Bà đẻ có ăn được đu đủ chín không? Đu đủ có giá rẻ, dễ ăn và được bày bán ở khắp mọi miền. Ăn đu đủ thường xuyên sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cung cấp đầy đủ khoáng chất cần thiết cho cơ thể.Bà đẻ ăn đu đủ chín được không? Bạn hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.
Bà đẻ có ăn được đu đủ chín không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đu đủ chín với khoảng 70% nước, 13% đường, 0,9% chất béo có chứa nhiều khoáng chất như xenlulozo, canxi, phốt pho, sắt, kali… Bên cạnh đó, đu đủ chín còn cung cấp lượng vitamin A, B, C và chất xơ dồi dào cho cơ thể.
Như vậy, bà đẻ có ăn được đu đủ chín không? Đây là loại thực phẩm rất tốt cho bà đẻ, đặc biệt là phụ nữ sinh mổ. Đây là một trong những thực phẩm mà bác sĩ sản khoa khuyên phụ nữ sau sinh nên ăn thường xuyên.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà đẻ ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của bơ đối với mẹ sau sinh
Bà đẻ ăn đu đủ chín lợi sữa
Đu đủ gần chín mềm hầm với giò heo từ lâu được xem là một món ăn lợi sữa. Đây là một siêu thực phẩm có thể làm tăng số lượng và chất lượng sữa tiết ra. Do đó, đu đủ là một món ăn cần phải có đối với những bà mẹ đang cho con bú.
Hormone oxytocin có vai trò điều tiết việc sản xuất sữa mẹ. Ăn đủ đủ sẽ giúp cơ thể sản xuất nhiều hormone này, làm tăng lượng sữa tiết ra. Thêm đu đủ chín mềm sau bữa ăn cũng sẽ giúp bạn cho con bú tốt hơn.
Bà đẻ ăn đu đủ chín có tác dụng gì?
1. Giúp lợi sữa, tăng chất lượng sữa mẹ
Bà đẻ có ăn được đu đủ chín không? Ăn nhiều đu đủ chín sẽ giúp mẹ lợi sữa, làm sữa mát, về nhanh và tăng chất lượng sữa. Bé bú mẹ sẽ được cung cấp đầy đủ các khoáng chất, vitamin vô cùng tốt cho con.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sau sinh ăn nho được không? Mẹ lưu ý để ăn nho đúng cách nhé!
2. Nâng cao hệ miễn dịch
Đủ đủ là loại trái cây giàu vitamin C giúp mẹ hồi phục sau sinh nhanh chóng và còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé. Ăn đu đủ cũng giúp mẹ và con giảm nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng, ho, cảm cúm…
3. Kiểm soát cân nặng
Bà đẻ có ăn được đu đủ chín không? Calo trong đu đủ chín rất ít, chỉ khoảng 39 calo cho 100g. Hương vị của đu đủ ngọt mềm và nhiều nước rất thích hợp để mẹ ăn no mà không sợ béo.
4. Ngăn ngừa táo bón
Vitamin B và khoáng chất riboflavin có trong đu đủ chín giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Đu đủ cũng chứa một lượng rất lớn chất xơ hòa tan, giúp việc thải các chất bã ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà đẻ ăn được cá gì để bồi bổ sức khỏe và tăng cường sữa cho con bú?
5. Bà đẻ có ăn được đu đủ chín không? Được vì có tác dụng làm đẹp
Đu đủ chín chứa nhiều beta carotene nên giúp ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Lượng vitamin A, D, E dồi dào có trong đu đủ cũng giúp da đẹp hơn, mẹ cũng có thể dùng đu đủ chín làm mặt nạ dưỡng da.
Các món ngon từ đu đủ chín cho bà đẻ
Sau sinh ăn đu đủ chín được không? Rõ ràng là được bởi những tác dụng trên. Dưới đây là một số món ăn từ đu đủ mà mẹ có thể tẩm bổ sau sinh.
1. Đu đủ xào thịt bò
Nguyên liệu chuẩn bị
- 300g đu đủ chín
- 1 củ cà rốt xắt sợi
- 300g thịt bò
- Tỏi băm, hành xắt nhỏ
- Gia vị các loại
Các bước thực hiện
- Sơ chế đu đủ chín, bỏ hạt, xắt sợi vừa ăn
- Thịt bò cắt miếng, ướp với một chút đường, nước mắm, tiêu
- Cho chảo lên bếp, bỏ dầu ăn và phi tỏi. Xào riêng thịt bò và rau củ gồm cà rốt, đu đủ
- Sau đó trộn các phần lại, nêm nếm cho vừa ăn rồi bày ra đĩa và rắc hành xắt nhỏ lên trên.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà đẻ ăn bắp cải có mất sữa không? Đâu là nguyên nhân gây mất sữa?
2. Đu đủ nấu canh sườn
Nguyên liệu chuẩn bị
- 350g sườn heo
- 1 trái đu đủ chín
- 50g hành lá, hành củ, rau mùi
- Tỏi băm, tiêu bột
- Gia vị các loại
Các bước thực hiện
- Rửa sạch sườn non, cắt thành khúc nhỏ và trần qua nước sôi để thịt không bị tanh.
- Cho nước lọc vào nồi nấu sườn, cho muối, hành củ đập giập và tỏi băm vào nấu.
- Đu đủ bào vỏ, bỏ hạt, rửa sạch và xắt miếng khoảng 2cm
- Khi sườn chín tới, dùng thìa lớn vớt hết lớp bọt bên trên để nước canh được trong hơn, sau đó cho đu đủ vào nấu.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, cho hành lá, rau mùi và tiêu bột vào rồi tắt bếp.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thực phẩm lợi sữa: 15 loại thức uống cực lợi sữa sau sinh
3. Đu đủ tiềm táo đỏ
Nguyên liệu chuẩn bị
- Nửa trái đu đủ vừa chín tới
- 250g đường phèn
- 60g táo đỏ
- 10g nấm tuyết
- 1 lít nước
Các bước thực hiện
- Sơ chế đu đủ, cắt thành miếng vuông vừa ăn
- Ngâm nấm tuyết trong bát nước ấm. Khi nấm mềm, rửa lại nhiều lần với nước, vắt ráo, cắt nhỏ.
- Rửa táo đỏ để sạch bụi, cho vào ngâm trong bát nước ấm.
- Cho đu đủ, nấm tuyết, táo đỏ vào chung trong bát sứ chịu nhiệt
- Bắt nồi lên bếp, cho 1 lít nước lọc, 250g đường phèn vào đun sôi cho đến khi đường tan hết.
- Khi nước đường sôi, cho vào bát sứ chứa các nguyên liệu trước đó rồi đặt vào nồi hấp cách thủy trong 15 phút
- Lưu ý để lửa vừa và không nên mở nắp trong quá trình hấp
- Có thể ăn nóng hoặc cho thêm ít đá viên thưởng thức như ăn chè
Lưu ý cho bà đẻ khi ăn đu đủ chín
Bà đẻ có ăn được đu đủ chín không thì bạn đã biết. Song bạn vẫn cần lưu ý một điều dưới đây để tránh “lợi bất cập hại”:
– Nên loại bỏ hết phần hạt đu đủ, bởi trong hạt của đu đủ có chứa chất độc carpine dễ gây rối loạn mạch, làm suy giảm hệ thống thần kinh.
– Phụ nữ sau sinh chỉ ăn đu đủ khoảng 2-3 lần/tuần. Mặc dù đu đủ rất ngon nhưng ăn đu đủ chín quá nhiều và liên tục có thể gây bệnh vàng da ở bé và mẹ.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà đẻ có ăn được đậu phụ không? Lưu ý khi ăn đậu phụ cho mẹ sau sinh
– Bây giờ thì bạn đã biết bà đẻ có ăn được đu đủ chín không, nhưng còn đu đủ xanh thì sao? Không nên ăn đủ đủ chưa chín hẳn, ăn sai cách có thể khiến mẹ nôn mửa, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày.
– Mẹ nên ăn đu đủ liền sau khi gọt vỏ, hạn chế bỏ tủ lạnh
– Chỉ nên dùng đu đủ chín như một món tráng miệng sau bữa ăn hoặc món ăn nhẹ cho bữa phụ.
– Nếu như mẹ có tiền sử mắc một số bệnh sau đây thì không nên ăn đu đủ chín như rối loạn về tim mạch, các bệnh về dạ dày, đường huyết thấp, bệnh đường hô hấp…
[inline_article id=211987]
Như vậy, bạn đã biết bà đẻ có ăn được đu đủ chín không. Hãy mua ngay trái này về ăn để kiểm chứng tác dụng của đu đủ với phụ nữ sau sinh có đúng như đã nói trên không nhé bạn.