Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trẻ thuận tay trái, chỉnh hay mặc kệ?

Nếu trong gia đình bạn có người không thuận tay phải, chuyện trẻ thuận tay trái là lẽ đương nhiên của gien di truyền. Không thể phủ nhận, để trẻ phát triển tự nhiên luôn là chân lý. Tuy nhiên, mẹ thử nghĩ xem, khi mọi thứ đều được thiết kế dành cho số đông, liệu có quá thiệt thòi với bé con nhà mình khi lớn lên? Vì vậy, không nhất thiết phải quá nghiêm trọng, mẹ có thể giúp con làm quen dần với tay phải nhưng vẫn xiện tay trái theo những mẹo sau!

trẻ thuận tay trái
Trẻ thuận tay trái gặp khá nhiều khó khăn khi bắt đầu tập viết

Khoảng 10% dân số cảm thấy thoải mái khi làm mọi việc bằng tay trái của họ. Di truyền học có thể là một phần, nhưng nguyên nhân vì sao có hiện tượng này quả phức tạp và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa. Khi trẻ sơ sinh đạt mốc 6-9 tháng tuổi, bé đã có thể tự kiểm soát bàn tay của mình để cầm nắm và thực hiện những chuyển động theo ý muốn.

Lúc này, bé đã có thể dùng cả hai tay nhặt đồ chơi, đồng thời di chuyển theo ý mình. Vào thời điểm năm đầu đời, trẻ sử dụng cả hai tay thành thạo, vì vậy không thể kết luận vội vàng rằng trẻ thuận tay trái ngay lập tức. Phải đến khoảng 4 tuổi, trẻ mới bắt đầu bộc lộ thiên hướng thuận tay nào khi thực hiện những động tác như cầm bút, cầm kéo.

Nếu bé con được mẹ hướng dẫn phát triển kỹ năng vận động ngay từ thưở ban đầu, trẻ sẽ khéo léo và dùng tay phải thành thạo hơn để thực hiện hầu hết các kỹ năng. Trong hai tay, luôn phải có một tay thuận hơn, bởi lẽ khi trẻ có thể làm mọi việc bằng hai tay, rất hiếm sự khéo léo và suôn sẻ.

[inline_article id = 3060]

“Trẻ thuận tay trái thường là dấu hiệu của thiên tài”. Mẹ có tin vào điều này? Thực tế, có rất nhiều người tài giỏi thuận tay trái, 3 trong 4 số vị tổng thống Mỹ cuối cùng hay Leonardo da Vinci đều thuận bên tay này. Tuy nhiên mẹ ơi, thay vì mặc kệ con phát triển tự nhiên với hy vọng đó là dấu hiệu của thiên tài, mẹ có nghĩ đến những vất vả mà con phải đối mặt trong tương lai khi tất cả mọi thứ đều ưu tiên cho người thuận tay phải?

Người lớn có thể đã thích nghi, nhưng với bé con nhà bạn, khá là bực bội đấy. Thử tưởng tượng khi bé bước vào lớp một, cầm bút viết bằng tay trái và phải dịch chuyển tay khó khăn thế nào. Sự nhầm lẫn, khác biệt có thể khiến trẻ trở nên chán nản, khó chịu.

Nếu phát hiện thấy trẻ thuận tay trái và đã quá muộn để điều chỉnh kỹ năng vận động này ở con, mẹ chỉ có cách giúp con tạo môi trường dễ dàng, ít thách thức hơn. Nói chuyện với cô giáo để hỗ trợ bé mỗi khi đến lớp. Khi lên bảng viết, nhờ cô ưu tiên đứng vị trí không đụng chạm đến các bạn khác. Cho bé ngồi ở phía bên trái của bàn thay vì bên phải.

Với trẻ thuận tay trái, thường khi mới tập viết hay mắc phải lỗi viết ngược. Vì vậy, mẹ không phải quá lo lắng vì vấn đề này, luyện tập nhiều có thể giúp bé thành thạo hơn. Tuy nhiên, vẫn nên theo dõi để hỗ trợ trẻ kịp lúc mẹ nhé. Có thể dạy trẻ tập viết bằng cách chấm một dấu chấm nhỏ để ký hiệu nơi để bắt đầu viết và hạn chế tình trạng viết lộn xộn. “Sống chung với lũ”, đành chấp nhận vậy thôi nếu mẹ đã bỏ qua thời kỳ giúp con phát triển kỹ năng vận động theo số đông, thế giới của những người thuận tay phải.

Thêm một thông tin nữa dành cho mẹ: Trẻ thuận tay trái rất khác biệt. Não trái điều khiển tay phải chịu trách nhiệm về kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, viết, tính logic, toán học và cả khoa học. Trong khi đó, não phải điều khiển tay trái lại phụ trách mảng âm nhạc, nghệ thuật, nhận thức và cảm xúc. Một bên là trừu tượng, một bên lại quá thực tế. Tổ chức hệ não của người thuận tay phải khiến họ khá cứng nhắc, nhưng người thuận tay trái có xu hướng linh hoạt hơn.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trẻ gặp tai nạn: Mối nguy đến từ vật dụng giản đơn

Đảm bảo an toàn cho trẻ
Chú ý chất lượng của các loại bút chì màu khi cho con sử dụng, mẹ nhé!

1/ Chìa khóa

Chìa khóa sáng lấp lánh và phát ra âm thanh leng keng là vật khá hấp dẫn đối với trẻ em. Tuy nhiên, chìa khóa thường làm bằng đồng, vì vậy chúng chứa một lượng chì nhỏ. Ngoài ra, chìa khóa là nơi tập trung của khá nhiều loại vi khuẩn. Do đó, việc cho con chơi chìa khóa nhà là hoàn toàn không phù hợp mẹ nhé! Chưa kể đến rủi ro con có thể bị thương nếu bé có lỡ ngậm chìa khóa vào miệng. Trẻ nhỏ thường rất thích thú khi “nếm” đồ đạc xung quanh mình.

2/ Điều khiển Tivi

Bé có thể bị hấp dẫn bởi những chiếc điều khiển, nhất là khi thấy ba mẹ lúc nào cũng “dính” lấy chúng. Những chiếc điều khiển bằng nhựa có thể vỡ ra thành từng mảnh nhỏ trong lúc chơi đùa và có thể gây thương tổn cho bé cưng. Hơn nữa, điều khiển hoạt động dựa vào nguồn năng lượng từ pin. Sẽ rất nguy hiểm nếu bé con của bạn nuốt phải pin trong quá trình chơi đùa. Để bảo đảm an toàn cho trẻ, mẹ nên cất điều khiển ở những nới ngoài tầm với của bé.

[inline_article id=116]

3/ Máy tính bảng

Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, cho trẻ sử dụng máy tính bảng dường như trở thành điều bình thường của mỗi gia đình. Tuy nhiên, theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, ba mẹ không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại hay tivi. Cho trẻ tiếp xúc với công nghệ quá sớm có thể làm ảnh hưởng đối với sự phát triển não bộ của bé, gây rối loạn cảm xúc và kiểm soát hành vi.

4/ Điện thoại di động

Giống như máy tính bảng, điện thoại là món đồ chơi không phù hợp với trẻ nhỏ, nhất là những bé dưới 2 tuổi. Điện thoại chứa nhiều vi khuẩn trên bề mặt, không thích hợp để bé cho vào miệng. Chưa kể, những vi khuẩn đó có thể tiếp xúc với tay của bé và đi vào cơ thể. Những điện thoại có thể tháo rời pin cũng cần được chú ý nhiều hơn.

[inline_article id=21975]

5/ Đồng xu

Tuy không còn thông dụng nhưng tiền xu vẫn có thể trở thành “sát thủ” nếu chẳng may trẻ nuốt phải. Mẹ cũng nên cẩn thận chú ý những đồ vật có kích thước nhỏ. Với trí tò mò của mình, bé sẽ không ngần ngại đưa chúng vào miệng để “kiểm tra” một chút đâu.

6/ Bút chì màu

Nếu đang cùng con thực hiện một “dự án” thủ công nào đó, mẹ nên đặc biệt chú ý nắp của những cây viết. Chúng có thể gây nghẹt đường thở, rất nguy hiểm. Nếu cho trẻ sử dụng bút chì màu, mẹ nên lựa chọn những nhãn hiệu uy tín và an toàn với sức khỏe trẻ em. Bé có thể bất ngờ ngậm chúng mà không cần thông báo trước với bạn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trẻ tập nói: Cần cả một quá trình!

1/ Khả năng phát triển ngôn ngữ của bé

Quá trình tập nói của bé bắt đầu từ việc trẻ học cách sử dụng lưỡi, môi, vòm miệng và bất kỳ chiếc răng mới mọc nào để tạo ra âm thanh phù hợp, bắt đầu từ tiếng khóc, sau đó đến tiếng ọ, ẹ, ô, a trong tháng đầu tiên, và bập bẹ không lâu sau đó. Trẻ sẽ bắt đầu nói được những từ đơn giản như ma ma, đa đa, khiến mẹ vô cùng hạnh phúc.

Kể từ cột mốc phát triển này, bé sẽ tiếp tục nói nhiều hơn, qua cách bắt chước và quan sát cử động miệng cũng như lắng nghe âm thanh từ mọi người xung quanh. Không hiếm bé có thể nói được 2-4 từ vào khoảng 18-24 tháng tuổi. Khi bé có thể kiểm soát được tình cảm và hành vi của mình, bé có thể bày tỏ với người khác về những gì bé nhìn, nghe và cảm thấy được.

[inline_article id = 64498]

2/ Quá trình tập nói của trẻ phát triển như thế nào?

Nắm rõ được các cột mốc quan trọng trong quá trình này, mẹ sẽ biết được cách dạy trẻ tập nói và giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn. Nếu bé được nuôi dạy trong môi trường song ngữ, có thể bé sẽ hơi chậm nói hơn một chút so với các bạn khác.

-Trong tử cung: Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ bắt đầu hiểu được ngôn ngữ khi vẫn còn trong bụng mẹ. Cũng như cảm nhận nhịp đập trái tim mẹ, bé cũng có thể nhận được giọng nói của mẹ và phân biệt nhiều kiểu giọng nói khác.

-Từ sơ sinh đến 3 tháng: Khóc là hình thức giao tiếp đầu đời rất sơ khai của bé. Tùy vào tính cách của từng bé con, mẹ có thể giải mã nhu cầu của bé qua những tiếng kêu. Một tiếng hét có thể là bé đang đói, tiếng khóc ngắt quãng khó chịu nghĩa là trẻ muốn thay tã. Khi lớn thêm một chút, bé sẽ bắt đầu biết thở dài, hoặc tự phát ra những tiếng kêu ngộ nghĩnh khác. Đối với khả năng hiểu ngôn ngữ, bé bắt đầu nhận ra âm thanh hình thành thế nào và sự giống nhau của ngôn từ phát ra từ mọi người xung quanh.

-Từ 4-6 tháng: Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu bập bẹ, kết hợp lẫn nguyên âm và phụ âm, chẳng hạn như ba ba, ya ya. Vào khoảng 6 tháng, bé có thể phản ứng khi mẹ gọi tên mình. Bạn có thể dễ dàng nghe ra khi bé nói ma ma hay đa đa.  Nỗ lực của bé khi nói chuyện với mẹ phải nói là vô tận. Bé luôn cố gắng hết sức để sử dụng lưỡi, răng, vòm miệng và thanh quản của mình để phát ra những âm thanh ngộ nghĩnh nhằm giao tiếp với mọi người. Điều thú vị là, trẻ sơ sinh ở tuổi này trên khắp thế giới đều phát ra một kiểu âm thanh tương tự nhau như ba, ma, ka, đa, ya.

dạy trẻ tập nói
Thường xuyên trò chuyện và lắng nghe con để giúp bé tập nói mẹ nhé!

-Từ 7-12 tháng: Bé sẽ dần bập bẹ theo âm thanh nghe thấy và cố gắng nói sao cho giống. Ở giai đoạn này, mẹ nên thường xuyên đọc sách, kể chuyện hoặc nói chuyện cùng con để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

-Từ 13-18 tháng: Bây giờ bé đã biết sử dụng một hoặc nhiều từ khi nói chuyện với mẹ, và bắt đầu nhận ra từ ngữ có ý nghĩa. Bé thậm chí còn có thể lên hoặc xuống giọng với từ mà mình biết tùy vào ngữ cảnh.

-Từ 19-24 tháng: Bé đã có thể nói khoảng 50 từ, đồng thời khả năng hiểu ngôn ngữ của bé cũng phát triển rất nhiều. Bé quan sát, lắng nghe và học thêm từ mới mỗi ngày. Ở tuổi này, bé đã có thể nói được 2 từ rồi nhé, chẳng hạn như mẹ ơi, ba ơi, bồng bồng, đi chơi… Cảm giác mình khá trưởng thành vì đã có thể diễn đạt những điều mình muốn, bé thường có xu hướng chỉ làm những gì mình thích. Mẹ không thể nào chỉnh bé khi bé nói Mẹ dép thay vì dép mẹ.

-25-36 tháng: Bé đã bắt đầu phân biệt được cách xưng hô, biết mình xưng con và phải gọi ba mẹ. Trong độ tuổi này, vốn từ vựng của bé không ngừng phát triển và mở rộng. Bé có thể nối các danh từ và động từ vào với nhau để tạo nên câu đơn giản: Con muốn đi chơi. Khi lên 3, mẹ sẽ hết sức đau đầu với một tên nhóc tinh vi, nói nhiều trong nhà. Bé sẽ không ngừng đưa ra những bình luận, lý lẽ hết sức thú vị và ngộ nghĩnh, đồng thời hỏi và “làm phiền” mẹ rất nhiều.

3/ Mách mẹ cách dạy trẻ tập nói

-Thường xuyên nói chuyện: Không có nghĩa mẹ cứ phải huyên thuyên không ngừng nghỉ. Thay vào đó, tranh thủ thời gian ở bên con để trò chuyện. Mô tả những gì mẹ đang làm, đặt câu hỏi, hát.

-Đọc sách cho con: Đây là cách tuyệt vời để phát triển vốn từ vụng nhỏ bé của trẻ. Cách sắp xếp câu chữ trơn tru sẽ giúp bé hiểu được quy tắc của ngôn ngữ. Đừng quên kể chuyện bằng cảm xúc, bé sẽ hiểu trọn vẹn hơn nội dung của truyện mẹ kể.

-Luôn luôn lắng nghe: Và thấu hiểu nữa. Bất cứ khi nào trẻ bập bẹ, nhìn vào mắt bé với hàm ý mẹ hiểu rồi. Bé sẽ được khuyến khích nói nhiều hơn để thu hút sự tập trung, chú ý của bạn.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

“Tay không” kích thích trí não con phát triển

Não bao gồm nhiều phần phối hợp có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ việc chúng ta làm, từ nghe, nhìn, ngửi, hoạt động đến giải quyết vấn đề theo từng cấp độ khác nhau. Mỗi phần quan trọng này chứa hàng triệu tế bào não, hoặc tế bào thần kinh. Các tế bào này liên lạc với nhau bằng thông tin hóa học qua các khoảng trống nhỏ gọi là khớp thần kinh. Các thông điệp lặp đi lặp lại, liên kết với nhau và hình thành nên “con đường thần kinh”, được ví như “hệ thống dây điện”. Trong những năm đầu đời, những kết nối này phát triển một cách siêu tốc nếu được “lắp đặt” đúng cách.

Vì vậy, kích thích trí não trẻ từ thưở ấu thơ hết sức quan trọng. Không cần những món đồ chơi hay thiết bị đặc biệt, ba mẹ có thể giúp trí não trẻ phát triển bằng những cách lành mạnh được bật mí ngay dưới đây!

kích thích trí não trẻ phát triển
Tình yêu thương chính là điền kiện cần và đủ tiên quyết để giúp trí não con phát triển toàn diện

1/ Thông tin về trí não trẻ ba mẹ có thể chưa biết

“Hệ thống dây điện” trong não bộ chưa được kết nối đầy đủ khi trẻ vừa mới sinh ra. Vì vậy, không mấy khó khăn để giúp hệ thống này thay đổi, phát triển để đáp ứng với môi trường xung quanh. Ngay từ lúc này, ba mẹ nên cho trẻ trải nghiệm những hoạt động thường ngày như chơi mà học qua đồ chơi và sự tương tác, nghe đọc sách, nghe nhạc. Chỉ khi hệ thống này được thiết lập, não bộ trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện, nâng cao khả năng ngôn ngữ  cũng như giải quyết vấn đề khi trẻ lớn lên. Hẳn nhiên, sức khỏe, thể chất và cảm xúc của trẻ cũng được lợi rất nhiều.

Tình cảm cũng là chìa khóa quan trọng để xây dựng mộ não bộ khỏe mạnh. Đủ đầy yêu thương và những mối quan hệ tích cực, trẻ sẽ không bao giờ phải đối mặt với chứng stress thời “hại điện”. Đó có thể là trải nghiệm căng thẳng của trẻ với hôn nhân của ba mẹ, sự lạm dụng, bỏ bê, bạo lực hoặc ba mẹ mắc bệnh tâm thần,…

[inline_article id = 67477]

2/ Điều kiện cần để kích thích trí não trẻ phát triển

-Trách nhiệm, sự nuôi dưỡng và những trải nghiệm tích cực: Trải nghiệm hẳng ngày giúp hình thành nền móng cho trí não trẻ, qua những thói quen hằng ngày và những người bé có cơ hội tiếp xúc. Trẻ cần được sống và vui chơi trong môi trường lành mạnh với nhiều cơ hội học hỏi và phát triển. Mẹ nên tinh ý nhận ra khi nào bé mỏi mệt, đói hoặc căng thẳng, hay cần một cái ôm thắm thiết từ mẹ. Sự quan tâm này giúp trẻ luôn cảm thấy an toàn, tin cậy rằng khi ốm đau, buồn bã, sẽ có ba mẹ ở bên.

-Hoạt động vui chơi: Nói chuyện, đọc sách và hát cho trẻ nghe là những hoạt động vui vẻ và dễ dàng mẹ có thể giúp con phát triển trí não. Những trò chơi đơn giản với bé sơ sinh, như ú òa chẳng hạn, không bao giờ là thừa thãi.

-Thực phẩm lành mạnh: Nếu cho con bú, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé trong 6 tháng đầu tiên. Khoảng thời gian bé bú mẹ cũng là lúc não bộ đang hình thành qua giao tiếp ánh mắt, nụ cười và sự tiếp xúc thân mật giữa mẹ và con. Khi bé bắt đầu tập ăn, mẹ nên đảm bảo cung cấp các loại thực phẩm giàu chất sắt, omega-3, nhiều vitamin và khoáng chất như trái cây, rau củ.

-Tương tác tình cảm: Thực tế là trẻ không cần đồ chơi đắt tiền. Sự yêu thương từ người thân chính là món đồ chơi vô giá. Nhiều đồ chơi được quảng bá là tốt trong việc “giáo dục” trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào khẳng định điều này hiệu quả đến đâu hay thế nào. Nên hạn chế cho trẻ xem tivi, tiếp xúc với thiết bị công nghệ hiện đại từ sớm. Thay vào đó, nên giúp trẻ chủ động tương tác với mọi người xung quanh và khám phá thế giới từ đó. Bất cứ màn hình tivi, điện thoại hay máy tính, cũng nên được khuyến cáo với trẻ dưới 2 tuổi.

3/ Ba mẹ có thể làm gì để kích thích trí não trẻ?

-Đáp ứng nhu cầu của bé: Điều này đặc biệt quan trọng khi bé bị bệnh, đói, buồn bã. Tuy nhiên, đôi khi ba mẹ lại không mấy để ý đến cách bày tỏ cảm xúc chưa rõ ràng của bé. Khi bé bập bẹ, phát ra âm thanh khó hiểu hoặc chỉ mỉm cười thôi, trong đó luôn ẩn chứa thông điệp nào đó. Khi ba mẹ đáp ứng lại nhu cầu này, trí não trẻ sẽ có cơ hội phát triển thêm.

-Một gia đình đủ đầy yêu thương: Tạo dựng thói quen hằng ngày cho cả gia đình bé có thể tin cậy và cảm thấy an toàn. Ba mẹ nên bình tĩnh trong mọi tình huống.

-Giúp bé khám phá môi trường xung quanh: Vui chơi là cách tốt nhất để trẻ học hỏi, và ba mẹ chính là những người bạn chơi đầu đời của con. Cùng con khám phá thế giới xung quanh với những trò chơi đơn giản. Đừng quên trò chuyện với bé về những gì đang xảy ra hằng ngày, chỉ cho bé để bé cảm nhận và phát triển các giác quan.

-Chăm sóc cho sức khỏe của bé: Tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho bé, nên tìm hiểu các thông tin hoặc tư vấn bác sĩ nhi để nắm rõ từng cột mốc phát triển của bé.

Phát triển kỹ năng xã hội cho bé: Đừng giữ bé khư khư trong nhà, nên năng cho con ra ngoài để tiếp xúc với trẻ em và người lớn khác.

-Chất lượng “cô trông trẻ”: Khi công việc buộc bạn không thể chăm trẻ 24/24, chọn người hoặc nơi giữ trẻ chất lượng và tin tưởng. Chỉ như vậy, bé mới có cơ hội học hỏi và phát triển đúng cách.

-Yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết: Bất cứ khi nào cảm thấy stress, áp lực hay quá tải trong chuyện chăm sóc em bé, đừng ngại chia sẻ để được giúp đỡ và hỗ trợ. Anh xã, người thân hoặc bác sĩ, các chuyên gia tư vấn.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

3 bí kíp dạy con kỷ luật từ nhỏ

Những bậc cha mẹ trẻ, đặc biệt là lần đầu tiên có con luôn tự hỏi khi nào nên bắt đầu hành trình rèn luyện kỷ luật, phải trái đúng sai.

bi kip day con ky luat tu nho
Hướng dẫn con biết đâu là đúng sai

1/ Càng sớm càng tốt

Với đa số các bé, từ “không” có sức ảnh hưởng rất lớn. Nó là dấu hiệu đầu tiên nhắc nhở bé về tính kỷ luật.

Sẽ là vô ích nếu bạn áp dụng quá nhiều quy tắc phức tạp khi bé còn nhỏ. Thay vào đó, khi con làm sai như lúc bé  bạn chỉ cần nói “không” và hướng sự chú ý của bé đến thứ thú vị và vô hại khác.

Điều này mang lại tác động nhẹ nhàng nhưng sâu sắc đến sự khám phá của bé. Đừng nên la mắng hay quát nạt con. Nó sẽ không có hiệu quả đối với con trẻ còn chưa biết nói. Cách tốt nhất là nhẹ nhàng thay đổi hành vi của bé và biến nó thành trải nghiệm vui vẻ.
Luôn giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng dạy dỗ bé.

2/ Vừa mềm mỏng vừa cứng rắn

Khi đặt ra các giới hạn và quy tắc cho bé, tốt nhất bạn nên nhất quán khi giải thích cho bé. Dần dần bé sẽ hiểu được thế nào là sai, thế nào là đúng. Nếu bạn không chỉ cho bé biết điều đúng hoặc sai thì sẽ không thể dạy dỗ nếu sau này bé dần trở nên ngỗ ngược và cách dạy con cũng sẽ trở thành vòng tròn luẩn quẩn.

[inline_article id=60216]

Gia đình và bạn bè có thể sẽ khuyên bạn lúc nào nên giáo dục cho con nhưng quyết định luôn là ở bạn. Nên nhớ rằng, không bao giờ là quá sớm để nhẹ nhàng rèn luyện con vì bé có thể sẽ nhận thức và học được những điều đúng.

Chẳng hạn như khi bé tập bò hoặc đi thì sẽ luôn tò mò muốn chạm vào bình hoa hoặc khám phá ban công. Thay vì la mắng con khi bé làm điều đó thì bạn nên đặt bình hoa ở chỗ bé không với tới được và khóa lối ra ban công. Như vậy là bạn đang nhẹ nhàng chỉ cho bé biết những chỗ không được đến và những gì không được chạm vào.

3/ Kiểm soát cơn giận của bé

Khi bé ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi (và trở lên) hầu hết các bé đều đã biết nổi giận. Hẳn các bậc cha mẹ sẽ khó xử khi phải đối mặt với thái độ này đặc biệt là ở nơi công cộng.
Để tránh làm bé giận dỗi, bạn có thể thử các mẹo sau đây:

Nhắc lại lời bé và sau đó chuyển hướng cuộc trò chuyện: Đã đến giờ đi ngủ nhưng con đòi đi công viên chơi. Bạn không cần phải nói : ”Giờ không phải lúc”, lặp lại lời của bé và chuyển hướng sự chú ý của bé sang chuyện khác.

Ví dụ, bạn có thể nói : “Con muốn đi chơi công viên hả ? Con có nhớ cậu bé con chơi cùng lúc chiều không ?” Với cách này, bạn vẫn đang đề cập tới công viên nhưng theo chiều hướng khác và tránh được cơn giận dỗi của bé.

[inline_article id=19733]

Mang theo đồ chơi: khi bé cáu gắt lúc đang tắm thì hãy gợi ý bé mang theo đồ chơi bồn tắm. Viêc này giúp bé vui vẻ hơn và tránh làm bé nổi giận.

– Vạch ra các quy định cho bé: Thỉnh thoảng bạn cần phải chỉ ra các quy tắc rõ ràng như : Không mang truyện và bồn tắm, không mang giày lên giường và không được nghịch nữ trang của mẹ…

– Phân tán sự chú ý của bé: nếu con bắt đầu nhõng nhẽo khi phải rời khỏi sân chơi, hãy tìm thứ khác có thể thu hút sự chú ý của bé. Khi gần đến giờ về và bạn thấy ai đó đang dắt chó đi dạo thì hãy nói với bé rằng : “Hai mẹ con mình sang chào cún con bên kia nhé”. Lúc này bạn có thể rời khỏi sân chơi một cách dễ dàng.

>>> Xem thêm thảo luận có cùng chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 món đồ chơi đầu tiên nhất định bé phải có

Do choi cho be so sinh
Mẹ ơi, bé nào cũng mê đồ chơi!

Đồ chơi cho trẻ sơ sinh rất đa dạng, nhiều mẫu mã, màu sắc, chức năng và dễ khiến mẹ cảm thấy phân vân không biết chọn loại nào tốt nhất cho bé? Mẹ đừng chọn vì sở thích của mình mà nên chọn theo độ tuổi phát triển của bé. Để khuyến khích bé tự mày mò, tìm kiếm, sờ và chạm bằng các giác quan của mình, mẹ nên mua loại đồ chơi có màu sáng, nhiều hình dạng khác nhau, đặc biệt nên nhẹ, mềm và dễ dàng cầm nắm.

Dưới đây là một vài gợi ý cho mẹ:

  • Móc khóa đồ chơi nhiều màu sắc
Do choi cho tre so sinh
Móc khóa đồ chơi cho trẻ sơ sinh bằng nhựa
  • Trống lắc, xúc xắc
Do choi cho tre so sinh
Trống lắc, một món đồ chơi cho trẻ sơ sinh an toàn và nhiều màu sắc.
  • Thảm nằm chơi có treo nhiều đồ trang trí
Do choi cho tre so sinh
Thảm nằm chơi
  • Đồ gặm nướu
Do choi cho tre so sinh
Gặm nướu hình thú
  • Thú rối, con rối
Do choi cho tre so sinh
Thú rối
  • Sách bằng vải, đặc biệt loại có thể tạo âm thanh
Do choi cho tre so sinh
Sách vải dành cho bé
  • Đồ chơi chút chít
Do choi cho tre so sinh
Con vật chút chít ngộ nghĩnh
  • Búp bê vải

Do choi cho tre so sinh

  • Thú nhồi bông
Do choi cho tre so sinh 9
Thú nhồi bông
  • Gương nhỏ bọc vải ngoài
Do choi cho tre so sinh
Gương bọc khung màu sắc

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tăng khả năng tập trung cho bé sơ sinh

Choi u oa voi be
Trò chơi ú òa chưa bao giờ ngừng làm bé thích thú

1/ Chơi ú òa

Với bé, đây là trò chơi không bao giờ cũ. Bé luôn thích những điều bất ngờ và ngạc nhiên. Mẹ có thể giấu khuôn mặt mình sau bàn tay, cuốn sách, chăn, gối,… Bất cứ thứ gì cũng được, và đừng quên thay đổi vị trí lúc xuất hiện để tăng sự thích thú cho bé.

2/ Hát và nhảy

Mẹ có thể vừa hát vừa nhảy hoặc làm một trong hai, sao cũng được, vì bé rất thích những âm thanh và hành động ngộ nghĩnh. Ở độ tuổi sơ sinh, đương nhiên bé không thể hiểu mẹ hát gì, nhưng mẹ cũng nên chọn những bài thiếu nhi vui vẻ. Đừng quên nhấc bé lên là đu đưa theo điệu nhảy của mẹ nhé!

[inline_article id = 215]

3/ Tạo âm thanh ngộ nghĩnh

Tiếng chim hót, gà gáy, chó sủa, mèo kêu, còi xe…, tất cả những âm thanh ngộ nghĩnh phát ra từ mẹ sẽ làm bé thích thú đấy. Ngoài ra, mẹ có thể chơi trò hôn bụng bé và phát ra âm thanh làm bé vừa nhột vừa bất ngờ. Miễn là để bé cùng mẹ tham gia và trò chơi, bé sẽ cảm thấy rất thú vị.

4/ Làm mặt xấu

Lè lưỡi, nhe răng, nhăn trán, trợn mắt,… mẹ đừng ngại làm mặt xấu trước mặt con. Bé sẽ tập trung vào sự thay đổi nét mặt mẹ và có thể sẽ bật cười khanh khách đấy.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy con từ thuở còn thơ

“Dạy con từ thuở còn thơ” là câu mà ông bà xưa thường hay nói. Nhưng dạy như thế nào nhỉ? Khi mà các bé nhiều khi còn chẳng hiểu được bạn đang nói điều gì nữa…

Trẻ sơ sinh: Chú ý tới những phản ứng của bé

Bạn có để ý thấy là những nhóc mới sinh thường khóc nhiều hơn bình thường không? Chính là để thu hút sự chú ý của ba mẹ đấy. Vậy nên nếu như bé khóc mà bạn không tìm thấy được nguyên nhân nào như đói, khát, lạnh… ảnh hưởng đến bé thì cũng đừng bực mình. Hãy dành cho con một ánh nhìn và một nụ cười nhé!

Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Tập cho con theo một thời gian biểu nhất định

Bạn nên lập một thời gian biểu dành riêng cho bé trong giai đoạn này: thời gian ngủ, thời gian chơi, thời gian tắm…Mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn thực hiện theo một lịch trình nhất định. Và điều này cũng giúp bé có một thói quen cụ thể ngay khi còn nhỏ.

day con 2
Nên tập cho con theo một thời gian biểu ngay từ nhỏ

Từ 6- 24 tháng: Thay đổi hướng chú ý của bé

Ở giai đoạn này bé đã có thể cầm nắm hoặc cho vào miệng những thứ bé nhặt đường trên đường đi của mình. Bé sẽ cảm thấy tò mò và muốn khám phá những thứ xung quanh mình. Nếu như thấy bé đụng vào những vật nguy hiểm hoặc không được phép, bạn hãy kêu tên con, thè lưỡi, trợn mắt hay làm những hành động thu hút sự chú ý của bé thay vì la mắng con nhé. Đây là cách thích hợp mỗi khi bạn không muốn bé làm gì mà không cần phải la mắng hay chỉ trích bé.

[inline_article id=43592]

Từ 1 đến 3 tuổi: Thường xuyên giải thích cho bé

Bé đã bắt đầu biết phân biệt những điều đúng và không đúng. Thay vì không cho bé làm điều này, điều kia, bạn nên nói cho bé biết bé nên làm cái gì. Nên giải thích cho con vì sao nên làm như vậy chứ không nên chỉ ép con làm theo ý của bạn.

Như khi bé dùng bút màu vẽ lên tường, thay vì la mắng con ngay lúc đó, bạn có thể khen bé vẽ đẹp. Nhưng bé không nên dùng bút vẽ lên tường vì sẽ làm bẩn tường. Bạn cũng có thể khuyến khích bé vẽ những “tác phẩm” của mình trên giấy.

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tuyệt chiêu trị “bệnh nhõng nhẽo”

Để bé không quá lạm dụng việc mè nheo, bạn có thể tham khảo một vài gợi ý bên dưới.

Nhắc nhở mỗi khi bé nhõng nhẽo 
Người lớn thường tự cho rằng các bé tự biết giọng điệu nhõng nhẽo của mình nghe kinh khủng ra sao, nhưng sự thật có thể không phải vậy. Nếu bạn cảm thấy rằng bé đang nhõng nhẽo, bạn nên nói cho bé và yêu cầu bé sử dụng giọng bình thường của bé thay vì la hét.

Bạn có thể thử diễn cho bé nghe trong trường hợp bé không thấy được sự khác biệt trong giọng nói của mình. Một số chuyên gia đề nghị rằng bạn nên ghi âm bé, cả khi bé đang nhõng nhẽo và khi bé đang nói chuyện bình thường. Khi cả bạn và bé đang trong tâm trạng tốt, mở băng cho bé nghe và cùng trao đổi về nó. Hãy giải thích cho bé hiểu rằng nếu bé nhõng nhẽo sẽ khiến người khác bực mình và không muốn nghe thêm những gì bé nói.

>>> Xem thêm: Những sai lầm cần tránh trong cách nuôi dạy con

Dạy con cách đưa ra yêu cầu đúng lúc
Nhõng nhẽo là cứu cánh cuối cùng khi bé đã cố gắng và thất bại trong việc thu hút sự chú ý của bố mẹ. Đó là lý do tại sao bạn thường nghe bé nhõng nhẽo khi bạn đang mải nói chuyện với một ai đo, khi bạn đang chăm chú theo dõi một chương trình TV, đọc sách và lờ bé đi. Nói tóm lại, bất cứ khi nào bạn tập trung vào một việc gì khác và bé cần sự giúp đỡ của bạn thì đó là thời điểm thích hợp cho bé nhõng nhẽo.

Bất cứ khi nào bé yêu cầu một việc gì đó theo cách dễ chịu, hãy cố gắng đáp ứng yêu cầu của bé ngay khi bạn có thể. Ngược lại, nếu bé đòi hỏi khi bạn đang bận giải quyết một công việc nào đó, bạn nên bảo bé chờ đợi và kiên nhẫn. Nếu bé muốn chen ngang quãng thời gian này, tất nhiên, bạn vẫn có thể đáp ứng trước những lời hỏi xin lịch sự, đáng yêu.

Nếu bạn đang dở tay làm việc gì thì bạn nên dành ra vài giây để ghi nhận nhu cầu của bé và cho bé khoảng thời gian ước lượng mà bạn có thể đáp ứng yêu cầu của bé và đảm bảo thời gian bạn hứa với bé là thời gian thực.

>> Xem thêm: Dạy con ngoan: Tôn trọng lời hứa

Cho bé thấy cách tốt hơn để chỉ đích danh vấn đề
Đôi khi bé nhõng nhẽo vì bé không thể bộc lộ cảm xúc, vì thế hãy giúp bé thể hiện bản thân khi bạn có thể. Ví dụ, bạn có thể nói với bé, “mẹ có thể thấy bây giờ con đang buồn. Đó có phải là vì bây giờ mẹ không thể dắt con đi bơi không?” Điều này sẽ giúp bé trao đổi cởi mở với bạn.

Bé mẫu giáo đã đủ lớn để hiểu bạn cảm thấy như thế nào khi bé nhõng nhẽo, tuy nhiên thời điểm tốt nhất để nói chuyện với bé không phải là lúc giọng bé đang thét cao lên. Khi cả bạn và bé đều bình tĩnh, hãy bảo bé, ” mẹ không thích cách con đòi ăn kem như chiều nay. Nếu con thật sự muốn một cái gì, con sẽ có cơ hội tốt hơn để đạt những gì con muốn nếu con hỏi xin mẹ bằng giọng tử tế.”

be nhong nheo 1
Bạn không nên nhượng bộ mỗi khi con nhõng nhẽo

Bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để đọc sách, chơi game hoặc chỉ đơn giản là vui vẻ cùng bé. Khi bé nhận thấy có nhiều cách khác để nói nhu cầu của bé một cách có hiệu quả và việc nhõng nhẽo không đem lại kết quả gì, tiếng nhõng nhẽo sẽ mất dần.

Ngăn chặn sự cáu kỉnh
Bạn có thể không chú ý, nhưng bé thường cáu kỉnh, lớn giọng khi đang đói, mệt. Thay vì dắt một đứa trẻ đang đói bụng đi mua sắm trước bữa tối và mong bé sẽ ăn tạm ít bánh quy, bạn nên cho bé ăn trước khi đi hoặc mang theo cho bé những món ăn nhẹ bổ dưỡng mà bé có thể ăn trên đường đi hoặc trong cửa hàng. Bằng cách này, mọi việc sẽ dễ dàng hơn cho cả bạn và bé.

Trả lời một cách kiên định
Cho dù yêu cầu của bé có hợp lý hay không, điều quan trọng là cho bé biết rằng cách bé hỏi xin không có hiệu quả. Hãy nói, “mẹ không thể hiểu ý con khi con nói chuyện kiểu đó. Làm ơn hãy sử dụng giọng bình thường của con và mẹ sẽ vui vẻ lắng nghe những gì con nói”. Hãy giữ giọng nói và cử chỉ khuôn mặt một cách trung lập. Việc bạn nóng giận chỉ càng “đổ dầu vào lửa” mà thôi. Điều quan trọng nhất là giữa lời nói và việc làm phải thống nhất nhau và không nên nhượng bộ hành vi không đúng của bé.

Đôi khi, áp dụng chiến thuật tảng lờ
Điều cuối cùng bạn muốn bé mẫu giáo học được là nhõng nhẽo nơi công cộng không phải là cách tốt để đạt được những gì bé muốn, vì thế hãy bám sát những nguyên tắc do bạn đặt ra. Cho dù bạn ở đâu, bạn đang ngồi với ai và cho dù bé sử dụng giọng điệu nào, bạn cũng nên giữ bình tĩnh. Không nên tức giận hoặc nhượng bộ bé. Vì chỉ cần nhượng bộ một lần, bạn sẽ nghe bé nhõng nhẽo thêm nhiều lần về sau nữa đấy!

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bé 4 tuổi 7 tháng: Dạy bé học toán

Đừng cố gắng thuyết phục trẻ đếm quá nhiều từ 10 đến 20 vào lúc này. Hầu hết bé 4 tuổi vẫn chưa hình dung được các số lớn hơn thì tương ứng với số lượng thực tế như thế nào. Trẻ thường có thể đếm bốn hoặc mười đồ vật một cách chính xác. Ở tuổi này, việc một đứa trẻ có thể đọc một mạch các con số theo thứ tự từ 20 trở đi thường là nhờ trí nhớ vượt trội của bé.

Nếu bạn đã dạy con làm quen với môn toán ở tuổi lên 3 thì đến thời điểm này mọi việc sẽ là bước kế tiếp. Nếu chưa, bạn sẽ phải bắt đầu lại từ những bước cơ bản.

Điều quan trọng bây giờ là thực hành với những con số nhỏ mà trẻ có thể ghi nhớ được. “Con thích có bốn hay sáu cái bánh quy?”. Thước đo chiều dài là một dụng cụ trực quan để giúp trẻ thấy mười lớn hơn bốn như thế nào. Cho bé luyện tập việc ước lượng thật nhiều. Đo và đếm những phép tính bình thường trong bữa ăn hoặc khi chơi.

tre 4 tuoi 1
Dạy bé sự khác nhau giữa số 4 và số 10.

Cuộc sống của bạn lúc này

Bạn thường nghe gì trong xe hơi? Một số gia đình bắt đầu cho trẻ nghe nhạc ngay từ lúc nhỏ và không bỏ những bài hát đó. Nhưng cuộc sống thì quá ngắn ngủi để dành thời gian lái xe và nghe những bài hát mà bạn không thể nghe thêm được nữa.

Một số cha mẹ chỉ đơn giản là nghe những gì họ thích. Nhưng không phải tất cả bài hát và chương trình ca nhạc đều phù hợp với những đứa trẻ. Một cách hay là chọn nhạc một cách đa dạng, từ cổ điển đến hiện đại thậm chí là nhạc jazz để mở rộng khẩu vị âm nhạc của con bạn.

MarryBaby