Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Lợi ích của Internet và cách dạy Internet phù hợp cho trẻ

Những kiến thức phù hợp lứa tuổi con trẻ từ Internet sẽ giúp con tiếp thu kiến thức một cách sinh động. Lợi ích của Internet là truyền thông đa phương tiện, sử dụng hình ảnh và âm thanh thú vị. Con trẻ háo hức thu nhận kiến thức bằng trực quan sinh động. Tuy nhiên, ở tuổi Tiểu học, trẻ cần được dạy cách sử dụng Internet phù hợp.

Internet là gì?

Internet là một hệ thống chia sẻ thông tin toàn cầu. Các cộng đồng các máy tính được liên kết, dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa quốc tế (giao thức IP hay gọi là IP protocol). Hàng triệu mạng máy tính nhỏ hơn của các Công ty, tổ chức, của các trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường và hàng tỷ người dùng cá nhân tạo nên mạng lưới Internet rộng khắp.

Hiện nay, trẻ tiếp cận và sử dụng thiết bị hiện đại rất sớm, từ 2-3 tuổi đã có thể lướt Youtube và các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Trẻ lên 6, bắt đầu biết đọc biết viết, cha mẹ đã có thể cho con tiếp xúc với máy vi tính để học các ứng dụng cơ bản.

Cho con tiếp cận thế nào?

Bạn nên tìm hiểu các phần mềm kiểm soát nội dung Internet phù hợp cho trẻ em và cài đặt. Việc này tránh tối đa các thông tin xấu không phù hợp xuất hiện khi con sử dụng Internet.

Ban đầu, bạn chỉ nên cho con học cách thao tác trên máy vi tính mà không bật chế độ kết nối Internet. Con đã thuộc mặt chữ, bạn nên dạy con tập đánh máy 10 ngón. Hoặc sử dụng các phần mềm trên máy tính để vẽ tranh, làm toán thông minh. Máy tính cũng có nhiều trò chơi đơn giản giúp kích thích tư duy của con, bạn nên tải về để con làm quen với máy tính.

Khi con đã quen thao tác tắt mở máy, sử dụng được bàn phím và con chuột, cha mẹ có thể từng bước tập cho con truy cập Internet. Trước đó, bạn nên trao đổi thẳng thắn với con những gì hay cần tiếp thu từ Internet, và cả những thông tin xấu có thể xuất hiện. Nhấn mạnh với con rằng “Mẹ tin tưởng con nên cho phép con sử dụng Internet. Con cũng nên thể hiện cho mẹ thấy rằng niềm tin ấy là đúng bằng cách không tự ý truy cập những nội dung xấu”.

Lợi ích của internet trong học tập

Lợi ích của Internet rất rộng lớn mà bạn không thể bỏ qua:

  • Đọc báo, xem tin tức Online
  • Lướt Facebook, xem phim, nghe nhạc trực tuyến
  • Gửi nhận Mail, tìm kiếm thông tin trên mạng
  • Học tập thông qua các chia sẻ kiến thức từ rất nhiều nguồn uy tín
  • Cực kỳ tiện ích cho con người, cung cấp một khối lượng thông tin khổng lồ
  • Các cách thức thông thường để truy cập Internet hiện nay được mở rộng. Có thể truy cập bằng băng rộng, wifi, 3G, 4G…. Internet có thể truy cập bằng máy vi tính, tivi, điện thoại thông minh, tabnote…

Nên giúp trẻ hiểu Internet hiệu quả chỗ nào. Chẳng hạn, bạn cùng con tìm kiếm công thức làm bánh và cùng nhau thực hiện. Hoặc cho con tham gia giải toán online qua các trang chuyên về giáo dục. Bạn cũng có thể ra đề tài về tìm hiểu đời sống thực vật quanh nhà để con tìm thông tin các loại cây quen thuộc từ Internet.

Trẻ con học tập rất nhanh. Bạn không thể để kiến thức về Internet và ứng dụng thông minh thua kém con cái. Bạn phải hiểu con đang làm gì, mối quan tâm hiện tại của con là gì. Không gò bó và ép buộc con nhưng phải hiểu rõ để quản lý con tốt hơn trong thế giới ảo.

Các quy tắc tham gia mạng xã hội online an toàn cũng nên được dạy cho con. Nếu con lớn hơn và muốn có tài khoản Facebook, Instagram, trẻ cần được hướng dẫn về việc không cung cấp thông tin cá nhân cho những người lạ. Chia sẻ hình ảnh cá nhân hoặc ảnh gia đình nên giới hạn trong khuôn khổ bạn bè quen. Đã có rất nhiều trẻ đã bị kẻ xấu lợi dụng hình ảnh và thông tin cá nhân của mình.

Đảm bảo sức khỏe cho trẻ

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ chỉ được ngồi trước màn hình 1-2 giờ mỗi ngày. Hơn 2 tiếng mỗi ngày làm tăng nguy cơ tẻ gặp các vấn đề tâm lý. Các vấn đề sức khỏe khác trẻ gặp phải là cận thị, mệt mỏi, stress…

Để kiểm soát giờ sử dụng máy tính của con, bạn nên đặt máy ở phòng khách hoặc phòng là việc của cha mẹ. Cài mật khẩu, khi nào cha mẹ cho phép và mở máy con mới được sử dụng. Với trẻ Tiểu học, cha mẹ luôn bên cạnh để giám sát và hỗ trợ con, đừng để con mình “lang thang” một mình trong thế giới ảo.

Con phải vận động thể chất, chơi thể thao hoặc các trò chơi ngoài trời hàng ngày, thay vì chỉ biết dán mắt vào màn hình vi tính. Mẹ cũng phải quan tâm đến thời gian ăn ngủ, sinh hoạt của trẻ, tránh để trẻ vì quá mải mê mà quên mất thói quen sinh hoạt điều độ.

Lợi ích của Internet rất lớn nên nó rất dễ “gây nghiện”. Cha mẹ nên thường xuyên quan sát để tránh cho con sa đà vào mạng Internet và thế giới ảo. Muốn làm được điều đó, bản thân bạn cũng phải khống chế được thời gian truy cập mạng xã hội của chính mình, cùng con cân bằng cuộc sống bằng cách tham gia các hoạt động thực tế, tuân thủ lịch sinh hoạt điều độ.

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từng tháng tuổi

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh sẽ gia tăng theo từng tháng tuổi, tùy vào thể trạng của con yêu. Biết được lượng sữa con uống hàng ngày giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn, biết cách điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày để cân bằng lượng sữa của mẹ và nhu cầu của bé.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh

Lượng sữa cho trẻ mới sinh

Bé yêu mới mở mắt chào đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng tối cần thiết cho con, nhất là sữa non. Sữa mẹ cung cấp dưỡng chất cùng kháng thể cần thiết cho trẻ. Đồng thời, sữa mẹ cũng phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của bé, cân bằng được nhu cầu của bé và nguồn cung từ mẹ.

Trong thời gian này, nỗi lo lắng, áp lực về việc chăm sóc đứa con đầu lòng gây ra stress, làm lượng sữa mẹ có thể ít đi. Tốt nhất, mẹ bầu nên cho con bú trực tiếp theo nhu cầu, đừng lo sữa ít con không đủ ăn. Cơ thể của mẹ sẽ có sự cân bằng tốt nhất để con vừa đủ no.

Vài ngày tuổi, dạ dày của bé yêu rất nhỏ. Mỗi lần con chỉ uống được lượng sữa giới hạn, nhưng thời gian cách quãng giữa hai lần bú ngắn. Tốt nhất, mẹ nên nghe tiếng khóc của con để biết khi nào bé đói và cần được bú.

Tuổi của trẻ Lượng sữa mỗi cữ bú
Ngày 1 (0-24 giờ) 7ml
Ngày 2 (24-48 giờ) 14ml
Ngày 3 (38-73 giờ) 38ml
Ngày 4 (72-96 giờ) 58ml
Ngày 7 (144-168 giờ) 65ml
Tuần 2-3 65-90ml

Lượng sữa cho trẻ từ 1-2 tháng tuổi

Kích thước dạ dày trẻ lúc này lớn hơn. Con 1 tháng tuổi có thể bú từ 80-150ml, từ 2 tháng tuổi có thể bú từ 90-120ml/mỗi lần. Một ngày, bé yêu của bạn có thể bú từ 5-6 lần.

Lúc này, nhiều bà mẹ chia giờ bú của con cách quãng và cho con bú theo giờ, thậm chí cho bé bú đêm. Tuy nhiên, việc này không cần thiết vì sẽ làm mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng tới lượng sữa. Mẹ có thể cho bé bú cữ chót vào 23h và cho con ngủ tới sáng. Khi đã quen lịch sinh hoạt này, bé bú đủ no sẽ ngủ một giấc dài, đỡ vất vả cho mẹ và cũng tập thói quen ngủ tốt cho bé.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh mỗi thời điểm khác nhau

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 2-6 tháng tuổi

Lượng sữa bé có thể bú mỗi lần từ 120-180ml. Mẹ nên cho bé bú mỗi ngày 5 lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng đồng hồ. Đến cuối tháng thứ 5, bé đã có thể ăn dặm. Mẹ nên tập cho con ăn dặm dần, bắt đầu bằng việc đút sữa cho con bằng thìa. Sau đó, pha bột thật loãng cho con ăn, dần dà tiến tới ăn bột đặc hơn.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi

Qua 6 tháng tuổi, sữa mẹ nhạt dần, lượng sữa ít đi. Lúc này, mẹ có thể cho con uống sữa công thức bổ sung. Lượng sữa dạ dày bé có thể chứa lúc này là 180-240ml/lần. Mỗi ngày, con có thể bú 3-4 lần.

Lúc này, bé đã có thể ăn dặm đa dạng như bột nghiền cùng rau củ, thịt hoặc ăn cháo xay nhuyễn…

Đọc thêm: https://hellobacsi.com/thuoc/cac-loai-thuoc-tranh-thai-hang-ngay-tot-nhat/

Quan sát xem nhu cầu của con

Tùy thể trạng mỗi bé mà có lượng sữa và lượng ăn khác nhau. Bạn nên quan sát nhu cầu thực của con xem bé có biểu hiện còn đói hay không.

Sau khi bú sữa mẹ, nếu vẫn còn đói, bé sẽ có những biểu hiện như liếm môi, mút chụt chụt, khóc khi vú mẹ hoặc bình sữa nhấc khỏi miệng. Bé khóc ban đầu nho nhỏ sau đó ọ ẹ khóc to hơn, cáu gắt. Khi đặt ngón tay lên môi, bé bắt đầu nín khóc và chờ được bú, nếu không được sẽ tiếp tục khóc. Lúc này, mẹ nên cho bé bú thêm một lúc nữa.

Ngược lại, cho bé bú quá nhiều vượt quá nhu cầu con cần, bé sẽ ọc sữa ra ngoài. Tình trạng này không chỉ lãng phí nguồn sữa mẹ mà còn gây kích thích khiến bé nôn hết lượng sữa trong dạ dày ra ngoài.

[inline_article id=176386]

Mẹ nên đọc dấu hiệu bé bú đã đủ no

  • Bé thỏa mãn và tự nhả vú mẹ ra
  • Bé vẫn ngậm vú nhưng nhay nhay và không có dấu hiệu nuốt
  • Khi bị bứt khỏi vú mẹ không quấy khóc
  • Bé tăng cân đều
  • Lượng tã của bé mỗi ngày: Từ 5-6 lần

Tùy vào số cân nặng, tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng mà cần một lượng sữa cho trẻ sơ sinh phù hợp.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Phạt quỳ gối đánh đòn không hiệu quả, hãy dạy con theo cách này

Bạn thử thay cách phạt quỳ gối đánh đòn, nhiếc mắng con bằng những biện pháp dưới đây. Bạn sẽ thấy con hiểu và sửa lỗi hiệu quả không ngờ!

Theo lý thuyết nuôi dạy con thông minh của B.F.Skinner: Thay đổi hành vi thông qua hậu quả. Theo cách này, bạn nên dùng kỷ luật tích cực thay trừng phạt sẽ giúp con trẻ hiểu và làm theo điều đúng đắn. Đánh đòn không có tác dụng ngăn chặn hành vi xấu, chỉ làm con trẻ sợ hãi tạm thời.

Kỷ luật tích cực nên được áp dụng sớm, khi con còn nhỏ giúp uốn nắn hành vi từ ban đầu.

Phạt quỳ gối đánh đòn
Phạt quỳ gối đánh đòn là lối giáo dục lỗi thời và kém hiệu quả

Con cãi người lớn

Một số đứa trẻ rất ngỗ ngược. Con có thể gân cổ lên cãi lại, hỗn hào với cha mẹ, người lớn khi không được đáp ứng điều mình thích. Chẳng hạn, con muốn xem hoạt hình trong khi đến giờ ngủ trưa chẳng hạn. Tát bé ư, hay cãi tay đôi lại? Cách này sẽ càng kích thích tính khí nóng nảy và sự cứng đầu của trẻ.

Tốt nhất, bạn không lớn tiếng cũng không cãi nhau với con. Đưa con ra góc nhà, bắt con đứng yên ở đó trong một khoảng thời gian. Thời gian này ấn định từ đầu, chẳng hạn “Mẹ phạt con ngồi yên trong 10 phút”. Con có gào khóc, la hét cũng không nhẹ lòng mà tha cho con. Phương pháp giáo dục này gọi là Timeout, khá hiệu quả cho trẻ từ 2-5 tuổi.

Góc phạt con nên cách ly con khỏi môi trường đang làm con tức giận, không tiếp xúc với mẹ và người khác trong gia đình. Đó là một nơi buồn chán và tẻ nhạt như góc cầu thang, góc tường nhà. Trẻ có la cũng không ai đáp ứng. Khi một mình như vậy, trẻ sẽ có thời gian tự ngẫm lại về thái độ của mình.

Trẻ giận giữ và làm lẫy

Có những lúc con tức giận và nói to tiếng. Lúc này, thay vì đổ dầu vào lửa, cha mẹ làm gương trước: Bình tĩnh. Nghiêm mặt nói với con “Con có thể bình tĩnh được không?”. Trẻ tiếp tục nói, bạn im lặng, đợi 5-10 giây sau nhắc lại yêu cầu con giữ bình tĩnh. Lúc này, mọi lời dạy dỗ, khuyên răn gì cũng vô tác dụng.

Bạn tỏ vẻ cho con thấy mình không sẵn sàng nói chuyện khi con đang to tiếng như vậy. Chỉ khi con bình tĩnh lại, nhẹ giọng nói chuyện đàng hoàng, mẹ hãy ngồi ngang tầm mắt và bắt đầu nói cho con biết về hành vi của trẻ.

[remove_img id=18692]

Nếu trẻ nổi giận khi đang đi ra chốn công cộng như siêu thị, rạp chiếu phim, bạn nên đưa con ra góc nhà vệ sinh, góc cầu thang, liên tục đưa ra các yêu cầu con bình tĩnh và nói chuyện đàng hoàng với mẹ. Tốt nhất, kết thúc chuyến đi mua sắm, đi chơi để con hiểu rằng thái độ của con là không chấp nhận được. Việc không được đi chơi chính là hình phạt “kinh khủng” nhất mà trẻ đối mặt.

Thay hình thức phạt quỳ gối đánh đòn
Nếu con làm lẫy và đòi hỏi vô lý ngay chốn công cộng, cha mẹ có thể chấm dứt chuyến đi như hình thực phạt con

Con làm tổn thương người khác

Đối với trường hợp này, bạn nên đưa con ra một góc riêng chỉ có hai mẹ con, đừng nhiếc mắng con trước mặt người khác. Nghiêm túc nói chuyện với con giúp trẻ hiểu được mẹ không chấp nhận và không thể tha thứ hành vi lần này của con.

Bạn đưa trường hợp khi con bị bạn khác mắng, tổn thương. Hỏi con rằng “Lúc con bị bạn A. nói như vậy, con cảm giác thế nào?”. Việc này dạy trẻ biết đồng cảm với sự tổn thương của bạn vừa bị mình làm buồn lòng.

Tiếp theo, bạn giúp con có hướng giải quyết vì lúc này trẻ khá rối trí. Con có thể đến xin lỗi bạn. Khó cất lời quá thì con hãy tặng bạn một viên kẹo, một quyển sách nhỏ. Lời xin lỗi có thể dành cho lần tới, khi cả hai đang chơi với nhau bình tĩnh hơn. Cách này giúp con hòa hợp tốt hơn với bạn bè.

Con ăn cắp vặt

Đây là một tội khá “trọng đại” mà bạn phải cùng con đối mặt. Tốt nhất, bạn gặp riêng con, nghiêm khắc nói với trẻ rằng tội lấy của người khác là sai trái. Tiếp tục thói quen thèm muốn đồ không thuộc về mình, con sẽ có suy nghĩ muốn trộm tất cả những gì mình thích. Đó là tội trộm cắp.

Cha mẹ nên cùng con tới cửa hàng trả lại món đồ hoặc trả tiền mua món đồ. Xin lỗi người bị thiệt hại chân thành. Con cũng phải xin lỗi về tội này của mình, vì sao lại trộm và cam kết không tái phạm lần sau. Có thể cả cha mẹ cũng bị mắng, hoặc được người chủ tha thứ. Tất cả trải nghiệm đó để con hiểu rằng lỗi của con nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng lớn.

Con mải chơi và không làm việc nhà

Thông thường, cha mẹ giao cho con công việc nhà và bắt con phải có trách nhiệm thực hiện. Nếu trẻ mãi chơi và không thực hiện đúng cam kết trong ngày, bạn tăng thêm việc nhà nào đó, chẳng hạn lau cửa kính, gấp đồ bắt con thực hiện. Cha mẹ nên bên cạnh giám sát cho tới khi con làm tất cả mọi việc ổn thỏa. Nhấn mạnh với con rằng lần sau nếu lơ là trách nhiệm, con phải làm thêm việc khác nhiều hơn.

Điều này dạy cho con về trách nhiệm được phân công. Nếu thiếu trách nhiệm, con gánh “hậu quả” nặng hơn là phải làm thêm việc, bớt giờ chơi, trẻ sẽ ngại mà không tái phạm.

Trừng phạt bằng “quyền lợi”

Kỷ luật tích cực nói không với roi vọt, nhiếc mắng nhưng là biện pháp trừng phạt trẻ rất sợ: Tạm cắt đi niềm vui của trẻ. Con phạm lỗi không được đi siêu thị trong một tuần, không được xem hoạt hình thay vào đó đi ngủ sớm.

Trẻ cãi nhau với bạn bè, anh chị em trong nhà sẽ bị cách ly trong phòng. Con sẽ nghe tiếng bạn bè, anh chị em chơi đùa bên ngoài mà không được chơi cùng. Muốn được chơi, con phải hành xử chừng mực, cam kết không đánh, không cãi nhau với bạn nữa.

Nên nhớ, thái độ cương quyết và nghiêm khắc của cha mẹ chính là điểm mấu chốt mang lại thành công cho cách kỷ luật tích cực. Dù giá nào, bạn cũng phải tuân thủ theo hình phạt chính mình đặt ra cho con. Không vì thương con mà mới phạt có 1/2 thời gian, bạn mủi lòng và “tha bổng” sớm.

[remove_img id=17784]

Phạt quỳ gối đánh đòn theo lối xưa cam đoan là không hiệu quả bằng biện pháp trừng phạt bằng quyền lợi này. Tùy từng trường hợp, bạn có thể “sáng tạo” cách phạt con tích cực và hiệu quả. Và lưu ý, nhất định nói không với roi vọt và mắng nhiếc nhé mẹ thông minh!

Categories
Chọn trường Nuôi dạy con

Trường mầm non khác hay giống trường mẫu giáo?

Về cơ bản, trường mầm non hay trường mẫu giáo đều là những đơn vị có chức năng chăm sóc và giáo dục trẻ ở giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi – khoảng thời gian chuẩn bị bước vào cấp 1. Ngôi trường mầm non chính là nơi dạy cho trẻ những kỹ năng đầu đời, bao gồm:

Kỹ năng kết bạn

trường mầm non 1
Trẻ ở trường mầm non bước đầu được mở rộng hơn mối quan hệ với bạn bè cùng lớp

Ngoài nhà trẻ, ở cấp độ mầm non, trẻ có nhiều bạn hơn và cũng đã bắt đầu nhận thức được những người gắn bó với mình ngoài gia đình và thầy cô giáo. Các bé sẽ nói chuyện, chơi đùa cùng nhau mỗi ngày ở lớp. Những người bạn đầu đời sẽ giúp bé bắt đầu cảm nhận được mối quan hệ xã hội đầu tiên, từ đó hỗ trợ phát triển một số kỹ năng khác như sự hòa đồng, cởi mở, kỹ năng giao tiếp…

Kỹ năng nghe – nói

Thời gian sinh hoạt ở trường mầm non giúp ích rất nhiều cho việc phát triển kỹ năng nói của trẻ. Trẻ sẽ học cách để nói chuyện khác nhau với từng đối tượng như gần gũi với bạn bè, lễ phép và tôn trọng với thầy cô, cách để diễn đạt suy nghĩ cũng như mong muốn của mình. Đây cũng được xem là giai đoạn quan trọng để phát triển khả năng ngôn ngữ của bé.

Kỹ năng ngoại ngữ

Không chỉ là nói và diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình, giai đoạn này trí não của trẻ rất nhạy để tiếp thu những ngôn ngữ mới, vì vậy nhiều trường đã bắt đầu dạy tiếng Anh cho trẻ bên cạnh tiếng Việt. Trẻ càng tiếp xúc với ngoại ngữ sớm càng dễ tiếp thu và học tốt nó.

Kỹ năng chăm sóc bản thân

Trường mẫu giáo cũng dạy trẻ học cách chăm sóc bản thân, từ việc đánh răng, rửa mặt, giữ gìn vệ sinh cá nhân thậm chí đến cả việc tự thay quần áo, gấp chăn màn mỗi ngày. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ tự lập hơn.

[remove_img id= 8731]

Kỹ năng cơ bản về các môn học

Ngoài việc chăm sóc trẻ, thầy cô ở trường còn dạy trẻ một số môn học quan trọng như vẽ, tô màu, âm nhạc, toán học, sinh học,… Những môn này được dạy thông qua những trò chơi, những câu chuyện hoặc những hoạt động ngoại khóa dành cho trẻ. Đây là nền tảng quan trọng để trẻ nhận biết những thứ xung quanh và để học hỏi nhiều điều cơ bản trước khi bước vào cấp 1 – giai đoạn cần học tập nghiêm túc và bài bản hơn.

Kỹ năng nhận thức

Một trong những kỹ năng quan trọng khi đến trường mầm non là khả năng nhận thức những vấn đề diễn ra xung quanh. Thầy cô sẽ giúp trẻ phân biệt đâu là chuyện xấu, đâu là chuyện tốt, dạy trẻ phải biết lễ phép, ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn…

Có thể nói, những “môn học” này của trẻ cũng khá nặng, chẳng thua kém gì các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, hình thức học của trẻ lại thoải mái hơn rất nhiều và thông qua các hình thức vui chơi là chủ yếu.

Trẻ trời Tây học gì ở trường mầm non?

trường mầm non 2
Tại các quốc gia khác, giáo dục mầm non cũng tập trung chủ yếu vào việc xây dựng tính cách

Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác trong cùng khu vực cũng như các nước ở phương Tây, giai đoạn mầm non là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của một đứa trẻ. Nó sẽ quyết định việc định hình nhân cách, lối sống cũng như nhận biết của trẻ về sau này. Cũng như Việt Nam, các nước cũng rất chú ý để xây dựng nền tảng và kích thích sự sáng tạo của trẻ một cách tốt nhất.

Ở Hàn Quốc, các trường mẫu giáo ngoài việc trông nom còn dạy trẻ ở 6 lĩnh vực chính như hoạt động cơ bản hàng ngày, kỹ năng vận động thể chất, quan hệ xã hội, giao tiếp, nghệ thuật, khám phá tự nhiên. Tất nhiên, hình thức truyền đạt cho trẻ cũng thông qua kể chuyện, vui chơi, dã ngoại, xem phim.

Trong khi đó, ở các nước phương Tây, như Bỉ cũng chú trọng dạy trẻ những môn học cần thiết, đó là:

  • Dạy viết: Chưa hẳn là viết chữ mà chủ yếu là vẽ các hình dạng, đường nét theo suy nghĩ của trẻ.
  • Dạy toán: Chỉ là những phép toán đơn giản như cộng trừ, thêm bớt bằng các thanh gỗ, ngón tay hoặc những dụng cụ cơ bản khác.
  • Dạy ngoại ngữ: thông qua những bài hát, những câu chuyện bằng tiếng ngoại ngữ để trẻ học hỏi.
  • Dạy văn: Để mở rộng vốn từ vựng của bé.

[remove_img id= 16618]

Tóm lại, hiện nay ở Việt Nam, trường mẫu giáo hay trường mầm non là một và có chức năng giống nhau. Được học tập, sinh hoạt cùng bè bạn ở cấp bậc này cũng được xem là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ. Ở giai đoạn này, tùy theo cách dạy dỗ và truyền đạt sẽ giúp bé định hình và phát triển được những kỹ năng cần thiết cho những giai đoạn tiếp theo của cuộc đời, đặc biệt là những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị vào lớp 1.

Nguyễn Hiền

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non: 17 điều ba mẹ cần dạy con

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp bé độc lập ngay từ khi còn nhỏ là điều vô cùng quan trọng, để trẻ không dựa dẫm người lớn, có chính kiến riêng và biết lên kế hoạch cho thời gian của mình.

Bạn nghĩ con bạn còn quá nhỏ, không có khả năng tự vệ, không thể tự chăm sóc mình. Nhưng với tình yêu cùng sự động viên và chỉ bảo, bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì mà một đứa bé mầm non có thể làm được.

Nếu muốn giúp con, bạn hãy bớt nâng niu bé và dạy con cách tự chủ hành động, độc lập suy nghĩ. Bé chỉ có thể tự lập khi không có bạn là chỗ dựa.

Dưới đây là 17 kỹ năng cần thiết bạn nên dạy trẻ mầm non:

10 kỹ năng sống cho trẻ mầm non

1. Biết cách cư xử

Cư xử phải phép là điều đầu tiên nên dạy trẻ, để lớn lên bé không ngỗ ngược, vô lối. Muốn vậy thì người lớn trong nhà phải làm gương. Muốn con cư xử lịch sự, bạn phải nhã nhặn và lịch sự với con. Trẻ em học bằng cách bắt chước. Cách bạn giao tiếp với con cũng là cách con giao tiếp với thế giới.

kỹ năng sống cho trẻ mầm non: biết cách cư xử
Một số phép tắc bé nên học. Ảnh minh họa: parentcircle

2. Biết cách thay quần áo

Hãy dạy con mặc quần áo gọn gàng, chỉnh tề trước khi xuất hiện trước mắt người khác. Như vậy bạn sẽ rảnh tay biết bao nhiêu. Mặc quần áo là nền tảng cho một ngày hoạt động của trẻ. Đặc biệt, bạn nên tập cho con mặc đồ theo bộ, đừng quần này áo nọ, tất chiếc này chiếc khác… vì như vậy lớn lên trẻ sẽ khá luộm thuộm. Nên để trẻ tự chọn quần áo mỗi ngày.

Khi bé đã biết mặc quần áo, bạn có thể chỉ bé cách gấp chăn gối sao cho gọn gàng.

3. Biết thắt dây giày

Điều này có vẻ hơi khó đối với trẻ nhưng lại khá cần thiết, bạn nên dạy cho trẻ thành thục trước khi bé vào lớp 1. Khi lớn lên, trẻ không chỉ thắt được dây giày mà còn biết cột cái này cái nọ sao cho không bị tuột, không bị thắt nút. Có thể bày trò chơi vui để bé kiên trì tập theo các bước dưới đây:

dạy trẻ kỹ năng thắt dây giày
Ở tuổi mầm non bạn dạy trẻ thắt dây giày, lớn hơn một chút có thể dạy các kiểu thắt gút khác. Ảnh minh họa: instructables

4. Biết rửa tay trước khi ăn

Rất nhiều căn bệnh có thể được phòng tránh nếu trẻ rửa tay trước khi ăn. Bạn hãy dạy trẻ cách đóng mở vòi nước, thoa xà phòng, chà tay vào nhau rồi rửa sạch xà phòng, lau khô tay. Dần dà bé sẽ tự giác làm mà không phải nhắc.

5. Không đòi hỏi, mè nheo

Cho trẻ ăn nhiều quà vặt hoặc chơi đùa quá giờ đi ngủ là điều không nên. Những bản năng này cần được kiểm soát ngay ở thời điểm đầu đời. Nếu bạn muốn con sau này chững chạc, đoàng hoàng chứ không phải ”đại tiểu thư, đại thiếu gia” muốn gì được nấy thì bạn phải biết cách kiềm chế trẻ, nhưng không được quá cứng nhắc.

6. Biết chải tóc

kỹ năng dạy trẻ chải tóc
Mẹ hãy cùng con chải tóc. Ảnh minh họa: advantage4parents

Bạn nên quan sát khi trẻ học chải tóc, phòng ngừa cây lược đâm vào mắt trẻ. Bắt đầu bằng việc chải đuôi tóc, làm sao để gỡ rối hết đuôi tóc, sau đó mới di chuyển lên trên, từ từ đến chân tóc. Mỗi lần chỉ chải một lọn tóc nhỏ.

7. Biết sắp xếp đồ đạc gọn gàng

Bạn hãy khuyến khích hoặc yêu cầu trẻ sắp xếp đồ chơi, quần áo… gọn gàng. Sau này lớn lên bé sẽ ưa thích mọi thứ ngăn nắp và sạch sẽ.

Đồ chơi, quần áo nên xếp theo bộ, bỏ vào đúng ngăn. Bát thìa ăn xong cũng phải cho vào bồn rửa. Quần áo bẩn thì tùy loại mà nên xếp vào sọt nào cho đúng.

8. Biết sử dụng tiền

dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non: tiết kiệm tiền
Hãy dạy trẻ về giá trị của đồng tiền. Ảnh minh họa: whatsyourshare

Mỗi lần bé vâng lời, làm xong việc bố mẹ giao, ăn xong phần của mình… bạn có thể cho bé một số tiền nhỏ để thưởng công. Khi đã gom được một món tiền lớn hơn, bạn có thể mua món đồ mà bé thích. Đồng thời mỗi lần bé không nghe lời, bạn sẽ trừ bớt tiền bé kiếm được.

Như vậy khi con muốn mua món đồ chơi gì thì phải thể hiện tốt để kiếm đủ tiền mua món đó. Cách này vừa dạy trẻ sự kiên nhẫn, chịu khó làm việc và bạn cũng không phải gào rống, hò hét cả ngày.

Lớn lên, bé sẽ ý thức được đồng tiền không phải dễ kiếm và sẽ không phung phí.

9. Kỹ năng nâng cao: Biết bơi

Đây là một kỹ năng quan trọng và cũng là hoạt động tốt cho thể chất, giúp trẻ vượt qua nỗi sợ nước.

Nhớ rằng mỗi khi xuống nước và cảm thấy chới với, bản năng của chúng ta là vung vẫy tay hoảng loạn. Vì vậy, bạn nên dạy trẻ rằng phải nương theo dòng nước để nổi lên và không nên phát hoảng.

Kỹ thuật ở đây là giữ lưng thẳng, giữ thành đường thẳng với chân, sau đó đá chân những bước nhỏ và liên tục để đẩy cơ thể lên khỏi mặt nước. Lúc này bé có thể kêu cứu nếu cần.

Bạn nên đưa bé tới hồ bơi có thầy cô chuyên dạy cho trẻ em, và phụ huynh ở sát bên theo dõi.

dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non: biết bơi
Trẻ nhỏ có thể không đủ sức bơi, do đó điều quan trọng là phải nổi trên mặt nước. Ảnh minh họa: sallydreams

10. Kỹ năng nâng cao: Biết phản ứng với tình huống khẩn cấp

Đối với những đứa trẻ thông minh, nhanh nhạy, bạn có thể dạy trẻ kỹ năng để đối phó với tình huống nguy hiểm.

– Chẳng hạn khi gặp hỏa hoạn, bé nên nhớ quy tắc ”dừng lại, hạ người và lăn”. Cụ thể là dừng làm việc bé đang làm, quỳ gối hạ người xuống sàn nhà, che mặt lại, duỗi thẳng chân và lăn tới nơi an toàn.

kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Biết phản ứng với tình huống khẩn cấp
Các thao tác hữu ích khi gặp hỏa hoạn. Ảnh minh họa: BrightSide

– Để xử lý vết thương chảy máu, bé hãy dùng lòng bàn tay áp chặt lên vết thương trong 5 phút.

– Để giảm đau giảm sưng, bé không nên chườm đá lên phần da tổn thương mà bọc vào khăn (vải) rồi chườm lên vết sưng. Để không quá 15-20 phút.

Quan trọng là dạy bé cách cầu cứu, mạnh dạn nhờ người khác giúp đỡ, nhớ số điện thoại bố mẹ để người khác có hỏi thì bé biết trả lời. Số điện thoại là điều quan trọng nhất phòng trường hợp bé đi lạc.

11. Nói xin lỗi và cảm ơn

Đây là hai câu cơ bản nhất mà trẻ cần dùng trong cuộc sống nhưng hầu như lại bị nhiều bố mẹ bỏ qua. Hãy dạy trẻ thuộc lòng hai câu này vì việc nói “Xin lỗi”, “Cảm ơn” đúng thời điểm sẽ giúp trẻ duy trì các mối quan hệ tốt hơn.

Khi trẻ mắc lỗi (ví dụ như đánh bạn, lấy đồ chơi của bạn, làm hỏng đồ chơi…), trẻ cần biết nói “Xin lỗi”. Tương tự, hãy nói cảm ơn khi ai đó cho bé quà, giúp đỡ bé mở cửa, nhặt đồ bị rơi, chỉ dạy bé điều gì đó… Nói chung bé cần nói cảm ơn trước bất cứ điều gì người khác làm cho mình. Để trẻ nhớ tốt hơn, bố mẹ cũng nên cảm ơn những việc mà bố mẹ kêu bé làm.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

1. Không ai được chạm vào vùng kín cơ thể

Gần đây những thông tin về việc xâm hại tình dục trẻ em, có nhiều trường hợp là bé còn rất nhỏ, ở lứa tuổi mầm non khiến xã hội bức xúc và đau lòng. Điều này nhắc nhở bố mẹ cần phải sớm dạy trẻ những nguyên tắc cần thiết để tránh những cái chạm cố ý.

Ngoại trừ ba mẹ giúp trẻ trong việc tắm rửa khi bị bệnh hoặc trong một số tình huống y tá, bác sĩ thăm khám sức khỏe có sự giám hộ của người thân, còn lại không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng nhạy cảm.

cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non 1
Không ai có quyền chạm vào cơ thể bé trừ cha mẹ

Mẹ có thể giải thích với con đó là những bộ phận riêng tư và bí mất không phải ai cũng có quyền xem. Giải thích với con rằng ba mẹ có thể thấy con ở trần, còn những người khác thì không. Nếu trẻ còn nhỏ, cần mẹ hỗ trợ tắm mỗi ngày, nhân dịp chỉ có hai mẹ con, mẹ có thể thủ thỉ: “Mẹ có thể chạm vào vùng kín của con. Ngoài mẹ ra không ai được phép sờ. Bất cứ ai sờ vào vùng kín của con như vậy đều là người xấu”.

2. Quy tắc mật mã với người lạ

Đi theo người lạ trong bất kỳ tình huống nào đều không được. Mẹ nên dạy trẻ không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ ai và cũng không được đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu. Tập nói không với các món quà hay bất cứ thứ gì từ người lạ.

Khi trẻ bắt đầu có thể ghi nhớ các cụm từ dài hơn, mẹ có thể thống nhất với con một mật mã hoặc mật khẩu riêng để bé có thể dùng trong tình huống cảm thấy bất an, nguy hiểm. Mật mã này có thể áp dụng khi bé ở nhà một mình và có người lạ tới gọi cổng.

[inline_article id=145793]

3. Ứng xử khi bị lạc

Nếu không may bị lạc cha mẹ ở chốn đông người, dạy trẻ bình tĩnh, đứng yên một chỗ chờ người thân đến đón. Trang bị cho trẻ một số vật dụng cần thiết có thể hỗ trợ khi bị lạc như còi hoặc lá cờ màu sắc đặc trưng. Ngoài ra, mẹ cũng cần dạy con luyện tập hét thật to tên ba mẹ hoặc chỉ đơn giản là “Ba ơi!”, “Mẹ ơi!” vì như thế bố mẹ mới có thể nghe thấy và tìm bé được.

cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần sự mềm mỏng và khéo léo

Ở độ tuổi mầm non, từ lớp mầm trẻ có thể bắt đầu ghi nhớ tên địa chỉ nhà ở, số điện thoại của ba mẹ. Khi bị lạc, trẻ có thể liên lạc hoặc cung cấp thông tin cho mọi người, công an để tìm được về với ba mẹ.

4. Trò chơi đóng vai

Đóng vai là một hoạt động tự nhiên và vừa chơi vừa học kỹ năng sống mà nhiều bé sẽ thích thú. Để trẻ hiểu rõ hơn vấn đề nào đó, ba mẹ có thể đóng giả định một số tình huống khác nhau hoặc lồng ghép vào những câu chuyện để bé dễ hình dung ra khi gặp người lạ.

Giới hạn cho trẻ những người mà trẻ có thể tin tưởng như ba, mẹ, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của trẻ. Ngoài ra, không đi theo hoặc nghe lời của bất cứ ai khác, kể cả người nhận là bạn của ba mẹ, thậm chí biết cả tên bố mẹ.

[inline_article id=104677]

5. Quy tắc 5 ngón tay

Hướng dẫn trẻ tránh xa những người chưa tốt bằng nguyên tắc 5 ngón tay đơn giản:

  • Ngón cái: Tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà hỗ trợ một sốt hoạt động cá nhân.
  • Ngón trỏ: Tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Bé có thể vui chơi thoải mái nhưng không được chạm vào vùng kín.
  • Ngón giữa: Người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, bé chỉ cần chào hỏi lễ phép, không tiếp xúc gần.
  • Ngón áp út: Những người lần đầu gặp gỡ và bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.
  • Ngón út: Người xa lạ và bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Kết bạn

Bất kỳ ở độ tuổi nào, trẻ cũng cần có những người bạn. Tuổi nhỏ là để vui chơi, lớn lên là sẻ chia. Chính vì vậy, trong danh sách kỹ năng sống cho trẻ mầm non, cha mẹ nên sớm dạy trẻ tự tin để kết bạn và giữ gìn tình bạn một cách tích cực.

Để kết bạn, hãy bắt đầu với trò chơi đóng vai cho 3 người, là bố – mẹ – bé. Ví dụ bé muốn làm quen với bạn, bé cần nói: Chào bạn, mình là A. Mình 3 tuổi và muốn làm bạn với bạn. Bạn tên gì? Bạn thích gì?… Khi đó bố hoặc mẹ sẽ đóng vai là người bạn mới. Hãy tập luyện cho đến khi bé tự tin với việc này.

4 bước cơ bản để dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Theo Young Parents bạn có thể hướng dẫn cho trẻ theo 4 bước cơ bản: Giải thích rõ ràng, bố mẹ là tấm gương, cho trẻ thực hành tại nhà và luôn khen ngợi, động viên trẻ khi làm đúng.

1. Giải thích rõ ràng

Mẹ đừng bao giờ áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ nhé, vì dù còn nhỏ nhưng trẻ cũng có quan điểm của mình, chỉ là chưa thể hiện được rõ ràng. Mỗi khi muốn dạy một kỹ năng xã hội nào đó cho bé, đừng quên giải thích rõ ràng những gì mẹ muốn bé thực hiện, tại sao kỹ năng lại cần thiết cho bé.

kỹ năng sống cho trẻ 1
Giải thích càng rõ ràng trẻ càng dễ tiếp thu kỹ năng mà mẹ muốn dạy

Ví dụ đơn giản như việc dạy trẻ nói cám ơn, mẹ có thể giải thích: “Mọi người sẽ yêu mến trẻ hơn nếu bé nói cám ơn khi được cho quà hoặc được giúp đỡ”. Nếu bé thường hay đánh bạn bè thì nên nói với con rằng: “Bạn bè sẽ không muốn chơi chung nếu con tiếp tục đánh và không chia sẻ đồ chơi cho bạn”…

2. Bố mẹ luôn gương mẫu

Trẻ con là tấm gương phản chiếu quan điểm giáo dục trong gia đình. Mỗi hành vi của trẻ có thể đang sao chép nguyên bản từ chính những ứng xử hằng ngày của cha mẹ. Nếu muốn dạy con ngoan và hình thành tính cách của một thiên tài thì bố mẹ cần là tấm gương sáng.

Đơn giản nhất là cho trẻ thấy bố mẹ luôn lịch sự với hàng xóm, luôn lắng nghe câu chuyện dù còn “bập bõm” nội dung của bé và đừng quên hỏi ý kiến trẻ khi muốn bé tham gia một kế hoạch chung nào đó của gia đình.

3. Nhà là nơi thực hành kỹ năng hiệu quả

Các chuyên gia tâm lý trẻ em luôn đưa ra lời khuyên về việc nên giáo dục trẻ tại nhà trước khi trẻ đến trường. Nhà chính là nơi bé thoải mái thể hiện bản thân, bộc lộ tính cách rõ ràng nhất. Bố mẹ cũng có thể là những người bạn trong chừng mực nào đó để hiểu con hơn.

4. Đừng tiếc lời khen ngợi và động viên

Thể hiện sự hài lòng bằng cách nở nụ cười, ôm hay vỗ tay mỗi khi bé ứng xử đúng sẽ giúp trẻ tiếp tục phát huy kỹ năng. Điều này luôn tốt hơn là khiển trách khi trẻ hành động theo cách mà bố mẹ không thích.

Điều mẹ cần làm: Hãy để mọi thứ cần thiết trong tầm tay với của trẻ

Để bé có thể tự làm mọi việc và tuân thủ giờ giấc mà không cần nhắc nhở hay giúp đỡ, mẹ hãy sắp xếp đồ đạc vừa tầm với của bé:

Trong nhà tắm:

– Đặt một chiếc ghế thấp để bé đứng lên vừa tầm với bồn rửa và tự rửa tay.

– Để bàn chải và kem đánh răng, xà phòng rửa tay vừa tầm với.

– Treo một chiếc khăn lau tay và khăn mặt ngay sát bồn rửa. Thêm một chiếc lược gần nơi rửa mặt.

Trong phòng ngủ:

– Sắp xếp quần áo bé thường dùng trong tầm với, phân chia ngặn đựng quần áo mặc nhà, đi học và đi chơi. Sắp xếp theo bộ, phụ kiện để trong hộc riêng.

– Đồ chơi bé hay chơi, sách truyện bé hay đọc nên để trong tầm với, không cất quá cao.

Trong nhà bếp:

– Chuẩn bị các món snack lành mạnh, bổ dưỡng và để ở nơi bé dễ dàng lấy được.

– Sắp xếp một khu vực nhỏ thấp đặt bát thìa, tách riêng của bé.

– Chuẩn bị chổi nhỏ để bé phụ giúp quét dọn, khăn nhỏ để bé lau chùi bàn ghế…

Hãy dạy trẻ những kỹ năng này bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Trẻ em học tốt nhất nếu bạn chỉ cho chúng mặt tích cực, tiêu cực của vấn đề và lấy mình làm gương.

Xuân Thảo 

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 kỹ năng sống tiểu học trẻ 6-12 tuổi cần biết

Kỹ năng sống tiểu học bao gồm những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa như trẻ 5-12 tuổi. Con phải tự chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, phản ứng với sự việc trong cuộc sống.

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần thiết cho môi trường mới

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân trẻ có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

Trong độ tuổi 6 – 12 tuổi, trẻ tiểu học phải học cách thích ứng cộng đồng mới. Tính cách và hành vi của trẻ không còn đi liền với nhau như khi ở độ tuổi mầm non nữa. Trẻ không thể thích thì đánh bạn, hoặc tè dầm, mà phải có cách ứng xử, kỹ năng phù hợp với xã hội, biết tuân theo các chuẩn mực, tôn ti trật tự.

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học luôn cần thiết. Bố mẹ chính là người có tác động trực tiếp nhất đến trẻ, hình thành nhân cách con người khi trẻ trưởng thành.

Kỹ năng sống tiểu học
Trang bị kỹ năng sơ cấp cứu bằng cách cho con tham gia các khoá huấn luyện của Hội chữ Thập Đỏ

10 kỹ năng sống tiểu học cần dạy cho trẻ

Kỹ năng sống tiểu học không phải là việc gì sâu xa. Nói nôm na, kỹ năng này giúp trẻ tự ý thức việc mình làm, và làm thế nào cho đúng.

Tự giặt quần áo

Quần áo trẻ kích thước nhỏ nhắn vừa tay. Bạn nên dạy con từng bước xả nước – ngâm xà phòng – chà nhẹ – vắt khô – phơi. Con phải biết chăm sóc bản thân mình bằng việc giặt giũ. Nếu dùng máy giặt, bạn nên dạy con cách ấn nút giặt cơ bản và phơi quần áo.

Dạy con cách xác định hướng

Kỹ năng tiểu học cần dạy sớm, giúp con đề phòng trường hợp bé bị lạc đường. Bé cần phải biết cách xác định hướng về nhà, cách đọc bản đồ.

Tự điều trị vết thương nhỏ

Tập cho con cách tự chăm sóc vết trầy xước, vết cắt nhỏ, bình tĩnh khi thấy máu. Bạn nên tổ chức tủ thuốc gia đình, đặt vừa tầm tay con và dạy con cách cầm máu, cách dán băng cá nhân.

[remove_img id=235]

Học cách trồng cây

Học cách trồng cây từ hạt mang lại cho con trẻ hiểu biết tự nhiên về thế giới. Đồng thời, trẻ được học về sự nhẫn nại, tinh thần trách nhiệm. Điều cha mẹ cần làm là chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho con: Hạt giống, đất trồng, dụng cụ trồng cây, cách chăm sóc…

Chuẩn bị một bữa ăn đơn giản

Từ 6 tuổi, trẻ đã có thể vào bếp giúp mẹ làm những việc lặt vặt như rửa rau, trộn xà lách. Trẻ 7 – 8 tuổi có thể đo lượng nước và bắt nồi cơm điện. Trẻ 10 tuổi có thể tập cầm dao cắt gọt và chuẩn bị bữa ăn.

Kỹ năng làm việc nhà

Dạy con làm việc nhà, với các kỹ năng cách may vá cơ bản để “giải cứu” tình trạng áo quần rách, đứt nút rất quan trọng. Trẻ không chỉ học kỹ năng may vá mà còn biết cách chuẩn bị trang phục chỉn chu, ăn mặc lịch sự.

Với trẻ 11 – 12 tuổi, những kỹ năng đóng đinh, thay cầu chì điện trong nhà giúp con thêm chủ động trong cuộc sống.

Kỹ năng sống tiểu học: May vá

Dọn vệ sinh phòng tắm/ phòng ngủ

Việc này có thể dạy cho con ngay khi con 7 – 8 tuổi. Cho con đeo găng tay, dùng nước rửa và bàn chải cọ rửa sàn nhà tắm, lau các dụng cụ nhà tắm…

Với phòng ngủ riêng, trẻ cần biết cách sắp xếp đồ đạc gọn gàng, thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong và dọn giường sau khi thức dậy.

Viết và gửi thư

Tập cho con viết và gửi thư tay cho ông bà, cha mẹ, bạn bè. Khi viết thư tay, có những quy tắc về ghi địa chỉ, cách hành văn, cách bày tỏ cảm xúc… Kỹ năng viết thư giúp trẻ nâng cao khả năng viết lách và nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. Khi nhận được thư, bạn đừng quên dạy con viết thư hồi đáp sao cho lịch sự, nhã nhặn.

Dạy con cách thoát thân khi gặp đám cháy

Đây là kỹ năng sinh tồn mà trẻ nên biết, vì việc cháy nhà có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở đâu. Có được những kỹ năng thoát hiểm này, con sẽ chủ động bảo vệ sức khoẻ và sinh mệnh  mình.

Tiết kiệm_ Kỹ năng sống tiểu học
Tiết kiệm_ Kỹ năng sống tiểu học cần thiết

Dạy con cách chi tiêu tiền

Dạy cho con hiểu về tiền bạc, về cách tiêu tiền có thể bắt đầu khi con vào lớp 1. Bạn nên dạy con tiết kiệm bằng heo đất, dành dụm tài khoản riêng cho mình. Trẻ sẽ tự chi trả một số món đồ chơi, những khoá học của riêng mình. Dạy con chi tiêu tiền giúp con chủ động hơn trong cuộc sống.

Kỹ năng sống tiểu học rất quan trọng với trẻ 6-12 tuổi, do đó ba mẹ nên tìm hiểu kỹ để hướng dẫn con. Với 10 kỹ năng trên, bạn có thể yên tâm rằng con có thể tự chủ cuộc sống của mình, tự chăm lo cho bản thân.

Gia Nguyên

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Khám phá 4 kiểu khí chất của trẻ giúp nuôi dạy con đúng hướng

Trong tâm lý học, 4 kiểu khí chất của trẻ còn được gọi là tính khí. Khí chất là đặc điểm chung nhất của mỗi con người, là đặc điểm cơ bản của hệ thần kinh, tạo ra các diện mạo nhất định của toàn bộ hoạt động ở mỗi cá thể. Bốn khí chất này có biểu hiện khác nhau về nhân cách, phụ thuộc vào những đặc điểm bẩm sinh và các đặc điểm cơ thể con người. Hiểu được điều này, cha mẹ – nhà trường sẽ định hướng nuôi dạy trẻ hiệu quả hơn.

Cơ sở xác định khí chất của mỗi đứa trẻ

Ba trăm năm trước công nguyên, nhà triết học cổ đại Hy Lạp Hipocrate đã tìm hiểu các quá trình thần kinh của con người thông qua việc quan sát các hành vi phong phú của họ. Ông đã phân ra 4 kiểu tính khí: Tính khí sôi nổi, tính khí ưu tư, tính khí linh hoạt và tính khí điềm tĩnh. Khoa học đã khám phá ra hoạt động của vỏ não quy định các kiểu khí chất này.

Vỏ não con người liên kết và điều chỉnh hoạt động trong và bên ngoài cơ thể. Nó điều chỉnh các mối liên hệ của cơ thể với môi trường xung quanh. Hoạt động của vỏ não ở những người khác nhau có những đặc điểm riêng, chúng thể hiện ở sự không giống nhau về các mối quan hệ giữa cường độ, tính cân bằng, tính linh hoạt của các quá trình thần kinh cơ bản. Thuộc tính đó có thể là bẩm sinh, có thể do rèn luyện.

Nhà sinh lý học I.P.Paplov phát triển học thuyết Hoạt động thần kinh cấp cao, cũng đưa ra những giải thích về bản chất khí chất. Ông cũng phân 4 dạng hoạt động của hệ thần kinh, tương ứng là 4 kiểu khí chất

  1. Khí chất sôi  nổi
  2. Khí chất linh hoạt
  3. Khí chất ưu tư
  4. Khí chất điềm tĩnh

Trẻ 6 tuổi: Giai đoạn phát triển cảm xúc – nhận thức

Tìm hiểu tính cách của trẻ dựa trên khí chất

1. Khí chất sôi nổi

Đặc điểm sinh lý của người có Khí chất sôi nổi: Hệ thần kinh mạnh, quá trình hưng phấn cũng mạnh. Trẻ mang khí chất này này có năng lực tốt, có khả năng làm việc cao độ và hoạt động trên phạm vi lớn.

Biểu hiện: Ăn to  nói lớn, hành động mạnh mẽ dứt khoát. Biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài dễ dàng. Cởi mở, chủ động, nhiệt tình, nhưng cũng dễ làm mất lòng người khác. Tình cảm yêu ghét rõ ràng, hay để tình cảm lấn át lý trí. Khả năng thích nghi cao.

Ưu điểm: Nhiệt tình, thẳng thắn bộc trực, quyết đoán, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thường là những người đi đầu trong hoạt động chung. Đặc biệt có khả năng lôi cuốn người khác. Thẳng tính và không thù dai.

Nhược điểm: Vội vàng, hấp tấp, khó kìm chế bản thân. Trẻ khí chất này thường hiếu thắng, bảo thủ, không kiên trì. Dễ mất kiểm soát bản thân.

2. Khí chất linh hoạt

4 kiểu khí chất của trẻ - Linh hoạt

Đặc điểm sinh lý: Nhịp độ thần kinh mạnh, phản ứng mềm dẻo. Tính cách cân bằng giữa hưng phấn cao và ức chế.

Biểu hiện: Nói nhiều và nói nhanh. Hành động nhanh nhẹn, hoạt bát. Trẻ mang khí chất này vui vẻ dễ gần, có tài ngoại giao, quan hệ rộng nhưng không sâu sắc.

Ưu điểm: Tư duy, nhận thức nhanh, nhiều sáng kiến hay nhưng cũng vội vàng hấp tấp. Có khả năng thích nghi với mọi môi trường hoàn cảnh, tư tưởng rất dễ thay đổi. Trẻ có khí chất linh hoạt dễ phát sinh tình bạn nhưng đa phần không bền lâu, dễ thay đổi, ít có bạn thân

Nhược điểm: Thiếu sâu sắc, thiếu kiên định, hấp tấp, làm việc tùy hứng, dễ nản. Thông thường, trẻ có khí chất này có tính thích ba hoa, hay khoe khoang thành tích. Làm việc nhanh nhưng ẩu. Trong tình cảm thiếu sự sâu sắc, dễ thay đổi.

3. Khí chất điềm tĩnh

Đặc điểm sinh lý: Hệ thần kinh mạnh, quá trình hưng phấn và ức chế bằng nhau, giống như người linh hoạt. Điểm khác của người điềm tĩnh với người linh hoạt là hai quá trình thần kinh trên ít năng động, tức là có sức ỳ lớn. Trẻ có khí chất này thường trầm tĩnh, điềm đạm, ngoan cường. Con có khí chất này rất dễ cho cha mẹ dạy con tính kiên nhẫn và đeo đuổi mục tiêu.

Ưu điểm: Trẻ không sôi động, thường không phản ứng mạnh trước những sự việc trước mắt. Trẻ tham gia vào công việc nào thường mất nhiều thời gian chuẩn bị, không làm càn làm đại. Khi làm, trẻ sẽ nhẫn nại hết sức và đi tới tận cùng chứ không bỏ ngang giữa chừng. Trẻ là người ít kết bạn, nhưng khi kết bạn rồi thì rất khắng khít, gắng bó và ít thay đổi. Trẻ cũng được đánh giá là ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm, sâu sắc, chính chắn, lịch sự, tế nhị.

Nhược điểm: Thường bị đánh giá là chậm chạp và thụ động. Do sống nội tâm, trẻ ít thể hiện ra ngoài, không cuốn hút người khác. Khả năng tiếp thu cái mới lại rất chậm, khá nguyên tắc, cứng nhắc, làm mất thời gian và dễ mất thời cơ.

4. Khí chất ưu tư

Đặc điểm sinh lý: Trẻ có khí chất ưu tư hệ thần kinh yếu, khó làm quen và thích nghi với những biến đổi của cuộc sống, của môi trường xung quanh. Trẻ dễ bị dao động. Khí chất ưu tư làm cho trẻ gặp nhiều ức chế, không tin vào điều gì cả, không có nhiều hy vọng. Trẻ thường bị đánh giá là bi quan, thường chỉ thấy điều nguy hiểm và ít tốt lành.

Biểu hiện bên ngoài: Phản ứng thần kinh chậm, kín đáo, ít nói, tiếng nói thì nhẹ nhàng. Nhận thức chậm mà chắc, không thích đám đông, không thích ồn ào. Thiên về sống nội tâm, không thích quan hệ rộng. Rất chu đáo, ít làm mất lòng người khác.

Ưu điểm: Trẻ rất trầm tĩnh, khi bắt tay vào làm việc thì vô cùng cẩn thận và cần mẫn.

Nhược điểm: Trẻ nhút nhát, mất bình tĩnh khi thay đổi môi trường, gặp gỡ người lạ. Trẻ không thích giao tiếp, sống thiên về nội tâm.

[remove_img id=4275]

Khí chất khác với Bản tính – Tính cách. Khí chất không giúp phân biệt tốt xấu hay phân loại thiện ác, không có khí chất nào tốt và nổi trội hơn khí chất khác.

Khí chất là thuộc tính không như thay đổi. Trong khi đó, tính cách có thể thay đổi, rèn luyện. Khí chất có thể được che đậy bằng tính cách. Trẻ có khí chất yếu – ưu tư nhưng được rèn luyện trong môi trường quân đội vẫn có tính cách mạnh mẽ. Hiểu được 4 kiểu khí chất của trẻ sẽ giúp cha mẹ xác định khí chất nổi trội của con mình, có kế hoạch phát triển con tốt nhất.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy con học toán ở tuổi lên 3 đơn giản mà hiệu quả

Học toán sớm không chỉ giúp trẻ phát triển về trí não mà ngay cả những kỹ năng khác như suy luận, phân tích, giải quyết vấn đề… cũng được hình thành từ sớm. Thế giới xung quanh trong mắt những đứa trẻ giỏi toán không giống những trẻ bình thường khác. Mọi sự việc diễn ra trẻ đều tiếp nhận một cách nhanh chóng với thái độ tích cực, sự nhạy bén hơn người.

Chính vì những lợi ích này, hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình học thật giỏi môn toán mà không ngần ngại đầu tư: các giáo cụ, phương pháp học, chọn trường học… và luôn thúc ép trẻ phải học. Nhưng thực ra, để giỏi toán phải xuất phát điểm từ việc trẻ thật sự yêu thích toán học. Do đó, ngay từ khi lên 3 cha mẹ cần biết cách dạy con học một cách đúng đắn, vừa học vừa chơi để bé cảm thấy thích thú ngay từ đầu.

Cách dạy con học
Toán học rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

Trẻ 3 tuổi học toán những gì?

Nói là học nhưng trên thực tế trẻ 3 tuổi chỉ mới bắt đầu làm quen dần với những khái niệm cơ bản liên quan đến toán học chẳng hạn như đếm số, nhận biết hình dạng, kích thước, lớn nhỏ, nhiều ít, dài hay ngắn…

Cho nên không thể ngay lập tức bạn bắt bé phải học và nhớ hết các mặt số, đọc thuộc lòng từ 1 đến 10 hoặc hơn, hay tính các phép cộng trừ đơn giản… Điều quan trọng nhất về cách dạy con học toán ở lứa tuổi này chính là tạo cho bé sự thích thú, học toán từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống.

Cách dạy con về toán học

1. Học đếm số

Đây là bài học “vỡ lòng” dành cho con khi bắt đầu học toán, trẻ có thể ghi nhớ được rất lâu nên bạn hãy dạy con đếm số bằng cách:

Bước đầu tập cho bé nói từ 1 đến 5 hoặc từ 1 đến 10, mỗi người có 10 đầu ngón tay nên bạn hãy vừa nói vừa chỉ vào đó. Mỗi ngày học một ít qua vài ngày bé sẽ tự đếm được. Sau đó tiếp tục tăng lên các con số hàng chục.

Ngoài ra, để tăng thêm sự hứng khởi, bạn còn có thể dạy trẻ học đếm thông qua việc giúp mẹ đếm các vật dụng trong nhà, lấy cho mẹ 2 cái này, 3 cái kia…

Giúp bé nhận biết được thế nào là con số tổng, ví dụ như: Mẹ cho bé đếm số lượng các viên kẹo trong rổ, sau đó hỏi lại: “Vậy trong rổ có tất cả bao nhiêu viên kẹo?”. Lúc đầu bé không trả lời được và mẹ hãy trả lời thay, điều này giúp trẻ sớm biết thế nào là tổng số đếm.

Sau khi đã biết số tổng, bạn hãy giúp bé biết về các phép tính cộng trừ đơn giản thông qua việc thêm bớt các đồ vật. “Con đã có 5 viên kẹo, bố cho thêm 1 viên nữa là bao nhiêu? Hoặc, con cho em bớt 1 viên, vậy con còn lại mấy viên?”. Do trẻ chưa biết ước lượng và tính nhẩm nên mẹ hãy để con đếm các hiện vật cụ thể. Dần dần bé sẽ quen dần với việc tính toán.

[inline_article id=173056]

2. Cách dạy con học hình học

Chắc chắn bé chưa biết được thế nào là tam giác bằng, tam giác đều nhưng bé đã có thể học về những hình học dạng cơ bản như: Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình trụ, hình tam giác…

Mẹ nên chuẩn bị một bộ đồ chơi lắp ráp với nhiều hình khối khác nhau, bắt đầu giới thiệu cho bé biết cách nhận diện các hình học. Luyện tập khả năng ghi nhớ của trẻ bằng cách chơi cùng con và nhờ con “lấy hộ mẹ 1 khối hình vuông và 1 khối hình tròn”.

Trong khi xây dựng các khối, hãy bảo với bé rằng: “Con đặt hình tam giác trên hình vuông”. Hành động này không chỉ giúp bé xác định được hình dạng cụ thể mà còn giới thiệu về mối quan hệ không gian. Kích thích khả năng sáng tạo của trẻ bằng cách kết hợp các hình dạng khác nhau để cho ra một cái gì đó mới mẻ. Ví dụ: Hai ô vuông tạo thành một hình chữ nhật, ba hình tam giác nhỏ tạo thành 1 hình tam giác lớn…

Ngoài ra, thông qua việc tương tác giữa mẹ và bé trong trò chơi bạn cũng giúp bé nhận biết thêm về màu sắc.

[inline_article id=160610]

3. Cách dạy con học về kích thước, phân loại

Đến 3 tuổi bé đã có khả năng học và nhận biết về các kích thước cũng như phân loại được các vật khác nhau. Theo đó, mẹ hãy tạo cho con cơ hội sắp xếp các vật theo từng hạng mục lớn, nhỏ, màu sắc, giống và khác nhau.

Trong một đống đồ chơi, con hãy mẹ lấy ra cho mẹ tất cả các chiếc xe, từ đó chọn ra chiếc nào lớn, chiếc nào nhỏ. Tiếp đến là chiếc xe nào có cùng màu sắc. Hay khi xếp quần áo, “con hãy giúp mẹ lựa đồ của con ra nhé”. Quần áo của con có kích thước nhỏ hơn, ngắn hơn và cũng đáng yêu hơn. Hoặc “giúp mẹ chọn ra những đôi tất có màu giống nhau”… Những việc tưởng chừng đơn giản vậy thôi nhưng lại là bài học quý giá đối với con.

Mẹo giúp bé mau nhớ màu sắc và hình khối

Màu sắc và hình khối là một trong những khái niệm cơ bản sẽ giúp bé phát triển nhận thức. Đó là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên khả năng toán học của một người. Việc nhận biết được những khái niệm này cũng là một dấu mốc đánh dấu quá trình phát triển của bé. Thông qua những cách tiếp cận vui nhộn và sáng tạo, bố mẹ sẽ giúp bé đạt được dấu mốc này.

Tô màu thế giới xung quanh bé

Cách tốt nhất để dạy bé về màu sắc là biến môi trường xung quanh bé thành những bài học sống động. Những vấn đề trong cuộc sống của một cô, cậu bé 2-3 tuổi rất đơn giản: Chọn đôi giày màu xanh hay màu vàng, mặc áo đỏ hay áo tím… Bất kỳ một khoảnh khắc nhỏ nào cũng có thể được biến thành thời điểm để bạn dạy con.

[inline_article id=1029]

Mẹ thử áp dụng một vài bí quyết nho nhỏ dưới đây và sẽ thấy bé mau chóng nhận biết được rất nhiều màu sắc:

  • Luôn thêm tính từ chỉ màu sắc vào trước tên sự vật: Khi nói đến một đồ vật, mẹ đừng quên thêm vào màu sắc của nó. Chẳng hạn, thay vì nói: “Con cầm giúp mẹ cái chén này nhé”, mẹ nên nói: “Con cầm giúp mẹ cái chén màu trắng này nhé”.
  • Tìm những thực phẩm nhiều màu: Các loại rau củ thường có màu sắc rất đẹp mắt. Cho thêm một vài miếng ớt chuông màu đỏ, cải bó xôi màu xanh, bắp vàng tươi hay củ dền đỏ thẫm không chỉ làm món ăn trông hấp dẫn hơn mà còn giúp bé nhận ra sự khác biệt của các màu sắc và các loại thực phẩm khác nhau.
  • Giờ tắm vui nhộn: Cho vào chậu tắm của bé những quả bóng nhỏ hay những món đồ chơi có màu sắc rực rỡ. Bạn có thể cho bé tự lựa chọn màu sắc đồ chơi mà mình muốn.
  • Gia đình màu sắc: Mỗi thành viên của gia đình bạn đều sở hữu rất nhiều quần áo đúng không? Vậy tại sao không chọn màu sắc cho mỗi ngày? Chẳng hạn, thứ Hai là ngày cả nhà mặc đồ màu cam, thứ Ba màu đỏ, thứ Tư màu xanh lá… Đây là một cách thật thú vị để giúp bé học về màu sắc.
  • Sách tranh: Những cuốn sách với nhiều hình ảnh màu là công cụ tuyệt vời để mẹ chỉ cho bé biết về màu sắc và những khái niệm, sự vật đa dạng trong cuộc sống.
Cách dạy con học màu sắc hình khối
Dùng tranh vẽ bàn tay là một cách vô cùng thú vị để dạy con cách pha trộn màu sắc

Biến mọi thứ thành hình khối

Mọi thứ trong nhà đều có một hình dạng nhất định và bạn có thể dùng nó để dạy cho bé. Một số mẹo hay cho mẹ đây:

  • Chơi trò phân loại: Bạn thử cho bé “vọc” bộ sưu tập hộp đựng thức ăn của mình mà xem. Nào là hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Giao cho bé nhiệm vụ sắp xếp chúng theo hình dạng. Tiếp đến, những tô, đĩa, hộp đựng sữa, bình đựng nước đều có thể biến thành một công cụ dạy học trực quan và hiệu quả.
  • Trò chơi tìm đồ vật: Thử đưa ra cho bé “nhiệm vụ” tìm một đồ vật có hình dáng đặc thù nào đó, chẳng hạn hình ngôi sao, hình đồng hồ cát. Giấu chúng ở đâu đó và tạo ra các bảng chỉ dẫn để bé thử chơi trò “săn tìm kho báu” xem nào.
  • Vẽ hình dạng: Cho bé vẽ ra những hình dạng mình thích và cùng nhau “nghiên cứu” hình dạng đó. Bé sẽ có được những kinh nghiệm vẽ hình ảnh mà không cần phải phán xét chúng đúng hay sai. Tương tự, bạn có thể dùng đất nặn.

[inline_article id=67568]

Mỗi trẻ có một tư duy phát triển khác nhau đồng thời dạy con là cả một quá trình lâu dài, vì vậy bạn không nên bắt ép trẻ học khi trẻ không muốn. Hãy dạy con bằng cách “chơi mà học, học mà chơi”. Và tuyệt đối không so sánh con nhà người ta, điều này chỉ gây thêm áp lực bản thân mẹ và cả bé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Các biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3

Các biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 gợi ý trong bài viết sẽ giúp cha mẹ đồng hành tích cực cùng bé vượt qua cột mốc phát triển; cũng như dạy bé biết cân bằng, điều hòa cảm xúc khó trong giai đoạn này.

1. Gợi ý các biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3

1.1 Khuyến khích sự độc lập của trẻ

Sự phát triển của trẻ 3 tuổi bắt đầu có xu hướng độc lập; vì vậy cha mẹ nên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tự làm một số việc trong khả năng của mình. Không nên cấm đoán, hay dọa nạt trẻ quá mức nếu trẻ làm chưa hoàn hảo.

Mẹ nên cho trẻ làm những việc nhỏ chăm sóc thân thể như: tự mặc quần áo, đánh răng, chải tóc, v.v. Mẹ đừng tiếc những lời khen khi bé làm tốt nhé.

1.2 Tạo thói quen với lịch trình cố định

Một biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 đó là cho bé sinh hoạt theo lịch trình và thói quen nhất định.

Trẻ em có nhiều khả năng hợp tác hơn khi bé nhận thức được những thay đổi có thể xảy ra trong môi trường của bé. Việc có các thói quen mang lại cho trẻ cảm giác kiểm soát được môi trường của mình.

1.3 Đặt ra các nguyên tắc rõ ràng và nhất quán

Khi trẻ có đòi hỏi quá đáng; cha mẹ và người thân trong gia đình cần có thái độ nghiêm khắc, tuyệt đối không thỏa hiệp với trẻ. Ba mẹ nên đưa ra một số quy luật như trẻ được coi tivi bao nhiêu phút trong ngày; khi đi siêu thị trẻ được mua những thứ gì, v.v.

Rất nhiều trẻ cứ ăn vạ một lần mà cha mẹ đáp ứng thì lần sau trẻ lại tiếp tục. Khi trẻ ăn vạ người lớn nên lờ đi chỗ khác, hãy đánh lạc hướng trẻ bằng cách bày ra những trò chơi rủ trẻ chơi.

1.4 Hãy kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu quy tắc

Trẻ lên 3 thường hay bướng bỉnh. Tuy nhiên người lớn không nên quát tháo la lối trẻ mà nên nhẹ nhàng giải thích cho trẻ nghe. Nếu giải thích rồi trẻ vẫn tái phạm, ba mẹ có thể áp dụng cách phạt bé.

Hình thức phạt có thể là không cho trẻ xem ti vi, hay không kể chuyện cho con nghe, không cho con đi chơi công viên… Mẹ tuyệt đối không dùng đòn roi để phạt. Trẻ sẽ chai lì và sẽ bắt chước theo hành vi của mẹ mà hành xử với bạn bè hay em nhỏ hơn mình.

>> Xem thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh không cần đến đòn roi

Biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3
Biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 đó là hãy kiên nhẫn

1.5 Hãy thông báo cho con biết về sự thay đổi

Một trong những biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 đó là báo cho bé biết về những thay đổi có thể xảy ra. Điều này sẽ tránh con có những phản ứng cảm xúc mãnh liệt trước sự kiện bé không ngờ đến.

Trước khi một hoạt động thay đổi, hãy thông báo điều này với trẻ hoạt động nào sẽ bắt đầu tiếp theo và chúng sẽ cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành hoạt động hiện tại. Bằng cách đó, mẹ đang chuẩn bị cho con mình những gì sắp xảy ra; giảm bớt sự thất vọng cũng như khả năng nổi cơn thịnh nộ của trẻ.

1.6 Hãy hiểu cho con

Mặc dù những cơn giận dữ là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ; nhưng cũng có thể giảm tần suất của chúng. Hiểu rõ hơn về bé là một biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 rất tốt.

Mẹ có khả năng hiểu rõ con mình hơn bất kỳ ai khác. Vì vậy, mẹ biết những tình huống nào có thể khiến bé cảm thấy không thoải mái; và giới hạn thời gian đối với một số hoạt động nhất định.

Hãy ghi chú cẩn thận những tình huống này và giảm bớt chúng có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm cơn giận dữ của trẻ.

2. Một số điều mẹ cần tránh khi trẻ gặp khủng hoảng

Ngoài các biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3; mẹ cũng cần lưu ý một số điều cần tránh:

Bỏ mặc bé không ai giám sát: Khi mẹ phớt lờ hành vi tức tối, ăn vạ; hãy đảm bảo rằng con ở nơi dễ thấy và bé không làm bất cứ điều gì hoặc có nguy cơ tự làm tổn thương mình.

Tranh cãi với bé trong lúc giận dữ: Có thể vô ích khi cố gắng lý luận với một đứa trẻ đang trong trạng thái xúc động mạnh. Mẹ có thể chỉ kéo dài cơn giận dữ.

Nhượng bộ trước những yêu cầu của bé để ngăn cơn giận dữ: Nếu mẹ nhượng bộ những yêu cầu của bé vì chúng nổi cơn thịnh nộ; chúng sẽ học được rằng hành vi của chúng là cách thích hợp để đạt được điều chúng muốn.

3. Khi nào cha mẹ nên lo lắng về hành vi của trẻ 3 tuổi?

Khủng hoảng tuổi lên 3 chỉ là giai đoạn phát triển bình thường; và không nên ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con. Hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ khi:

  1. Bé giận dữ từ 4-5 lần/ngày; mỗi lần kéo dài >25 phút.
  2. Bé có xu hướng làm hại cho bản thân (ví dụ: đập đầu vào tường)
  3. Bé hung hăng, có xu hướng bạo lực với bạn bè và người xung quanh
  4. Các cơn ăn vạ, sự tức giận, khó chịu tiếp tục kéo dài cho đến khi bé 4-5 tuổi.

Tóm lại về biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3

Khủng hoảng ở tuổi lên 3 cũng bởi trẻ thường thích làm những việc của người lớn như nhặt rau, nấu cơm, đi chợ, giặt quần áo, rửa xe… mà người lớn không cho làm. Để giải quyết bức xúc này của trẻ, mẹ hãy chơi đồ hàng cùng với bé, cho trẻ đóng vai gì, làm nhưng việc gì mà bé thích. Lúc đó, trẻ sẽ được thể hiện bản thân mình.

Tâm lí của trẻ lên 3 rất phức tạp đòi hỏi cha mẹ cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng uốn nắn. Và trên hết là tình thương dành cho con để giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 mệt mỏi này và ngày một trưởng thành hơn.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh không cần đến đòn roi

Vậy tâm lý của trẻ 3 tuổi là như thế nào? Và cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh không nghe lời có khó không? Khi hiểu được tâm lý của con, cha mẹ sẽ biết cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời hơn mà không cần đến đòn roi.

1. Sự thay đổi tâm lý của trẻ 3 tuổi

Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh
Sự thay đổi tâm lý của trẻ 3 tuổi thường là cứng đầu, ngoan cố, hay giận dữ, khóc lóc ăn vạ,..

Khi được 3 tuổi, bé đã bắt đầu biết nhận thức về ý muốn bản thân cũng như thể hiện cái tôi của mình. Theo đó, bé mong muốn mình được đối xử như người lớn, thích làm gì thì làm và không cần ai sắp đặt.

Tuy nhiên, vì còn quá nhỏ nên với khả năng của mình; trẻ không thể tự làm được tất cả những việc mà mình muốn cũng như không thể phân biệt được cái tốt, cái xấu; cái nào nên và không nên; hoặc những điều mình làm sẽ gây ra những hậu quả ra sao, có ảnh hưởng gì hay không.

Do nhu cầu của trẻ vượt quá giới hạn năng lực cho phép nên tâm lý của trẻ 3 tuổi cũng dần trở nên cáu bẳn, hay bực bội, tức giận ném đồ đạc lung tung, làm trái ý của người lớn… Tất cả những điều này được các nhà tâm lý gọi chung là “khủng hoảng tuổi lên 3”.

Thực chất sự bướng bỉnh của trẻ 3 tuổi là bước phát triển tâm lý bình thường. Vì vậy, cha mẹ không nên thấy con như vậy đã lập tức kết luận là trẻ sẽ trở nên hư hỏng về sau.

Bước đầu tiên để biết cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh và không nghe lời chính là xác định rõ nguyên nhân; cũng như tìm hiểu vì sao các con có thải độ và có hành vi như vậy. Sau khi đã hiểu được tâm lý của con, cộng với sự uốn nắn, dạy dỗ của cha mẹ, các con sẽ lớn khôn mỗi ngày, mà không nhất thiết là sử dụng đòn roi.

>> Hiểu tâm lý và biết cách dạy trẻ 3 tuổi nghe lời: Các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ theo độ tuổi

2. Biểu hiện sự bướng bỉnh của trẻ lên 3

cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh
Bước đầu trong cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh là nhận diện dấu hiệu bé ương ngạnh

Trẻ 3 tuổi bướng bỉnh và không nghe lời thường sẽ có những biểu hiện thông qua hành vi, thái độ mà cha mẹ hoàn toàn có thể thấy được. Đọc hiểu hành vi và thái độ của con, là cách giúp cha mẹ dạy trẻ 3 tuổi bướng bính dễ dàng hơn.

Hành vi và thái độ của trẻ 3 tuổi bướng bỉnh và không nghe lời:

  • Chống đối: Mọi việc trẻ làm đều trái ngược lại với lời dạy dỗ, vi phạm các nguyên tắc trong gia đình.
  • Thái độ tiêu cực: Trẻ thường tỏ ra vẻ khó chịu và không phục tùng những yêu cầu của người lớn đưa ra.
  • Tự tiện: Không muốn có sự giám sát của người lớn, tự làm những gì mình muốn mà không cần xin phép.
  • Nổi loạn: Khi cha mẹ không giữ được bình tĩnh và xảy ra cuộc cãi vã với con, trẻ sẽ trở nên cực kỳ hung dữ.
  • Vô lễ: Biểu hiện thái độ vô lễ thông qua nét mặt và lời nói trống không, hỗn xược, giơ tay muốn đánh hoặc đánh vào người lớn.
  • Cứng đầu: Kiên quyết bảo vệ những đòi hỏi của bản thân. Đôi khi bé thể hiện sự cứng đầu, ngoan cố không phải vì thật sự thích mà chỉ là muốn mình là người chiến thắng và bố mẹ phải là người chịu thua.

>> Cách nuôi dạy trẻ từ nhỏ: Nuôi con theo phương pháp EASY mẹ khỏe, con ngoan

3. Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh, không nghe lời

Sinh con ra, nuôi con khôn lớn đã là điều không dễ dàng gì, dạy dỗ con nên người lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt với những bé ngang bướng thì quả thật đây là một thử thách khá lớn đối với bố mẹ. Với những cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh sau đây sẽ giúp cha mẹ “thuần hóa hổ con” một cách dễ dàng hơn.

3.1 Động viên, khen ngợi là cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh

Khi con cố gắng thực hiện một việc tốt, cho dù là nhỏ nhặt nhất như tự dọn đồ chơi, tự xúc cơm ăn; mẹ hãy nên dành cho trẻ những lời khen ngợi, âu yếm; hoặc một phần thưởng nho nhỏ nào đó.

Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bình là đừng vội cáu gắt, tức giận khi thấy con làm sai; hãy phân tích từ từ để bé hiểu. Bởi bé 3 tuổi sẽ bắt đầu học theo thái độ, cách cư xử của người lớn nên ba mẹ hãy là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.

>> Cách dạy con tuổi lên 3: Tâm lý trẻ 2 tuổi và điều mẹ cần biết để nuôi dạy con tốt hơn

3.2 Cho trẻ nhiều sự lựa chọn

Trẻ nhỏ không thích khi bị bắt ép làm điều gì mà mình không thích, vì vậy mẹ hãy tạo ra nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn cho bé. Chẳng hạn: Cho bé tự chọn bộ quần áo mà mình thích; Tự ăn những món mình muốn; Con tự đánh răng hay là mẹ giúp (chắc hẳn bé thích tự làm hơn); Con sẽ đi ngủ luôn hay đợi mẹ dẫn đi ngủ…

Người lớn bao giờ cũng biết cái nào là tốt nhất cho trẻ nhưng trẻ lại không biết điều này; và chỉ muốn thể hiện cái tôi nho nhỏ của mình. Vì vậy, việc cho con lựa chọn có ý nghĩa là trẻ được quyết định chọn cái mình thích. Với cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh này; trẻ sẽ nhận thấy mình nhận được sự tôn trọng từ người khác.

[inline_article id=298929]

3.3 Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh: Phớt lờ những đòi hỏi quá đáng của con

Trong cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh; cha mẹ không nên đáp ứng tất cả những “yêu sách” của con; bởi trẻ sẽ nhận thức được rằng bạn sẽ chiều theo mọi mong muốn của trẻ. Theo đó, khi đòi hỏi không được trẻ sẽ trở nên tức giận, la hét, khóc lóc nằm ăn vạ. Vì vậy, hãy phớt lờ đi những điều không thỏa đáng, nếu trẻ khóc ăn vạ hãy cứ để trẻ khóc, một lúc sau trẻ sẽ thôi khóc ngay.

>> Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh: Tất tần tật về phương pháp giáo dục Steiner

3.4 Không bắt ép trẻ làm điều gì đó

Trẻ nhỏ cũng có những suy nghĩ và cảm xúc riêng của mình nhưng người lớn lại vô tình không để ý đến. Bắt con làm những điều mà trẻ không muốn bằng những câu ra lệnh, răn đe… sẽ khiến trẻ có xu hướng không nghe lời và càng bướng bỉnh hơn. Vì vậy; khi thực hiện cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh; mẹ cần kiểm soát thái độ và hành vi của bản thân với con cái.

Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh không nghe lời quả thật là không khó cũng không phải dễ. Điều cha mẹ cần chính là sự yêu thương con vô điều kiện. Để từ đó cha mẹ có thêm nhiều động lực và cùng con vượt qua những giai đoạn phát triển tâm lý.