Sau sinh, các mẹ bỉm sẽ tập trung vào việc chăm sóc con, cho con bú và dễ quên đi kỳ kinh nguyệt của mình. Với những người có sức khỏe tốt, kỳ kinh sẽ trở lại đều đặn sau sinh vài tuần. Tuy nhiên nhiều mẹ không thấy tới ngày kinh sau nhiều tuần hoặc kỳ kinh kéo dài. Đây là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh dễ gặp ở một số người mẹ.
Sau sinh khi nào có kinh lại?
Rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc sau sinh khi nào có kinh lại. Đối với hầu hết phụ nữ, kỳ kinh có thể trở lại vào bất kỳ lúc nào từ 6 – 12 tuần sau sinh.
Nếu bạn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, kinh nguyệt có thể sẽ bị chậm lại (sau vài tháng, thậm chí là từ 1-2 năm) cho đến khi bạn cho trẻ ăn dặm và các dạng sữa khác.
Nhưng nếu cho con bú bình hoặc cho con bú một phần, kinh nguyệt của bạn có thể trở lại ngay sau 3 tuần sau khi sinh con.
Để tạo ra sữa mẹ, cơ thể sản xuất lượng hormone Prolactin nhiều hơn. Mức độ Estrogen và Progesterone lúc này sẽ giảm xuống làm giảm khả năng rụng trứng và hành kinh. Do đó, bạn có thể sẽ không có kinh nguyệt trong giai đoạn đầu cho con bú.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Kinh nguyệt sau sinh có màu gì? Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt sớm
Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm có thể bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Vậy lý do rối loạn kinh nguyệt sau sinh hay kinh nguyệt không đều sau sinh do đâu?
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều sau sinh
Giai đoạn sau sinh thường có rất nhiều thay đổi bên trong người phụ nữ. Như đã nói ở trên, cho con bú cũng là một phần khiến kinh nguyệt trở lại chậm hơn bình thường thậm chí gây vô kinh.
Tuy nhiên, cũng có thể có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác dẫn đến việc rối loạn kinh nguyệt sau sinh như:
- Ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Lạc nội mạc tử cung
- Bệnh viêm vùng chậu (PID)
- Rối loạn chảy máu, rối loạn chức năng tuyến giáp hay tuyến yên
- Căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực
- Tăng cân hoặc giảm cân sau sinh quá mức
- Vận động, tập thể dục mạnh sau sinh
- Tiền sử bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường.
Có rất nhiều lý do khiến rối loạn kinh nguyệt sau sinh xảy ra với mẹ bỉm. Điều này dẫn đến tình trạng rong kinh, cường kinh, thiểu kinh và vô kinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.
>> Bạn có thể tham khảo thêm: Cập nhật – Sau sinh có kinh rồi lại mất có bình thường không?
Khi nào mẹ rối loạn kinh nguyệt sau sinh cần gặp bác sĩ?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường thể hiện qua tình trạng rong kinh, cường kinh, thiểu kinh và vô kinh. Bạn có thể gặp các trường hợp dưới đây:
- Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra dưới 21 ngày hoặc hơn 35 ngày
- Không có kinh trong 3 tháng liên tiếp sau sinh
- Kinh nguyệt ra rất nhiều hoặc ít hơn bình thường
- Thời gian xảy ra kinh nguyệt kéo dài hơn 7 – 10 ngày
- Dịch âm đạo có màu khác thường hoặc có mùi hôi
- Kinh nguyệt kèm theo đau bụng dữ dội, chuột rút, sốt cao, buồn nôn hoặc nôn liên tục
- Chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh, sau khi hết kinh vài ngày hoặc sau khi quan hệ tình dục.
[key-takeaways title=””]
Khi gặp phải các dấu hiệu kinh nguyệt không đều sau sinh, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay, tránh để tình trạng kéo dài gây nguy hiểm đến sức khỏe.
[/key-takeaways]
Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân thông qua thăm khám và các xét nghiệm cần thiết. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như thay đổi lối sống, dùng thuốc, phẫu thuật…
>> Bạn có thể tham khảo thêm: Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Cách thụ thai nhanh và hiệu quả
Lưu ý khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Khi nghi ngờ mình bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, việc ưu tiên vẫn là đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị. Bên cạnh đó, các mẹ bỉm cũng nên lưu ý thay đổi những điều sau để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này:
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ lành mạnh
- Bổ sung vitamin đầy đủ theo hướng dẫn
- Duy trì cân nặng ổn định sau sinh
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc
- Giảm căng thẳng và thư giãn bằng các hoạt động lành mạnh
- Vận động nhẹ nhàng, tránh tập thể dục cường độ cao sau sinh
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai khác theo chỉ dẫn
- Thay băng vệ sinh khoảng 4 – 6 giờ một lần để ngăn ngừa nhiễm trùng.
[inline_article id =269626]
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh xảy ra phổ biến. Việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần sau sinh rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe sinh sản của chính mình. Mẹ cũng nhớ đặt lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe sau sinh thường xuyên nhé.