Chế độ ăn uống sau sinh luôn được các mẹ quan tâm hàng đầu. Việc bổ sung nhiều dưỡng chất giúp mẹ mau phục hồi sức khoẻ, lấy lại “phong độ” sau cuộc vượt cạn vất vả. Mẹ nghe nói nấm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng không biết sau sinh ăn nấm được không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến mẹ cách ăn nấm an toàn dành cho mẹ sau sinh nhé.
Sau sinh ăn nấm được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấm có nhiều tác dụng trong việc tăng cường sức khỏe. Sau sinh ăn nấm được không? Câu trả lời là được, vì các lý do sau đây.
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Nấm chứa chất polysaccharide, có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nấm hỗ trợ kích thích các vi mô trong hệ thống miễn dịch, tăng khả năng tiêu diệt các dị vật, phòng ngừa nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
2. Sau sinh ăn nấm được không? Nấm tốt cho tim mạch
Nấm là nguồn cung cấp kali dồi dào, rất tốt cho việc điều trị và phòng ngừa huyết áp cao. Nấm còn có tác dụng tăng lưu lượng máu động mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
3. Giải độc, bảo vệ gan
Nấm có khả năng làm hạn chế hoạt động của các chất như carbon tetrachloride, thioacetamide và prednisone. Đây là những chất có nhiều tác hại đến tế bào gan. Đặc biệt, nấm hương và nấm linh chi còn làm tăng hàm lượng glycogen trong gan, hạ thấp men gan, bảo vệ cơ quan này khoẻ mạnh.
4. Ức chế virus
Nấm sản sinh hoạt chất interferon làm ức chế sự phát triển của các loại virus. Ăn nấm đúng cách sẽ góp phần chống lại sự tạo thành và phát triển các tế bào ung thư, chống lão hoá, lưu thông khí huyết, đào thải độc tố, giảm tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú.
Sau sinh ăn nấm được không? Một số loại nấm mẹ thường thắc mắc
Nấm có rất nhiều loại, khác nhau về hương vị và cả thành phần dinh dưỡng. Mẹ băn khoăn không biết loại nấm nào nên ăn và loại nào không nên ăn? Dưới đây là một số loại nấm quen thuộc cho mẹ tham khảo.
1. Sau sinh ăn nấm rơm được không?
Nấm rơm là loại nấm phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao. Mẹ sau sinh ăn nấm rơm sẽ giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu. Nấm rơm còn có tác dụng phòng chống ung thư, cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị tiểu đường, xơ vữa động mạch, các bệnh lý mạch vành tim.
2. Sau sinh ăn nấm tràm được không?
Nấm tràm thường mọc ở những nơi ẩm ướt đồi núi, ven suối, dưới gốc cây có lá khô mục, nhiều nhất là dưới tán cây tràm. Nấm tràm hút chất dinh dưỡng từ cây để sinh sôi và phát triển.
Nấm tràm khi mới ăn vào sẽ có vị nhẫn nhẫn. Càng nhai, bạn sẽ cảm nhận được vị béo béo, thơm thơm và cuối cùng là vị ngọt hậu.
Nấm tràm rất giàu vitamin nhóm B, vitamin D, sắt, canxi và protein. Protein trong nấm tràm là protein tốt, vừa cung cấp năng lượng vừa dễ tiêu hoá. Nấm tràm là mệnh danh là siêu thực phẩm mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Mẹ sau sinh nên bổ sung món nấm này trong thực đơn để tăng cường dưỡng chất nhé.
3. Sau sinh ăn nấm kim châm được không?
Sau sinh có ăn được nấm kim châm không? Tương tự như nấm rơm và nấm tràm, nấm kim châm cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho mẹ sau sinh.
Nấm kim châm cung cấp hàm lượng protein, chất xơ, kẽm và kali. Chất xơ trong nấm giúp cải thiện hệ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Nấm kim châm còn có thể giảm mỡ máu, phòng tránh viêm loét dạ dày, ổn định huyết áp cao và phòng chống ung thư.
Ngoài các loại nấm trên, một số loại khác như nấm hương, mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm bào ngư cũng rất lành tính cho mẹ sau sinh.
Cách chế biến nấm an toàn và ngon miệng cho mẹ sau sinh
Hầu hết các loại nấm đều có vị ngon ngọt tự nhiên. Vì vậy, để thưởng thức món ăn từ nấm, mẹ hầu như không cần phải chế biến quá cầu kỳ. Một số cách phổ biến để bổ sung nấm vào chế độ ăn hàng ngày như sau.
- Làm nước sốt từ nấm. Nước sốt được dùng cho mì ý, steak hoặc salad.
- Cắt nhỏ nấm, xào chín cùng ít gia vị rồi rắc lên các món salad.
- Dùng nấm làm thành nhân cho món bánh pizza.
- Làm món nấm bơ tỏi, ăn kèm bánh mì.
- Làm súp nấm, cháo nấm.
- Kết hợp nấm với các loại rau để nấu canh.
- Xiên nấm cùng rau của quả rồi nướng.
- Thêm nấm vào các món hầm.
- Xào nấm cùng nhiều loại rau, củ quả.
- Xay nhuyễn nấm cùng thịt băm rồi hấp chín hoặc chiên.
Nấm là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tùy theo sở thích và khẩu vị, chị em có thể biến tấu để làm phong phú thêm bữa ăn gia đình.
Mẹ sau sinh cần lưu ý điều gì khi ăn nấm
Sau sinh ăn nấm được không? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một số điểm sau.
- Chỉ ăn những loại nấm quen thuộc, biết rõ nguồn gốc và được mua tại các cửa hàng uy tín.
- Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Kiểm tra thật kỹ nấm trước khi nấu. Không ăn nấm khi phát hiện dấu hiệu hư hỏng, mốc, có mùi.
- Hạn chế nấu nhiều loại nấm với nhau trong một món ăn.
- Không tự ý hái nấm ăn lúc còn non. Khi nấm chưa già, bạn sẽ chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên sẽ không biết nấm có độc hay không.
- Không ăn nấm khi chưa nấu chín. Trước khi xào nấu, nên luộc sơ nấm để giảm bớt độc tính nếu có.
- Theo Đông y, nấm có vị ngọt, tính mát, nếu dùng quá thường xuyên sẽ dễ bị lạnh bụng, khó tiêu. Mẹ nên ăn nấm với liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng để tránh gây phản ứng ngược nhé.
- Sau khi ăn nấm, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như nổi ban, sốt, người mệt mỏi, khó thở, mẹ cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ phần nào giải đáp được thắc mắc sau sinh ăn nấm được không. Mẹ nên bổ sung nấm vào chế độ ăn uống với liều lượng hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhé.
Xem thêm:
- Sau sinh ăn nước cốt dừa được không và một số lưu ý đặc biệt
- Sau sinh ăn rau dền được không và những điều cần lưu ý
- Sau sinh có ăn được chôm chôm không và những điều cần lưu ý
- Sau sinh ăn măng cụt được không các mẹ bỉm sữa? Nếu bị dị ứng phải làm sao?
- Sau sinh có được ăn vải không? Những tác hại có thể bạn chưa biết?