Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Bác sĩ giải đáp: Bà đẻ có cần bịt tai đi tất sau sinh không?

Bà đẻ có cần bịt tai đi tất sau sinh không? Bà đẻ bịt tai đi tất bao lâu là băn khoăn của không ít chị em sau sinh. Cách làm này có thực sự hiệu quả không vẫn còn gây tranh cãi. Mẹ hãy lắng nghe giải đáp từ bác sĩ về vấn đề này nhé.

Bạn đọc hỏi: 

Kể từ ngày sinh xong đến giờ, mẹ chồng cứ bắt em phải bịt tai bằng bông gòn, đi tất ngay cả khi ở trong nhà dưới tiết trời nóng gắt của miền Trung. Mỗi khi em ngơi ra một tí, không bịt tai đi tất thì mẹ lại nhắc. Sinh xong đã mệt mỏi rồi, lại còn phải kiêng cữ như này khiến em rất mệt mỏi. Em không biết liệu bà đẻ bịt tai đi tất bao lâu? Bà đẻ không bịt tai đi tất có ảnh hưởng gì không? Mong sớm nhận được hồi đáp từ bác sĩ ạ. Em xin cám ơn.

(Thùy Dương – Ninh Thuận)

Bác sĩ trả lời:

Chào chị Hoàng Giang, thắc mắc của chị cũng là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa khác đang trong thời gian ở cữ. Dưới đây là phần giải đáp cho vấn đề của chị về việc bà đẻ có cần bịt tai đi tất sau sinh không và bà đẻ bịt tai đi tất bao lâu.

Bà đẻ bịt tai, đi tất sau sinh có tác dụng gì? 

Trên thực tế, bà đẻ bịt tai đi tất sau sinh vẫn mang lại một số tác dụng nhất định.

Bà đẻ bịt tai có thể tránh được những tác động xấu từ môi trường như tiếng ồn từ phương tiện giao thông, âm thanh lớn từ karaoke, tiếng vỡ hay gió và bụi bẩn lùa vào tai. Sở dĩ cần tránh những tác động này là để giảm khả năng bị ù tai, lọng óc ở mẹ sau sinh. Mẹ thường được các cụ trong nhà nhắc nhở bịt bông vào tai hoặc dùng khăn choàng che kín tai là vì thế.

Trong khi đó, mẹ sau sinh thường được khuyên nên đi tất một thời gian để tránh cho chân bị nhiễm lạnh cũng như gió độc khi đi ra ngoài. Để chân bị buốt hay lạnh có thể khiến dây thần kinh, mạch máu dễ bị tổn thương, đặc biệt là mẹ vừa “vượt cạn”. Sự thay đổi của hormone của phụ nữ sau sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thần kinh, theo đó, điều này sẽ khiến cho mạch máu co lại, dẫn đến tuần hoàn máu kém.

>>Bạn có thể quan tâm: Sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh và dùng đồ ăn lạnh?

Hậu quả khi bịt tai đi tất sau sinh không đúng cách

bà đẻ bịt tai đi tất bao lâu? Lưu ý khi bà đẻ bịt tai đi tất
Bà đẻ bịt tai đi tất bao lâu? Lưu ý khi bà đẻ bịt tai đi tất

Vậy là băn khoăn “bà đẻ có cần bịt tai đi tất sau sinh không” đã được giải đáp, nhưng nếu bịt tai đi tất sai cách vẫn gây ra một số hậu quả nghiêm trọng.

Theo khoa học hiện đại, việc bịt tai trong thời gian dài có thể gây bí bách và khiến thính giác của mẹ suy giảm. Hơn nữa, bịt tai thường xuyên sẽ khiến tai mẹ mau bẩn và dễ bị nhiễm khuẩn hơn, đặc biệt vào lúc thời tiết nóng bức, tùy vào thể trạng mà mẹ thực hiện việc kiêng cữ sao cho thoải mái và không bị gò bó.

Về việc đi tất sau sinh, mẹ phải tuyệt đối giữ ấm cho chân và không được đi chân trần trên sàn nhà. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống nước ấm, kiêng tắm gội với nước lạnh trong thời gian này.

>>Bạn có thể quan tâm: Mẹ sau sinh mổ kiêng ăn gì để nhanh lành vết thương, hồi phục sức khỏe

Bịt tai đi tất sao cho chuẩn?

Sau khi biết được bà đẻ có cần bịt tai đi tất sau sinh không, mẹ hẳn sẽ tò mò cách bịt tai đi tất sao cho đúng và bà đẻ bịt tai đi tất bao lâu.

1. Về việc bịt tai

  • Mẹ chỉ nên dùng 1 miếng bông mỏng, nhẹ vừa đủ, tránh dùng lớp bông quá dày. 
  • Mẹ chỉ nên bịt tai khi ra ngoài, chỗ ồn ào hoặc ở nơi có gió mạnh lùa vào. Trường hợp mẹ ở nơi kín gió như trong phòng thì không cần bịt.
  • Không bịt tai trong thời gian quá dài vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe của mẹ. 

2. Về việc đi tất

  • Nếu vào mùa hè, mẹ chỉ cần đi tất trong tháng đầu sau sinh. Khi thời tiết quá nóng, mẹ có thể đi tất mỏng để giữ ấm vừa đủ cho chân. 
  • Nếu vào mùa đông, mẹ có thể đi tất lâu hơn.

Mẹ cũng lưu ý thêm chỉ cần sử dụng bông gòn và đeo tất trong tháng đầu tiên sau sinh.

>>Bạn có thể quan tâm: 14 kiêng cữ sau sinh mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe

Bà đẻ không bịt tai đi tất được không?

Dựa trên những phân tích trên, nếu bà đẻ không bịt tai đi tất sau khi sinh khả năng cao sẽ bị ù tai, loạn óc, tuần hoàn máu kém vì cơ thể sau khi sinh chưa kịp phục hồi và thích nghi với môi trường bình thường cộng với sức đề kháng yếu của mẹ. Còn để trả lời cho câu hỏi bà đẻ bịt tai đi tất bao lâu? Thì để đảm bảo an toàn, mẹ nên thực hiện bịt tai đi tất trong 1 tháng đầu tiên sau sinh.