Nuôi dạy con chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Ngược lại, nó đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và cách vận dụng thông minh từ các bậc phụ huynh. Với chuyên mục này, các thông tin được xây dựng nhằm trở thành một bách khoa toàn thư cung cấp kiến thức cần thiết cho quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái. Tất cả nhằm giúp cha mẹ hiểu rõ về nét tính cách, tư duy, suy nghĩ của con và từ đó áp dụng cho con phương pháp giáo dục, nuôi nấng phù hợp.
Đồ chơi cho bé trai 1 tuổi không chỉ giúp bé giải trí mà còn tăng cường nhận thức, phát triển tư duy và khả năng vận động. Đặc biệt là các kỹ năng như phối hợp chân-tay-mắt-tai-trí tuệ…
Lựa chọn đồ chơi cho bé 1 tuổi phù hợp với giai đoạn phát triển sẽ giúp trẻ vừa chơi, vừa học và phát triển toàn diện. Dưới đây là danh sách gợi ý 10 món đồ chơi dành cho bé trai 1 tuổi giúp mẹ tiết kiệm thời gian khi mua sắm cho bé.
1. Đặc điểm chung của những bé trai 1 tuổi?
Bé trai 1 tuổi đã chính thức bước vào giai đoạn trẻ tập đi với những cột mốc phát triển đáng kinh ngạc!
Theo UNICEF, trẻ 1 tuổi sẽ trở nên năng động hơn, tò mò; và có nhiều biểu cảm hơn. Ở độ tuổi này, bé trai 1 tuổi có thể bắt đầu sử dụng từ ngữ; có thể tự đứng và đi một vài bước. Để giúp bé trai 1 tuổi học hỏi và phát triển; hãy đọc sách cho bé nghe và khuyến khích trẻ chơi những món đồ chơi tích cực cho sự phát triển của bé trai 1 tuổi.
2. Lợi ích của đồ chơi đối với phát triển của bé trai 1 tuổi
Trước khi biết các món đồ chơi tốt đối với bé trai 1 tuổi; mẹ hãy điểm qua một số lợi ích khi mua những loại đồ chơi này:
Đồ chơi cho bé trai 1 tuổi tìm hiểu về thế giới xung quanh dễ dàng hơn.
Khuyến khích các tương tác xã hội và phát triển ngôn ngữ.
Đồ chơi giúp bé trai 1 tuổi di chuyển và làm việc các kỹ năng vận động của trẻ.
Phát triển các kỹ năng sống quan trọng.
3. Đồ chơi cho trẻ 1 tuổi thông minh và sáng tạo
3.1 Lục lạc
Lục lạc đại diện cho những món đồ chơi âm thanh. Loại đồ chơi cho bé 1 tuổi này giúp kích thích sự phát triển thính giác. Khi chơi bé sẽ bị thu hút sự tập trung, biết cách lắng nghe, phân loại và hình thình sự phản xạ với âm thanh.
Ngoài lục lạc, mẹ có thể mua thêm một vài món đồ chơi cho bé 1 tuổi, như: trống, đàn piano đồ chơi… chúng cũng nằm trong đại gia đình âm thanh nhé!
3.2 Vịt vàng đi tắm cũng rất thích hợp là đồ chơi cho bé 1 tuổi
Có thêm đồ chơi thì giờ tắm sẽ không còn là “cực hình” của cả hai mẹ con nữa. Mẹ có thể tha hồ kì cọ còn con thì tha hồ chơi. Bên cạnh đó, một vài chú vịt vàng không chỉ khiến con vui vẻ mà còn giúp con học tập về thế giới. Mẹ có thể bắt đầu bằng chú vịt vàng, sau đó thì giới thiệu cả đại gia đình hoang dã cho con.
Mẹ có thể dạy cho con về màu sắc của loài vật đó, dạy con nhại lại tiếng kêu của bạn thú. Hay mẹ cũng có thể chơi trò tập đếm xem có bao nhiêu bạn thú trong chậu tắm chẳng hạn. Giờ tắm cũng phải vui, đúng không nào?
3.3 Xe tập đi là món đồ chơi cho bé trai 1 tuổi
Đương nhiên rồi, bé trai 1 tuổi hiếu động, khao khát được “xê dịch” như vậy thì không thể thiếu xe tập đi được. Các loại đồ chơi tập đi cũng rất thích hợp có trong danh sách đồ chơi cho bé 1 tuổi.
Chúng giúp con nhanh chóng học được cách giữ thăng bằng và hiểu cách đôi chân mình hoạt động. Nó cũng kích thích con tự vận động mỗi ngày mà không cần mẹ phải massage như hồi còn là bé sơ sinh nữa.
3.4 Xe đạp – Đồ chơi cho bé trai 1 tuổi vận động
Con trai thì vẫn thường có xu hướng thích vận động nhiều hơn. Vì vậy một chiếc xe đạp nhỏ sẽ là ý tưởng không tồi. Và với xe đạp thì con vẫn sẽ sử dụng được khi lớn hơn. Tuy nhiên, vì độ tuổi con còn khá nhỏ nên khi chơi mẹ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.
3.5 Gấu bông, đồ chơi cho bé dưới 1 tuổi
Các bạn gấu bông có “nhiệm vụ” giúp con phát triển xúc giác và cảm xúc. Vì đây là loại đồ chơi mà con muốn ôm ấp, cầm nắm. Hơn thế nữa, với gấu bông trẻ con không đối xử như một món đồ chơi mà như một người bạn. Chúng sẽ giúp trẻ phát triển sự biết quan tâm, chăm sóc và hình thành những cảm xúc tích cực.
Gấu bông có thể sẽ được ưu ái tiếp xúc nhiều hơn đối với bé gái. Song đây cũng là món đồ chơi cho bé trai 1 tuổi. Mẹ nên cân nhắc chất liệu khi chọn mua.
[inline_article id=150762]
3.6 Rối tay – Đồ chơi cho bé trai 1 tuổi thú vị
Bộ đồ chơi dành cho bé trai 1 tuổi sẽ hoàn thiện hơn nữa nếu có bộ thú ngón tay này. Những câu chuyện kể của mẹ sẽ thú vị và sinh động hơn gấp ngàn lần.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con tự đeo thú và kích thích sự sáng tạo của riêng mình. Con sẽ bắt chước mẹ tạo ra những cuộc hội thoại cho các bạn thú cưng. Không chỉ giúp con cử động thành thạo các ngón tay bé xinh mà những món đồ chơi này còn kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của não bộ.
3.7 Trẻ 1 tuổi chơi đồ chơi gì? Đồ chơi xếp hình đơn giản
Bé ở độ tuổi này, mẹ không nên chọn mua đồ chơi cho bé 1 tuổi là những lắp ghép quá phức tạp. Vì nếu quá khó con sẽ nhanh chán và bỏ cuộc. Bé trai 1 tuổi chỉ cần một bộ xếp hình có các hình khối căn bản để học tập.
Những liên kết căn bản giữa các hình khối sẽ là bài học dành cho con trong giai đoạn này. Mẹ đừng quên cổ vũ và khen ngợi bé nhiệt tình mỗi khi con làm đúng nhé!
3.8 Gương đồ chơi
Bé 1 tuổi chơi đồ chơi gì? Bé dưới 1 tuổi có thể học cách quan sát, nhận diện gương mặt. Chắc chắn rằng bé sẽ luôn ngắm nhìn và phản ứng với hình chiếu của mình. Hành động của món đồ chơi cho bé trai 1 tuổi này sẽ giúp trẻ học cách khám phá và kích thích trí tò mò.
3.9 Đồ chơi cho bé trai 1 tuổi: Những quả bóng nhỏ
Với những quả bóng, con có thể tập cách cầm, nắm và ném đồ vật. Các cơ bàn tay và cánh tay sẽ được tập luyện ngay từ thời điểm này. Vì vậy, hãy cập nhật ngay món này vào danh sách đồ chơi cho bé trai 1 tuổi, và cả các bé gái nữa, bạn nhé!
3.10 Đồ chơi dạy về màu sắc
Mẹ đừng chỉ chọn những màu “nam tính” cho bộ đồ chơi cho bé trai 1 tuổi nha. Ở độ tuổi của con thì dù nam hay là nữ đều rất thích bảng màu sắc sặc sỡ. Con sẽ bị thú hút bởi sự tương phản màu sắc đấy.
[inline_article id=56387]
Cuối cùng, trước khi chọn mua đồ chơi cho bé 1 tuổi, mẹ cần đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, chất liệu an toàn và dễ cầm nắm không sắc nhọn nhé.
Trước khi dạy bé tập viết chữ, mẹ nên dạy cho con thuộc bảng chữ cái. Có rất nhiều cách giúp bé nhận diện bảng chữ cái một cách dễ dàng, có thể mẹ cho bé tiếp xúc với bảng chữ cái với nhiều màu sắc rất hấp dẫn, bé sẽ rất hứng thú với việc tiếp xúc và học thuộc mặt chữ, hoặc mẹ có thể cho bé xem các đoạn video dạy bé học chữ cái thông qua các bài hát…
Nhưng để bé nhận mặt chữ tốt hơn và kết hợp với việc phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo, mẹ nên vận dụng các trò chơi khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ:
Dùng những vật dụng trong nhà để ghép chữ: Mẹ cho bé sử dụng ống hút, tăm, đũa, dây ruy băng để bé tạo ra những hình dạng chữ cái mà bé thích. Mẹ hãy gợi ý cho bé với những chữ cái khó như chữ S, C, Q thì tạo hình như thế nào… Với trò chơi này bé sẽ hứng thú trong việc khám phá ra hình dạng của các chữ cái.
Dùng đất sét nặn chữ: Mẹ hướng dẫn bé dùng đất sét lăn ra thành những sợi mỏng và dùng chúng dán đè lên các chữ viết mà mẹ đã để sẵn trên chiếc bảng đen hay miếng bìa carton.
Dùng vật nhỏ xếp thành chữ:Mẹ chỉ cho bé dùng những viên đá nhỏ, cúc áo hay đồ xếp hình xếp thành những chữ cái mà bé thích.
Cho bé lấp đầy khoảng trống bên trong chữ cái: Mẹ viết những chữ cái lớn và để những khoảng trống bên trong, sau đó cho bé lấp đầy những khoảng trống đó với giấy vụn, cúc áo nhỏ, vỏ trứng hoặc màu nước. Với mỗi chữ cái mẹ nên khuyến khích bé dùng mỗi chất liệu khác nhau để dễ phân biệt các chữ với nhau.
Viết chữ cái bằng cát:Mẹ có thể sử dụng một ít cát làm thành cái bảng cho bé tập viết. Mẹ có thể cầm tay bé viết các chữ cái lên cát.
Dạy bé tập viết chữ trên giấy
Khi bé thuộc các mặt chữ, mẹ đã có thể đưa cho bé bút và giấy để tự viết ra những chữ cái bé thích. Mẹ sẽ viết mẫu cho bé xem, mẹ nên viết chậm để bé nhìn và bắt chước theo những nét chữ của mẹ.
[inline_article id=3084]
Để dạy bé tập viết chữ, mẹ cần viết mẫu cho bé vài lần để bé hình dung ra cách viết. Sau đó, mẹ sẽ đưa cho bé bút chì, giấy ô ly và cục tẩy để bé thực hành. Mẹ nên cho bé dùng những cây bút chì có thân ngắn vừa phải và to phù hợp với tay của bé để bé viết dễ dàng hơn. Và mẹ đừng quên hướng dẫn cách cầm bút đúng cho bé nhé.
Lưu ý, tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ có cách dạy bé tập viết chữ thích hợp:
Để dễ dàng cho việc tập viết chữ có thể trước đó mẹ cho bé tập tô, tô theo những nét chữ đã có sẵn trong tập sau đó mới cho bé tập viết trên giấy trắng.
Mẹ không nhất thiết phải cho bé viết theo thứ tự của bảng chữ cái mà nên thực hành với những nét, chữ dễ trước. Nên bắt đầu cho bé viết các nét thẳng, nét ngang, dọc, xiên sau đó mới viết nét cong, tròn. Nên bắt đầu từ chữ in hoa trước sau đó mới tới chữ thường vì chữ in hoa lớn giúp bé dễ nhận biết hơn.
Một lưu ý khi dạy bé tập viết chữ là mẹ phải thật kiên nhẫn, không cáu gắt với trẻ, không dạy bé một lúc quá nhiều chữ sẽ khiến bé rối và khó nhớ. Điều quan trọng là mẹ phải tạo hứng thú khi cho con học chữ, không ép con học khi con mệt mỏi, uể oải, nên dạy trẻ những lúc trẻ thoải mái nhất và mẹ đừng viên động viên, khen ngợi khi trẻ học tốt nhé.
Có rất nhiều điều để cân nhắc khi bố mẹ muốn chọn trường mầm non cho con. Bởi đây là nơi đầu tiên giúp bé làm quen với khái niệm “xa mẹ” và “đi học”, bà mẹ nào cũng cố gắng để đem đến cho con một trải nghiệm thật hạnh phúc ở ngôi nhà thứ hai này. Để chọn đúng trường cho con, mẹ có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây:
1/ Mức học phí
Đây là vấn đề mẹ nên đặc biệt quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của con. Mẹ nên chọn ngôi trường có mức học phí vừa tầm khả năng tài chính của mình để đảm bảo bé có thể theo học lâu dài, không lo lắng về vấn đề phải chuyển trường. Việc chuyển trường cho con không những làm việc học cho con bị gián đoạn mà bé sẽ phải cố gắng để làm quen với môi trường mới.
2/ Ví trí trường học
Vị trí trường học là điều mẹ cần xem xét ngay từ bước đầu chọn trường mầm non cho con. Mẹ nên chọn trường cho bé ở vị trí gần nhà là tốt nhất, vì điều này thuận tiện cho việc đưa đón và đi lại của trẻ, mẹ cũng bớt lo những vấn đề như tai nạn giao thông hay những khi trời trở nắng, trở mưa…
[inline_article id=1117]
3/ Những điểm cần quan sát khi tham quan trường
Khi đi khảo sát trường cho con, mẹ nên chú ý đến những điều sau nhé!
Trường có sân chơi ngoài trời không?Đây là điều kiện cần thiết để con có thể phát triển lành mạnh về thể chất cũng như tư duy trí tuệ. Sân chơi chính là môi trường để con rèn luyện thể chất, nơi giao lưu tương tác với những đứa trẻ khác. Ngoài ra, bạn phải quan sát sân chơi của trẻ có an toàn không, có sạch sẽ, có nhiều đồ chơi không, đồ chơi có an toàn với bé không.
Phòng học của bé ra sao? Mẹ nên quan sát xem phòng học của bé có tươm tất, thoáng mát, yên tĩnh, an toàn, có ánh sáng mặt trời không? Phòng học có nhiều đồ chơi tốt cho bé học không? Điều kiện vệ sinh trong phòng học được chăm sóc ra sao? Việc vệ sinh, chỗ rửa tay, khăn mặt và các đồ dùng cá nhân có đảm bảo vệ sinh hay không? Chỗ ngủ trưa dưới sàn nhà hay trên giường riêng của mỗi bé?
Bếp ăn có đảm bảo vệ sinh hay không? Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn. Ngoài việc xem thực đơn ăn của trẻ có đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày hay không thì vấn đề vệ sinh cũng cực kỳ quan trọng. Muốn biết câu trả lời chính xác, bạn hãy quan sát bếp nhà bếp của trường có thông thoáng, sắp xếp đồ đạc có gọn gàng, ngăn nắp không và quan trọng là nguồn gốc thực phẩm mà bé ăn hàng ngày có được đảm bào an toàn thực phẩm không. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên xem chất lượng bữa ăn, xem có đảm bảo được dinh dưỡng cho bé không nhé.
Biểu hiện của các bé trong lớp học ra sao, cô xử lý như thế nào? Mẹ đừng quên quan sát các diễn biến xảy ra trong lớp học, vì bé cưng cũng sẽ trải qua những điều tương tự khi bước vào môi trường này. Các cô và lãnh đạo trường có thân thiện, gần gũi và yêu trẻ không? Những trường hợp bé khóc, bé đánh bạn, bé bị giành đồ chơi, bé ốm bệnh được xử lý như thế nào? Đây là một trong những yếu tố quyết định khi chọn trường mầm non cho con.
Trường có phòng chăm sóc y tế không?Sức khỏe của bé là vấn đề được đặt lên hàng đầu, vì vậy, bạn nên xem trường có phòng y tế để chăm sóc sức khỏe cho bé hay không hoặc chí ít trường cũng phải có tủ thuốc để dành cho bé trong những trường hợp khẩn cấp và bạn cũng phải hỏi thêm cơ sơ y tế hay bệnh viện nào trường sẽ mang bé đến trong trường hợp cấp thiết.
Mẹ đừng nghĩ rằng trẻ sơ sinh còn quá non nớt để tham gia vào các trò chơi. Trên thực tế, việc chọn trò chơi thích hợp với bé và khuyến khích con tham gia sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Thông qua các trò chơi cho trẻ sơ sinh, bé sẽ vận động tất cả các giác quan, cơ bắp và từ đó mau cứng cáp để tiến đến các mốc phát triển thể chất và tinh thần đang vẫy gọi phía trước. Ngoài việc cho con bú, ngủ, vệ sinh đúng cách, mẹ cũng nên dành thời gian để chơi với bé mỗi ngày. Tất cả những hoạt động bình thường như nói chuyện, nhìn con đều là trò chơi với trẻ sơ sinh, vì trong con mắt non tơ của một em bé mới chào đời, điều gì cũng thật mới mẻ và kỳ thú. Mẹ không cần các hoạt động quá phức tạp, cao siêu để giúp con phát triển mà chỉ cần làm những việc sau đây.
Cùng ngắm nhau
Nhiều nghiên cứu cho thấy bé sơ sinh bị thu hút bởi khuôn mặt hơn bất kỳ thứ gì khác, kể cả đồ chơi. Thường xuyên nhìn vào khuôn mặt bé sẽ giúp bé cảm thấy vui vẻ và gắn kết tình mẫu tử. Bé thích nhìn những khuôn mặt với biểu cảm như:
Khuôn mặt đang cười
Khuôn mặt đang nhìn thẳng vào mắt bé
Khuôn mặt của cha mẹ
Khuôn mặt phản hồi lại những hành động của bé
Trò chuyện cùng bé
Thu hút sự chú ý của bé bằng cách nói chuyện bằng giọng nói cao và dịu dàng. Mẹ nên nói chuyện với bé khi đang thay đồ, cho bé bú hay khi tắm cho bé. Bé chưa thể hiểu những điều mẹ nói vào thời điềm này, tuy nhiên việc trò chuyện với bé là cần thiết. Các nghiên cứu cho thấy việc trò chuyện với bé 3 giờ mỗi ngày trong suốt những tháng đầu tiên giúp bé phát triển phần não bộ, kích thích thính giác, giúp bé sớm nhận ra giọng nói của những người thân quen.
Bắt chước
Bắt chước âm thanh, biểu cảm và hành động của bé giúp bé phát triển kĩ năng giao tiếp. Việc đáp lại những tín hiệu của bé giúp phản chiếu bé thể hiện và nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì khả năng bắt chước chính là nền tảng cho sự phát triển các kỹ năng cơ bản của bé.
Nhảy mùa cùng bé
Thay vì đung đưa bé từ trước ra sau, mẹ có thể làm cho bé thấy thú vị hơn bằng cách hát hoặc nhảy múa với bé. Mẹ cũng có thể đặt bé xuống giường và cầm tay bé quay tròn trong khi hát cho bé nghe. Đó cũng là cách kích thích kỹ năng vận động của bé.
Chơi đồ chơi kích thích giác quan
Cho bé tiếp xúc với những đồ chơi giúp kích thích giác quan có nhiều màu sắc, gương hay sách vải. Mẹ hãy cho bé một vài đồ chơi luyện tập khả năng cầm nắm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng chiếc thảm đặt bé nằm chơi hoặc đọc sách cho bé nghe.
[inline_article id=91069]
Cho bé nằm sấp
Đặt bé nằm sấp để rèn luyện kĩ năng vận động đầu đời như lật người, trườn, bò, ngồi, đi…. Nằm sấp còn giúp cơ cổ, cánh tay, vai, phần lưng trên và hộp sọ phát triển khỏe mạnh.
Những trò chơi cho trẻ sơ sinh thường rất đơn giản, không đòi hỏi mẹ phải chuẩn bị nhiều dụng cụ hay phải vận dụng những kỹ năng phức tạp. Đơn giản là vậy, nhưng hiệu quả lại rất to lớn đối với sự phát triển của bé. Ngoài ra, thông qua các trò chơi này, mẹ sẽ tạo nên mối dây liên kết chặt chẽ với con ngay từ những ngày đầu đời.
Dựa trên cân nặng lúc chào đời, chỉ số vòng đầu hay những biểu hiện lúc trẻ mới chào đời, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra đánh giá về trí thông minh của trẻ. Tham khảo ngay để biết, liệu bé cưng có đang sở hữu một trí tuệ “vượt trội” không mẹ nhé!
1. Vòng đầu lớn
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry đã chỉ ra mối liên hệ giữa chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh và chỉ số IQ. Các chuyên gia người Anh đã tiến hành phân tích dữ liệu của gần 100.000 người Anh và nhận thấy những người có chu vi vòng đầu lúc mới sinh lớn hơn thường đạt được điểm cao hơn trong bài kiểm tra.
2. Đánh giá trí thông minh dựa trên cân nặng
Nghiên cứu trên 3.000 trẻ sơ sinh được công bố trên tạp chí Y học (Anh) cho thấy, cân nặng lúc chào đời của trẻ có xu hướng tỷ lệ thuận với chỉ số IQ của trẻ. Cụ thể, trẻ có cân nặng “nhỉnh” hơn lúc chào đời thường cũng “nhỉnh” hơn hẳn về mặt trí tuệ.
Không chỉ cân nặng lúc trẻ chào đời, tốc độ tăng cân của trẻ trong tháng đầu tiên cũng là yếu tố dự đoán trí thông minh của trẻ. Nghiên cứu trên 13.800 trẻ em, các chuyên gia tại Đại học Adelaide (Úc) nhận thấy, trong vòng 4 tuần đầu tiên sau sinh, trẻ tăng 40% cân nặng có chỉ số IQ cao hơn 1,5 điểm so với những trẻ chỉ tăng 15% cân nặng.
[video-embeb title=’Những đặc điểm con thường được di truyền từ bố’ description=” url=’https://youtube.com/embed/8hnnlzu-kQk”>’ ][/video-embeb]
3. Nụ cười của bé
Ngay từ trong bụng mẹ, bé cưng đã biết cười. Tuy nhiên, nụ cười của bé lúc này chỉ là một phản xạ. Khoảng 2-3 tháng tuổi, bé sẽ thôi cười theo phản xạ. Nụ cười của bé lúc này thể hiện sự vui thích hoặc hứng thú của trẻ với một sự việc nào đó. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ sơ sinh biết cười sớm và cười nhiều thường có trí tuệ phát triển hơn.
[inline_article id=149412]
4. Khả năng chú ý
Sự tập trung, chuyên chú vào 1 vấn đề nào đó cũng cho thấy trí thông minh vượt trội của trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị phân tán tư tưởng. Tuy nhiên, với những bé có trí thông minh vượt trội, thời gian bé tập trung sẽ dài hơn hẳn. Bé có xu hướng dành nhiều thời gian với một câu chuyện, một vấn đề hay dành thời gian để làm chủ một kỹ năng nào đó. Mẹ cũng dễ dàng nhận thấy trẻ sớm đạt những cột mốc phát triển hơn so với cột mốc phát triển chuẩn.
5. Sự tỉnh táo
Khi nghe tiếng động xung quanh mình, một đứa trẻ thông minh thường nhanh chóng tìm kiếm nơi phát ra tiếng động. Bé có khả năng giao tiếp bằng mắt với mọi người từ rất sớm. Đồng thời, trẻ có xu hướng ngủ ít hơn, nhạy cảm hơn với ánh sáng cũng như kích thích từ môi trường xung quanh mình.
Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo. Mẹ không cần quá lo nếu bé cưng chưa biểu hiện những dấu hiệu trên. Ngoài yếu tố di truyền, trí thông minh của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng và cách nuôi dạy của cha mẹ.
Đây là trò chơi yêu thích của rất nhiều bạn nhỏ, và là một lựa chọn trò chơi cho bé 2 tuổi hoàn toàn thích hợp. Với trò chơi này, bố mẹ có thể cùng chơi với trẻ. Việc thổi lên những bong bóng xà phòng nhiều màu sắc khiến bé thấy rất kỳ ảo và thích thú. Tiếp đến, mẹ chỉ cho bé dùng các ngón tay của mình để làm vỡ các bong bóng này khiến trò chơi càng thêm sôi nổi. Trò rượt đuổi các bong bóng xà phòng đang bay bồng bềnh khắp nơi và làm vỡ chúng sẽ mang đến rất nhiều tiếng cười cho mẹ và bé. Với trò chơi này, bé cũng tập luyện khả năng phối hợp giữa tay và mắt, đồng thời phát huy khả năng phối hợp khéo léo của các ngón tay.
2. Chơi nghịch cát
Được thỏa thích chơi đùa trên cát, đào xới, xây lâu đài trên cát là hoạt động không những đem lại niềm vui mà còn giúp con trẻ tăng cường khả năng vận động thể chất. Việc chạy nhảy, đào xới cát, múc cát, chở cát, đắp cát sẽ giúp trẻ vận động linh hoạt, cũng như giúp đôi bàn tay của trẻ khỏe mạnh hơn. Không chỉ chơi trong vườn nhà, trong công viên mà bé còn có thể thỏa thuê chơi cát trong những dịp được đi biển cùng cả nhà nữa đấy.
3. Trò câu cá
Đây là một trong những gợi ý thú vị nhất về trò chơi cho bé 2 tuổi. Mẹ có thể sắm cho bé cưng một bể câu cá bằng nhựa, có cần câu và các chú cá bằng nhựa hoặc một bộ câu cá bằng gỗ có gắn nam châm. Bé sẽ dùng cần câu thả vào phía trước miệng của chú cá mà bé thích rồi kéo cần câu lên. Tuy trò chơi này đơn giản, bé có thể chơi ngay tại nhà nhưng lại rất vui nhộn và làm tinh thần bé phấn chấn cũng như giúp bé rèn luyện khả năng quan sát, vận động đôi bàn tay.
[inline_article id=28109]
4. Vẽ hình trên mặt đất
Một trò chơi cho bé 2 tuổi khác là cho bé vẽ vời lên mặt đất. Mẹ có thể để con vẽ ra mọi thứ mà bé nghĩ tới hay cảm nhận. Việc cầm viên phấn để ghì trên mặt đất sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng cầm bút cũng như rèn luyện sức mạnh từ cánh tay, giúp cẳng tay của trẻ được khỏe hơn. Ngoài ra, với việc được thỏa sức vẽ vời những gì mà bé thích sẽ giúp trẻ phát huy được khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng.
5. Ghép hình
Với trò chơi này, mẹ nên hướng dẫn qua cho bé một lần, sau đó để bé vận động, phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Mẹ nên thử thách bé ở mức độ tăng dần, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Lúc đầu mẹ nên cho bé chơi với một vài miếng ghép, sau đó sẽ tăng dần lên. Với những hình ở mức độ khó, mẹ có thể gợi ý ở một vài mảnh ghép khó trẻ chơi tốt hơn. Trò chơi này không những giúp bé tư duy, suy nghĩ mà còn khiến bé phải vận động, phát huy khả năng tìm kiếm, khả năng phối hợp của mắt và đôi bàn tay.
6. Chơi súng nước
Hầu như đứa trẻ nào cũng thích chơi trò chơi này. Việc dùng nước có vòi xịt phun nước ra khỏi chai hay dùng súng nước để bắn sẽ giúp trẻ rèn luyện cơ bắp của đôi bàn tay và ngón tay được hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, việc nô đùa chạy nhảy sẽ khiến toàn thân bé được vận động và trở nên khỏe mạnh hơn. Vì vậy, mẹ đừng ngại sắm cho bé một chiếc súng nước để bé được vui chơi thỏa thích nhé.
7. Lắp ráp
Với những khối lắp ráp bằn nhựa an toàn, bé có thể xây dựng rất nhiều thứ, từ ngôi nhà cho đến rô-bốt. Bé sẽ rất hứng thú với những hình dáng mà mình tạo ra. Với trò chơi này, bé sẽ có cơ hội rèn kỹ năng vận động và phối hợp tay, mắt tinh tế hơn. Đồng thời, trò chơi này cũng rất tốt cho óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bé.
8. Nặn đất sét
Đây là trò chơi không những khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ mà còn giúp bé phát huy sự khéo léo của đôi bàn tay. Ban đầu, mẹ nên hướng dẫn cho trẻ nặn một số hình đơn giản, sau đó để bé phát huy khả năng sáng tạo của mình. Với những hình mà bé nặn được chắc chắn sẽ trò chơi bổ ích cho trẻ lên đấy các mẹ ạ.
Kỹ năng sống là gì phụ huynh nào cũng biết nhưng không phải ai cũng đã biết cách trau dồi cho con hoặc giúp con học được nhiều kỹ năng sống. Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu về kỹ năng sống để giúp bé yêu trưởng thành mỗi ngày nhé.
Kỹ năng sống an toàn cho trẻ
1. Dạy trẻ ghi nhớ những thông tin cần thiết
Cha mẹ nên dạy con ghi nhớ họ tên của bé và bố mẹ, số điện thoại liên lạc, địa chỉ nhà. Tốt nhất, bạn nên viết những thông tin đó vào một tờ giấy và bỏ vào balo, túi áo hoặc túi quần của bé mỗi khi ra ngoài và dặn trẻ giữ mảnh giấy này cẩn thận. Khi cần giúp đỡ, con hãy đưa tờ giấy này cho một người lớn mà con cảm thấy tin tưởng.
2. Dạy trẻ biết nhờ sự giúp đỡ từ người lớn
Để bé không bị mâu thuẫn với việc tránh xa người lạ, bạn hãy cho con chỉ dẫn cụ thể. Ví dụ: Bạn nói với trẻ nên tìm đến các cô chú công an, bảo vệ là những người mặc đồng phục, đeo bảng tên ở công viên, trung tâm mua sắm. Bạn hãy dặn bé, đọc những thông tin cá nhân cần thiết về bản thân, bố mẹ để được giúp đỡ.
3. Công cụ hỗ trợ đặc biệt
Bạn nên chuẩn bị sẵn cho trẻ một chiếc còi hoặc công cụ tạo tiếng ồn để khi bị lạc. Nếu trẻ đã lớn một chút, bạn có thể đưa cho con một chiếc điện thoại phòng khi bị lạc thì có thể gọi cho bạn hay người thân trong gia đình. Hướng dẫn con cách gọi đến những số điện thoại khẩn cấp (cảnh sát, cứu thương) nếu cảm thấy mình đang gặp nguy hiểm.
4. Dạy trẻ kỹ năng sống bảo vệ bản thân bằng cách cảnh giác với người lạ
Để giữ an toàn cho bé, cha mẹ nên dặn con không đi theo và nghe lời của người lạ nếu chưa được sự đồng ý của bố mẹ. Con nên giữ khoảng cách với những người lạ cho con đồ chơi, thức ăn. Bạn nên chỉ cho trẻ cách thu hút sự chú ý của những người lớn xung quanh, khi nào thì cần chạy về ngay chỗ của cha mẹ, hoặc tới chỗ thật đông người.
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
1. Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân
Ba mẹ nên dạy con luôn tự tin và tin tưởng vào bản thân, mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình để bảo vệ quan điểm mà con cho là đúng.
2. Giúp trẻ biết nhận lỗi sai và tha thứ
Bất kì ai cũng có thể phạm lỗi lầm và cần sự tha thứ, tha thứ sẽ làm cho tâm hồn con được thanh thản và yêu đời hơn. Lòng vị tha có thể chữa lành những hậu quả tồi tệ nhất. Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ đã nên chỉ cho con điều này, đồng thời khuyến khích bé thể hiện lòng tốt bằng cách giúp đỡ và tha thứ cho người khác.
3. Dạy trẻ kỹ năng sống đánh răng
Sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp là một trong những kỹ năng sống cơ bản cần dạy cho trẻ nhỏ. Trẻ em cần phải tìm hiểu làm thế nào để đánh răng và súc miệng từ rất sớm. Khuyến khích, thậm chí khen thưởng khi bé biết cách giữ vệ sinh tốt và có lối sống lành mạnh như ăn ngủ đúng giờ, tập thể dục thường xuyên.
4. Dạy trẻ biết thể hiện lòng tốt và yêu thương vô điều kiện
Khuyến khích trẻ giúp đỡ người khác bất cứ khi nào có thể. Điều này sẽ giúp bé có được lòng từ bi, đồng thời hiểu được sự khác biệt giữa cái bé muốn và nhu cầu trong cuộc sống. Việc trẻ thể hiện lòng tốt, yêu thương vô điều kiện không chỉ là một điều ngọt ngào nên làm mà còn là cách dễ nhất để trẻ có thể “chạm” vào cuộc sống.
5. Dạy trẻ biết chia sẻ
Ba mẹ nên khuyên bé chia sẻ đồ chơi với bạn bè, không nên chỉ giữ khư khư cho riêng mình. Bên cạnh đó, bạn cũng phải dạy con biết cách cảm thông cho những cảm xúc, tâm trạng của những người xung quanh.
6. Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề
Nếu bé ôm chặt chiếc xe tải đồ chơi, không muốn đưa các bạn khác chơi cùng, có thể vì bé nghĩ: “Lỡ bạn ấy lấy luôn thì sao?”. Trong trường hợp này, cha mẹ hãy khuyến khích các con thay phiên nhau chơi đồ chơi đó (bạn có thể chỉ lên đồng hồ, bảo con: “Kim chạy tới chỗ này thì thay phiên”), đồng thời bảo đảm với bé rằng, cho bạn chơi chung không có nghĩa là mình không được chơi đồ chơi đó. Nếu bé cho các bạn chơi chung đồ chơi, thì các bạn cũng chia sẻ lại như thế.
7. Giúp trẻ bày tỏ thái độ
Nếu một đứa trẻ đang giữ riêng một thứ đồ chơi nào đó, bạn hãy giải thích cho con biết, bạn của bé đang cảm thấy thế nào. Ví dụ, bé rất thích cái giỏ nhựa và không muốn ai đụng tay vào. Đừng vội la mắng bé, cha mẹ hãy đặt mình vào tình huống đó để hiểu tâm lý của bé. Biết đâu bạn khám phá ra rằng, bé không cho bạn mình chơi chung cái giỏ chỉ vì đã đựng đầy đồ bên trong hoặc vì bé đặc biệt quý cái giỏ đó do ông nội tặng cháu nhân ngày sinh nhật.
8. Dạy trẻ kỹ năng sống bảo vệ môi trường
Trẻ em sẽ làm tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi sinh nếu có tình yêu sâu sắc với thiên nhiên. Tình yêu này cần phải được hình thành từ từ qua các việc làm, trò chơi cụ thể, dưới sự dẫn dắt đúng đắn của người lớn. Hướng dẫn con trẻ từ những việc nhỏ như chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tự giác nhặt những đồ vật có nguy cơ làm vấy bẩn môi trường, phân loại những sản phẩm mình thu thập được, khuyến khích việc tái chế.
Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học
1. Dạy trẻ cách làm việc nhóm hiệu quả
Làm việc nhóm ngay từ khi trẻ còn nhỏ không chỉ giúp cho bé hòa đồng hơn mà còn giúp bản thân có được kết quả tốt nhất trong học tập và lao động tốt. Ngoài ra, làm việc nhóm còn khiến bé tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân với tập thể, phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với người khác để hoàn thành việc chung.
2. Dạy trẻ suy nghĩ lạc quan và nhìn cuộc sống một cách tích cực
Bạn nên dạy con rằng, cuộc sống rất muôn màu, lúc này thành công nhưng lúc khác có thể thất bại. Quan trọng là sau những thất bại đó, con phải biết đứng lên và làm lại từ đầu. Khuyến khích con nhìn vào mặt tích cực của cuộc sống bằng cách chỉ cho bé thấy những điều tốt đẹp đang hiện hữu xung quanh.
3. Dạy trẻ không bao giờ ngừng đọc và học hỏi
Ngay từ bé, bố mẹ nên dạy cho trẻ cách đọc sách bởi thói quen này không chỉ giúp cho trẻ có thể tự khám phá, mày mò những điều hay mà còn giúp cho con rèn luyện tính cách chăm chỉ, cần mẫn. Ngoài kiến thức học từ sách giáo khoa, mẹ cũng nên khuyến khích bé cởi mở, tiếp thu, học hỏi, rút kinh nghiệm từ những bài học tình huống có thật trong cuộc sống, cả tích cực lẫn tiêu cực.
4. Dạy con ngoan biết cách chọn bạn
Hãy giúp bé cách để phân biệt thế nào là người bạn tốt, người bạn xấu qua lời nói và hành vi trực quan trong cuộc sống, từ bạn bè xung quanh. Ví dụ như một đứa trẻ đang bắt nạt một đứa trẻ khác trong hàng xóm hay một đứa bé đang nói bậy, bạn hãy chỉ cho bé thấy đó là điều không đúng hoặc không nên, từ đó bé sẽ bắt đầu có kiến thức về cách chọn bạn và phân biệt bạn xấu, tốt.
5. Dạy con cách tôn trọng và giữ gìn tình bạn
Khuyến khích con cái phải thật thà và hết lòng với bạn. Đôi khi quan điểm của trẻ và bạn bè có thể khác biệt, nên mẹ hãy nói với trẻ: “Đây là việc bình thường, con có thái độ tôn trọng ý kiến của bạn. Con không nên tranh luận gay gắt dẫn đến giận dỗi, sứt mẻ tình bạn”.
Kỹ năng sống ăn uống ở ngoài
1. Chọn nhà hàng phù hợp
Nhà hàng có thực đơn cho trẻ em
Không phải chờ đợi lâu để có bàn
Có ghế đa năng dành cho trẻ em
Có không gian riêng tư
Có khu vực vui chơi dành cho trẻ
2. Dạy cho con cách cư xử khi đi ăn ngoài
Bạn có thể chọn một góc riêng trong nhà, bày trí bàn ghế và cho trẻ thực hành các tình huống như ở nhà hàng như gọi món, thay đổi thức ăn để trẻ cảm nhận được sự khác biệt giữa ăn ở nhà và ở ngoài là như thế nào. Bạn hãy để trẻ học theo cách trực quan càng nhiều càng tốt, trong mỗi bài học luôn có sự mới lạ và không khí vui vẻ. Trẻ sẽ thích thú và học nhanh hơn.
3. Để con ngồi lại lâu hơn trong mỗi bữa ăn
Bạn nên gọi trẻ ngồi vào bàn ăn sớm hơn vài phút để chờ đợi các món ăn lần lượt được dọn ra. Sau khi cả nhà ăn xong, bạn hãy giữ trẻ ngồi tại chỗ của mình bằng cách cả nhà cùng trò chuyện, kể cho trẻ nghe những câu chuyện hài hước hoặc nói về những kế hoạch dành cho cả nhà sắp tới.
4. Chọn thời gian đi ăn bên ngoài gần với thời gian dùng bữa của gia đình
Bạn nên chọn thời gian đi ăn bên ngoài hợp lý, trước khi trẻ trở nên quá đói và mệt mỏi và càng gần với thời gian ăn tại nhà của cả gia đình càng tốt. Nếu phải đi ăn trễ hơn nhiều so với khi dùng tại nhà, bạn hãy chuẩn bị một vài thức ăn lót dạ nhẹ cho trẻ và cho phép trẻ ăn ít hơn thường ngày.
5. Thống nhất với con những điều cần tuân thủ khi đến đi ăn ở nhà hàng
Bạn nên thỏa thuận trước với trẻ một số quy định như: Luôn ngồi đúng ghế của mình và chỉ rời chỗ ngồi sau khi được bố mẹ đồng ý, không nói chuyện quá to gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, luôn sử dụng muỗng, đũa khi ăn và tuyệt đối không dùng tay bốc thức ăn, không làm nũng hay cáu kỉnh trong suốt buổi ăn.
Kỹ năng sống độc lập cho bé
1. Nấu nướng
Bé không cần phải biết nấu cả một bàn tiệc sang trọng, nhưng tự thực hiện được một bữa cơm gia đình đơn giản với 1 món mặn và 1 món canh sẽ là điều rất cần thiết cho bé khi phải sống xa bố mẹ trong tương lai.
2. Kỹ năng sống sót trong tự nhiên
Để bé được an toàn trong những chuyến hành trình của mình, cha mẹ đã cần trang bị cho con các kỹ năng cần thiết để tồn tại trong môi trường tự nhiên bằng các chương trình hướng đạo sinh, các trại hè dành cho bé.
3. Bơi lội
Theo thống kê của WHO, mỗi năm Việt Nam có đến 11.500 trẻ em chết đuối. Điều này sẽ không xảy ra nếu các bé biết kỹ năng bơi lội từ khi còn nhỏ. Hiện nay, ở các thành phố lớn có rất nhiều lớp học chống đuối nước cho các bé nhỏ, thậm chí các bé có thể bắt đầu khi chỉ mới 2-3 tuổi. Nếu bé đã lớn hơn, từ 5 tuổi trở lên thì bố mẹ có thể dễ dàng đăng ký các buổi học bơi cho con ở bất kỳ hồ bơi nào.
4. Làm vườn
Bố mẹ có thể cho bé về quê hoặc đi tham quan các khu vườn sinh thái để biết cách trồng một cái cây, chăm sóc một con vật là như thế nào. Việc tiếp xúc với các loại rau củ còn giúp bé có hứng thú với đồ ăn, làm giảm tâm lý biếng ăn. Một việc làm, nhiều lợi ích, sao mẹ không làm ngay nhỉ?
5. Sửa chữa đồ dùng
Bé có thể được học cách chữa những món đồ chơi bằng cách vá, dán keo hay cách sửa chiếc xe đạp của mình. Đó là những bài học sinh động và thú vị giúp bé hiểu cách một đồ vật vận hành. Đồng thời, thông qua việc này, mẹ cũng có thể dạy bé cách tiết kiệm và trân trọng những đồ vật mình có.
6. Sử dụng tiền
Mẹ có thể dạy con những hiểu biết cơ bản như: Chúng ta phải mua mọi thứ bằng tiền, đồng tiền mỗi tháng bố mẹ có được sẽ có giới hạn và với số tiền đó chúng ta sẽ phải chia ra cho những thứ khác nhau. Cho bé cùng đi mua sắm là một bài học trực quan và sinh động nhất về cách sử dụng tiền. Ngoài ra, bạn có thể dạy con tiết kiệm bằng cách mua cho bé ống heo hoặc tạo một tài khoản tiết kiệm riêng cho bé.
7. Giặt giũ
Bạn đừng quên chỉ cho bé cách phân loại quần áo, cách giặt các loại quần áo khác nhau để luôn có được trang phục thật đẹp dù ở nhà hay khi đi học, đi chơi.
8. Quản lý thời gian
Hầu hết các bà mẹ đều phải trải qua cảnh vật lộn hàng giờ mới bước ra khỏi nhà vào buổi sáng, vì bé cưng không hề có khái niệm thời gian. Ngay khi bé có thể nhận biết buổi sáng, buổi tối, thế nào là đợi lâu, thế nào là nhanh chóng, mẹ hãy bắt đầu dạy bé cách ước lượng thời gian.
Những điều cha mẹ cần làm khi dạy kỹ năng sống cho bé
1. Hạn chế la mắng trẻ
Nếu cha mẹ mắng con là “đồ ích kỷ”, rồi trừng phạt khi bé chưa biết chia sẻ hoặc buộc bé phải chia một vật nào đó rất yêu thích thì bạn vô tình gieo rắc nơi trẻ sự oán hận, chứ không phải lòng quảng đại. Để khuyến khích con biết chia sẻ thì sự khích lệ sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn lời quở trách.
Phụ huynh cũng không nên quá lo lắng khi thấy bé giữ riêng cho mình một số đồ chơi cụ thể nào đó. Có thể sau này khi trưởng thành, chúng sẽ hiểu được chia sẻ với các bạn khác thì vui hơn là giữ riêng một mình.
2. Làm gương tốt cho con
Để con cái không có tính ích kỉ thì đầu tiên bố mẹ phải luôn là những tấm cho con cái, mở lòng mình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người để con cái có thể thấy được và noi theo những hành động của bố mẹ.
3. Không áp đặt con
Nhiều bậc cha mẹ Việt Nam hiện nay vẫn mắc sai lầm trong việc dạy dỗ con. Họ vẫn còn thói quen áp đặt suy nghĩ, kỳ vọng của mình lên con, thay vì thấu hiểu và tôn trọng con. Dạy con cách này, cha mẹ đang vô tình hủy hoại đi sự tự tin và tự chủ chớm hình thành trong con, triệt tiêu đi tư duy sáng tạo của trẻ.
4. Không ngại giải thích cho con vì sao cần làm hoặc không nên làm
Giải thích cho con vì sao mẹ nghĩ việc này nên làm, việc kia không nên làm. Nếu con phản bác lại theo suy nghĩ của trẻ, bạn cũng đừng lấy đó làm phiền lòng, mà chấp nhận tranh biện để con hiểu rằng làm theo lời cha mẹ là tốt. Khi đã hiểu, trẻ sẽ tự ra quyết định, tự viết nội quy, tự giác làm và tự giám sát. Trẻ làm không phải vì sợ mà vì đó là điều đúng, cần thiết. Kết quả đạt được là tập cho trẻ kỹ năng tự đưa ra quyết định, kỹ năng tự nguyện, tự giác.
5. Không nôn nóng khi dạy kỹ năng sống cho con
Việc rèn kỹ năng, thói quen tốt cho con nên làm có kế hoạch, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Ngay từ ban đầu, nên chọn cho con điều nào dễ làm nhất để tạp dần thói quen tốt cho trẻ. Ví dụ, thức dậy phải xếp mền gối, ăn cơm xong phải cho bát vào bồn rửa.
6. Tôn trọng con
Nguyên tắc quan trọng cha mẹ cần nhớ là luôn tôn trọng và khuyến khích con, thay vì chê bai khi con làm chưa tốt. Đặc biệt không đổ lỗi tất cả cho trẻ.
[inline_article id=226691]
Kỹ năng sống cho trẻ vô cùng quan trọng để giúp con trưởng thành và thành công hơn trong tương lai. Vì vậy, ba mẹ nên kiên trì dạy những kỹ năng sống cho con mỗi ngày nhé.
Định hướng nghề nghiệp đúng theo khả năng và đam mê, được theo học hoàn thiện để có đủ kiến thức và kỹ năng sẽ góp phần mang lại sự thành đạt cho mỗi người. Để làm được điều đó, cha mẹ phải có kế hoạch dài hạn về phương pháp lẫn tài chính, vạch ra lộ trình khoa học dựa theo đúng khả năng của con mình. Định hướng tương lai cho con trẻ phải được quan tâm ngay từ những năm đầu đời.
Phát hiện tố chất riêng và nuôi dưỡng năng khiếu con trẻ
Theo thuyết thông minh đa chiều, trẻ nhỏ có đến 8 loại hình thông minh khác nhau. Đó là trí thông minh ngôn ngữ, logic toán học, không gian, âm nhạc, tự nhiên, vận động cơ thể, năng lực tương tác, tự nhận thức bản thân. 8 loại hình thông minh này đều có sẵn trong mỗi đứa trẻ, chỉ khác biệt là trẻ nổi trội đặc biệt ở một hoặc một vài khả năng nào đó hơn so với bạn. Ngược lại, trẻ sẽ có những điểm không so bằng bạn bè xung quanh. Đánh giá trẻ kém thông minh vì làm toán dở, hoặc trẻ khờ vì không hoạt ngôn hơn bạn bè là quan niệm sai lầm.
Cha mẹ có vai trò rất quan trọng trong quá trình trưởng thành của con. Cha mẹ phát hiện được loại hình thông minh nổi bật của con mình, đầu tư nuôi dưỡng để con phát triển đúng hướng và phát huy tốt năng lực riêng. Thói quen của cha mẹ Việt Nam là thường đặt ra ở con kỳ vọng của chính mình và mong muốn con đạt được kỳ vọng đó. Tuy nhiên, việc thấu hiểu biểu hiện của mỗi loại trí thông minh và tôn trọng năng lực riêng của con sẽ giúp cha mẹ có đường hướng phát triển con đúng hướng, không áp đặt và gây áp lực cho con.
Trang bị kỹ năng sống, ngoại ngữ
Kỹ năng sống đầu tiên cha mẹ trang bị cho con chính là cách giao tiếp, đối nhân xử thế để dễ dàng hòa nhập môi trường tập thể. Trẻ còn bé chỉ đặt mục tiêu dạy con lễ phép, kính trên nhường dưới, tự chăm sóc cá nhân, làm chủ cảm xúc… Càng trưởng thành, những bài học kỹ năng sống nhiều hơn: kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân,… Ngoài ra, trẻ cần biết cách giao tiếp khéo léo, thuyết trình trước đám đông, quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng… Càng nhiều thói quen tốt được hình thành, trẻ sẽ càng trưởng thành, tự lập, sống tích cực và có ích cho xã hội khi rời khỏi vòng tay bao bọc của bố mẹ.
Bên cạnh kỹ năng sống, ngoại ngữ là hành trang cần thiết thứ hai, giúp trẻ có thêm cơ hội việc làm và thăng tiến trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trẻ thành thạo tiếng Anh sẽ học hỏi được nhiều điều mới lạ hơn, dễ dàng đào sâu nghiên cứu các tài liệu công việc sau này.
Chuẩn bị tài chính vững vàng
Việc nuôi dạy con cái đòi hỏi khoản đầu tư đáng kế, vì ước tính học phí chính khóa, lớp phụ đạo, khóa kỹ năng mềm, ngoại ngữ có thể chiếm đến 1/3 tổng thu nhập của cha mẹ. Con càng lớn, chi phí này càng gia tăng. Nếu không có sự chuẩn bị tài chính vững vàng, con đường học vấn của con có thể đứt gánh nếu không may may người trụ cột gia đình tử vong hay thương tật vĩnh viễn. Để có khoản tài chính ổn định giúp con an tâm hoàn thiện việc học, cha mẹ có thể trích thu nhập lập quỹ dự phòng cho tương lai. Các giải pháp tài chính, tiết kiệm kết hợp đầu tư như “Pru-An tâm trọn đời – Kế hoạch học vấn” của Prudential là lựa chọn hợp lý hơn về lâu dài. Hàng tháng, cha mẹ có thể linh hoạt lên kế hoạch học vấn cho con như đóng phí theo khả năng tài chính, linh hoạt rút tiền lo cho con, thậm chí chọn thời điểm kết thúc hợp đồng tùy theo nhu cầu thực tế.
Theo đuổi các chương trình giáo dục uy tín
Tri thức là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa quan trọng trong cuộc đời. Các bậc cha mẹ luôn mong muốn lựa chọn được một môi trường giáo dục tốt nhất cho con mình. Điều này không chỉ là bước đệm để trẻ nhận được một nền giáo dục chất lượng cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại mà còn tạo nguồn cảm hứng học tập giúp phát huy được tối đa những thế mạnh của bản thân. Hiểu được điều đó, “Pru-An tâm trọn đời – Kế hoạch học vấn”, gửi đến con bạn các ưu đãi tuyển sinh từ hệ thống hơn 150 trường đại học đối tác của Education First (EF) tại 7 quốc gia trên Thế giới. Đặc biệt, học phí các khóa học tại EF sẽ còn được giảm 5 – 15% cho các khách hàng sở hữu gói bảo hiểm trên.
Những câu chuyện về giáng sinh kể cho trẻ mầm non giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của các bé. Thông qua những câu chuyện ngắn gọn, dễ hiểu nhưng ý nghĩa, mẹ không chỉ mang đến cho thế giới tưởng tượng của bé thêm nhiều chất liệu mà còn giúp bé dễ dàng cảm nhận những bài học cuộc sống một cách sinh động, trực quan.
Mùa Giáng Sinh này, mẹ đừng quên kể cho con nghê những câu chuyện kể mầm non dưới đây để có một dịp lễ vui và cũng đầy ý nghĩa nhé.
1. Chuyến xe ngày Giáng Sinh
Tôi và anh trai sống cách xa nhau đã nhiều năm vì mỗi người làm việc ở một đất nước khác nhau. Vào năm tôi 25 tuổi, anh trai đã tặng tôi một chiếc ô tô mới mà tôi đã ao ước từ lâu.
Giáng sinh năm nay, tôi đã chuẩn bị một món quà đáng yêu để gửi cho anh. Bước ra từ trung tâm thương mại để lấy xe ô tô, tôi bất chợt nhìn thấy một cậu bé trông khá lấm lem đang nhìn chằm chằm vào chiếc xe của mình.
Tôi cất tiếng hỏi: “Cô có thể giúp gì cháu không?”. “Đây là xe ô tô của cô phải không ạ?”, cậu bé lễ phép hỏi tôi.
“Đúng rồi cháu. Đây là chiếc xe cô đã được anh trai tặng vào giáng sinh năm ngoái đấy!”.
Cậu bé ngạc nhiên và thích thú hỏi lại tôi: ‘”Cô đã có chiếc xe này mà không mất gì đúng không?”. – “Ừ! Cô không mất gì cả”.
Tôi nhẹ nhàng trả lời chú bé. Tôi nghĩ chắc chắn cậu bé đang thầm ao ước có được người anh trai giống tôi. Nhưng chú bé chợt hạ giọng nói: “Cháu ước gì mình có thể trở thành một ông anh trai oách như anh của cô”.
Tôi bất ngờ với suy nghĩ của cậu bé và một ý nghĩ lóe lên trong đầu: “Cháu nghĩ sao nếu cô đưa cháu về nhà bằng chiếc xe này và ngắm nhìn thành phố trong ngày lễ giáng sinh nữa”. “Thật tuyệt ạ! Cháu cảm ơn cô!”, cậu bé trả lời ngay không cần suy nghĩ.
Tôi đưa cậu bé đi một vòng thành phố và trở về nhà cậu bé. Khi dừng xe đỗ lại trước cửa một ngôi nhà gỗ giản dị, cậu bé ngập ngừng cất tiếng: “Cháu cảm ơn cô nhiều lắm, nếu có thể cháu có thể xin cô chờ cháu một chút ở đây không ạ?”. Tôi vui vẻ gật đầu đồng ý.
1 phút, 2 phút và 5 phút sau, cậu bé đẩy chiếc xe lăn tiến lại phía tôi: ‘Cô ơi! Đây là em gái cháu!’ và quay lại nói với cô bé rằng: “Cô ấy rất tốt bụng em ạ. Đây là xe ô tô cô ấy được anh trai tặng đấy. Rồi một ngày nào đó anh cũng tặng em chiếc xe như vậy để em đi khắp thành phố nhìn ngắm người ta trang hoàng cho lễ Noel. Anh sẽ không cần phải kể tỉ mỉ cho em nghe nữa, rất tuyệt phải không?”.
Đó là một trong những ngày giáng sinh đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi.
Ý nghĩa: Câu chuyện về giáng sinh cho trẻ mầm non cho thấy lòng tử tế giữa những con người; và sự yêu thương vô bờ của người anh trai dành cho em gái mình.
2. Kể cho trẻ mầm non về câu chuyện giáng sinh: Ông già Noel không mặc đồ đỏ
Hai bố con lái xe xuống khu đô thị để mua sắm. Cô bé hỏi bố: “Nhiều bạn trong trường nói không có Ông già Noel. Các bạn nói con là ngốc, khi tin rằng ông có thật, nhưng con tin vào những gì bố bảo với con, phải không bố?”
Xe ghé vào bên đường tắt máy. Cô con gái bé bỏng vẫn đang ngổn ngang bao suy nghĩ.
“Các bạn ở trường đã sai, con yêu ạ!! Ông già Noel là có thật. Nhưng bố cần kể cho con nghe thêm về Ông. Bố nghĩ con đã đủ lớn để hiểu những gì bố sẽ chia sẻ với con.”
“Ngày xưa có một người đàn ông đi khắp thế giới, thưởng quà cho những đứa trẻ trên đường ông đi qua. Ông được biết đến ở nhiều nơi với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng tình thương ở trong tim ông thì như nhau, dù đến bất kỳ đâu. Ông chính là tâm hồn yêu thương tuyệt đối và mong muốn chia sẻ tình yêu đó, bằng cách tặng quà với cả con tim của mình. Khi con đến độ tuổi nào đó, ông già Noel thật sự không hẳn phải là người vào nhà bằng ống khói trong đêm, trước ngày lễ Giáng Sinh.
Tinh thần và cuộc sống thật sự của ông già thần thoại đáng yêu này mãi mãi nằm trong tim của con, tim của bố, tim của mẹ cũng như tim của tất cả những người tin vào việc mang lại niềm vui cho người khác. Tinh thần thật sự của ông Noel là những gì con mang tặng; thay vì những gì con nhận được.
Khi con nhận thức được điều này và khi nó trở thành một phần trong con, Giáng Sinh sẽ trở nên thú vị hơn và huyền ảo hơn. Con có hiểu những gì bố nói không? ”
Cô bé nhìn hàng cây phía trước. Cô sợ nhìn vào bố, người từng bảo với cô rằng Ông già Noel có thật. Cô muốn tin như cô đã tin hồi năm ngoái rằng Ông Noel là một ông già vui tính, to béo, mặc đồ đỏ. Cô không muốn phải hiểu khác đi.
“Nhìn bố này” – người bố gọi và cô bé quay sang nhìn ông.
Khoảnh khắc đó, cô bé thấy khuôn mặt người cha thân yêu ngời sáng và cô nhìn thấy trong đôi mắt ông một tình thương yêu không che đậy. Ông già Noel thật sự, người đã bỏ nhiều thời gian chọn lựa những món quà đặc biệt mà cô mong ước trong những mùa Giáng Sinh đã qua; kể từ khi cô có mặt trên đời này. Ông già Noel đã dùng món bánh mì mà cô đã bỏ công trang trí; cũng như đã uống cốc sữa nóng do chính tay cô pha. Cô đã nhận ra niềm hạnh phúc, sự chia sẻ, tình thương. Người bố ôm ghì con trong vòng tay ấm áp của mình và cứ ôm như thế.
“Giờ thì con đã thuộc về một nhóm người đặc biệt. Kể từ bây giờ con sẽ được chia sẻ niềm vui Giáng Sinh mỗi ngày của năm chứ không chỉ một ngày trong năm. Từ giờ, Ông Noel đã sống trong tâm hồn con. Đây là điều quan trọng nhất xảy ra với con, trong cuộc đời mình. Vì bây giờ, con đã hiểu rằng Ông Noel không thể nào tồn tại, nếu không có những người như chúng ta, những người khiến ông được sống mãi”.
Tim cô bé muốn vỡ ra vì hạnh phúc. Cô đáp:
“Thưa bố, con muốn ông sống mãi trong tim con cũng như ông đã sống trong tim bố. Con yêu bố. Bố là ông già Noel tuyệt vời nhất trên thế giới này.”
Ý nghĩa: Ông già noel thực chất trong câu chuyện về giáng sinh này là những người yêu thương và cho trẻ mầm non những món quà vô cùng ý nghĩa với cuộc sống của chính cô.
Peter năm nay 5 tuổi. Chỉ còn vài ngày nữa là sẽ đến Giáng Sinh, cậu bé rất muốn dành tặng mẹ một món quà thật ý nghĩa để mẹ vui.
Nghĩ mãi, nghĩ mãi nhưng Peter vẫn chưa thể có ý tưởng nào, cậu bé cứ thế đi đi lại lại ngoài trời lạnh. Peter chẳng buồn quan tâm những cơn gió lạnh đang ùa về, mặc kệ cả đôi giày vải mòn rách với nhiều miếng vá chằng chịt không thể giữ ấm đôi chân cho chú.
Bố của Peter đã mất từ khi chú lên 2 và từ đó một mình mẹ phải làm việc từ sớm đến khuya để kiếm tiền nuôi 2 anh em chú. Đã 3 ngày rồi, Peter vẫn không nghĩ ra món quà tặng mẹ, chú thất vọng và ủ rũ nói cùng bạn cún con: “Mình buồn lắm, mình chẳng được việc như anh Henry mà, mình muốn tặng quà mẹ nhưng mình không có tiền để mua quà”.
Vào đêm giáng sinh, mẹ chú về nhà rất khuya, mẹ tặng anh Henry chiếc mũ đội đầu và Peter đôi ủng mới. Anh Henry thì lôi ra hộp quà là túi kẹo dẻo anh tiết kiệm tiền đi bán hạt dẻ để tặng mẹ. Mẹ ôm Henry và nghẹn ngào nói lời cảm ơn cậu cả.
Perter xấu hổ rụt rè khẽ nói với mẹ: ‘Mẹ, con xin lỗi, con không có quà tặng mẹ nhưng… nhưng con có thể tặng mẹ một nghìn nụ hôn được không mẹ?’. Mẹ Peter ôm chầm cậu con nhỏ vào lòng xoa đầu: ‘Con trai, đây là món quà giáng sinh to nhất, ý nghĩa nhất mà mẹ đã được nhận. Thực sự cảm ơn con!’.
Ý nghĩa: Món quà về giáng sinh trong câu chuyện cho trẻ mầm non này đó là sự yêu thương và thái độ nghĩ về người mẹ của cậu con trai. Đôi khi, một lời chúc giáng sinh tử tế cũng đã đủ làm ấm lòng một người.
4. Câu chuyện về cổ tích ngày giáng Sinh cho trẻ mầm non
Có một cô bé mồ côi cha sống với mẹ tại một vùng quê hẻo lánh. Nhà rất nghèo, hai mẹ con phải làm việc quần quật cả ngày mới kiếm đủ ăn. Cô bé không có bạn bè, không có đồ chơi nhưng cô không bao giờ cảm thấy buồn và cô đơn.
Gần nhà cô là một khu rừng, lúc nào cũng tràn ngập tiếng chim hót …và những bông hoa rực rỡ…Vào mùa đông năm đó, mẹ cô bé bị bệnh và không thể làm việc được, cô bé bận rộn cả ngày với việc đan len để sau đó mang ra chợ bán những đôi vớ bằng len, dù rằng ngay chính đôi chân trần của cô luôn tái xanh vì lạnh.
Gần đến ngày Giáng sinh, cô bé nói với mẹ: “Không biết năm nay ông già Noel có mang quà đến cho con không, nhưng con vẫn đặt đôi giày trong lò sưởi. Chắc ông già Noel không quên con đâu phải không mẹ?”. Bà mẹ âu yếm vỗ về: “Đừng nghĩ đến điều đó trong ngày Giáng sinh năm nay con gái ạ. Chúng ta chỉ cầu mong có đủ thực phẩm để qua mùa đông khắc nghiệt này là quý lắm rồi”.
Nhưng cô bé không tin rằng ông già Noel có thể quên cô. Vào buổi tối trước ngày Giáng sinh, cô đặt đôi giày trong lò sưởi và đi ngủ với giấc mơ về ông già Noel. Người mẹ nhìn vào đôi giày của con và buồn rầu khi nghĩ đến sự thất vọng của con gái, nếu buổi sáng hôm sau cô không nhìn thấy một món quà nào trong đó. Năm nay, ngay cả một món quà Giáng sinh nhỏ cho con, bà cũng không lo được.
Buổi sáng hôm sau, cô bé thức dậy sớm và chạy đến nơi cô đặt đôi giày. Đúng như sự mơ ước của cô, đêm qua ông già Noel đã đến và mang cho cô bé một món quà. Đó là một con chim nhỏ bé nằm thiêm thiếp trong chiếc giày, có lẽ vì đói và lạnh. Nó nhìn cô bé với đôi mắt long lanh và kêu lên mừng rỡ khi cô vuốt nhẹ lên bộ lông mềm mại của nó.
Cô bé nhảy múa vì vui mừng và ôm chặt con chim nhỏ bé vào ngực mình. Cô chạy đến bên giường, nơi mẹ cô đang nằm và reo lên: “Hãy nhìn con đây mẹ ơi. Ông già Noel không quên con và đã mang đến cho con món quà ý nghĩa này!”. Những ngày sau đó, cô bé săn sóc con chim, sưởi ấm và cho nó ăn. Con chim líu ríu bên cô bé và đậu lên vai cô trong khi cô làm việc.
Khi mùa xuân đến, cô bé mở lồng cho con chim bay vào rừng nhưng nó không chịu bay xa, cứ loanh quanh gần nhà cô bé và mỗi buổi sáng, cô bé lại thức giấc bởi tiếng hót líu lo bên ngoài song cửa sổ….
Bà mẹ nhìn con trong niềm hạnh phúc vô bờ…Vì không muốn làm con thất vọng, bà đã vào rừng đêm hôm đó hy vọng tìm thấy một thứ gì làm quà thay ông noel tặng con, và đã gặp chú chim sắp chết vì lạnh và đói này…
Ý nghĩa: Câu chuyện về giáng sinh cho trẻ mầm non hiểu rằng tình yêu thương của mẹ cho con cưng là rất lớn.
5. Câu chuyện về giáng sinh cho trẻ mầm non: Hoa hồng trong đêm Giáng Sinh
Tuyết đang rơi. Bobby đang ngồi ở khoảng sân sau nhà, nó thấy lạnh hơn. Bobby không mang giày ống cao. Nó không thích, mà nó cũng chẳng có đôi nào. Chiếc áo khoác mỏng tang không đủ giữ ấm cho Bobby. Nó lạnh lắm.
Tuyết vẫn không ngừng rơi. Hơn một giờ trôi qua, nó nghĩ mãi chưa ra món quà Giáng sinh tặng mẹ. “Ôi, thật là chán. Giờ đây nếu có nghĩ ra mua gì thì mình cũng đâu có tiền mà mua.” Nó lắc đầu, mặt buồn rười rượi.
Đã ba năm kể từ khi bố nó qua đời. Ba năm qua, cả nhà năm miệng ăn đánh vật từng ngày với cuộc sống. Không phải vì mẹ nó không quan tâm, mà chỉ vì không biết bao nhiêu mới đủ. Mẹ làm cả ca đêm ở bệnh viện, nhưng đồng lương nhỏ bé cũng chỉ đủ chống chọi qua ngày.
Càng thiếu tiền và những thứ khác, cả nhà càng thương yêu và bảo bọc nhau hơn. Cùng với anh chị và một đứa em, Bobby đảm trách mọi việc nhà khi mẹ vắng. Ba chị em gái của nó đã chuẩn bị những món quà Giáng sinh rất dễ thương cho mẹ rồi. Còn Bobby thì vẫn tay trắng, dù bây giờ đã là đêm Giáng sinh.
Lau vội dòng nước mắt, nó đá chân vào tuyết và đi xuống phố, nơi các cửa hiệu đang lấp lánh ánh đèn màu và nhộn nhịp tiếng nhạc Giáng sinh. Một thằng bé sáu tuổi mồ côi cha, sao giờ đây nó thấy rất cần một người đàn ông để chuyện trò. Nhưng sao khó quá!
Bobby đi dọc theo các cửa hiệu, nhìn đăm đắm vào những tủ kính được trang trí thật lộng lẫy. Mọi thứ sao mà đẹp đến thế, mà cũng xa tầm tay nó đến thế! Trời tối dần. Bobby đành phải quay về nhà. Bỗng mắt nó bắt gặp một tia sáng nhỏ từ phía chân tường. Nó cúi xuống và phát hiện ra đó là một đồng tiền sáng chói.
Giây phút đó, Bobby như thấy mình là kẻ giàu có hạnh phúc nhất thế gian. Một làn hơi ấm chạy dọc cơ thể. Nó chạy nhanh về phía cửa hiệu đầu tiên nó nhìn thấy. Nhưng rồi lòng phấn khích bỗng tan thành mây khói khi người chủ hiệu bảo rằng nó sẽ chẳng mua được thứ gì với đồng tiền này.
Nó trông thấy một hàng hoa và quyết định bước vào trong chờ tới lượt mình.
“Gì vậy cháu?”, người bán hoa hỏi.
Bobby chìa đồng xu ra và nói rằng liệu nó có thể mua một bông hoa làm quà Giáng sinh cho mẹ không.
Người bán hoa nhìn vào đồng 10 xu. Đặt tay lên vai thằng bé, ông trả lời: “Hãy đợi ở đây. Để chú xem chú có thể giúp cháu được gì nhé!”.
Đứng đợi, Bobby nhìn những bông hoa đầy màu sắc xung quanh. Dù là một thằng con trai nhưng nó có thể tưởng tượng được rằng mẹ và các chị em gái nó yêu những bông hoa như thế nào.
Tiếng cánh cửa đóng lại của người khách cuối cùng đưa Bobby trở về với hiện tại. Chỉ còn một mình trong cửa hiệu, nó cảm thấy cô đơn và hơi chút lo sợ.
Bỗng người bán hoa xuất hiện, đi tới quầy. Ông lấy lên mười hai bông hồng đỏ thắm, với những cành lá xanh điểm xuyến những chấm hoa trắng li ti, được bó lại với một chiếc nơ bạc thật xinh. Tim Bobby như lặng đi khi người chủ hiệu đặt bó hoa vào một chiếc hộp màu trắng trong.
“Đây, của cháu đây. Tất cả là 10 xu.” Ông nói rồi chìa tay ra. Bobby đưa đồng xu một cách rụt rè. Ôi, không biết mình có nằm mơ không đây? Ai lại bán cả một bó hoa tuyệt đẹp thế kia với chỉ 10 xu cơ chứ! Dường như cảm nhận được vẻ lưỡng lự của thằng bé, người chủ hàng hoa nói: “Chú đang bán giảm giá mười hai bông 10 xu, cháu có thích chúng không nào?”.
Nghe vậy, Bobby không còn ngần ngại nữa. Khi chạm tay vào chiếc hộp dài xinh xắn, nó mới tin rằng đó là sự thật. Bước ra khỏi hàng hoa, nó còn nghe giọng người bán hoa gọi với theo, “Giáng sinh vui vẻ nhé, con trai!”.
Người bán hoa quay vào, cùng lúc vợ ông đi ra. “Chuyện gì vậy anh?”
Nhìn ra ngoài cửa sổ, cố ngăn dòng nước mắt, ông nói: “Một điều kỳ lạ vừa mới xảy ra sáng nay. Em biết không, trong lúc anh sửa soạn mở hàng, anh nghe một giọng nói bảo rằng hãy dành ra một tá hoa hồng để làm một món quà đặc biệt. Rồi mải mê với công việc anh cũng không nhớ tới nó lắm; nhưng vừa rồi không biết sao anh lại để mười hai bông hoa sang một bên. Chỉ một vài phút sau, một thằng bé bước vào và hỏi mua một bông hoa tặng mẹ chỉ với một đồng mười xu. Anh bỗng nhớ lại…
Đã lâu lắm, khi ấy anh là một thằng bé rất nghèo, không có lấy một đồng mua quà Giáng sinh cho mẹ. Đêm Giáng sinh năm ấy, khi đang lang thang một mình trên đường, anh gặp một người đàn ông xa lạ. Ông ấy ngỏ lời cho anh mười đôla. Đêm nay, khi gặp thằng bé, anh đã biết giọng nói ban sáng là của ai. Và anh đã để lại mười hai bông hoa đẹp nhất.”
Hy vọng, với 5 câu chuyện về giáng sinh cho trẻ mầm non vô cùng ý nghĩa; cha mẹ và con đã có thể có mùa noel chung vui, đầm ấm và đọng lại những ý nghĩa sâu sắc nhất.
Khi giáo dục giới tính cho bé gái, thay vì cố gắng nói với trẻ những điều phức tạp; mẹ nên hướng câu chuyện phù hợp theo độ tuổi của trẻ. Cố gắng giải thích các khái niệm theo cách đơn giản nhất để trẻ có thể hiểu được.
Mẹ không cần giải thích tất cả trong cùng một lúc, bởi hứng thú của trẻ về giới tính ở mỗi độ tuổi khác nhau cũng sẽ có sự khác biệt. Chẳng hạn, so với hành vi tình dục, trẻ mầm non thường hứng thú với việc mang thai và trẻ em hơn. Vì vậy, ba mẹ cần chọn những bài học phù hợp theo độ tuổi để giúp bé hiểu đúng bản chất vấn đề.
1. Vì sao giáo dục giới tính cho bé gái quan trọng?
Giáo dục giới tính cho bé gái là việc cha mẹ hướng dẫn con hiểu rõ hơn về bộ phận sinh dục và chức năng của nó; quá trình và sức khỏe sinh sản của con người; cách để quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh; và kiểm soát việc sinh con ngoài ý muốn. Cuối cùng là hoạt động quan hệ tình dục của con người; bao gồm cả liên hệ tình cảm và trách nhiệm.
Giáo dục giới tính cho bé gái rất quan trọng; vì những lý do như sau:
Giúp bé gái trang bị kiến thức, hiểu biết cần thiết: Bé gái cần thông tin đầy đủ về tính dục của mình; tránh việc bị lừa dối, lạm dụng, và quấy rối tình dục.
Củng cố và thắt chặt mối quan hệ giữa cha mẹ và bé gái: Bé gái thường cảm thấy khó nói về chủ đề giới tính với cha mẹ; việc có thể chia sẻ những chủ đề nhạy cảm này có thể giúp bé gái gắn bó, cảm thấy thân thiết và tin tưởng hơn cha mẹ mình.
Kiểm soát sự bồng bột của tuổi trẻ (đặc biệt là giai đoạn dậy thì): Với giáo dục giới tính, sự phấn khích của tuổi trẻ có thể được kiểm soát và kiểm soát. Bởi vì giáo dục giới tính dạy cho bé gái mọi thứ bé cần biết về tình dục; bé không còn tò mò muốn biết nó là gì; và thực hiện với người khác giới nữa.
Tùy thaeo từng độ tuổi mà cách giáo dục giới tính cho bé gái cho sự khác biệt; cha mẹ tham khảo để biết cách dạy con về chủ đề này:
2.1 Bé gái từ 0-2 tuổi
Nên dạy con về sự khác nhau giữa nam và nữ, cách nhận biết người nào là nam, là nữ.
Bắt đầu dạy trẻ về những bộ phận trên cơ thể, hãy dạy con tất cả, bao gồm cả bộ phận sinh dục.
Dạy bé gọi đúng tên chứ không phải một tên gọi ngộ nghĩnh nào đó bạn nghĩ ra, bởi nếu có ai xâm phạm vào khu vực nhạy cảm, trẻ sẽ cần biết chính xác từ để có thể nói ra.
2.2 Bé gái từ 2-5 tuổi
Nên dạy trẻ trân trọng và làm chủ cơ thể mình. Hãy dạy trẻ biết cách nói “Không” nếu có ai đó đụng chạm làm trẻ khó chịu.
Với những bé trong độ tuổi này, mẹ có thể dạy con khái niệm cơ bản về sự sinh sản. Chẳng hạn như: em bé được tạo thành từ một người nam và nữ, hoặc em bé được hình thành trong tử cung của người phụ nữ…
Bé cũng cần được dạy con về sự riêng tư và các vấn đề liên quan đến thân thể, sự đụng chạm nào có thể chấp nhận. Chỉ những người nhất định, như ba mẹ hoặc bác sĩ mới là người có thể chạm vào vùng riêng tư của con.
LƯU Ý: Khi giáo dục giới tính cho bé gái về cơ thể của con, cha mẹ nên giữ thái độ trung lập. Không nên tỏ thái độ kỳ thị, khó chịu hay xấu hổ. Nhấn mạnh rằng đây là vùng đặc biệt và rất riêng của trẻ.
2.3 Bé gái 5-8 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ cần biết rằng ngoài nam và nữ còn có những người dị tính, hoặc lưỡng tính cũng như những quy ước về sự riêng tư, khỏa thân.
Trẻ nên biết mình không để lộ vùng kín ở những nơi công cộng, đồng thời biết cách vệ sinh, giữ gìn vùng cơ thể này sạch sẽ.
Hơn nữa, mẹ cũng nên dạy trẻ thêm về quá trình sinh sản. Khác với trẻ mầm non, khi nói chuyện với trẻ ở lứa tuổi này, mẹ có thể trao đổi thêm với trẻ về vai trò của quan hệ tình dục.
2.4 Bé gái 9-12 tuổi
Bé gái ở độ tuổi này, cha mẹ nên giáo dục giới tính như sau:
Dạy cho trẻ trong độ tuổi 9-12 về tình dục an toàn; cũng như các biện pháp phòng tránh thai.
Trẻ cũng cần được dạy về mối quan hệ lành mạnh, và khi nào một mối quen hệ trở nên tồi tệ.
Dạy con cách đánh giá những tư liệu giới tính, tình dục trên các phương tiện truyền thông, cái gì đúng, cái gì sai, những điều gì lành mạnh và phù hợp với trẻ…
3. Lưu ý khi giáo dục giới tính cho bé gái
Một số điều mẹ cần ghi chú khi giáo dục giới tính cho bé gái:
– Không chỉ các bé gái, các bé trai cũng cần được giáo dục giới tính.
– Mẹ có thể đưa ra những tình huống giả định, hoặc đề cập vấn đề này trong lúc tắm cho bé, đưa bé đi bác sĩ để bé dễ hiểu hơn.
– Giáo dục giới tính cho trẻ cũng giống như mẹ dạy trẻ bơi hay kỹ năng băng qua đường. Đây đều là những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của trẻ.
– Khi dạy con về những vấn đề nhạy cảm, hãy bắt đầu ở một nơi thoải mái với cả mẹ và bé. Điều này sẽ tạo nên cảm giác cân bằng và thấu hiểu, giúp trẻ dễ lắng nghe bạn nói hơn. Tránh nơi tù túng hoặc tạo cảm giác căng thẳng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về giáo dục giới tính cho bé gái; hy vọng cha mẹ và bé cưng nhà mình sẽ có “một buổi học” thú vị và nhiều niềm vui.