Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sinh mổ ăn rau lang được không? Thắc mắc sẽ được sáng tỏ

Sinh mổ ăn rau lang được không là một trong những câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này giúp các mẹ nhé.

sinh mổ ăn rau lang được không
Sinh mổ ăn rau lang được không? Những điều mẹ cần biết.

Rau lang được biết đến là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như thải độc, thanh nhiệt cơ thể, chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh béo phì. Trong rau lang có rất nhiều vitamin A, C, B6 và các khoáng chất tự nhiên như kẽm, sắt. Rau lang còn là món ăn lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.

Vậy đối với các mẹ sinh mổ thì sao? Sinh mổ ăn rau lang được không? Ăn rau lang có tốt không? Ảnh hưởng của việc ăn rau lang đối với phụ nữ sau khi sinh mổ thế nào? Mời mẹ tìm hiểu phần dưới đây nhé.

Sinh mổ ăn rau lang được không?

Thông thường, sau khi sinh mổ, cơ thể của mẹ rất yếu và cần nhiều thời gian để hồi phục. Hệ tiêu hóa của mẹ chưa ổn định, vết mổ cũng chưa lành, vì vậy mà việc ăn uống lúc này cần thận trọng. 

Ăn rau lang có tốt không? Tuy rau lang có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thế nhưng để giải đáp cho thắc mắc sinh mổ ăn rau lang được không thì câu trả lời của các bác sĩ là không nhé các mẹ.

Phụ nữ sinh mổ ăn rau lang có tốt không?

Sinh mổ ăn rau lang được không? Nếu như rau lang được coi là tuyệt chiêu của các mẹ sinh thường bởi nhiều tác dụng như lợi sữa, bồi bổ cơ thể, nhuận tràng thì với các mẹ sinh mổ, đây lại là món ăn cần phải tránh ngay bởi một số nguyên nhân sau:

– Ăn rau lang có thể khiến vết thương bị hở miệng, tuy không gây lồi sẹo nhưng sẽ kéo dài thời gian lành sẹo và làm cho vùng bụng mẹ bị thâm.

Phụ nữ sinh mổ ăn rau lang có tốt không?

– Rau lang có tính mát nên mẹ ăn nhiều có thể dẫn đến đau bụng, nặng hơn nữa là gây tiêu chảy. Việc đi vệ sinh nhiều lần hay vận động mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến vết mổ.

Vậy đáp án cho câu hỏi sinh mổ ăn rau lang được không là không nên mẹ nhé. Sau khi sinh mổ, mẹ cần phải có thời gian kiêng khem để vết thương lành hẳn và hệ tiêu hóa bình thường trở lại. Thông thường sau khoảng 4-5 tuần, khi vết mổ đã lành, mẹ có thể sử dụng rau lang bình thường. Mẹ cần lựa chọn rau sạch, ăn đúng cách và liều lượng để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

[inline_article id=241004]

Món ăn từ rau lang cho phụ nữ sinh mổ

Như vậy, mẹ đã biết sinh mổ ăn rau lang được không. Rõ ràng rau lang là một trong những món ăn cần tránh đối với các mẹ khi sinh mổ. Tuy nhiên, sau khoảng vài tuần, vết thương đã lành và hệ tiêu hóa của mẹ đã phục hồi thì mẹ có thể ăn rau lang bình thường nhé. 

Dưới đây là cách chế biến món rau lang xào thịt bò rất dễ thực hiện và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ.

Nguyên liệu

  • 1 bó rau lang
  • 200g thịt bò
  • Gia vị: tỏi, tiêu, dầu ăn, muối, hạt nêm, bột ngọt

Cách làm

– Thịt bò rửa sạch, để ráo nước, thái miếng mỏng vừa ăn.

– Ướp thịt bò với tiêu và một ít hạt nêm trong khoảng 10 phút.

– Tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn.

– Rau lang ngắt lấy đoạn non, rửa sạch, sau đó để ráo nước.

– Cho dầu ăn vào chảo, làm nóng, cho thịt bò đã ướp vào, xào nhanh tay trong khoảng 5 phút.

– Đổ thịt bò ra đĩa, để riêng.

– Cho dầu ăn vào chảo, dầu nóng cho tỏi băm vào phi thơm, sau đó cho rau lang vào xào.

– Nêm gia vị muối, hạt nêm cho vừa ăn.

– Tiếp theo cho thịt bò vào, đảo đều trong vòng 5 phút.

– Tắt bếp, cho món ăn ra đĩa và thưởng thức.

Thành phẩm: Đĩa rau lang xào thịt bò thơm ngon, ăn kèm với cơm nóng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể của mẹ.

Món ăn từ rau lang cho phụ nữ sinh mổ

Lưu ý cho phụ nữ sinh mổ khi ăn rau lang

Sau khi đã biết sinh mổ ăn rau lang được không, mẹ còn cần lưu ý điều gì? 

Ngoài việc phải đợi hệ tiêu hóa hồi phục và vết mổ lành hẳn thì việc ăn rau lang sau khi sinh còn cần một vài lưu ý sau đây:

– Lựa chọn rau sạch, không thuốc.

– Ăn rau lang đã nấu chín để tốt cho nhuận tràng, tránh ăn sống vì có thể dẫn đến hiện tượng táo bón.

– Mẹ có thể kết hợp ăn rau lang với các món từ thịt để đa dạng khẩu vị và cân bằng dinh dưỡng.

– Không nên ăn rau lang vào lúc đói vì dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, khiến cơ thể choáng váng, mệt mỏi.

– Rau lang chứa rất nhiều canxi, vì vậy mẹ không nên ăn quá thường xuyên vì sẽ có nguy cơ sỏi thận.

Có thể nói, việc hồi phục sức khỏe của sản phụ sinh mổ lâu và khó khăn hơn nhiều so với sản phụ sinh thường. Vì vậy, các mẹ cần chú ý trong việc ăn uống, biết cách chăm sóc vết mổ sau sinh và tuyệt đối tránh những thực phẩm gây ảnh hưởng đến vết thương. Trong 3-4 tháng đầu sau khi sinh mổ, các mẹ nên ưu tiên ăn những thực phẩm lỏng và dễ tiêu hóa. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh

Sinh mổ ăn rau lang được không? Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ nên kiêng ăn rau lang trong thời gian chờ đợi vết mổ lành hẳn. Khi vết thương đã hoàn toàn lành lặn, mẹ có thể thoải mái ăn các món ngon từ rau lang mà không cần lo lắng gì nhé.

Thu Sương

Nguồn

1. Diet After C-section Delivery – Foods to Eat and Avoid
https://parenting.firstcry.com/articles/diet-after-c-section-delivery-foods-to-eat-and-avoid/
Ngày truy cập 28/05/2021.

2. Diet After C-Section Delivery: Essential Nutrients To Take And Foods To Avoid https://www.momjunction.com/articles/diet-tips-for-mothers-after-a-cesarean-delivery_00355929/
Ngày truy cập 28/05/2021.

3. The health benefits of sweet potato
https://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/health-benefits-sweet-potato
Ngày truy cập 28/05/2021.

4. Sweet potato leaves: properties and synergistic interactions that promote health and prevent disease
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20883418/
Ngày truy cập 28/05/2021.

5. How to Prepare Sweet Potato Leaves for Optimum Nutrition
https://www.livestrong.com/article/521136-how-to-prepare-sweet-potato-leaves-for-optimum-nutrition/
Ngày truy cập 28/05/2021.

By Hương Lê

Hương Lê - trước khi là thành viên của gia đình MarryBaby, cô từng làm biên tập viên tại Sunflower Media, Phương Nam Book, Web Trẻ Thơ. Phụ trách viết bài cho hai chuyên mục Sau khi sinh và Sự phát triển của trẻ, cô mong muốn mang đến cho các mẹ những thông tin giá trị, chuẩn xác từ nhiều nguồn đáng tin cậy, được kiểm chứng bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa. Cùng với ban biên tập MarryBaby, cô luôn nỗ lực nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng Mẹ và Bé uy tín nhất Việt Nam, vì sức khỏe toàn diện của mẹ và sự phát triển lành mạnh, tối ưu của bé.

Cô chia sẻ: “Với tôi, làm mẹ là một hành trình đáng tự hào nhưng cũng đầy thử thách. Và tôi tự hào lây với những người mẹ khi đồng hành cùng họ trên hành trình sinh nở lẫn nuôi dạy con”.