Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh và cách khắc phục

1. Tầm quan trọng của việc kiêng cữ sau sinh nở

Việc kiêng cữ sau sinh là quá trình trong đó bà đẻ tuân thủ một số quy tắc về chế độ ăn uống và hoạt động sau khi sinh con. Mục đích chính của việc kiêng cữ sau sinh là để giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường quá trình hồi phục sau quá trình mang thai và sinh nở.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng của việc kiêng cữ sau sinh:

  • Hồi phục cơ bản: Phụ nữ sau khi sinh con cần thời gian để phục hồi. Việc kiêng cữ giúp cơ thể hồi phục và trở lại trạng thái bình thường nhanh hơn.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Sau sinh, cơ thể phụ nữ có thể dễ bị nhiễm trùng do vết thương trong tử cung và khí hư tiết ra. Kiêng cữ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường quá trình lành vết thương.
  • Hỗ trợ tiếp cận sữa mẹ: Nếu mẹ muốn cho con bú, việc kiêng cữ có thể giúp tăng sản lượng sữa mẹ và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho em bé.
  • Điều chỉnh cân nặng: Việc kiêng cữ sau sinh có thể giúp mẹ giảm cân dư thừa tích lũy trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, việc giảm cân sau sinh nên được thực hiện một cách chậm rãi và theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
  • Chăm sóc tâm lý: Quá trình kiêng cữ sau sinh cũng mang lại tâm trạng tích cực cho phụ nữ giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi và tập trung vào việc chăm sóc bản thân và con cái mới sinh.

2. Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

 Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là cơ thể phục hồi chậm, viêm nhiễm, sa tử cung,...
 Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là cơ thể phục hồi chậm, viêm nhiễm, sa tử cung,…

Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra:

  • Sức khỏe hồi phục chậm: Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể của mẹ. Điều này có thể gây mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Viêm nhiễm: Không tuân thủ các biện pháp vệ sinh và chăm sóc sau sinh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm. Việc không giữ vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra vấn đề như viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Sa tử cung: Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh có thể là nguy cơ bị sa tử cung (dạ con) cùng với sa âm đạo và trực tràng. Một trong những biểu hiện ban đầu của các tình trạng này là khiến mẹ đi tiểu rắt hoặc tức ở vùng kín, gây khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng và hoạt động vệ sinh.
  • Sự suy giảm sức khỏe và mệt mỏi: Quá trình mang thai và sinh nở đã tốn rất nhiều năng lượng và dưỡng chất từ cơ thể phụ nữ. Nếu không tuân thủ chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp sau sinh, cơ thể mẹ có thể thiếu hụt dưỡng chất và gây ra sự suy giảm sức khỏe và mệt mỏi.
  • Ảnh hưởng đến sữa mẹ: Việc không kiêng cữ sau sinh có thể ảnh hưởng đến sản lượng sữa mẹ và chất lượng sữa mẹ. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp và căng thẳng có thể làm giảm lượng sữa mẹ, gây khó khăn trong việc cho con bú.
  • Tác động tâm lý: Quá trình kiêng cữ sau sinh cũng mang lại lợi ích tâm lý cho mẹ bầu, giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi và tập trung vào việc chăm sóc bản thân và con cái mới sinh. Một hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là mẹ có thể trở nên căng thẳng, mệt mỏi và có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống sau sinh.

>> Xem thêm: Những điều mẹ cần biết về bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

[inline_article id=239406]

3. Làm gì để ngăn hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Làm gì để ngăn hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Để ngăn chặn hậu quả của việc không tuân thủ quy tắc kiêng cữ sau sinh, dưới đây là một số biện pháp mẹ có thể áp dụng:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất sắt và canxi. Tránh tiêu thụ thức ăn nhanh, thức uống có cồn và thực phẩm có chứa chất bảo quản hoặc hương liệu nhân tạo.
  • Chú ý vệ sinh cá nhân: Mẹ nên đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Rửa tay kỹ trước và sau khi tiếp xúc với vùng kín, duy trì vùng kín sạch sẽ và thay đồ lót thường xuyên.
  • Tránh khiêng vác đồ nặng: Mẹ nên tránh các hoạt động mạnh, như nâng vật nặng hoặc làm việc vất vả, để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe và quá trình hồi phục.
  • Chú ý đến giấc ngủ: Mẹ nên cố gắng thu xếp để đảm bảo ngủ đủ 8-9 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc sẽ giúp phục hồi, củng cố sức khỏe cho người mẹ một cách hiệu quả.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng: Sau sinh mẹ có thể tập một số bài yoga, kegel để tăng cường và cải thiện sức khỏe vùng kín sau sinh. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc tập luyện sau sinh nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong 4- 6 tuần sau sinh: Sau sinh, cả âm đạo và tử cung không hoàn toàn bình phục. Việc quan hệ tình dục có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm, sa tử cung và viêm âm đạo. Để ngăn hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh, tốt nhất là nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 4-6 tuần sau sinh.

>> Mẹ xem thêm: Kiêng cữ sau sinh đúng cách với 14 điều giúp mẹ nhanh khỏe đẹp trở lại

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh có thể nghiêm trọng tùy vào thể trạng của mẹ sau sinh. Vì thế, để đảm bảo cho sức khỏe của mình và em bé, mẹ đừng quên thực hiện việc kiêng cữ cho đến khi cơ thể phục hồi mẹ nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đau lưng sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả cho mẹ bỉm

Mặc dù tình trạng đau lưng sau sinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của sản phụ, song  tình trạng này có thể thuyên giảm khi bạn hiểu rõ nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.

Nguyên nhân sản phụ bị đau lưng sau sinh

Sau khi sinh con, phụ nữ thường gặp phải vấn đề đau lưng, nhất là bị đau lưng dưới gần mông sau sinh. Nguyên nhân khiến cho các sản phụ thường bị đau lưng sau sinh gồm:

  • Tư thế cho con bú không đúng: Tư thế không đúng khi cho con bú là nguyên nhân đầu tiên gây ra vấn đề đau lưng sau sinh (1). Những bà mẹ thường xuyên cúi người khi cho con bú có thể gây đau cơ lưng hoặc các bà mẹ hay nâng, bế và đặt trẻ lên xuống nhiều lần cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Các vấn đề về cơ sau sinh: Đau lưng sau sinh có thể do một số vấn đề liên quan đến cơ như tách cơ bụng sau sinh (xổ bụng sau sinh) và suy yếu cơ sàn chậu.
  • Thiếu ngủ: Khi bạn ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm và kéo dài trong 6 tháng vì chăm con có thể khiến tinh thần bị sa sút. Tinh thần sa sút có thể dẫn đến mỏi các cơ.
  • Tăng cân: Việc tăng cân khi mang thai (có thể cả sau sinh) làm tạo thêm áp lực và căng thẳng lên hệ thống cơ bắp và cột sống, từ đó gây ra tình trạng đau lưng.
  • Đau cơ sau sinh: Đau lưng sau sinh có thể do ảnh hưởng từ các cơn đau khi mang thai. Khi bạn sắp sinh, các hormone thai kỳ như Relaxin trong cơ thể làm giãn các cơ và nới lỏng dây chằng, khớp để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, khi các cơ giãn ra có thể dễ dàng bị căng và gây ra đau lưng, nhất là do trọng lượng của em bé còn gia tăng thêm (2). Cơn đau lưng này có thể kéo dài trong giai đoạn sau sinh, trầm trọng hơn ở các cơ vùng bụng và xương chậu khi sản phụ bị căng thẳng trong lúc sinh nở.
Cho con bú sai cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng sau sinh
Cho con bú sai cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng sau sinh

>> Bạn có thể xem thêm: Đau lưng sau sinh mổ và bí quyết chữa hiệu quả, dứt điểm

Cách khắc phục đau lưng ở phụ nữ sau sinh

Để giảm bớt các cơn đau lưng sau sinh, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Chườm nóng làm giảm đau cơ: Bạn có thể sử dụng miếng đệm sưởi ấm lưng trong và sau khi cho con bú để giảm đau lưng sau sinh.
  • Sử dụng gối hỗ trợ ở phần lưng dưới: Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc gối cho con bú thoải mái để giảm bớt sức nặng cho cánh tay và lưng.
  • Massage thư giãn: Trước khi thực hiện các liệu pháp massage thư giãn, bạn cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.
  • Giữ tư thế đúng khi cho con bú: Một tư thế cho con bú sai sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên phần lưng dưới. Hầu hết các trường hợp đau lưng sau sinh sẽ thuyên giảm khi bạn áp dụng đúng tư thế cho con bú.
  • Cố gắng ngủ khi con đã ngủ: Căng thẳng và mệt mỏi thường là nguyên nhân gây đau lưng sau sinh. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý để có thể làm giảm đau lưng và giúp phục hồi sau sinh tốt hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng sau khi sinh: Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng khi đưa em bé ra ngoài đi dạo. Tuy nhiên, bạn nên tham vấn ý khiến của bác sĩ về cường độ và thời gian đi bộ an toàn nhé.
  • Vật lý trị liệu: Bạn cũng có thể cân nhắc đến thực hiện vật lý trị liệu để giảm đau lưng sau sinh. Tuy nhiên, bạn cũng nên cần xin tư vấn từ bác sĩ về tình hình phục hồi sau sinh của bản thân có phù hợp để điều trị theo phương pháp này không nhé.
  • Nhờ đến sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình: Bạn có thể nhà người thân hỗ trợ chăm sóc em bé để giảm bớt sự căng thẳng hơn. Trong trường hợp bạn bị đau lưng sau sinh dữ dội, thì hãy vắt sữa ra bình và nhờ người thân cho em bé bú. Trong khi đó, bạn hãy tranh thủ chợp mắt một lát.

>> Bạn có thể xem thêm: Bật mí 3 tư thế nằm sau sinh thường giúp mẹ tránh đau lưng hiệu quả

Các bài tập chữa đau lưng cho phụ nữ sau sinh

Bên cạnh các cách giảm đau lưng ở phụ nữ sau sinh, bạn có thể áp dụng thêm các bài tập yoga hỗ trợ cải thiện chứng đau lưng sau sinh dưới đây:

1. Tư thế con mèo-con bò (cat-cow pose hay Chakravakasana)

Các bài tập chữa đau lưng sau sinh
Các bài tập chữa đau lưng sau sinh
  • Bước 1: Bạn quỳ và chống tay vuông góc với thảm. Kế đến, bạn giữ đầu gối và bàn chân rộng bằng hông.
  • Bước 2: Ban hãy bắt đầu với tư thế con bò bằng cách hít vào và thả lỏng bụng. Tiếp theo, bạn nâng ngực và cằm lên trong lúc hướng ánh mắt về phía trần nhà. Rồi bạn mở rộng vai bằng cách kéo chúng về phía sau một chút.
  • Bước 3: Bạn chuyển sang tư thế con mèo bằng cách thở ra và hóp bụng về phía cột sống.
  • Bước 4: Bạn vòng lưng lên và thả đầu xuống sàn. Hãy lặp lại hai tư thế trên với 8-10 lần.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Kéo giãn các cơ lưng, vai và bụng
  • Cải thiện lưu thông máu đến cột sống
  • Giảm căng thẳng ở cột sống bằng cách mở ngực

[/key-takeaways]

2. Tư thế em bé (Child pose)

Tư thế em bé (Child pose) giúp lưng đỡ mệt mỏi

  • Bước 1: Bạn ngồi trên thảm yoga với hông đặt trên gót chân, cúi thân về phía trước và hạ trán xuống sàn.
  • Bước 2: Bạn giữ cánh tay mở rộng và duỗi thẳng ở phía trước, rồi đưa đầu về phía trước để trán chạm sàn.
  • Bước 3: Bạn hãy nhẹ nhàng ấn ngực vào đùi, giữ trong 15-20 giây rồi dần dần thả lỏng cột sống và ngồi trên gót chân. Bạn cần lặp lại tư thế này 8-10 lần.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Giúp làm giãn lưng
  • Làm dịu hệ thần kinh
  • Kéo dài và tăng cường cơ lưng
  • Hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giảm táo bón

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: 5 bài tập thể dục sau sinh mổ giúp sản phụ phục hồi

3. Tư thế chó úp mặt (Downward facing dog)

Tư thế cho úp mặt (Downward facing dog)

  • Bước 1: Bạn hãy bắt đầu tư thế quỳ và chống tay vuông góc với sàn như tư thế con chó đứng.
  • Bước 2: Giữ hai tay rộng bằng vai và hai chân rộng bằng hông.
  • Bước 3: Bạn ấn hai tay xuống đất, nâng hông lên cao, duỗi thẳng chân và khuỷu tay, đồng thời giữ thẳng lưng và tạo thành hình chữ ‘V’ ngược. Bạn hãy giữ tư thế trong 15-20 giây và hít thở sâu.
  • Bước 4: Bạn thở ra, uốn cong đầu gối và trở lại vị trí trung lập. Bạn hãy lặp lại tư thế 8-10 lần.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Kéo giãn cột sống
  • Làm săn chắc các cơ ở phần trên cơ thể
  • Tăng cường cơ ngực và tăng dung tích phổi
  • Tăng cường sức mạnh cho cánh tay, vai, chân và bàn chân

[/key-takeaways]

4. Tư thế gập người về trước (Standing Forward Bend)

Tư thế gập người về trước (Standing Forward Bend)

  • Bước 1: Bạn đứng thẳng với hai chân khép vào nhau và hai tay đặt ở hai bên cơ thể.
  • Bước 2: Hít vào và giơ hai cánh tay của bạn thẳng qua đầu.
  • Bước 3: Thở ra và uốn cong người cúi xuống, chân giữ thẳng để làm trụ, và lưng duỗi thẳng, sao cho bụng của bạn chạm với đùi.
  • Bước 4: Giữ lòng bàn tay của bạn trên sàn, hoặc thả lỏng. Bạn hãy giữ tư thế trong 15-20 giây và thở đều.
  • Bước 5: Bạn giữ chân và cột sống thẳng. Khi kết thúc, bạn hít vào, duỗi hai tay về phía trước và trở lại vị trí ban đầu.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Tăng cường cột sống
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Kéo căng tất cả các cơ ở phía sau cơ thể

[/key-takeaways]

Như vậy tình trạng đau lưng sau sinh là một vấn đề thường gặp đối với các mẹ bỉm do căng thẳng sau sinh, cho con bú sai tư thế, thiếu ngủ… Để giảm bớt tình trạng này, bạn có thể áp dụng các cách chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ và bài tập yoga giảm đau lưng sau sinh nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Bị lồi cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn biết cách đối phó “những vị khách” phiền toái này nhé.

Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh như thế nào?

Dưới đây là giải thích chi tiết về hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh. Đây là tình trạng khi các cơ và mô hỗ trợ tử cung bị yếu hoặc giãn ra, khiến tử cung tụt xuống vào ống âm đạo hoặc thậm chí lộ ra ngoài âm đạo

Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh
Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh (giải phẫu chi tiết)

Vết khâu tầng sinh môn bị lồi cục thịt là hiện tượng gì?

Hiện tượng vết khâu tầng sinh môn bị lồi cục thịt có thể là dấu hiệu của sa sinh dục, sa tử cung hay sa dạ con (pelvic organ prolapse).

Tử cung là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ, nằm trong vùng chậu, có vai trò nuôi dưỡng thai nhi trong thai kỳ. Sau khi sinh, tử cung sẽ co dần về kích thước ban đầu.

Sa tử cung xảy ra khi các cơ, dây chằng sàn chậu yếu đi, khiến tử cung tụt xuống âm đạo hoặc lộ hẳn ra ngoài, thường kèm theo tình trạng sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc thành sau âm đạo và trực tràng.

Khi gặp tình trạng này, bạn thường có cảm giác nặng nề, áp lực vùng chậu, nhìn hoặc cảm thấy bị lồi cục thịt ở cửa mình, tiết dịch âm đạo bất thường, đau vùng chậu, bụng dưới hoặc lưng.

Đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng sa thành âm đạo là phụ nữ sinh con nhiều lần qua đường âm đạo, lớn tuổi, tiền mãn kinh, béo phì, thừa cân,…

>> Xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn chăm sóc như thế nào để nhanh lành vết thương?

hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh
Hình ảnh sa tử cung sau sinh

Bị lồi cục thịt ở cửa mình có sao không?

Tình trạng sa tử cung có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của phụ nữ, nếu không điều trị, việc bị sa tử cung có thể gây ra các vấn đề như:

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn phát hiện mình có dấu hiệu này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và điều trị thích hợp. Việc can thiệp sớm có thể giúp giảm các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh

Cách điều trị khi bị lòi cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh

Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh và cách điều trị
Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh và cách điều trị

Sau khi đã phân tích giải phẫu hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh và tình trạng này chính là sa sinh dục thì việc điều trị sẽ như thế nào? Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sa sinh dục là gì mà bác sĩ có thể lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

Dưới đây là các phương pháp điều trị thường được áp dụng:

Thay đổi lối sống và vận động: Đối với các trường hợp nhẹ, việc thay đổi lối sống như giảm cân (nếu cần thiết), tránh nâng vật nặng, và thực hiện các bài tập tăng cường cơ vùng chậu (ví dụ như tập Kegel) có thể giúp cải thiện tình trạng.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ pessary: Vòng pessary là một dụng cụ silicone hoặc nhựa mềm được đặt vào âm đạo để hỗ trợ nâng đỡ tử cung. Vòng pessary có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, bác sĩ sẽ lựa chọn loại phù hợp nhất với bạn.

Liệu pháp phản hồi sinh học: Một phương pháp điều trị không phẫu thuật cho sa sinh dục, giúp cải thiện khả năng kiểm soát cơ vùng chậu thông qua sử dụng thiết bị cảm biến và phản hồi trực tiếp về hoạt động của các cơ vùng chậu. Phương pháp này hướng đến việc tập luyện và điều chỉnh các cơ quan để giảm các triệu chứng như tiểu không tự chủ.

Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau để điều trị sa sinh dục, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn.

>> Bài cùng chủ đề “hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh”: Hình ảnh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ

Biện pháp hạn chế lòi cục thịt ở cửa mình sau sinh

Biện pháp hạn chế lòi cục thịt ở cửa mình sau sinh
Biện pháp hạn chế lòi cục thịt ở cửa mình sau sinh

Để tránh tình trạng sa sinh dục, bạn cần lưu ý:

  • Tập Kegel: Bài tập Kegel giúp tăng cường cơ sàn chậu, hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu, bao gồm cả tử cung và âm đạo. Nên tập Kegel ít nhất 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10-15 phút.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng áp lực lên vùng chậu, dẫn đến sa tử cung và các cơ quan khác.
  • Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Táo bón có thể gây áp lực lên vùng chậu và làm trầm trọng thêm tình trạng sa sinh dục. Bạn nên ăn ít nhất 25-35 gam chất xơ mỗi ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước (2-2,5l/1 ngày) giúp phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn
  • Tránh nâng vật nặng: Nâng vật nặng có thể làm tăng áp lực lên vùng chậu và dẫn đến sa sinh dục. Nếu bạn phải nâng vật nặng, hãy sử dụng các cơ chân và lưng để nâng, thay vì sử dụng cơ bụng.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng có thể làm suy yếu cơ và mô nâng đỡ tử cung, âm đạo, dẫn đến sa tử cung. Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Khám phụ khoa định kỳ: Khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe phụ khoa, bao gồm cả sa sinh dục. Nên đi khám phụ khoa ít nhất một lần mỗi năm.

[inline_article id=189179]

Như vậy bạn đã biết rõ hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh là thế nào. Đây chính là tình trạng sa tử cung sau sinh. Khi thấy dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám sức khỏe ngay nhé.

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh bao lâu thì vùng kín nhỏ lại và có nên thẩm mỹ vùng kín không?

Vì thế, mẹ bỉm không chỉ quan tâm sau sinh bao lâu thì vùng kín nhỏ lại mà còn tìm cách thẩm mỹ để se khít “cô bé”. Để giải đáp các vấn đề trên, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Vùng kín sau sinh thay đổi thế nào?

Sau quá trình sinh nở, vùng kín của chị em phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi. Nếu bạn vừa trải qua quá trình sinh thường thì “cô bé” sẽ thay đổi như dưới đây:

  • Khô âm đạo
  • Âm đạo rộng hơn sau đó dần dần co lại
  • Âm đạo bị sưng đau và bầm tím (trong những ngày đầu)
  • Âm đạo có thể thay đổi hình dạng
  • Âm đạo sau sinh có thể bị rách và có sẹo

Phụ nữ sinh mổ tuy không phải chịu những ảnh hưởng trực tiếp đến vùng kín nhưng hormone khi mang thai hay thay đổi nội tiết trong thời gian hậu sản và cho con bú cũng có thể khiến cho âm đạo của sản phụ sinh mổ có những khác biệt. Sàn chậu và cơ âm đạo cũng bị suy yếu. Chỉ khác là quá trình hổi phục vùng kín của sản phụ sinh mổ sẽ khác phụ nữ sinh thường vì không phải chịu những tổn thương trực tiếp. 

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn vấn đề hình ảnh vùng kín sau khi sinh thường và sinh mổ thay đổi thế nào để hiểu hơn về thời gian sau sinh bao lâu thì vùng kín nhỏ lại trong phần dưới đây.

Sau sinh bao lâu thì vùng kín nhỏ lại?

Sau sinh bao lâu thì vùng kín nhỏ lại

Sau sinh bao lâu thì vùng kín nhỏ lại? Mức độ vùng kín hồi phục sẽ khác nhau ở mỗi người. Sau khi sinh từ 1-6 tuần, âm đạo và tử cung của người phụ nữ dù sinh mổ hay sinh thường sẽ hồi phục trở lại về mặt cấu trúc, quá trình này có thể lâu hơn nếu có các tai biến hay nhiễm trùng.

Tuy nhiên, có một sự thật là âm đạo của phụ nữ sẽ không thể hồi phục như lúc trước khi sinh con. Tuy nhiên, sự thay đổi này với một số người không đến mức quá nhiều để họ cảm thấy quá lo lắng hoặc mặc cảm mỗi khi “gần gũi” với chồng.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ có nên hơ than vùng kín sau sinh để làm đẹp ‘cô bé’?

Có nên phẫu thuật thu nhỏ vùng kín không?

Có nên thẩm mỹ thu hẹp vùng kín hay không là do bản thân bạn quyết định sau khi tham vấn với bác sĩ ở phòng khám hoặc bệnh viện uy tín. Miễn là điều này giúp bạn cảm thấy tự tin hơn mỗi khi “gần gũi” với chồng.

Phẫu thuật thu nhỏ âm đạo là một thủ thuật để xây dựng hoặc sửa chữa âm đạo, giúp điều trị các vấn đề y tế khác nhau, bao gồm chấn thương âm đạo do sinh con và các biến chứng của bệnh sàn chậu. Thủ thuật này cũng giúp tạo ra âm của người chuyển giới.

>> Bạn có thể xem thêm: 4 cách trị thâm vùng kín sau sinh để “cô bé” gợi cảm, quyến rũ

Làm thế nào để vùng kín phục hồi nhanh hơn bằng tự nhiên?

Làm thế nào để vùng kín phục hồi nhanh hơn bằng tự nhiên?

Nếu đã biết sau sinh bao lâu thì vùng kín nhỏ lại; thì bạn nên biết thêm các cách làm khít vùng kín tự nhiên tại nhà dưới đây để thời gian hồi phục được nhanh hơn:

  • Xông hơ vùng kín: Bạn có thể nấu nước sôi với lá trầu không, lá trà xanh rồi dùng ghế xông để xông hơ vùng kín.
  • Thực hành các bài tập Kegel: Bài tập Kegel sẽ giúp kiểm soát tình trạng tiểu không tự chủ, giảm sa âm đạo và giúp âm đạo trở lại hình dạng bình thường.
  • Chườm đá: Trong 24-48 giờ sau sinh, bạn cần chườm đá để giảm sưng và đau ở vùng âm đạo và giảm đau. Dùng túi chườm lạnh chuyên dụng là một lựa chọn dễ sử dụng và vệ sinh.
  • Dùng thêm một số chế phẩm từ thảo dược hay bôi tại chổ: Cách này cũng hỗ trợ sự se khít, dưỡng ẩm.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để chống lại oxy. Ngoài ra, bạn cần kết hợp với một đời sống tinh thần vui vẻ để nhanh hồi phục.

[inline_article id=241988]

Như vậy bạn đã biết sau sinh bao lâu thì vùng kín nhỏ lại rồi phải không? Thời gian hồi phục của vùng kín sẽ từ 1-6 tuần sau khi sinh. Nhưng thời gian thu hẹp âm đạo này cũng tùy thuộc vào cơ địa, cách kiêng cữ và chăm sóc vùng kín của mỗi người nữa bạn nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Top 9 mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa, bé tha hồ tu ti

Mẹ hãy tham khảo một vài mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa tại bài viết này nhé! Nhưng trước tiên, mẹ cũng nên biết vai trò to lớn của sữa mẹ đối với sự phát triển của bé. 

Nuôi con bằng sữa mẹ tốt cho mẹ và con như thế nào?

  • Sữa mẹ có chứa đầy đủ dưỡng chất như đạm, chất béo tốt, vitamin và dưỡng chất ở dạng dễ tiêu hóa, cần thiết cho sự phát triển của bé. 
  • Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp bé chống lại virus và vi khuẩn để bé giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, hen suyễn hoặc dị ứng.
  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà không dùng sữa công thức sẽ ít bị nhiễm trùng tai, bệnh đường hô hấp và tiêu chảy hơn.
  • Bú sữa mẹ giúp trẻ tăng chỉ IQ (Theo 1 nghiên cứu năm 2022).

Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa

Sữa mẹ đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế, mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây để tăng nguồn sữa dinh dưỡng cho con yêu.

1. Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng lá mít

mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng lá mít

Một trong những mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa không nên bỏ qua là dùng lá mít. Đối với mẹo dân gian giúp sữa mẹ về nhiều bằng lá mít thì có 2 cách.

Nguyên liệu:

  • 7 lá mít non (nếu bé yêu là con trai) hoặc 9 lá mít non (nếu bé yêu là con gái).
  • Lược chải tóc.
  • Nước sạch.

Cách 1:

  • Bước 1: Rửa sạch lá mít non.
  • Bước 2: Cho lá mít non vào nồi nấu cùng với nước.
  • Bước 3: Khi nước ấm, nhúng lược vào nồi nước rồi chải đều lên bầu ngực từ trên xuống dưới.
  • Bước 4: Sau khi chải xong, dùng khăn xô nhúng vào nước lá mít vệ sinh đầu ti cho sạch. Cách làm này sẽ giúp lấy đi cặn bẩn bám trên đầu ti, giúp tia sữa được thông dễ dàng. Mẹ cũng có thể đắp lá mít ấm lên ngực rồi massage nhẹ nhàng, sữa cũng sẽ nhanh về hơn.

Cách 2:

  • Bước 1: Rửa sạch 200g lá mít non cùng nước muối
  • Bước 2: Cho lá mít non vào nồi nấu cùng với 1,5 lít nước
  • Bước 3: Khi nước sôi, giảm lửa nhỏ và tiếp tục đun trong 5 phút
  • Bước 4: Tắt bếp, chắt lấy nước, uống hết trong 1 ngày.

Hiệu quả của mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng lá mít phụ thuộc vào cơ địa của từng người, nhưng hầu hết đều cho hiệu quả sau 5 ngày áp dụng. Nếu sau 5 ngày mà mẹ vẫn không thấy sữa về nhiều hơn, mẹ hãy thử áp dụng mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa khác bên dưới đây. 

2. Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng lá đinh lăng

mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng lá đinh lăng

Theo kinh nghiệm dân gian, lá đinh lăng là một loại thảo mộc gọi sữa về hiệu quả, giúp làm giảm căng sưng vú, giảm tình trạng ứ và tắc sữa. Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng lá đinh lăng khá đơn giản. Mẹ chỉ cần rửa sạch rồi đun lá đinh lăng với nước để lấy nước uống.

Mẹo dân gian để sữa về nhiều bằng lá đinh lăng gọi sữa về được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Lấy khoảng 150 – 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch.
  • Bước 2: Cho lá đinh lăng vào ấm và sắc lên cùng với khoảng 200ml nước.
  • Bước 3: Khi nước đã sôi, đun tiếp khoảng 5 – 7 phút rồi tắt bếp, chắt nước vừa nấu được để uống hàng ngày.

Lưu ý:

  • Nên uống trong ngày, không để nước sắc đinh lăng qua ngày sau uống vì nước sắc sẽ dễ bị lên men, ôi thiu gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.
  • Ưu tiên dùng nguyên liệu sạch, không phun thuốc trừ sâu và còn tươi.

>> Mẹ có thể tham khảo: 5 nguyên nhân khiến mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được và cách xử lý!

3. Mẹo dân gian để sữa về nhiều bằng lá bồ công anh

mẹo dân gian giúp nhiều sữa bằng lá bồ công anh

Làm gì để có nhiều sữa? Sử dụng lá bồ công anh là một mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa được nhiều người áp dụng và rỉ tai nhau. Có 4 cách dùng lá bồ công anh gọi sữa về.

Cách 1:

  • Bước 1: Rửa sạch 20-40g lá bồ công anh tươi, sau đó giã nát
  • Bước 2: Thêm chút muối vào lá bồ công anh đã giã nát, rồi vắt lấy nước uống
  • Bước 3: Đắp phần bã lá bồ công anh lên ngực mỗi ngày 1-2 lần.

Cách 2:

  • Bước 1: Rửa sạch 120g lá bồ công anh tươi, 40g lá quýt hôi (quýt hoi hay cây quyết rừng), 80g sài đất
  • Bước 2: Cho những thảo dược đã rửa vào nồi, thêm 600ml nước, sắc lấy nước uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Cách 3:

  • Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá bồ công anh tươi
  • Bước 2: Hơ lá bồ công anh trên lửa cho nóng rồi áp vào bầu ngực
  • Bước 3: Khi lá nguội thì lặp lại bước 2.

Cách 4:

  • Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá bồ công anh tươi, sau đó giã nát
  • Bước 2: Thêm rượu vào lá bồ công anh đã giã nát, sau đó cho lên chảo đảo thật nóng
  • Bước 3: Cho hỗn hợp rượu và lá bồ công anh vào khăn xô, rồi áp vào ngực mẹ đến khi nguội.

4. Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng lược

Đối với nhiều mẹ sau sinh, chiếc lược không chỉ dùng để chải đầu, mà còn được biết đến với tác dụng gọi sữa về nhanh chóng. 

Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng lược: Phụ nữ sau sinh chỉ cần dùng một chiếc lược gỗ chải bầu ngực nhiều lần những khi rảnh rỗi là đã có thể giúp mẹ nhiều sữa. Mẹ sinh bé gái sẽ chải 9 lần trên mỗi bầu ngực, mẹ sinh bé trai sẽ chải 7 lần.

Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng lược này tương tự như việc massage trước khi hút sữa, giúp sữa về nhiều hơn.

>> Mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn cách kích sữa cho mẹ sinh mổ hiệu quả vừa lợi cho mẹ vừa tốt cho con

5. Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng lá chè vằng

Mẹo để sữa về nhiều bằng lá chè vằng

Mẹ sau sinh uống nước chè vằng có thể giúp giảm tình trạng sưng vú, viêm tuyến sữa và mất sữa, tắt tia sữa. Uống chè vằng sau khi sinh giúp sữa về nhanh, nhiều và đều hơn. 

Bên cạnh đó, chè vằng tạo ra những cơn co bóp tử cung, đào thải sản dịch ra ngoài, tránh hậu sản và rút ngắn thời gian hồi phục cho mẹ. Hơn nữa, việc nấu nước chè vằng để uống còn có thể giúp thanh nhiệt, làm mát sữa. 

Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng lá chè vằng như sau:

  • Bước 1: Nấu 20-30g chè vằng khô với nước cho thật sôi để có món nước uống hàng ngày. Uống nước lá chè vằng ngay khi còn ấm.
  • Bước 2: Mẹ sau sinh không nên nấu nước chè vằng quá đặc và không nên uống quá nhiều chè vằng.

Ngoài ra, phương pháp đắp chè vằng còn có thể hỗ trợ trị viêm tuyến vú, tắc tia sữa.

6. Mẹo dân gian để sữa về nhiều bằng lá vối

Cách tăng sữa bằng lá vối

Dùng lá vối cũng là một mẹo dân gian để giúp cho mẹ nhiều sữa hơn. Loại lá này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp thanh nhiệt, giải độc và lợi sữa. 

Theo Đông y, nụ và lá vối có tính hàn mát, vị đắng, không có độc, có tác dụng thanh nhiệt. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.

Mẹo dân gian để sữa về nhiều bằng lá vối khá đơn giản. Mẹ chỉ cần đun một ít lá vối với nước để uống hàng ngày và uống ngay khi còn ấm. Nước lá vối có mùi thơm dễ chịu và dễ uống, rất phù hợp cho mẹ đang cho con bú.

Một số lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian để sữa về nhiều bằng lá vối:

  • Không nên sử dụng nước sắc lá vối quá nhiều trong ngày
  • Hạn chế sử dụng nước sắc lá vối cho trẻ nhỏ và người già, do chất tanin có trong lá vối sẽ có khả năng gây táo bón nhiều hơn.
  • Không nên sử dụng nước lá vối lúc đói hoặc sau ăn no.

>> Mẹ có thể tham khảo: 5 cách kích sữa đơn giản, hiệu quả

7. Cách giúp mẹ nhiều sữa bằng lá bắp cải

Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng lá bắp cải dựa trên nguyên lý dùng nhiệt chườm ấm bầu ngực để khắc phục tình trạng tắc tia sữa, giúp sữa lưu thông dễ dàng hơn. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá bắp cải, cắt bớt phần đầu lá mềm chỉ chừa lại phần lá xanh, cứng.
  • Bước 2: Hơ lá bắp cải trên lửa cho thật nóng.
  • Bước 3: Phủ một lớp khăn lên bầu ngực, rồi đắp lá bắp cải lên khăn, kết hợp với massage phần bầu ngực để sữa được thông.
  • Bước 4: Khi lá bắp cải này nguội thì thay bằng lá khác.

>> Xem thêm: Uống nước lá sung lợi sữa đúng không? Mẹ mà bỏ qua thì tiếc lắm

8. Mẹo dân gian để sữa về nhiều bằng canh búp dứa

Mẹo dân gian để sữa về nhiều bằng canh búp dứa

Búp trái dứa (trái thơm) được dân gian cho là có thể dùng như một mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa. Để nấu canh búp dứa gọi sữa về, bạn cần chuẩn bị 7 búp dứa nếu mẹ sinh con trai, 9 búp dứa nếu mẹ sinh con gái. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bỏ phần lá xanh, chọn phần lá trắng của búp dứa rồi cắt hạt lựu
  • Bước 2: Ninh nhừ phần búp dứa đã cắt hạt lựu với thịt nạc hoặc sườn heo
  • Bước 3: Múc ra chén cho mẹ ăn hết cả nước và cái, mỗi ngày nên ăn 2 lần để đạt hiệu quả.

9. Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng cơm hoặc xôi nóng

Một mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa được nhiều người tin dùng là dùng cơm nóng hoặc xôi nóng chườm ngực. Đây là phương pháp dùng nhiệt để gọi sữa về nhanh chóng.

Cách thực hiện mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bằng cơm hoặc xôi nóng:

  • Bước 1: Vo tròn một nắm cơm hoặc xôi nóng vừa mới nấu xong
  • Bước 2: Cho nắm cơm hoặc xôi đã vo tròn vào khăn xô, áp lên bầu ngực
  • Bước 3: Lăn nắm cơm hoặc xôi theo chiều kim đồng hồ cho sữa chín, đặc và không bị tắc
  • Bước 4: Nếu nắm cơm hoặc xôi nguội thì hâm nóng và lăn tiếp, mỗi lần lăn khoảng 20 phút.

(*) Lưu ý: Các mẹo dân gian để giúp sữa mẹ về nhiều bên trên chỉ là phương pháp dân gian truyền miệng và chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể. Sau khi áp dụng nếu có tác dụng phụ hoặc không có hiệu quả thì nên ngưng ngay và đến gặp bác sĩ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Phương pháp kích sữa power pumping giúp gọi sữa mẹ về dồi dào

Những lưu ý khi mẹ áp dụng mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa

Khi áp dụng các cẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa bên trên, mẹ cũng đừng quên bỏ qua các lưu ý sau:

  • Mẹ nên chọn 1 phương pháp dân gian phù hợp với từng địa phương, bản thân, điều kiện gia đình, không nên áp dụng nhiều biện pháp cùng lúc.
  • Đảm bảo uống đủ 2 – 2,5l nước mỗi ngày để kích thích sữa về nhiều hơn.
  • Ăn đủ buổi và đa dạng chất dinh dưỡng để tránh tình trạng tắt sữa do thiếu chất.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất hợp lý để có được lượng sữa dồi dào và giàu dinh dưỡng cho bé.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ vì căng thẳng, lo lắng kéo dài có thể gây ít sữa hay thậm chí là mất sữa.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng bất cứ mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa.

[inline_article id=273250]

Trên đây là 9 mẹo dân gian giúp mẹ gọi nhiều sữa về. Chúc mẹ sẽ có nguồn sữa dồi dào và nhiều dưỡng chất để bé bú no nê và mau lớn.

Đừng quên bấm đăng ký Marrybaby tại đây để đọc được thêm nhiều bài viết hay liên quan đến mang thai, cách chăm sóc, nuôi dạy con và sức khỏe gia đình nhé!

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Hình ảnh rạch tầng sinh môn khi sinh thường và cách chăm sóc vết thương

Để có cách chăm sóc vết thương sau rạch tầng sinh môn sao cho khoa học mà hồi phục nhanh, bạn nên hiểu rõ tất tần tật những vấn đề liên quan đến thủ thuật rạch tầng sinh môn dưới đây.

Tầng sinh môn là bộ phận nào?

Tầng sinh môn (perineum) là toàn bộ mô bao gồm da, cơ, mô liên kết nằm ở giữa bộ phận sinh dục (lỗ âm đạo hoặc bìu) và hậu môn. Nó cũng là vùng dưới cùng của khoang chậu.

Rạch tầng sinh môn là gì?

Rạch tầng sinh môn (episiotomy) là một thủ thuật mà bác sĩ sản khoa sẽ rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn trong khi sinh. Thủ thuật này giúp mở rộng âm đạo để em bé chui qua dễ dàng hơn.

Đôi khi đáy chậu của bạn sẽ rách tự nhiên khi em bé ra ngoài. Điều này được gọi là vết rách tầng sinh môn. Hiện nay, các bác sĩ không khuyến khích bạn nên rạch tầng sinh môn một cách thường quy khi sinh thường. Tuy nhiên, thủ thuật rạch tầng sinh môn vẫn được sử dụng trong một số trường hợp nhất định.

>> Bạn có thể xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn và những điều mẹ cần biết sau khi sinh

Khi nào mẹ sinh thường cần rạch tầng sinh môn?

Mặc dù vấn đề rạch tầng sinh môn không phổ biến khi sinh thường. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào các trường hợp dưới đây, bác sĩ sản khoa bắt buộc phải rạch tầng sinh môn khi bạn sinh:

  • Em bé có kích thước lớn.
  • Bạn kiệt sức và mất nước vì chuyển dạ kéo dài.
  • Bạn đã rặn quá lâu hoặc không thể kiểm soát việc rặn.
  • Em bé đang gặp vấn đề và cần được sinh ra nhanh chóng.
  • Em bé rơi vào trường hợp ngôi khó hay sinh khó do vai
  • Bác sĩ sản khoa cần sử dụng kẹp hoặc máy hút để đỡ đẻ. Vì thế, âm đạo có thể cần phải rộng hơn để sử dụng các dụng cụ này.

Thủ thuật rạch tầng sinh môn chi tiết kèm hình ảnh

1. Các cách rạch tầng sinh môn bác sĩ có thể áp dụng

Đi thăm bà đẻ, các mẹ hay hỏi nhau "có bị rạch không?", nhưng thật ra mẹ có biết rạch tầng sinh môn là như thế nào không? - Ảnh 1.
Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn theo 2 đường: thẳng và chéo (Ảnh minh họa).

Bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn theo hai cách:

Rạch thẳng từ trên xuống: Bác sĩ sẽ rạch từ cửa dưới của âm đạo về phía trực tràng. Vết rạch này thường nhanh lành song dễ bị rách, có thể rách dài tới trực tràng, thường gọi là rách độ ba hoặc độ bốn.

Rạch xéo một bên: Vết rạch này sẽ chếch tầm 45 độ tính từ cửa dưới của âm đạo sang hai bên. Cách rạch này sẽ giảm bớt nguy cơ rách hậu môn trực tràng song lại mất nhiều máu và làm vết thương lâu lành.

2. Quy trình rạch tầng sinh môn khi sinh thường

Để thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn khi đẻ, bác sĩ phải tiến hành đúng thời điểm thai nhi đang trên đường chui ra ngoài. Khi đó, cả tầng sinh môn và âm hộ đều căng giãn tối đa. Nghĩa là thai nhi đã xuống sâu trong âm đạo và bác sĩ cắt trong lúc có cơn gò tử cung để giảm đau cho người mẹ.

Bước 1: Bác sĩ gây tê vùng cắt

Đi thăm bà đẻ, các mẹ hay hỏi nhau "có bị rạch không?", nhưng thật ra mẹ có biết rạch tầng sinh môn là như thế nào không? - Ảnh 2.
Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê (Ảnh minh họa).

Thông thường, bác sĩ sản khoa sẽ khuyến cáo nên hạn chế sử dụng thuốc gây tê trong quá trình rạch tầng sinh môn khi đẻ. Song nếu bạn chịu đau kém thì cần nói trước để bác sĩ gây tê cục bộ trước khi thực hiện thủ thuật này.

Bước 2: Xác định vị trí cắt

Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ xác định hướng cắt. Khi cắt, bác sĩ sẽ không cắt quá sâu vì có thể cắt vào cơ nâng hậu môn. Thường thì bác sĩ chỉ cắt một bên tầng sinh môn để đưa thai nhi ra ngoài chứ hiếm khi cắt cả hai bên.

Bước 3: Cắt tầng sinh môn

Đi thăm bà đẻ, các mẹ hay hỏi nhau "có bị rạch không?", nhưng thật ra mẹ có biết rạch tầng sinh môn là như thế nào không? - Ảnh 3.
Sau khi tiêm thuốc tê, bác sĩ dùng kéo để cắt 1 đường (Ảnh minh họa).

Bác sĩ dùng kéo sắc thực hiện cắt một đường thẳng và dứt khoát. Kế đến, bác sĩ tiếp tục thực hiện việc đỡ sinh.

Bước 4: Khâu tầng sinh môn

Sau khi người mẹ sinh xong, bác sĩ sẽ kéo hết phần phụ của thai (bánh nhau và dây rốn) ra ngoài. Kế đến, bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch khu vực tầng sinh môn, đảm bảo nó được vô khuẩn trước khi khâu, gây tê (nếu cần). Sau đó, bác sĩ sẽ khâu từng lớp của tầng sinh môn như sau:

Đi thăm bà đẻ, các mẹ hay hỏi nhau "có bị rạch không?", nhưng thật ra mẹ có biết rạch tầng sinh môn là như thế nào không? - Ảnh 4.
Sau khi kéo hết bánh nhau và nhau thai ra ngoài, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch tầng sinh môn và bắt đầu khâu từng lớp lại.
  • Với lớp niêm mạc âm đạo: bác sĩ khâu bằng chỉ tự tiêu. Khâu từ trong ra ngoài, đảm bảo hai mép vết khâu khớp nhau nhằm tránh để lại khe hở.
  • Với lớp cơ (lớp gần da): bác sĩ cũng khâu khép kín để tránh tạo lỗ hổng giữa hai lớp cơ và da.
  • Với lớp da: bác sĩ cũng khâu tương tự như hai lớp trước. Song ở bước cuối cùng này, bác sĩ sẽ sử dụng chỉ chậm tiêu hơn so với hai lớp khâu đầu.
  • Kết thúc là bác sĩ vệ sinh lại vết khâu và vùng âm hộ cho người mẹ và kiểm tra loại toàn bộ để đảm bảo không bỏ sót tổn thương.

Những vấn đề cần biết khi rạch tầng sinh môn do sinh thường

1. Phẫu thuật rạch tầng sinh môn đau như thế nào?

Trong suốt quá trình bác sĩ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh, bạn sẽ không có cảm giác đau đớn. Vì các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ để làm tê vùng đáy chậu của bạn. Hoặc trong một số trường hợp, bạn đã được gây tê ngoài màng cứng và không thể cảm thấy gì từ thắt lưng trở xuống.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện thủ thuật này bạn có thể gặp một số cơn đau và nhức mỏi khi thuốc mê hết tác dụng. Nhưng bạn nên biết rằng, trong một số tình huống nhất định thủ thuật này được thực hiện vì muốn an toàn nhất cho bạn hoặc con bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những thực phẩm mẹ nên tránh xa

2. Các biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật rạch tầng sinh môn

  • Chảy máu.
  • Nhiễm trùng.
  • Có thể để lại sẹo.
  • Tiểu không tự chủ.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Thời gian phục hồi kéo dài.
  • Tổn thương cơ vòng hậu môn và trực tràng.

Điều quan trọng cần lưu ý là các biến chứng được liệt kê ở trên cũng có thể xảy ra với vết rách tầng sinh môn tự nhiên nữa bạn nhé. Bên cạnh các biến chứng có thể xảy ra khi rạch tầng sinh môn; thì vết thương tầng sinh môn có thể bị mưng mủ, ngứa, cứng

3. Vết rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Quá trình lành vết thương ở tầng sinh môn thường mất khoảng 1 tháng nhưng thời gian hồi phục có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ cắt tầng sinh môn. Điều này cũng đúng với trường hợp bị rách tầng sinh môn tự nhiên khi sinh thường.

Thông thường, bạn sẽ cảm thấy đau nhức trong vài tuần đầu tiên và hơi khó chịu khi quan hệ tình dục (nếu được cho phép). Hãy cho bác sĩ biết vết thương đang hồi phục như nào và mức độ đau của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn biết liệu nó có bình thường hay không dựa trên loại và mức độ nghiêm trọng của vết rạch tầng sinh môn.

4. Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?

Quan hệ tình dục sau sinh có thể bất kỳ lúc nào sau sinh nếu bạn thấy thoải mái về thể chất và tinh thần, thông thường bác sĩ sẽ khuyên nên đợi đến khoảng 6 tuần để bạn được phục hồi hoàn toàn. Sẽ yên tâm hơn nếu bạn đợi cho đến khi được bác sĩ kiểm tra khi tái khám sau sinh, thường khoảng 4-6 tuần sau đó.

Khi được quan hệ trở lại, bạn có thể cảm thấy đau trong vài tháng. Muốn giảm đau, bạn có thể dùng chất bôi trơn gốc nước khi quan hệ tình dục để thoải mái hơn.

5. Khi nào bạn nên đi khám ngay sau khi bị rạch tầng sinh môn?

Nếu bạn rơi vào các trường hợp sau thì nên đi khám ngay nhé:

  • Bạn bị sốt, ớn lạnh hoặc đau nhức cơ thể.
  • Da xung quanh vết rạch bị đỏ hoặc sưng lên.
  • Bạn đang chảy máu tại chỗ rạch tầng sinh môn.
  • Vết thương tiết dịch có mùi hôi hoặc có mủ chảy ra.
  • Vết thương ngày càng đau hơn và không thể hồi phục.

Cách chăm sóc vùng kín sau khi rạch tầng sinh môn

Để vùng kín bớt đau hơn, bạn cũng nên chọn đồ lót và đồ mặc ngoài rộng rãi, tránh mặc đồ quá chặt vì sẽ gây đau và chảy máu vết thương.

  • Tránh thụt rửa âm đạo hoặc quan hệ tình dục.
  • Chỉ quan hệ sau sinh khi vết thương đã lành và sản dịch đã hết sạch.
  • Nếu thấy vết rạch tầng sinh môn có các dấu hiệu bất thường thì cần đi khám bác sĩ ngay.
  • Không nên ngồi yên một chỗ, mà nên vận động nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông và vết thương nhanh lành.
  • Cần giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách rửa nhẹ nhàng vùng kín bằng nước sạch sau mỗi lần đi vệ sinh. Giữ vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng là điều quan trọng nhất. Đừng vì sợ đau mà hạn chế rửa vì sẽ khiến vết thương nhiễm trùng.

Như vậy bạn đã hiểu hơn về thủ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh thường rồi. Không phải trường hợp sinh thường nào cũng bị bác sĩ rạch tầng sinh môn. Nhưng nếu bạn rơi vào trường hợp này thì hãy lưu ý chăm sóc vùng kín cẩn thận để tránh nhiễm trùng nhé!

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Tại sao mẹ đẻ mổ không nên đặt vòng? Lời giải đáp cho mẹ sinh mổ

Để hiểu tại sao đẻ mổ không nên đặt vòng tránh thai ngay; trước hết MarryBaby và bạn cần tìm hiểu về vòng tránh thai cũng như cách hoạt động của nó ra sao.

Vòng tránh thai và cách hoạt động

Vòng tránh thai (Intrauterine Device – IUD) là một dụng cụ tránh thai được đưa vào tử cung của phụ nữ. Sau khi đặt vòng tránh thai, phần trăm cơ hội mang thai là rất thấp. Một vòng tránh thai thường có thời hạn từ 3-10 năm, tùy thuộc vào nhãn hiệu.

Có 2 loại vòng tránh thai phổ biến. Nguyên tắc hoạt động của chúng như sau:

  • Vòng tránh thai bằng đồng: Tăng cường phản ứng viêm khiến niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) bị viêm. Ngay cả khi tinh trùng thụ tinh với trứng, niêm mạc tử cung sẽ gây khó khăn cho phôi làm tổ và phát triển.
  • Vòng tránh thai nội tiết: Giải phóng một lượng nhỏ hormone progestin levonorgestrel theo thời gian. Hormone này làm đặc chất nhầy cổ tử cung khiến tinh trùng khó bơi đến ống dẫn trứng hơn. Nó cũng làm mỏng niêm mạc tử cung và ngăn chặn một phần khả năng giải phóng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Bên cạnh tìm hiểu về các loại vòng tránh thai, bạn cũng có thể tham khảo 9 cách tránh thai sau sinh an toàn cho mẹ tránh “vỡ kế hoạch” nhé.

Vòng tránh thai là gì?

Tại sao mẹ đẻ mổ không nên đặt vòng?

Tại sao mẹ đẻ mổ không nên đặt vòng tránh thai?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ sau sinh mổ cần thời để tử cung hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, các sợi chỉ khâu vết mổ sau sinh cũng cần được tiêu biến thì mới an toàn để đặt vòng tránh thai.

Vậy sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được? Bạn phải chờ từ 3 tháng trở lên để tử cung hồi phục trở lại và chỉ khâu hòa tan vào tử cung. Tuy nhiên, nếu sau khi sinh mổ bạn bị rơi vào các trường hợp sau thì không nên đặt vòng gồm:

  • Đang bị viêm vùng chậu
  • Có thai hoặc nghi ngờ có thai
  • Có bệnh lý ác tính đường sinh dục
  • Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung
  • Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị

>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh

[key-takeaways title=”Có nên đặt vòng sau sinh mổ lần 2 không?”]

Hiện chưa có chỉ định sinh mổ 2 lần sẽ không được đặt vòng. Tuy nhiên, mổ đẻ 2 lần có thể dẫn đến một số bất thường ở tử cung. Vì vậy, bạn cần được thăm khám kỹ để biết có thích hợp đặt vòng tránh thai sau sinh mổ lần 2 hay không

[/key-takeaways]

Lưu ý khi đặt vòng tránh thai sau sinh

Khi đặt vòng tránh thai, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Nếu đã có kinh trở lại, thời điểm thích hợp để đặt vòng là ngay khi vừa sạch kinh.
  • Nên đặt vòng tránh thai tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Trong trường hợp mẹ chưa có kinh thì chỉ được đặt vòng sau khi thăm khám, kiểm tra và chắc chắn không có thai.
  • Sau khi đặt vòng, cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra vòng có bị tuột không hoặc có cần thay vòng khác không. Vì đến thời điểm dừng cho con bú, tử cung trở lại bình thường, có thể sẽ cần phải đổi vòng có kích thước lớn hơn.

Một số lưu ý đối với phụ nữ đặt vòng tránh thai sau sinh

Tại sao đẻ mổ không nên đặt vòng và sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được?

Khi bạn đã biết tại sao đẻ mổ không nên đặt vòng ngay; thì hãy tham khảo vấn đề mẹ bỉm đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không trong giai đoạn chưa thể đặt vòng tránh thai nhé.

Như vậy, bạn đã biết tại sao đẻ mổ không nên đặt vòng rồi phải không? Bởi vì, sau sinh mổ tử cung và vết khâu sau sinh chưa lành. Nếu đặt vòng tránh thai có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, bạn nên chờ từ 3 tháng trở lên để tử cung và vết mổ lành hẳn rồi mới đặt vòng tránh thai nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh: Những dấu hiệu mẹ cần cảnh giác!

Để hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh; trước tiên MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu vết mổ đẻ bị nhiễm trùng là gì trong bài dưới đây nhé.

Nhiễm trùng vết mổ là gì?

Vết thương bị nhiễm trùng là tình trạng vết thương bị nhiễm vi khuẩn hoặc có các vi sinh vật khác cư trú. Tình trạng này gây ra sự chậm lành vết thương hoặc làm vết thương xấu đi. Hầu hết các vết thương bị nhễm trùng thường bị nhiễm khuẩn.

Tình trạng vết thương bị nhiễm trùng xảy ra khi khả năng phòng vệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải hoặc không thể đối phó với sự phát triển bình thường của vi khuẩn. Nhiễm trùng vết thương do phẫu thuật có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.

Nguyên nhân nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Có nhiều yếu tố rủi ro gây nhiễm trùng vết mổ sau sinh như:

  • Béo phì
  • Sinh mổ trước đó
  • Chuyển dạ hoặc phẫu thuật kéo dài
  • Chăm sóc trước khi sinh kém (ít đến bác sĩ)
  • Dùng steroid lâu dài (bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch)
  • Bệnh tiểu đường hoặc rối loạn ức chế miễn dịch (như HIV)
  • Viêm màng ối (nhiễm trùng nước ối và màng bào thai) khi chuyển dạ
  • Mất máu quá nhiều trong quá trình chuyển dạ, sinh nở hoặc phẫu thuật
  • Thiếu kháng sinh dự phòng hoặc mổ cấp cứu

>> Bạn có thể xem thêm: Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Giải mã lí do bất thường của cơn đau nhói!

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ

hình ảnh dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ

Sau khi sinh mổ, bạn cần theo dõi tình trạng của vết mổ sau sinh và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi thấy các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh dưới đây cần phải sắp xếp thời gian đến bệnh viện sớm nhé.

  • Đi tiểu đau
  • Đau bụng nặng
  • Sốt cao hơn 38ºC
  • Chảy mủ từ vết mổ
  • Sưng, nóng, đỏ, đau chỗ vết thương
  • Tiết dịch âm đạo có mùi hôi
  • Chảy máu có cục máu đông lớn
  • Chảy máu làm ướt một miếng băng trong vòng một giờ
  • Đau ở chỗ rạch không biến mất hoặc trở nên tồi tệ hơn

>> Bạn có thể xem thêm: Tụ dịch sẹo vết mổ tử cung sau sinh: Mẹ sinh mổ cần cẩn trọng điều này!

Phân loại nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Phân loại nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Nhiễm trùng sau sinh xảy ra sau 30 ngày sinh mổ và được phân thành 3 loại sau:

Nhiễm trùng bề mặt: Liên quan đến phần nông gồm da và mô dưới da của vết mổ. Bạn có thể có các triệu chứng từ vết mổ như chảy mủ, sưng, đau, đỏ, …

Nhiễm trùng vết mổ sâu: Liên quan đến các mô mềm sâu hơn như cân, cơ. Các triệu chứng như sưng, nóng đỏ, đau vùng vết mổ, chảy mủ, nứt vết mổ tự phát, siêu âm hay thăm khám phát hiện nhiễm trùng lan đến các lớp sâu. Triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, các xét nghiệm cận lâm sàng bất thường.

Nhiễm trùng cơ quan hoặc các khoang: Nhiễm trùng sâu ảnh hưởng đến cơ quan xung quanh vết mổ như viêm hay áp xe khoang phúc mạc, nhiễm trùng quanh tử cung. Triệu chứng toàn thân thường rầm rộ, sốt cao, mệt mỏi, đau bụng, đau vùng vết mổ, tử cung ấn đau… Các xét nghiệm cận lâm sàng và hình ảnh bất thường giúp hổ trợ chẩn đoán.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ lưu lại ngay 7 dấu hiệu bục vết mổ đẻ, cần nhập viện gấp nhé!

Điều trị nhiễm trùng vết mổ

Sau khi bạn đã hiểu rõ hơn tình trạng vết mổ sau sinh nhiễm trùng; chúng ta cần tìm hiểu thêm về cách điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Điều trị nhiễm trùng vết mổ sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng: nhiễm trùng bề mặt, nhiễm trùng sâu hay nhiễm trùng nội tạng hoặc các khoang cơ thể (khoang phúc mạc).

– Liệu pháp kháng sinh: Thường là đường tĩnh mạch, tốt nhất là nuôi cấy định danh vi khuẩn làm kháng sinh đồ trước khi điều trị, sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm và điều chỉnh theo lâm sàng + kháng sinh đồ.

– Làm sạch vết thương đúng cách: Làm sạch vết thương định kì, loại bỏ mô chết, mủ, máu; có thể cần dẫn lưu vết thương, tháo bỏ chỉ khâu, để hở, may lại thì hai.

Mổ lại để giải quyết ổ nhiễm trùng: Trong trường hợp nhiễm trùng cơ quan hay khoang cơ thể, có thể cần mổ lại để giải quyết ổ nhiễm trùng.

Thời gian điều trị dài ngắn, ngoại trú hay nội trú, các xét nghiệm cần làm,… tuỳ mức độ và đáp ứng của bệnh nhân.

Ngăn ngừa vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng

Ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn cần nắm rõ các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng sau đây:

1. Sau khi từ bệnh viện về nhà

  • Thư giãn và nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi, tránh gắng sức, tránh nâng bất cứ thứ gì nặng hơn em bé của bạn, tuy nhiên không phải nằm trên giường bất động. Khi còn đau, cần tập vận động tại chỗ, đi lại nhẹ nhàng. Khi hết đau nên sinh hoạt, nghỉ ngơi tương đối.. Vận động là yếu tố rất quan trọng cho việc phục hồi vết thương, tránh nhiễm trùng vết mổ cũng như nhiễm trùng hậu sản khác.
  • Thử nghiệm với các tư thế cho con bú: Bạn có thể bắt đầu cho con bú sau khi sinh mổ. Bạn nên áp dụng các tư thế cho con bú trong giai đoạn hồi phục vết mổ như tư thế bế cặp chặt, tư thế nằm cho bú… để vết mổ không bị đau.
  • Tìm cách giảm đau: Để làm dịu vết mổ, bác sĩ có thể khuyên dùng ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác), acetaminophen (Tylenol, những loại khác) hoặc các loại thuốc khác để giảm đau. Hầu hết các loại thuốc giảm đau đều an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.

>> Xem thêm: Để dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ hiệu quả, mẹ phải lưu tâm điều này!

2. Cách làm sạch vết mổ

  • Bạn nên thay băng 1 ngày/lần hoặc khi miếng băng bị dơ hoặc ướt. Sau vài ngày khi vết thương khép miệng và khô, có thể để hở và vệ sinh mỗi ngày 1 lần.
  • Đừng cố rửa sạch vùng da quanh vết thương bị dính keo của miếng băng. Bạn có thể tắm và lau khô vết mổ bằng khăn sạch.
  • Giữ vùng vết thương sạch sẽ bằng cách rửa bằng xà phòng nhẹ và nước. Tuy nhiên, bạn không nên chà vào vết thương, chỉ cần để nước chảy qua vết thương khi tắm là đủ.
  • Đừng ngâm mình trong bồn tắm hoặc đi bơi, cho đến khi bác sĩ cho phép. Trong hầu hết các trường hợp, bạn cần kiêng để vết thương ngâm nước cho đến 3 tuần sau khi phẫu thuật.

3. Khi sinh hoạt

  • Nghỉ ngơi tương đối
  • Tránh làm việc nặng, môi trường nóng nực
  • Tắm rửa, giữ vệ sinh thân thể mỗi ngày, không nằm phòng tối, ẩm, nóng
  • Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, cho con bú mẹ

[inline_article id= 301787]

Như vậy bạn đã hiểu hơn về tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh rồi. Hãy luôn đảm bảo thực hiện đúng các cách ngăn ngừa nhiễm trùng để vết mổ được hồi phục nhanh chóng nhé.

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không?

Nếu trong giai đoạn cho con bú, bạn bị nhức mỏi cơ hay đau lưng do thường xuyên bé con thì có được dùng salonpas không? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề, phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không?

Trên thông tin bao bì sản phẩm có ghi rõ, phụ nữ cho con bú có thể dùng được salonpas. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo và xin tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để tránh gây ảnh hưởng đến em bé. Ngoài ra, bạn cần lưu ý không nên để em bé ngậm phải vùng da đã dán cao salonpas.

Trong salonpas có chất Methyl Salicylate hay còn gọi là Salicylic acid methyl ester là một chất có trong tự nhiên, được chiết xuất từ nhiều loại cây có tác dụng giảm đau và chống viêm. Methyl Salicylate thường có trong những sản phẩm dầu hay được dùng để bôi khi nhức đầu, muỗi đốt hoặc nghẹt mũi.

Chất Methyl Salicylate có thể gây xung huyết da do đó bạn chỉ nên bôi ngoài da, dùng để xoa bóp và không được uống cũng như bôi lên vùng da có vết thương hở. Những người có cơ địa dị ứng với Aspirin và Salicylate thì không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa chất Methyl Salicylate.

Ngoài vấn đề phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không; nếu bạn đau lưng sau sinh thì phải làm sao? Hãy thảm khảo cách trị đau lưng sau sinh trên MarryBaby bạn nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao bà đẻ bị đau đầu? Mẹ bỉm lưu ngay những cách giảm đau đơn giản sau

Phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không?

Những lưu ý khi bạn sử dụng miếng dán salonpas

Sau khi tìm hiểu phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không; bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi sử dụng sản phẩm nhé.

  • Tránh dùng thuốc trên một diện tích da lớn hoặc trong thời gian kéo dài hơn chỉ định: Vì điều này dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc Salicylate, nhất là với trẻ em.
  • Không sử dụng salonpas nơi những vùng da nhạy cảm: Những vùng da như vùng da quanh mắt, niêm mạc thì cũng không được phép sử dụng salonpas giảm đau.
  • Không sử dụng salonpas ở vùng da có vết thương hở hoặc trầy xước: Bởi vì, điều này sẽ làm tổn thương những lớp tế bào dưới da này và gây nên tình trạng loét hoặc hoại tử những tế bào còn non ở vị trí bị trầy xước trên da.
  • Không được sử dụng salonpas vào những vị trí có triệu chứng của viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ đau: Bởi vì, điều này sẽ làm cho tình trạng viêm ngày càng trầm trọng hơn. Điều này là do sản phẩm có tác dụng làm giãn mạch khiến lượng máu chảy vị trí da nhiễm trùng nhiều dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn khiến vị trí đau ngày càng sưng to hơn.
  • Ngưng dùng salonpas khi thấy các dấu hiệu bất thương: Một số tác dụng phụ của salonpas như cảm giác nóng rát, châm chích, những dấu hiệu của phản ứng quá mẫn với thành phần của thuốc, nhiễm độc Salicylate, phù mạch hoặc thậm chí là co thắt phế quản.
  • Đối tượng cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng salonpas gồm: phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, người dị ứng thuốc, người đang dùng một số thuốc khác như Warfarin, người có những bệnh lý như hen suyễn, polyp mũi…, người chuẩn bị thực hiện phẫu thuật…

Làm thế nào để bạn giảm đau mà không cần thuốc?

Phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không? Bạn có thể sử dụng salonpas khi cho con bú nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ngoài việc dùng salonpas, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục đau nhức tại nhà dưới đây:

1. Giấm táo

  • Trộn nước và giấm táo.
  • Sau khi cho trẻ bú, mẹ hãy nhúng tăm bông vào hỗn hợp và vắt chất lỏng dư thừa.
  • Chấm miếng gạc lên vùng đau của bạn. Hỗn hợp có thể tiêu diệt vi khuẩn và giữ cho những khu vực đó sạch sẽ.
  • Sau đó, thoa một ít dầu dừa lên các khu vực đó để đảm bảo rằng chúng không bị khô hoặc nứt nẻ.

2. Tinh dầu tràm trà

  • Trộn nước ấm và dầu tràm trà
  • Ngâm một miếng vải trong hỗn hợp và chấm lên chỗ đau
  • Để chúng khô và rửa sạch bằng nước để điều trị vết loét của bạn.

3. Sữa mẹ

Phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không và các cách giảm đau khác
  • Sữa mẹ có thể là phương pháp điều trị tốt nhất cho vết loét của mẹ. Bởi nó chứa các thành phần kháng khuẩn để chữa lành cơn đau.
  • Mẹ cố gắng bôi sữa lên núm vú bị đau sau khi cho trẻ bú 4-5 lần một ngày.

Bên cạnh vấn đề phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không; bạn có thể tìm hiểu thêm về nguyên nhân đau xương cụt sau sinh là do đâu nhé.

4. Dùng đá lạnh

Chườm lạnh có thể giúp giảm đau. Do đó, mẹ có thể sử dụng phương pháp điều trị này thường xuyên để có kết quả tốt nhất. Cách làm rất đơn giản, mẹ hãy đổ đầy đá viên vào khăn bông và ấn nhẹ lên vùng bị đau trong khoảng 10 phút.

5. Dầu oliu

  • Trộn dầu oliu và dầu cây trà trong nước ấm.
  • Ngâm một miếng bông gòn trong hỗn hợp và chấm lên chỗ đau của bạn.
  • Để khô tự nhiên, sau đó rửa sạch bằng nước.

6. Nha đam

Nha đam nổi tiếng với tác dụng làm dịu. Do đó, mẹ hãy cắt một lá lô hội và cạo lớp gel bên trong. Sau đó, thoa nhẹ lên chỗ đau của bạn để chữa lành.

7. Túi trà

  • Ngâm túi trà trong nước nóng.
  • Lấy túi ra và đặt chúng sang một bên để làm mát.
  • Vắt túi để vắt bớt nước.
  • Đặt túi lên chỗ đau của mẹ.
  • Rửa các khu vực được đắp lên.
  • Bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong quá trình cho con bú là núm vú. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bú đúng cách để tránh bị đau.

[inline_article id=264828]

Tóm lại, phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không? Bạn có thể sử dụng salonpas khi đang cho con bú nhưng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách giảm đau tự nhiên và an toàn tại nhà nữa nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Vết khâu tầng sinh môn chăm sóc như thế nào để nhanh lành vết thương?

Để giúp bạn hiểu rõ về vết khâu tầng sinh môn, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề rạch tầng sinh môn là gì? Hãy đọc ngay phần dưới đây của bài viết để biết thêm chi tiết.

Rạch tầng sinh môn là gì?

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật trong đó bác sĩ sản khoa sẽ rạch một đường nhỏ giữa âm đạo và hậu môn (khu vực được gọi là đáy chậu) trong khi sinh. Thủ thuật này giúp mở rộng âm đạo để em bé chui qua dễ dàng hơn. Đôi khi đáy chậu sẽ rách tự nhiên khi em bé chui ra ngoài dẫn đến rách tầng sinh môn.

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ thay đổi như thế?

Vì sao cần rạch tầng sinh môn?

Trước khi tìm hiểu về vết khâu tầng sinh môn; bạn cần biết những trường hợp dưới đây bác sĩ bắt buộc phải sử dụng biện pháp này.

  • Em bé quá lớn.
  • Sản phụ đã kiệt sức và mất nước vì chuyển dạ kéo dài.
  • Sản phụ đã rặn quá lâu hoặc không thể kiểm soát việc rặn.
  • Em bé đang gặp vấn đề và cần được sinh ra nhanh chóng.
  • Em bé có ngôi mông hoặc sinh khó do vai.
  • Bác sĩ sản khoa cần sử dụng kẹp hoặc giác hút để hỗ trợ đỡ đẻ cho sản phụ. Vì thế, âm đạo cần phải mở rộng hơn để sử dụng các dụng cụ này.

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

hình ảnh vết khâu tầng sinh môn
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn

Vết khâu tầng sinh môn bị hở có tự lành được không? Câu trả lời là vết khâu sẽ tự lành được nhé. Quá trình hình ảnh lành vết khâu tầng sinh môn mất khoảng một tháng. Nhưng thời gian hồi phục có thể sẽ khác nhau (dài hay ngắn hơn) tùy thuộc vào mức độ tổn thương tầng sinh môn. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy đau và nhức hoặc khó chịu trong vài tuần đầu tiên.

Khi đi khám phụ khoa, bạn hãy cho bác sĩ biết vết khâu tầng sinh môn đang hồi phục như thế nào và mức độ đau của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn biết liệu nó có bình thường hay không dựa trên loại và mức độ nghiêm trọng của tổn thương cũng như các tai biến sau đó, ví dụ nhiễm trùng. 

>> Bạn có thể xem thêm: Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những thực phẩm mẹ nên tránh xa

Làm thế nào để tầng sinh môn hồi phục nhanh?

Vùng đáy chậu sẽ sưng đau và từ từ giảm dần trong vài tuần sau khi rạch tầng sinh môn theo tiến trình lành lại của vết thương. Bạn có thể thực hiện chăm sóc vết khâu tầng sinh môn để nhanh chóng hồi phục:

  • Trong sinh hoạt hằng ngày, thay ghế hay đệm thông thường bằng một cái gối hình bánh donut này sẽ giảm áp lực lên vùng đáy chậu.
  • Sử dụng thuốc xịt gây tê theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau và ngứa.
  • Tắm với nước ấm hoặc vệ sinh vùng tầng sinh môn bằng nước ấm (hoặc nước muối sinh lý) rồi thấm khô bằng khăn sạch.
  • Sử dụng túi nước đá hoặc túi lạnh chườm vùng đáy chậu để giảm sưng tấy và giảm đau nhức. Bạn có thể mua các túi chườm lạnh tầng sinh môn tại các bệnh viện.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen hoặc ibuprofen theo khuyến nghị của bác sĩ. Cơn đau dữ dội có thể cần được điều trị bằng thuốc theo toa mạnh hơn như acetaminophen với codeine.
  • Ngoài ra, bạn cần lưu ý không sử dụng tampon, quan hệ tình dục hoặc nhét bất cứ thứ gì vào âm đạo cho đến khi bác sĩ cho khi vết khâu tầng sinh môn hồi phục.

Những biến chứng từ vết khâu tầng sinh môn

vết khâu tầng sinh môn bị hở

1. Vết khâu tầng sinh môn bị hở

Bị hở vết khâu tầng sinh môn có thể do vết thương bị nhiễm trùng hoặc gây áp lực lên vết khâu. Chảy máu vết thương có thể khiến vết khâu bị đứt và để lại vết thương hở. Hiện tượng này được gọi là nứt vết thương tầng sinh môn hoặc hở vết thương tầng sinh môn.

2. Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa

Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa có thể do quá trình hồi phục và liền sẹo của vết thương đang diễn ra. Thậm chí, tình trạng ngứa ngáy, phù nề và sưng to cũng có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn cần được đi đến bệnh viện ngay.

3. Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ

Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng vết thương. Khi bạn gặp tổn thương vết khâu như đau, chảy máu hoặc tiết dịch như mủ. Lúc này bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra vết khâu và đánh giá dấu hiệu nhiễm trùng.

>> Bạn có thể xem thêm: Nhiễm trùng hậu sản: Tai biến nguy hiểm mẹ sau sinh cần cảnh giác

4. Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục

Nếu bạn cảm thấy vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục thì đây có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung hoặc bị sẹo tầng sinh môn. Để có thể chẩn đoán chính xác điều này, bạn cần đi khám phụ khoa để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

5. Cách nhận biết vết khâu tầng sinh môn bị đứt chỉ

Dưới đây là các cách nhận biết vết khâu tầng sinh môn bị đứt chỉ bạn nên nhớ kỹ:

  • Bị sốt, ớn lạnh
  • Đau ở vùng bụng dưới
  • Bị nóng rát và đau ở bụng dưới
  • Ra cục máu đông hoặc chảy máu nhiều
  • Không kiểm soát được vấn đề đại tiện, trung tiện

Vết khâu tầng sinh môn bất thường cần đến bệnh viện

Bạn cần đến bệnh viện ngay khi vết khâu tầng sinh môn có các dấu hiệu sau:

  • Bạn bị sốt, ớn lạnh hoặc đau nhức cơ thể.
  • Bạn đang bị chảy máu tại chỗ rạch tầng sinh môn.
  • Mức độ đau vết khâu tầng sinh môn dữ dội hơn.
  • Dịch tiết có mùi hôi hoặc mủ chảy ra từ vết thương.
  • Da xung quanh vết rạch tầng sinh môn bị đỏ hoặc sưng lên.

Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Để giúp nhanh hồi phục vết khâu tầng sinh môn; bạn cần chăm sóc khu vực này với các lưu ý như sau:

  • Đảm bảo rằng bạn thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Không sử dụng sữa tắm, hoặc bất kỳ loại kem hoặc dầu nào khác để thoa lên vết thương.
  • Sau khi hết sản dịch, bạn có thể không mặc quần lót qua đêm để vùng kín được lưu thông.
  • Giữ cho khu vực vết khâu luôn sạch sẽ và khô ráo nhất có thể và chỉ rửa sạch bằng nước khi vệ sinh.
  • Giữ cho khu vực vết khâu luôn sạch sẽ và khô ráo nhất có thể là điều quan trọng nhất. 
  • Khi rửa vùng kín, nên rửa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, cố gắng không chà xát khu vực vết thương. Thay vào đó, bạn hãy để khu vực khô tự nhiên hoặc thấm khô bằng gạc sạch hay khăn sạch nhẹ nhàng.

[inline_article id=241988]

Như vậy, bạn đã hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh. Vì thế, bạn cần giữ vệ sinh khu vực này thật kỹ để tránh nhiễm trùng và nhanh hồi phục vết thương nhé.