Phụ nữ thường đối mặt với hiện tượng nổi hạch ở nách sau sinh, nhất là phụ nữ sinh mổ. Hạch chỉ nổi khi tuyến sữa bị tắc, kèm theo nhiều triệu chứng khác khiến mẹ đau đớn và khó chịu vô cùng. Vì vậy, trong bài viết này, MarryBaby sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa nổi hạch ở nách sau sinh hiệu quả.
Hạch là gì? Dấu hiệu nhận biết
Hạch là một tổ chức lympho (liên võng nội mô) có kích thước nhỏ, nằm rải rác ở nhiều vị trí trong cơ thể và tham gia vào quá trình diệt virus hoặc các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể.
Hạch thường tập trung nhiều ở vùng cổ, nách, bẹn và trên xương đòn. Bình thường, chúng ta không thể sờ thấy hạch nhưng khi cơ thể vùng lân cận bị sưng viêm, các hạch hoạt động thường sưng to nổi lên để chống lại bệnh tật.
Mẹ có thể nhận biết tình trạng nổi hạch ở nách sau khi sinh qua các dấu hiệu:
- Tắc tia sữa, bầu ngực cương cứng và đau nhức.
- Hạch nổi lên ở cùng nách, gần với bầu vú.
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức vùng ngực, thậm chí sốt cao.
Do đó, khi bị nổi hạch, tâm lý chúng ta trở nên lo lắng, đối với mẹ bỉm sau sinh lại càng nghiêm trọng hơn. Vì sau khi sinh em bé, mẹ thường bị nổi hạch ở nách mà không rõ nguyên nhân.
>>Xem thêm: Tắc tia sữa bị sốt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Nguyên nhân gây nổi hạch ở nách sau sinh phổ biến
Nguyên nhân chính gây nổi hạch ở nách sau khi sinh em bé là do tắc tia sữa, tức sữa bị vón cục làm tắc nghẽn tuyến sữa gây viêm. Hiện tượng này dễ nhận biết hơn khi mẹ cảm thấy bầu ngực căng cứng, không tiết sữa.
Khi nắn bầu ngực, mẹ sẽ cảm thấy có nhiều cục to nhỏ bên trong kèm nổi hạch ở nách. Bản chất khối cục này có thể do 2 nguyên nhân:
1. Một là các hạch phản ứng viêm nên sưng to do vú bị viêm hay abcess
2. Hai là tuyến sữa phụ nằm lệch ở nách, xuất hiện chỉ ở một số người, do dấu vết còn sót lại của thời kỳ phôi thai trong bụng mẹ. Ngoài nổi hạch ở nách, tắc tia sữa còn kèm theo các triệu chứng khác như:
- Đầu ti bị sưng tấy, nóng rát, thậm chí rướm máu do tác động khi nặn.
- Vùng da ở ngực căng, sưng, tấy đỏ.
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức và sốt cao.
Hạch sữa thường sẽ lặn xuống nếu như tuyến sữa được lưu thông trở lại. Hơn nữa, tình trạng nổi hạch khi bị tắc tia sữa sau sinh thường đã bước sang giai đoạn nặng. Mẹ không nên chủ quan quan và cần điều trị sớm để tránh những biến chứng phức tạp do tắc tia sữa gây ra.
Nổi hạch ở nách sau sinh có nguy hiểm không?
Sau sinh nổi hạch ở nách có sao không là trăn trở của nhiều bà đẻ. Nổi hạch ở nách trong giai đoạn cho con bú có thường không nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ nếu phát hiện sớm và có cách khắc phục kịp thời. Mẹ không nên để chuyển sang giai đoạn nặng vì nổi hạch do tắc tia sữa có thể gây nên biến chứng nguy hiểm.
- Viêm vú, nhiễm trùng vú hay áp xe vú. Về lâu về dài, áp xe cú dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, nổi hạch còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần mẹ sẽ bị mất sữa và buộc phải dừng hẳn việc nuôi con bằng sữa mẹ.
- Tắc tia sữa nghiêm trọng có thể khiến núm vú chảy dịch, núm vú sưng tấy, đau nhức dữ dội, nhiều trường hợp có thể gây u xơ, ung thư, nếu nặng mẹ phải cắt bỏ ngực do bị hoại tử.
Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để khắc phục nổi hạch do tắc tia sữa. Nhưng nếu cảm thấy không có hiệu quả, cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng tránh nổi hạch ở nách sau sinh hiệu quả
Để phòng tránh nổi hạch ở nách trong giai đoạn sau sinh, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
1. Massage bầu ngực
Mẹ dùng 2 ngón tay để massage, vuốt ve bầu vú một cách nhẹ nhàng ngăn không cho sữa bị vón cục. Đồng thời việc này còn giúp khai thông những ống sữa đang có dấu hiệu bị tắc.
2. Vẫn tiếp tục cho bé bú dù bị tắc tia sữa
Dù tia sữa bị tắc nhưng mẹ nên tiếp tục cho bé bú. Trong quá trình bú, bé có thể cải thiện được tình trạng tắc tia sữa cho mẹ đấy. Hơn nữa, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các máy hút sữa, ngăn ngừa sữa bị ùn tắc dẫn đến bị vón cục.
3. Cho bé bú đúng tư thế
Tạo ra ma sát giữa bé và bầu ngực của mẹ bằng cách kề mặt bé lên ngực mẹ để kích thích tuyến vú tiết sữa.
4. Sau sinh nổi hạch ở nách có sao không? Không nếu mẹ giữ ấm cơ thể
Ống sữa thường bị co lại nếu cơ thể quá lạnh làm cho tuyến sữa dễ bị vón cục. Vì thế, hãy giữ ấm cho cơ thể và bầu ngực của mình mẹ nhé.
5. Nặn sữa thừa
Nếu bé bú không vẫn còn sữa, mẹ nên nặn hết sữa thừa tránh tình trạng ứ đọng lại bên trong.
6. Vệ sinh sạch sẽ bầu ngực
Mỗi khi bé bú xong, mẹ nên vệ sinh bầu ngực mỗi ngày để tránh tình trạng viêm nhiễm và hạn chế hiện tượng sữa bị vón cục.
7. Không nặn sữa quá sớm
Mẹ không nên tác động quá mạnh lên bầu ngực, như vậy sẽ làm tổn thương và viêm nhiễm lan rộng.
8. Tuyệt đối không tự ý sử dụng biện pháp đắp lá
Nhiều mẹ lo lắng và tìm kiếm phương phải cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, mẹ không nên chữa sưng hạch ở nách sau khi bằng đắp các loại lá. Nếu không cẩn thận, có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tình trạng nổi hạch sữa thêm trầm trọng.
>>Mẹ xem thêm: Đau bầu sữa khi cho con bú: 3 nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách phải làm sao?
Nổi hạch ở nách sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu mẹ không chữa kịp thời, sau đây là những cách làm tan hạch sữa ở nách cho mẹ:
1. Bài thuốc từ đu đủ: Mẹ dùng quả đu đủ non xắt lát mỏng, nướng cho ấm nóng rồi đắp lên bầu ngực sẽ vừa giảm đau, vừa giảm sưng hạch ở nách.
2. Bài thuốc từ men rượu: Đây là cách làm tan hạch sữa ở nách cho mẹ hiệu quả. Mẹ hãy giã nhỏ men rượu, trộn chung với rượu rồi đắp lên bầu ngực. Sau vài tiếng, mẹ vệ sinh lại bầu ngực bằng nước ấm. Mẹ lưu ý chỉ đắp lên bầu ngực, không đắp lên đầu vú các mẹ nhé.
3. Làm món cháo chân giò hầm đinh lăng: Món này rất lợi sữa và thông những chỗ sữa bị tắc hiệu quả và an toàn cho mẹ.
Phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có nổi hạch ở nách sau sinh. Do đó, mẹ hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa quá lâu, tránh để tình trạng nổi hạch ở nách sau sinh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác bạn nhé.