Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng bệnh cho trẻ

1. Đối tượng dễ mắc bệnh thời kỳ giao mùa

Những đối tượng dễ mắc bệnh trong thời kỳ giao mùa bao gồm trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Vì những lý do như sau:

Trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch của các bé vẫn đang phát triển; do đó, nhiều trẻ dễ mắc bệnh khi thay đổi thời tiết; đặc biệt là trong giai đoạn từ mùa khô sang mùa mưa tại Sài Gòn.

Người cao tuổi: Hệ miễn dịch suy giảm kèm với việc mắc bệnh mạn tính khiến người cao tuổi nhạy cảm trong giai đoạn giao mùa. Một số bệnh lý xương khớp, tim mạch, hô hấp sẽ có triệu chứng nặng hơn.

Phụ nữ mang thai: Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu khi mang thai, điều này khiến các mẹ bầu dễ bị bệnh hơn khi giao mùa.

2. Một số bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ em

2.1 Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp do vi-rút cúm gây ra; thường gặp ở trẻ dưới 05 tuổi. Bệnh có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng mũi, cổ họng và đôi khi là phổi.

Triệu chứng bao gồm: Sốt cao (từ 39°C); Bé than đau nhức cơ thể, đau đầu, đau họng; Ho hoặc nhìn bé không có năng lượng; Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

>> Đọc thêm: Bệnh cúm A ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

2.2 Viêm phổi

 

2.3 Đau mắt đỏ

 

2.4 Dị ứng da

 

2.5 Sổ mũi, nghẹt mũi

 

3. Cách phòng ngừa bệnh giao mùa cho trẻ em

4. Lưu ý khi chăm sóc bé mắc bệnh khi giao mùa

Mẹ Mỹ Thuận tâm sự: “Thời tiết chuyển mùa, bé bị ho, sổ mũi, lười ăn.  Theo thói quen, tôi lại tự ý đi mua thuốc cho con uống, sau đó tự ý ngưng thuốc khi bé chưa khỏi hoàn toàn. Vì không phải là bác sĩ, tôi không phân biệt được con đang nhiễm vi khuẩn hay nhiễm virus cũng phân vân không biết có nên cho bé dùng thuốc kháng sinh hay không? Chính việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng thuốc và khiến bệnh của trẻ càng trở nặng, khó điều trị hơn.”

Hiểu được những nỗi niềm của mẹ, chúng tôi kết nối với bác sĩ Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, được biết: “Một trong những khó khăn của bác sĩ là phụ huynh hiện nay có thói quen rất hay tự tìm kiếm trên Internet, sau đó tự “điều trị” cho trẻ tại nhà bằng thuốc kháng sinh. Khi không thấy trẻ khỏi bệnh, 4-5 ngày sau mới đưa con đi bệnh viện thì lúc này trẻ đã chuyển sang thể nặng phải vào nhập viện, có tình trạng phải cấp cứu. Nếu cha mẹ đưa trẻ đi khám từ đầu, không tự ý dùng kháng sinh, luôn dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì nhiều bệnh nhi đã không nặng thế này”.

Với liệu trình kháng sinh ngắn ngày, mẹ sẽ  dễ tuân thủ chỉ định của bác sĩ hơn. Các bà mẹ lưu ý:

Không tự ý kê toa, tự mua kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Không dùng lại đơn kháng sinh của các đợt kê toa trước.

Không dùng theo đơn kháng sinh của người khác khi thấy triệu chứng bệnh giống mình.

Không tự ý ngưng dùng kháng sinh khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Liệu trình kháng sinh ngắn ngày cũng được xem là bí quyết được các mẹ chia sẻ nhau do: Nếu liệu trình kháng sinh kéo dài từ 7-10 ngày, mẹ luôn mắc sai lầm thường chỉ tuân thủ được vài ngày, lượng thuốc đã uống chỉ có thể tiêu diệt một số vi khuẩn chứ không đủ để diệt hết. Kết quả là bệnh dễ tái phát và những vi khuẩn còn sống sót trở nên đề kháng và dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Liệu trình kháng sinh ngắn ngày vẫn có đủ khả năng điều trị hiệu quả các chứng bệnh nhiễm khuẩn so với liệu trình dài ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý là ngay cả các loại kháng sinh ngắn ngày này cũng cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, chứ không dùng tùy tiện.

Ngoài ra, trong thời điểm giao mùa, để phòng bệnh từ đầu cho trẻ, bác sĩ cũng khuyến cáo mẹ nên giữ vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cho con sạch sẽ; nhà ở, phòng ngủ thoáng khí; thay đổi quần áo phù hợp nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ về đêm cho trẻ; không nên bật quạt hoặc máy điều hòa chĩa trực tiếp vào giường của trẻ; chăm sóc chế độ dinh dưỡng tốt để trẻ nâng cao sức đề kháng phòng bệnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Vệ sinh tai cho trẻ: 5 nguyên tắc không thể bỏ qua

Tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế, việc vệ sinh tai cho trẻ nếu không cẩn thận có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thính giác của bé. Nhưng vệ sinh tai cho bé như thế nào mới đảm bảo an toàn và sạch sẽ? Đừng bỏ lỡ những thông tin sau đây, mẹ nhé!

Vệ sinh tai cho trẻ như thế nào
Việc vệ sinh tai cho bé cần được tiến hành nhẹ nhàng, tạo ra cảm giác thư giãn cho cả mẹ và bé

1/ 90% trẻ em không cần lấy ráy tai

Ráy tai được hình thành từ những tế bào chết, mồ hôi, bã nhờn do các tuyến trong ống tai tiết ra. Ráy tai có tác dụng ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm và bôi trơn ống tai cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Hầu hết các trường hợp ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài. Vì vậy, khi vệ sinh tai cho bé, mẹ không cần thiết phải lấy ráy tai. Chỉ cần làm sạch vành tai và phần ống tai ngoài cùng là đủ.

2/ Vệ sinh tai cho bé: Khi nào tốt nhất?

Trong quá trình tắm cho bé, mẹ có thể kết hợp việc vệ sinh tai, bởi lúc này tai bé đã ướt sẵn và phần ráy tai cũng mềm, dễ lau chùi hơn. Mẹ dùng khăn mềm thấm nước ấm nhẹ nhàng lau vùng vành tai, tập trung vào những phần có nếp gấp. Sau đó, xoắn nhẹ góc khăn và lau vùng ống tai phía ngoài. Nên vệ sinh tai lúc bé đang thoải mái, tránh những lúc bé quấy khóc hoặc đang khó chịu.

3/  Có nên dùng tăm bông cho trẻ?

Hầu hết các mẹ đều có thói quen sử dụng tăm bông để vệ sinh tai cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không an toàn cho bé đâu mẹ nhé!

Vùng da bên trong tai của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng manh. Vì vậy, chỉ cần tăm bông hơi cứng hoặc mẹ lỡ hơi mạnh tay, bé cưng cũng có thể bị đau. Thậm chí, nếu tăm bông bị đưa vào quá sâu trong tai, bé có nguy cơ bị thủng màng nhỉ. Ngoài tăm bông, mẹ cũng không nên sử dụng những dụng cụ vệ sinh tai có đầu nhọn hoặc bằng kim loại.

4/ Dùng nước vệ sinh tai

Trong trường hợp ráy tai không tự bong ra ngoài, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dầu ô-liu để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn. Để bé nằm nghiêng một bên, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai bé, ngày nhỏ vài lần cho tới khi ráy tai mềm và tự bong ra ngoài. Mẹ cũng có thể sử dụng loại nước chuyên dụng để vệ sinh tai cho trẻ nhỏ, có tác dụng làm sạch ráy tai, tuy nhiên những sản phẩm này chưa phổ biến ở thị trường Việt Nam.

5/ Cẩn thận khi dùng thuốc

Ở các nhà thuốc hiện tại có bán nhiều bộ sản phẩm để vệ sinh tai cho trẻ, bao gồm nước nhỏ tai và dụng cụ để lấy ráy tai cho bé. Tuy nhiên, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, mẹ không nên tự ý mua và sử dụng những sản phẩm này. Nếu ráy tai đóng quá nhiều hoặc cứng, không tự bong ra, mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được vệ sinh tai an toàn, đúng cách

[inline_article id=62861]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Chăm sóc bé: 8 dấu hiệu “tố cáo” trẻ không khỏe

1/ Tâm trạng trẻ thất thường

Trẻ nhà bạn lúc vui, lúc buồn, dễ khóc, dễ cười? Có thể cơ thể bé đang bị thiếu chất đấy mẹ nhé. Não bộ cần a-xít amin để giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan. Nếu thiếu protein, lượng a-xít amin không được sản xuất đủ cho tâm trạng ổn định. Vì vậy, mẹ không được quên bổ sung đủ nhu cầu protein hằng ngày cho bé. Thực phẩm giàu protein: Thịt bò, lợn, gà…

[inline_article id = 63344]

2/ Bé dễ nổi nóng, cáu kỉnh

Sự ổn định cảm xúc cũng phụ thuộc rất nhiều vào lượng chất béo lành mạnh trong cơ thể. Nếu bé con nhà bạn có tính khí nóng nảy, dễ tức giận, có lẽ bé đang thiếu chất béo, đặc biệt là Omega-3. Mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 khẩu phần cá béo mỗi tuần, bao gồm cá hồi, cá trích, cá thu.

chăm sóc bé
Trẻ hay cáu kỉnh, khó chịu cũng là dấu hiệu tiêu cực về sức khỏe

3/ Trẻ chậm nói hơn các bạn đồng lứa

Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do việc thiếu vitamin B12, khoáng chất có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, cá, sữa, trứng. Mẹ nên tăng cường cho bé nạp các thực phẩm này để tạo đà phát triển cho khả năng ngôn ngữ của con nhé.

4/ Bé hiếu động quá mức bình thường

Trẻ con hiếu động, nghịch ngợm là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bé quậy phá, nghịch ngợm quá mức, nguyên nhân thường liên quan đến khả năng kết nối và xử lý thông tin của não bộ trẻ. Trẻ hiếu động thường tiêu hóa kém, do ít lợi khuẩn trong đường ruột, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn.

Để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa trẻ, khi chăm sóc bé, mẹ nên hạn chế dùng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, quá nhiều hương liệu và phẩm màu. Đồng thời, cho bé ăn nhiều sữa chua để tăng lợi khuẩn.

5/ Trẻ bị sâu răng

Không chỉ do ăn nhiều đồ ngọt, sâu răng còn là hệ quả của việc thiếu chất khoáng, vitamin cần thiết để đồng hóa chất khoáng. Do đó, mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của con thực phẩm giàu phốt pho, các vitamin hòa tan tỏng chất béo để ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

6/ Trẻ thường xuyên bị cảm 

Hệ miễn dịch yếu dẫn đến tình trạng cảm cúm thường xuyên ở trẻ nhỏ. Trong đó, nguyên nhân chính nhất vẫn là do thiếu dinh dưỡng, vận động hợp lý. Chỉ khi được ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất, hệ miễn dịch của trẻ mới khỏe mạnh, đủ sức ngăn ngừa và chống lại bệnh tật.

7/ Bé lười suy nghĩ

Trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu nếu không ăn đúng rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của con về sau. Nếu đã thiếu sót về dinh dưỡng trong giai đoạn này, mẹ nên tăng cường bổ sung trong khi cho con bú, và chăm sóc bé những năm đầu đời.

Thiếu chất béo lành mạnh, đặc biệt là omega-3, quá trình phát triển của trí não trẻ sẽ chậm phát triển, trẻ trở nên lười suy nghĩ, lúc nào cũng lừ đừ và ít khi muốn tìm tòi, khám phá. Mẹ nên để ý cẩn thận đến vấn đề này nhé!

8/ Da và tóc bé bị khô

Khi cơ thể không có đủ vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K2 sẽ khiến cho da khô và tóc xơ, chẻ ngọn. Nếu bổ sung đầy đủ các vi chất này trong bữa ăn, mẹ sẽ thấy sự thay đổi đáng kể từ mái tóc tới làn da của bé, sáng bóng và mềm mịn hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mẹ đã biết cách chăm sóc da trẻ sơ sinh?

Trước khi kết luận loại bột giặt và nước xả bạn thường dùng hàng ngày có phải là nguyên nhân khiến bé ngứa ngáy, khó chịu hay không, bạn có thể kiểm tra phản ứng trên da bé bằng những cách sau:

1. Đem giặt một chiếc áo hoặc một chiếc quần của bé.
2. Khi giặt đồ, đừng bỏ quá nhiều bột giặt và bảo đảm quần áo được xả sạch hết xà bông. Ngâm quần áo với nước xả vải vừa có công dụng làm sạch hết bọt xà phòng vừa làm quần áo mềm mại, không khô ráp và gây khó chịu cho làn da của bé.
3. Đợi một vài ngày sau khi bé mặc chiếc áo đó để xem da bé có phản ứng với bột giặt và nước xả không vì đôi khi sẽ mất vài ngày thì da bé mới phản ứng. Nếu da bé không bị nổi đỏ, tiếp tục giặt số quần áo còn lại của bé.
4. Nếu bạn thấy da bé có phản ứng như nổi mẫn đỏ hoặc da bị khô bong từng lớp, bạn nên thử chuyển sang một loại bột giặt và nước xả khác. Bạn có thể chọn mua loại bột giặt và nước xả dành riêng cho trẻ nhỏ.

Nếu bạn chọn loại bột giặt dành riêng cho bé nhưng không may quần áo bé bị những vết bẩn khó tẩy, bạn nên xử lý vết bẩn đó bằng bột giặt ngay khi bé vừa làm bẩn.

Mẹ đã biết cách chăm sóc da trẻ sơ sinh?
Ngâm áo quần bé với nước xả để tránh việc bé tiếp xúc với áo quần khô cứng có thể làm hại da bé.

Bên cạnh việc chọn loại bột giặt và nước xả riêng cho bé, một cách khác để giữ cho da bé sơ sinh luôn mềm mại là không nên tắm bé hàng ngày. Bé sơ sinh không cần tắm rửa nhiều vì bé vẫn chưa ra bên ngoài nên sẽ không tiếp xúc với bụi bẩn. Việc tắm bé quá nhiều có thể làm mất độ ẩm trên da của bé. Thay vào đó, nên giữ vệ sinh vùng kín của bé luôn sạch sẽ và nên tắm bé hai hoặc ba lần một tuần.

Sau đây là một số cách chăm sóc da khác cho bé: để giữ độ ẩm cho da của bé sau mỗi lần tắm, xoa lên da bé một ít nước dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Đừng quên mát xa để những chất này thấm vào lỗ chân lông của bé. Thay vì tắm, bạn có thể lau người cho bé bằng một cái khăn mềm và nước sạch.

Làm như thế đảm bảo bé nhà bạn sẽ có được một làn da mềm mại và quần áo luôn thơm tho, sạch sẽ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Khi nào cho bé ăn dặm: Thời điểm bắt đầu và các cữ ăn trong ngày của con yêu!

Khi nào cho bé ăn dặm?

Bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng 4 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi nếu bé đã sẵn sàng. Trước đó, sữa mẹ hoặc sữa bột sẽ cung cấp toàn bộ lượng calo và dưỡng chất cần thiết cho bé và hệ tiêu hóa chỉ có thể xử lý các thức ăn ở dạng rắn khi bé được gần 6 tháng tuổi.

Khi nào cho bé ăn dặm
Tập cho trẻ ăn dặm

Trả lời cụ thể cho câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng, mặc dù một số bé thích ăn dặm sớm hơn một chút.

Làm sao biết bé đã sẵn sàng ăn dặm?

Mặc dù có câu trả lời chung cho câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm là bé từ 4 tháng tuổi. Nhưng liệu bé nhà bạn đã thích hợp chưa? Nếu thích hợp, bé sẽ có những dấu hiệu rõ ràng khi đã sẵn sàng ăn các thức ăn không phải là chất lỏng. Các dấu hiệu như sau:

  • Giữ vững đầu: Bé có thể giữ đầu mình ở vị trí thẳng đứng.
  • Không còn “phản xạ nhả thức ăn”: Để giữ thức ăn trong miệng và nuốt thì bé phải ngưng dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài.
  • Có thể ngồi vững: Bé phải ngồi thẳng lưng thì mới dễ dàng nuốt thức ăn.
  • Chuyển động nhai: Miệng và lưỡi bé phát triển đồng bộ với hệ tiêu hóa. Để bắt đầu ăn dặm, bé phải biết đưa thức ăn về phía sau khoang miệng và nuốt. Khi bé học nuốt, bạn sẽ thấy bé chảy nước dãi ít hơn. Tuy nhiên, nếu bé đang mọc răng thì vẫn chảy nhiều nước dãi.
  • Tăng cân mạnh: Hầu hết các bé đều sẵn sàng ăn dặm khi đạt trọng lượng gấp đôi lúc mới sinh (hoặc nặng gần 7kg) và từ 4 tháng tuổi trở lên.
  • Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao: Bé trông có vẻ đói dù đã uống sữa bột hoặc bú mẹ tám lần mỗi ngày.
  • Tò mò với thức ăn của bạn: Bé có thể nhìn chăm chăm vào tô cơm của bạn hoặc giơ tay giành lấy khi bạn đưa thức ăn vào miệng.

Quan sát dấu hiệu con yêu có thể ăn dặm là bạn dễ dàng trả lời câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm rồi phải không nào!

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

Với hầu hết trẻ, bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiền nhỏ các loại thức ăn. Thường thì các bà mẹ có thói quen cho trẻ ăn dặm bắt đầu bằng ngũ cốc nhưng chưa có gì chứng minh bé nên ăn món gì trước thì tốt hơn. Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm bằng các loại thực phẩm được nghiền nhỏ như khoai lang, bí, chuối, đào và lê.

Trước tiên, bạn cho bé bú rồi cho ăn một hoặc hai muỗng thức ăn được nghiền nhỏ. Nếu bạn muốn bắt đầu với ngũ cốc, nên trộn với sữa bột hoặc sữa mẹ để tạo thành một hỗn hợp sền sệt và dùng muỗng bằng nhựa mềm đút cho bé để tránh gây tổn thương nướu, bắt đầu cho ăn với một chút thức ăn ở đầu muỗng.

Nếu bé có vẻ không hứng thú với việc cho ăn bằng muỗng thì có thể cho bé ngửi và nếm thử thức ăn hoặc chờ cho đến khi bé muốn ăn. Đừng cho bột ngũ cốc vào bình sữa vì như vậy bé sẽ không nhận thức được rằng thức ăn phải được ăn từ muỗng và phải ngồi ăn.

Khi bắt đầu, nên cho bé ăn mỗi ngày một lần vào bất kỳ thời điểm nào khi hai mẹ con cảm thấy tiện, nhưng đừng cho ăn khi bé mệt mỏi hoặc bực bội. Lúc đầu bé có thể không ăn nhiều nhưng nên cho bé một thời gian để làm quen. Một số bé cần phải tập làm quen với việc giữ thức ăn trong miệng và nuốt.

Khi bé đã quen với thực đơn mới, có thể cho bé ăn vài muỗng cà phê một ngày. Nếu bé đang ăn ngũ cốc, mẹ có thể dần dần bớt lượng chất lỏng để thức ăn sệt hơn. Khi bé có thể ăn nhiều hơn, nên tăng thêm một cữ ăn dặm.

Làm sao biết được khi nào bé đã no?

Mỗi cữ bé có thể ăn lượng thức ăn khác nhau nên đó không phải là tiêu chuẩn để biết khi nào bé đã no. Nếu bé ngả người ra phía sau, quay mặt khỏi thức ăn, bắt đầu chơi với muỗng hoặc không chịu mở miệng thì có thể bé đã ăn đủ. Thỉnh thoảng bé sẽ ngậm miệng vì chưa ăn xong nên hãy cho bé thời gian để nuốt.

Bé ăn dặm: Làm quen thức ăn dặm (Phần 2)
Mẹ nên để ý khi nào trẻ đã no, tránh ép trẻ ăn quá nhiều.

Có cần phải tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc bú bình không?

Bé cần phải uống sữa cho đến khi được một tuổi. Sữa mẹ và sữa bột công thức cung cấp các vitamin quan trọng, sắt và protein ở dạng dễ tiêu hóa. Thức ăn dặm không thể cung cấp tất cả dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa bột trong năm đầu. Bạn nên để ý xem bé cần bao nhiêu sữa mẹ hoặc sữa bột sau khi bắt đầu ăn dặm.

Cho bé làm quen với thức ăn mới như thế nào?

Mẹ nên thử cho bé làm quen với thức ăn mới một cách chậm rãi, mỗi lần chỉ cho làm quen với một loại rồi chờ ít nhất ba ngày mới cho ăn loại tiếp theo. Như vậy, bạn sẽ biết được liệu bé có bị dị ứng với loại thức ăn nào đó hay không. Dấu hiệu dị ứng bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, mặt sưng phù, thở khò khè hoặc nổi mẩn đỏ. Nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng hoặc bé bị dị ứng khi tập ăn, nên chờ ít nhất một tuần trước khi cho bé ăn thức ăn mới.

Nên hỏi bác sĩ về các loại thức ăn dặm và thời điểm cho ăn. Để an toàn, bác sĩ có thể khuyên bạn đừng nên cho bé ăn quá sớm các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu nành, các sản phẩm từ sữa tươi, trứng, lúa mì và cá.

Mặc dù cho bé làm quen với việc ăn nhiều loại thức ăn là tốt nhưng cũng cần thời gian để bé làm quen với mùi vị và cảm giác mới. Quá trình cho bé làm quen với thức ăn thường theo thứ tự như sau:

  • Thức ăn nghiền mịn hoặc sền sệt
  • Thức ăn xay nhỏ hoặc nghiền nhỏ
  • Thức ăn xắt nhỏ

Nếu bé đang ăn ngũ cốc và sắp làm quen với rau củ hoặc trái cây, nên cho thêm vài muỗng các loại thức ăn này khi cho bé ăn ngũ cốc. Tất cả thức ăn phải ở dạng sệt vì ở giai đoạn này bé sẽ ép thức ăn lên vòm miệng rồi nuốt xuống.

Nếu bạn cho bé ăn các loại thức ăn dặm được chế biến sẵn, nên múc một ít ra đĩa nhỏ rồi cho bé ăn. Nếu bạn lấy trực tiếp từ hũ cho bé thì bạn sẽ không thể để dành phần còn lại vì đã bị nhiễm khuẩn từ miệng bé thông qua muỗng cho ăn. Ngoài ra, bạn phải bỏ tất cả những hũ thức ăn sẵn trong vòng một đến hai ngày kể từ khi mở nắp.

Một số phụ huynh có thể khuyên bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng rau củ thay vì trái cây để bé không bị nghiện đồ ngọt. Tuy nhiên, khi sinh ra thì bé nào cũng thích vị ngọt nên bạn không cần quá quan tâm đến thứ tự các món ăn dặm. Ngoài ra, đừng loại bỏ món nào ra khỏi thực đơn của bé chỉ vì bạn không thích món đó. Lưu ý, không cho bé ăn các loại thức ăn có thể gây nghẹn.

Nếu bé quay mặt đi khi được cho ăn một món nào đó thì đừng ép bé, thử lại sau khoảng một tuần. Bé có thể không bao giờ thích khoai lang hoặc sẽ thay đổi suy nghĩ nhiều lần và cuối cùng thì lại mê món khoai lang.

Đừng ngạc nhiên nếu phân của bé có màu và mùi khác khi bắt đầu ăn dặm. Nếu từ trước đến giờ bé chỉ bú mẹ thì bạn có thể nhận thấy phân bé có mùi nặng hơn rất nhiều so với lúc trước dù bé chỉ ăn vài mẩu thức ăn nhỏ. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nếu phân của bé có vẻ quá cứng, nên cho bé ăn các loại rau củ quả khác ngoài gạo và chuối vì 2 loại này có thể góp phần gây táo bón,.

Vào khoảng thời gian này, bạn cũng có thể tập cho bé uống nước để hạn chế táo bón mặc dù lượng nước cần thiết vẫn được lấy từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Bạn có thể cho bé uống 50 – 100ml nước mỗi ngày bằng ly tập uống.

Mỗi ngày bé nên ăn dặm mấy cữ?

Lúc đầu bé chỉ nên ăn dặm một cữ một ngày, đến khoảng 6 tháng tuổi đến 7 tháng thì tăng lên 2 cữ một ngày. Khi được 8 tháng bé có thể ăn ba cữ một ngày. Thực đơn mỗi ngày của bé 8 tháng tuổi có thể bao gồm:

  • Sữa mẹ hoặc sữa bột được tăng cường sắt
  • Ngũ cốc được tăng cường sắt
  • Các loại rau củ màu vàng, cam và xanh
  • Trái cây
  • Một lượng protein nhỏ từ các loại thực phẩm như thịt gia cầm, đậu hũ và thịt
Bổ sung rau củ vào thực đơn ăn dặm sẽ giúp hệ tiêu hoá của bé phát triển

Vẫn có một số thực phẩm mà bạn chưa nên cho bé ăn như mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ dưới một tuổi.

Mẹ có cần tới các dụng cụ đặc biệt khi cho bé ăn dặm không?

Khi cho bé ăn dặm, bạn nên cho bé ngồi trên ghế cao được thiết kế cho trẻ em, dùng muỗng nhựa để bảo vệ phần nướu nhạy cảm của bé, ngoài ra còn cần yếm, đĩa, tô nhựa và một tấm lót trên sàn sẽ giúp hạn chế thức ăn vương vãi. Bạn cũng nên cho bé làm quen với ly tập uống khi bé bắt đầu ăn dặm.

Nếu bạn tự chế biến thức ăn cho bé thì phải có công cụ để nghiền thức ăn như máy xay sinh tố hoặc máy nghiền thức ăn trẻ em. Bạn cũng cần dụng cụ đựng thức ăn để trữ trong tủ lạnh. Một số phụ huynh dùng khay làm đá hoặc các vật tương tự để trữ hoặc đông lạnh từng khẩu phần riêng biệt cho bé.

Nên cho bé ăn ở đâu?

Bạn nên cho bé ngồi ăn dặm ở một chỗ chắc chắn, ổn định, thoải mái và ở độ cao thuận tiện nhất với bạn. Lúc đầu, bạn có thể dùng ghế trong xe em bé, chỉ cần đảm bảo là bé ngồi thẳng để có thể nuốt thức ăn. Khi bé có thể tự ngồi, bạn nên dùng ghế cao ở gần bàn. Bé cũng có thể tham gia bữa cơm gia đình và bạn có thể vừa ăn vừa đút cho bé, như vậy bạn cũng đỡ mất công dọn dẹp sau khi bé ăn.

[inline_article id=147889]

Làm sao để giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh?

  • Đừng chỉ cho bé ăn mãi các loại thức ăn nhạt nhẽo, nhàm chán.
  • Tự làm thức ăn cho bé, nếu bạn mua thức ăn đóng hộp thì nên kiểm tra bảng thành phần: càng ít nguyên liệu càng tốt.
  • Tập cho bé ăn các loại rau củ

Khi nào cho bé ăn dặm không phải là câu hỏi quá khó để trả lời. Tuy nhiên, bạn hãy đọc kỹ và đối chiếu thông tin này với việc quan sát con trẻ để chọn thời điểm thích hợp cho bé yêu nhà mình ăn dặm, bạn nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

8 thói quen xấu khiến bé dễ mang bệnh (P.1)

Hãy cùng MarryBaby điểm mặt một số thói quen xấu mà trẻ nhà bạn thường mắc phải nhé.

1. Nằm ngủ liền sau khi ăn no
Trẻ ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Lượng thức thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy. Nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau bao tử.

Bên cạnh đó, nếu ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng phồng, việc tiết dịch tiêu hoá không đủ, thức ăn không được tiêu hoá hết đã bị bài tiết ra ngoài. Những thức ăn không tiêu hoá đọng lại trong đại tràng sẽ lên men, sinh ra chất độc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc tiêu hoá. Điều này sẽ khiến trẻ vừa khó ngủ, vừa tiêu hóa kém.

Lời khuyên từ MarryBaby:
Không nên cho trẻ ăn quá no trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.

Bạn có thể khuyến khích trẻ với các hoạt động nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ. Động viên trẻ cùng bạn ra ngoài đi dạo, tập vài động tác thể dục đơn giản, đánh răng, rửa mặt… Thời gian cho các hoạt động này là từ 15 đến 20 phút và vẫn đảm bảo rằng bé phải lên giường đi ngủ đúng giờ quy định.

2. Thức khuya
Yếu tố khiến trẻ thích phá vỡ quy tắc mỗi lần chuẩn bị đi ngủ có thể là trẻ mải xem bộ phim hoạt hình hấp dẫn, do trẻ ngủ trưa quá nhiều hay các thành viên khác trong gia đình nói chuyện ồn ào khiến bé khó ngủ… Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thức khuya nhiều khiến trẻ ngủ không đủ và sâu giấc. Việc thiếu ngủ có thể đem lại những tác hại cực kỳ xấu cho trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển và thể chất như:

Làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, độ dài của giấc ngủ có ảnh hưởng tới sự tăng cân của trẻ. Những bé ngủ ít hơn 10 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ béo phì gấp 3 lần với những bé ngủ 12 tiếng/ngày. Vì ngủ ít sẽ dẫn tới việc tăng hormone kích thích cảm giác đói và làm giảm lượng hormone giúp giảm bớt cảm giác đói.

Ngủ ít làm bé khó phát triển chiều cao. Nhiều chuyên gia tin rằng, loại hormone tăng trưởng giúp cơ thể dài ra, cao thêm được tiết vào khoảng thời gian từ 10 giờ đêm – 1 giờ sáng hôm sau, lúc trẻ ngủ say nhất. Trong trường hợp bé chưa ngủ hoặc ngủ chưa say, hormone này không thể hoạt động hết công suất giúp bé cao lớn thêm được.

thói quen xấu
Thiếu ngủ sẽ khiến trẻ luôn mệt mỏi, cáu gắt

Lời khuyên từ MarryBaby:
Tạo cho trẻ một thói quen sinh hoạt ăn, ngủ đúng giờ. Tất cả mọi việc từ ăn, ngủ, chơi, học hành phải diễn ra đều đặn vào một khoảng thời gian nhất định.

Tập cho trẻ ngủ một mình. Khi cho con ngủ, nên hát hoặc kể một câu chuyện cổ tích. Sự vỗ về, ru nựng của bạn sẽ giúp con có cảm giác an toàn và yên tâm đi ngủ.

Không nên nói chuyện rì rầm bên cạnh khi trẻ ngủ. Trẻ sẽ không thể ngủ ngon nếu xung quanh có nhiều tiếng động ồn ào. Tốt nhất bạn cũng nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm cùng trẻ.

3. Cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt
Trẻ tầm 2 tuổi thường không để tay mình được nghỉ ngơi, chúng thích thú với việc cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt. Rõ ràng, đây là một thói quen xấu, có hại cho sức khỏe của trẻ.

Cắn móng tay: Khiến cho những vùng da quanh móng bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cắn móng tay quá sâu còn làm cho vùng da tay bị chảy máu. Đến khi vi khuẩn xuất hiện, vùng móng tay bị bé cắn rất dễ bị nhiễm trùng.

Ngoáy mũi: Vi trùng trên ngón tay có thể khiến nhiễm trùng da bên trong mũi, lây lan bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

Dụi mắt: Khi buồn ngủ hay ngứa mắt một chút trẻ thường dụi mắt. Việc đưa tay lên dụi mắt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, có thể gây xước, trợt lòng đen, ảnh hưởng thị lực.

thói quen xấu
Cắt ngắn móng tay để đất không bám vào và trẻ sẽ không có gì để cắn.

 Lời khuyên từ MarryBaby:
Rửa tay thường xuyên và giữ cho móng tay luôn ngắn để đất không bám vào, đảm bảo bàn tay luôn sạch sẽ và trẻ không có gì để cắn nữa

Dạy con cách sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy thay vì sử dụng ngón tay để ngoáy mũi, dụi mắt.

Trẻ cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt thường vì đôi tay không có việc gì làm, thừa thãi. Bạn cần cho con luôn bận rộn với đôi tay của mình bằng những hoạt động vui khỏe có ích

4. Ngậm thức ăn
Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể trong bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì việc ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Lượng đường này bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và dễ làm sâu răng của bé.

Ngoài ra ngậm thức ăn còn là nguyên nhân gây biếng ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh.

thói quen xấu
Nên khen và động viên trẻ khi ăn

Lời khuyên từ MarryBaby:
Khen và động viên khi trẻ ăn. Nếu trẻ tập trung xem tivi mà quên nhai nuốt, phải tắt tivi để trẻ chú ý vào việc ăn uống hơn.

Không nên ép trẻ ăn trong một bữa. Rất nhiều trẻ khi đã hơi lưng dạ là bắt đầu lười nhai. Do đó nên chia nhiều bữa để bé cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, cần đưa trẻ đến bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Nguyễn Dinh

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 thói quen tốt bé cần tập từ nhỏ (P.1)

Cha mẹ phải là những người dẫn đường

Trẻ bắt đầu cuộc sống như tờ giấy trắng tinh. Chúng không có nhiều năm kinh nghiệm cưỡng lại những cơn thèm ăn những miếng sô cô la ngọt lịm và những buổi sáng ngủ nướng để khỏi phải tập thể dục hàng ngày. Nhưng “thói quen là hoàn toàn cần thiết”, theo bác sĩ nhi khoa Wendy Sue Swanson. Những gì các bậc phụ huynh làm bây giờ có thể giúp con mình biến thói quen thành thực tiễn sống mà trẻ sẽ làm mà không cần phải nghĩ ngợi. Những thói quen này sẽ theo trẻ suốt cả đời người. Dưới đây là những thói quen mà mẹ nên tập cho con, tất nhiên với các mẹ giữ vai trò là “người dẫn đường”.

1. Ăn sáng

Các chuyên gia nói đi nói lại rất nhiều về điều này vì 1 lý do: bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, đem đến năng lượng cho con bạn suốt buổi sáng. Do vậy bạn nên đánh thức trẻ dậy đủ sớm để trẻ có đủ thời gian nhâm nhi bữa sáng trước khi đến trường. Theo bác sĩ Melina Jampolis – chuyên gia về dinh dưỡng thì “trẻ khỏe mạnh dùng bữa sáng thường xuyên hấp thu nhiều canxi trong sữa hơn”. Chọn bột yến mạch với một ly sữa hoặc ngũ cốc nguyên hạt  cho một khởi đầu hoàn hảo mỗi buổi sáng.

2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh 

Thói quen tốt: 10 thói quen bé cần tập từ nhỏ
Tập cho con ăn rau xanh, hoa quả và chế độ ăn ít béo ngay từ nhỏ

Trẻ mạnh khỏe nhờ chọn đúng thực phẩm khi ăn, có nghĩa là những thực phẩm ít đường tinh luyện và tươi ngon, nhiều màu sắc hơn. “Cũng như người lớn, trẻ cũng nên ăn nhiều trái cây và rau quả cũng như bơ sữa ít béo”, Jampolis lưu ý. Trẻ nên hạn chế dùng đồ ăn nhanh, các loại đồ ăn khô nhẹ, mặn, cũng như các loại thực phẩm đóng gói và các loại thực phẩm có bổ sung thêm đường.

3. Lắng nghe dạ dày 

Khi ăn, mẹ nên dạy trẻ lắng nghe cơn đau khi bụng đói. Nếu trẻ có thể học theo nhịp cùng với dạ dày, trẻ sẽ không bị “cám dỗ” dẫn đến ăn quá nhiều hoặc vô tội vạ. “Công việc của trẻ là ăn khi bụng đói và ngưng khi thấy no”, Swanson nhắc nhở. Cha mẹ sẽ quyết định cho trẻ ăn gì. Nếu các lựa chọn tốt được đưa ra, và trẻ ăn cùng với gia đình, đồng thời cha mẹ làm gương tốt trong việc ăn uống, trẻ sẽ bắt chước ăn theo.

4. Chải răng

Thói quen tốt: 10 thói quen bé cần tập từ nhỏ
Muốn có hàm răng chắc khỏe, phải ngừa sâu răng từ nhỏ thôi các bé ơi!

Theo Swanson, hầu hết các thói quen vệ sinh không tới mức gây nên các vấn đề sức khỏe nếu trẻ không tuân theo. Nhưng vệ sinh răng miệng thì đặc biệt cần thiết. Bắt đầu từ 12 tháng tuổi, trẻ cần được chải răng với kem đánh răng có chứa fluoride. Trẻ phải chải răng hai lần mỗi ngày, và bạn cần giúp trẻ cho đến khi trẻ học lớp 2. Bạn cũng cần bảo đảm trẻ chải răng đều đặn và đúng cách cho đến khi được 7 hoặc 8 tuổi và trẻ sẽ giữ thói quen này suốt đời.

Linh Lan

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 thói quen tốt bé cần tập từ nhỏ (P.2)

5. Kiểm tra sức khỏe

Trẻ em cần phải đi bác sĩ thường xuyên để đảm bảo trẻ phát triển cơ thể mạnh khỏe cũng như tiêm phòng bệnh phù hợp. Theo Swanson, trẻ cần phải khám sức khỏe thường xuyên hàng năm ngay từ khi đi nhà trẻ cũng như bắt đầu đi học. Các loại vắc xin chủng ngừa được cập nhật hàng năm, vì thế bạn cũng cần kiểm tra các thông tin này. Đôi lúc các liều tiêm nhắc lại hoặc tăng cường có thể được điều chỉnh, nên nhiều gia đình vẫn tin rằng con mình đã tiêm ngừa đầy đủ nhưng thực tế thì không phải. Hơn nữa, hiện nay các liều tiêm ngừa cúm mùa cũng đã được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi hàng năm. Cách dễ nhớ nhất là bạn nên lên lịch cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe vào đầu mỗi năm học.

6. Giới hạn thời gian trẻ ngồi với màn hình

Với mọi thứ trong cuộc sống công nghệ ngày nay, từ TV cho đến máy tính bảng, trẻ gần như dùng đến màn hình 24/7. Trẻ mạnh khỏe không ngồi trước màn hình thường xuyên. “Hãy tạo cơ hội cho trẻ có thể tương tác và không xao lãng sự chú ý ngay từ khởi đầu cuộc sống của trẻ”, Swanson gợi ý. Bạn nên giới hạn thời gian trẻ ngồi trước các loại màn hình dưới 2 giờ một ngày.

7. Vận động thường xuyên

Hãy vứt bỏ các món đồ chơi công nghệ đi. Trẻ khỏe mạnh tránh ngồi màn hình bằng việc vận động thường xuyên với các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các môn thể thao. “Trẻ sẽ có mức độ vận động thể chất cao hơn”, Jampolis cho biết. Trẻ mạnh khỏe cũng năng động hơn và sẽ tham gia vào các đội thể thao trong và ngoài trường, như thế “lịch” sẽ kín hơn, các hoạt động thể chất vui nhộn thấm sâu vào cuộc sống của trẻ hơn. Hãy đăng ký cho trẻ tham gia vào các đội thể thao. Giữ trẻ năng vận động càng nhiều càng tốt.

8. Sống yêu thiên nhiên

Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoài trường bằng cách “thể hiện sự tôn trọng sự yên tĩnh và thời gian chết”, Swanson cho biết. Tìm khoảng thời gian để tập thể dục và thưởng thức cảm giác đắm mình trong thiên nhiên mỗi ngày. Dắt trẻ đi bộ trong công viên cùng bạn hoặc chỉ đơn giản là khám phá những chiếc lá rơi rụng ở sân nhà bạn.

9. Ngủ thật nhiều

Ngủ, ngủ và ngủ. Trẻ đang phát triển cần ngủ nhiều hơn bạn nếu không muốn nói là rất nhiều. Hãy kiến thiết giờ ngủ và buộc con bạn tuân theo. Bình thường, trẻ độ tuổi đi học cần ngủ khoảng 10 tiếng, trẻ thiếu niên cần ngủ từ 8 tiếng rưỡi hoặc 9 tiếng rưỡi mặc dù điều này có thể hơi khó khăn. Khuyến khích trẻ ngủ nhiều lúc còn nhỏ, để khi lớn lên trẻ sẽ hiểu được cảm giác ngủ đủ giấc mỗi ngày tốt hơn như thế nào.

10. Tâm trạng vui vẻ

Cần bảo đảm con bạn làm chủ được cảm xúc của cuộc sống. Trẻ phải tham gia vào các hoạt động giúp giải tỏa tâm lý, đây chính là những liều thuốc tốt nhất giúp trẻ đối đầu với những vấn đề trong cuộc sống. Quan trọng là trẻ cảm thấy vui vẻ. Các vấn đề phiền muộn thường bị xem nhẹ ở trẻ nhưng đây là vấn đề cần có sự đặc biệt chú ý từ các bậc phụ huynh. Tuy thường không đến mức cần phải điều trị bằng thuốc, nhưng nguyên nhân dẫn đến sự buồn phiền cần phải được xem xét. Nó giống như một vòng lẩn quẩn, trẻ buồn phiền, ăn nhiều, ít vận động và cảm thấy thiếu tự tin về cân nặng của bản thân. Từ đó trẻ có thể không chơi thể thao và các hoạt động ngoại khóa mà trẻ vẫn rất thích trước đó.

10-thoi-quen-sinh-hoat-tot-cho-be_10
Trẻ cần ngủ đủ giấc để phát triển tốt

Nếu trẻ xuống tinh thần, việc xác định lý do tại sao là rất cần thiết. Hãy lên kế hoạch các hoạt động để “phủ kín” thời gian biểu của trẻ, và bạn hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ xuống tinh thần các ngày quá gần nhau.

Linh Lan

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Chăm sóc trẻ sinh nhẹ cân

Thế nào là trẻ nhẹ cân?

Trẻ nhẹ cân là những trẻ khi sinh có cân nặng dưới 2.5kg bất kể tuổi thai là bao nhiêu. Như vậy, trẻ nhẹ cân sẽ gồm trẻ sinh non và trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung.

Việc chăm sóc và nuôi dưỡng những trẻ này trong những ngày đầu sau khi sinh không hề đơn giản. Với trẻ sinh non, do chức năng tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt kém, phổi chưa trưởng thành, trẻ dễ bị suy hô hấp, xẹp phổi, xuất huyết phổi, bệnh màng trong… Còn đối với trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung thì thường có nguy cơ hạ đường huyết do thiếu glucogen dự trữ.

Cách chăm sóc trẻ nhẹ cân

Do vậy việc chăm sóc hàng ngày nên tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản là: Giữ ấm – Vệ sinh – Dinh dưỡng tốt, cụ thể:

1. Giữ ấm

Chăm sóc trẻ sinh nhẹ cân
Bé sinh nhẹ cân cần được ủ ấm thường xuyên và liên tục

Khi mới chào đời, việc đầu tiên phải làm là giữ ấm cho bé, vì để lạnh sẽ dễ bị phù cứng bì làm trầm trọng thêm bệnh lý của trẻ. Có 2 phương pháp giúp duy trì thân nhiệt là ủ ấm trong lồng ấp và phương pháp bà mẹ Kangaroo.

Phương pháp lồng ấp. Thường được thực hiện tại bệnh viện

  • Trẻ < 2.000g cần duy trì nhiệt độ lồng ấp 33-34°C.
  • Trẻ < 1.500g cần duy trì nhiệt độ lồng ấp 34-35°C.
  • Nhiệt độ trong phòng nuôi trẻ cần giữ 28-32°C.

Phương pháp bà mẹ Kangaroo. Đặt trẻ nằm da áp da trên lồng ngực mẹ, phủ áo hoặc chăn bên ngoài, ủ ấm trẻ bằng nhiệt độ của cơ thể mẹ.

Phương pháp này dễ thực hiện, đơn giản, tiện lợi và có nhiều ưu điểm như: giảm được tỷ lệ bệnh lây lan trong bệnh viện; giữ được thân nhiệt cho bé; giúp bé thở đều hơn; gắn bó tình cảm giữa mẹ và con… Nếu mẹ mệt, bố hay người thân trong gia đình có thể thay thế để chăm sóc bé theo phương pháp này.

2. Vệ sinh – Theo dõi

Vệ sinh chăm sóc. Phải đảm bảo vô khuẩn bằng cách:

Tắm bé hàng ngày bằng nước sạch, ấm và khăn mềm. Với bé non tháng cần tắm nửa người trên của bé, lau khô, ủ ấm rồi mới tiếp tục tắm phần còn lại. Với trẻ quá non cần có kỹ thuật tắm bé trong lồng ấp.

Thay băng rốn và sát khuẩn bằng cồn 70 độ hàng ngày sau khi tắm bé cho tới khi rốn rụng và khô thành sẹo.

Theo dõi. Vì trẻ non tháng và nhẹ cân sẽ gặp phải nhiều nguy cơ bệnh lý trong thời kỳ sơ sinh, vì vậy phải theo dõi sát một số các dấu hiệu rối loạn, phát hiện sớm bệnh lý xảy ra như viêm phổi sơ sinh, viêm ruột, xuất huyết não màng não… để điều trị hoặc chuyển viện kịp thời.

  • Rối loạn hô hấp: thở nhanh > 60 lần/1 phút.
  • Nôn, sặc (phải xử trí hút thông đường hô hấp tại chỗ trước khi chuyển).
  • Sắc mặt, môi và các đầu chi.
  • Rối loạn tiêu hóa: số lần đại tiện, số lượng, tính chất và màu sắc phân.
  • Phát hiện sớm các bất thường về cơ, xương, khớp, thị giác, thính giác và vận động của trẻ để điều trị hoặc chuyển viện kịp thời.
  • Chuyển trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân lên tuyến trên phải ủ ấm bằng phương pháp da áp da.
  • Cần lưu ý những dấu hiệu bất thường ở trẻ.

3. Dinh dưỡng

Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ sinh nhẹ cân.
Đối với trẻ sinh quá non (< 1.500g), chưa có phản xạ bú hoặc những trẻ sinh non chưa bú được, phải kết hợp truyền dung dịch Glucoza 10% theo đường tĩnh mạch (tại bệnh viện). Trẻ bú được thì mẹ cho bú nhiều bữa trong ngày (có thể 12-15 bữa/ngày).

Trẻ bú yếu nhưng đổ thìa sữa nuốt được, mẹ nên vắt sữa ra ly, dùng thìa bón cho trẻ.

Trường hợp mẹ không có sữa, nên dùng loại sữa dành riêng cho trẻ sinh non. Đối với trẻ nhẹ cân do suy dinh dưỡng, vẫn có thể dùng các loại sữa cho trẻ dưới 6 tháng như trẻ đủ cân.

Lượng sữa dùng cho trẻ hằng ngày:

  • Ngày thứ nhất sau sinh: 50 ml/kg trọng lượng trẻ, chia ra 10-12 bữa/ngày.
  • Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6: Mỗi ngày tăng thêm 20 ml/kg trọng lượng của trẻ, cũng chia ra 10-12 bữa/ngày.
  • Từ ngày thứ 7 trở đi: 170 ml/kg trọng lượng, chia ra 10-12 bữa/ngày.
    Từ tháng thứ 5 trở đi, hãy cho trẻ ăn bổ sung và bú mẹ như trẻ đủ cân.

Bí quyết chăm sóc trẻ trong mùa lạnh

1. Bảo vệ mũi cho bé

Chất nhầy trong mũi chính là chiến tuyến đầu tiên giúp trẻ chống lại vi trùng. Tuy nhiên, trong không khí khô và lạnh, các chất nhầy trong mũi bé dày lên, khó di chuyển. Để chăm sóc trẻ tốt trong mùa lạnh, bạn nên nhỏ vài giọt dung dịch nước muối sinh lý cho trẻ và nhẹ nhàng hút ra. Mũi sạch sẽ, thông thoáng sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tật ở trẻ.

2. Giữ ấm vừa đủ

Hãy mặc cho bé những bộ quần áo vừa đủ ấm. Không nên vì sợ lạnh mà mặc quá nhiều quần áo sẽ gây ngột ngạt, khó chịu cho bé. Bởi da bé cần được thông thoáng. Nhưng cũng đừng mặc quá phong phanh. Nóng quá hay lạnh quá đều dễ khiến bé bị cảm.

bí quyết chăm sóc trẻ trong mùa lạnh
Vào mùa lạnh cần ủ ấm cho bé để không bị nhiễm lạnh

3. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng

Khi bị sốt, trẻ thường bị mất cảm giác ngon miệng, vì thế bạn nên chú ý bổ sung thêm các chất lỏng bổ dưỡng cho con như nước trái cây, nước canh và rau quả. Điều này vừa giúp giữ năng lượng và giúp trẻ tích cực uống thêm nhiều nước.

4. Điều chỉnh ánh sáng phù hợp

Khi ốm, trẻ thường có xu hướng ngủ nhiều hơn. Ánh sáng quá gay gắt sẽ khiến trẻ khó chịu, nhưng nếu phòng trẻ tối tăm cả ngày thì cũng dễ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn. Một chút ánh sáng và không khí trong lành sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc trẻ: Dùng thuốc đúng nơi đúng chỗ

1. Khi trẻ bị sốt

Hầu hết các cơn sốt đều nhẹ và không cần đến thuốc. Đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Khi bé bị sốt, cơ thể thường nóng từ 38oC trở lên. Riêng đối với trẻ sơ sinh thì ngưỡng 37,7ºC đã được xem là sốt. Tuy nhiên, một con số cụ thể cũng không thể nói lên tình trạng bệnh của bé.

Khi chăm sóc trẻ, mẹ cần quan tâm đến cách trẻ ăn uống, hoạt động và cơn sốt đã kéo dài bao nhiêu ngày. Cơn sốt kéo dài trên 3 ngày thường liên quan đến bệnh nhiễm trùng, thường là hô hấp. Nếu cơn sốt đã hoành hành quá 3 ngày, bạn nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.

Nếu nhiệt độ vẫn thấp hơn 38ºC và bé hoạt động bình thường, bạn không cần cho con uống thuốc.

2. Khi bé bị đau tai

Nhiễm trùng tai thường là hậu quả của một đợt cảm lạnh. Khi trong tai có chất lỏng như mủ, chất nhầy, các loại vi sinh vật có thể khiến cho tình trạng tồi tệ hơn. Nếu tai không bị sưng và chảy mủ hay chất nhầy ít, bác sĩ sẽ giúp con bạn vệ sinh tai. Đừng vội dùng kháng sinh vì chúng chỉ có tác dụng khi bé bị nhiễm trùng tai do vi khuẩn.

Chăm sóc trẻ: Dùng thuốc đúng chỗ 2
Nếu tình trạng nhiễm trùng tai không nghiêm trọng, bạn không cần cho trẻ uống kháng sinh

Nếu bé đau, các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen là lựa chọn tốt nhất. Trong trường hợp bé cần dùng kháng sinh, mẹ cần báo cho bác sĩ biết loại kháng sinh bé đã uống những ngày gần đó nhất, như amoxicillin chẳng hạn, vì nếu tiếp tục sử dụng sẽ gây tình trạng lờn thuốc.

Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi hoặc từ 6 đến 23 tháng, kháng sinh chỉ được dùng nếu trẻ có nguy cơ bị tăng gấp đôi khả năng nhiễm trùng và biến chứng, chẳng hạn viêm tai đi cùng hệ miễn dịch yếu, viêm tai khi đang mắc một bệnh lý mãn tính, viêm tai cùng lúc với đau mắt đỏ…

Khi trẻ trên 2 tuổi bị nhiễm trùng tai mà không sốt, không đau nhiều, bạn có thể theo dõi bé trong 48 giờ mà không dùng kháng sinh. Nếu tình trạng không thuyên giảm, hãy đưa bé đi bệnh viện.

3. Khi bé mọc răng

Loại thuốc tốt nhất khi con mọc răng là acetaminophen. Nếu sử dụng gel bôi nướu, bé có thể nuốt và khiến cổ họng bị tê, gây khó khăn khi nuốt.

4. Khi bé đau mắt đỏ

Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nên bé sẽ phải nghỉ học để tránh lây lan. Trong trường hợp đau mắt đỏ do virus, bạn không cần dùng thuốc kháng sinh. Nếu con bạn bị đau mắt mà không có dử (ghèn) thì chỉ cần vệ sinh mắt với nước muối sinh lý (dạng chai nhỏ có bán ở các nhà thuốc) là đủ. Ngược lại, nếu bé thức giấc với đôi mắt bị dán kín bởi ghèn, đây là lúc nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra.

Có nên sơn móng tay cho bé?

Theo các chuyên gia da liễu, trong sản phẩm sơn móng sẽ có hóa chất độc hại. Chỉ một vết xước nhỏ, tạo đường trung gian truyền hóa chất này vào máu, sẽ dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Khi cho bé làm móng, không nên dùng chất làm mềm da. Da trẻ đã đủ mềm sau khi ngâm nước và không cần đến loại kem làm mềm này.

Sơn móng tay cho bé từ quá sớm là mẹ đã gián tiếp đưa đẩy con “học đòi” làm người lớn từ khi còn quá bé, đồng thời tình cờ “tước đoạt” mất điều lẽ ra bé nên học được ở mai sau.

Chăm sóc trẻ tốt nhất không có nghĩa mẹ nên đưa bé đi spa làm đẹp. Có con gái không đồng nghĩa phải làm điệu mọi lúc mọi nơi, hoặc thiếu việc làm đẹp sẽ không có được sự hoàn hảo. Mẹ không nên dẫn bé đi làm những việc này thường xuyên, nếu không trẻ sẽ nghĩ rằng mình sinh ra vốn dĩ tự nhiên không đủ đẹp hay đủ tốt.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

10 nguyên tắc vàng cho bé ngủ ngon

Bé ngủ ngon hay không cũng phụ thuộc không ít vào sự chăm sóc của mẹ đấy, bạn ạ! Đây là 10 nguyên tắc vàng bạn có thể áp dụng ngay để bảo đảm bé cưng có giấc ngủ như ý muốn nhé!

bé ngủ ngon

1. Đừng để bé nằm sấp (nằm úp bụng)

Vị trí này trước đây được các bác sĩ khuyến cáo cho bé nằm, nhưng hiện nay các nhà khoa học đã cùng đồng thuận rằng cho bé nằm bằng lưng (nằm ngửa) giảm nguy cơ bị đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Do các bé còn nhỏ này chưa có đủ sức để tự lật mình hay cử động khi được đặt nằm sấp. Chính vì thế các bé rất dễ bị ngộp thở. Trong khi đó các bé nằm ngửa thì mặt bé không bị che chắn nên có thể thở dễ dàng, bé ngủ ngon hơn. Vào khoảng 6 tháng tuổi, các bé mới có thể ngủ tùy thích và có thể di chuyển khắp mọi hướng. Khi này, ngay cả khi nằm sấp thì bé cũng đã có thể di chuyển, lật mình khi cần thiết.

2. Cố định thanh chắn nôi cho đến khi con 2 tuổi để bé ngủ ngon

Kiểm tra các thanh chắn ở nôi và các thanh này nên có khoảng cách nhỏ hơn 6 cm để đầu của bé không thể chui lọt.

Lưu ý: Giường người lớn, trường kỷ (đi văng) có liên quan đến những ca tử vong ở trẻ sơ sinh. Con rất nhỏ tuổi cũng có thể cọ quậy khỏi vị trí bạn đặt bé ban đầu và rơi từ cạnh giường xuống đất. Do vậy, việc cho bé ngủ một mình trên những mặt phẳng cao, không có thanh chắn, mà bạn không giám sát sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tai nạn ngoài ý muốn cho bé.

3. Chọn khung giường là các thanh gỗ thay vì các miếng ván ép

Điều này sẽ làm giảm bụi vi sinh vật (còn gọi là ve bụi, bọ bụi) và nguy cơ bị dị ứng đường hô hấp.

Bụi vi sinh vật hay có khi còn gọi là bụi nhà là những loại mạt – mò, chúng sống trong nhà, đặc biệt là trên da người và thú cưng, ván ép… rồi phân tán ở đồ dùng chăn, gối, nệm, thảm trải… nơi mà nhiệt độ ấm, độ ẩm cao; ngược lại ở nơi nhiệt độ khô hanh rất khó kiếm thấy chúng.

4. Trong một vài tuần đầu có thể bạn sẽ thấy khá căng thẳng với ý tưởng để bé ngủ một mình

bé ngủ ngon

Nếu muốn bé ngủ ngon hơn, bạn có thể cho bé ngủ trong giỏ chuyên dụng loại dành cho trẻ sơ sinh hoặc trong nôi ngay bên sát giường bạn. Khuyến cáo bạn nên cho bé ngủ chung phòng với bạn trong 6 tháng đầu đời của bé.

Lưu ý: Bạn không nên để bé ngủ chung giường với trẻ khác. Đây là một trong những điều nguy hiểm nhất đối với một bé đang ngủ. Bé có thể dễ dàng lăn lên người hoặc chèn ép bé còn lại vì trẻ nhỏ không có ý thức được sự hiện hữu của 1 bé khác khi đang ngủ. Chính vì thế mà bé có nguy cơ dễ bị ngộp thở trong trường hợp này.

Các bậc cha mẹ cũng có thể gây nguy hiểm không kém khi ngủ chung với bé vì vô tình lăn lên người bé hoặc đẩy bé khỏi cạnh giường hoặc gây rủi ro khiến bé bị chèn ép giữa cha và mẹ.

Bênh cạnh đó, nếu bạn có mái tóc dài thì nên dùng dây thun để cột tóc lại trước khi đi ngủ cùng con để ngăn tóc che mặt hoặc quấn quanh đầu hay cổ của bé.

5. Tấm nệm cho bé phải vững chắc và vừa khít với khung giường một cách hoàn mỹ

Tấm nệm quá nhỏ sẽ để lại những khoảng trống mà trẻ sơ sinh có thể ngã hoặc mắc kẹt vào đó. MarryBaby cũng muốn nhắc nhở thêm là bạn không bao giờ nên dùng các tấm nệm cũ đã qua sử dụng cho bé.

6. Không đặt gối, chăn vào nôi của bé

bệnh viêm ruột hoại tử

Các bé rất dễ bị ngạt thở trong gối hoặc bị đè giữa mớ chăn gối và không thể thoát ra. Chưa kể còn tạo nguy cơ bé bị hầm.

Bạn cần đặc biệt loại bỏ các vật mềm mại khỏi giường ngủ của bé. Những chiếc chăn làm từ da cừu hoặc những vật phủ lông tơ như nùi bông có thể gây ngộp thở cho con. Bên cạnh đó, những thứ đồ kê cho bé thoải mái như thú nhồi bông cũng có thể khiến bé lâm vào nguy cơ bị che toàn bộ mũi hoặc miệng khi ngủ, tình trạng này cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây tử vong do ngộp thở hoặc SIDS. Nếu cần thiết, bạn hãy chọn cho bé cái chăn bằng cotton nhẹ hơn để bé ngủ ngon và an toàn.

7. Cố định tấm nệm vào các thanh chắn trên nôi để đem đến sự thoải mái cho thiên thần của bạn

Một số trẻ sơ sinh cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ nếu tiếp xúc với thứ gì đó. Tuy vậy bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh giặt rửa các tấm đệm này vì các bé có xu hướng đổ mồ hôi vùng đầu rất nhiều.

8. Điều chỉnh “các trang bị ngủ” theo sự phát triển của bé

Khi bé còn rất nhỏ và không di chuyển nhiều, một chiếc giỏ là lý tưởng (cho 2 tháng đầu đời). Nó sẽ che chắn tốt cho bé và giúp bạn có thể dịch chuyển bé dễ dàng mà không làm bé tỉnh giấc. Bạn có thể sử dụng chăn quấn bé trong suốt 3 tháng đầu đời, đây là một lựa chọn tốt vì nó sẽ giúp bé có cảm giác như đang trong tử cung và chiếc chăn còn tạo chút áp lực lên bụng bé tạo hiệu quả thư giãn. Một chiếc túi ngủ cho bé cũng là giải pháp lý tưởng vì nó che chắn cho bé khi cần mà không gây bất kỳ rủi ro nào. Khi bé lớn hơn bạn có thể cho bé ngủ trong nôi, rồi trên giường có thanh chắn.

[inline_article id=82681]

9. Nhiệt độ trong phòng nên bằng hoặc nhỏ hơn 19ºC để bé ngủ ngon

Bạn nên treo một nhiệt kế trong phòng để theo dõi. Nếu phòng quá nóng, nhiệt độ cơ thể của bé sẽ tăng, không tốt cho sức khỏe.

10. Không hút thuốc ở bất kỳ nơi đâu trong nhà

Việc hít khói thuốc thụ động gây hại rất lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và các vấn đề hô hấp có xu hướng xấu đi vào ban đêm. Nếu bạn hút thuốc, hãy thay quần áo và rửa tay trước khi đến gần bé.

Ngoài ra, Giáo sư nhi khoa Gideon Lack, trưởng nhóm nghiên cứu liên quan tới giấc ngủ của trẻ sơ sinh tại trường King’s College London (Anh) và các cộng sự tin rằng bé ngủ ngon hơn khi ăn dặm sớm (từ khi 4-5 tháng) là do các bé ít bị đói hơn bé chỉ bú mẹ. Ông nói: “Lợi ích của việc ăn dặm sớm là dường như trẻ có thể ngủ ngon hơn”.

Trẻ được ăn dặm sớm cũng ít giật mình khi ngủ hơn so với những trẻ được ăn dặm sau 6 tháng. Số lần các bé thức dậy vào ban đêm cũng ít hơn 9%. Kết quả này cho thấy các nhà khoa học cần phải nghiên cứu sâu hơn về việc liệu có nên khuyến khích cho trẻ ăn dặm sớm.

Hầu hết các mẹ đều Việt đều đang cho con ăn dặm khi được 5 tháng tuổi. Nghiên cứu này có thể giúp mẹ tự tin hơn khi bé đòi ăn dặm sớm.

Linh Lan