Nhau thai được hình thành trong tử cung có công dụng truyền các chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ tới thai nhi. Sau khi em bé chào đời, nhau thai sổ tự nhiên ra ngoài. Khi nhận thấy mẹ có hiện tượng bóc tách và co thắt sổ nhau, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ tiếp tục rặn nhẹ để đẩy nhau thai ra. Giai đoạn này thường kéo dài 10-15 phút, và thường không gây đau đớn gì cả.
Khi nhau thai sổ hết, tử cung và các tĩnh mạch bắt đầu co lại, cổ tử cung từ từ khép lại. Nếu có bất kỳ phần nào của nhau thai còn sót lại, quá trình co thắt tử cung không thể hoàn thành, dẫn đến chảy máu không ngừng. Nếu không được phát hiện sớm, sót nhau sau sinh có thể bị ung thối gây nhiễm trùng máu, băng huyết, viêm nhiễm vòi trứng…
1/ Nguyên nhân gây sót nhau sau sinh
Thông thường sau sinh khoảng 30 phút nhau thai sẽ tự động được tử cung co bóp và đẩy hết ra ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai vẫn còn sót lại do những nguyên nhân sau:
– Nhau thai bám quá sâu vào thành tử cung khiến cho việc lấy nhau ra ngoài bị đứt hoặc lấy không hết.
– Khi mang thai nếu mẹ bầu bị nhau cài răng lược thì nguy cơ sót nhau sẽ cao hơn bình thường.
– Nhau thai có thể dính vào vết sẹo do lần sinh mổ trước đó hoặc tử cung bị tổn thương cũng khiến nhau bám vào.
– Những trường hợp nạo phá thai không an toàn đôi khi cũng bị sót nhau do nhau dính vào chỗ tử cung bị viêm hoặc nhiễm trùng.
– Trong quá trình sinh do nhân viên y tế lấy nhau không hết khiến nhau sót lại bên trong tử cung.
2/ Sót nhau ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?
– Sót nhau sau sinh có thể dẫn đến tình trạng tắc vòi trứng làm cho mẹ khó có khả năng thụ thai ở lần mang thai tiếp theo. Hoặc bị băng huyết quá nhiều có thể phải cắt bỏ tử cung.
– Ngoài ra, mẹ cũng phải đối diện với những nguy cơ như viêm nhiễm niêm mạc tử cung, viêm cơ tử cung, nhiễm trùng nặng đe dọa đến tính mạng.
– Nếu tình trạng có diễn biến nặng, mẹ sẽ được bác sĩ phẫu thuật cầm máu và nạo hút nhau thai còn sót. Bên cạnh đó cần dùng thêm thuốc kháng sinh để làm co tử cung, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Dùng thuốc trong thời gian này thường sẽ ảnh hưởng đến việc cho con bú, vì vậy mẹ cần hết sức lưu ý, chỉ sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ.
– Chỉ khi nhau thai bị loại bỏ, lượng hormone progesterone trong cơ thể mẹ mới được giảm xuống mức tối đa, protaclin lúc này mới có cơ hội tác động lên các mô sữa. Nhau thai còn sót lại sẽ ảnh hưởng đến lượng progesterone, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của mẹ, làm mẹ ít sữa hơn.
3/ Dấu hiệu nhận biết sót nhau
Sau khi sinh mọi phụ nữ đều ra sản dịch trong vài ngày, đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần để ý nếu thấy sản dịch ra quá nhiều, có màu đen và mùi khó chịu cùng những cơn đau bụng âm ỉ kéo dài liên tục kèm theo sốt, rất có thể mẹ đã bị sót nhau.
Thực tế, không phải trường hợp sót nhau nào cũng giống nhau. Các triệu chứng có thể thay đổi tùy theo từng mẹ bầu. Nếu cảm thấy nghi ngờ, bạn có thể đến bệnh viện để bác sĩ siêu âm và tiến hành quy trình kiểm tra cần thiết.
4/ Phòng tránh hiện tượng sót nhau sau khi sinh
Là tình trạng rất nguy hiểm vì vậy mẹ bầu cần chủ động phòng tránh để giảm bớt tối đa những nguy cơ làm tăng khả năng bị sót nhau sau sinh bằng cách sau:
– Trong quá trình mang thai nên bổ sung thêm sắt bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, việc làm này vừa giúp mẹ không bị thiếu máu vừa hạn chế được hiện tượng sót nhau.
– Phương pháp sinh thường khi thai nhi đủ tuần tuổi cũng giúp phòng tránh việc sót nhau.
– Không nên nạo phát thai vì sẽ làm tăng nguy cơ sót nhau.
– Cần lựa chọn những cơ sở ý tế có chất lượng và đảm bảo để không xảy ra bất trắc gì trong quá trình sinh nở.