Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đau vết mổ sau sinh 1 tháng: Mẹ nên làm gì để nhanh hồi phục?

Nếu không thể thực hiện phương pháp sinh thường, bạn có khả năng phải đối diện với những cơn đau vết mổ sau sinh 1 tháng đến rã rời thân xác. Làm sao để bạn có thể nhanh hồi phục đây?

đau vết mổ sau sinh 1 tháng
Bà đẻ đau vết mổ sau sinh 1 tháng phải làm sao?

Quá trình sinh nở có thể gây ra những đau đớn cho bà đẻ và bạn cần có thời gian để hồi phục. Đặc biệt, nếu mẹ sinh bằng phương pháp mổ lấy thai thì cần phải có nhiều thời gian để bình phục hơn so với sinh thường.

Dưới đây là 4 cách chữa đau vết mổ sau sinh 1 tháng để mẹ chấm dứt những mệt mỏi, đồng thời có nhiều thời gian hơn để gắn bó với em bé mới chào đời.

[inline_article id=162792]

Cách chữa đau vết mổ sau sinh 1 tháng

Để giảm đau vết mổ sau sinh 1 tháng, bạn nên áp dụng những cách dưới đây nhé.

1. Nghỉ ngơi nhiều hơn

nghỉ ngơi nhiều để giảm đau vết mổ sau sinh 1 tháng

Sau sinh mổ, mẹ cần có thời gian nghỉ nhiều hơn để mau lành vết thương. Bạn cần ở lại bệnh viện từ 3-4 ngày để theo dõi hoặc lâu hơn nếu có biến chứng xảy ra và cần đến 6 tuần sau sinh mới có thể hồi phục hoàn toàn.

Tuy nhiên, mẹ có thể không có thời gian nghỉ ngơi nhiều do phải bận chăm con. Vì thế, bạn hãy ngủ bất cứ lúc nào bé yêu chợp mắt nhé.

Bạn cũng nên chủ động nhờ chồng hoặc người thân thay tã và làm việc nhà để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Mẹ sau sinh được nghỉ ngơi dù nhiều hay ít cũng là rất quan trọng.

2. Không di chuyển hay vận động quá sức

Dưới đây là những điều bạn nên lưu ý kiêng cữ để tránh làm đau vết mổ sau sinh 1 tháng:

Tránh di chuyển nhiều: Sau khi trải qua quá trình vượt cạn, mọi hoạt động của mẹ đều cần được chú ý và cẩn thận. Bạn tránh đi lên và xuống cầu thang càng nhiều càng tốt đồng thời giữ mọi vật dụng cần thiết gần mình như đồ dùng thay tã, thức ăn… để hạn chế di chuyển nhiều.

Không khiêng vác vật nặng: Nếu cần mang vác vật nặng, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ chồng, bạn bè hoặc thành viên trong gia đình. Ngoài ra, những lúc bạn muốn hắt hơi hoặc ho, hãy hóp bụng lại để bảo vệ vết mổ.

Kiêng quan hệ tình dục: Bạn nên kiêng quan hệ sau sinh cho đến khi vết mổ lành, liền sẹo và khô.

Tránh tập thể dục nặng: Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng nhưng tránh tập luyện nặng. Thói quen vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mau lành và ngăn ngừa táo bón, băng huyết sau sinh. Thời gian bình phục sau sinh mổ có thể mất đến 8 tuần. Tốt nhất, bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi tập thể dục nặng hơn.

Chia sẻ tâm sự với người thân: Sau khi sinh con, mẹ có thể dễ bị trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy kiệt sức, buồn bã hoặc thất vọng, hãy dành thời gian để chia sẻ tâm sự với bạn bè, chồng, người thân hoặc nhờ bác sĩ tư vấn.

3. Uống thuốc giảm đau vết mổ sau sinh 1 tháng

uống thuốc để giảm đau vết mổ sau sinh 1 tháng

Bạn nên hỏi bác sĩ những loại thuốc giảm đau vết mổ sau sinh 1 tháng. Nếu đang cho con bú, bạn cần nhờ bác sĩ cấp cho loại thuốc phù hợp. 

Ngoài thuốc giảm đau, mẹ có thể sử dụng miếng chườm nóng để giảm sự khó chịu và đau đớn tại vết mổ.

4. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng sau sinh

Chế độ dinh dưỡng sau sinh cũng quan trọng không kém trong những tháng sau khi sinh em bé. Đặc biệt, nếu mẹ đang cho con bú, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của em bé. Vì vậy, bạn hãy bổ sung nhiều loại thực phẩm vào thực đơn hằng ngày để cơ thể mau chóng hồi phục và giúp cho em bé khỏe mạnh, cứng cáp hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng ăn rau khi cho con bú sẽ truyền lại hương vị trong sữa mẹ, giúp trẻ thích thú và dễ dàng ăn các loại rau đó khi lớn lên. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước để tăng cường nguồn sữa mẹ cho bé và tránh bị táo bón.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ khi đau vết mổ sau sinh 1 tháng

Me có thể sẽ cảm thấy hơi đau ở vết mổ và bị chảy máu hoặc tiết dịch trong tối đa 6 tuần sau khi sinh mổ. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, nếu gặp phải các triệu chứng dưới đây thì mẹ cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời: 

  • Vết mổ đỏ, sưng tấy và chảy mủ
  • Cảm giác khó chịu, đau rát xung quanh vết mổ
  • Sốt hơn 38 độ
  • Tiết dịch có mùi hôi từ âm đạo
  • Chảy máu âm đạo
  • Đỏ hoặc chân bị sưng
  • Cảm giác đau ngực và khó thở
  • Đau ở đầu ti

Ngoài ra, mẹ cần nên gọi cho bác sĩ nếu luôn cảm thấy buồn bã trong thời gian dài. Đặc biệt là nếu mẹ có ý nghĩ làm tổn thương em bé của mình.

Nếu có bạn bè hoặc anh chị em đã trải qua giai đoạn này, mẹ cũng đừng so sánh bản thân mình với họ. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe của bản thân để có thời gian hồi phục nhanh chóng.

[inline_article id=216286]

Sau khi sinh mổ, mẹ sẽ phải chịu nhiều đau đớn. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để nhanh quay trở về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhé.  

Anh Thư

By Vũ Thị Tuyết Hoa

Vũ Thị Tuyết Hoa học ngành ngôn ngữ Anh và tốt nghiệp tại trường Đại học Ngân hàng, song cô lại thấy mình có nhiều niềm vui khi dấn thân với nghề viết lách. Đó chính là lý do vì sao cô chọn làm việc ở Hellobacsi hơn 2 năm với vai trò là content writer và editor cho website HelloBacsi cũng như MarryBaby. Cô dần hoàn thiện bản thân mình hơn từng ngày qua việc sáng tạo cũng như chỉnh sửa nội dung cho trang web.

+ Từ tháng 10/2019 – tháng 11/2020: Phụ trách viết nội dung cho website HelloBacsi

+ Từ tháng 11/2020 – tháng 09/2021: Phụ trách biên tập các bài cộng tác viên và writer viết cho website MarryBaby

+ Từ tháng 09/2021 – HIện tại: Phụ trách tối ưu bài viết cho website MarryBaby