Nuôi dạy con chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Ngược lại, nó đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và cách vận dụng thông minh từ các bậc phụ huynh. Với chuyên mục này, các thông tin được xây dựng nhằm trở thành một bách khoa toàn thư cung cấp kiến thức cần thiết cho quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái. Tất cả nhằm giúp cha mẹ hiểu rõ về nét tính cách, tư duy, suy nghĩ của con và từ đó áp dụng cho con phương pháp giáo dục, nuôi nấng phù hợp.
Tùy theo cách tiếp thu của mỗi bé mà bạn có thể sáng tạo ra những trò chơi khác nhau để việc học toán trở nên đầy hào hứng.
Với các bé dễ tiếp thu bằng hình ảnh
Chơi tìm số: Khi bạn lái xe vòng quanh thành phố, khuyến khích bé tìm những con số có trên đường, các bảng hiệu cửa hàng, các biển báo và đọc to các con số được tìm thấy. Ở độ tuổi này, khả năng nhận biết các số từ 0 đến 20 là một kỹ năng quan trọng đối với bé.
Vẽ theo thứ tự: Mẹ có thể mua cho bé những cuốn sách vẽ tranh bằng cách nối các điểm theo số thứ tự. Ở các trang báo thiếu nhi cũng thường in loại tranh vẽ này.
Gọi điên thoại: Viết số điện thoại của bạn bè hoặc họ hàng ra giấy và để bé bấm số. Cách này sẽ giúp bé luyện tập cách đọc số từ trái sang phải.
Đoán cân nặng: “Thách” bé đoán trọng lượng của con mèo, cuốn từ điển, ly nước. Sau đó chỉ bé cách dùng cân để xác định cân nặng thật sự. Để bé đoán cân nặng của bé và những thành viên khác trong gia đình. Có thể những suy đoán của bé không chính xác nhưng điều bạn đang dạy bé ở đây là khái niệm trọng lượng và cách ước luợng.
Chơi trò tạo hình: Ví dụ, bạn cho bé những trái nho tím và xanh và để bé xếp thành những nhóm màu khác nhau: tím – xanh, xanh- xanh… Tìm những hình tự nhiên như: những vòng tròn trên thân sâu bướm, những thứ có đôi có cặp như mắt, tai, tay. Trò chơi phát triển kỹ năng này giúp bé giải quyết vấn đề và khả năng suy nghĩ trừu tượng của bé.
Tập đếm và phân loại các vật dụng trong nhà: Để chung đũa, thìa ra khay, cho bé phân loại từng thứ và đếm xem mỗi loại có bao nhiêu cái. Thực hiện tương tự với vớ (cho bé phân loại theo màu sắc và kích cỡ), thú nhồi bông (chia nhóm thú to và thú nhỏ; gom gấu bông lại chung một nhóm). Để bé giúp bạn gấp và phân loại quần áo. Có bao nhiêu quần lửng? Bao nhiêu áo sơ mi? Để bé chia thành từng nhóm giúp mẹ nhé.
Tìm hình dạng quanh nhà: Tìm hình vuông, hình tam giác, hình tròn, ngôi sao hoặc bất kỳ hình nào khác. Để bé vẽ và cắt những hình dạng khác nhau trên giấy.
Chơi xếp hình: Trò chơi xếp hình sẽ giới thiệu cho bé các dạng hình học cơ bản, giúp bé nhận biết sự tương quan giữa kích thước và không gian.
Làm sách đếm: Trò này giúp bé phát triển kỹ năng đọc và làm toán: cho bé xem một quyển catalog hoặc tạp chí cũ, sau đó cắt ra những thứ bắt đầu với ký tự “A” và dán chúng lên giấy. Khi hoàn tất, cùng bé đếm tất cả những hình có trên mỗi trang.
Chơi xúc xắc: Đổ 2 lần xúc xắc. Hỏi bé lần đổ nào được nhiều điểm hơn, bé sẽ sớm nhận ra những dấu chấm tượng trưng cho số điểm: 5 chấm tương ứng với 5 điểm.
Những bài hát tập đếm: “Một với một là hai, hai thêm hai là bốn…” Những bài hát như thế này giới thiệu cho bé phép tính cộng cơ bản.
Cùng tạo công thức với bé: Đưa cho bé những chiếc cốc và chén để bé đong đo nguyên liệu trong khi bạn đọc to hướng dẫn. Đó là một cách dễ dàng để giới thiệu cho bé những khái niệm như thể tích, trọng lượng và thậm chí là phân số.
Để bắt đầu, mẹ hoặc bé xoay quả địa cầu. Mỗi lần vòng xoay dừng lại, mẹ và bé lại cùng nhau chọn một vùng đất để cùng khám phá. Chẳng hạn, tay bạn đang dừng lại ở đất nước Trung Quốc, những câu chuyện huyền thoại và lịch sử, nói về một số món ăn hay một bộ phim, xem một chương trình truyền hình về văn hóa Trung Hoa sẽ đưa bé đến gần xứ sở này hơn.
Mở rộng cuộc hành trình
Song song với việc dùng quả địa cầu, bạn cũng có thể nhờ bạn bè ở khắp nơi trên thế giới gửi về những tấm bưu thiếp có mô tả các địa điểm và những việc họ đã trải nghiệm. Kết hợp những bưu thiếp đó với mỗi lần xoay quả địa cầu cùng con.
Bên cạnh đó, một số trang web kết bạn trực tuyến, các mạng xã hội cũng rất có ích nếu con bạn đã lớn. Tất nhiên, việc kết bạn này nên được theo dõi cẩn thận. (Nếu bạn cần thêm các bí quyết để con lên mạng an toàn, tham khảo Tại đây)
Nếu có thể, bạn hãy tiếp tục mở rộng hành trình khám phá văn hóa bằng cách đưa con đến một cộng đồng dân cư có nhiều người nước ngoài hoặc có các nhóm dân tộc khác sinh sống để cảm nhận nền văn hóa truyền thống của họ, từ trang phục, những vật trang trí nhà cửa, cửa hàng, ăn uống ở đó, nghe những cuộc nói chuyện bằng ngôn ngữ khác và chỉ ra sự khác biệt trong kiến trúc và lối trang trí những ngôi nhà. Chẳng hạn, cuộc dạo chơi ở bản Đôn sẽ giúp bé hiểu một phần văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.
Trải nghiệm các hoạt động cộng đồng
Thử kiểm tra lịch sự kiện, lễ hội hay buổi diễu hành của các nhóm cư dân mà bạn và bé đang khám phá. Thử cùng bé tìm hiểu ý nghĩa, nguồn gốc và các nét đặc trưng của các sự kiện đó. Chắc chắn ngày hội Chol Chnam Thmey (lễ mừng năm mới cổ truyền của người Khmer) sẽ rất khác với ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Mỗi sự kiện, mỗi ngày lễ, tết sẽ cho bé cơ hội tiếp xúc với rất nhiều điều mới lạ mà bạn có thể phải mất rất nhiều thời gian để truyền đạt nếu chỉ dùng lý thuyết.
Một cách sáng tạo khác để dạy con về thế giới đó đây: Chọn ra một nền văn hóa nào đó và truyền cảm hứng cho bé trong bộ trang phục hóa trang nhân dịp Halloween, ví dụ như bộ y phục samurai Nhật Bản hay trang phục Lederhosen của Đức. Trong những năm gần đây, ngày Halloween đã trở nên phổ biến hơn ở các thành phố lớn, bạn có thể dễ dàng tìm được các cửa hàng bán đạo cụ và trang phục cho ngày này.
Tìm về cội nguồn
Đừng chỉ mải phiêu du ở các xứ sở xa xôi. Bạn có thể truyền cảm hứng cho con về ngay chính quê hương mình. Những câu chuyện lịch sử, những di tích, những dẫn chứng sống về nên văn hóa ở khắp nơi xung quanh bạn. Nhờ có mối liên hệ với nền văn hóa này, trẻ sẽ dễ cảm nhận được ý nghĩa và thu được những trải nghiệm sâu sắc.
Trò chơi tư duy như cờ vua, cờ tướng, các ô chữ, trò chơi giải mật thư, các câu đố đều giúp rèn luyện bộ não. Một trò chơi thú vị mà bé nên được thử sức là sudoku. Việc thử sức với những con số trong trò chơi này sẽ giúp phát triển lối tư duy có chiến lược, giải quyết vấn đề và ra quyết định. Để trẻ dễ tiếp cận với những trò chơi này, bạn nên để chúng ở những nơi dễ thấy trong nhà và thường xuyên dành thời gian để chơi cùng con.
Cho con học nhạc
Đôi khi cảm giác nghe con chơi kèn hay trống chẳng hề dễ chịu, nhưng những bài học âm nhạc là một trong những cách phát triển trí tuệ vui nhộn nhất. Theo một nghiên cứu của đại học Toronto với các bài học âm nhạc được biên soạn để cải thiện khả năng học tập và IQ, những học sinh được tiếp xúc càng nhiều thì hiệu quả thu được càng cao. Nghiên cứu này khám phá ra rằng, học nhạc từ nhỏ là một chỉ báo rõ ràng cho những thành tích tốt ở trường trung học và chỉ số IQ cao khi trưởng thành.
Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là một loại thực phẩm thuần khiết cho trí não của trẻ. Sữa mẹ giúp chống lại nhiễm trùng và nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu người Đan Mạch đã phát hiện ra rằng, nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn. Chỉ bằng việc cho con bú sữa mẹ, bạn đã cung cấp cho bé một nền tảng vững chãi cho sự phát triển dài hạn.
Sai lầm của nhiều bà mẹ là chỉ đầu tư cho những hoạt động liên quan trực tiếp đến trí óc và bỏ qua vận động thể chất. Việc tham gia vào những trò chơi, các môn thể thao có tổ chức như bóng đá, bóng rổ sẽ giúp bé xây đắp lòng tự tin, kỹ năng làm việc theo nhóm và cả kỹ năng lãnh đạo. Vì vậy, thay vì để con “dính chặt” lấy màn hình TV, bạn nên khuyến khích bé chạy nhảy, chơi đuổi bắt với các bạn hàng xóm hay tham gia vào đội thể thao của trường.
Chơi game
Đừng vội dành cho các trò chơi điện tử một ánh nhìn thiếu thiện cảm. Một số trò chơi được thiết kế riêng cho trẻ nhỏ sẽ giúp phát triển kỹ năng vận động thô và rèn luyện trí nhớ.
Nói không với đồ ăn vặt
Loại bỏ đường, chất béo chuyển hóa và những đồ ăn vặt không cần thiết như snack, khoai tây chiên đóng hộp khỏi chế độ dinh dưỡng của bé và thay chúng bằng những món ăn giàu dinh dưỡng hơn. Đó có thể là trái cây, các loại đậu hoặc sữa tươi. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn khiến con bạn dễ bị nhiễm khuẩn và bị bệnh. Điều này sẽ cản trở bé trong quá trình học tập.
Khuyến khích sự tò mò
Đó là một đức tính không thể thiếu được của tuổi nhỏ. Không có óc tò mò, bé sẽ không chủ động học hỏi những điều mình chưa biết, không tìm kiếm những giải pháp mới cho những vấn đề đã gặp. Mẹ nên hỗ trợ cho con bằng cách khuyến khích các sở thích, đặt câu hỏi cho con, cho con tham gia các hoạt động ngoài giờ.
Thói quen đọc sách
Không đòi hỏi công nghệ hay trang bị quá rườm rà, việc đọc sách được xem là một liều thuốc tinh thần cực kỳ tốt cho trẻ. Mẹ nên đọc sách cho con nghe từ khi còn rất nhỏ. Tiếp đến, làm ngôi nhà của bạn thêm phong phú với nhiều quyển sách. Và tại sao không đăng ký thêm cho bé một thẻ đọc sách ở thư viện nhỉ?
Giúp con tự tin
Đặc biệt là ở lứa tuổi thiếu niên, khi con bạn đang trải qua rất nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý khiến bé dễ cảm thấy bi quan, tự ti. Ba mẹ có thể giúp các con mình vượt qua điều này bằng sự ủng hộ và những chia sẻ mang tính lạc quan. Tham gia các môn thể thao hay hoạt động đội nhóm cũng sẽ giúp ích cho bé trong việc phát triển lòng tự tin.
Đừng quên bữa sáng
Bữa sáng giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung và khả năng học hỏi. Ngay từ đầu ngày mới mà thiếu đi nguồn năng lượng, bé sẽ dễ mệt mỏi, nổi cáu và phản xạ kém hơn những trẻ em khác. Bữa sáng không nhất thiết phải là một tô phở đầy, một đĩa cơm chiên mà thậm chí một ly sữa, một gói lương khô cũng đủ để bé tỉnh táo và sẵn sàng tốt hơn cho một ngày học tập ở trường.
Lúc bé cảm thấy vui vẻ nhất, tươi tỉnh nhất chính là thời điểm tốt nhất để mẹ cho bé ăn lần đầu tiên. Vì vậy, mẹ có thể thử cho con ăn vào buổi sáng hoặc ngay khi bé có một giấc ngủ ngắn. Nên cho con ăn lúc bé không quá đói và không có ai “lảng vảng” xung quanh làm bé mất tập trung. Tắt TV và các thiết bị có thể làm phân tán sự chú ý của bé, mẹ nhé!
Không có một thực đơn cố định nào cho lần ăn này cả. Chuối và bơ có vẻ khá thích hợp để bắt đầu nhưng mẹ cũng có thể cân nhắc đến các loại rau hoặc thậm chí là thịt. Mẹ không nên bắt bé ăn quá nhiều trong lần đầu tiên này, ngay khi bé lắc đầu hoặc có dấu hiệu lơ là có nghĩa là bé đã ăn đủ rồi đấy.
Sự đa dạng của thực phẩm
Ngay khi bé bắt đầu quen thuộc với thức ăn, mẹ nên bắt đầu “quảng cáo” với bé những thực phẩm mới ngay lập tức. Một vài chuyên gia khuyên rằng nên cho bé ăn những loại thực phẩm tương tự nhau trong vài ngày để tìm ra những phản ứng xấu của bé với loại thực phẩm đó rồi mới bắt đầu với những thứ khác. Nhưng cũng có người cho rằng, mẹ nên cho bé ăn thực phẩm mới mỗi ngày để làm phong phú thêm khẩu vị của bé. Làm thế nào đây mẹ nhỉ? Đơn giản là nên dùng mhững “món ruột” của bé để “quảng cáo”cho những món mới này. Chẳng hạn nếu bé thích chuối, mẹ có thể thử trộn chuối với đu đủ cho bé ăn. Mẹ nên học hỏi vài cách “trộn” những loại thực phẩm với nhau để làm bữa ăn của bé thêm phong phú và đủ chất dinh dưỡng.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ 4 bà mẹ thì có 1 người từ bỏ một món ăn ngay khi bé tỏ ra không thích và không chịu ăn món đó trong khoảng 5 lần hoặc thậm chí ít hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phải tới 15 lần thử, bé mới “tạm” chấp nhận một món ăn mới lạ. Vậy nên, nếu mẹ có gặp trở ngại khi cho bé ăn thử món nào mới, cách tốt nhất là không ngừng thử lại và đừng bỏ cuộc. Nếu hôm nay bé không thích ăn cà rốt, mẹ có thể thử cho bé vào vài ngày sau đó và lặp lại vài lần. Mẹ cũng có thể thử thay đổi cách chế biến của mình như luộc, hấp, hầm, chiên… để làm món ăn “hấp dẫn” bé hơn.
Mẹ có thể tham khảo thêm ứng dụng: Dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi để biết nên cho con ăn gì tùy theo độ tuổi của bé nhé!
Thêm gia vị
Không có một nghiên cứu nào bắt bé phải có một chế độ ăn “tẻ nhạt” cả. Thêm gia vị để làm món ăn phong phú và hấp dẫn hơn cho bé. Mẹ có thể bắt đầu với những loại rau có mùi nhẹ nhàng như thử kết hợp quế với táo, rau mùi xay với bơ…
“Kết nối” bé với thực phẩm
Mẹ có thể kết hợp với ăn và giới thiệu luôn cho con biết về những loại thức ăn này. Cho bé biết tên, cầm thử và nói cho bé biết một vài thông tin của một vài loại thực phẩm. Mẹ có thể cho bé đến thăm một khu vườn có trồng các loại rau. Bé sẽ thích thú hơn nhiều khi ăn những loại thực phẩm đó vào những lần sau đấy!
Cho bé tham gia vào quá trình nấu ăn
Mẹ có biết nếu đưa bé lại gần nơi mẹ nấu đồ ăn có thể giúp bé ăn tốt hơn nhiều không? Bé có thể ngửi thấy mùi thơm của những món ăn và cảm thấy quen thuộc hơn với chúng. Mẹ cũng có thể cho bé tham gia vào quá trình nấu ăn. Những món ăn do chính mình làm ra sẽ “hấp dẫn” với bé hơn đấy!
Đối với những bé nhỏ, mẹ có thể bé ở một nơi an toàn và có thể thấy được hết quá trình nấu nướng trong bếp của mình. Nhớ giữ bé ở nơi an toàn và mẹ cũng có thể dễ dàng quan sát bé nhé! Khi bé được 18 tháng tuổi, mẹ có thể thử “nhờ” bé khuấy hộ mẹ các món trong chén của mình rồi đấy.
Mỗi câu chuyện về sự tích ngày tết Trung thu đều có một lịch sử rất xa xưa và mang ít nhiều yếu tố huyền thoại trong đó. Lời kể trầm bổng, đưa đẩy sẽ chắp cánh cho trí tưởng tượng của bé bay xa.
Sự tích Tết trung thu
Tết trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Nguồn gốc của ngày lễ này bắt đầu từ thời nhà Chu (1045 – 221 TCN), các hoàng đế Trung Quốc cổ đại tôn thờ mặt trăng thu hoạch vào mùa thu. Vì họ tin rằng tập tục này sẽ mang lại cho họ một vụ mùa bội thu vào năm sau.
Từ đó, phong tục cúng tế mặt trăng được lưu truyền theo ghi nhận sử sách trong triều đại Tây Chu (1045 – 770 trước Công nguyên). Thuật ngữ “Trung thu” lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn Chu Lễ (周礼), được viết vào thời Chiến Quốc (475 – 221 TCN). Nhưng vào thời điểm đó, trung thu chỉ mang tính thời gian và mùa vụ, không phải lễ hội chính thức.
Sự tích Tết trung thu trở nên phổ biến vào thời nhà Đường (618 – 907), việc thưởng thức mặt trăng trở nên phổ biến trong giới thượng lưu. Các thương gia giàu có và các quan chức tổ chức những bữa tiệc lớn trong triều đình. Họ uống rượu và thưởng thức mặt trăng. Những người dân thì cầu nguyện với mặt trăng cho một vụ mùa bội thu.
Tết trung thu dần trở thành Lễ hội vào thời nhà Tống (960 – 1279), ngày 15 tháng 8 âm lịch được xác định là “Tết Trung thu”. Từ đó, sự tích Tết Trung thu trở nên rất phổ biến và thành một phong tục từ đó.
Ở Việt Nam, sự tích Tết Trung thu đã có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.
Sự tích chị Hằng Nga
Ngày xửa ngày xưa, có một dịp kia, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu sáng làm đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân cũng không thể sống nổi. Lúc đó, có một người anh hùng tên là Hậu Nghệ đã trèo lên một đỉnh núi cao, giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời, cứu sống muôn loài.
Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo. Trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính. Sự tích Tết Trung thu bắt đầu khi Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.
Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị một học trò tên là Bồng Mông nhìn thấy.
Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử.
Trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.
Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.
Khi mọi người nghe sự tích Tết Trung thu Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.
Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp.
Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao.
Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi.
Nghe xong ông lão kêu lên: “Trời ơi! Cây này chính là cây có phép “cải tử hoàn sinh” đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!”
Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong. Từ đây, sự tích trung thu về chú Cuội dần bắt đầu.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.
Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.
Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm. Thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được.
Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: “Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Ðông, cây dông lên trời!”. Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.
Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn, khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp lấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa…. Và sự tích trung thu về chú Cuội hằng năm vẫn được kể đi kể lại với đám trẻ.
Sự tích thỏ ngọc dịp Tết trung
Tương truyền vào thời xa xưa, có một cặp thỏ tu luyện ngàn năm, đắc đạo thành tiên. Chúng có bốn chú thỏ con trắng tinh và đáng yêu. Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế triệu kiến thỏ chồng lên thiên cung.
Khi đến Nam thiên môn, nhìn thấy Thái Bạch Kim Tinh dẫn theo thiên tướng áp giải Hằng Nga đi ngang. Thỏ tiên không biết đã xảy ra chuyện gì, liền hỏi một vị thần gác cửa. Sau khi nghe xong hoàn cảnh của Hằng Nga, Thỏ tiên cảm thấy Hằng Nga chỉ vì giải cứu bách tính mà vô tình chịu tội, nên rất thương cảm.
Nghĩ đến Hằng Nga một mình bị nhốt ở cung trăng, cô đơn đau khổ, nếu có người ở với nàng thì thật tốt, chợt nghĩ đến bốn con của mình, Thỏ tiên đã lập tức bay trở về nhà. Thỏ tiên đem câu chuyện Hằng Nga kể với vợ và nói muốn đưa một thỏ con đi làm bạn cùng Hằng Nga.
Thỏ vợ tuy vô cùng thông cảm với Hằng Nga, nhưng lại không nỡ rời xa các con yêu! Các thỏ con cũng không muốn rời xa cha mẹ, thỏ nào cũng khóc. Thỏ cha nói: “Nếu ta bị nhốt, các con có chịu ở với ta không? Hằng Nga vì giải cứu bách tính mà bị liên lụy, chẳng lẽ chúng ta lại không thương nàng? Các con, chúng ta không thể chỉ nghĩ đến bản thân!”
Các thỏ con rất hiểu lòng cha, nên đều đồng ý đi. Hai vợ chồng thỏ nước mắt lưng tròng, nhìn các con mỉm cười. Chúng quyết định để thỏ út đi. Thỏ út từ biệt cha mẹ và các chị, lên cung trăng ở cùng Hằng Nga.
Ngày xưa, có một nàng tiên tên Hằng Nga ở trên trời rất xinh đẹp, cai quản cả vầng trăng. Hằng Nga rất yêu trẻ con nên mong ước của nàng là một lần được xuống trần gian chơi với các em bé, nhưng do quy định nên không được phép.
Hôm nọ, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” vào dịp Rằm tháng 8 có trăng tròn nhất, ai làm bánh ngon và đẹp, lạ mắt nhất sẽ được trọng thưởng. Điều này khiến Hằng Nga rất thích thú và tham gia ngay. Khi xuống nhân gian tham khảo thì nàng gặp được Cuội – chàng hay nói dóc, thường tụ họp nhiều trẻ em trong làng vào mỗi tối để kể chuyện tầm phào.
Ngoài việc hay nói dóc thì Cuội rất giỏi nấu ăn, hay làm bánh cho những đứa trẻ ăn nên Cuội rất được trẻ em yêu quý. Thấy vậy, Hằng Nga mới mở lời nhờ Cuội cùng nàng làm ra loại bánh đặc biệt. Cuội đã sáng kiến, làm ra loại bánh nướng với nhiều nguyên liệu như: trứng, mè, thịt, lạp xưởng, hạt sen,…
Cuối cùng, thành phẩm những chiếc bánh trung thu thơm phức ra lò, những đứa trẻ ăn đều khen ngon. Khi đến thời hạn trở lại thiên đình, Hằng Nga đã đem loại bánh trên để dự thi, từ biệt chàng Cuội tài năng, tốt bụng. Đó là sự tích ra đời bánh trung thu.
Trên đây là tất cả thông tin về sự tích Tết Trung thu mẹ có thể bỏ túi để kể cho con nghe. Điều này sẽ giúp con hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ trung thu này.
Sự tích chị Hằng là một câu chuyện không thể bỏ qua trong bữa tiệc Trung thu.
Ngày xửa ngày xưa, có một dịp kia, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu sáng làm đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân cũng không thể sống nổi. Lúc đó, có một người anh hùng tên là Hậu Nghệ đã trèo lên một đỉnh núi cao, giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời, cứu sống muôn loài.
Từ đó, Hậu Nghệ nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều người đã tìm đến để xin làm học trò. Trong đó có Bồng Mông là một kẻ xấu bụng.
Hậu Nghệ có một người vợ rất xinh đẹp tên là Hằng Nga. Cặp đôi được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ. Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Ai uống thuốc này vào sẽ lập tức được bay lên trời, thành tiên. Chàng đưa thuốc cho vợ cất giữ, không may bị Bồng Mông nhìn thấy.
Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi mọi người đi khuất, tên Bồng Mông bèn mang kiếm đến ép Hằng Nga đưa thuốc tiên cho hắn. Trong lúc nguy cấp, Hằng Nga không biết làm gì hơn việc lấy thuốc tiên ra uống cạn. Uống xong, nàng thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.
Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, nghe được câu chuyện, rất tức giận và đau khổ nhưng Hằng Nga thì đã lên cung trăng, còn Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Chàng kinh ngạc nhận ra mặt trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến vườn hoa, nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất để tế nàng trên cung trăng.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian
Đó là cách bạn làm cho bé cảm thấy vui sướng và ấm áp thông qua những nụ cười trên gương mặt bạn, những biểu hiện âu yếm, cử chỉ dịu dàng chăm sóc của bạn với bé, những lời khen ngợi, sự thích thú của bạn đối với những sở thích, hoạt động tiến bộ của bé. Bạn có thể quan tâm một cách tích cực trong từng hoạt động tương tác hàng ngày với con.
Bé học được gì từ sự quan tâm tích cực?
Sự quan tâm tích cực, những phản ứng và câu trả lời từ người lớn rất quan trọng với bé. Nó giúp bé cảm nhận giá trị bản thân giữa các mối quan hệ xung quanh, từ đó bé biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
Một đứa trẻ sẽ dần nhận thức được về chính bản thân mình qua những thông điệp yêu thương tích cực từ cha mẹ và những người quan trọng khác. Sự tự nhận thức đúng đắn không chỉ giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh mà còn cho trẻ sự tự tin khi khám phá thế giới.
Cảm giác được bảo vệ và an toàn của bé tùy thuộc vào các hoạt động tương tác giữa bé với ba mẹ và những người chăm sóc khác. Khi sợ hãi, nghi ngờ hoặc phải đối mặt với tình huống mới lạ, bé sẽ tìm đến bạn để thấy yên tâm hơn và được hỗ trợ. Những đứa trẻ được cha mẹ dành nhiều nụ cười và sự quan tâm ấm áp sẽ có khuynh hướng cư xử tốt hơn với mọi người xung quanh.
Từ lúc chào đời, bé đã chú ý chi tiết đến những gì bạn nói và làm. Thậm chí, trẻ sơ sinh có thể hiểu, giao tiếp và học hỏi từ mọi người và từ những việc xảy ra xung quanh chúng. Bạn càng giao tiếp và phản hồi nhiều, bé sẽ càng học được nhiều hơn.
Một vài nỗ lực giao tiếp bạn có thể áp dụng với trẻ sơ sinh:
– Dỗ dành khi trẻ khóc
– Cười lại với trẻ khi chúng mỉm cười
– Trả lời tiếng ê a của trẻ bằng những câu thể hiện sự đồng tình ngay cả khi bạn chẳng hiểu trẻ đang cố gắng nói gì với bạn.
Khi trẻ lớn hơn và biết đi chập chững, chúng sẽ hiểu được những thông điệp quan trọng nếu bạn kết hợp lời nói và hành động.
– Trước khi hiểu được từ ngữ, trẻ vốn nhạy cảm với những cử chỉ, biểu hiện trên gương mặt, âm lượng giọng nói và các ngôn ngữ cơ thể khác. Thông qua những biểu cảm này, bạn có thể học cách giao tiếp với bé.
– Tự tay làm những công việc hàng ngày cho bé như tắm rửa, thay tã, cho bú và mặc quần áo…, là cơ hội để bạn kết nối với con trẻ một cách ý nghĩa nhất. Khi lau khô cho bé sau khi tắm, mẹ có thể thử vuốt ve và chọc lét bé nhẹ nhàng. Điều này có thể khiến bé rất thích thú đấy!
– Gác những việc khác sang một bên và chơi đùa với con bất cứ khi nào có thể. Ngay cả khi đang vội đi đâu đó, bạn cũng nên cố gắng ngồi xuống một lúc để chơi trò xe kéo với con. Sẽ không mất nhiều thời gian lắm nhưng sự quan tâm của bạn sẽ khiến bé thay đổi rất nhiều.
– Ngắm nhìn và mỉm cười với trẻ, thể hiện sự chú ý, thích thú và khuyến khích trẻ một cách tích cực. Bằng cách này, bạn giúp bé hiểu được rằng chúng thực sự quan trọng và đặc biệt.
– Tập trung vào những điểm tích cực của bé. Bạn nên hạn chế trách mắng hay trừng phạt trẻ, trừ những lỗi nghiêm trọng. Nếu bạn lúc nào cũng “lèm bèm” không vui, giận dỗi hoặc bỏ lơ bé vì chúng luôn mắc lỗi, bé dễ cảm thấy tự ti và mặc cảm về bản thân.
Ba mẹ chính là “người mẫu” sống động của bé. Bé sẽ quan sát, để ý cách bạn ứng xử hàng ngày và bắt chước theo. Vì vậy, bạn nên dùng chính hành vi của mình để giáo dục bé.
Nếu bạn muốn bé nói “cảm ơn” hoặc “xin lỗi”, bạn nên thử làm những điều này trước. Nếu bạn muốn bé không nói to tiếng, bạn cũng nên nhẹ nhàng với bé hơn.
Nói thật cho bé biết hành vi của bé vừa làm đã khiến bạn cảm thấy như thế nào vì điều này sẽ giúp bé hiểu được cảm xúc của bạn và dần hình thành trong bé sự đồng cảm.
Trước ba tuổi, bé có thể biểu hiện sự đồng cảm thật sự của mình. Vì vậy, bạn nên nói với bé “Mẹ không hài lòng về hành động vừa rồi của con. Con làm mẹ không vui, Mẹ không thể nghe điện thoại được vì con làm ồn quá”. Bạn nên bắt đầu câu nói của mình bằng “mẹ, ba…” vì điều này sẽ giúp bé hiểu được đây là suy nghĩ, quan điểm của bạn về hành vi của bé.
3. Hành vi tích cực: Động viên, khuyến khích bé
Điều này có nghĩa là khi bé làm được việc gì đó khiến bạn vui, hài lòng, bạn nên dành cho bé những lời khen, lời động viên tích cực. Một câu nói đơn giản như: “Giỏi lắm! Con có thể tự cầm bình uống nước được rồi” sẽ có tác động tích cực đến bé hơn là đợi đến khi bé làm vung vãi nước ra đầy sàn nhà khiến bạn khó chịu và la mắng bé.
Nói 6 câu khen bé trước khi nói 1 câu phê bình. Tỷ lệ 6-1 này sẽ giúp mọi thứ cân bằng hơn. Bạn nên nhớ rằng, với trẻ nhỏ, khi có hai sự lựa chọn “hoặc không quan tâm hoặc sẽ chú ý đến những việc chưa tốt”, bé sẽ chọn những điều tiêu cực.
4. Luôn thân mật và gần gũi với con
Quỳ gối hay ngồi xổm xuống bên con là một hành động giúp bạn dễ dàng giao tiếp với bé hơn. Gần gũi con sẽ giúp bạn hiểu được cảm nhận hay suy nghĩ của con cũng như bé sẽ tập trung hơn vào những gì bạn đang nói hay hỏi bé mà bạn không cần bé phải nhìn vào bạn để nói hay trả lời.
5. “Mẹ/Ba đang nghe con nói nè!”
Lắng nghe một cách tích cực những gì bé chia sẻ là cách tốt nhất bạn giúp bé đối mặt với cảm xúc của chính mình. Con trẻ sẽ cảm thấy rất bức bối nếu bé không thể nói ra cảm xúc của mình.
Khi bạn lắng nghe và đưa ra ý kiến của mình về những gì bé chia sẻ, bạn đã góp phần xoa dịu sự căng thẳng, lo buồn trong bé vào lúc đó cũng như những cơn nổi giận tiềm ẩn. Hơn nữa, việc lắng nghe này cho bé cảm thấy mình được tôn trọng và an ủi.
6. Hành vi tích cực: Nhớ giữ lời hứa với con
Một khi đã hứa với bé điều gì, bạn cần thực hiện, vì như vậy bé mới tin và tôn trọng bạn. Khi bạn bảo trẻ nhặt hết đồ chơi bỏ vào giỏ rồi chúng ta sẽ đi chơi thì khi bé đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, bé xứng đáng được đi chơi với bạn phải không nào?
Hay khi bạn yêu cầu bé không chạy lung tung nữa và nếu không nghe thì bạn sẽ đi về, lúc này bạn hãy sẵn sàng bước ra ngoài cửa ngay nhé. Bạn không nên làm bộ, giả đò với bé vì bạn càng thực tế, điều bạn nói sẽ càng hiệu quả đối với bé. Dần dần bé sẽ quen với cách bạn nói, dự đoán được điều gì sẽ xảy ra, biết mình nên làm gì và bé cảm thấy an toàn với cảm giác này.
7. Hạn chế “mỡ treo miệng mèo”
Mắt kính của bạn trông rất đáng yêu và bé tò mò muốn nghịch nó, bởi trẻ con khó nhớ được đồ vật hay sự vật nếu không được cảm nhận nó bằng các giác quan của mình. Vì vậy, bạn nên để xa hay khuất mắt bé những vật mà bạn không muốn bé chạm vào vì trẻ con thường rất tò mò, táy máy và chúng hoàn toàn vô tội!
8. Chiến tranh hay hòa bình là ở bạn
Trước khi bạn can thiệp vào những việc bé đang làm, nhất là khi bạn sẽ nói “không được” hay “dừng lại ngay”, bạn nên tự hỏi liệu nó có đáng để bạn phải lên tiếng hay không. Càng ít yêu cầu, than phiền và những phản hồi tiêu cực, càng ít dịp để bạn la mắng con và cảm thấy buồn bực. Luật lệ, quy định là rất quan trọng và bạn chỉ nên thực thi nó khi thật sự cần thiết.
9. Hành vi tích cực: Kỷ luật
Ai cũng muốn người khác chiều ý mình và trẻ con lại càng muốn như vậy. Thông thường, khi thấy con năn nỉ, mè nheo muốn cái gì, các bậc cha mẹ thường thỏa hiệp chiều ý con để bé luôn vui vẻ, không khóc lóc nữa. Và cứ như vậy, chính họ đang tập hư cho con mình.
Khi bạn nói “không” thì có nghĩa là “không” chứ không phải là “có thể”. Một khi bạn nói “không” nhưng vì thương con bạn lại tạm chấp nhận thỏa hiệp với bé thì bạn những lần sau “level” của bé sẽ được nâng cấp do nắm được yếu điểm của bạn.
10. Sức mạnh của sự đơn giản và dễ hiểu
Khi bạn có thể đưa ra những chỉ dẫn ngắn gọn, rõ ràng với ngôn từ đơn giản, dễ hiểu là bạn đã giúp con mình hiểu được bạn muốn gì ở bé và bé nên làm gì. Bạn nên dùng câu khẳng định để nói chuyện với bé vì nó giúp bé tư duy thẳng vào việc bạn nói và bé có thể phản hồi lại một cách chính xác. Thay vì nói: “Con đừng để cửa mở nhé”, bạn nên chuyển thành: “Con nhớ đóng cửa nhé”.
11. “Trách nhiệm và hậu quả”
Khi trẻ lớn hơn một chút, bạn nên tập cho bé tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Thỉnh thoảng, bạn cũng nên cho bé cơ hội để trải nghiệm hậu quả của những gì bé làm chứ không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải đóng vai “người xấu”.
Chẳng hạn như sau vài lần nhắc nhở, nếu bé vẫn quên mang theo hộp cơm bạn đã chuẩn bị sẵn cho bé để ăn trưa, bạn có thể thử để bé tự cảm nhận cơn đói của mình. Nhịn ăn một bữa sẽ không có gì là to tát để bạn phải quá lo lắng. Chính cảm giác đói bụng sẽ nhắc nhở bé những lần sau nhớ mang theo hộp cơm mẹ làm cho mình.
Thật ra cha mẹ nào mà không thương con nhưng vì quá thương nên thường dành làm hết mọi việc cho con và như vậy, chúng ta đã vô tình “đóng cửa” với các cơ hội mà con có thể học cách để tự lập. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho con biết hậu quả của những hành vi nguy hiểm và không thể chấp nhận được. Những lúc này, bạn cần chắc chắn rằng mình đã giải thích cặn kẽ về những hậu quả có thể xảy ra và bé hiểu những gì bạn nói, đồng thời cam kết sẽ không vi phạm.
Bé sẽ thật đáng thương nếu cứ phải nghe đi nghe lại những gì bạn nói trong khi bé chưa đủ lớn để hiểu hết hàm ý bạn muốn gửi gắm trong đó là gì. Cằn nhằn và chỉ trích không hề có tác dụng tốt đối với bé mà chỉ làm cho bạn thêm chán ngán. Còn bé sẽ tự hỏi tại sao bạn lại thất vọng đến vậy và có khuynh hướng tránh né bạn.
Nếu bạn muốn cho bé cơ hội “hợp tác” cuối cùng, bạn nên nhắc nhở bé về hậu quả của việc “bất hợp tác” rồi sau đó bắt đầu đếm từ 1 đến 3, hết giờ và cuối cùng là “hậu quả”.
13. Mình thật là quan trọng!
Cho bé thấy bé được tôn trọng và quan trọng như thế nào trong gia đình. Người lớn hay trẻ con đều thích cảm giác này, nhất là khi mình làm được việc gì đó cho gia đình. Bắt đầu bằng việc giới thiệu những vật dụng đơn giản trong nhà hay những việc con làm được rồi tập cho bé làm để bé thấy được vai trò của mình trong nhà. Từ đó bé thấy được tầm quan trọng và tự hào về bản thân mình.
Được làm việc phù hợp với sức mình rồi được động viên, khen thưởng sẽ giúp bé không ngừng cố gắng để làm tốt hơn nữa. Thông qua những việc nhỏ trong nhà, bạn đã giúp bé cảm thấy mình cần sống có trách nhiệm và xây dựng lòng tự trọng cho bé.
14. Sẵn sàng đón đầu thử thách
Những lúc bạn vừa trông con vừa làm một số việc sẽ có khá nhiều rủi ro xảy ra. Nếu bạn lường trước được những tình huống có thể xảy ra, bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị những gì cho bé. Cho bé 5 phút để chuẩn bị trước khi bạn muốn bé thay đổi những gì bé đang làm. Sau đó, nói cho bé hiểu tại sao bạn cần bé làm như vậy và cuối cùng bé sẽ được trang bị những gì bạn mong đợi.
15. Hành vi tích cực: Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
Hài hước và vui vẻ là cách sẽ giúp bạn xua tan đi những căng thẳng, muộn phiền cũng như xung đột. Trẻ con sẽ rất dễ bị tổn thương hoặc khóc khi cha mẹ trêu chọc chúng. Những lúc này, bạn thử giả làm con quái thú hay giả tiếng con vật một cách hài hước có thể sẽ làm cho bé tươi tỉnh trở lại.
Vậy nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt? Và đưa tiền tiêu vặt cho con lúc mấy tuổi? Cho con tiền tiêu vặt không còn là khái niệm quá mới lạ với các bậc cha mẹ; và đây là một kỹ năng sống vô cùng cần thiết. Tuy còn nhỏ nhưng bé cũng cần tiền cho những nhu cầu riêng của bản thân mình.
1. Có nên cho bé tiền tiêu vặt?
Trước khi biết nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt; cha mẹ cần cân nhắc những yếu tố sau để biết có nên cho bé tiền tiêu vặt hay không.
Thuận tiện cho nhu cầu sinh hoạt và hòa nhập:Trẻ có thể dùng tiền tiêu vặt để mua một ổ bánh mì, ly sữa trong giờ ra chơi; tiền gọi điện thoại mỗi khi về sớm hoặc ăn vặt sau giờ tan học. Đối với những trẻ lớn hơn một chút; thỉnh thoảng bé cũng đi uống nước với bạn bè sau giờ tan học hoặc có những buổi tiệc sinh nhật bạn bè.
Biết quý trọng giá trị của đồng tiền: Ngoài ra, việc cho bé tiền có thể dạy cho bé tính tiết kiệm và khả năng quản lý chi tiêu sau này. Thay vì cứ mở miệng xin tiền ba mẹ mỗi khi cần; bé phải học cách tự tiết kiệm số tiền mà ba mẹ cho để phục vụ cho những nhu cầu này của mình. Nếu như có một món đồ nào đó bé cần mua; trẻ sẽ phải xoay sở với số tiền tiêu vặt được cho; lập kế hoạch tiết kiệm tiền hoặc chi tiêu tiết kiệm để mua được món đồ đó.
Thế nhưng, khi nào nên bắt đầu cho bé tiền; đó là câu hỏi mà các bậc cha mẹ nên đặc biệt quan tâm.
Hiện nay có rất nhiều trường hợp trấn lột ngay trong trường học. Việc cha mẹ cho trẻ mang quá nhiều tiền đi học có thể vô tình khiến bé trở thành những “mục tiêu” hấp dẫn. Hơn nữa, nhiều khi vì quá bận rộn đến công việc; không có thời gian mà cha mẹ không thể kiểm soát được bé xài tiền vào những mục đích gì.
Có nhiều bé dùng tiền tiêu vặt vào những trò chơi game online mà lơ là học hành; thậm chí trốn học để đi chơi game. Việc bé dùng tiền để ăn vặt cũng có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Những đồ ăn lề đường có thể không đủ đảm bảo vệ sinh khiến bé bị đau bụng. Việc ăn vặt trước bữa ăn làm bé bị đầy bụng; dẫn đến tình trạng bỏ bữa chiều hoặc ăn ít vào buổi chiều; không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.
Tuy vậy, không có quy tắc cứng nhắc về thời điểm bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt. Trẻ có thể sẵn sàng thử quản lý một số tiền tiêu vặt nếu con có thể hiểu rằng:
Con cần tiền chỉ để mua đồ dùng hoặc mua sắm cần thiết.
Hiểu sự quan trọng của tiết kiệm tiền chứ không phải tiêu hết tiền.
Tiêu hết tiền của con hôm nay có nghĩa là không còn bao nhiêu cho đến lần được cho tiền tiêu vặt tiếp theo.
Cha mẹ đọc tiếp để biết thêm nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt là đủ.
Sau khi trả lời được câu hỏi có nên cho trẻ tiền tiêu vặt hay không; cha mẹ chắc chắn sẽ thắc mắc nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt là đủ.
Vì trẻ còn nhỏ, chưa có khả năng kiểm soát tiền bạc nên rất dễ bị người khác dụ dỗ, đe dọa. Có nhiều trường hợp, số tiền bé bị trấn lột lên đến vài triệu đồng. Bé bị bắt nạt. đe dọa nhưng không dám lên tiếng. Chỉ biết lấy tiền tiêu vặt của bản thân để “cống nộp” và khi số tiền không đủ; nhiều bé đã phải ăn trộm tiền của ba mẹ.
Cho bé quá nhiều tiền cũng có thể khiến bé trở thành “mục tiêu” của những người xấu; thành phần tệ nạn; trộm cướp trong xã hội. Do đó, việc nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt là câu hỏi cần được ba mẹ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Việc quan trọng ở đây là dạy cho bé cách xài tiền sao cho hợp lý. Cha mẹ có thể đưa ra quyết định dựa trên số tiền tiêu vặt:
Những công việc nhà cha mẹ mong đợi con làm.
Trong ngân sách gia đình cho phép.
Độ tuổi của con. ví dụ: cha mẹ có thể cho đứa trẻ năm tuổi 50,000 VNĐ mỗi tuần và đứa trẻ bảy tuổi 70,000 VNĐ mỗi tuần.
Những gì cha mẹ mong đợi tiền tiêu vặt chi trả. Ví dụ: nếu cha mẹ mong đợi số tiền đó trang trải cho những thứ như phương tiện đi lại, bữa trưa và tiền tiết kiệm; cha mẹ có thể cần phải cho nhiều hơn một chút.
Đối với những bé lớn hơn, đã có những nhận thức nhất định về tiền; cha mẹ có thể cho bé tiền tuần hoặc tiền tháng. Lưu ý giúp bé những trường hợp tiêu tiền không hợp lý. Cha mẹ cũng nên khuyến khích bé tiết kiệm tiền nếu như có cái gì mà bé muốn mua.
Một số lưu ý khi ba mẹ quyết định cho bé tiền tiêu vặt:
Nên cho con tiền tiêu vặt bao nhiêu là đủ? Không nên cho bé quá nhiều tiền; cha mẹ có thể tự tính số tiền mà bé cần chi tiêu trong một ngày và đưa ra con số phù hợp. Có thể đưa tiền theo ngày hoặc theo tuần. Tránh cho bé cầm một lúc quá nhiều tiền.
Nên trò chuyện với bé nhiều hơn để hiểu thêm về tâm lý cũng như các hoạt động của bé trên trường đề phòng bé bị “trấn lột” hoặc bị dọa nạt
Nên kiểm tra xem bé tiêu tiền vào việc gì nhưng chú ý đừng làm quá, bé cũng có những tự do cá nhân của mình. Dạy bé tiết kiệm tiền để mua những món đồ mình thích.
Không nên sử dụng tiền bạc như một phần thưởng đối với bé. Cũng không nên đồng ý với tất cả những yêu cầu của bé. Nếu không bé sẽ cảm thấy việc ba mẹ cho tiền giống như một nghĩa vụ và sẽ có thái độ khó chịu mỗi khi không được cho tiền. Điều này có thể hình thành thói quen xấu trong tính cách của bé.
Đến đây cha mẹ đã hiểu nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt; đồng thời, ghi chú một số lưu ý quan trọng.
3. Cách cho con tiền tiêu vặt theo kiểu người Pháp
Nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt còn tùy thuộc vào cách cho tiền và dạy trẻ sử dụng tiền. Cha mẹ tham khảo phương pháp sau nhé!
Trẻ nhỏ người Pháp thường không nhõng nhẽo nếu cha mẹ không đồng ý mua cho chúng đồ chơi; hay bất cứ thứ vì chúng luôn được “phát lương” hằng tuần. Cha mẹ người Pháp xem việc cho con tiền tiêu vặt là cách giúp trẻ tự lập.
3.1 Học người Pháp cách cho con tiền
Trẻ con Pháp được nhận tiền tiêu vặt ngay từ năm 7 tuổi là chuyện hết sức bình thường đối với cha mẹ ở đất nước này; thậm chí số tiền cũng sẽ được tăng lên theo số tuổi của trẻ.
Dạy con tiêu tiền và cho con được phép xài tiền với những khoản hữu ích là cách cha mẹ giúp con trẻ của mình trưởng thành hơn. Trái với người Pháp; cha mẹ Việt luôn có tâm lý lo lắng; không tạo cho con thói quen tiêu tiền sớm vì sợ chúng hư hỏng, đua đòi, mua đồ chơi không phù hợp, đồ ăn uống mất vệ sinh.
Có những phụ huynh với lối suy nghĩ không cho con tiền tiêu vặt với lý do bé cần gì thì ba mẹ cũng mua cho hết rồi. Ngay lập tức cha mẹ cần loại bỏ lối suy nghĩ này; có rất nhiều việc cha mẹ cần phải lắng nghe nhu cầu cá nhân của con như cho con tiền để mua đồ ăn vặt; hay dùng cho những trường hợp khẩn cấp; những khoản đóng góp nhỏ trong lớp.
Theo người pháp, nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt?
Tùy vào môi trường sống xung quanh, độ tuổi và nhu cầu theo từng độ tuổi của con mà cha mẹ nên quyết định cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt.
Tùy vào môi trường sống xung quanh và hoàn cảnh mà phụ huynh sẽ quyết định cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt theo ngày, theo tuần, theo tháng hợp lý nhất.
Việc này giúp trẻ độc lập và trưởng thành; hơn hết là trẻ sẽ có suy nghĩ tích cực khi học tập; vui chơi cùng bạn bè mà không phải mặc cảm hoặc bị lệ thuộc vào các bạn có tiền ở trong lớp.
3.2 Cách dạy trẻ sử dụng tiền tiêu vặt quyết định nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt
Tất nhiên cha mẹ sẽ không cho con trẻ nắm giữ quá nhiều tiền ngoài tầm kiểm soát; chỉ nên vừa đủ với nhu cầu tất yếu của trẻ. Quan trọng nhất vẫn là việc dạy con tiêu tiền như thế nào cho hợp lý để trẻ không phải là mục tiêu của kẻ xấu. Cùng với đó cha mẹ cần khuyến khích trẻ nên học cách xài tiết kiệm, dạy con trẻ cách sinh lời vốn như người Pháp.
Khi số tiền tăng lên theo số tuổi thì con trẻ Pháp thường “dằn túi” số dư ấy để có việc gì hay món đồ gì thực sự muốn mua chúng sẽ mua được mà không nhõng nhẽo, vòi vĩnh cha mẹ mua cho bằng được.
Dù ở độ tuổi nào thì nhu cầu tiền tiêu vặt đối với trẻ cũng rất cao; tâm lý của trẻ ở độ tuổi tiểu học sẽ cảm thấy phấn khởi; vui vẻ hơn khi được cha mẹ cho ít tiền ăn hàng rong, quà bánh. Nên dạy trẻ tiền tiêu vặt dùng để chi tiêu cho những việc như:
Mua vé xe buýt đến trường.
Ăn uống ở căn tin khi trẻ cảm thấy đói bụng và khát nước.
Tiết kiệm để làm những việc lớn hơn.
Đóng góp lặt vặt bất ngờ ở lớp.
Làm từ thiện, cho người ăn xin.
Nhiều cha mẹ còn có những cách nhằm tạo điều kiện cho con có khoản tiêu vặt nhỏ khi sai con làm giúp việc nhà. Điều này góp phần giáo dục trẻ hiểu được làm ra tiền vất vả thế nào.
Nhưng không nên lặp lại điều này thường xuyên, nếu con làm các việc nhà rất tốt; cha mẹ hoàn toàn có thể thưởng cho con. Nếu cha mẹ quyết định cho con tiền khi sai con giúp việc nhà; hãy giải thích rõ ràng nhiệm vụ để trẻ không phân vân việc gì cần phải làm và làm khi nào; vì nhiệm vụ làm việc nhà luôn là sự chia sẻ của tất cả các thành viên trong gia đình.
Tóm lại, nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt? Ở độ tuổi tiểu học bố mẹ nên cho con tiền tiêu vặt riêng; nhưng cần có kiếm soát để giúp con tiêu xài vào những mục đích đúng đắn. Hy vọng bài viết là giúp các bậc phụ huynh không còn lăn tăn với việc cho con tiền tiêu vặt hằng ngày.
Dạy bé tập viết khi con vào lớp 1 là chuyện đau đầu của đa số bà mẹ thời hiện đại. Thông thường, các bà mẹ chọn giao phó trách nhiệm này cho các cô giáo hoặc gửi con vào “lò luyện chữ”. Thế nhưng ít ai biết rằng chính mình cũng có thể giúp con rèn luyện kỹ năng viết ngay từ thuở lên hai lên ba nếu thực hiện đúng phương pháp. Mẹ có thể tham khảo các bí quyết sau đây để rèn cho con tập viết nhé.
Khả năng tập viết của bé qua từng giai đoạn
12-13 tháng tuổi: Bé có thể nắm lấy bút sáp màu và tô vẽ khắp nơi trên tờ giấy.
16 tháng tuổi: Bé vẽ nguệch ngoạc trên giấy và trên bất cứ nơi đâu trong nhà. Thậm chí, tủ lạnh, tường nhà bạn xuất hiện vài hình vẽ.
29-30 tháng tuổi: Bé vẽ khắp nơi, trên giấy, trên bao giấy. Mục đích vẽ và kỹ năng tiến bộ hơn, biết vẽ và pha trộn màu.
Giai đoạn 2-5 tuổi: Bé viết và vẽ tiến bộ, tự viết một vài chữ cái lên giấy.
3 tuổi: Viết được đường thẳng đứng, viết vài chữ cái nhờ bắt chước người lớn. Vài bé biết cách viết tên mình trước khi vào mẫu giáo, đặc biệt nếu biết trước bảng chữ cái.
Tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi: Trẻ vẽ được đường thẳng, vòng tròn, hình vuông, vẽ người, thậm chí vẽ cảnh.
6 tuổi: Là tuổi bắt đầu có thể viết chữ nghiêm túc.
Cách khuyến khích bé tập viết
Cũng như bất kì kỹ năng mới nào của bé, bạn cũng cần phải khuyến khích và giúp đỡ con. Muốn con thích vẽ và viết, mẹ cần phải cung cấp thêm cho bé giấy, bút và bút sáp màu, sẵn sàng khi bé cảm thấy hứng thú với việc vẽ ở mức cơ bản nhất. Trẻ rất nhanh chán, nên mẹ nên thay đổi lúc vẽ lúc viết.
Khi bé bắt đầu viết 1 chữ cái thật sự, điều quan trọng nhất bạn có thể làm là để bé tự học theo khả năng của mình. Quá dễ dàng để bắt một bé ngoan ngoãn nghe lời học chữ sớm vào độ tuổi này, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng, các bé sẽ mất dần lợi thế này khi lớn lên và nhận ra rằng mình không thể dùng các kỹ năng học bài đã dùng trước đó để đọc và viết, hay học các kiến thức phức tạp hơn.
Biện pháp hữu hiệu giúp bé hứng thú việc tập viết là mẹ luôn luôn nói chuyện và đọc cho bé nghe càng nhiều càng tốt. Bé càng nghe nhiều thì não bộ sẽ càng phát triển và điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích để con phát triển các kỹ năng giao tiếp trong thời gian dài, bao gồm cả viết.
Đọc truyện và khuyến khích bé tự tạo câu chuyện nho nhỏ của mình thông qua cách viết câu ngắn là cách dạy bé tập viết chữ hiệu quả. Điều này sẽ giúp trẻ hứng thú và ngày càng viết thông thạo hơn.
Cách dạy bé tập viết
1. Những bài tập giúp phát triển các cơ tinh và các giác quan của bé
Để viết được thì các cơ trên bàn tay của bé phải đủ cứng cáp, khéo léo và chính xác. Khi được 18 tháng tuổi, các bé đều biết điều khiển các cơ tay để nắm, chộp, cầm đồ vật. Đến lúc này, ta có thể bắt đầu “luyện” cho bé được rồi đấy. Hãy biến những bài tập thành những trò chơi thú vị, vừa học vừa chơi, cả mẹ và con cùng tham gia.
♦ Đồng xu hoặc nút áo: tập cho bé dùng tay nhặt đồng xu hoặc nút áo (luôn canh chừng cẩn thận, không để bé cho vào miệng, mũi, tai). Bài tập này rèn luyện cho bé cách phối hợp tay và mắt.
♦ Cây nhíp: Tập cho bé dùng nhíp kẹp và gắp đồ vật. Bài tập này giúp luyện các cơ ngón tay.
♦ Đất sét: Cho bé nhào, vo tròn hoặc nặn ra bất kỳ hình thù nào.
♦ Giấy: Cho bé xé giấy bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ (xé thành từng sợi, hay xé thành hình tròn), vò giấy bằng cả bàn tay.
♦ Bình xịt nước: Chỉ cho bé cách bóp vào vòi xịt nước. Bài tập này giúp tập luyện các cơ bàn tay, cổ tay và ngón tay.
♦ Tắm: Cho bé vào chậu nước, tập cho bé cách vốc nước bằng tay, hoặc đổ nước vào ca, phễu, chai, lọ.
♦ Ngón tay: Tập cho bé giơ ngón tay đếm số (1-10), tạo thành chữ O (bằng ngón cái và ngón trỏ).
2. Giúp con tập làm quen với chữ cái
Trước khi dạy bé tập viết chữ, mẹ nên dạy cho con thuộc bảng chữ cái. Có rất nhiều cách giúp bé nhận diện bảng chữ cái một cách dễ dàng như cho bé tiếp xúc với bảng chữ cái nhiều màu sắc để con thích thú và mau học thuộc mặt chữ. Hoặc mẹ có thể dạy bé học chữ qua video ca nhạc. Nhưng để bé nhận mặt chữ tốt hơn và kết hợp với việc phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo, mẹ nên vận dụng các trò chơi khác nhau bao gồm:
♦ Dùng những vật dụng trong nhà để ghép chữ: Mẹ cho bé sử dụng ống hút, tăm, đũa, dây ruy băng để bé tạo ra những hình dạng chữ cái mà bé thích. Mẹ hãy gợi ý cho bé với những chữ cái khó như chữ S, C, Q thì tạo hình như thế nào. Với trò chơi này bé sẽ hứng thú trong việc khám phá ra hình dạng của các chữ cái.
♦ Dùng đất sét nặn chữ: Mẹ hướng dẫn bé dùng đất sét lăn ra thành những sợi mỏng và dùng chúng dán đè lên các chữ viết mà mẹ đã để sẵn trên chiếc bảng đen hay miếng bìa carton.
♦ Dùng vật nhỏ xếp thành chữ: Mẹ chỉ cho bé dùng những viên đá nhỏ, cúc áo hay đồ xếp hình xếp thành những chữ cái mà bé thích.
♦ Cho bé lấp đầy khoảng trống bên trong chữ cái: Mẹ viết những chữ cái lớn và để những khoảng trống bên trong, sau đó cho bé lấp đầy những khoảng trống đó với giấy vụn, cúc áo nhỏ, vỏ trứng hoặc màu nước. Với mỗi chữ cái mẹ nên khuyến khích bé dùng mỗi chất liệu khác nhau để dễ phân biệt các chữ với nhau.
♦ Viết chữ cái bằng cát:Mẹ có thể sử dụng một ít cát làm thành cái bảng để dạy bé tập viết. Mẹ có thể cầm tay bé viết các chữ cái lên cát.
3. Dạy bé tập viết chữ cái
♦ Bước 1
Viết những chữ cái lớn với khoảng trống bên trong và cho bé lấp đầy những khoảng trống đó với màu nước, vụn giấy hay những hàng nút nhỏ. Để dễ phân biệt, mỗi chữ bạn có thể cho bé sử dụng màu hoặc chất liệu khác nhau. Ví dụ nếu chữ A là nút thì chữ B là những vụn giấy nhỏ, chữ C là những mảnh vụn của vỏ trứng.
♦ Bước 2
Để bé sử dụng những đồ vật trong nhà và tạo ra những “hình dạng” chữ cái theo ý bé. Sẽ dễ hơn khi bắt đầu với những chữ cái có các nét thẳng như chữ A, chữ N, chữ L. Những chữ cái hơi cong cong như chữ C, chữ S có thể làm bé gặp một chút khó khăn. Mẹ có thể cho bé sử dụng đũa, ống hút, tăm để làm những chữ nét thẳng, dùng dây giày, dây ruy băng để làm những chữ nét cong.
♦ Bước 3
Khuyến khích bé dùng những vật nhỏ như đá, nút hay đồ xếp hình xếp thành những chữ cái mà bé biết.
♦ Bước 4
Bạn có thể khuyến khích viết những chữ cái bằng tay. Bạn có thể sử dụng một ít cát làm thành cái bảng để dạy bé tập viết. Bạn có thể cầm tay bé viết các chữ cái lên cát.
♦ Bước 5
Bé đã nhận biết được khá nhiều mặt chữ rồi đấy! Bây giờ mẹ có thể dạy bé tập viết bảng chữ cái trên giấy với nhiều kích cỡ khác nhau.
4. Những bài tập luyện kỹ năng viết
Hãy bắt đầu từ những bước luyện tập từ dễ tới khó.
Dạy bé viết nét và hình cơ bản như nét ngang, dọc, xiên, cong, hình tròn, hình tam giác, hình vuông. Chú ý nên cho bé vẽ bằng bút sáp, có thể bẻ đôi cây bút sáp cho bé cầm vừa tay. Thậm chí có thể cho bé vẽ bằng tay lên cát, mặt kính mờ hơi nước, bánh kem để bé có thể cảm nhận được nhiều loại chất liệu khác nhau.
♦ Tô màu: Khi tay bé bắt đầu dần quen với cách cầm bút thì chuyển sang cho bé tô màu trên những hình vẽ. Nên từ từ hướng dẫn cho bé cách tô sao cho đều, không bị lem.
♦ Mê cung: Trò chơi mê cung giúp bé học cách điều khiển các ngón tay và phát triển độ rắn chắc và cân bằng của các cơ, phối hợp mắt, tay. Ngoài ra trò chơi này còn giúp tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề, tập trẻ tính kiên nhẫn, rèn luyện trí nhớ, sự tập trung và phát triển tư duy.
♦ Trò chơi nối chấm tròn theo số: Trò chơi này là cách tuyệt vời giúp bé học cách đếm số, nhận biết hình dạng thật nhanh. Ngoài ra, nó còn giúp phát triển khả năng phối hợp mắt, tay, rèn luyện cơ tinh, khả năng tập trung và tính nhẫn nại.
5. Cách dạy bé tập viết chữ đẹp trên giấy
Khi bé thuộc các mặt chữ, mẹ đã có thể đưa cho bé bút và giấy để tự viết ra những chữ cái bé thích. Mẹ sẽ viết mẫu cho bé xem, mẹ nên viết chậm để bé nhìn và bắt chước theo những nét chữ của mẹ.
Để dạy bé tập viết chữ, mẹ cần viết mẫu cho bé vài lần để bé hình dung ra cách viết. Sau đó, mẹ sẽ đưa cho bé bút chì, giấy ô ly và cục tẩy để bé thực hành. Mẹ nên cho bé dùng những cây bút chì có thân ngắn vừa phải và to phù hợp với tay của bé để bé viết dễ dàng hơn. Và mẹ đừng quên hướng dẫn cách cầm bút đúng cho bé nhé.
6. Mẹo giúp trẻ học viết tiến bộ
♦ Bút chì gỗ ngắn: Để con cầm viết chắc hơn, bạn nên mua bút chì gỗ ngắn để trẻ có thể cầm gọn trong tay, cân bằng tốt hơn khi viết. Một mẩu bút sáp nhỏ, viên phấn cũng giúp con gia tăng vận động tinh
♦ Tập viết ở nhiều chỗ: Trẻ tiểu học rất mau chán, sẽ có lúc con không muốn tập viết lên giấy. Bạn có thể tận dụng lúc làm bếp giúp con học chữ, viết trên bàn phủ bột, đường hoặc trên chiếc đĩa còn dính sốt cà chua. Bãi cát hoặc nền đất cũng có thể là bảng viết mới lạ của trẻ. Bạn có thể viết mẫu chữ cái, với nét lên hoặc xuống. Trẻ sẽ nhớ cách viết chữ từ mẹ.
♦ Dùng vở tập tô: Trẻ viết chữ còn chưa ngay hàng thẳng lối. Bạn mua vở tập viết có mẫu chữ để giúp con đồ theo cho quen tay. Khi trẻ quen mặt chữ, kẻ dòng trên giấy hơi mạnh tay để tạo vết hằn. Độ lõm trên giấy giúp con nhận biết mình viết chệch hàng.
♦ Dùng nhiều bút màu khác nhau: Con viết không đều các chữ cao (như “T”) và chữ cái với đuôi (như “y”). Bạn sử dụng 3 bút màu khác nhau, đánh dấu các đường trên, giữa và dưới cùng trên giấy. Chẳng hạn chữ cái cao bắt đầu ở dòng màu đỏ, những chữ cái nhỏ nằm giữa màu xanh và màu vàng và các chữ cái với đuôi kéo dài xuống màu vàng.
♦ Dùng que kem: Các chữ con viết khoảng cách chưa đều? Bạn dạy con dùng que kem, đặt cuối chữ viết trước. Chữ viết sau nằm sát phía kia của thanh que.
Một số lưu ý khi mẹ dạy bé tập viết chữ ghép
Để dễ dàng cho việc tập viết chữ có thể trước đó mẹ cho bé tập tô, tô theo những nét chữ đã có sẵn trong tập sau đó mới cho bé tập viết trên giấy trắng.
Bạn không cần phải bắt bé tập viết theo thứ tự của bảng chữ cái. Bắt đầu từ những chữ đơn giản sau đó tới những chữ khó dần. Hoặc bạn cũng có thể để bé bắt đầu với những chữ mà bé thích.
Kỹ năng viết của bé phụ thuộc nhiều vào khả năng phối hợp của hai tay, bạn có thể cho bé chơi các trò chơi giúp cho bàn tay hoạt động linh hoạt.
Tập viết là một việc không dễ dàng gì, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cả mẹ và bé. Nếu bé quên mặt chữ hay viết chữ không ngay hàng thẳng lối, bạn cũng đừng nên quát mắng bé. Nhưng đừng quên khen mỗi khi bé có tiến bộ hơn nhé, nó sẽ là động lực giúp bé làm tốt hơn nữa đó.
Thời gian đầu mới tập, bé có thể cảm thấy chán nản vì không làm được. Nên động viên, khuyến khích và giúp đỡ bé. Tuyệt đối không nên “giành làm” với bé, mà chỉ hỗ trợ bé những lúc bé gặp khó khăn.
Nên chọn thời điểm bé cảm thấy thoải mái nhất trong ngày để tập. Tạo không khí vui tươi (cho bé nghe nhạc hoặc vừa chơi vừa hát cùng nhau)
Không nên quá gò ép bé phải tập viết trong khi bé không thích. Nếu bé chán, nên cho bé nghỉ ngơi.
Khi bé hoàn thành tốt “nhiệm vụ” cần khen ngợi, cổ vũ, và thưởng cho bé những món quà (nên chọn quà là những món giúp ích cho việc học của bé)
[inline_article id=14089]
Dạy bé tập viết không hề khó với những bí quyết Marry Baby đã chia sẻ trong bài viết này phải không nào? Các bố mẹ hãy bắt tay vào tập cho các bé nhà mình ngay từ hôm nay nhé. Chúc các bố mẹ thành công!