể nhìn những vật xung quanh ở cự ly gần. Lúc này, mẹ đã có thể luyện tập kích thích võng mạc cho bé. Ngồi đối diện với trẻ ở khoảng cách 30cm và nói chuyện, nhìn chăm chú vào đôi mắt trẻ. Nếu mắt trẻ nhìn lại mẹ chăm chú, mẹ đã thành công rồi. Cố gắng luyện tập nhiều lần cho trẻ trong ngày, mẹ nhé!

♦ Giai đoạn 2-3 tháng tuổi: Khi trẻ đã biết nhìn chăm chú vào một vật, mẹ có thể thay đổi vị trí của vật để bé nhìn theo. Di chuyển vật một cách từ từ, cho bé nhìn rồi lại di chuyển tiếp vì lúc này trẻ vẫn chưa nhìn theo được những chuyển động nhanh. Nếu trẻ đã nhìn tốt, mẹ có thể di chuyển nhanh hơn một chút, để vật xa hơn như vậy sẽ nâng cao được khả năng nhìn của trẻ.

♦ Giai đoạn 6-9 tháng tuổi: Nếu như 2 giai đoạn đầu chỉ giúp bé tăng khả năng nhìn thì lúc này là thời điểm để trẻ biết cách quay đầu nhìn về những hướng có đồ vật. Để một vật trước mắt trẻ sau đó di chuyển đến góc cuối tầm nhìn buộc trẻ phải quay đầu mới có thể nhìn thấy. Đưa đồ vật lên trên, xuống dưới, sang trái, qua phải, nghiêng lên trên và xuống dưới xoay quanh toàn bộ tầm nhìn. Cố gắng tập đi tập lại để trẻ hình thành khả năng nhìn tập trung và liên tục.Dạy con kiểu Nhật

2. Phát triển thính giác cho trẻ

Không chỉ trong thời gian mang thai mà ngay cả khi bé chào đời, mẹ cũng nên tiếp tục thói quen cho bé nghe nhạc nhé. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc tiếp xúc với âm nhạc từ sớm có thể giúp phát triển khả năng sáng tạo và cảm xúc của bé. Do đó, mẹ nên cho bé nghe nhạc 30 phút mỗi ngày, với mỗi lần nghe khoảng 15 phút.

Khi cho bé nghe nhạc, mẹ có thể giữ bé trên đầu gối và đung đưa nhẹ nhàng theo điệu nhạc. Hành động nho nhỏ này sẽ giúp bé hình thành thói quen phản xạ và tiếp nhận thế giới xung quanh mình. Bên cạnh những giờ nghe nhạc, mẹ cũng nên dành nhiều thời gian trò chuyện khi tắm cho bé, thay tã cho bé.

3. Phát triển xúc giác của trẻ sơ sinh

Ngay từ khi chào đời, trẻ sơ sinh đã bắt đầu ghi nhớ và học hỏi từ tất cả những gì bé có thể nhìn thấy và nghe thấy. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, da là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất. Vì vậy, thay vì “trói buộc” bằng chăn ủ hay, găng tay hay bao tay, các mẹ Nhật thường có xu hướng để tay bé tự do chuyển động và cảm nhận đồ vật xung quanh. Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên cho bé chạm một số đồ vật như khăn, đồ chơi, mặt bàn để kích thích da tay của bé.

4. Giúp bé phát triển khứu giác

Đừng ngạc nhiên khi bé có thể phân biệt mẹ và bố một cách dễ dàng. Ngay từ khi còn nhỏ, các bé đã có khả năng phân biệt các mùi khác nhau, và nhờ vậy, bé có thể nhận ra mẹ nhờ mùi đặc trưng. Mẹ có thể cho bé ngửi nhiều mùi khác nhau để bé có thể ghi nhớ và nhận biết thêm nhiều loại mùi.

5. Khả năng vị giác của trẻ sơ sinh

Thực tế, theo các chuyên gia, các bé sơ sinh thường có khả năng “thiên bẩm” về vị giác. Các bé có thể phân biệt vị ngọt, đắng, cay, mặn, chua. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ngoài sữa mẹ, bé còn quá nhỏ để có thể thử ăn bất cứ thứ gì. Muốn bé có cơ hội nếm thử nhiều vị, mẹ có thể chờ đến khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và bắt đầu giai đoạn ăn dặm.Dạy con ăn dặm

6. Thử tài bắt chước

Sau khi sinh được 2 tuần trẻ đã có phản ứng bắt chước theo người lớn. Mẹ nên tập luyện cho trẻ để kích thích tế bào thần kinh phản chiếu giúp trẻ nhìn biểu cảm để đoán xem người đối diện đang nghĩ gì.

Cách dạy con rất đơn giản. Mẹ chỉ cần nhìn vào mắt trẻ rồi tập cho bé làm theo hành động của mẹ. Khi mẹ há miệng, bé cũng há miệng. Khi mẹ thè lưỡi, trẻ cũng thè lưỡi theo. Khi bé đã biết làm theo biểu cảm trên gương mặt, mẹ có thể chuyển sang các động tác tay. Đưa tay lên ngang tầm mắt bé, giữ khoảng 20 giây để bé nhìn kỹ rồi bắt đầu nắm vào xòe ra. Thực hiện nhiều lần để trẻ có thể làm theo. Lưu ý dành cho mẹ: Nếu bé làm được, mẹ nên khen, vỗ về để khích lệ.

7. Chuyển động xoay tròn

Với các bé trong giai đoạn tập ngồi, té ngã là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mẹ có thể giúp trẻ biết cách ngã an toàn. Nghe có vẻ không hợp lý, nhưng cách tập luyện như vậy có tên gọi là chuyển động tròn. Đây là một trong những kỹ năng nuôi dạy con kiểu Nhật rất hay.

Đặt bé nằm ngửa, sau đó dùng hai tay nắm hai cổ chân để cho người cuộn tròn lại. Động tác này không ảnh hưởng đến xương sống của bé nên mẹ có thể yên tâm. Dùng tay ấn vào phần đùi của bé rồi lắc sang trái, sang phải và lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bé đã dần quen dần, mẹ có thể tăng tốc độ để tạo kích thích lên ống hình bán nguyệt trước và ống hình bán nguyệt sau. Kích thích này sẽ tạo nên “phản xạ mê lộ”, giúp bé tự biết cách ngã an toàn.

8. Dạy con nằm ngoan khi thay bỉm

Bí quyết dạy con kiểu Nhật sẽ giúp bạn thay bỉm cho bé dễ dàng hơn và biết nghe lời người lớn. Trẻ rất hiếu động, tay chân đạp không ngừng. Để giúp trẻ nằm yên mẹ có thể làm theo cách sau:

  • Dùng tay giữ chân không cho trẻ cử động và nói “không được cử động con nhé”, “nằm im con ơi” đồng thời thay bỉm cho trẻ thật nhanh.
  • Sau khi xong, mẹ nên khen ngợi để khuyến khích trẻ. Dùng những câu nói giống nhau khi bắt trẻ từ bỏ. Luyện tập lặp đi lặp lại đến khi trẻ lớn dần sẽ ứng dụng vào thực tế rất hiệu quả.
  • Khi trẻ được 6 tháng mẹ giúp bé bài tập co duỗi chân trong lúc thay bỉm. Khi chân co vào hay duỗi ra bạn phải đếm “1, 2” theo động tác của trẻ. Việc lặp đi lặp lại sẽ tạo được mối liên hệ giữa đếm và hành động, cứ như vậy trẻ sẽ biết cách học tập một cách tự giác.Dạy con kiểu Nhật

Dạy con kiểu nhật giai đoạn 1 tuổi trở lên

1. Chú trọng chuyện cổ tích

Cũng như các bậc cha mẹ khác thường kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích và thần tiên. Tuy nhiên, người Nhật tiến thêm một bước nữa khi họ tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy chính là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy, trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến.

 2. Không quy chụp, áp đặt

Cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con rằng “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

3. Khen con, khen hành vi cụ thể

Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.

4. Hầu như không cho con xem Tivi

Cha mẹ Nhật ý thức rất rõ việc cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì con sẽ bị nghiện và cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ. Bởi vì tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volt, gây ảnh hưởng không tốt đến thùy não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người và còn có thể gây ra bệnh máu trắng hoặc tự kỷ.Dạy con kiểu Nhật

5. Dạy chữ cho con từ sớm

dạy con kiểu Nhật giai đoạn 3 tuổi bằng việc cho bé học chữ sớm. Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Với trẻ càng nhỏ thì việc này càng dễ. Khi trẻ nhỏ nhớ chữ, con sẽ có được tố chất phi thường. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm vì cho rằng khi mới sinh ra, trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu ngôn ngữ và học chữ bắt đầu hoạt động, trẻ trở thành con của loài người.

6. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con về một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.

7. Cách dạy con thông minh theo kiểu Nhật – Luyện trí nhớ

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có rất nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc luyện trí nhớ cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Người Nhật quan niệm, “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.

8. Vận động đầy đủ

Ngoài phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khỏe, vận động, đạo lý, kỉ luật, tình cảm. Cho nên trong kỹ năng dạy con kiểu Nhật giai đoạn 2 tuổi, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m mỗi ngày.Dạy con kiểu Nhật

9. Thói quen tra cứu, tìm tòi

Cha mẹ Nhật có thói quen hướng dẫn con sử dụng loại từ điển dễ tra cứu dành cho trẻ em. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ hoặc cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì bạn rất khó nhớ đường. Nhưng nếu bạn tự dùng bản đồ, vừa đi vừa hỏi đường thì sẽ nhớ rất lâu. Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này bé cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.

Học cách nuôi dạy con kiểu Nhật Bản về việc đặt quy tắc trong gia đình

1. Dạy con kiểu Nhật bằng những câu khẩu hiệu ngắn

Trẻ nhỏ thích những gì trực quan, vui nhộn và dễ nhớ. Vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao, Khoa hoc và Công nghệ Nhật Bản đã đề ra phong trào đặt khẩu hiệu trong gia đình để khuyến khích sự trao đổi trong gia đình. Những câu khẩu hiệu như “Sáng rồi! Dậy sớm! Đi bộ! Cơm ngon!”; “Đi ngủ trước 21h sẽ luôn luôn khỏe mạnh”; “Hãy tuân thủ nhé – Cam kết nhỏ mấy – Cũng đừng có quên”. Các khẩu hiệu này thật gần gũi, dễ nhớ và bất cứ gia đình nào cũng có thể áp dụng.

2. Cha mẹ cần nắm quyền quyết định

Một khi đã đặt ra các quy tắc, bạn cần duy trì thực hiện chúng. Trẻ nhỏ rất dễ thay đổi, có khi bé đồng ý tuân theo nhưng có khi bé lại giãy nảy lên đòi hỏi một điều gì đó. Một điều quan trọng trong quy tắc dạy con kiểu Nhật đó là, cha mẹ không nên dễ dàng đáp ứng các đòi hỏi của con. Hãy tập cho bé thói quen chịu đựng!

3. Nghiêm khắc trách phạt khi con làm sai

Hãy ngăn chặn tư tưởng “chỉ cần tốt cho mình là đủ” hay “không cần tuân thủ quy tắc”. Đối với những hành vi sai của trẻ, bạn cần nghiêm khắc phê bình hay đưa ra hình phạt thích hợp. Và để làm được điều này, bạn hãy là người cha, người mẹ gương mẫu. Hãy tuân thủ các nguyên tắc và cho bé thấy điều đó. Một khi là người cha, người mẹ được con cái kính trọng và tin tưởng, bạn sẽ không gặp khó khăn khi thuyết phục con nghe lời.Dạy con kiểu Nhật

12 điều người Nhật dạy con khiến “cả thế giới ngưỡng mộ”

Nếu bỏ lỡ giai đoạn sơ sinh thì thời điểm con đang lớn cha mẹ vẫn có thể áp dụng nuôi dạy con kiểu Nhật dưới đây:

  • Học giỏi thông minh không quan trọng bằng nhân cách tốt, trung thực và có tình
  • Môi trường sống và học tập rất quan trọng vì người Nhật luôn cố gắng dọn đến nơi tốt hơn nếu có thể
  • Thương con nhưng quyết không nuông chiều. Biếng ăn thì cứ nhịn. Kêu thì cứ kêu. Cha mẹ thường không can thiệp vào những chuyện nhỏ nhặt này. Vì không biết tuyệt thực là gì, đói trẻ sẽ ăn. Tuyệt đối không bắt ép, không quát mắng hay cằn nhằn. Ăn là việc nghiêm túc, phải đúng giờ, không bạ đâu ngồi đấy.
  • Phải tôn trọng, tế nhị và ứng xử thông minh. Cho con tự quyết các vấn đề của mình.
  • Phải dạy con trung thực bằng cách chính cha mẹ không được nói dối trong nhà và ngoài đời.
  • Nếu con đang làm việc gì không ảnh hưởng tới người nào, vô hại, không nguy hiểm thì không nên can thiệp.
  • Khi con lên 5 tuổi, nên dạy con cách tiêu tiền. Mẹ cha có thể cho bé tiền lẻ tiêu vặt và kiểm soát chuyện chi tiêu.
  • Phải dạy con biết dũng cảm, biết chịu trách nhiệm về những việc bản thân làm. Dạy con biết chờ đợi. Dạy về nghĩa và tình. Cuộc sống cho và nhận là hai chiều. Người hạnh phúc là người thường nhận ít và cho đi rất nhiều. Ở trường học phải kỷ luật, ôn tồn không được đánh bạn trước. Nhưng nếu có ai đánh con vẫn có thể phòng vệ hoặc đánh trả nếu cần, không mách cô hay kêu la. Lúc về nhà nếu không muốn có thể giữ im lặng.
  • Thất bại là việc bình thường. Ngã ở đâu thì tự đứng dậy không chờ ai tới nâng đỡ.
  • Trẻ con hay ốm vặt, đây là chuyện không đáng lo. Ngay cả chuyện con ra nắng hay dầm mưa suốt ngày cũng bình thường. Cứ để trẻ thoải mái tiếp xúc với thiên nhiên. Nhờ vậy trẻ sẽ cứng cáp hơn.
  • Học không nhất thiết cứ cầm sách ê a. Học là chơi là nghịch là la hét ầm nhà.
  • Bố mẹ luôn phải dành thời gian chơi với con dù bận rộn như thế nào. Các trò chơi thơ ngây nhưng con thích, con cười. Tiếng cười rất quan trọng giúp con đứng vững giữa đời đầy bão giông.Dạy con kiểu Nhật

Những cuốn sách dạy con kiểu Nhật cha mẹ nên đọc

Chọn lựa những cuốn sách dạy con hay sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức giúp mẹ hiểu rõ hơn suy nghĩ, mong muốn của trẻ, từ đó đưa ra những phương pháp và chỉ dẫn cụ thể, phù hợp, giúp trẻ phát triển tốt nhất.

1. Người Nhật truyền cảm hứng cho con

Đây là cuốn sách của thầy giáo Nishimura Hajime sẽ giúp phụ huynh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc nuôi dạy con khi đi học.

Việc được bố mẹ khen ngợi, dù chỉ là điều rất nhỏ, sẽ làm cho “ham muốn được công nhận” thỏa mãn, từ đó sẽ cho trẻ sự tự tin. Chúng ta có thể khen ngợi trẻ nhiều việc, từ nấu ăn, giúp mẹ làm việc nhà cho đến các việc trên trường, ở câu lạc bộ (1), học nhạc piano, học bơi, tham gia thi đấu bóng chày, bóng đá hay khen các sở thích của trẻ như đọc sách, vẽ tranh. Điều quan trọng ở đây là quan tâm, khen ngợi trẻ cả những việc không phải là học. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin, giúp nảy sinh ham muốn học hơn. Việc khen ngợi sẽ kích thích thêm tính tò mò, tăng sự tự tin, hỗ trợ để trẻ có hứng thú trong mọi việc”. (Trích, Cách Người Nhật Truyền Cảm Hứng Cho Con).

2. Yêu thương không cấm đoán 

Yêu Thương Không Cấm Đoán của Ohmae Kenichi là một trong những cuốn sách nuôi dạy con vô cùng hay và thú vị.

Có bao nhiêu cha mẹ Việt không la mắng, than phiền khi con trẻ mải chơi game hơn học? Có mấy phụ huynh không quá đề cao, coi trọng về thứ hạng và điểm số của con ở trường? Có mấy ai đồng ý việc con cái của mình cúp học giữa chừng? Tuy môi trường ở Nhật khác với Việt Nam nhưng chí ít khi đọc cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm ra tiếng nói chung với con trẻ, hiểu và tôn trọng những sở thích của con, dạy con nên làm như thế nào để “vươn lên bằng năng lực của chính mình” hay nói cách khác là trao “năng lực sinh tồn” cho trẻ.

[inline_article id=50248]

Dạy con kiểu Nhật muốn thành công hoặc đặt được như mong đợi của cha mẹ ban đầu cần sự kiên trì. Kiên trì trong cách nuôi và đồng hành cùng bé trong suốt những năm tháng đầu đời tới tuổi trưởng thành.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Đừng vì tiết kiệm mà mua đồ chơi cũ, hại khôn lường

Ngoài giá cả, tính an toàn cho từng món đồ chơi trẻ em luôn được đặt lên hàng đầu. Nhiều phụ huynh không tiếc tiền mua cho bé những món đồ đắt tiền từ các thương hiệu lớn. Đây cũng là cách mua “niềm tin tuyệt đối”.

Nhưng không phải gia đình nào cũng có sẵn điều kiện. Phải nói thật rằng, đồ chơi danh tiếng luôn đi kèm với giá cả đắt đỏ. Vậy là có dịch vụ mua đồ cũ và bán lại cho người cần. Một giải pháp không thể tốt hơn cho những ai muốn xài hàng hiệu giá rẻ.

đồ chơi trẻ em 1
Đồ chơi cũ có thể tiết kiệm nhưng không bảo chứng sự an toàn

Tuy nhiên, Independent mới đưa tin về nghiên cứu khoa học cho rằng đồ chơi cũ không hề an toàn, kể cả khi nó là của thương hiệu nổi tiếng. Cụ thể điều này ra sao?

Đồ chơi cũ, lợi kinh tế, hại sức khỏe

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh Quốc công bố trên tạp chí Environment Science and Technology cho biết những món đồ chơi cũ tiềm ẩn khả năng gây hại cho sức khỏe trẻ. Theo đó, các khối ghép hình Lego, búp bê, ô tô đồ chơi cũ có thể chứa những vật liệu không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn đồ chơi hiện tại.

Các chuyên gia từ ĐH Plymouth đã tiến hành phân tích 200 mẫu đồ chơi nhựa cũ. Kết quả, họ nhận thấy hàm lượng khá lớn các chất như Bari, chì, Brom, Cadmium, Chrom, Selenium… bên trong các miếng ghép hình, búp bê, mô hình… Đây là các chất có thể khiến trẻ bị ngộ độc sau thời gian dài tiếp xúc, đặc biệt với trẻ có thói quen bỏ vào mọi đồ vật vào miệng nhai.

Người đứng đầu nghiên cứu, Tiến sĩ Andrew Turner cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên về các thành phần độc hại có trong đồ chơi cũ tại Anh. Đồ chơi cũ là một lựa chọn phù hợp cho nhiều gia đình. Họ có thể mua với giá rất rẻ tại các hội chợ, hoặc từ những cửa hàng từ thiện, trên Internet… Người tiêu dùng nên cẩn thận hơn khi mua những món đồ có kích cỡ nhỏ, dễ cho vào miệng, màu sắc bắt mắt.” 

Vấn đề nằm ở chỗ, các mẫu đồ chơi mới luôn được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Nhưng với các mặt hàng đồ chơi cũ, chẳng có tiêu chuẩn nào ở đó cả. Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên mua các món đồ chơi đã quá cũ. Khi mua về cần qua một lần khử trùng, rồi mới có thể đưa cho con em sử dụng được.

Cách chọn mua đồ chơi an toàn cho trẻ

Giai đoạn con đang lớn, đồ chơi chính là vật dụng cần thiết để bé phát triển trí não toàn diện. Để tránh mua phải hàng kém chất lượng mẹ cần chú ý một số tiêu chí sau:

Chọn đồ chơi bằng nhựa

Đồ chơi bằng nhựa khá thông dụng và giá thành phải chăng. Điều đáng lo ngại nhất chính là đồ chơi bằng nhựa không an toàn thường chứa clo, phthalates, chì, thủy ngân và rất nhiều chất độc hại khác nên nguy cơ bị ngộ độc rất cao. Cụ thể bé có thể bị ảnh hưởng gây rối loạn nội tiết tố, dậy thì sớm, bệnh tiểu đường, giảm chức năng sinh sản.

Khi mua đồ chơi bằng nhựa mẹ nên chọn của các nhà sản xuất đồ chơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất liệu tốt, thiết kế chức năng phù hợp và an toàn cho bé khi sử dụng theo từng độ tuổi.

Ưu tiên lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé có kiểm định và được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền chứng minh đồ chơi đạt tiêu chuẩn an toàn cho bé sử dụng.

đồ chơi trẻ em 2
Loại đồ chơi nào cũng có ưu và nhược điểm, quan trọng là cách chọn mua của bố mẹ

Đồ chơi bằng gỗ

Ngày càng nhiều cha mẹ chuyển sang mua đồ chơi bằng gỗ cho bé, dù có đắt tiền hơn. Lý do đồ chơi bằng gỗ là một lựa chọn an toàn, không hề chứa những hóa chất độc hại như BPA, PVC (hay còn được gọi với cái tên phthalates).

Điều này đặc biệt quan trọng bởi trẻ nhỏ thường có xu hướng cho mọi vật vào miệng để thử nghiệm nhất là trong thời kỳ mọc răng. Mua đồ chơi bằng gỗ ngoài uy tín của nhà sản xuất còn phải xem xét ở khía cạnh món đồ chơi đó có gây nguy hiểm cho con bạn và người xung quanh hay không. Mẹ cũng nên chọn đồ chơi an toàn theo tính cách và lứa tuổi của trẻ.

Những loại đồ chơi cần tránh

Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên tránh mua:

  • Đồ chơi có đầu nhọn hoặc đồ chơi có những chi tiết nhỏ như mắt, răng cưa…
  • Những đồ chơi có đầu nhỏ sẽ làm cho trẻ dễ nuốt
  • Những loại đồ chơi có những đoạn dây dài hơn 18 cm
  • Những loại đồ chơi có thể làm trẻ bị kẹt tay.

Ngoài ra, với những kiểu đồ chơi như ngựa bập bênh hay những loại xe dành cho trẻ cũng nên kiểm tra kỹ các khuyến cáo từ nhà sản xuất.

[inline_article id=59413]

Bé có thể không cần quá nhiều đồ chơi trẻ em cho các giai đoạn phát triển. Bố mẹ chọn lựa món đồ phù hợp, dù là vài ba món trẻ dùng đi dùng lại nhưng an toàn vẫn hơn là nguy cơ từ đồ chơi cũ mua lại.

Categories
Chọn trường Nuôi dạy con

6 dấu hiệu cho thấy bạn chọn trường mầm non cho con sai bét

Từ khi trẻ 18 tháng tuổi mẹ có thể nghĩ đến việc chọn trường mầm non cho con. Nếu mẹ đã trở lại với công việc, đây là vấn đề quan trọng đi học chính là cột mốc đầu tiên sau khi sinh trẻ rời xa vòng tay yêu thương của gia đình.

chọn trường mầm non cho con
Bé đi nhà trẻ, cả nhà cùng lo

♦Dấu hiệu cho thấy bạn chọn trường mầm non cho con sai bét

Trẻ yêu thích cô giáo, quý bạn bè và muốn tới trường mỗi ngày chứng tỏ mẹ đã chọn đúng trường và phần nào yên tâm hơn để toàn tâm toàn ý với công việc cá nhân. Nhưng nếu trẻ bắt đầu có những dấu hiệu mệt mỏi, thường quấy khóc mẹ nên bắt đầu đặt những công hỏi về việc nơi giữ trẻ không phù hợp với bé cưng. 6 dấu hiệu dưới đây là gợi ý cho mẹ:

1. Trẻ thường xuyên quấy khóc khi trở về nhà

Trẻ đã đi học được hơn 1 tháng rồi nhưng mỗi sáng đi học để ăn vạ, thấy mẹ chuẩn bị balo tới trường là khóc, mẹ có thể suy nghĩ tới việc trẻ có thể rơi nước mắt cả ngày.

Chắc chắn bé nào mới đi học cũng sẽ khóc nhè nhưng sẽ giảm dần trong vòng từ 6-8 tuần. Một trường mầm non uy tín, cô giáo yêu thương và dành thời gian quan tâm, bé còn thích nghi nhanh hơn.

Vì vậy, nếu trẻ vẫn khóc, không theo cô, không thích đến trường sau khi đã thích nghi hơn 1 tháng thì cần tìm hiểu kỹ, trao đổi kỹ với cô giáo và nhà trường xem điều gì đã xảy ra với bé.

2. Trẻ vô lý tới mức không hiểu nổi

Tuy trẻ vẫn tới trường đều ăn, không khóc nhưng qua vài tháng bạn nhận thấy rằng thay vì hoạt bát, năng nổ thì tâm lý của trẻ không vui vẻ, thỉnh thoảng nổi cáu vô lý hay bỗng dưng khóc lóc dữ dội khiến bạn phát điên… Hãy tự nhủ rằng mọi chuyện đều có lý do, trẻ con không vô lý.

Những lúc này, mẹ phải hết sức bình tĩnh, chậm lại để lắng nghe con xem chuyện gì đang diễn ra, biết đâu chương trình học ở trường không phù hợp thì sao!

3. Cảm thấy không thoải mái với giáo viên giữ trẻ

Khi tiếp xúc với giáo viên trực tiếp trông trẻ bạn không có thiện cảm, linh cảm rằng họ không yêu thương con trẻ, không chân thật, đáng tin cậy… Nếu thực sự có băn khoăn, lăn tăn trong thời gian gửi trường, mẹ nên tìm hiểu lại. Linh cảm của một người mẹ thường nhạy cảm. Chỉ khi có cảm giác yên tâm thì mọi chuyện mới đang đi đúng quỹ đạo của nó. Nếu bố mẹ không thoái mái với giáo viên rất có thể con cũng sẽ có chung cảm giác đó.

4. Trẻ không tiến bộ về mọi mặt

Suốt một năm học, trẻ không có nhiều thay đổi trong tất cả các khía cạnh về sự phát triển của trẻ mầm non theo chuẩn mực chung nào đó, kiểu như kỹ năng mới về ngôn ngữ, cách xử lý tình huống, khả năng hòa đồng… Điều này chứng tỏ phương pháp giáo dục trường học lựa chọn không phù hợp với tính cách của bé.

chọn trường mầm non cho con 2
Đừng tự làm khó bản thân khi chọn trường mầm non quá xa nhà

5. Trường mầm non quá xa nhà

Chọn trường tốt nhưng quá xa nha không phải là điều “ổn” cho cả mẹ và bé. Cả gia đình sẽ phải thức dậy sớm hơn, ăn sáng vội vã để đưa bé tới trường đúng giờ. Đó không phải là cách đi đường dài hay và thực tế.

6. Học phí quá tốn kém

Tính tổng thu nhập của gia đình để chọn trường phù hợp cho bé. Bạn còn phải trả chi phí cho nhiều nhu cầu khác nhau vì vậy học phí của trẻ chỉ nên là một phần trong đó, không phải là 50%.

♦Mẹ có nên đổi trường cho trẻ?

Trường mầm non là cột mốc lớn sẽ ảnh hưởng đến mọi thành viên trong gia đình chứ không chỉ riêng gì sự phát triển của bản thân trẻ. Mẹ vẫn cần suy nghĩ thật kỹ trước khi chuyển trường cho con dù đã thấy những dấu hiệu rõ rệt như trên.

Trước tiên, mẹ nên chia sẻ mỗi quan tâm với hiệu trưởng, quản lý và giáo viên trực tiếp của trẻ. Nên có một bảng theo dõi chung giữa gia đình và nhà trường về mọi mặt của trẻ. Biết đâu đó, chỉ cần một thay đổi nhỏ tích cực sẽ xoay chuyển toàn bộ cục diện.  Nên chắc chắn bạn đã cố gắng hết sức trước khi quyết định chuyển trưởng cho con.

Sau tất cả, những thay đổi không mang lại lợi ích như mẹ mong muốn có lẽ mẹ nên chọn trường mầm cho bé ở một nơi khác. Chỉ bản thân mẹ mới biết điều gì là tốt nhất cho trẻ.

♦3 bước nhanh, chuẩn để chọn trường mầm non cho con

Có rất nhiều điều để cân nhắc khi bố mẹ muốn chọn trường mầm non cho con. Bởi đây là nơi đầu tiên giúp bé làm quen với khái niệm “xa mẹ” và “đi học”, bà mẹ nào cũng cố gắng để đem đến cho con một trải nghiệm thật hạnh phúc ở ngôi nhà thứ hai này. Để chọn đúng trường cho con, mẹ có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây:

1. Mức học phí

Đây là vấn đề mẹ nên đặc biệt quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của con. Mẹ nên chọn ngôi trường có mức học phí vừa tầm khả năng tài chính của mình để đảm bảo bé có thể theo học lâu dài, không lo lắng về vấn đề phải chuyển trường. Việc chuyển trường cho con không những làm việc học cho con bị gián đoạn mà bé sẽ phải cố gắng để làm quen với môi trường mới.

2. Ví trí trường học

Vị trí trường học là điều mẹ cần xem xét ngay từ bước đầu chọn trường mầm non cho con. Mẹ nên chọn trường cho bé ở vị trí gần nhà là tốt nhất, vì điều này thuận tiện cho việc đưa đón và đi lại của trẻ, mẹ cũng bớt lo những vấn đề như tai nạn giao thông hay những khi trời trở nắng, trở mưa…

3. Những điểm cần quan sát khi tham quan trường

Khi đi khảo sát trường cho con, mẹ nên chú ý đến những điều sau nhé!

Chọn trường mầm non cho con
Để chọn trường mầm non cho con, mẹ không thể không đến tận nơi để quan sát
  • Trường có sân chơi ngoài trời không? Đây là điều kiện cần thiết để con có thể phát triển lành mạnh về thể chất cũng như tư duy trí tuệ. Sân chơi chính là môi trường để con rèn luyện thể chất, nơi giao lưu tương tác với những đứa trẻ khác. Ngoài ra, bạn phải quan sát sân chơi của trẻ có an toàn không, có sạch sẽ, có nhiều đồ chơi không, đồ chơi có an toàn với bé không.
  • Phòng học của bé ra sao? Mẹ nên quan sát xem phòng học của bé có tươm tất, thoáng mát, yên tĩnh, an toàn, có ánh sáng mặt trời không? Phòng học có nhiều đồ chơi tốt cho bé học không? Điều kiện vệ sinh trong phòng học được chăm sóc ra sao? Việc vệ sinh, chỗ rửa tay, khăn mặt và các đồ dùng cá nhân có đảm bảo vệ sinh hay không? Chỗ ngủ trưa dưới sàn nhà hay trên giường riêng của mỗi bé?

[inline_article id=58497]

  • Bếp ăn có đảm bảo vệ sinh hay không? Đây là vấn đề quan trọng khi chọn trường mầm non cho con vì điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn. Ngoài việc xem thực đơn ăn của trẻ có đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày hay không thì vấn đề vệ sinh cũng cực kỳ quan trọng. Muốn biết câu trả lời chính xác, bạn hãy quan sát bếp nhà bếp của trường có thông thoáng, sắp xếp đồ đạc có gọn gàng, ngăn nắp không và quan trọng là nguồn gốc thực phẩm mà bé ăn hàng ngày có được đảm bào an toàn thực phẩm không. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên xem chất lượng bữa ăn, xem có đảm bảo được dinh dưỡng cho bé không nhé.
  • Biểu hiện của các bé trong lớp học ra sao, cô xử lý như thế nào? Mẹ đừng quên quan sát các diễn biến xảy ra trong lớp học, vì bé cưng cũng sẽ trải qua những điều tương tự khi bước vào môi trường này. Các cô và lãnh đạo trường có thân thiện, gần gũi và yêu trẻ không? Những trường hợp bé khóc, bé đánh bạn, bé bị giành đồ chơi, bé ốm bệnh được xử lý như thế nào? Đây là một trong những yếu tố quyết định khi chọn trường mầm non cho con.
  • Trường có phòng chăm sóc y tế không? Sức khỏe của bé là vấn đề được đặt lên hàng đầu, vì vậy, bạn nên xem trường có phòng y tế để chăm sóc sức khỏe cho bé hay không hoặc chí ít trường cũng phải có tủ thuốc để dành cho bé trong những trường hợp khẩn cấp và bạn cũng phải hỏi thêm cơ sơ y tế hay bệnh viện nào trường sẽ mang bé đến trong trường hợp cấp thiết.
Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tầm quan trọng của học mỹ thuật đối với sự phát triển của trẻ

Học Mỹ thuật không chỉ mang lại cảm nhận nghệ thuật cho trẻ mà còn mang lại nhiều lợi ích tổng hợp không ngờ.

Kỹ năng vận động

Việc cầm cọ hay vẽ nguệch ngoạc lên giấy bằng bút màu, tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất cần thiết đối với sự phát triển kỹ năng vận động tinh ở trẻ nhỏ. Nhiều chương trình giáo dục mầm non chú trọng cho bé chơi với đất nặn và tập sử dụng kéo làm thủ công, vì nó sẽ giúp bé rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, cần thiết để bé tập viết sau này.

Học mỹ thuật
Làm quen với việc sử dụng kéo sẽ giúp bé tăng sự khéo léo cần thiết khi tập viết

Phát triển ngôn ngữ

Trẻ có thể học được nhiều từ mới về màu sắc, hình dáng cũng như hành động khi vẽ hay tham gia các hoạt động mỹ thuật khác. Khi bé được 1 tuổi, ba mẹ có thể cùng bé thực hiện những hoạt động đơn giản như vò 1 tờ giấy và gọi đó là “bóng”. Lớn hơn, hãy khuyến khích bé kể chuyện, giới thiệu về tác phẩm của mình hoặc nêu cảm nhận khi xem tranh của các họa sĩ trong bảo tàng.

Học mỹ thuật 2Bé thuyết trình về tác phẩm tại Lớp Vẽ Wow Art

Wow Art thường xuyên tổ chức cho bé tham quan triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

Ra quyết định

Học Mỹ thuật có thể rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện ở trẻ. Được trải nghiệm tự đưa ra những sự lựa chọn, những quyết định khi học vẽ, trẻ sẽ mạnh dạn hơn trong việc đưa ra quyết định và giải quyết những tình huống thực tế trong cuộc sống.

Tại Wow Art, trẻ luôn được khuyến khích tự suy nghĩ, khám phá, thử nghiệm các ý tưởng mới, góp phần kích thích phát huy sự sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề ở trẻ.

Học mỹ thuật 4
Tự do khám phá và trải nghiệm

Tư duy hình tượng

Việc vẽ tranh, nặn hình đất sét, xâu chuỗi hạt kích thích phát triển tư duy về thị giác, không gian. Trước khi biết đọc, trẻ đã có thể tiếp nhận thông tin thị giác qua những hình ảnh minh họa, những vật thể. Ngày nay trẻ học được nhiều về hình ảnh so với bố mẹ chúng trước đây.

Trẻ cần được biết nhiều về thế giới hơn là chỉ học về những con số hay chữ cái. Mỹ thuật có thể giúp trẻ hiểu, bình phẩm, sử dụng thông tin thị giác để đưa ra lựa chọn hợp lý.

Kiến thức về hội họa, như hiểu biết về những biểu tượng, đặc biệt quan trọng để giúp trẻ có thể trở thành người tiêu dùng thông minh trong thế giới đầy những thương hiệu, logo quảng cáo.

Óc sáng tạo

Khi trẻ được khuyến khích thể hiện bản thân, mạnh dạn khám phá, thử nghiệm những điều mới trong khi học mỹ thuật, chúng sẽ phát triển kỹ năng tìm tòi, đổi mới, điều cực kỳ quan trọng khi chúng trở thành người lớn.

Xã hội ngày nay cần những người luôn suy nghĩ, cải tiến, tìm kiếm những thứ mới, chứ không phải người chỉ biết tuân theo những chỉ dẫn, lối mòn. Nghệ thuật khuyến khích trải nghiệm, sáng tạo và làm mọi thứ tốt đẹp hơn.

Với phương pháp giảng dạy Tư duy sáng tạo độc quyền từ CCE (Anh Quốc), Wow Art luôn hướng tới phát triển khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của trẻ nhỏ, không gò ép bé vẽ hoặc tô màu theo mẫu.

Học mỹ thuật 5
Sáng tạo không áp đặt – Tôn trọng sự khác biệt

Hiểu biết về văn hóa

Chúng ta đang sống trong một xã hội đa dạng về văn hóa. Thông qua các tác phẩm nghệ thuật, trẻ có thể hình thành nhận thức và hiểu biết về văn hóa. Trẻ được tìm hiểu và trải nghiệm về văn hóa Việt Nam và thế giới thông qua những chủ đề thú vị và bổ ích của Lớp Vẽ Wow Art.

Học mỹ thuật 6
Bé tìm hiểu về văn hóa Ả Rập

Nâng cao khả năng học tập

Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự tương quan giữa nghệ thuật và các thành tích khác. Những đứa trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động nghệ thuật (3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần trong 1 năm) sẽ có thành tích học tập tốt hơn đến 4 lần so với những đứa trẻ không tham gia hoạt động nghệ thuật nào.

Trẻ sẽ thể hiện tốt hơn trong các cuộc thi về khoa học, toán hoặc viết luận, làm thơ. Chị Anh Thư tự hào: “Sau 1,5 tháng học Vẽ tại Lớp Vẽ Sáng tạo Wow Art, Bé Ngọc Anh đạt giải Nhất của khối trong cuộc thi Vẽ mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Con gái 6 tuổi thích nhất mỗi tuần đến lớp vẽ Wow Art để học và chơi cùng Cô và các bạn, còn Mẹ thì rất vui khi thấy con ngày càng khéo tay, sáng tạo. Cám ơn Wow Art!”.

Tham khảo: http://www.pbs.org | Tác giả: Grace Hwang Lynch

Xem thêm nhiều bài viết tại: http://wowart.vn/tin-tucs/day-con-sang-tao/

Wow Art được thành lập với mục tiêu tạo ra sân chơi thú vị, nơi trẻ được tận hưởng niềm vui vẽ tranh, chơi đùa cùng màu sắc, thể hiện bản thân và thỏa chí sáng tạo. Phương pháp dạy Tư duy Sáng tạo độc quyền từ CCE (Anh Quốc) giúp bé phát triển toàn diện về Năng khiếu mỹ thuật, Óc thẩm mỹ, Thông minh cảm xúc và các kỹ năng mềm.

Đăng ký tư vấn và trải nghiệm: http://wowart.vn/ve-mau-nuoc-sang-tao/

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Chọn nhạc cho trẻ sơ sinh thông minh đâu phải nói là làm được ngay

Ngay từ khi còn là bào thai, trẻ đã có thể cảm nhận được âm thanh du dương của những bản nhạc không lời. Sau khi sinh, nếu mẹ tiếp tục chọn những bản nhạc cho trẻ sơ sinh thông minh như lời khuyên của các chuyên gia, bé sẽ phát triển toàn diện về trí não.

Âm nhạc cũng là một phần trong đời sống của trẻ

Âm nhạc không biên giới, không phân biệt tuổi tác, vì vậy, cũng như với bao thế hệ đi trước, những bản nhạc thú vị luôn giúp bé thư giãn, thoải mái và tăng tính tương tác với cha mẹ. “Thủ” sẵn một vài bản nhạc cho trẻ sơ sinh trong điện thoại, máy nghe nhạc sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn mẹ tưởng đó!

Âm nhạc phát triển sự thông minh

Theo một nghiên cứu gần đây, những trẻ thường xuyên được nghe nhạc từ nhỏ có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc. Sự kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ giúp trẻ thoải mái hơn trong giao tiếp, phát huy tối đa tính sáng tạo.

nhạc cho trẻ sơ sinh thông minh 1
Chọn nhạc cho trẻ sơ sinh mẹ cũng nên có những hiểu biết nhất định

Âm nhạc giúp tăng khả năng giao tiếp

Theo tác giả cuốn sách “Học trước khi sinh: Hãy để trẻ em hưởng những quà tặng xứng đáng”, tiến sĩ Brent Logan chỉ ra: Âm nhạc có thể giúp phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh trong việc tiếp nhận thông tin. Khả năng này ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng giao tiếp của bé.

Âm nhạc truyền cảm hứng sáng tạo

Một trong những cách thức hiệu quả để truyền cảm hứng sáng tạo là cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ. Khi bé ngân nga một giai điệu, nhảy múa cùng cha mẹ cũng là lúc óc sáng tạo đang được kích thích bên trong bé.

Âm nhạc xây dựng lòng tự tin

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ sẽ tạo điều kiện giúp bé khám phá khả năng của bản thân, rèn luyện kỹ năng trình diễn và xây dựng sự tự tin trước đám đông sau này.

Âm nhạc giúp nâng cao khả năng vận động

Không chỉ giúp bé phát triển trí não, khi nghe nhạc trẻ có xu hướng chuyển động cơ thể theo nhịp điệu của bài hát. Những chuyển động này giúp trẻ phát triển thể chất, nâng cao kỹ năng vận động. Những trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ sớm cũng có thiên hướng vận động tốt hơn các bạn cùng tuổi không có sự “bắt tay” từ sớm này.

[inline_article id=176490]

Nhạc Mozart, lựa chọn hàng đầu cho sự phát triển trí não

Cụm từ “Hiện tượng Mozart” được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1993 trên tạp chí khoa học danh tiếng Science.

Một nghiên cứu với đối tượng sinh viên đại học (không nghiên cứu trên trẻ sơ sinh hay mẹ bầu) cho thấy những người nghe nhạc Mozart vài phút trước khi làm bài kiểm tra các kỹ năng về không gian đã đạt kết quả tốt hơn những người không nghe nhạc hoạc chọn loại nhạc khác.

Nghiên cứu cũng nói rằng thanh thiếu niên nghe bản nhạc Violin Sonata 1781 của Mozart thực hiện tốt bài kiểm tra về lý luận hơn các học sinh không nghe nhạc. Tuy vậy, nghiên cứu này chỉ được tiến hành trên 36 người nên kết luận được đưa ra đã không được các nhà nghiên cứu khác thực sự tin tưởng.

Tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh nhạc Mozart thực sự giúp trẻ phát triển trí thông minh nhưng cũng không có phản bác nào về vấn đề này.

Vì vậy, khi tìm kiếm những bản nhạc cho trẻ sơ sinh thông minh, phát triển trí não, hầu hết cha mẹ đều nghĩ ngay đến những sáng tác của Mozart. Những bản nhạc cổ điển của nhà soạn nhạc này được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng, opera và nhạc tôn giáo.

Sau nhiều nghiên cứu, các bác sĩ khoa sản đã khuyên mẹ bầu và thai nhi nên nghe nhạc của Mozart. Giai điệu du dương của nhạc giao hưởng Mozart giúp thần kinh mẹ bầu thư giãn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi và tăng cảm xúc hạnh phúc.

Hơn thế nữa, những giai điệu tuyệt vời này còn tốt cho sự phát triển của thai nhi về thể chất lẫn trí tuệ. Mẹ hãy mở cho trẻ nghe những giai điệu du dương mỗi ngày. Điều này giúp bé phát triển hoàn thiện hơn.

Lưu ý khi cho trẻ nghe nhạc

  • Âm lượng vừa đủ với thính giác của trẻ
  • Tránh cho bé nghe nhạc ở những nơi quá ồn, dễ tác động xấu đến bé
  • Nghe nhạc bằng loa ngoài, hạn chế sử dụng tai nghe
  • Tránh nghe nhạc mạnh hoặc đổi tông liên tục

Với sự phát triển của xã hội hiện nay, chúng ta đã tìm ra rất nhiều thần đồng nhỏ tuổi. Cha mẹ nên giúp con tìm kiếm và phát triển tối đa khả năng của mình. Trong đó, việc đầu tiên cha mẹ có thể làm cho bé là mở những bài nhạc cho trẻ sơ sinh thông minh, giúp bé kích thích trí não toàn diện nhất có thể.

(Link nhạc tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=4naCcvVlhSQ)

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Quy tắc cần nhớ khi học cách phát âm tiếng Anh chuẩn

Kỹ năng nói vô cùng quan trọng khi học tiếng Anh, nó giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, phát âm chưa chuẩn làm người Việt Nam không tự tin giao tiếp với người nước ngoài, và hạn chế việc học tiếng Anh. Với trẻ em, bố mẹ rất nên chú ý đến cách phát âm tiếng Anh chuẩn, sửa cho con ngay từ ban đầu để tạo nền tảng Anh ngữ tốt hơn.

Cách phát âm tiếng Anh chuẩn 4

Cách phát âm tiếng Anh chuẩn phải đảm bảo ở các yếu tố sau đây

Ngữ điệu

Ngữ điệu là giai điệu của ngôn ngữ. Nếu như ở tiếng Việt, ngữ điệu thể hiện ở các dấu câu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, thì ở tiếng Anh, ngữ điệu cũng quy định ở các loại câu.

Xuống giọng

Câu trần thuật và câu hỏi Wh, người học sẽ phải xuống giọng khi nói

Ví dụ:

Câu trần thuật

  • My name is My My
  • My dolls is beautiful
  • Nice to meet you ↓ 

Câu hỏi

  • What’s your name?
  • Where do you go? 
  • What is it?

Lên giọng

Với câu hỏi yes/no, cuối câu sẽ lên giọng

  • Are you going to buy me a toy?
  • Is Christmas Eve coming, mom?
  • Do you eat an apple?

Lên giọng ở giữa câu

Với câu trần thuật, người nói lên giọng ở giữa câu để báo hiệu sự việc đang nói tới chưa kết thúc, tiếp theo sẽ có thêm sự liệt kê hoặc các lựa chọn

Ví dụ

  • I love to have a doll , but I don’t have one now
  • I like cooking , reading , playing  and eating
  • Do you want to go to cinema  or to the zoo?

Trọng âm

Trong tiếng Anh, một từ có thể có 1 hoặc nhiều âm tiết. Số âm tiết trong một từ được xác định bằng số nguyên âm trong từ.

Cách phát âm tiếng Anh chuẩn

Cách phát âm tiếng Anh chuẩn khi đọc trọng âm cần nhớ 7 nguyên tắc

Nguyên tắc 1

Phần lớn động từ và giới từ có 2 âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

relax /rɪˈlæks/; produce /prə’duːs/; include /ɪnˈkluːd/; among /əˈmʌŋ/

between /bɪˈtwiːn/, discover /dɪˈskʌvər/

Nguyên tắc 2

Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết đều có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

  • (n) action /ˈækʃn/ paper /ˈpeɪpər/ teacher /ˈtiːtʃər/
  • (adj) happy /ˈhæpi/ rainy /ˈreɪni/ active /ˈæktɪv/

Nguyên tắc 3

Với những từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ cuối lên.

  • economy /ɪˈkɑːnəmi/
  • industry /ˈɪndəstri/
  • intelligent /ɪnˈtelɪdʒənt/
  • specialize /ˈspeʃəlaɪz/
  • geography /dʒiˈɑːɡrəfi/

Cũng có trường hợp trọng âm rơi vào âm tiêt thứ 3 tính từ đầu xuống

Cách phát âm tiếng Anh chuẩn 2

Nguyên tắc 4

Các từ tận cùng bằng các đuôi – ic, – ish, – ical, – sion, – tion, – ance, – ence, – idle, – ious, – iar, – ience, – id, – eous, – ian, – ity thì thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay trước nó :

  • economic /iːkəˈnɑːmɪk/
  • foolish /ˈfuːlɪʃ/
  • entrance /ˈentrəns/
  • musician /mjuˈzɪʃn/

[remove_img id=17391]

Nguyên tắc 5

Các từ có hậu tố: – ee, – eer, – ese, – ique, – esque , – ain thì trọng âm rơi vào chính âm tiết đó

  • agree /əˈɡriː/
  • volunteer /ˌvɑːlənˈtɪr/
  • Vietnamese /ˌvjetnəˈmiːz/
  • retain /rɪˈteɪn/
  • unique /juˈniːk/

Nguyên tắc 6

Các từ có hậu tố: – ment, – ship, – ness, – er/ or, – hood, – ing, – en, – ful, – able, – ous, – less thì trọng âm chính của từ không thay đổi

  • agree /əˈɡriː/ à agreement /əˈɡriːmənt/
  • meaning /ˈmiːnɪŋ/ à meaningless /ˈmiːnɪŋləs/
  • rely /rɪˈlaɪ/ à reliable /rɪˈlaɪəbl/

Nguyên tắc 7

Các từ tận cùng – graphy, – ate, – gy, – cy, – ity, – phy, – al thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên

  • economical /ˌiːkəˈnɑːmɪkl/
  • demoracy /dɪˈmɑːkrəsi/
  • technology /tekˈnɑːlədʒi/
  • photography /fəˈtɑːɡrəfi/

Nguyên tắc 8

Danh từ ghép: Trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1

  • birthday /ˈbɜːrθdeɪ/
  • airport /ˈerpɔːrt/
  • boyfriend /ˈbɔɪfrend/

Nguyên tắc 9

Tính từ ghép (thường có dấu gạch ngang ở giữa): Trọng âm rơi vào từ thứ hai

  • bad-TEMpered
  • old-Fashioned
  • well-DONE

Cách phát âm tiếng Anh chuẩn cần chú ý

Hiện tượng Giảm âm

Hiện tượng giảm âm trong tiếng Anh xảy ra khá phổ biến. Các âm được biến đổi, nối vào nhau, giúp người nói liền mạch và ngắn gọn hơn.

Cách phát âm tiếng Anh chuẩn

Hiện tượng Nuốt âm

Nuốt âm là hiện tượng lượt bỏ đi một hoặc nhiều âm (xảy ra ở nguyên âm, phụ âm và cả âm tiết). Điều này giúp người phát âm dễ dàng hơn.

Nuốt âm thường xảy ra tự nhiên trong văn nói, không có chủ định. Ví dụ:

comfortable / ‘kʌmfətəbl / –> / ‘kʌmftəbl /

fifth / fifθ / –> / fiθ /

him / him / –> / im /

chocolate / ‘t∫ɒkələt / –> / ‘t∫ɒklət /

vegetable / ‘vedʒətəbl / –> / ‘vedʒtəbl /

Hiện tượng Nối âm

Nối âm rất phổ biến trong cách phát âm tiếng Anh chuẩn, nhưng dường như rất khó khăn và phức tạp với người Việt. Hiểu được những nguyên tắc về Nối Âm giúp chúng ta nghe người bản xứ nói dễ dàng hơn.

1. Nối phụ âm đứng trước nguyên âm

Khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, đọc nối phụ âm với nguyên âm. Ví dụ “mark up” đọc thành (/ma:k k٨p/), “leave (it)” đọc là /li:v vit/.

2. Nguyên âm đứng trước nguyên âm: có 2 quy tắc thêm phụ âm

  • Với những âm OU, U, AU, bạn thêm phụ âm “W” vào giữa. Ví dụ: “Do it” sẽ đọc thành /du: wit/.
  • Với nguyên âm “E”, “I”, “EI”,… bạn thêm phụ âm “Y” vào giữa. Ví dụ: “I ask” sẽ được đọc là /ai ya:sk/.

3. Phụ âm đứng trước phụ âm

Khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi. Chẳng hạn “want to” đọc thành /won nə/.

[remove_img id=30042]

Cách phát âm tiếng Anh chuẩn khi mới tiếp cận sẽ cảm thấy rất khó. Tuy nhiên, bố mẹ cần kiên nhẫn và rèn cho con nói tiếng Anh chuẩn xác. Dần dà, việc phát âm chuẩn không còn khó nữa, trẻ sẽ hình thành kỹ năng nghe-nói tốt như người bản địa.Việc học tiếng Anh vì thế hiệu quả  hơn rất nhiều.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Nhóm kỹ năng sống lớp 4 mang đến con sự trưởng thành trong suy nghĩ

Trẻ lên 9 với nhiều cá tính bộc lộ, con lúc tình cảm, đáng yêu nhưng khi lại bướng bỉnh “ngất trời” nên việc dạy dỗ con cũng cần cha mẹ phải “lựa lời”. Song hành cùng việc tiếp thu kiến thức, việc trang bị kỹ năng sống lớp 4 cũng là điều cha mẹ và thầy cô muốn con được thành thục.

[remove_img id=32042]

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4

Kỹ năng sống lớp 4
Nhóm kỹ năng sống lớp 4 trang bị cho con trở thành người độc lập trong suy nghĩ và hành động

Nhóm kỹ năng sống lớp 4 mang đến trẻ những kiến thức có độ khó và hướng nội hơn một chút so với kỹ năng sống lớp 3. Sự khác biệt này nằm ở những kỹ năng đi sâu vào sự bộc lộ nhân cách của trẻ.

Đó là thái độ lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp trong các mối quan hệ; biết kiềm chế cảm xúc của bản thân để không làm ảnh hưởng đến người khác; kỹ năng đặt mục tiêu phù hợp với thực tế và khả năng của bản thân.

Kỹ năng tự phục  vụ

Biết tự lập trong sinh hoạt hàng ngày từ những việc đơn giản: vệ sinh cá nhân, tìm kiếm đồ chơi thất lạc, quần áo để quên, sắp xếp thời gian khoa học.

Trẻ hiểu được vì sao mình phải có ý thức tự lập trong sinh hoạt hàng ngày, qua đó giúp trẻ thích nghi tốt với cuộc sống. Trẻ được giáo dục kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng quản lý thời gian hợp lý.

Kỹ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người

Biết cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác trong cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày để thể hiện rằng mình là người lịch sự và văn minh.

Con trẻ hiểu được lý do vì sao mình cần phải lắng nghe người khác nói. Bên cạnh đó, con được giảng dạy về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy sáng tạo và kỹ năng hợp tác theo nhóm, tập thể.

Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

Biết đưa ra quyết định và cách để giải quyết các vấn đề con trẻ có thể gặp trong cuộc sống. Trẻ cũng được dạy về cách thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn khi giải quyết vấn đề.

Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn

Trẻ được giảng dạy rằng việc biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn là rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Bất cứ khi nào gặp vấn đề mà bản thân không thể tự xoay xở thì trẻ có thể vận dụng kỹ năng này.

Trẻ được học cách xác định những đối tượng đáng tin để có thể yêu cầu sự giúp đỡ trong trường hợp gặp những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Thầy cô sẽ giảng dạy cho trẻ hiểu về sự cần thiết của kỹ năng kiềm chế cảm xúc trong cuộc sống. Trẻ cũng được học cách tự kiềm chế cảm xúc của bản thân để không gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh mình.

Kỹ năng đặt mục tiêu cho bản thân

Con trẻ được dạy rằng kỹ năng đặt mục tiêu giúp trẻ sống có định hướng, có kế hoạch, có tính thực tế và nằm trong khả năng của mình. Bởi nếu đặt mục tiêu quá xa vời, con sẽ khó thực hiện được và nảy sinh tâm lý chán nản.

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 tại nhà

Kỹ năng sống lớp 4 2
Lên 9 tuổi con c ó thể giúp cha mẹ làm việc nhà

Việc trang bị nhóm kỹ năng sống mầm non này vẫn cần được thực hiện không chỉ ở trường học mà còn được thực hành ở nhà dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo của cha mẹ.

Ở nhà, cha mẹ nên hướng dẫn con vận hành thành thục những công việc vừa với sức lực của trẻ:

  • Cho quần áo vào máy giặt và vận hành máy giặt
  • Quản lý thời gian (có thể tiếp nhận các công việc được giao trong một khoảng thời gian đặt ra)
  • Gấp gọn chăn mền
  • Sắp xếp đồ đạc gọn gàng cho ngăn kéo nhà bếp
  • Giúp cha mẹ vệ sinh tủ lạnh
  • Chuẩn bị đồ uống nóng
  • Chiên được xúc xích và trứng
  • Chiên vàng miếng thịt hamburger
  • Lau bụi đồ dùng gia đình
  • Đếm và đổi tiền tệ
  • So sánh chất lượng và giá cả (đơn giá)
  • Tra dầu cho xe đạp

[remove_img id=28937]

Có được thêm những kỹ năng lớp 4 này, tính cách và suy nghĩ của con càng thêm vững vàng theo định hướng tích cực. Cha mẹ và thầy cô sẽ cảm nhận được sự trưởng thành của con thông qua những hành động đã được điều chỉnh bằng những suy nghĩ chín chắn.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Thẻ học Glenn Doman gồm những gì, mẹ nên biết để chuẩn bị đầy đủ cho con

Phương pháp Glenn Doman được nhiều phụ huynh ủng hộ, tiềm năng khơi dậy và phát triển trí não cho trẻ từ 0-6 tuổi. Thẻ học Glenn Doman nhiều hình ảnh, màu sắc giúp việc học đầy thú vị với trẻ. Với bội thẻ này, bố mẹ có thể dạy con tại nhà, giúp trẻ hòa nhập nhanh vào môi trường mới ở bậc tiểu học.

Bộ thẻ Glenn Doman

Hiện nay bộ học liệu Glenn Doman (được gọi là flash card hoặc dot card) đã không còn xa lạ với các bậc phụ huynh tại Việt Nam. Các bộ học liệu được thiết kế chuẩn theo phương pháp Glenn Doman nhằm tăng sự tập trung cho trẻ để đạt hiệu quả cao nhất.

Có rất nhiều các sản phẩm về thẻ học này nằm chung trong bộ học liệu Glenn Doman gồm:

Bộ thẻ flash card Tiếng Việt (từ đơn, từ ghép)

Phần cơ bản gồm 210 thẻ từ đơn. Trong đó từ đơn về gia đình (16 thẻ), bộ phận cơ thể (13 thẻ), màu sắc (10 thẻ), động vật (12 thẻ), vật dụng trong nhà (33 thẻ), thực phẩm (17 thẻ), thiên nhiên (19 thẻ), gia vị (14 thẻ), hành động (28 thẻ) và từ trái nghĩa (48 thẻ).

Thẻ học Glenn Doman
Bộ thẻ chữ tiếng Việt dạy trẻ học đọc

Phần nâng cao gồm:

210 thẻ từ ghép. Trong đó từ ghép về các loại rau củ hạt (27 thẻ), động vật sống trong tự nhiên (21 thẻ), động vật dưới nước (15 thẻ), động vật sống trong nhà (13 thẻ), vật dụng trong nhà (24 thẻ), về hoạt động (23 thẻ), bộ phận cơ thể (10 thẻ), các loại quả (18 thẻ), các loại hoa (13 thẻ), màu sắc (8 thẻ), thực phẩm (7 thẻ), công trình công cộng (6 thẻ), phương tiện giao thông (12 thẻ) và thiên nhiên (13 thẻ).

90 thẻ cụm từ và câu: Cụm động từ (27 thẻ), cụm danh từ/tính từ (19 thẻ), cụm thành ngữ (14 thẻ), câu (30 thẻ).

Bộ thẻ flash card Tiếng Anh

Bộ flash card Tiếng Anh gồm 300 thẻ được in hai mặt với 600 từ.

Bộ Flashcard tiếng Anh cho bé gồm 210 thẻ bao gồm các chủ đề sau: số đếm (10 thẻ), động từ (30 thẻ), tính từ (16 thẻ), giới từ (10 thẻ), động vật (22 thẻ), đồ vật (24 thẻ), bộ phận cơ thể (13 thẻ), màu sắc (10 thẻ), thiên nhiên (6 thẻ), hình dạng (8 thẻ), rau củ và hoa quả (16 thẻ), phương tiện giao thông (10 thẻ), thứ ngày tháng (24 thẻ), từ ghép: 11 thẻ (in hai mặt).

Thẻ học Glenn Doman 2
Bộ thẻ flash card Tiếng Anh đều được in hai mặt, một mặt hình, một mặt chữ

Bộ thẻ flashcard số toán học

Bộ thẻ dạy trẻ học toán là bộ thẻ số gồm 109 thẻ như sau:

  • Từ số 0 – 100
  • 08 thẻ biểu tượng ký tự gồm cộng, trừ, nhân, chia,…

Cho trẻ tiếp xúc ngay với toán học từ bây giờ sẽ giúp trẻ làm quen tiếp cận, để có thể dễ dàng nhận biết những con số khi mới chỉ vài tháng tuổi cho đến vài năm tuổi.

Thẻ học Glenn Doman 3
Bộ thẻ dạy trẻ học toán

Bộ thẻ flashcard dạy trẻ sơ sinh

Bộ học liệu dành cho trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi bao gồm 109 thẻ gồm: 29 thẻ Bit đơn giản, 29 thẻ Bit đơn giản bổ sung chi tiết, 10 thẻ đốm tròn, 5 thẻ mặt người, 8 thẻ hình hoa quả màu, 10 thẻ chữ đen, 18 thẻ chữ đỏ.

Thẻ học Glenn Doman 4

Bộ thẻ flashcard dạy trẻ thế giới xung quanh

Bộ dạy trẻ thế giới xung quanh có các chủ đề khác nhau, mỗi chủ đề 10 thẻ (riêng chủ đề Cờ gồm 30 thẻ). Các chủ đề gồm có: các loại hoa, củ, quả, động vật sách đỏ, kỳ quan thế giới, nhạc cụ, côn trùng và cờ thế giới.

Thẻ học Glenn Doman 5

Lợi ích từ bộ học liệu thẻ flashcard Glenn Doman

Bộ học liệu Glenn Doman có thể giúp trẻ nhỏ phát triển và tăng trưởng nhanh chóng về mọi mặt đặc biệt là phát triển trí não. Những năm đầu đời, trí não của bé chưa phát triển toàn diện chỉ bằng khoảng 80% bộ não của người bình thường, mà vì thế chúng cần phải tiếp thu và tích lũy mọi thứ từ thế giới xung quanh.

Mỗi lĩnh vực trong bộ học liệu Glenn Doman sẽ đưa ra cho phụ huynh từng bước tiến hành cụ thể với các giáo cụ, không gian học, tâm lý chuẩn bị.

Bộ học liệu dạy trẻ học toán sẽ giúp các bậc phụ huynh có 1 giáo trình hiệu quả để giúp bé học toán dễ dàng ngay từ nhỏ. Áp dụng phương pháp học từ bộ học liệu Glenn Doman mang tới nhiều lợi ích như sau:

  • Phát triển tư duy lập luận, phân tích đồng thời, kích thích trí não hoàn thiện nhanh hơn.
  • Tạo thói quen học tập cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời, giúp bé hình thành thói quen tự giác học tập.
  • Tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững sau này, đặc biệt là có khả năng khả năng tư duy và lập luận ngôn ngữ sớm hơn với những trẻ nhỏ khác.

Nói chung, bộ thẻ flash card Glenn Doman có rất nhiều loại với các mục đích giúp bé quan sát nhận biết moi thứ về thế giới cũng như tiếp cận với việc học sớm hơn. Đồng thời tạo nền tảng tốt giúp trẻ bước vào giai đoạn tiểu học một cách thoải mái nhất.

N.Ngân

[remove_img id=32863]

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Phương pháp dạy toán lớp 3 giúp trẻ học tích cực và chủ động

Phương pháp dạy toán lớp 3 cho trẻ hiệu quả cần giúp con chủ động hiểu được các phép tính, hiểu được các phép tính không chỉ bằng con số, con chữ mà còn áp dụng được trong đời thực.

Phương pháp dạy toán lớp 3 đa dạng

Toán lớp 3 có nhiều nội dung mới đối với trẻ, có thể kể đến nhiều dạng bài toán như

  • Phép tính so sánh
  • Cộng trừ nhân chia số có bốn, năm chữ số
  • Đại lượng và đo đại lượng
  • Yếu tố hình học
  • Giải toán có lời văn…

Các kiến thức và kĩ năng cơ bản cũng như sự phát triển về trình độ tư duy và kĩ năng khác được tăng dần trong từng nội dung. Vì vậy, cần có phương pháp phù hợp nhằm giúp phụ huynh nắm bắt để có thể giúp trẻ có đạt kết quả trong học tập một cách tốt nhất.

Phương pháp dạy toán lớp 3
Phương pháp dạy toán phù hợp sẽ giúp cho trẻ nắm chắc kiến thức và thêm yêu thích môn học

Khuyến khích trẻ tự phát hiện và giải quyết vấn đề

Ở phương pháp này, phụ huynh có thể giúp trẻ tự phát hiện vấn đề của bài học. Cha mẹ giúp trẻ sử dụng kinh nghiệm của bản thân để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết, đã từng gặp trong đời sống, từng được thầy cô dạy trên lớp,… Từ đó, trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề của bài học.

Ví dụ trong bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số như sau: Chị có 12 cây kẹo, chị cho em 1 phần 3 số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cây kẹo?

Qua bài toán trên phụ huynh có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ, hình vẽ để trẻ tự phát hiện ra vấn đề bài toán cần giải quyết qua biểu tượng về một phần ba đã được học. Giải quyết bài toán bằng cách tìm 1 phần 3 của 12 cái kẹo một cách nhanh nhất.

Giúp trẻ tập khái quát cách giải quyết bài toán

Ở phương pháp này chính trẻ sẽ phải tự nhận ra kiến thức để tìm cách giải quyết bài toán và rút ra kiến thức cơ bản. Nên cho trẻ tự đọc đề bài và nhận ra dạng bài đã học có mối quan hệ nội dung cụ thể để biết cách làm bài tập ứng dụng trong sách giáo khoa toán lớp 3.

Nếu trẻ có sự tư duy chậm bạn cần gợi mở cách làm để trẻ nhớ lại kiến thức, không nên nói thay hay giải bài cụ thể. Ví dụ khi trẻ trả lời để tìm 1 phần 3 của 12 cây kẹo, ta chia 12 cây kẹo thành 3 phần bằng nhau lấy 12 chia 3 được 4 cây kẹo, mỗi phần bằng nhau chính là 1 phần 3.

Từ đó, bạn có thể dạy trẻ khái quát được cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số bằng cách ta lấy số đó chia cho 3 qua ví dụ. Và có thể tìm được 1 phần 2, 1 phần 4, 1 phần 5,… Cho con giải những bài tập khác tránh được việc trẻ “học vẹt” mà lĩnh hội được kiến thức chắc nhất.

Phương pháp dạy toán lớp 3 b

Liên hệ được kiến thức mới với các kiến thức cũ đã học

Cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ những dụng cụ học tập có liên quan tới môn học như thước kẻ, com-pa, bộ thước êke, bộ đồ dùng học toán lớp 3,… Đồ dùng học tập thú vị giúp trẻ dễ dàng làm quen với dạng kiến thức mới thành thạo thông qua đồ dùng học tập.

Tiếp thu kiến thức một cách trực quan, sinh động qua các hoạt động vui chơi bằng hình vẽ, hoặc dựa vào kỹ năng sống mà mỗi đứa trẻ rèn luyện được. Ví dụ ngoài việc tìm 1 phần 3 của 12 cây kẹo bằng cách lấy 12 cây kẹo chia làm 3 phần bằng nhau, trẻ còn có thể tự liên hệ kiến thức và còn biết tìm 1 phần 3 của bất kì số nào đã học chia hết cho 3.

Hai quá trình trên thiết lập cho trẻ biết được mối quan hệ giữa kiến thức mới và cũ có liên quan. Quá trình tiếp thu kiến thức mới như vậy sẽ góp phần phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời, bằng sơ đồ hoặc hình vẽ, bằng hệ thống kí hiệu,…

Tuyên dương khuyến khích trẻ

Khi trẻ tìm được nhiều cách giải tốt nhất để giải toán bạn cần có thái độ tích cực như tuyên dương thành tích của trẻ nhằm thúc đẩy tinh thần học tập giúp trẻ thêm yêu thích môn học. Ngoài việc khen ngợi bạn có thể khuyến khích trẻ bằng việc đưa trẻ đi chơi, mua bánh quà,…

Cha mẹ cần nghiên cứu để lựa chọn phương pháp học toán hiệu quả nhất cho con mình. Nhằm phát triển đúng mức năng lực của trẻ, hạn chế áp đặt hoặc đòi hỏi quá mức tiếp thu của trẻ.

N.Ngân

[remove_img id=31990]