Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Bật mí 7 cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh

Sau khi sinh con, không ít chị em gặp phải tình trạng giảm ham muốn tình dục do sự thay đổi nội tiết tố, cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, lo âu, căng thẳng,… Điều này có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và chất lượng cuộc sống của cả vợ lẫn chồng. Hiểu được những khó khăn mà bạn đang gặp phải, MarryBaby chia sẻ một số cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh dưới đây để bạn lấy lại sự tự tin và tận hưởng trọn vẹn “cuộc yêu” như ngày trước. 

Nguyên nhân khô hạn sau sinh

Khô hạn sau sinh là một trong những lý do chính khiến cho đời sống vợ chồng kém mặn nồng hơn. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể bao gồm: 

1. Thay đổi nội tiết tố

  • Sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ giảm mạnh, dẫn đến teo mỏng niêm mạc âm đạo, giảm tiết chất bôi trơn tự nhiên, gây khô rát.
  • Quá trình cho con bú cũng góp phần khiến tình trạng khô hạn sau sinh kéo dài do prolactin tác động, đây là một loại hormone kích thích tiết sữa mẹ có tác dụng ức chế estrogen.

>> Xem thêm: Mẹ bỉm sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao?

2. Các yếu tố khác

Để có cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh, bạn phải biết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
Để có cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh, bạn phải biết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Thói quen thụt rửa âm đạo thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh có tính axit cao hoặc sử dụng xà phòng chứa nhiều hóa chất có thể phá vỡ cân bằng độ pH âm đạo, làm khô rát vùng kín.
  • Căng thẳng, stress: Khi cơ thể căng thẳng, lưu lượng máu đến âm đạo giảm, dẫn đến giảm tiết chất bôi trơn.
  • Thiếu ngủ: Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng đến sự sản xuất hormone, bao gồm cả estrogen, góp phần gây khô âm đạo.
  • Một số bệnh lý: Một số bệnh lý có thể làm ảnh hưởng đến độ ẩm âm đạo như viêm nhiễm phụ khoa, tiểu đường, lupus,… 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể gây khô âm đạo như thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp,…

7 cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau, từ đó vô tình ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng khô hạn của mình khi tham khảo những cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh được gợi ý dưới đây:

1. Duy trì lối sống lành mạnh

  • Tập thể dục đều đặn sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Giữ chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ dinh dưỡng để duy trì năng lượng và sức khỏe. Không nên quá tập trung vào một nhóm thực phẩm hoặc ăn quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay, nóng…
  • Tạo thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu và thuốc lá.

>> Xem thêm: 9 thực phẩm giúp cải thiện vòng 1 sau sinh đẹp như thời con gái

2. Giảm stress là một cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh khoa học

Giảm stress là một cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh khoa học

Bạn có thể thử một số biện pháp giúp giảm stress, từ đó nâng cao sức khỏe tinh thần và tạo cảm giác hưng phấn cho “chuyện ấy”:

3. Tạo không gian lãng mạn

  • Hãy dành thời gian để tạo ra môi trường lãng mạn lẫn thoải mái cho bản thân và một nửa của mình. Thay đổi một bộ chăn ga mới, đốt một chút nến thơm sẽ giúp khơi gợi cảm giác cho cả hai.
  • Sắp xếp những buổi hẹn hò, những buổi tối đặc biệt chỉ dành cho hai người, từ đó gắn kết tình cảm vợ chồng.

4. Đọc truyện, xem phim ảnh 18+

Bạn có thể rủ chồng đọc truyện hoặc xem phim về tình dục để tăng cường kiến thức, kích thích trí tưởng tượng và khám phá những cách khiến cả hai bạn sẵn sàng nhập cuộc với những giây phút khó quên.  

Tuy nhiên, phim ảnh và sách báo có những nội dung “khiêu dâm” nhiều lúc không đúng với thực tế. Bạn không nên quá lạm dụng phim ảnh 18+ bởi có thể bị mất hứng thú chốn phòng the do não bộ bị chai lì cảm xúc, càng lúc càng cần những trải nghiệm mạnh hơn để có được hưng phấn khi “yêu”.

5. Trò chuyện với bạn đời

Trò chuyện với bạn đời để tìm cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh
Trò chuyện với bạn đời để tìm cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh
  • Thẳng thắn chia sẻ những cảm xúc, mong muốn và nhu cầu với chồng của bạn, đồng thời cũng mở lòng lắng nghe đối phương để thấu hiểu nhau.
  • Đừng quên tạo cơ hội cho cả hai tìm hiểu những cách “yêu” mới nhằm tạo cảm hứng, kích thích ham muốn.

6. Sử dụng gel bôi trơn

Bạn có thể sử dụng gel bôi trơn hoặc các sản phẩm hỗ trợ tình dục khác để giảm cảm giác khô rát hoặc đau đớn khi quan hệ tình dục.

7. Điều trị các vấn đề sức khỏe

Nếu có vấn đề sức khỏe nào ảnh hưởng đến ham muốn tình dục sau sinh, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Một số bệnh lý cũng có thể làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục như đái tháo đường, tim mạch, bệnh lây truyền qua đường tình dục…  

Ngoài ra, nếu stress/trầm cảm có thể là nguyên nhân khiến bạn mất hứng thú với chuyện chăn gối, hãy tham vấn chuyên gia tâm lý để tìm cách khắc phục sau khi đã áp dụng cách cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh trên.

Infographic 7 cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh
Infographic 7 cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh

>> Xem thêm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn và thời điềm nào là tốt nhất?

Sau sinh bao lâu có thể quan hệ lại được?

Sau khi sinh, việc quan hệ tình dục có thể trở lại bình thường sau khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, thời gian cụ thể có thể phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và sự hồi phục của người phụ nữ sau sinh.

Đối với sinh mổ, thời gian kiêng quan hệ có thể kéo dài đến 3 tháng. Trong mọi trường hợp, quan trọng nhất là bạn cảm thấy thoải mái và không còn đau đớn trước khi quan hệ trở lại. Nếu có lo lắng nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể và an toàn.

[inline_article id=262201]

Trên đây là các cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh để bạn và chồng hâm nóng tình yêu sau thời gian kiêng cữ khó chịu. Đừng quên truy cập MarryBaby thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích nhé! 

 

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Nâng ngực có cho con bú được không, có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Nếu đã thực hiện nâng ngực trước khi sinh con, bạn có thể sẽ băn khoăn nâng ngực có cho con bú được không, nâng ngực cho con bú có bị xệ không, hay nâng ngực có sữa cho con bú không. Tất cả những điều này sẽ được MarryBaby và bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Phụ nữ nâng ngực có cho con bú được không?

Sản phụ làm ngực có cho con bú được không? Hay sản phụ đặt túi ngực có cho con bú được không? Hầu hết các sản phụ đã thực hiện nâng ngực trước đó đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp như kích cỡ và vị trí đặt túi ngực cũng như phương pháp phẫu thuật thì mới biết được khả năng nuôi con bằng sữa mẹ có bị ảnh hưởng không. 

Nếu trong quá trình thực hiện nâng ngực; bác sĩ mổ ở vị trí dưới nếp vú hoặc qua nách thì sẽ không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Tuy nhiên, nếu vết mổ nằm xung quanh quầng vú; bạn có thể gặp khó khăn khi cho con bú vì có khả năng ống dẫn sữa đã bị cắt trong quá trình làm ngực.

Do đó, tuỳ vào từng trường hợp thì việc cho con bú sau nâng ngực có được hay không. Bạn cần phải cho con bú thử để biết mình có thể sản xuất được sữa cho con bú không rồi mới quyết định cho con bú thêm hay bú hoàn toàn bằng sữa công thức nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: 6 mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh và không đau đớn

Nâng ngực có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ không?

Nâng ngực có cho con bú được không và có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Nâng ngực có cho con bú được không và có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Bên cạnh vấn đề nâng ngực có cho con bú được không; thì túi ngực có gây ảnh hưởng đến sữa mẹ không? Túi ngực thường được chế tạo bằng chất liệu silicon. Do đó, nhiều phụ nữ thường lo sợ chất liệu này có thể nhiễm vào sữa và gây hại cho trẻ sơ sinh. 

Tuy nhiên, theo Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC); túi ngực bằng nhựa silicon không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và không gây hại cho trẻ sơ sinh. Do đó, nếu bạn có thể sản xuất được sữa mẹ thì vẫn có thể yên tâm cho con bú nhé. 

Đừng quá lo lắng về vấn đề sữa mẹ có bị nhiễm silicon mà lại không cho con bú. Bởi vì sữa mẹ vẫn là một sự lựa chọn tốt nhất cho những năm tháng đầu đời của trẻ sơ sinh đấy, bạn nhé.

Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề có nên đi xin sữa mẹ không bên cạnh vấn đề nâng ngực có cho con bú được không. Bởi vì, sữa mẹ dù tốt cho trẻ sơ sinh nhưng nếu uống sữa hiến tặng không rõ nguồn gốc cũng có nhiều tiềm ẩn nguy hiểm.

Một số vấn đề liên quan đến việc làm ngực và cho con bú

Sau khi tìm hiểu, sản phụ nâng ngực có cho con bú được không; chúng ta cần tìm hiểu những ảnh hưởng của vấn đề này đến việc cho con bú trong phần này nhé.

1. Sản phụ thu nhỏ và treo ngực sa trễ có sữa cho con bú không?

Liên quan đến vấn đề nâng ngực có cho con bú được không, nếu bạn thực hiện các phương pháp nâng ngực sa trễ hoặc thu nhỏ ngực thì đều có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh và ống dẫn sữa dẫn đến giảm điều tiết sữa.

Ngoài ra, khi bạn thực hiện đặt túi ngực ở phần dưới cơ ngực  sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ ít hơn khi đặt túi ngực ở phần trên cơ ngực. Hơn nữa, nếu bác sĩ thực hiện mổ xung quanh quầng vú có thể sẽ dân đến nguy cơ bị cắt đứt các ống dẫn sữa trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

Tuy nhiên, theo thời gian các ống dẫn sữa bị cắt đứt trong quá trình phẫu thuật có thể phát triển và các dây thần kinh có thể phục hồi chức năng trở lại để giúp cơ thể sản xuất sữa. Do đó, lượng sữa tạo ra sẽ phụ thuộc vào số lượng ống dẫn sữa, các dây thần kinh hồi phục và một số yếu tố khác ngoài phẫu thuật như hormone. 

>> Bạn có thể xem thêm: Cách hút sữa mẹ hiệu quả và đúng cách mẹ bỉm nên nên áp dụng ngay!

2. Sản phụ làm ngực to có sữa cho con bú không?

Sản phụ nâng to ngực có cho con bú được không?
Sản phụ nâng to ngực có cho con bú được không?

Một số phụ nữ có bộ ngực kém phát triển tìm đến việc nâng ngực để cải thiện kích thước. Những người này cơ địa thực chất đã không đủ các mô tuyến sữa nên thường có ngực hình ống, khoảng cách rộng hoặc không đối xứng. (*)

Nếu bạn ở trong trường hợp này thường đã không thể có nhiều sữa trước khi làm ngực rồi. Do đó, bạn có thể cân nhắc các phương pháp kích thích sản xuất sữa, cho con bú sữa công thức hoặc sữa mẹ hiến tặng nhé.

Nâng ngực vẫn cho con bú được nhưng nếu bị tắc tia sữa thì sao? Bạn có thể tìm hiểu thêm 6 mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh và không đau đớn cùng với chủ đề nâng ngực có cho con bú được không. 

(*) Ngực hình ống là loại ngực có ít mô vú hơn ở phần trên và phần dưới đầy đặn hơn. Điều này tạo ra hình dạng thon dài, giống như hình ống. Hay nói cách khác là ngực nhỏ và ngực bị chảy xệ.

3. Sản phụ nâng ngực cho con bú có bị xệ không?

Nâng ngực cho con bú có bị xệ không? Một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp Phẫu thuật Thẩm mỹ thường niên của Hiệp hội Bác sĩ Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ (ASPS) tại San Diego cho biết; việc cho con bú dường như không làm bộ ngực bị chảy xệ ở những phụ nữ đã thực hiện nâng ngực.

Tình trạng ngực chảy xệ thường xảy ra sau khi sinh con là do những thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai. Do đó, dù bạn đã làm ngực hay chưa thì việc cho con bú không phải lý do khiến cho bộ ngực biến thành “quả mướp” đâu nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách tăng kích thước vòng 1 sau cai sữa: Muốn ngực tròn đầy, phải thử ngay

Làm gì để tăng sữa mẹ sau khi nâng ngực?

Cho con bú và vắt sữa có thể giúp tăng tiết sữa mẹ
Cho con bú và vắt sữa có thể giúp tăng tiết sữa mẹ

Sau khi tìm hiểu sản phụ nâng ngực có cho con bú được không; bạn cần làm gì để có thể tăng tiết sữa cho con bú? Dưới đây sẽ là những mẹo giúp bạn có nhiều sữa để nuôi con:

  • Thường xuyên cho con bú mẹ: Việc bạn thường xuyên cho con bú sẽ khiến cho bầu ngực luôn trống dẫn đến kích thích tăng tiết sữa nhiều hơn. 
  • Tăng cường vắt sữa ngoài những lúc cho con bú trực tiếp: Ngoài việc cho con bú, bạn có thể vắt sữa rồi trữ đông để kích thích quá trình sản xuất sữa mẹ diễn ra liên tục nhé. 
  • Sử dụng thuốc kích sữa: Bạn có thể gặp bác sĩ để xin tư vấn về các loại thuốc có thể giúp bạn tăng tiết sữa. Ngoài ra, bạn không nên tự mua bất kì loại thuốc nào để tăng tiết sữa được bán ở ngoài thị trường. Bởi vì điều này có thể dẫn đến những biến chứng không tốt cho sức khỏe của bạn và con.

Nếu đột ngột bạn bị mất cảm giác căng sữa thì phải làm sao? Bạn có thể tìm hiểu vấn đề này trên MarryBaby cùng với chủ đề phụ nữ cho con bú nâng ngực có được không nhé.

[inline_article id=314685]

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu rõ vấn đề nâng ngực có cho con bú được không rồi. Phụ nữ đã từng phẫu thuật nâng ngực vẫn có thể cho con bú tuỳ vào từng trường hợp. Nếu không thể cho con bú do vấn đề phẫu thuật ngực; bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn các giải pháp khắc phục tốt nhất nhé.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không?

Sau khi sinh con là giai đoạn “nhạy cảm” đối với phụ nữ. Hầu như, tất cả các loại thực phẩm cũng như thuốc uống cần được bạn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng. Vậy phụ nữ sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không? Thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ không?

Tìm hiểu về thuốc tránh thai 

Thuốc tránh thai là một phương pháp ngừa thai được thiết kế để ngăn chặn quá trình rụng trứng, từ đó ngăn chặn tinh trùng thụ tinh với trứng. Bạn sẽ không thể có thai nếu không diễn ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. 

Ngoài ra, thuốc tránh thai cũng còn có tác dụng làm đặc chất nhầy xung quanh cổ tử cung khiến tinh trùng khó đi vào tử cung để gặp trứng và thụ tinh. Các hormone trong thuốc tránh thai còn có thể gây tác động đến niêm mạc tử cung khiến trứng đã thụ tinh khó bám vào thành tử cung do đó quá trình mang thai không thể diễn ra được.

>> Bạn có thể xem thêm: Cấy que tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không và phải làm sao?

Các loại thuốc tránh thai hiện có trên thị trường

Các loại thuốc tránh thai hiện có trên thị trường

Các loại thuốc tránh thai được sử dụng bằng đường uống, gồm có các loại sau hiện có trên thị trường:

  • Thuốc tránh thai kết hợp: Hầu hết các loại thuốc tránh thai trên thị trường là loại thuốc tránh thai hàng ngày có sự kết hợp của hai loại hormone estrogen và progesterone. 
  • Thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone: Đây là loại thuốc tránh thai dành cho con bú chỉ có chứa một loại hormone progesterone.
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp: Loại thuốc được sử dụng sau khi quan hệ không dùng biện pháp tránh thai khác. Các hormone trong thuốc sẽ làm cản trở quá trình rụng trứng tự nhiên ở phụ nữ và ngăn chặn quá trình thụ tinh. Nếu trứng đã thụ tinh, thuốc sẽ ngăn ngăn cản việc làm tổ của trứng đã thụ tinh trong lòng tử cung. Tuy nhiên nếu quá trình làm tổ đã diễn ra, thuốc sẽ không làm gián đoạn quá trình mang thai.

Ngoài thuốc tránh thai, bạn có tham khảo thêm phương pháp cho con bú vô kinh để tránh thai sau sinh nữa nhé.

Sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không? 

Phụ nữ sau sinh mổ và thường chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không? Sau khi sinh, dù là mẹ sinh mổ hay sinh thường nếu chưa có kinh nguyệt thì vẫn có thể uống thuốc tránh thai được. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng loại thuốc tránh thai cho con bú là loại thuốc chỉ chứa hormone progesterone. Đồng thời, trước khi sử dụng loại thuốc nào đi nữa, bạn vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ để an toàn. 

Vậy sau sinh chưa có kinh nguyệt lại có uống được thuốc tránh thai hàng ngày dạng kết hợp không? Phụ nữ sau sinh chưa có kinh nguyệt và đang cho con bú không nên uống thuốc tránh thai hàng ngày kết hợp. Vì loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Trong trường hợp sau sinh chưa có kinh lại có uống được thuốc tránh thai khẩn cấp không? Bạn cũng không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Vì thuốc sẽ bài tiết qua sữa mẹ và chưa rõ có nghiên cứu nào nói về tác dụng của thuốc đối với trẻ sơ sinh. Nếu bạn đã lỡ sử dụng loại thuốc này thì không nên cho con bú trong 7 ngày sau khi sử dụng thuốc.

>> Bạn có thể xem thêm: Tác dụng phụ của cấy que tránh thai và cách phòng tránh

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì uống thuốc tránh thai được?

Sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không? Phụ nữ sau sinh bao lâu thì uống thuốc tránh thai được?
Sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không? Phụ nữ sau sinh bao lâu thì uống thuốc tránh thai được?

Thông thường, phụ nữ có khả năng mang thai vào khoảng 2 tuần trước kỳ kinh (tức trong khoảng thời gian rụng trứng). Việc kinh nguyệt quay trở lại thời gian nào còn tùy thuộc vào việc bạn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, bú sữa công thức hay sử dụng kết hợp cả hai loại sữa trên. Thông thường, phụ nữ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ không có kinh nguyệt. Do đó, mà nhiều người dùng phương pháp cho con bú để tránh thai. 

Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ vậy mà lầm tưởng. Nhiều người vẫn có thể mang thai ngay khi đang cho con bú sữa mẹ hoàn toàn bởi trứng có thể rụng bất ngờ mà bạn không biết. 

Thời điểm thích hợp để bạn uống thuốc tránh thai là từ khoảng 3 tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên hỏi thăm ý kiến và sự tư vấn từ bác sĩ về thời gian nên uống thuốc tránh thai phù hợp với cơ địa cũng như thói quen cho con bú của bạn.

Các phương pháp tránh thai sau sinh khác có thể áp dụng

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không rồi. Vậy ngoài thuốc tránh thai, phụ nữ sau sinh còn có thể sử dụng các biện pháp tránh thai nào khác không? Bạn còn có thể áp dụng các phương pháp tránh thai dưới đây: 

  • Dùng bao cao su
  • Cấy que tránh thai
  • Đặt vòng tránh thai
  • Tiêm thuốc tránh thai
  • Sử dụng vòng âm đạo
  • Dùng miếng dán tránh thai

[inline_article id=325162]

Tóm lại, sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không? Sau sinh, bạn chỉ có thể uống thuốc tránh thai chứa progesterone thôi. Và tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc từ tuần thứ 3 sau khi sinh để đảm bảo cho sức khoẻ của em bé và hiệu quả tránh thai.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai và cách phòng tránh

Mặc dù, phương pháp tránh thai này được đa số các chị em phụ nữ sau sinh lựa chọn, nhưng trong quá trình cấy ghép có thể không tránh khỏi các tác dụng phụ của cấy que tránh thai. 

Que cấy tránh thai là gì? Hoạt động như thế nào?

Que cấy tránh thai có chứa hormone progesterone. Khi cấy que vào bắp cánh tay, que cấy tránh thai sẽ giải phóng hormone progesterone gây ức chế rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung, làm cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại và ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng.

Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bác sĩ sẽ gây tê mặt trong cánh tay trái hoặc phải (tùy theo tay không thuận của bạn). Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ chuyên biệt để luồn que cấy dưới da một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng giống như cảm giác đưa một cây tăm vào dưới da của bạn. 

>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai thường gặp

Khi bạn cấy que tránh thai, bạn có thể gặp phải một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai dưới đây. 

Có vết sẹo nhỏ nơi cấy que là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai
Có vết sẹo nhỏ nơi cấy que là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai

1. Bầm tím hoặc đau cánh tay cấy que

Một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai dễ nhận biết nhất chính là nơi cấy que bị bầm tím hoặc đau nhức. Bạn cũng có thể xuất hiện cảm giác ngứa ở chỗ cấy que trong vài ngày nhưng không nên gãi hoặc chà xát vùng da ở vị trí đó quá mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy một vết sẹo nhỏ sau khi thực hiện thủ thuật cấy que tránh thai. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ nào ở vị trí này thì nên đi khám sức khỏe ngay nhé. 

2. Rối loạn kinh nguyệt

Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai sau khi sinh. Sau khi cấy que, hầu như các chị em phụ nữ sẽ nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt ít hơn trước hoặc bị tắc kinh.

Thậm chí, chu kỳ kinh nguyệt của bạn ảnh hưởng có thể dẫn đến các vấn đề sau:

Những thay đổi này có thể ổn định sau một vài tháng. Tuy nhiên, nếu bạn bị rong kinh nhiều hoặc có các dấu hiệu bất thường thì nên đi khám sức khỏe ngay nhé.

Ngoài tìm hiểu những tác dụng phụ của cấy que tránh thai; bạn có thể tìm hiểu thêm về việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp khi cho bú.

3. Có thai ngoài ý muốn

Bạn có thể có thai ngoài ý muốn khi cấy que tránh thai
Bạn có thể có thai ngoài ý muốn khi cấy que tránh thai

Chị em phụ nữ sử dụng que tránh thai trong một năm cũng có thể có thai nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp. Đây cũng chính là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai bạn có thể gặp phải. 

Tuy nhiên, trường hợp có thai khi đang cấy que tránh thai dễ dẫn đến nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung. Tốt nhất, trong thời gian chờ que cấy phát huy công dụng (thường là 7 ngày), bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác để không có thai ngoài ý muốn.

4. Một số tác dụng phụ khác của cấy que tránh thai

Ngoài những tác dụng phụ của cấy que tránh thai kể trên; bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác dưới đây:

  • Đau ngực
  • Nhức đầu
  • Tăng cân
  • Chóng mặt
  • Kháng insulin nhẹ
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Đau nhức hoặc khô âm đạo
  • Thay đổi tâm trạng và trầm cảm
  • Đau ở vùng lưng hoặc vùng bụng
  • Nguy cơ cao bị u nang buồng trứng
  • Có thể tương tác với các thuốc điều trị các bệnh khác 
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?

Khi cho con bú cấy que tránh thai có an toàn không?

Sau khi tìm hiểu những tác dụng phụ của cấy que tránh thai; có thể bạn vẫn còn thắc mắc cấy que tránh thai có an toàn không. Đây là một biện pháp tránh thai được cho là an toàn đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Như bạn đã biết, khi cấy que cấy tránh thai, cơ thể sẽ được giải phóng thêm hormone progesterone. Tuy nhiên, hormone này không gây ảnh hưởng đến quá trình cơ thể mẹ sản xuất sữa và an toàn cho cả em bé.

Để yên tâm hơn, trước khi sử dụng que cấy tránh thai, bạn hãy xin sự tư vấn của bác sĩ nhé.

Làm thế nào để giảm gặp tác dụng phụ khi cấy que?

Để giảm tác dụng phụ khi cấy que bạn nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Để giảm tác dụng phụ khi cấy que, bạn nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Để giảm những tác dụng phụ của việc cấy que tránh thai; bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Sau khi cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách theo dõi sự phản ứng của cơ thể. Bạn nên lưu ý làm đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ nhé.
  • Ăn uống khoa học: Những tác dụng phụ của việc cấy que tránh thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó, bạn nên ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
  • Vận động thể chất: Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn và trao đổi chất tốt hơn. Do đó, bạn nên tập luyện thể dục để giúp cơ thể nhanh hồi phục sau những tác dụng phụ của việc cấy que tránh thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Hôi nách sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Lưu ý sau khi cấy que tránh thai để an toàn cho sức khỏe

Cấy que có thể gây ra những ra tác dụng phụ. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau khi cấy que để an toàn cho sức khỏe

  • Xuất huyết âm đạo: Bạn có thể chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân giữa các chu kỳ hoặc sau khi quan hệ. Nếu tình trạng kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm hướng xử lý. 
  • Một số đối tượng không nên cấy que tránh thai: Bạn không nên cấy que tránh thai nếu có tiền sử ung thư vú, đột quỵ, bệnh gan nặng, bệnh huyết khối.
  • Cần làm xét nghiệm để biết bản thân không mang thai: Trước khi cấy que tránh thai, bạn cần phải làm xét nghiệm để chắc chắn mình không mang thai.
  • Có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc: Cấy que tránh thai có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai như thuốc điều trị HIV, lao, động kinh, một số thuốc kháng sinh như rifambutin hoặc rifampicin.

Những tác dụng phụ của cấy que tránh thai bao gồm cấy que tránh thai bị rong kinh, bầm tím ở vị trí cấy que, có thai ngoài ý muốn, đau đầu, khô âm đạo,… Việc gặp phải những tác dụng phụ trên là do thay đổi hormone của cơ thể trong quá trình cấy que. Nếu bạn nhận thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc tác dụng phụ kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn thì nên đi khám sức khoẻ nhé.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào? Cách giải quyết nào tốt nhất?

Để biết mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào; trước hết MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu nhu cầu sinh lý của mẹ đơn thân trong phần dưới đây của bài viết.

Những nhu cầu sinh lý của mẹ đơn thân

Nhu cầu sinh lý của mẹ đơn thân sẽ có nhiều thay đổi khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người. Nhất là khi bạn vừa mới sinh con thì nhu cầu cho chuyện ấy càng bị xáo trộn nhiều. Nhìn chung, nếu bạn là mẹ đơn thân thì nhu cầu sinh lý sau sinh sẽ thay đổi như dưới đây:

  • Lãnh cảm: Nếu bạn vừa mới ly dị thì có thể sẽ bị lãnh cảm với chuyện vợ chồng. Vì lúc này, bạn mất đi niềm tin vào tình yêu với người đàn ông. Nếu bạn vừa mới sinh con thì có thể đối mặt với chuyện khô hạn sau sinh, hormone thay đổi, áp lực về việc chăm con nên cảm thấy rất lãnh cảm với chuyện chăn gối.
  • Nhu cầu sinh lý cao: Bạn cũng có thể có nhu cầu sinh lý rất cao. Phụ nữ ở độ tuổi 18–45 đều có nhu cầu quan hệ tình dục. Nhưng với phụ nữ tuổi 31–45 thì ham muốn có vẻ sẽ cao hơn. Do đó, nếu bạn ở trong độ tuổi này thì không có gì lạ khi ham muốn lại tăng cao.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn

Mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào?

Mẹ đơn thân cũng có nhu cầu sinh lý như các phụ nữ khác. Vậy mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào? Bạn có thể giải quyết nhu cầu sinh lý bằng cách thủ dâm, dùng sextoy, hoặc đơn giản hơn là bạn hẹn hò với người đàn ông khác.

Mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào?

1. Thủ dâm

Mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào? Bạn có thể “tự sướng” bằng cách thủ dâm. Việc này sẽ phụ thuộc vào tần suất và cách thực hiện của bạn nên cách giải quyết nhu cầu sinh lý của mẹ đơn thân có thể mang đến lợi ích hoặc ảnh hưởng tiêu cực.

2. Dùng sextoy

Sextoy được hiểu đơn giản là những dụng cụ được dùng để tạo ra khoái cảm tình dục. Vậy mẹ đơn thân dùng sextoy giải quyết nhu cầu như thế nào? Sextoy có hình dạng giống bộ phận sinh dục của đàn ông, vật liệu, cấu tạo của nó cũng tạo nên khoái cảm cho mẹ đơn thân.

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết sử dụng sextoy đúng cách để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

3. Mở lòng với một người đàn ông khác

Bên cạnh những cách tự sướng trên, mẹ đơn thân sẽ giải quyết nhu cầu như thế nào nữa? Bạn cũng có thể tìm hiểu và bắt đầu một mối quan hệ mới với người đàn ông mà bạn tin tưởng. Nếu anh là người yêu bạn thật lòng, bạn cũng đừng ngại ngần chia sẻ với anh mình là mẹ đơn thân. Khi đó, dấu hiệu để bạn biết anh yêu bạn thật lòng đó là anh chấp nhận quá khứ của bạn và yêu thương con bạn. “Chuyện ấy” cũng sẽ là một sớm một chiều khi hai bạn đã sẵn sàng.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu thì quan hệ được: Dục tốc bất đạt!

Mẹ đơn thân tự giải quyết nhu cầu có tốt không?

mẹ đơn thân tự giải quyết nhu cầu có tốt không?

Việc mẹ đơn thân tự giải quyết nhu cầu có thể sẽ mang đến nhiều lợi ích như giúp tinh thần vui vẻ và mang lại cho bạn cuộc sống thoải mái hơn.

Nhưng nếu bạn thủ dâm quá đà với tần suất quá nhiều có thể dẫn đến nghiện thủ dâm, giảm ham muốn “chuyện giường chiếu”, giảm chất lượng cuộc yêu khi lâm trận. Hoặc nếu bạn đang mang bầu có thể gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng sextoy quá nhiều để giải quyết nhu cầu sinh lý thì có thể đối mặt với vấn đề giảm cảm xúc khi quan hệ thật. Khi dụng cụ không được vệ sinh kỹ thì có thể bị viêm nhiễm khi sử dụng nhiều.

Trong trường hợp bạn chọn giải quyết nhu cầu sinh lý của mình với nhiều bạn tình nhằm chỉ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục là rất cao. Điều này sẽ gây hại đến sức khỏe sau này của bạn.

>> Xem thêm: Cách vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ để phòng bệnh STD

Những lưu ý khi mẹ đơn thân tự giải quyết nhu cầu

Khi đã hiểu cách mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào; thì bạn cần lưu ý các điều sau khi tự giải quyết nhu cầu cho mình:

  • Thủ dâm: Thực hiện thủ dâm có điều độ và đúng cách. Tránh quá đà trong việc thỏa mãn khoái cảm dẫn đến nghiện thủ dâm.
  • Dùng sextoy: Trước và sau khi sử dụng dụng cụ cần được vệ sinh thật cẩn thận, nên sử dụng cùng với chất bôi trơn phù hợp. Bạn không nên sử dụng sextoy quá nhiều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
  • Quan hệ tình dục với người đàn ông khác: Nếu chọn cách giải quyết nhu cầu với tình một đêm, thì bạn cần phải đảm bảo sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn. Tuy nhiên, rất nhiều rủi ro có thể đi kèm ở mối quan hệ kiểu này, nên tốt hơn hết, thay vì chọn yêu theo tình một đêm, bạn hãy mở lòng và yêu nghiêm túc một người mới để tận hưởng những cảm giác mặn nồng của tình yêu thật lòng.

[inline_article id=289565]

Như vậy, bạn đã biết mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào rồi. Nhưng dù chọn cách nào, thì mẹ cũng nên nhớ đừng để bản thân bị nghiện hoặc làm sức khỏe ảnh hưởng tiêu cực nhé.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Mẹ bỉm có nên vắt sữa khi cai sữa không? Mẹ đang cai sữa nên lưu ý!

Thực hư “lời đồn” này có đúng hay không? Để biết có nên vắt sữa khi cai sữa không và những điều liên quan; bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé.

Mẹ bỉm có nên vắt sữa khi cai sữa không?

Mẹ bỉm có nên vắt sữa khi cai sữa không? Câu trả lời là có. Khi bạn bắt đầu quá trình cai sữa, không cho con bú đột ngột thì sẽ dễ dẫn đến việc bạn bị căng sữa rất đau đớn. Để tránh tình trạng ngực bị căng sữa, bạn nên vắt sữa khi cai sữa cho con.

Khi vắt sữa bạn không được vắt quá nhiều. Thay vào đó, bạn hãy vắt một lượng sữa vừa đủ. Nếu bạn vắt quá nhiều sẽ không làm giảm nguồn sữa lại khiến quá trình cai sữa có thể lâu hơn.

Bạn có thể chuyển từ một cữ vắt sữa mỗi ngày sang vài ngày vắt sữa một lần để tránh căng sữa. Bạn có thể chuyển từ một cữ vắt sữa mỗi ngày sang vài ngày vắt sữa một lần để tránh căng sữa. Khi em bé ngưng bú mẹ, vú bạn có thể xuất hiện một vài khối nhỏ, bạn nên để ý những dấu hiệu này vì đây có thể là chỉ điểm của các ống tuyến bị tắc hoặc giai đoạn đầu của viêm vú. Hãy thử massage nhẹ nhàng, kết hợp chườm ấm để làm tan những khối này.

Nếu khối u này ngày càng nặng không giảm, có kèm theo đau ngực và sốt thì bạn nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách tăng kích thước vòng 1 sau cai sữa: Muốn ngực tròn đầy, phải thử ngay

Mẹ bỉm có nên vắt sữa khi cai sữa không?
Mẹ bỉm có nên vắt sữa khi cai sữa không?

Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không?

Cai sữa từ từ một cách tự nhiên là sinh lý nhất và khiến con bạn chấp nhận từ từ, tránh những tổn thương tâm lý cho trẻ. Tuy nhiên, đôi khi việc này không đạt được hiệu quả như mong muốn, chúng ta có thể sử dụng thuốc cắt sữa. Khi uống thuốc, cơ thể bạn sẽ ngưng sản xuất sữa, đôi khi quá trình này có thể mất một thời gian ngắn để dừng hoàn toàn việc tạo sữa, nếu cảm thấy bầu bú căng tức, bạn vẫn có thể vắt bỏ để giảm khó chịu.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm mất sữa mẹ tự nhiên sau cai sữa

Cách vắt sữa ra ngoài khoa học

Khi bạn đã biết có nên vắt sữa khi cai sữa cho con không; thì cũng cần biết thêm cách vắt sữa mẹ như thế nào cho khoa học. Dưới đây sẽ là hướng dẫn nguyên tắc vắt sữa mẹ.

1. Nguyên tắc vắt sữa mẹ bằng tay

Nguyên tắc vắt sữa khi cai sữa cho bé

  • Bước 1: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước.
  • Bước 2: Bạn hãy cố gắng thư giãn và nghĩ về con. Sau đó, bạn cần massage ngực trong khoảng 1 phút bằng lòng bàn tay, hướng về từng núm vú.
  • Bước 3: Đặt ngón tay cái và ngón tay trỏ ở hai bên của núm vú từ gốc vú nhẹ nhàng kéo căng và lăn núm vú.
  • Bước 4: Đặt ngón tay cái phía trên núm vú tại các cạnh của quầng vú, hoặc cách núm vú khoảng 2 cm và ngón tay trỏ ở bên dưới.
  • Bước 5: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nhẹ nhàng ấn mô vú về phía thành ngực và bóp. Sữa mẹ sẽ di chuyển xuống các ống dẫn ra tiết ra ngoài. Bạn không cần phải di chuyển các ngón tay về phía núm vú trong khi bóp vì sữa sẽ tự chảy ra khi bóp vú.

[key-takeaways title=””]

Hãy vắt sữa nhịp nhàng khoảng một lần mỗi giây. Sữa mẹ sẽ sớm chảy ra, thậm có thể còn phun ra ngoài. Đôi khi tay của bạn có thể bị mỏi nên hãy đổi tay thường xuyên. Và khi sữa mẹ giảm dần xuống còn vài giọt, bạn hãy thử di chuyển sang vùng khác của vú và tiếp tục ấn và vắt để lấy hết sữa.

[/key-takeaways]

2. Vắt sữa bằng máy hút sữa

  • Bước 1: Rửa sạch tay và bắt đầu massage kích thích ngực để sữa tiết ra.
  • Bước 2: Đặt phễu hút sữa trực tiếp lên trên núm vú của bạn (hãy đảm bảo rằng núm vú nằm ở giữa) và giữ chặt phễu vào bầu ngực của bạn.
  • Bước 3: Bóp và nhả tay cầm bơm sữa một cách nhịp nhàng. Điều này sẽ giúp bạn hút được lượng sữa ra ngoài.
Có nên vắt sữa khi cai sữa không và nguyên tắc vắt sữa là gì?
Có nên vắt sữa khi cai sữa không và nguyên tắc vắt sữa là gì?

3. Vắt sữa bằng máy hút điện

  • Bước 1: Rửa sạch tay và bắt đầu massage kích thích ngực để sữa tiết ra.
  • Bước 2: Đặt phễu hút sữa trực tiếp lên trên núm vú của bạn (hãy đảm bảo rằng núm vú nằm ở giữa) và giữ chặt phễu vào bầu ngực của bạn.
  • Bước 3: Bạn hãy chỉnh lực hút sữa ở áp suất thấp rồi từ từ tăng áp suất đến mức bạn cảm thấy thoải mái nhất khi vắt sữa.

[key-takeaways title=””]

Khi sử dụng máy hút sữa, nếu bạn thấy đau, hãy kiểm tra xem phễu hút sữa có nằm ngay giữa núm vú không và giảm lực hút xuống. Tuy nhiên, bạn cần nhớ không hút sữa quá nhiều vì không loại bỏ hết sữa thừa mà có thể gây đau và tổn thương núm vú.

[/key-takeaways]

Lưu ý khi cai sữa để sữa hết nhanh và không đau

Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bỉm trong quá trình cai sữa:

  • Cần tập cho con cai sữa từ từ: Điều này sẽ giúp em bé có thể quen với sự thay đổi trong thói quen và chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, cơ thể bạn có thể quen với việc không tạo ra sữa nữa.
  • Tạo sự thoải mái cho mẹ và con: Bạn cần tạo thêm sự thoải mái khi bạn và con chuyển sang bú bình hoặc uống bằng ly. Hãy dùng sự âu yếm và thời gian ở bên con để giúp con cảm thấy an toàn và được yêu thương mà không cần dựa vào vú mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Cách điều trị thế nào cho an toàn?

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho vấn đề có nên vắt sữa khi cai sữa không rồi đúng không? Khi cai sữa cho con, bạn nên vắt sữa mẹ để tránh tình trạng bị căng sữa do ngưng cho con bú đột ngột. Cách tốt nhất là bạn nên vắt sữa và cai sữa từ từ để em bé có thể thích nghi với sự thay đổi và để cơ thể làm quen với việc ngừng sản xuất sữa mẹ.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Mất sữa mẹ 2 tháng: Nguyên nhân ra sao và có lấy lại được không?

Để hiểu rõ hơn về tình trạng đột ngột mất sữa mẹ 2 tháng; trước hết MarryBaby sẽ cùng bạn đi tìm hiểu nguyên nhân gây mất sữa mẹ là gì.

Những nguyên nhân gây mất sữa mẹ

Chắc hẳn việc đột ngột mất sữa trong 2 tháng khiến bạn trở nên lo lắng nhiều hơn đúng không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các nguyên nhân gây mất sữa mẹ mà bạn có thể gặp phải dưới đây:

  • Thể trạng của người mẹ: Việc sinh nở và chăm con sau sinh sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi nên dẫn đến cơ thể thiếu hụt hormone làm cho lượng sữa tiết ra ít dần.
  • Thiếu hormone sản xuất sữa: Hormone prolactin và oxytocin có chức năng sản xuất sữa mẹ. Nếu hai hormone này hoạt động không hiệu quả sẽ khiến tuyến vú không thể tiết sữa được.
  • Tâm lý căng thẳng: Sau khi sinh, người mẹ sẽ đối diện với việc em bé thường xuyên quấy khóc, thức đêm, nguồn sữa mẹ ít dần… Những điều này khiến cho tâm lý căng thẳng gây mất sữa mẹ trong 2 tháng hoặc hơn.
  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng: Sau sinh, nếu thực đơn ăn uống hàng ngày chỉ có một vài món, hoặc quá kiêng khem sẽ không thể đảm bảo đủ dưỡng chất để nuôi cơ thể và sản xuất lượng sữa cần thiết cho con bú.
  • Nguyên nhân gây mất sữa khác: Bạn cũng có thể bị đột ngột mất sữa khi cho con bú sữa sai cách hoặc không thường xuyên, uống một số loại thuốc hoặc mắc một số bệnh…

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn xoài được không? Ăn xoài sau sinh có bị mất sữa?

Sữa mẹ bị mất trong 2 tháng có lấy lại được không?

Nhiều mẹ bỉm bị mất sữa trong 2 tháng lo lắng không biết sữa mẹ có lấy lại được không? Câu trả lời là có thể có. Để khắc phục tình trạng mất sữa, bạn cần thực hiện các việc kích sữa để cơ thể loại bỏ nguồn sữa cũ và tái sản xuất sữa trở lại. Sự đáp ứng với các phương pháp sẽ khác nhau tuỳ vào tình trạng mỗi người mẹ, nguyên nhân mất sữa, thời gian mất sữa, khả năng thực hiện…nhưng nhìn chung mẹ cần có sự tư vấn đầy đủ, chính xác từ chuyên gia để tìm ra nguyên nhân của vấn đề từ đó khắc phục đúng, bạn cũng phải kiên trì và có lòng tin.

Cần nhớ, việc kích thích sữa trở lại sẽ không thể giúp sản xuất nguồn sữa ngay được. Quá trình này sẽ mất nhiều thời gian và yêu cầu bạn phải tiếp tục cho em bé bú sữa công thức hoặc sữa hiến tặng cho đến khi cơ thể bắt đầu sản xuất sữa nhiều hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

Cách giúp lấy lại nguồn sữa mất trong 2 tháng

Để khắc phục tình trạng mất sữa trong 2 tháng đột ngột; bạn cần thực hiện các biện pháp lấy lại sữa mẹ đã mất dưới đây:

Cách lấy lại sữa khi bị mất sữa hiệu quả là dùng máy hút sữa
Cách lấy lại sữa khi bị mất sữa hiệu quả là dùng máy hút sữa
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bạn nên bổ sung thực đơn sau sinh đa dạng các nhóm dinh dưỡng như đa dạng chế độ ăn, từ tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất… Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số món ăn ngon như cháo cá chép, canh rau ngót thịt bò, chân giò hầm đu đủ, các món cháo chân giò…(hãy tin rằng ăn uống đủ chất sẽ mang lại nguồn sữa cho con)
  • Cho con bú đúng cách và thường xuyên: Khi em bé bú sữa đúng cách và thường xuyên tuyến vú của mẹ sẽ được kích thích hoạt động trở lại để sản xuất sữa phục vụ cho nhu cầu của bé. Cho con bú thường xuyên, đúng cách là yếu tố rất quan trọng.
  • Massage bầu ngực: Trước khi cho em bé bú, bạn massage bầu ngực để kích thích sữa về và làm giãn nở các nang sữa giúp cho việc xuống sữa tốt và ổn định hơn.
  • Sử dụng máy hút sữa để kích sữa: Trong thời gian bé không bú, bạn có thể sử dụng máy hút sữa để kích thích tuyến sữa hoạt động; ngay cả khi có ít sữa hoặc không có sữa vẫn nên sử dụng để giúp sữa về nhanh và nhiều hơn.
  • Thư giãn và nghỉ ngơi đủ: Stress cũng có thể là nguyên nhân gây mất sữa. Do đó, mẹ nên nhờ chồng và người thân chăm sóc con giúp để có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng để mẹ có thể phục hồi lại cơ thể.

Trong trường hợp nếu đã thử các cách để lấy lại sữa mẹ đã mất mà vẫn không lấy lại được sữa mẹ, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

>> Bạn có thể xem thêm: Nước gạo lứt rang lợi sữa, thức uống tuyệt vời cho mẹ sau sinh

Các loại thức uống lợi sữa mẹ nên thử

Mẹ cần uống nhiều nước, bất cứ loại nước nào an toàn cho sức khoẻ mẹ và trẻ sơ sinh, có thể dùng cho phụ nữ cho con bú đều có thể sử dụng, hãy tin rằng những thức uống giàu chât dinh dưỡng này sẽ giúp lợi sữa, mẹ có thể tham khảo một số thức uống như:

Như vậy hiện tượng các mẹ bỉm bị mất sữa trong 2 tháng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách lấy lại sữa khi bị mất sữa thì cơ thể vẫn có thể tái sản xuất sữa trở lại. Nhờ đó, em bé vẫn được bú mẹ đầy đủ và no nê trong những tháng đầu đời.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Hướng dẫn cách hút sữa mẹ hiệu quả và đúng cách để sữa về nhiều

Mẹ bỉm sữa nên áp dụng cách hút sữa mẹ bằng máy dưới đây để con luôn có một nguồn sữa thơm ngon, ấm nóng và đủ chất dinh dưỡng nhé!

Những lợi ích khi thường xuyên hút sữa mẹ

Trước khi tìm hiểu cách hút sữa mẹ hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu những lợi ích khi thường xuyên hút sữa mẹ dưới đây:

  • Dự trữ sữa mẹ: Hút sữa là một biện pháp dễ dàng giúp dự trữ và bảo quản sữa.
  • Hỗ trợ cho bé bú: Trong trường hợp không thể ngậm bắt vú hay do dị tật bẩm sinh, việc hút sữa mẹ sẽ giúp ích cho bạn và bé.
  • Tăng tiết sữa: Hút sữa đúng cách cũng là một phương pháp giúp kích thích sữa về nhiều hơn, có thể điều chỉnh lượng sữa dễ dàng và chủ động.
  • Bảo vệ bầu ngực người mẹ: So với cho bé bú trực tiếp, nếu bạn hút sữa sẽ giảm nguy cơ như tổn thương núm vú, nứt nẻ núm vú, viêm da, co thắt mạch máu và nhiễm trùng núm vú.
  • Giúp cho bé có thể được ăn sữa ngay cả khi không có mẹ ở bên:Khi bạn bị ốm, trẻ sinh non nằm ở khu vực chăm sóc đặc biệt,… hút sữa có giúp bé có sữa mẹ uống dù không có bạn bên cạnh.
  • Tránh tắc tia sữa: Hút sữa đúng cách giúp ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa, nhất là những mẹ có nhiều sữa. Nếu bạn ngăn ngừa được tình trạng tắc tia sữa thì cũng hạn chế tình tạng căng tức vú, viêm tắc tuyến sữa và áp xe vú.

>> Bạn có thể xem thêm: Đang cho con bú có uống được collagen không?

Cách hút sữa mẹ hiệu quả

1. Chọn máy hút sữa phù hợp để hút sữa hiệu quả

Để áp dụng cách hút sữa mẹ hiệu quả, trước tiên bạn cần chọn một máy hút sữa tùy vào nhu cầu. Máy hút sữa thủ công sẽ có tốt nhất cho việc hút sữa không thường xuyên; trong khi máy hút sữa điện sẽ tốt hơn cho khi mẹ dùng thường xuyên hoặc hàng ngày.

  • Máy hút sữa thủ công: Máy có kích thước nhỏ và rẻ tiền hơn so với máy hút sữa điện. Vì máy sẽ tốn nhiều công sức và thời gian hơn khi hút sữa nên sẽ tốt hơn khi sử dụng không thường xuyên. Nhiều mẹ bỉm chuẩn bị một chiếc máy hút sữa thủ công để dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc máy hút sữa điện gặp sự cố.
  • Máy hút sữa điện: Máy hút sữa bằng điện có thể dễ sử dụng thường xuyên hơn so với máy hút bằng tay vì chúng không cần dùng nhiều sức và có thể hút sữa nhanh hơn. Trên thị trường hiện có nhiều kiểu máy cho phép bạn hút cả hai bên ngực cùng lúc, giúp tiết kiệm thời gian và làm tăng nguồn sữa mẹ. Máy hút sữa điện thường có nhiều kích cỡ, có thể được cắm điện hoặc hoạt động bằng pin.

2. Làm vệ sinh máy cũng hỗ trợ hút sữa hiệu quả 

Trước khi sử dụng lần đầu, bạn hãy rửa sạch và sau đó khử trùng các vật dụng của máy hút sữa (ví dụ: phễu hút sữa và bất kỳ bộ phận nào khác tiếp xúc với ngực hoặc sữa của bạn) bằng cách đun sôi chúng từ 5-10 phút. Hoặc bạn có thể kiểm tra hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian đun sôi các bộ phận.

Bạn cũng có thể khử trùng các bộ phận bằng máy tiệt trùng; nhưng việc đun sôi cũng mang lại hiệu quả và không tốn kém. Sau đó, rửa bình sữa, núm vú bình sữa và dụng cụ hút sữa bằng nước rửa bình sữa (hoặc cho chúng vào máy rửa chén) sau mỗi lần sử dụng. Vì chúng có thể lây lan vi khuẩn nếu không được làm sạch đúng cách.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách lấy lại sữa mẹ đã mất đơn giản: Mẹ bỉm đừng quá lo lắng nhé!

3. Hút sữa hiệu quả ngay sau khi sinh con

Cách hút sữa mẹ hiệu quả là trong 2 giờ đầu sau khi sinh, bạn nên cho em bé bú ngay và sau đó bắt đầu hút sữa bằng máy sau mỗi 2–3 giờ. Bạn có thể sử dụng máy hút sữa được bệnh viện cấp hoặc máy hút sữa cá nhân.

Ban đầu, bạn sẽ chỉ tạo ra một lượng nhỏ sữa non cho đến khi sữa về đầy đủ. Nhưng bạn hãy tiếp tục hút sữa để nguồn sữa tăng dần lên. Nếu con bạn đang bú mẹ hoàn toàn thì không cần phải hút sữa ngay. Việc tích trữ nguồn sữa cho sau này có thể rất thú vị. Nhưng đây không phải là một ý kiến hay vì có thể gây thừa sữa và khiến bạn thường xuyên bị căng sữa.

4. Cách hút sữa hiệu quả trước khi đi làm lại

Nếu bạn trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh; thì hãy bắt đầu hút sữa trước đó vài tuần. Điều này giúp bạn có thời gian để biết cách sử dụng máy hút sữa hiệu quả và cảm thấy thoải mái khi sử dụng, đồng thời tập cho em bé có thời gian để học cách bú bình.

Lượng sữa mẹ bỉm có thể vắt ra bằng máy khác nhau mỗi lần sử dụng. Nhưng bạn đừng nản lòng nếu phải mất vài lần vắt sữa mới có thể vắt đủ sữa cho một bình đầy. Một số người thấy rằng, họ vắt sữa nhiều hơn khi em bé ở gần; khi nhìn vào ảnh của em bé; hoặc khi ngửi thấy mùi quần áo của em bé.

Mặc dù điều này có thể mất thời gian để làm quen với việc hút sữa; nhưng đó là một cách hút sữa mẹ hiệu quả để đảm bảo rằng em bé tiếp tục bú sữa mẹ ngay cả khi bạn không ở đó. Nếu bạn có thắc mắc hoặc lo lắng về lượng sữa bạn đang vắt, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn chăm sóc sức khỏe của bạn.

5. Tìm một nơi hút sữa thoải mái và thư giãn

Phản xạ xuống sữa của bạn (khi sữa tiết ra) có thể bị ảnh hưởng nếu bị bực bội, lo lắng hoặc vội vàng. Vì vậy, hãy ngồi ở một nơi thoải mái và cố gắng không nghĩ về những việc khác mà bạn cần làm. Thay vào đó, bạn hãy nghe nhạc êm dịu và tìm ra những gì giúp bạn cảm thấy thư giãn khi hút sữa bằng máy.

>> Bạn có thể xem thêm: 6 mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh và không đau đớn

6. Xem những thứ khiến giúp nhớ đến con 

Xem hình ảnh, video trên điện thoại hoặc một vật có mùi hương của con như mền, quần áo… cũng là cách hút sữa mẹ hiệu quả. Vì điều này có thể giúp bạn không suy nghĩ lung tung và ngăn ngừa việc kích hoạt sự thất vọng.

7. Xoa bóp vú trước và trong khi hút sữa

Xoa bóp vú trước và trong khi hút sữa

Ngoài ra cách hút sữa mẹ hiệu quả cũng cần bạn sử dụng bàn tay để xoa bóp và nặn vú để giúp tiết sữa tốt hơn. Điều này có thể khó khăn nếu bạn bơm cả hai vú cùng một lúc.

8. Đặt phễu hút sữa đúng cách

Phễu hút sữa là một cốc nhựa che phủ núm vú và quầng vú khi bạn hút sữa. Bạn hãy chắc chắn rằng tấm chắn được bao phủ toàn bộ núm vú và quầng vú của bạn. Nếu đặt tấm chắn không đúng có thể khiến bạn không thoải mái và khó lấy được lượng sữa cần thiết.

9. Tìm phễu hút sữa đúng kích cỡ 

Trong khi hút sữa, núm vú của bạn phải di chuyển tự do bên trong đường hầm của phễu hút sữa mà không bị kéo quá nhiều quầng vú vào trong. Nếu việc hút sữa cho bạn cảm giác không thoải mái, hãy thử chọn một tấm chắn ngực có kích cỡ khác.

 >> Bài cùng chủ đề: Cách tăng kích thước vòng 1 sau cai sữa: Muốn ngực tròn đầy, phải thử ngay

10. Điều chỉnh tốc độ và lực hút ở mức phù hợp

Khi sử dụng máy hút sữa, nếu bạn điều chỉnh tốc độ và lực hút phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa bất kỳ sự khó chịu có thể xảy ra. Cách hút sữa mẹ hiệu quả nhất là, bạn nên sử dụng mức cài đặt thấp nhất để giúp dòng sữa chảy ra thoải mái hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Bể trái chàm ở nữ giới sau sinh và những điều bạn cần biết!

11. Cách hút sữa mẹ không hiệu quả là dùng máy cũ

Mượn hoặc mua máy hút sữa đã qua sử dụng của người khác là cách hút sữa mẹ không hiệu quả. Vì vi khuẩn và vi rút từ người dùng trước có thể bị mắc kẹt bên trong máy hút sữa. Do đó, chúng có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe của con bạn; ngay cả khi đã khử trùng và làm sạch nhiều lần.

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng máy hút sữa được bệnh viện cấp dành cho nhiều người dùng. Vì những máy hút sữa này cho phép bạn sử dụng bộ dụng cụ phụ kiện của riêng mình giúp giảm nguy cơ nhiễm bẩn hiệu quả.

12. Xây lịch hút sữa theo lịch cho bé bú

Xây dựng lịch hút sữa là cách hút sữa mẹ hiệu quả bạn cần áp dụng. Lịch hút sữa cho việc hút sữa mẹ bằng máy sẽ phụ thuộc vào mức độ bạn thường xuyên cho bé ăn ở nhà. Bạn hãy cố gắng tuân theo cùng một lịch trình cơ bản. Điều này sẽ giúp  nguồn sữa khi bạn không cho con bú trực tiếp.

Nếu cơ thể bạn cạn sữa, thì nó sẽ tự sản xuất trở lại. Một bộ ngực căng sữa không phải là điều tốt. Bạn cần phải được hút hết sữa ra ngoài. Hoặc có thể đến nhà trẻ cho con bú trực tiếp để giảm các buổi hút sữa và giúp tăng cường các buổi gặp mặt trực tiếp.

[recommendation title=”Yếu tố giúp sữa mẹ luôn về nhiều:”]

  • Uống ít nhất 2 lít nước trong một ngày
  • Lựa chọn địa điểm hút sữa thoải mái và kín đáo
  • Duy trì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý
  • Ghi nhớ và tuân thủ theo đúng cũ hút theo lịch hút sữa
  • Trong khi hút sữa, bạn có thể nghe nhạc, xem TV, đọc sách…
  • Mẹ nên lựa chọn loại máy hút có thể hút đồng thời 2 bên ngực
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập trung vào các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm

[/recommendation]

Một số lưu ý sau khi hút sữa xong

1. Bảo quản sữa mẹ hiệu quả sau hút sữa

Bảo quản sữa mẹ đúng cách trong tủ lạnh sau khi hút xong

Biết bảo quản sữa cũng là cách hút sữa mẹ hiệu quả. Sau mỗi lần hút sữa, bạn có thể:

  • Làm lạnh: Sữa mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh tối đa 4 ngày.
  • Giữ sữa ở nhiệt độ phòng: Sữa mẹ vẫn ổn trong tối đa 4 giờ sau khi bơm ở nhiệt độ phòng.
  • Đặt sữa trong tủ đông: Nếu bạn không sử dụng sữa mẹ đã được làm lạnh trong vòng 4 ngày sau khi hút sữa, hãy làm đông lạnh ngay sau khi hút sữa.
  • Sử dụng gói làm mát: Bạn có thể cho sữa mẹ vào hộp làm mát hoặc túi làm mát cách nhiệt với túi đá đông lạnh trong tối đa 24 giờ sau khi hút sữa. Sau 24 giờ trong tủ mát, sữa mẹ nên được làm lạnh hoặc đông lạnh.
  • Vật dụng trữ sữa: Hãy sử dụng túi trữ sữa được sản xuất để đông lạnh. Bạn cũng có thể sử dụng chai thủy tinh sạch hoặc chai nhựa cứng không chứa BPA có nắp đậy kín. Không sử dụng các thùng chứa có số tái chế 7 vì có thể chứa BPA. Không sử dụng lót chai dùng một lần hoặc túi nhựa khác để đựng sữa mẹ.

Ngoài việc tìm hiểu việc bảo quản và cách hút sữa mẹ hiệu quả; bạn cũng cần biết khắc phục vấn đề sữa mẹ bị nóng phải làm sao cho mát và ngon hơn?

2. Mẹo trữ đông sữa đúng cách

  • Vặn chặt nắp chai hoặc nắp cho đến khi sữa đông hoàn toàn.
  • Đông lạnh một lượng nhỏ (59-118 ml, hoặc ¼ đến ½ cốc) để cho ăn sau.
  • Để khoảng 25.4 mm từ sữa đến miệng hộp vì sữa sẽ to hơn khi đông lạnh.
  • Lưu trữ sữa ở phía sau tủ đông đừng để trên giá của cửa vì sữa có thể khó đông lạnh hơn.
  • Dán nhãn rõ ràng trên các hộp đựng sữa với ngày sữa được vắt ra và tên của con nếu bạn đang cho con đi nhà trẻ.

3. Rã đông và hâm nóng sữa mẹ vẫn đảm bảo dinh dưỡng

  • Hãy rã đông sữa mẹ cũ nhất trước.
  • Rã đông chai hoặc túi sữa đông lạnh bằng cách cho vào tủ lạnh qua đêm.
  • Sữa mẹ không cần hâm nóng vi một số bà mẹ thích cho con bú sữa ở nhiệt độ phòng. Hoặc một số bà mẹ lại thích cho con bú sữa khi lạnh.

Nếu bạn quyết định hâm nóng sữa mẹ:

  • Giữ hộp kín trong khi hâm nóng.
  • Giữ nó dưới vòi nước ấm, không nóng, hoặc đặt nó trong một thùng chứa nước ấm, không nóng.
  • Không bao giờ cho bình sữa hoặc túi sữa mẹ vào lò vi sóng. Vì lò vi sóng tạo ra những điểm nóng có thể làm bỏng em bé và làm hỏng sữa.
  • Kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ một ít lên cổ tay của bạn. Sữa nên ấm, không nóng.
  • Khuấy sữa để trộn chất béo có thể đã tách ra nhưng bạn không được lắc sữa.
  • Sử dụng sữa mẹ trong vòng 24 giờ sau khi rã đông trong tủ lạnh. Điều này có nghĩa là 24 giờ kể từ khi sữa mẹ không còn đông đá, không phải từ khi bạn lấy sữa ra khỏi tủ đông.
  • Sau khi sữa mẹ được rã đông đến nhiệt độ phòng hoặc được làm ấm sau khi để trong tủ lạnh hoặc tủ đông; bạn hãy sử dụng sữa mẹ trong vòng 2 giờ. Nếu bạn còn dư sữa sau khi bé bú xong, hãy chắc chắn đổ sữa ra ngoài trong vòng 2 giờ.
  • Không làm đông lạnh lại sữa mẹ sau khi đã được rã đông.

[inline_article id=184087]

Như vậy bạn đã biết cách hút sữa mẹ hiệu quả và áp dụng các cách trữ đông cũng như hâm nóng sữa khi cho con bú. Nếu muốn sữa mẹ hút bằng máy luôn ngon và bổ dưỡng thì bạn đừng bỏ qua những cách hút sữa mẹ hiệu quả trên nhé!

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ? Mách bạn nguyên tắc cấm kỵ khi đến thăm bà đẻ

Thực hư chuyện này ra sao? Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không? Bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Quan niệm dân gian về kinh nguyệt

Trước khi tìm hiểu có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không, bạn hãy tìm hiểu về quan niệm về trẻ sơ sinh mắc hơn người có kinh. 

Theo quan niệm dân gian, việc phụ nữ có kinh được cho là một sự ô uế. Hơn nữa, khi đến ngày “đèn đỏ”, phụ nữ phải tự giác không đi vào nơi linh thiêng như đền thờ, bàn thờ, miếu hay chùa.

Ngoài ra, do những hiểu biết chưa đầy đủ về y học và sinh lý, con người theo bản năng cho rằng việc có kinh hay chảy máu bất thường là điều không may và phải tránh xa.

Kinh nguyệt là một hoạt động sinh lý bình thường của phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt thường thay đổi khi phụ nữ già đi. Một chu kỳ bình thường kéo dài từ 24 – 38 ngày.

Quan niệm dân gian về kinh nguyệt

>>Xem thêm: Đầu năm đi thăm bà đẻ có xui không? Câu chuyện nan giải ngày tết đến xuân về!

Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không?

Sau khi sinh, bà đẻ phải thực hiện kiêng cữ nhiều thứ để bảo vệ bản thân và con mình khỏi những tổn thương từ môi trường xung quanh. 

Nỗi băn khoăn có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không cũng xuất phát từ một trong số những điều kiêng cữ ấy.

Theo đó, nhiều người cho rằng,  người có kinh đi thăm bà đẻ sẽ làm em bé khóc liên miên, dễ đau ốm và chậm phát triển. Thế nhưng, đây là những nhận định phi khoa học.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không? Câu trả lời là có nhé, vì điều này không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho mẹ và bé. Tuy vậy, bạn muốn đi thăm bà đẻ và em bé vẫn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để tránh gây hại cho mẹ và con. 

[/key-takeaways]

có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ

>>Xem thêm: Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Biết sớm để đỡ băn khoăn nhé mẹ!

Lưu ý khi đi thăm bà đẻ

Sau khi đã biết “có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ”, bạn hãy theo dõi tiếp phần sau đây để biết những lưu ý khi đi thăm nhé.

1. Những điều nên làm khi đi thăm bà đẻ

1.1 Kiểm tra xem đã tiêm vaccine đầy đủ chưa

Trẻ sơ sinh chưa có hệ thống miễn dịch phát triển đầy đủ, khiến chúng đặc biệt dễ bị nhiễm trùng. Vì lý do này, bất kỳ ai ở gần trẻ sơ sinh (bao gồm cả cha mẹ, anh chị em ruột, người đến thăm) nên đảm bảo tiêm các loại vaccine định kỳ sau đây ít nhất hai tuần trước khi gặp trẻ:

  • Tiêm phòng cúm 
  • Vaccine ho gà (được gọi là DTaP cho trẻ em và Tdap cho trẻ lớn hơn và người lớn)

1.2 Chủ động tránh xa nếu bị ốm

Những vị khách có triệu chứng của bất kỳ bệnh như: (ho, cảm lạnh, sốt hoặc các triệu chứng cúm… nên giữ khoảng cách với nhà bà đẻ cho đến khi vị khách đó hồi phục hoàn toàn.

1.3 Rửa tay thường xuyên

Bà đẻ nên yêu cầu khách rửa tay khi đến và trước khi bế trẻ sơ sinh. 

1.4 Để bé có không gian riêng

Có thể bà đẻ cảm thấy thoải mái khi có một số khách đến thăm bé, nhưng đối với việc để mọi người bế em bé thì chưa chắc.

1.5 Mang/đeo khẩu trang

Nhất là trong mùa cúm, hoặc đại dịch, bất kỳ ai bế em bé nên đeo khẩu trang.

nên đeo khẩu trang khi thăm bà đẻ

>>Xem thêm: Tại sao bà đẻ phải đi chợ mở hàng sau sinh?

2. Những điều không nên làm khi đi thăm bà đẻ

2.1 Xuất hiện mà không báo trước

Nếu bạn muốn đến thăm thì hãy hỏi kỹ ba mẹ để sắp xếp thời gian cụ thể, chứ không nên tự ý đến mà không hỏi trước. 

2.2 Đừng đến với “bàn tay không”

Khách đến thăm nhà có thể mang theo thức ăn. Các bậc làm cha mẹ sẽ vô cùng biết ơn về điều này vì họ thậm chí không thể đặt con xuống 10 giây, nói gì đến việc chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn.

Một số gợi ý cho bạn là: Đồ ăn nhẹ hoặc thẻ quà tặng. Nếu không phải là thức ăn, hãy cố gắng mang theo thứ gì đó hữu ích: tã lót, khăn lau, đồ chơi em bé thích hoặc chất tẩy vết bẩn hoặc yếm dãi dễ thương. 

Đừng mang theo hoa! Mặc dù hoa rất đáng yêu, nhưng không hữu ích lắm cho bà đẻ và em bé.

>>Xem thêm: Đi thăm bà đẻ nên mua gì? Top 12 món quà ý nghĩa nhất cho mẹ và bé

2.3 Ở lại quá lâu

Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ đã rõ. Nhưng bạn chú ý khi gặp em bé, chúc mừng cha mẹ, trò chuyện, đề nghị giúp đỡ bằng mọi cách bạn có thể và hãy tranh thủ ra về. Hãy cẩn thận để không ở lại quá lâu vì các bậc cha mẹ cũng quá mệt mỏi với việc chăm sóc em bé và những công việc khác rồi.

không ở lại lâu khi thăm bà đẻ

2.3 Trông chờ vào việc được phục vụ

Tiếp đãi khách đi thăm là một điều nên làm. Tuy nhiên, những bậc cha mẹ không muốn đóng vai là người điều phối buổi gặp hay chờ đợi ai trừ đứa con mới chào đời của họ. 

Do đó, khách đến chơi không nên kỳ vọng quá nhiều về việc gia đình bạn đến thăm sẽ làm gì nhiều cho bạn, chẳng hạn như rót nước, mời ăn… Bạn nên chủ động hỏi và “tự phục vụ” khi có thể nhé. 

2.4 Đi cùng nhóm đông người

Các bận làm cha mẹ  thích khoe con của họ bao nhiêu thì họ cũng không muốn có những vị khách mà họ không mong đợi bấy nhiêu. Ví dụ, bà đẻ có thể đồng ý với việc phô bộ ngực (lúc cho con bú) trước mặt bạn, nhưng không phải trước mặt chồng bạn.

Do đó, bạn đừng xuất hiện với bất kỳ khách bổ sung nào mà không báo trước.

2.5 Làm trái ý 

Nếu cha mẹ không muốn khách đến thăm ở bệnh viện, bạn hãy tôn trọng điều này. Tương tự, nếu cha mẹ không muốn có người đến thăm trong vòng 7 ngày sau khi về nhà, bạn nên chờ hết 7 ngày. 

2.6 Đăng ảnh em bé lên mạng xã hội mà không xin phép

Nếu đó không phải là con bạn, thì đó không phải là thứ bạn nên đăng tải. Không phải ai cũng chia sẻ mọi khoảnh khắc trên mạng xã hội và có lẽ những bậc cha mẹ này thà giữ đứa con cưng bé bỏng của họ cho riêng mình. Hoặc có thể cha mẹ cảm thấy bức ảnh không đẹp mặc dù bạn nghĩ nó dễ thương.

2.7 Đưa ra lời khuyên nếu không được yêu cầu

Khách chỉ có thể cung cấp kiến thức nuôi dạy con phong phú của mình nếu người mới làm cha mẹ hỏi một câu hỏi cụ thể. Bởi việc đưa ra quá nhiều lời khuyên cho mẹ lúc này sẽ khiến mẹ cảm thấy choáng ngợp.

2.8 Hỏi những câu hỏi mang tính tò mò

Nếu bà đẻ không chủ động chia sẻ chuyện sinh nở của mình, bạn không nên hỏi chi tiết. Do đó, vị khách hãy sẵn sàng chia sẻ câu chuyện sinh nở với bà đẻ khi bà đẻ sẵn sàng nhé.

2.9 Bỏ quên những anh chị của em bé

Nếu em bé mới sinh có anh trai hoặc chị gái, anh trai hoặc chị gái có thể cảm thấy bị lạc lõng vì mọi sự chú ý đều dồn vào người em mới chào đời của mình. Do đó, vị khách hãy thể hiện sự quan tâm của mình với chúng bằng cách nói chuyện, chơi với chúng, thậm chí có thể mang tặng chúng những món quà ý nghĩa (đồ chơi, sách truyện…)

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ. Hy vọng bạn đã nắm được những nguyên tắc tối kỵ khi đi thăm mẹ và bé trong giai đoạn kiêng khem khó khăn này.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Tổng hợp các hoạt động và khoảng thời gian thích hợp cho bà đẻ

Khi nào mẹ có thể trở lại làm công việc nhà, thậm chí là đi làm trở lại? Ở cữ bao lâu? Đâu là những hoạt động mẹ nên và không nên làm? Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu trong bài viết dưới đây nhé.

Sau sinh có nên làm việc nhà không?

1. Đối với sinh mổ

Sau sinh mổ có nên làm việc nhà không? Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Mẹ sau sinh mổ chỉ nên đi bộ, lên xuống cầu thang và làm những công việc nhà rất nhẹ là an toàn. Tuy nhiên, mẹ cần phải lắng nghe cơ thể của mình, chỉ làm khi bạn cảm thấy đủ sức làm việc đó!

Tránh gây căng thẳng cho cơ thể, vì vết mổ sẽ chưa lành hẳn cho đến 4-5 tuần sau khi sinh.

Bạn cũng nên tránh để vết mổ bị ướt và tránh vi phạm tất cả những điều tiêu chuẩn khác không được làm trong thời kỳ hậu sản.

Sau 6 tuần, mẹ sẽ đăng ký khám kiểm tra với bác sĩ và sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách hồi phục tùy theo thể trạng.

[key-takeaways title=””]

Sinh mổ bao lâu thì làm việc nhà được? Như vậy, sau sinh mổ mẹ có thể làm việc nhà cực kỳ nhẹ nhàng và tăng dần hoạt động, làm việc nhà khi cơ thể bạn lấy lại sức (4 – 6 tuần). Lắng nghe tín hiệu của cơ thể bạn và đừng ép bản thân vượt quá giới hạn đó!

[/key-takeaways]

bà đẻ mổ nên kiêng làm việc nhà bao lâu

2. Đối với sinh thường

Mẹ sinh thường cũng nên tránh khuân vác nặng, nhưng có thể làm những công việc nhà nhẹ nhàng miễn là nó không làm mẹ mệt mỏi hoặc gây nguy hiểm cho cơ thể.

Trong vài ngày đầu tiên sau sinh thường, mẹ hãy làm mọi thứ chậm lại và khuyến khích nên nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình đối với việc nhà. Lúc này mẹ chỉ cần tập trung vào việc hồi phục và chăm sóc em bé.

Sau khi mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn, lịch trình ngủ – thức của em bé đều đặn hơn, mẹ có thể bắt đầu làm việc nhà.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, lời khuyên ở đây là bà mẹ sau sinh thường vẫn có thể làm việc nhà. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chia khối lượng công việc thành các phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn để mẹ không bị quá tải hoặc dễ mệt mỏi và giảm thiểu số lần nâng vác có thể.

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Sau sinh kiêng gió bao lâu là tốt nhất? Mẹ bỉm vừa sinh con cần lưu ý!

Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu?

Bất kể mẹ sinh thường hay sinh mổ, mẹ vẫn nên ưu tiên việc chăm sóc bản thân và em bé hơn làm việc nhà.
Theo đó, mẹ hãy tập trung vào việc kiểm soát những thay đổi của cơ thể sau khi sinh.

Việc giặt giũ và bát đĩa có thể nhờ người thân khác phụ giúp. Mẹ hãy kiên nhẫn với bản thân và dành nhiều thời gian để hồi phục trước khi tập trung vào môi trường xung quanh!

Vậy, bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Trên thực tế, hiếm có bà mẹ nào nóng lòng quay trở lại làm việc sau khi sinh con, đặc biệt là việc nhà. Mọi người đều muốn ở nhà để nghỉ ngơi.

Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Nếu mẹ cảm thấy sẵn sàng làm việc nhà trở lại, mẹ vẫn cần sự chấp thuận của bác sĩ 3 tuần sau khi sinh thường. Đối với các bà mẹ sinh mổ, có thể bạn sẽ phải đợi 6 tuần.

Điều này giúp bạn có thời gian với em bé và thời gian để điều chỉnh tinh thần và thể chất với tất cả những thay đổi đã xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

>>Xem thêm: 8 lời khuyên về kiêng cữ sau khi sinh

bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu
Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu?

Các hoạt động mẹ có thể làm sau khi sinh

Bên cạnh tìm hiểu về bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu, mẹ nên biết đâu là thời điểm có thể thực hiện các hoạt động cụ thể tại nhà.

Hoạt động Sinh thường Sinh mổ
Đi bộ Sau 24 giờ Sau 6 – 8 tuần (bạn sẽ được khuyến khích đi lại nhẹ nhàng trong khoảng 12 – 24 giờ sau khi sinh, còn việc đi bộ để tập thể dục thì nên chờ sau khi kiểm tra sau sinh)
Đi lên xuống cầu thang Sau 1 tuần Sau 3 tuần (nếu trong nhà bạn có cầu thang, hãy cố gắng hạn chế tần suất lên xuống cầu thang)
Cúi người xuống Sau một vài ngày, tùy thuộc vào cảm giác của bạn Sau 4 – 6 tuần
Tắm vòi sen hoặc tắm bồn Hạn chế tắm mà hãy tắm ngay khi bạn có thể đứng được. Tắm ngồi (với 2 – 3 inch nước) là được. Sau 6 tuần, mẹ có thể tắm bồn. Đối với vòi hoa sen, mẹ có thể tắm sau 24 giờ miễn là mẹ che vết mổ bằng keo chống thấm nước
Đi vệ sinh Càng sớm càng tốt Khoảng một ngày sau, khi bác sĩ rút ống thông của bạn
Công việc nhà nhẹ nhàng (nấu ăn, rửa bát, dọn bàn, v.v.) Sau một vài ngày, nhưng chỉ khi bạn cảm thấy hứng thú với nó Sau 6 tuần
Công việc nhà nặng nhọc (di chuyển đồ đạc, lau thảm & tủ lạnh, v.v.) Sau 2 tuần, nhưng hãy mẹ lắng nghe cơ thể của mình Sau 6 tuần, khi bạn thực hiện kiểm tra sau sinh
Tập thể dục nhẹ (đi bộ chậm, ngồi máy tính, vươn vai, v.v.) Sau 24 giờ Sau 6 -8 tuần
Tập thể dục cường độ cao (đi bộ đường dài, tập gym, đạp xe, v.v.) Sau vài ngày, trừ khi bạn bị rách âm đạo Sau 12 tuần
Nâng vật nặng hơn em bé Sau 6 tuần Sau 8 – 12 tuần
Lái xe Sau 1 tuần Sau 3 – 6 tuần
Bơi lội Sau 7 ngày (đến khi máu ngừng chảy) Sau 6 tuần (cho đến khi máu ngừng chảy)
Giặt giũ Sau 1 tuần (cố gắng không nhấc vật nặng) Sau 1 tuần (miễn là bạn không nhấc một cái giỏ nặng hoặc cúi xuống)
Lau nhà Sau 6 tuần Sau 6 tuần
Hút bụi Sau 6 tuần Sau 6 tuần
Uống đồ uống có cồn Sau khi bạn đã được kiểm tra tại bệnh viện (và giới hạn ở một ly) Sau khi bạn xuất viện (có thể là vài ngày; cũng hạn chế uống một ly)
Chăm sóc con Sau 1 tuần (miễn là bạn cảm thấy phù hợp) Sau 1 tuần (miễn là bạn cảm thấy phù hợp)
Quan hệ vợ chồng Sau 6 tuần Sau 6 tuần
Đi làm trở lại Sau 3 – 6 tuần Sau 6 – 8 tuần

>>Xem thêm: Kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào để giúp sản phụ mau phục hồi?

các hoạt động mẹ có thể làm sau khi sinh

Làm thế nào để tôi biết nếu tôi làm việc quá sức sau khi sinh?

Sau khi biết bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu, dưới đây là những dấu hiệu của việc làm quá sức sau sinh, đặc biệt là sau sinh mổ mà mẹ nên chú ý. 

1. Chảy máu nặng hơn và đỏ hơn

Bạn sẽ nhận thấy điều này nếu bạn cũng đã từng sinh thường. Nhưng nếu bạn nghỉ ngơi sau khi sinh, lượng máu của bạn sẽ bắt đầu giảm đi. Tất nhiên, chảy máu sau khi sinh con là điều bình thường. Tuy nhiên, ngày qua ngày, lượng máu đó sẽ ngày càng ít đi.

2. Áp lực âm đạo

Mẹ có thể cảm thấy điều này nếu tần suất leo cầu thang hoặc đi lại nhiều.

3. Choáng ngợp và mệt mỏi

Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Miễn là khi mẹ làm việc nhà, mẹ không gặp tình trạng choáng ngợp, mệt mỏi kể cả tâm trí lẫn cơ thể. Hơn nữa, mẹ hãy thoải mái để bản thân nghỉ ngơi và thư giãn thật nhiều cho lại sức.

>>Xem thêm: Có kinh sớm sau sinh có tốt không? Mẹ bỉm sữa hành kinh sớm nên đọc nhé!

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu. Hy vọng mẹ đã nắm được đâu là việc nên và không nên làm để giúp bản thân sớm phục hồi, từ đó, chăm sóc em bé tốt hơn.