Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Mách mẹ dấu hiệu vết mổ bất thường và cách xử trí

Sinh mổ thường được áp dụng cho mẹ có sức khỏe yếu hoặc thai nhi không thể ra ngoài bằng đường sinh tự nhiên. Vậy sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Các dấu hiệu bất thường của vết mổ và chăm sóc như thế nào để mẹ mau hồi phục? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

Nguyên nhân khiến vết mổ sau sinh lâu lành 

Một số nguyên nhân khiến vết rạch sau sinh của mẹ bị hở, làm vết thương bên trong lâu lành, chẳng hạn như:

  • Chịu nhiều căng thẳng và áp lực

Việc tạo nhiều áp lực lên bụng có thể khiến vết khâu bị lỏng hoặc rách. Do đó, mẹ không nên cố gắng leo cầu thang hoặc tập thể dục quá sớm mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

  • Khả năng chữa lành kém

Điều này có thể do di truyền hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn khiến tiến trình hồi phục của mẹ kéo dài hơn như: bệnh tiểu đường, béo phì…

  • Bị hoại tử

Trong một số trường hợp, các tế bào da ở rìa vết rạch có thể chết đi do không nhận đủ oxy và dinh dưỡng. Tình trạng này được gọi là hoại tử. Các tế bào da chết không thể phát triển và liên kết với nhau để chữa lành vết thương, dẫn đến vết mổ sinh mổ bị hở. Chưa biết sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành, nhưng nếu bị hoại tử, vết thương bên trong sẽ khó lành hơn.

  • Bị nhiễm trùng

Chưa biết vết mổ sau sinh bao lâu thì lành, nhưng nếu mẹ để vết mổ bị nhiễm trùng, cơ thể mẹ phải chống lại vi trùng nên việc chữa lành vết thương không thể diễn ra đồng thời được.

Nguyên nhân khiến vết mổ sau sinh lâu lành

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành?

Nếu mẹ sinh thường, mẹ chỉ cần ở lại viện 1 ngày sau khi sinh. Đối với mẹ sinh mổ, thời gian này sẽ lâu hơn (khoảng 3-4 ngày) để nằm viện, chăm sóc và theo dõi vết mổ sau sinh. Vậy sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành?

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành hẳn còn phụ thuộc vào khả năng hồi phục của mỗi mẹ, cách chăm sóc vết mổ, chế độ dinh dưỡng và sinh soạt sau sinh. 

[key-takeaways title=””]

Nhìn chung vết khâu sau mổ sẽ lành lại, kèm một đường hơi gồ và nhô lên sau 7 ngày. Vết mổ sẽ dần hình thành vết sẹo khoảng 2-3 tuần sau đó. Lúc này, khi chạm vào vết mổ, mẹ sẽ thấy đau nhói.

[/key-takeaways]

Khoảng 3 tháng sau ngày sinh mổ, vết thương ở bên ngoài bụng mới có thể được xem như đã liền lại hoàn toàn. Lúc này, mẹ sẽ không còn cảm giác đau hay ngứa quanh miệng vết mổ nữa. Tuy nhiên, mẹ lưu ý trong một số trường hợp, cơn đau vẫn có thể kéo dài dai dẳng từ 6 tháng đến hơn 1 năm.

Đối với vết mổ bên trong, vì phải trải qua nhiều lớp cắt mới có thể lấy được bào thai khỏi bụng mẹ, nên thời gian lành vết mổ bên trong không thể cho con số chính xác được. Thời gian có thể lên tới 2 năm, thậm chí hơn. Sự phục hồi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến sự chăm sóc vết mổ của mẹ.

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành?

>>Xem thêm: Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Giải mã lí do bất thường của cơn đau nhói!

Làm gì để vết thương bên trong mau lành?

Băn khoăn sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành đã rõ. Vậy mẹ nên làm gì để vết thương bên trong mau lành?

1. Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Muốn mau lành, mẹ phải đảm bảo chế độ ăn 

  • Để tránh dạ dày hoạt động mạnh, gây áp lực lên bụng, mẹ không nên ăn những thực phẩm khó tiêu hóa như cơm, phở, đồ chiên… mà chỉ nên uống nước, ăn cháo loãng cho đến khi xì hơi được. 
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều đạm, canxi, uống đủ nước để có nhiều sữa cho con bú, đồng thời giúp da dẻ căng mịn
  • Ngoài ra, mẹ nên bổ sung vitamin A, B,C để giảm tình trạng viêm nhiễm vết mổ. 
  • Mẹ ăn các thực phẩm giàu vitamin K và các yếu tố vi lượng sẽ giúp tạo máu và nhanh lành vết thương. 
  • Mẹ lưu ý tránh các loại thực phẩm gây dị ứng và gây sẹo lồi như rau muống, lòng đỏ trứng, đồ nếp.

>>Xem thêm: Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá? Không phải kiêng tới 3 tháng đâu mẹ ơi!

2. Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Muốn lành mẹ phải nghỉ ngơi nhiều hơn

Mẹ sau sinh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Khi nằm nghỉ, mẹ chú ý nằm nghiêng sang một bên để tránh các cơn đau do co thắt tử cung. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên nằm hoài một chỗ trong thời gian dài mà vẫn nên dậy đi lại nhẹ nhàng để tránh tình trạng bị dính ruột. 

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Muốn lành mẹ phải nghỉ ngơi nhiều hơn

3. Chăm sóc vết mổ

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Muốn vết mổ mau lành, khâu chăm sóc vết thương vô cùng quan trọng. Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vết sẹo bằng dung dịch betadine và thay băng mỗi ngày để tránh bị nhiễm trùng. Vết mổ đẻ bên trong bao lâu thì lành? Để vết mổ lành trong thời gian lý tưởng (3-6 tháng), mẹ lưu ý sau 3 ngày kể từ lúc mổ, mẹ có thể để vết mổ đẻ thoáng, giúp vết mổ khô tự nhiên, từ đó, mau lành hơn. 

Khi vệ sinh vết mổ, mẹ chú ý thoa kem hay thuốc bằng cách dùng bông tăm để bôi lên vùng da vết mổ thay vì dùng tay.

Dấu hiệu vết mổ bên trong bất thường 

Bên cạnh băn khoăn sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành, nhiều mẹ cũng tò mò về dấu hiệu vết mổ bên trong bất thường. Vết mổ có dấu hiệu bất thường khi:

  • Vết mổ đẻ bị đau tức, sưng đỏ, tụ dịch máu, dịch mủ
  • Vết mổ đẻ bị hở, lộ phần thịt bên trong hoặc kèm theo cơn sốt cao 38.5℃ – 40℃
  • Vết đẻ mổ bị sưng tấy, nóng
  • Vùng bụng và vùng xung quanh vết mổ bị cương, gây đau
  • Sản dịch sau sinh có mùi hôi
  • Mủ và dịch tiết từ vết mổ có mùi hôi

Cần làm gì khi có dấu hiệu bất thường?

1. Xử lý tại nhà

  • Mẹ hãy dùng băng vô trùng để bảo vệ vết mổ trong 24 – 48 giờ sau phẫu thuật và tránh để băng bị ướt.  
  • Mẹ hãy sử dụng gạc ẩm vô trùng để che phủ vết mổ bị hở. Ngoài ra, mẹ phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thay băng.
  • Không chỉ có mẹ, các thành viên khác trong gia đình cũng cần hiểu về cách chăm sóc vết thương và cách nhận biết dấu hiệu bất thường của vết mổ.
  • Đảm bảo chế độ ăn đủ chất dinh dưỡngsinh hoạt điều độ nêu trên để cơ thể mau hồi phục.

2. Điều trị y tế

Nếu gặp những dấu hiệu vết mổ bất thường, nhiễm trùng, mẹ nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa phụ sản ngay để được điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Trên đây là giải đáp của MarryBaby cho băn khoăn sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành. Hy vọng mẹ đã nắm được vết mổ đẻ bao lâu thì lành, những dấu hiệu vết mổ bất thường và cách xử trí phù hợp. Chúc mẹ mau hồi phục!

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì? Mẹ bỉm nên đọc ngay nhé!

Có nhiều chị em phải “nhịn yêu” trong thai kỳ vì một số lý do về sức khỏe của mẹ và con. Vì thế sau khi sinh, nhiều chị em rất mong muốn được gần gũi chồng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì không? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về vấn đề quan hệ tình dục sau sinh.

Quan hệ sau sinh có nên không?

Trước khi trả lời vấn đề quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì; chúng ta cần tìm hiểu quan hệ sau sinh có nên không. Sau khi sinh, có nhiều điều tác dụng đến sự ham muốn của phụ nữ như nội tiết tố; quá trình hồi phục sức khỏe; tâm lý sau khi sinh

Tuy nhiên, điều này không phải ai cũng bị ảnh hưởng nhiều. Vì có một số trường hợp, chị em lại có nhiều ham muốn sau sinh hoặc muốn chiều chuộng chồng. Và việc quan hệ tình dục có thể diễn ra tùy vào sức khỏe và tâm lý của phụ nữ đã sẵn sàng.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn

Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì?

Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì?

Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì không? Đa số phụ nữ sau sinh khi quan hệ sẽ cảm thấy đau rát và có nguy cơ nhiễm trùng cao.

– Đau rát sau khi quan hệ: Điều này do sự thiếu hụt hormone estrogen khiến mô âm đạo mỏng và không ẩm ướt khiến quan hệ đau rát.

– Nguy cơ bị nhiễm trùng cao: Sau sinh các vết thương như vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ cần thời gian hồi phục. Nếu các vết thương này chưa hồi phục sẽ khiến bạn bị đau và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Nếu bạn quan hệ sớm khi âm đạo vẫn còn tiết sản dịch sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao. Sản dịch cũng gây mất vệ sinh cũng như cảm xúc. Vùng chậu còn quá yếu nên cũng chưa sẵn sàng cho các “cuộc yêu”. Vì thế, bạn cần phải chờ đến khi cơ thể ra hết sản dịch rồi hãy gần chồng nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh mổ 20 ngày quan hệ có sao không? Mẹ tuyệt đối không nên làm thế!

Sinh xong bao lâu thì quan hệ được?

Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì? Sinh xong bao lâu thì quan hệ được?

Để bạn có thể hiểu quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì; thì bạn cần tìm hiểu sinh xong bao lâu thì quan hệ được. Thực tế, không có thời gian bắt buộc phải kiêng cữ quan hệ sau sinh trong bao lâu. Tuy nhiên, các chuyên gia thường khuyên phụ nữ nên quan hệ sau 4-6 tuần sau khi sinh em bé.

Bởi vì, sau khi sinh những tổn thương ở phụ nữ cần hồi phục và có khả năng cao sẽ gặp biến chứng trong 2 tuần sau sinh. Việc kiêng cữ quan hệ sau sinh sẽ giúp cơ thể được hồi phục nhanh.

[key-takeaways title=””]

Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiêng cữ quan hệ sau sinh theo hướng dẫn sau:

  • Phụ nữ sinh thường cần kiêng quan hệ trong 6 tuần nếu bị rạch tầng sinh môn hoặc bầm tím nặng ở âm hộ và khi sạch sản dịch.
  • Phụ nữ sinh mổ cần kiêng quan hệ ít nhất 6 tuần. Vì bạn cần chờ đợi cho vết mổ sau sinh được hồi phục và tránh nguy cơ nhiễm trùng. Với những tình huống sanh mổ vì biến chứng, cấp cứu tổn thương nhiều hơn, hãy chờ đến 3 tháng sau sinh nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không? 3 tư thế “yêu” an toàn cho bạn

Nếu bạn thắc mắc quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì; thì sẽ quan tâm mới sinh xong quan hệ có thai được không. Thực tế, bạn có thể mang thai ít nhất là 3 tuần sau khi sinh. Dù bạn đang cho con bú và kinh nguyệt của bạn chưa bắt đầu trở lại.

[inline_article id=265424]

Như vậy bạn đã biết quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì rồi đúng không? Nếu quan hệ sớm nguy cơ nhiễm trùng và gặp các biến chứng rất cao. Ngoài ra, do sự thiếu hụt estrogen và biến đổi tâm lý nên việc yêu cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong giai đoạn hậu sản.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Để dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ hiệu quả, mẹ phải lưu tâm điều này!

Thực hư chuyện này ra sao? Mẹ cần lưu ý điều gì khi kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau sau sinh mổ? Mẹ có nên tiêm thuốc giảm đau sau khi sinh mổ không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thuốc giảm đau sau sinh mổ cần đảm bảo tiêu chí nào?

Khoảng 60% mẹ bỉm bị đau 6 tháng sau khi sinh mổ. Bên cạnh cơn đau từ vết mổ, người mẹ còn phải đối mặt với cơn đau lưng và đau vùng đáy chậu. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn cho con bú, vì thế, mẹ cần lưu ý dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ đảm bảo tiêu chí sau để an toàn cho cả mẹ lẫn con:

  • Thuốc không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa bé bú 
  • Thuốc không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ
  • Mẹ dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ vẫn có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng và tỉnh táo để chăm con
  • Thuốc giảm đau sau sinh mổ phải phù hợp với tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của mẹ và độ nghiêm trọng của cơn đau 

Các loại thuốc giảm đau sau sinh mổ

Sau đây là những loại thuốc giảm đau sau sinh mổ mà mẹ có thể được bác sĩ chỉ định dùng, cụ thể như sau:

1. Thuốc giảm đau sau sinh mổ chứa opioid

  • Codeine

Mẹ có thể dùng Codeine bằng đường uống. Liều dùng là 60mg 4-6 giờ/ lần, không được dùng quá 240mg và dùng trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, mẹ lưu ý có thể bị buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc.

  • Oxycodone

Oxycodone có thể dùng bằng đường uống. Mẹ có thể uống 50mg mỗi 4 giờ/ lần. Mẹ nhớ dùng trong 24 giờ và dùng tối đa 30mg. 

  • Morphine

Morphine sẽ được tiêm vào trục thần kinh. Đây là loại thuốc giảm đau sau sinh mổ giúp gây tê chọn lọc cột sống. Morphine sẽ có tác dụng sau 15 phút tiêm, nếu tiêm ngoài màng cứng thì sau 30 phút sẽ thấy hiệu quả. 

  • Hydromorphone

Hydromorphone là thuốc giảm đau sau sinh mổ

Đây là một opioid dùng để điều trị cơn đau mức độ từ vừa đến nặng. Thuốc giảm đau sau sinh mổ Hydromorphone có tác dụng ngắn hơn so với morphine sulfate. 

  • Levorphanol

Levorphanol hỗ trợ hấp thu tốt khi dùng bằng đường uống và có tác dụng dài hơn so với morphine sulfate.

  • Methadone

Thuốc Methadone có thể khiến tình trạng mất ngủ triền miên ở mẹ do thời gian bán thải của thuốc chậm. 

  • Meperidine

Meperidine là một loại thuốc giảm đau hấp thụ kém khi uống, hơn nữa, chất normeperidine còn chuyển hóa, gây độc cho mẹ.

  • Fentanyl

Mẹ hẳn sẽ thắc mắc có nên tiêm thuốc giảm đau sau khi sinh mổ không? Câu trả lời là có. Mẹ có thể dùng Fentanyl bằng đường tiêm hoặc dán. Loại thuốc giảm đau sau sinh mổ này sẽ có hiệu quả sau 1-2 giờ sử dụng. 

  • Tramadol

Đây là một loại thuốc giảm đau opioid dùng để điều trị cơn đau vừa đến nặng vừa. Nếu dung bằng đường uống, hiệu quả giảm đau thường sẽ bắt đầu trong vòng 1 giờ. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau sau sinh mổ của loại thuốc này? Nếu mẹ dùng cách tiêm, thuốc sẽ giúp giảm đau mạnh và hiếm khi xuất hiện tác dụng phụ là ức chế hô hấp.

>>Mẹ có thể quan tâm: Đau xương mu sau sinh: Mách mẹ cách khắc phục cơn đau cực dễ

2. Thuốc giảm đau sau sinh mổ không chứa opioid

  • Acetylsalicylic acid

Thuốc này thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid, được bào chế dưới dạng viên tan trong ruột. Thuốc giảm đau sau sinh này giúp giảm đau, hạ sốt, chống viêm.

  • Acetaminophen (paracetamol)

Acetaminophen (paracetamol) là thuốc giảm đau sau sinh mổ

Thuốc này có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Còn tác dụng phụ của thuốc giảm đau sau sinh mổ này thì sao? Thuốc không hoặc có ít tính kháng viêm và ít gây tác dụng phụ. Liều dùng tối đa 4g/ ngày.

  • Ibuprofen

Thuốc này được uống với liều 400mg trong 72 giờ đầu tiên sau khi mổ, uống 4 – 6 giờ/lần. Mẹ chú ý uống đúng và đủ liều vì nếu không đảm bảo mẹ sẽ thấy đau hơn. Ngoài ra, mẹ không được uống loại thuốc này khi bụng đói vì dễ gây khó chịu cho dạ dày.

  • Naproxen

Naproxen là thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị đau và được dùng bằng đường uống. Mẹ lưu ý thuốc có thời gian dài hiệu quả lâu hơn do thời gian bán thải của thuốc chậm.

  • Ketoprolac

Đây là một loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị đau vừa đến đau nặng. Thời gian điều trị được đề nghị là ít hơn 6 ngày. Thuốc này dùng bằng đường tiêm (tiêm bắp).

  • Trisalicylate

Thuốc giảm đau sau sinh mổ này có ít tác dụng trên hệ tiêu hóa và tiểu cầu hơn so với aspirin.

  • Indomethacin

Đây là thuốc chống viêm non-steroid thường dùng để hạ sốt, giảm đau và chống viêm theo cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin. Ngoài ra, loại thuốc này có tác dụng trên hệ tiêu hóa.

>>Mẹ có thể quan tâm: Đau xương cụt sau sinh do đâu? Tiết lộ cách giảm đau hiệu quả cho mẹ

Hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau sau sinh mổ

1. Dựa theo mức độ cơn đau

  • Cơn đau nhẹ: Mẹ có thể được chỉ định dùng Paracetamol
  • Cơn đau nhẹ – trung bình: Mẹ có thể được chỉ định dùng paracetamol phối hợp với opioid nhẹ (codein, dihydrocodein)
  • Cơn đau trung bình – nặng: Mẹ có thể được chỉ định dùng paracetamol, NSAID và opioid nhẹ (codein, dihydrocodein)
  • Cơn đau nặng: Mẹ có thể được chỉ định dùng NSAID và opioid
  • Cơn đau rất nặng: Mẹ có thể được chỉ định dùng NSAID và morphine (tùy bệnh nhân)
  • Cực đau: Mẹ có thể được được gây tê ngoài màng cứng opioid và gây tê tại chỗ

Tùy vào mức độ cơn đau, bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ dùng: co-codamol (codeine phosphate và paracetamol) với ibuprofen khi đau nhiều; co-codamol khi cơn đau mức trung bình; paracetamol khi đau nhẹ.

2. Dựa vào giai đoạn sinh mổ

  • Trong và sau khi mổ

Mẹ có thể được chỉ định tiêm diamorphine tủy sống (liều 0.3-0.4 mg) hoặc bằng cách gây tê ngoài màng cứng cũng với diamorphine (liều 2.5-5.0 mg). Điều này sẽ giúp làm giảm việc sử dụng bổ sung các loại thuốc giảm đau khác. Tùy vào thể trạng của mẹ, lượng thuốc và loại thuốc đưa vào sẽ khác nhau.

Trường hợp không có chống chỉ định, mẹ có thể dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAID theo hướng dẫn của bác sĩ vì có thể làm giảm lượng opioid.

  • Sau khi sinh mổ: Mẹ có thể tiêm morphine 1mg vào thiết bị có chứa dụng cụ bơm thuốc và truyền vào cơ thể thông qua tĩnh mạch ở chi trên hoặc chi dưới.
  • Kết thúc sinh mổ: Không ít mẹ tò mò về thuốc đặt giảm đau sau sinh mổ, về dạng thuốc đặt giảm đau sau sinh mổ, mẹ sẽ được đặt diclofenac 100mg, trừ trường hợp mẹ bị tiền sản giật hoặc bị trĩ.
  • 3 ngày đầu sau mổ: paracetamol và diclofenac.

>>Mẹ có thể quan tâm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau sau sinh mổ

lưu ý khi dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ

– Nếu mẹ gặp các triệu chứng sau đây sau khi dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ, mẹ nên đến ngay bệnh viện:

  • Bị sốt từ 101 F (38,3 độ C) trở lên
  • Vùng da xung quanh vết mổ chuyển sang màu hồng hoặc đỏ
  • Vết mổ bị hở và chảy máy hoặc chất dịch

– Thuốc giảm đau sau sinh mổ cần thời gian để phát huy hiệu quả: Cơn đau sau khi sinh mổ có thể kéo dài khoảng 2 tuần. Vì thế, mẹ nên uống thuốc giảm đau đúng giờ để kiểm soát cơn đau. 

– Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn sức khỏe của bé qua sữa mẹ.

>>Mẹ có thể quan tâm: Chăm sóc vết mổ sau sinh giúp sẹo liền và mờ hiệu quả

Một số cách khác giúp mẹ giảm đau sau sinh mổ tại nhà

Bên cạnh thuốc giảm đau sau sinh mổ, mẹ có thể tham khảo thực hiện các biện pháp khắc phụ cơn đau tại nhà:

1. Chăm sóc vết mổ

Việc giữ cho vết thương khô ráo, sạch sẽ và được sát trùng điều độ sẽ giúp quá trình phục hồi vết thương diễn ra nhanh hơn. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hỏi bác sĩ về cách chăm sóc vết mổ, chẳng hạn như dùng tay hoặc gối đặt nhẹ lên vết mổ mỗi khi ho, hắt hơi hay cười. 

2. Nghỉ ngơi đúng cách

Khoảng 2 tháng sau sinh, mẹ nên nằm nghiêng khi ngủ, lúc nằm nghỉ ngơi, mẹ có thể dùng kê thêm gối ở lưng. Ngoài ra, tư thế nằm này cũng giúp mẹ giảm các cơn co thắt tử cung và hạn chế va chạm vết mổ. 

3. Vận động nhẹ nhàng

Điều này giúp mạch máu được lưu thông, tránh tụ máu và giúp mẹ sớm hồi phục hơn. Mẹ lưu ý không nên vận động quá sức vì các cơ bụng sau khi sinh còn yếu, việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến vết mổ, gây nguy hiểm cho mẹ.

>>Mẹ có thể quan tâm: Bụng phụ nữ sau khi sinh như thế nào? 4 cách đơn giản “tân trang” vùng bụng sau sinh

4. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Sau khi sinh mổ, mẹ nên hạn chế các thực phẩm gây viêm như thịt đỏ, bánh mì trắng và đồ chiên. Thay vào đó, mẹ nên tăng cường thêm các thực phẩm kháng viêm như cải kale, bông cải xanh, các loại hạt.

>>Mẹ có thể quan tâm: Sinh mổ ăn tôm được không? Mẹ sẽ bất ngờ với câu trả lời đấy!

5. Hạn chế chuyện “vợ chồng”

Mẹ chỉ nên quan hệ ít nhất 6 tuần sau khi sinh mổ, vì thế, việc quan hệ vợ chồng sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết mổ. 

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về thuốc giảm đau sau sinh mổ cho mẹ bỉm. Hy vọng mẹ đã nắm được thông tin về loại, liều dùng của các loại thuốc giảm đau và cách giảm đau hiệu quả. Chúc mẹ sớm hồi phục nhé!

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đau xương mu sau sinh: Mách mẹ cách khắc phục cơn đau cực dễ

Để giải đáp những câu hỏi trên, mẹ hãy đồng hành cùng MarryBaby theo dõi bài viết về đau xương mu sau sinh dưới đây nhé!

Đau xương mu sau sinh là gì?

Xương mu là một phần cấu trúc của xương chậu và được kết nối với nhau bằng khớp xương mu ở phía trước, khớp mu nối 2 ngành xương mu nhờ hệ thống dây chằng. Trong quá trình mang thai, thai nhi càng lớn khiến áp lực đè các cấu trúc này khiến mẹ cảm thấy khó chịu.

Sau sinh, vì nhiều nguyên nhân ví dụ dãn khớp mu quá mức khi sinh, vận động nhiều, thiếu chất hay đau từ suốt những ngày tháng mang thai…cũng có thể dẫn đến đau xương mu.

Cơn đau xương mu sau sinh có thể lan ra ở hai bên bẹn và đùi, hay đau khung chậu. Ngoài ra, cơn đau cũng âm ỉ và kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ. 

Nguyên nhân gây đau xương mu sau sinh

Khi mẹ mang thai, kích thước tử cung to lên khiến khung xương chậu cũng biến đổi theo. Tình trạng đau vùng xương mu sau khi sinh thường do các nguyên nhân dưới đây gây ra:

  • Hoạt động mạnh sau sinh

Sau khi sinh, cơ thể mẹ còn rất yếu. Theo các chuyên gia, khoảng gần 6 tháng, cơ thể mẹ mới hồi phục hoàn toàn. Do đó, mẹ sau sinh thường được khuyên không nên vận động mạnh vì sẽ khiến thời gian phục hồi kéo dài lâu hơn, bao gồm cả cơn đau xương mu.

nguyên nhân gây đau xương mu sau sinh: do khiêng vác nặng

>>Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường được và những thông tin mẹ cần biết

  • Thiếu chất canxi khi mang thai

Trong suốt thai kỳ cũng như lúc sinh nở, cơ thể mẹ sẽ dễ bị thiếu hụt canxi, vitamin D, vitamin B12 hoặc do sự thay đổi của hormone, do mẹ phải thức khuya chăm con, không nghỉ ngơi đủ, gây ảnh hưởng hoạt động của dây thần kinh ngoại vi, gây tê, đau khớp, kể cả cơn đau xương mu. 

Nếu nguyên nhân nằm ở đây, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng canxi vào chế độ ăn của mình. Tùy vào cơ địa mỗi người, hiện tượng đau vùng xương mu sau sinh sẽ biến mất sau một thời gian. 

>>Mẹ có thể quan tâm: Món ăn cho bà đẻ giàu dinh dưỡng cho nguồn sữa về dồi dào

  • Mẹ bị viêm nhiễm đường tiết niệu

Mẹ sau sinh có sức đề kháng thường rất kém, kèm với quá trình tiết sản dịch kéo dài khiến mẹ phải dùng băng vệ sinh lâu ngày. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu. Khi mắc bệnh này, mẹ sẽ gặp các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, gây khó chịu vùng sau xương mu, dễ nhầm thành đau xương mu.

>>Mẹ có thể quan tâm: Sản dịch bao lâu thì hết và cách nhận biết các dấu hiệu bất thường ra sao?

  • Viêm nhiễm vùng chậu

Viêm nhiễm các cơ quan vùng chậu cũng có thể tạo ra cảm giác đau các khu vực lân cận.

  • Hậu quả do dãn khớp mu quá mức

Dãn khớp mu là một phần của quá trình mang thai và sinh nở, điều này sẽ giúp em bé dễ dàng đi qua ống sinh. Tuy nhiên, nếu quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến những rối loạn sau đó.

Dấu hiệu bị đau xương mu sau sinh

dấu hiệu bị đau xương mu sau sinh

Để biết chính xác mình có bị đau vùng xương mu sau khi sinh không, mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác giống bị kim châm hoặc đau nhức nhẹ
  • Đau đến mức không bước đi nỗi
  • Không diễn ra ở mu mà ở nếp gấp của bẹn hoặc dọc theo đùi trong. Đôi khi, mẹ chỉ cảm thấy đau một bên cơ thể
  • Mẹ phải di chuyển hai chân ra xa nhau, chẳng hạn như ra vào xe, bước ra khỏi giường, đứng dậy sau khi ngồi… 

Đau xương mu sau sinh có nguy hiểm không?

Đau xương mu sau sinh là một hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý. Tuỳ mức độ và nguyên nhân có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau như khó khăn trong sinh hoạt của mẹ sau sinh, cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe

Sưng, đau buốt vùng mu sau sinh sẽ khiến việc sinh hoạt khó khăn hơn, từ đó, mẹ sẽ cực kỳ căng thẳng, cộng với việc chăm con hay nghỉ ngơi không đủ, lo lắng vì những vẫn đề của con cũng dễ ảnh hưởng sức khoẻ mẹ.

  • Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng

Khi bị đau xương mu sau sinh, tâm lý e ngại, khó chịu khiến mẹ không thoải mái trong chuyện “giường chiếu”. Từ đó, đời sống vợ chồng cũng bị ảnh hưởng không kém.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, đa phần đau xương mu sau sinh sẽ không nguy hiểm nhiều nhưng đôi khi cũng gián tiếp liên quan đến nhiều vấn đề. Nếu mẹ gặp phải tình trạng đau xương mu sau sinh, mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. 

[/key-takeaways]

>>Mẹ có thể quan tâm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn

đau xương mu có ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng không?

Cách khắc phục tình trạng đau xương mu sau sinh

Đau xương mu sau sinh là gì và các nguyên nhân gây đau xương mu đã rõ. Hẳn mẹ đang tò mò đau xương mu sau sinh nên xử trí ra sao?

1. Chăm sóc y tế:

Sau khi khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của mẹ.

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Trong trường hợp nguyên nhân gây ra tình trạng đau sau xương mu là gì mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp.

  • Dùng phương pháp vật lý trị liệu

Mẹ có thể tham khảo các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt hoặc các bài tập vận động, hỗ trợ quá trình lưu thông máu, rút ngắn thời gian điều trị.

dùng phương pháp vật lý trị liệu điều trị đau xương mu sau sinh

2. Chăm sóc tại nhà

  • Chế độ sinh hoạt nhẹ nhàng

Mẹ có thể vận động nhẹ nhàng, tập luyện điều độ, chế độ sinh hoạt lành mạnh để giúp xương săn chắc, giảm cơn đau xương mu. Mẹ có thể tham khảo các bài tập yoga, bài tập kegel… dành cho phụ nữ sau sinh.

  • Chườm đá hoặc chờm nóng: 

Phương pháp này dễ thực hiện tại nhà và hiệu quả đối với trường hợp đau nhẹ, nên được nhiều mẹ bỉm tin dùng. Đây cũng là cách khắc phục đơn đau xương mu sau sinh đó mẹ.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về hiện tượng đau xương mu sau sinh. Hy vọng mẹ bỉm đã nắm được thông tin cơ bản về hiện tượng này và cách xử trí để khắc phục cơn đau. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán hay điều trị y khoa. Chúc mẹ sớm phục hồi sau sinh.

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đau cổ tay sau sinh khi nào bình thường, khi nào đáng lo?

Đau cổ tay sau sinh là tình trạng thường gặp ở bà đẻ. Điều này gây không ít khó khăn cho mẹ trong sinh hoạt cũng như việc chăm sóc em bé. Vậy đau cổ tay sau sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị đau cổ tay sau sinh là gì? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Đau cổ tay sau sinh là gì?

Một nghiên cứu từ năm 2017 cho biết, hơn 50% phụ nữ bị đau cổ tay sau khi sinh con và hơn 80% trong số đó vẫn bị đau sau khi sinh hai tháng. Cổ tay là nơi các dây thần kinh và gân truyền từ cánh tay vào bàn tay và các ngón tay. Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả mẹ bầu và mẹ sau sinh. Cơn đau là do sự kích thích của lớp bọc xung quanh gân đến ngón tay cái, các gân này nằm ở mặt bên của cổ tay, ở gốc ngón tay cái.

Nguyên nhân gây đau cổ tay sau sinh

Hội chứng ống cổ tay (CTS) là rối loạn cơ xương gây chèn ép dây thần kinh trung gian đi qua ống cổ tay, gây cảm giác tê tay, đau tay, giảm khả năng vận động.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể mắc hội chứng De Quervain’s Tenosynovitis. Đây là một chứng rối loạn cơ xương khác, gây đau cổ tay và bàn tay do tình trạng viêm các gân (chịu trách nhiệm cử động ngón cái và cổ tay). Cơn đau này có thể xuất hiện đồng thời với các triệu chứng khác như tê bì, khó gấp duỗi các ngón tay, nhất là vùng ngón cái.

Hội chứng đau cổ tay sau sinh có thể do hoạt động chăm sóc bé lặp đi lặp lại nhiều lần như nâng, bế con, gây ma sát trong cổ tay, làm tăng sức căng qua các mô ở đây, dẫn đến viêm bao gân, gây đau. 

Bên cạnh đó, đau cổ tay sau sinh cũng liên quan đến việc tăng giữ nước và thay đổi nội tiết tố sau khi mang thai.

nguyên nhân đau cổ tay sau sinh

Dấu hiệu bị đau cổ tay sau sinh

Dưới đây là các triệu chứng của hội chứng đau cổ tay sau sinh mà mẹ thường gặp:

  • Đau khi di chuyển ngón tay cái hoặc cổ tay 
  • Đau khi bạn thọc ngón tay cái vào hoặc tạo thành nắm đấm
  • Sưng và đau ở bên ngón cái của cổ tay của bạn
  • Cơn đau bắt đầu từ từ, âm ỉ và tăng dần theo theo thời gian hoặc cũng có thể xuất hiện đột ngột
  • Cảm giác đau có thể lan rộng lên cánh tay
  • Tê bì, châm chích xuất hiện ở một số ngón tay hoặc cả bàn tay
  • Cơn đau giảm khi cổ tay nghỉ ngơi đúng cách và không lặp lại các động tác gây đau.
  • Có tiếng kêu lục cục khi di chuyển cổ tay

Bị đau cổ tay sau sinh có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp bị đau cổ tay sau sinh thường không nguy hiểm vì nguyên nhân chủ yếu là tổn thương của cổ tay trong quá trình chăm sóc em bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn kéo dài dai dẳng, mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ mắc các biến chứng như:

  • Đau mạn tính
  • Viêm kẹt gân
  • Giảm khả năng vận động

Chẩn đoán đau cổ tay sau sinh như thế nào?

chẩn đoán đau cổ tay sau sinh như thế nào

Ngoài các dấu hiệu nhận biết đau cổ tay sau sinh ở trên, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác nhất. Để phát hiện mức độ tình trạng đau cổ tay sau sinh ở mẹ, bác sĩ có thể thực hiện các kiểm tra lân sàng như yêu cầu mô tả các triệu chứng và vị trí đau; quan sát các biểu hiện bầm tím hoặc sưng… 

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như:

  • Chụp X-quang: Cách này để giúp bác sĩ kểm tra cấu trúc xương để xem xét người bệnh có bị gãy hoặc nứt xương không, đồng thời kiểm tra tình trạng thoái hóa, bào mòn của xương… 
  • Đo điện cơ (EMG): Mẹ phải thực hiện đo điện cơ nếu bị nghi ngờ tổn thương dây thần kinh. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá hoạt động của dây thần kinh, vị trí, mức độ và thời gian tổn thương của thần kinh.
  • Siêu âm: Cách này giúp bác sĩ có thể xác định việc đau khớp cổ tay sau sinh của mẹ có phải do hội chứng De Quervain gây ra hay không, thông qua việc quan sát các hình ảnh chi tiết về mô mềm gồm các gân, bao khớp, túi hoạt dịch… tại khớp cổ tay, bàn tay.

>>Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh bị nhức mỏi toàn thân: Mách mẹ 7 cách khắc phục cực dễ!

Cách khắc phục tình trạng đau cổ tay sau sinh

1. Điều trị y tế

1.1. Dùng thuốc

Nếu mẹ được xác định bị đau khớp cổ tay sau sinh do bệnh lý, bác sĩ có thể đề xuất mẹ dùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc Paracetamol giúp giảm đau trong trường hợp nhẹ.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) dùng trong trường hợp đau vừa, đau do viêm hay kèm theo những triệu chứng viêm (sưng, tấy đỏ…)

Mẹ lưu ý đây là thời điểm cho con bú, vì thế thuốc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và em bé qua việc bú sữa. Do đó, mẹ tuyệt đối không được tuyệt đối sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ nhé. 

1.2.  Vật lý trị liệu

điều trị đau cổ tay sau sinh bằng vật lý trị liệu

Bác sĩ cũng có thể đề xuất mẹ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu như những động tác kéo giãn nhẹ để giảm đau, cải thiện khả năng vận động của cổ tay, giúp tăng cường cơ bắp, giảm kích ứng gân, dây thần kinh.

1.3. Phẫu thuật

Điều trị đau khớp cổ tay sau sinh bằng phương phức phẫu thuật rất hiếm. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ giải phóng dây thần kinh hay vỏ bọc gân để giảm chèn ép và giảm đau, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi, ngăn ngừa tình trạng đau và viêm tái phát. Mẹ có thể phải phẫu thuật nếu:

  • Bị đau khớp cổ tay sau sinh nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau phức tạp
  • Không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên

2. Chăm sóc tại nhà

Ngoài các biện pháp điều trị y tế, mẹ có thể làm giảm cơn đau khớp cổ tay sau sinh tại nhà bằng cách:

  • Massage đá
  • Đeo nẹp cổ tay
  • Thay đổi cách mẹ cử động bàn tay và cổ tay
  • Tránh sử dụng ngón tay cái của bạn để cầm nắm đồ vật
  • Chườm túi đá trong 10 phút, vài lần mỗi ngày, mẹ nhớ dùng khăn ẩm để bảo vệ tay khỏi bỏng nước đá
  • Xoa bóp vùng cơ ở gốc ngón tay cái (cơ thần kinh)
  • Thực hiện bài tập kéo giãn

Bài tập này rất đơn giản, mẹ đặt tay lên bàn, lòng bàn tay hướng xuống và dùng tay còn lại để nhẹ nhàng di chuyển ngón tay ra khỏi bàn, hướng lên trên, giữ  10 – 15 giây, sau đó đưa ngón tay xuống từ từ. Lặp lại 5 lần sau mỗi 2 tiếng. 

  • Ôm em bé đúng cách

Luồn một tay xuống dưới cổ bé để đỡ lấy đầu bé. Tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn.

>>Mẹ có thể quan tâm: Cách bế trẻ sơ sinh “chuẩn” theo điều dưỡng trong từng giai đoạn

Biện pháp phòng ngừa đau cổ tay sau sinh

phòng ngừa đau cổ tay sau sinh

Để phòng ngừa tình trạng đau cổ tay sau sinh, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Đảm bảo ôm con đúng cách để hạn chế nguy cơ gây đau khớp cổ tay.
  • Duy trì cổ tay và ngón tay cái ở vị trí trung tính, tạo cảm giác thoải mái.
  • Hạn chế lặp đi lặp lại các động tác ở cổ tay hoặc bàn tay.
  • Tránh sử dụng khớp cổ tay quá sức.
  • Massage cổ tay và ngón tay thường xuyên để tăng lưu thông máu.
  • Thực hiện các bài tập co dãn cổ tay, ngón tay.
  • Mẹ nên bổ sung nhiều chất canxi, vitamin C, vitamin D, chất chống oxy hóa, protein, axit béo omega-3, photpho và magie vào chế độ ăn hàng ngày để cải thiện sức khỏe và chức năng xương khớp, đồng thời tăng sự dẻo dai cho gân và dây chằng để ngăn ngừa nguy cơ bị đau khớp cổ tay sau sinh.

>>Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường để nhanh hồi phục?

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tình trạng đau cổ tay sau sinh. Hy vọng mẹ đã nắm được nguyên nhân, hướng điều trị và cách phòng tránh hiệu quả để sớm phục hồi sau sinh.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đau xương cụt sau sinh do đâu? Tiết lộ cách giảm đau hiệu quả cho mẹ

Xương cụt là một xương nhỏ hình tam giác nằm ở gốc cột sống, ngay trên đỉnh mông. Nó được tạo thành từ 3-5 đốt sống cuối cùng của cột sống và được gắn vào đáy cột sống bằng các dây chằng. Xương cụt rất quan trọng vì nó giúp mẹ ổn định khi ngồi.

Đau xương cụt sau sinh là gì?

Mẹ bị đau xương cụt sau sinh là do sự bất ổn định của xương cụt, khiến các khớp lân cận bị viêm, đặc biệt là khớp vùng chậu). Cơn đau ở xương cụt sẽ có nhiều cấp độ từ nhẹ đến dữ dội và thường đau nhiều hơn khi ngồi, đứng hoặc ngả người tựa lưng vào ghế.

Nguyên nhân gây đau xương cụt sau sinh

Trước khi tìm hiểu cách giảm đau xương cụt sau sinh, mẹ cần biết nguyên nhân gây đau xương cụt là gì. Đau xương cụt sau sinh có thể do:

1. Sau sinh bị đau xương cụt do gây chằng bị lỏng  

Trong tam cá nguyệt thứ ba, cơ thể mẹ bầu tiết ra hormone relaxin giúp xương cụt linh hoạt hơn để nới lỏng các dây chằng vùng chậu và tạo điều kiện cho em bé đi xuống ống sinh trong quá trình sinh nở. Bởi các dây chằng lỏng lẻo hơn có thể dễ bị xoắn (bong gân) hoặc căng trong khi sinh.

2. Áp lực lên xương cụt lớn

Đau xương cụt sau sinh do áp lực lên xương cụt lớn

Vì các cơ sàn chậu gắn liền với xương cụt. Hơn nữa, khi mang thai, nhất là những tháng cuối, trọng lượng của em bé ngày càng lớn sẽ gây thêm áp lực lên xương cụt của mẹ. 

3. Xương cụt bị gãy

Áp lực đầu của bé đi qua ống sinh có thể khiến xương cụt bị bầm tím, thậm chí có thể dẫn đến trật khớp, hoặc gãy xương cụt. Tuy khả năng gãy xương rất hiếm xảy ra, nhưng một số mẹ bầu có thể nghe tiếng nứt hoặc vỡ xương cụt lúc sinh em bé.

4. Kích thước em bé quá lớn

Mẹ có nhiều khả năng bị thương xương cụt khi chuyển dạ nếu thai nhi quá lớn hoặc thai nhi ở ngôi chẩm sau. Ở ngôi này, cổ thai nhi thường bị thay đổi, khiến đường kính lọt lớn hơn của đầu thai phải đi qua xương chậu.

>>Mẹ có thể quan tâm: Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng giữa thế nào mới là an toàn?

5. Bác sĩ dùng máy hút hoặc kẹp lúc sinh

Mẹ cũng có thể bị đau xương cụt sau sinh nếu bác sĩ sử dụng máy hút hoặc kẹp trong khi sinh.

6. Thiếu canxi

Mẹ bị thiếu canxi do quá trình mang thai và sinh con, dẫn đến dễ bị loãng xương cột sống sau sinh.

7. Chế độ ăn không đảm bảo

Chế độ ăn uống sau khi sinh của mẹ không đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, thiếu chất cũng là nguyên nhân gây đau xương cụt sau sinh.

>>Mẹ có thể quan tâm: Mẹ mới sinh nên ăn gì? 13 thực phẩm nên có trong thực đơn hàng ngày

8. Bị bệnh liên quan đến cột sống

Mẹ có thể đã có tiền sử bị các bệnh lý ở cột sống như chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm khớp cột sống…

9. Làm việc quá sức

Mẹ có chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý, kèm với thói quen ngồi nhiều, khiến các dây chằng cột sống, vùng xương chậu khó phục hồi tốt.

đau xương cụt sau sinh do làm việc quá sức

>>Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh bị nhức mỏi toàn thân: Mách mẹ 7 cách khắc phục cực dễ!

Dấu hiệu bị đau xương cụt sau sinh

Một số triệu chứng phổ biến khi bị đau xương cụt sau sinh là:

  • Bị đau ở lưng dưới của bạn
  • Bị đau nặng hơn khi đứng lên, đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài hoặc khi đi cầu
  • Bị đau khi quan hệ tình dục
  • Cảm giác khó chịu dẫn đến khó ngủ
  • Cơn đau có thể lan đến hai bên lưng, hông, xuống mông và chân.

Đau xương cụt sau sinh có nguy hiểm không?

Đau xương cụt sau sinh nhìn chung không nguy hiểm và có thể khỏi sau sinh một thời gian. Trung bình, một phụ nữ sẽ mất 6 tuần để phục hồi sau sinh. Tuy nhiên, nếu cơn đau xương cụt sau sinh  kéo dài hơn 3 tháng sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính. Xương cụt bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của toàn bộ xương sống, suy giảm chức năng hệ vận động.

Hầu hết tình trạng sau sinh bị đau xương cụt có thể được điều trị tại nhà bằng nước đá và thuốc giảm đau không kê đơn. Trường hợp cơn đau xương cụt sau sinh không thuyên giảm trong vài tuần, mẹ có thể phải tiêm corticosteroid hoặc thuốc phong bế dây thần kinh.

Cách khắc phục tình trạng đau xương cụt sau sinh

1. Điều trị y tế

Để biết chắc chắn nguyên nhân để xác định hướng điều trị phù hợp, bác sĩ có thể đề xuất bạn chụp X-quang hoặc chụp CT để chẩn đoán và đưa ra cách điều trị.

Hầu hết các vết thương ở chỗ này đều tự lành. Tuy nhiên, bác sĩ có thể hỗ trợ mẹ để vết thương lành nhanh hơn.

  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen có thể giúp giảm sưng và đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn do chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn để tránh bị tổn thương khi tự tập.
  • Phẫu thuật: Không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật, bác sũ chỉ dùng đến phương pháp này nếu các phương pháp khác sau vài tháng vẫn không hiệu quả. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ xương cụt.

Cách khắc phục tình trạng đau xương cụt sau sinh

2. Chăm sóc tại nhà

  • Mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung vào chế độ ăn canxi và tránh vận động mạnh để cơ thể mẹ mau phục hồi.
  • Mẹ có thể xoa bóp, bấm huyệt để giảm thiệu các cơn đau ở vùng cột sống lưng và xương cụt.
  • Táo bón có thể đặc biệt gây đau đớn nếu bạn bị bầm tím xương cụt. Do đó, mẹ nên uống thêm nước, ăn nhiều chất xơ.
  • Lựa chọn đệm lót mông phù hợp, giúp giảm áp lực lên xương cụt.
  • Nằm sấp hoặc nằm nghiêng thay vì nằm ngửa sẽ giảm áp lực lên xương cụt.
  • Chườm túi đá trên vùng đau xương cụt sau sinh từ 20 -30 phút mỗi lần. Mỗi ngày vài lần.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm để giúp cơ thể nhẹ nhõm, cơ sàn chậu được thư giãn.

Nếu tình hình cơn đau xương cụt sau sinh không cải thiện, tốt nhất, mẹ nên thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán, điều trị. 

cách chăm sóc tại nhà khi bị đau xương cụt sau sinh

Thắc mắc khác liên quan đến đau xương cụt sau sinh

1. Đau xương cụt sau sinh bao lâu thì hết? Vết bầm tím bao lâu thì mất?

Xương cụt bị bầm tím sẽ tự lành trong vòng khoảng 4 tuần. Nhưng xương cụt bị gãy có thể mất đến 8 tuần để chữa lành và các cơn đau do căng cơ hoặc viêm các dây chằng xung quanh có thể kéo dài hơn.

2. Đau xương cụt sau sinh có ảnh hưởng đến việc mang thai sau này không?

Mẹ không nên mang thai lần nữa nếu tình trạng đau xương cụt sau sinh chưa lành hẳn. Hơn nữa, các phương pháp điều trị chấn thương xương cụt cũng không tốt cho mẹ bầu.  

Tóm lại, nếu mẹ bị đau xương cụt ở lần sinh này thì không có nghĩa mẹ sẽ bị đau tương tự ở lần sinh tiếp theo. Nhưng nếu mẹ có dự định mang thai lần nữa, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có kế hoạch sinh nở an toàn cho cả mẹ lẫn con.

>>Mẹ có thể quan tâm: Các mẹ đã biết lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 chưa?

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tình trạng đau xương cụt sau sinh. Hy vọng mẹ đã nắm được nguyên nhân gây bệnh và cách giảm đau hiệu quả để sớm phục hồi sau sinh.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Trăn trở mãi không thôi: Hết sản dịch bao lâu thì có kinh?

Trong số các vấn đề hậu sản, hết sản dịch bao lâu thì có kinh là trăn trở chưa bao cũ của mẹ sau sinh. Vậy thực hư sau khi hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Kinh nguyệt sau sinh có đặc điểm gì? Cách để cải thiện rối loạn kinh nguyệt sau sinh như thế nào? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hết sản dịch bao lâu thì có kinh?

Điều mẹ băn khoăn nhất là đây, hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Trước tiên, mẹ cần hiểu sản dịch là gì? Đây là dịch của âm đạo đào thải sau sinh gồm có: máu, các mô niêm mạc còn sót lại trong tử cung. Thông thường, mẹ sinh mổ sẽ có ít sản dịch hơn mẹ sinh thường.

Theo đó, sau sinh hết sản dịch, nếu mẹ thấy ra máu tươi đó là hiện tượng kinh non sau sinh. Sở dĩ như vậy là vì, theo nghiên cứu, khoảng ngày thứ 21, niêm mạc tử cung đã hồi phục và có thể bong ra, gây chảy máu. Vậy hết sản dịch bao lâu thì có kinh?

[key-takeaways title=””]

Hiện tượng này cũng tương tự như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Kinh non khác kinh nguyệt bình thường ở chỗ, kinh non gồm máu, lớp màng tử cung, chất nhầy và tế bào bạch cầu. Kinh non sau sinh thường xuất hiện vào khoảng 4 – 6 tuần sau khi sinh và kéo dài từ 3 – 5 ngày, dịch có màu đỏ tươi, chất nhầy, không đi kèm sốt và đau bụng.

[/key-takeaways]

Những điều mẹ cần biết về kinh nguyệt sau sinh 

Để biết sau khi hết sản dịch bao lâu thì có kinh, mẹ cần có những hiểu biết cơ bản về kinh nguyệt sau sinh. Sau khi sinh, thời gian có kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào thời gian phục hồi cơ thể mẹ. Nếu cơ thể mẹ phục hồi nhanh thì kinh nguyệt sẽ nhanh chóng xuất hiện. Bên cạnh đó, có một số yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt sau sinh như:

  • Cách cho con bú: Hết sản dịch bao lâu thì có kinh còn phụ thuộc vào cách cho con bú. Mẹ cho con bú thường lâu có kinh hơn mẹ không cho bú trực tiếp khoảng 7-8 tháng sau sinh. Cụ thể, mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ có kinh khoảng 6 tháng sau khi hết sản dịch. Mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt sẽ trở lại sau 6-8 tuần sau sinh.
  • Sự thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố trong thai kỳ và sau khi sinh thay đổi đột ngột cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tâm lý bất thường: Sau khi sinh, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ sẽ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi vì bỡ ngỡ, lo toan khi chăm sóc em bé. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt sau sinh.
  • Mẹ hết kinh non bao lâu thì có kinh nguyệt? hay có kinh non thì bao lâu có kinh nguyệt trở lại? Thông thường, bạn sẽ có kinh sau 2-3 tháng đầu tiên, cũng có trường hợp mất khoảng 8-10 tháng mới có lại.
Hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Những điều cần biết về kinh nguyệt sau sinh mổ
Hết kinh non bao lâu thì có kinh nguyệt?

Dấu hiệu kinh nguyệt sau sinh bất thường

Bên cạnh thắc mắc hết sản dịch bao lâu thì có kinh, mẹ cũng tò mò dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt sau sinh. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh không khó hiểu vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, kinh nguyệt sau sinh có dấu hiệu bất thường và mẹ nên đi khám ngay lập tức khi:

  • Đau bụng dữ dội: Mẹ bị đau bụng dữ dội, quằn quại, phải nằm một chỗ cũng là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.
  • Mất kinh quá lâu sau sinh: Mẹ sinh mổ sẽ có kinh trở lại sau 2-3 tháng, mẹ sinh thường thì 6 tháng – 1 năm sẽ có kinh trở lại. Nếu sau sinh 1-2 năm rồi mà vẫn chưa có kinh, mẹ có thể đã bị rối loạn kinh nguyệt.
  • Máu kinh bị vón cục hoặc có màu đen khác thường: Đối với mẹ đẻ mổ, chỗ vết mổ, máu đọng lại tại rãnh làm máu kinh ra không đều, kéo dài và thay đổi màu sắc. Đây cũng là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường.
  • Đau đầu vú: Đau đầu vú hay căng tức đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, đau đầu vú kèm theo các cơn đau lưng, đau đầu cũng khiến cơ thể mẹ bỉm mệt mỏi, uể oải.
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 – 32 ngày. Mỗi chu kỳ kéo dài từ 3 – 7 ngày, tùy vào cơ địa từng người. Do đó, nếu chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 28 hoặc nhiều hơn 32 ngày và thời gian chảy máu ít hơn 3 ngày và nhiều hơn 7 ngày đều là bất thường.

>> Mẹ xem thêm: Cập nhật – Sau sinh có kinh rồi lại mất có bình thường không?

dấu hiệu kinh nguyệt sau sinh bất thường, đau đầu vú

Cần làm gì khi kinh nguyệt sau sinh bất thường? 

1. Lưu ý điều trị y tế

Ngoài hết sản dịch bao lâu thì có kinh, mẹ cũng nên biết cách xử lý nếu kinh nguyệt sau sinh bất thường.

  • Mẹ có nguy cơ cao bị tổn thương thành nội mạc tử cung, viêm cơ quan sinh sản nếu thời gian hành kinh kéo dài từ 8-14 ngày, kèm với máu kinh ra nhiều, cục máu đông và sẫm màu. Trường hợp này, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, điều trị.
  • Máu âm đạo ra thất thường giữa các thời kỳ kèm mùi hôi khó chịu, cảm giác ngứa ngáy. Đây có thể là một số triệu chứng của bệnh phụ khoa nguy hiểm như nhiễm trùng tử cung; nhiễm trùng buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo hoặc băng huyết, mẹ cần phải được cấp cứu kịp thời để tránh hậu quả nghiêm trọng.
  • Vùng kín bị ngứa ngáy và đau rát khi quan hệ tình dục, đặc biệt là kéo dài đến 2 năm sau khi sinh em bé, mẹ nên đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu về bệnh lý nữ giới nguy hiểm.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên thận trọng đi khám ngay nếu có tình trạng sốt cao, cảm giác ớn lạnh và nhịp tim đập bất thường.

2. Chăm sóc tại nhà

  • Hết sản dịch bao lâu thì có kinh đã rõ, mẹ nên xây dựng lại chế độ ăn uống lành mạnh, tránh nghỉ ngơi quá nhiều hoặc làm việc quá tải.
  • Mẹ sau sinh nên tích cực vận động nhẹ nhàng như thực hiện các bài tập yoga, vừa giúp tinh thần thoải mái, vừa giảm cân sau sinh. Mẹ nhớ không nên tập quá sức vì điều này dễ gây rối loạn kinh nguyệt và cơ thể lâu hồi phục hơn.
  • Tránh căng thẳng như thế nào là điều mẹ nên hỏi bên cạnh hết sản dịch bao lâu thì có kinh. Bởi lẽ, giữ tâm lý thoải mái không chỉ ảnh hưởng đến nội tiết mà còn giúp cho sức khỏe tinh thần của bà đẻ tốt hơn.
  • Hết sản dịch bao lâu thì có kinh đã có câu trả lời, nhưng mẹ để kinh nguyệt trở lại bình thường, mẹ tuyệt đối không nên dùng thuốc tránh thai mẹ nhé.
  • Mẹ hạn chế dùng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
  • Hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Để chu kỳ kinh nguyệt hoạt động lại bình thường, mẹ nên bổ sung nội tiết tố estrogen. Mẹ nên tham khảo bác sĩ liều lượng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến em bé qua sữa mẹ.

>> Mẹ xem thêm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về băn khoăn hết sản dịch bao lâu thì có kinh. Hy vọng mẹ bỉm đã nắm được thông tin để đối chiếu vào tình trạng của mình, từ đó có giải pháp phù hợp để mau hồi phục.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Khô hạn sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Khô hạn sau sinh thường khiến chị em gặp nhiều vấn đề khó khăn trong sinh hoạt thường ngày; nhất là khi chị em “gần gũi” với chồng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao? Hãy theo dõi bài biết này của MarryBaby để được giải đáp chi tiết nhé.

Khô hạn sau sinh là gì?

Khô hạn sau sinh hay còn gọi là khô âm đạo sau sinh là một triệu chứng gây đau rát ở âm đạo. Khô hạn có thể khiến bạn cảm thấy đau rát âm đạo khi ngồi, tập thể dục, đi tiểu và quan hệ tình dục. Từ đó, mọi sinh hoạt của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Thông thường, hormone estrogen giúp giữ cho mô âm đạo khỏe mạnh bằng cách duy trì độ âm, độ đàn hồi của mô và độ PH. Sau sinh lượng hormone này bị thay đổi đột ngột khiến cho âm đạo bị khô hạn và đau rát.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách xông vùng kín sau sinh để “cô bé” se khít và thơm tho!

Nguyên nhân gây khô hạn sau sinh là gì?

1. Thay đổi nội tiết tố

Sau khi sinh em bé, cơ thể phụ nữ sẽ bị thay đổi nội tiết tố đột ngột. Nguyên nhân chính dẫn đến khô hạn sau sinh thường do hormone estrogen bị suy giảm. Khi lượng hormone estrogen bị suy giảm sẽ khiến cho da, các mô của âm hộ và âm đạo trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi hơn.

Nguyên nhân thiếu hụt hormone estrogen là do cơ thể sản phụ thay đổi nội tiết tố đột ngột. Sau khi sinh em bé, hormone prolactin tăng để tuyến vú hoạt động sản xuất sữa cho em bé bú. Điều này khiến cho hormone estrogen giảm xuống đột khiến âm đạo bị khô hạn.

[key-takeaways title=””]

Khi em bé bú càng nhiều thì hormone prolactin càng tăng lên để kích thích các tuyến sữa. Nhưng điều này lại khiến ức chế buồng trứng làm giảm sản xuất estrogen. Vì thế, mẹ bỉm thường giảm ham muốn, âm đạo khô và đau rát khi quan hệ.

[/key-takeaways]

2. Khô hạn sau sinh do căng thẳng

khô hạn sau sinh do căng thẳng

Bên cạnh vấn đề thiếu hormone estrogen thì stress sau sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến khô hạn sau sinh. Sau khi sinh, người mẹ phải chịu nhiều áp lực trong việc chăm sóc con, cho con bú,… Bên cạnh đó, cơ thể người phụ nữ cũng chưa được hồi phục, những vết thương khi sinh (vết mổ sau sinh hoặc rạch tầng sinh môn) cũng là tác nhân khiến âm đạo trở nên khô hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh có nên uống canxi và sắt? Đọc ngay để tránh trầm cảm, stress

3. Chăm sóc vùng kín sai cách

Ngoài ra, âm đạo bị tổn thương cũng có thể là nguyên nhân gây khô hạn sau sinh. Nguyên nhân là do âm đạo bị kích ứng do dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa để vệ sinh vùng kín. Hoặc thói quen thụt rửa âm đạo khiến âm đạo bị rách… Tất cả những điều này có thể gây ra tổn thương cho “cô bé”.

[key-takeaways title=”Hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách sau sinh!”]

  • Bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng kín. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại không màu, không mùi để tránh gây kích ứng.
  • Khi vệ sinh cần rửa từ trước ra sau, rửa âm hộ trước rồi đến hậu môn. Nếu bạn làm ngược lại quy trình này thì vi khuẩn từ hậu môn có thể lây sang âm đạo và gây nhiễm trùng.
  • Sau khi quan hệ tình dục, bạn nên đi tiểu để đẩy các loại vi khuẩn có thể lây từ chồng qua bạn để tránh bị nhiễm trùng đường tiểu. Sau đó, bạn cũng cần vệ sinh lại vùng kín và lau khô để tránh gây viêm nhiễm.

[/key-takeaways]

4. Khô hạn sau sinh do âm đạo tổn thương

Trong quá trình mang thai và sinh nở, âm đạo của bạn rất dễ bị tổn thương. Phụ nữ sau sinh bị khô hạn do sự viêm nhiễm âm đạo bởi nấm hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, quá trình sinh nở bạn có thể bị cắt tầng sinh môn. Những điều này khiến cho âm đạo dễ bị khô hạn sau sinh.

5. “Dạo đầu” ngắn gọn

khô hạn sau sinh vì dạo đầu ngắn gọn

Ngoài ra, khô hạn sau sinh có thể do vợ chồng bạn đã có “mạn dạo đầu” quá ngắn gọn và vội vàng. Bởi vì, khi được kích thích tình dục âm đạo sẽ tiết khí hư giúp cho âm đạo ẩm ướt là chất bôi trơn để dương vật vào sâu. Nếu khí hư tiết ra ít hoặc không có sẽ khiến âm đạo bị khô hạn gây quan hệ đau rát sau sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không? Mẹ nên biết điều này!

[key-takeaways title=”Những nguyên nhân gây khô hạn sau sinh khác”]

Bên cạnh những nguyên nhân trên, phụ nữ sau sinh bị khô hạn còn có thể do những điều sau:

  • Hút thuốc lá.
  • Đang điều trị ung thư.
  • Rối loạn miễn dịch.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
  • Phẫu thuật cắt buồng trứng.
  • Sử dụng thuốc chống estrogen.
  • Hội chứng Sjogren (Một bệnh viêm tự miễn hệ thống mạn tính, không rõ nguyên nhân).
  • Sử dụng thuốc trị dị ứng và cảm lạnh.

[/key-takeaways]

Dấu hiệu khô hạn sau sinh là gì?

Khi bạn đã biết nguyên nhân gây khô hạn sau sinh thì cần biết các dấu hiệu “cảnh báo” cho tình trạng này.

1. Đau rát khi quan hệ

Dấu hiệu âm đạo khô hạn sau sinh rõ nhất là khi bạn quan hệ đau rát sau sinh. Nếu tiết đủ dịch âm đạo thì sẽ không bị khô hạn. Từ đó, sự cọ xát của bộ phận sinh dục trong quá trình quan hệ tình dục sẽ khiến “cô bé” bị đau rát. Vì thế, sự ham muốn của bạn cũng sẽ biến mất vì điều này.

2. Ngứa vùng kín

dấu hiệu khô hạn sau sinh: ngứa vùng kín

Ngoài dấu hiệu trên, bạn sẽ cảm thấy âm đạo luôn ngứa ngáy và nóng rát. Trong khi bạn sinh hoạt thì âm đạo lúc nào cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Nếu thấy vùng kín đột nghiên ngứa ngáy do thiếu ẩm và nóng rát thì có thể là dấu hiệu khô hạn sau sinh đấy.

>> Bạn có thể xem thêm: Vùng kín có mùi sau sinh: Cách trị tuyệt chiêu dành cho mẹ bỉm!

4. Âm đạo nhiễm trùng

Khi môi trường âm đạo thiếu độ cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn và nấm âm đạo phát triển. Từ đó, vùng kín của bạn có thể bị viêm nhiễm và gây ra dấu hiệu khô hạn sau sinh khó tránh khỏi.

Biện pháp khắc phục khô hạn sau sinh

Sau khi tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị khô hạn; MarryBaby sẽ chia sẻ cho bạn cách khắc phục khô hạn âm đạo qua chế độ ăn uống và sinh hoạt:

1. Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Kéo dài “màn dạo đầu”: Giai đoạn khởi động của cuộc yêu rất quan trọng. Nếu bạn bị khô hạn sau sinh thì nên cùng chồng kéo dài “màn dạo đầu” để dịch âm đạo được tiết ra nhiều hơn giảm đau rát khi quan hệ.
  • Sử dụng gel bôi trơn: Nếu đã kéo dài “màn dạo đầu” nhưng vẫn chưa ổn thì bạn có thể dùng gel bôn trơn để hỗ trợ. Hãy tham khảo bác sĩ loại gel nào phù hợp với phụ nữ sau sinh nhé.
  • Tránh thụt rửa: Thụt rửa khi vệ sinh vùng kín sẽ khiến cho “cô bé” có thể bị trầy xước và tổn thương. Điều này cũng có thể gây viêm nhiễm vùng kín và khô âm đạo sau sinh.
  • Tập thể dục: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng khiến cho tinh thần được thư giãn, giảm stress và giúp khí huyết lưu thông.
  • Không mặc quần lót quá bó: Khi mặc quần lót quá bó sẽ khiến vùng kín nóng, ẩm ướt dễ tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm âm đạo phát triển gây viêm nhiễm cũng như khô âm đạo sau sinh.
  • Khám phụ khoa: Khi thấy các dấu hiệu khô hạn sau sinh bạn nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ điều trị kịp thời.
  • Trao đổi với chồng: Khô âm đạo có thể ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Bạn nên trao đổi thành thật với chồng để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vợ chồng nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không?

2. Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Thay đổi chế độ dinh dưỡng

  • Uống nhiều nước tránh để cơ thể mất nước: Cơ thể thiếu nước gây ảnh hưởng đến các cơ quan khiến khô hạn sau sinh. Bạn nên uống nước đủ 2 lít/ngày để bổ sung đủ ẩm cho cơ thể.
  • Tránh uống caffein và cồn: Rượu bia và các thức uống chứa caffein cần được hạn chế vì có thể khiến tình trạng khô âm đạo nghiêm trọng hơn.
  • Tăng cường vitamin: Các loại vitamin A, B, E sẽ giúp khắc phục tình trạng khô hạn sau sinh cũng như các vấn đề sau sinh sinh khác.
  • Bổ sung thực phẩm estrogen: Các thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết estrogen cũng có thể giúp khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu Isoflavones như đậu nành, cần tây, các loại hạt và thực vật họ đậu… cũng giúp tăng hormone estrogen.

Khô hạn sau sinh có hết không?

Nguyên nhân gây khô hạn sau sinh thường do hormone prolactin để tăng tiết sữa nuôi em bé. Điều này khiến cho hormone estrogen bị suy giảm dẫn đến âm đạo khô hạn sau sinh, thiếu đàn hồi.

Thông thường, sau khi bạn cai sữa cho con thì hormone estrogen sẽ được sản xuất lại bình thường. Môi trường âm đạo sẽ trở lại bình thường và tình trạng khô hạn sau sinh cũng được khắc phục.

[inline_article id=312569]

Như vây, bạn đã biết khô hạn sau sinh là do hormone estrogen bị suy giảm là chính và do một số tác nhân khác ảnh hưởng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt. Cũng như bạn cần chú ý chế cách vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh viêm nhiễm gây khô hạn.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng: Bệnh lý hay hiện tượng sinh lý bình thường?

Tình trạng tiết chất nhầy màu trắng gây ra nhiều phiền phức trong sinh hoạt hàng ngày của mẹ sau sinh. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Làm sao để hạn chế và phòng ngừa tình trạng này. Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng là thế nào?

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng là tình trạng ra nhiều huyết trắng. Đây là dịch tiết âm đạo của phụ nữ có màu trắng trong như lòng trắng trứng. Nhiệm vụ của chất nhầy màu trắng là:

Tuy vậy, huyết trắng sau sinh tiết nhiều kèm mùi hôi, màu sắc bất thường có thể là dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín (bệnh huyết trắng).

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng là thế nào?

Vì sao sau sinh ra chất nhầy màu trắng?

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng thường do các nguyên nhân sau:

1. Sau sinh ra chất nhầy màu trắng do thay đổi nội tiết 

  • Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone estrogen và progesterone. Tuy nhiên, sau khi sinh em bé, nồng độ estrogen và progesterone bị sụt giảm nghiêm trọng, nồng độ prolactin (kích thích sản xuất sữa)oxytocin (tăng phản xạ tống sữa) tăng nhanh trong thời kỳ hậu sản
  • Vì sự sụt giảm đột ngột của các hormone trên, nội tiết của mẹ vẫn chưa ổn định. Bên cạnh đó, âm đạo cũng chịu nhiều tổn thương trong quá trình vượt cạn gây ra các hiện tượng khí hư ra nhiều.
  • Ngoài gây tình trạng sau sinh ra chất nhầy màu trắng, thay đổi nội tiết còn khiến tâm lý và cảm xúc của mẹ thay đổi.

2. Sau sinh ra chất nhầy màu trắng do vi khuẩn, nấm xâm nhập

Trong quá trình sinh nở, đặc biệt là sinh thường, vùng âm đạo của mẹ rất dễ bị tổn thương. Từ đó, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm Candida xâm nhập vào âm đạo, gây viêm nhiễm.

3. Sau sinh ra chất nhầy màu trắng do vệ sinh vùng kín sai cách 

Bên cạnh đó, việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc thụt rửa âm đạo mạnh, thường xuyên sẽ làm cho âm đạo bị tổn thương, mất cân bằng độ pH, làm huyết trắng ra nhiều.

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng do vệ sinh vùng kín sai cách 

4. Sản dịch 

  • Sau sinh ra chất nhầy màu trắng có thể là sản dịch. Sản dịch là dịch của âm đạo đào thải sau sinh gồm có: máu, các mô niêm mạc còn sót lại trong tử cung. Thông thường, mẹ sinh mổ sẽ có ít sản dịch hơn mẹ sinh thường.
  • Ngày đầu sau sinh, sản dịch có màu đỏ tươi. Sau khoảng 4 – 10 ngày, màu sản dịch sẽ sáng dần, có màu hồng hoặc hơi nâu. Sau 10 – 14 ngày, sản dịch sẽ trông giống chất nhầy chảy nước và có màu trắng hoặc vàng. Lúc này, thành phần cơ bản trong sản dịch là bạch cầu và mô niêm mạc của tử cung.

>>Mẹ có thể quan tâm: Dấu hiệu viêm âm đạo là gì? Cách chữa viêm âm đạo

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng có nguy hiểm không?

Sau khi biết ra chất nhầy màu trắng là gì rồi, mẹ hẳn sẽ tò mò sau sinh ra chất nhầy màu trắng có nguy hiểm không. Trước tiên, mẹ cần phân biệt được chất nhầy màu trắng (huyết trắng) sinh lý và bệnh lý. 

  • Huyết trắng sau sinh sinh lý sẽ có đặc điểm: không mùi, màu trắng trong, lúc rụng trứng thường có lượng nhiều, trước hành kinh lượng ít hơn, đặc và đục hơn, không gây ngứa gây khó chịu. 
  • Huyết trắng sau sinh bệnh lý sẽ có đặc điểm: có mùi hôi, lượng nhiều, màu trắng đặc, vón thành bợn như sữa chua. 

[key-takeaways title=””]

Như vậy, sau sinh ra chất nhầy màu trắng không quá nguy hiểm cho mẹ nếu đó là hiện tượng sinh lý như mô tả. Ngược lại, mẹ nên khám ngay nếu mẹ rơi vào trường hợp sau sinh ra chất nhầy màu trắng, có mùi hôi, lượng nhiều và đặc. Bác sĩ sẽ khám và có thể cho mẹ soi nhuộm huyết trắng. Nguyên nhân của tình trạng nguy hiểm này có thể do viêm lộ tuyến cổ tử cung.

[/key-takeaways]

>>Mẹ có thể quan tâm: Hết sản dịch lại ra máu tươi – Mẹ có cần lo lắng?

Phòng ngừa và xử lý tình trạng sau sinh ra chất nhầy màu trắng

Phòng ngừa và xử lý tình trạng sau sinh ra chất nhầy màu trắng

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng tuy là bệnh lý phụ khoa thường gặp và không quá nguy hiểm, nhưng sẽ khiến mẹ bỉm sinh hoạt khó khăn hơn. Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh và xử lý nếu mẹ thực hiện theo những cách sau:

Dùng cây thuốc nam trị huyết trắng sau sinh được không?

Bên cạnh đi khám và uống thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ, không ít mẹ băn khoăn có nên dùng cây thuốc nam để cải thiện tình trạng sau sinh ra chất nhầy màu trắng không. Câu trả lời là hoàn toàn được vì các lá cây đều chiết xuất tự nhiên, lành tính. Mẹ có thể tham khảo các cây thuốc nam trị huyết trắng do bác sĩ khuyến nghị dưới đây:

  • Cây trinh nữ hoàng cung 

Cây này chứa chất lycorin, giúp ức chế sự phát triển của virus gây bệnh, qua đó làm ngừng sự phát triển của chúng.

  • Cây lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm nồng và tính ấm. Lá lốt thường được dùng để trị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn đầy hơi và bệnh huyết trắng sau sinh. 

Cây lá lốt hỗ trợ chữa chất nhầy ra dịch màu trắng sau sinh

  • Lá trầu không

Lá trầu không giúp ngăn ngừa mùi hôi, làm khô thoáng vùng kín. Do đó, dùng lá này để điều trị bệnh huyết trắng sau sinh rất phù hợp.

  • Ngải cứu

Cây ngải cứu có tác dụng chống viêm và sát khuẩn rất cao, thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa vùng kín, đặc biệt là bệnh huyết trắng.

  • Lá diếp cá

Y học hiện đại đã chỉ ra, rau diếp cá có tính kháng khuẩn mạnh mẽ và ức chế nhiều loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ khuẩn vàng, liên cầu khuẩn… Ngoài ra, nó còn có khả năng nó còn diệt ký sinh trùng và nấm nên thường được dùng trong các bài thuốc điều trị bệnh phụ khoa rất tốt và an toàn, đặc biệt là bệnh huyết trắng.

Mẹ lưu ý khi dùng cây thuốc nam trị huyết trăng sau sinh

  • Cách điều trị này sẽ không có kết quả nhanh chóng nên mẹ hãy kiên nhẫn.
  • Trước khi dùng cây thuốc nam, mẹ phải sơ chế kỹ để loại bỏ vi khuẩn tránh vi khuẩn xâm nhập làm bệnh nặng hơn.
  • Mẹ không nên xông quá lâu hoặc thụt quá sâu bên trong âm đạo vì sẽ khiến bệnh viêm nhiễm trầm trọng hơn. 
  • Độ hiệu quả còn tùy vào cơ địa và mức độ bệnh lý của mẹ. Tốt nhất, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn khi điều trị bằng cách này.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn sau sinh ra chất nhầy màu trắng. Hy vọng những thông tin trên đã gỡ rối nỗi lo của mẹ và giúp mẹ chóng hồi phục sau sinh.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không?

Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch là điều khiến nhiều sản phụ lo lắng. Không biết tình trạng này có phải dấu hiệu của bệnh lý không? Hay ra sản dịch nhiều như thế có nguy hiểm đến sức khỏe của chị em không? MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc vấn đề này trong bài viết. Hãy theo dõi bài viết này nhé.

Sản dịch là gì?

Trước khi tìm hiểu sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không; chúng ta cần tìm hiểu sản dịch là gì. Theo y khoa, sản dịch sau sinh (Lochia) là dịch tiết âm đạo sau khi phụ nữ sinh em bé. Chất dịch này bao gồm máu, mô niêm mạc tử cung, và chất nhầy cổ tử cung.

Sản dịch cũng tương tự như kinh nguyệt ban đầu tiết ra nhiều và ít dần cho đến hết. Ban đầu, sản dịch sẽ có màu sẫm. Sau đó, chúng sẽ chuyển qua màu hồng nâu cho đến khi có màu trắng hơi vàng thì sẽ chấm dứt quá trình ra sản dịch.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!

Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có sao không?

Làm sao để biết hết sản dịch hay chưa và sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không?
Làm sao để biết hết sản dịch hay chưa và sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không?

Thông thường quá trình ra sản phụ chỉ tiết sản dịch sau sinh rất khác nhau ở mỗi người và có thể chia làm 3 giai đoạn khác nhau như sau:

  • Từ 3-4 ngày đầu tiên: Sản dịch sẽ có màu đỏ sẫm như kinh nguyệt và có thể có lẫn các cục máu đông nhỏ.
  • Từ ngày 4-12 tiếp theo: Sản dịch có màu nâu hồng.
  • Từ ngày 12 – 6 tuần tiếp theo: Làm sao để biết hết sản dịch hay chưa? Dịch tiết âm đạo chỉ có màu trắng hơn ngả vàng, không có cục máu đông.

>> Bạn có thể xem thêm: Sản dịch bao lâu thì hết và cách nhận biết các dấu hiệu bất thường ra sao?

[key-takeaways title=””]

Vậy sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có sao không? Thực tế, việc phụ nữ sau sinh tiết sản dịch 30 ngày (1 tháng) sau sinh là điều hoàn toàn bình thường. Vấn đề quan trọng là tính chất sản dịch, nếu chỉ khoảng ngày thứ 3-4 sau sinh mà sản dịch ra rất nhiều, có máu đỏ tươi, lẫn máu cục hay sản dịch hôi thì đây là dấu hiệu cần báo bác sĩ ngay. Tuy nhiên, nếu bạn thấy sản dịch kéo dài hơn 45 ngày thì nên đi khám bác sĩ nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Hết sản dịch lại ra máu tươi – Mẹ có cần lo lắng?

[/key-takeaways]

Các dấu hiệu sản dịch bất thường

Các dấu hiệu sản dịch bất thường

Khi bạn đã biết sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch là bình thường thì có thể cảm thấy an tâm hơn rồi phải không? Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cách nhận biết các dấu hiệu bất thường trong quá trình ra sản dịch. Khi thấy các dấu hiệu bất thường này, bạn cần đến bệnh viện ngay nhé.

  • Tiết dịch âm đạo có màu sắc lạ.
  • Mùi hôi tanh hoặc mùi kì lạ hơn kỳ kinh bình thường.
  • Chảy máu hoặc tiết sản dịch quá nhiều (thấm hết một miếng băng vệ sinh trong mỗi giờ).
  • Các cục máu đông lớn thấy rõ.
  • Sốt ớn lạnh hoặc các triệu chứng giống như bị cúm.
  • Sưng hoặc đau xung quanh khu vực âm đạo.
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc muốn ngất xỉu trong quá trình tiết ra sản dịch.
  • Cảm thất chuột rút quá mức hoặc đau ở vùng chậu.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không? Mẹ nên biết điều này!

Cách tống sản dịch sau sinh nhanh chóng và an toàn

Nếu bạn đã an tâm với vấn đề sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch rồi. Thì bạn cũng cần tìm hiểu cách nhanh hết sản dịch để cảm thấy thoải mái và an tâm hơn nữa nhé. Dưới đây là cách tống sản dịch sau sinh an toàn và hiệu quả:

– Cách tống sản dịch sau sinh qua chế độ ăn uống:

Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch làm thế nào để nhanh hết?
Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch làm thế nào để nhanh hết?
  • Dùng chè vằng.
  • Ăn canh hoặc uống nước rau ngót (nếu uống nước rau ngót tươi thì chỉ nên uống loãng thôi vì có thể làm cho tử cung co bóp rất mạnh gây đau hay khó chịu).

– Cách tống sản dịch sau sinh trong cách sinh hoạt thường ngày:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách.
  • Vận động và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Cho con bú sớm.
  • Không nằm gác chân và nịt bụng quá chặt.

Lưu ý bạn nên cẩn trọng trong quá trình ra sản dịch

Bên cạnh vấn đề sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch, bạn cũng nên quan tâm đến một số lưu ý trong giai đoạn này. Dưới đây là những điều bạn không được quên!

  • Chăm sóc cơ thể nhất là vùng kín thật cẩn thật và sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm.
  • Mỗi ngày bạn cần vệ sinh 2-3 lần và thay băng vệ sinh cách 2-3 giờ một lần trong những ngày đầu.
  • Trong giai đoạn tiết sản dịch, bạn không nên dùng cốc nguyệt san hoặc tampon vì sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm hơn.
  • Khi rửa vùng kín nên rửa bằng nước ấm và lau khô sau khi rửa.
  • Bên cạnh việc vệ sinh vùng kín đúng cách, bạn nên nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thường của sản dịch.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên đi vệ sinh để bàng quang không làm ảnh hưởng đến quá trình co hồi của tử cung.

[inline_article id=188538]

Như vậy, bạn biết sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch là một dấu hiệu rất bình thường. Nếu thời gian ra sản dịch kéo dài hơn 45 ngày thì nên đi khám nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan sát kỹ các dấu hiệu bất thường của sản dịch để đảm bảo sức khỏe sau khi sinh. Chúc bạn sẽ nhanh chóng hồi phục sau khi sinh em bé nhé!