Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt? Giải đáp tất tần tật về kinh nguyệt sau sinh mổ

Theo nghiên cứu, có đến 60% phụ nữ đẻ mổ thấy kinh nguyệt trở lại sau 7 tháng. Vì thế, nếu mẹ bị trễ kinh sau sinh thì điều này cũng rất bình thường. Vậy những điều khác về kinh nguyệt sau sinh mổ mà mẹ cần biết là gì?

Kinh nguyệt sau sinh mổ là một trong những vấn đề mà hầu hết chị em phụ nữ quan tâm. Mẹ có vòng kinh nguyệt trở lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nội tiết tố, điều kiện sức khỏe và cả quá trình đang cho con bú sữa mẹ.

1. Kinh nguyệt sau sinh mổ có bị trì hoãn không?

kinh nguyệt sau sinh mổ có bị trì hoãn không?

Kinh nguyệt sau sinh mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mẹ có đang cho bé bú không hoặc tâm lý của mẹ có thoải mái không. 

Thông thường sau sinh mổ, cơ thể mẹ tiết ra một lượng hormone estrogen và progesterone nhưng mức độ giảm xuống rất nhanh. Nếu mẹ đang cho con bú giai đoạn này thì lượng hormone sẽ bị chững lại khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều

Mẹ nuôi con bằng sữa mẹ cũng làm ảnh hưởng đến nồng độ nội tiết tố tác động đến kinh nguyệt của bạn sau khi sinh mổ. Prolactin tăng lên và gây ra hiện tượng chậm rụng trứng. Vì vậy, mẹ đang cho con bú hoàn toàn cần ít nhất 6 tháng để chu kỳ kinh nguyệt quay lại hoặc có thể trì hoãn đến khi bé ngừng bú mẹ hoàn toàn.

Theo thống kê về kinh nguyệt sau sinh mổ ở phụ nữ đã cho thấy:

  • 60% mẹ có kinh nguyệt lại bắt đầu từ tháng thứ 7 sau khi sinh
  • 20% phụ nữ thấy kinh nguyệt trở lại từ tháng thứ 2-4 sau sinh 
  • 10% các mẹ có kinh lại sau 2,5 tháng sinh mổ

2. Kỳ kinh đầu tiên sau sinh mổ có ảnh hưởng sữa mẹ không?

kinh nguyệt sau sinh mổ có làm ảnh hưởng sữa mẹ không

Khi có kinh lần đầu tiên sau khi sinh mổ, bạn sẽ nhận thấy những sự thay đổi dưới đây

  • Giảm nguồn sữa mẹ 
  • Thay đổi thành phần và mùi vị của sữa 
  • Thay đổi về số lần bé bú vì sữa ít hoặc bé thấy lạ mùi

Tuy nhiên, những thay đổi này không có tác động lớn đến khả năng cho con bú của bạn. Bạn vẫn cho con bú bình thường nhé, vì sữa mẹ là nguồn cung cấp tốt nhất cho sự phát triển của bé đấy.

[inline_article id=232243]

3. Chu kỳ kinh nguyệt bị tác động bởi những yếu tố nào?

Những yếu tố sau đây có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn:

  • Áp lực trong việc nuôi bé 
  • Không có thời gian nghỉ ngơi 
  • Lo lắng, suy nghĩ nhiều về vấn đề cân nặng sau sinh
  • Các biến chứng sau sinh cũng khiến mẹ tự ti dẫn đến trầm cảm
  • Rối loạn tuyến giáp

4. Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh mổ sẽ như thế nào?

chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ sẽ như thế nào?

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh mổ sẽ khác với kỳ kinh trước đây. 

4.1. Bạn thấy cơn đau kéo dài hơn khi có kinh sau sinh mổ 

Do thay đổi nội tiết tố, một số bà mẹ có thể bị đau bụng mạnh hơn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ sau khi sinh mổ.

4.2. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ thường nhiều hơn bình thường 

Một số mẹ chảy máu kinh nhiều sau khi sinh mổ là do vết mổ trên tử cung và thành tử cung bị nới lỏng, lượng niêm mạc cần phải được đào thải tăng lên. Tuy nhiên, dòng chảy kinh nguyệt sẽ giảm dần theo thời gian, nên các mẹ đừng quá lo lắng kẻo gây ảnh hưởng sức khỏe nhé. 

4.3. Mẹ có thể thấy chu kỳ kinh nguyệt ngắn và ít đau hơn

Kinh nguyệt sau sinh mổ có thể ngắn hơn và ít đau hơn là do lượng progesterone tăng lên. Nhờ nồng độ hormone này cao nên giúp mẹ cân bằng lượng estrogen hỗ trợ tăng trưởng các tế bào tử cung để thoải mái và dễ chịu hơn. 

4.4. Số ngày hành kinh có thể kéo dài bất thường 

Bình thường, kinh nguyệt sẽ kéo dài trong 7 ngày, nhưng kinh nguyệt sau sinh mổ có thể lên đến 12 ngày nếu tâm lý và nội tiết tố ở cơ thể mẹ không ổn định. Ngoài ra, một số trường hợp có tụ dịch vết mổ sẽ gây hiện tượng rong kinh rong huyết kéo dài. 

4.5. Máu kinh nguyệt sau sinh mổ có màu đỏ sẫm

Nếu bạn nhận thấy máu kinh nguyệt tạo thành những dòng chảy máu có đen, đỏ sẫm thì bạn đừng lo lắng nhé. Đây là dòng chảy máu hình thành sau khi cuộc phẫu thuật sinh mổ kết thúc hay còn gọi là sản dịch. 

5. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ đi kèm với những biểu hiện bất thường, bạn hãy đến bệnh viện để được khám và cải thiện tình trạng sức khỏe kịp thời.

Các biểu hiện như:

  • Khó tiểu
  • Dịch có mùi hôi
  • Đau, buốt khi đi tiểu
  • Kinh nguyệt ra quá nhiều và tụ đông
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức phần dưới dữ dội
  • Đau bụng, sốt kèm theo nhức đầu

[inline_article id=194704]

Ngoài vấn đề mẹ nên chăm sóc cho bé thật tốt sau sinh, thì bạn cũng nên dành thời gian nhiều hơn cho bản thân, tránh làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Thể chất và tinh thần mệt mỏi có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nếu bạn căng thẳng hay áp lực cuộc sống, hãy chủ động nhờ sự giúp đỡ từ người thân hoặc bác sĩ để không gặp phải sự cố đáng tiếc nào nhé.

 

By Vũ Thị Tuyết Hoa

Vũ Thị Tuyết Hoa học ngành ngôn ngữ Anh và tốt nghiệp tại trường Đại học Ngân hàng, song cô lại thấy mình có nhiều niềm vui khi dấn thân với nghề viết lách. Đó chính là lý do vì sao cô chọn làm việc ở Hellobacsi hơn 2 năm với vai trò là content writer và editor cho website HelloBacsi cũng như MarryBaby. Cô dần hoàn thiện bản thân mình hơn từng ngày qua việc sáng tạo cũng như chỉnh sửa nội dung cho trang web.

+ Từ tháng 10/2019 – tháng 11/2020: Phụ trách viết nội dung cho website HelloBacsi

+ Từ tháng 11/2020 – tháng 09/2021: Phụ trách biên tập các bài cộng tác viên và writer viết cho website MarryBaby

+ Từ tháng 09/2021 – HIện tại: Phụ trách tối ưu bài viết cho website MarryBaby