Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn mì tôm được không? Những tác hại với trẻ bú mẹ

Mì tôm là loại thức ăn nhanh, tiện lợi nhưng mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? Và nếu đang trong thời gian cho con bú, ăn mì tôm có gây mất sữa?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh. Yếu tố này còn tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn sữa nếu mẹ đang cho con bú. Vì vậy, sau sinh ăn mì tôm được không điều mẹ nên biết nếu đây là món khoái khẩu của mẹ.

Sau sinh ăn mì tôm được không?

Sau sinh ăn mì tôm được không? Mì ăn liền dường như là một lựa chọn tuyệt vời với nhiều người vì hợp khẩu vị, không mất thời gian chế biến. Nhưng nó không phải là món ăn tốt cho bà đẻ. 

Theo các chuyên gia, mì ăn liền không mang lại bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào mà chỉ giúp thỏa mãn cơn đói. Đáng nói, mì tôm còn gây ra những tác hại sau đây.

1. Sau sinh ăn mì tôm được không? Không vì gây táo bón sau sinh

Thành phần bột mì tinh chế đã mất hoàn toàn dưỡng chất trong quá trình tinh chế. Đồng thời mì lại ít chất xơ, chứa hàm lượng carbohydrate cao nên dễ gây táo bón sau sinh. Do đó nếu thắc mắc mẹ sau sinh ăn mì tôm được không, câu trả lời là không nên.

2. Sau sinh ăn mì tôm được không? Không vì dễ làm tăng huyết áp

Mì ăn liền chứa nhiều muối. Thừa muối khiến sản phụ dễ tăng huyết áp, gây ra một số biến chứng sau sinh. Đó là lý do tại sao bà đẻ không nên hoặc hạn chế ăn mì tôm, nhất là trong giai đoạn hậu sản.

3. Bà đẻ ăn mì tôm được không? Coi chừng cản trở sự phát triển của trẻ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến cáo mẹ cho con bú ăn mì tôm vì đây là thực phẩm chứa nhiều bột ngọt. Vậy sau sinh ăn mì tôm được không? Việc dung nạp quá nhiều bột ngọt vào cơ thể có thể gây cản trở sự phát triển trí não của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ có mẹ ăn mì tôm thường xuyên còn tăng nguy cơ béo phì sau này.

4. Sau sinh ăn mì tôm được không? Dễ gây loãng xương

Băn khoăn sau sinh ăn mì tôm được không là hoàn toàn có cơ sở. Vì một số thông tin còn cho thấy nguy cơ gây loãng xương cho mẹ sau sinh do một số thành phần có trong mì tôm.

>>>Mẹ có thể xem thêm: Thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú: Nên dùng loại nào?

nguy cơ gây loãng xương sau sinh do một số thành phần có trong mì tôm

5. Sau sinh ăn mì tôm được không? Dễ làm tăng mức cholesterol xấu

Một hàm lượng lượng chất béo chuyển hóa đáng kể được tìm thấy trong các thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền. Chúng có thể làm tăng mức cholesterol. Do đó, không chỉ mì tôm, mẹ sau sinh cần tránh các thực phẩm chế biến sẵn càng nhiều càng tốt.

6. Sau sinh ăn mì tôm được không? Gây nóng trong người, nổi mụn

Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? Nếu ăn quá nhiều mì gói mà không kèm thêm các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin rất dễ gây nóng trong người, dẫn đến nổi mụn, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.

>>>Mẹ có thể xem thêm: Mỹ phẩm dành cho phụ nữ cho con bú cần tránh những thành phần nào?

7. Sau sinh ăn mì tôm được không? Không vì dễ làm buồn nôn, mê sảng

Thành phần TBHQ có trong mì ăn liền được sử dụng như một chất bảo quản. Nếu tiêu thụ với số lượng lớn có thể gây buồn nôn, mê sảng, ù tai, khó thở. Vậy sau sinh ăn mì gói được không? Nếu ăn mì tôm thường xuyên, chất này sẽ tồn tại rất lâu trong cơ thể. Nó có thể gây ra hội chứng chuyển hóa, làm rối loạn huyết áp, tăng nguy cơ béo phì và làm tăng mức cholesterol xấu. TBHQ cũng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như tim mạch và bệnh tiểu đường.

>>>Mẹ có thể xem thêm: Điều trị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần biết để tránh biến chứng cho mẹ và con

Cho con bú ăn mì tôm được không?

Nếu thỉnh thoảng ăn mì thì không sao nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Như đã nói ở trên, mì tôm gây cản trở sự phát triển của trẻ. Tốt hơn hết, mẹ nên thay thế món này bằng những thực phẩm lành mạnh khác. Đó là các thực phẩm giàu đạm, vitamin, khoáng chất và nhất là chứa 2 axit béo không no DHA và ARA cần thiết cho trí thông minh của bé.

Ăn mì tôm có mất sữa không?

Ngoài thắc mắc cho con bú ăn mì tôm được không, mẹ cũng nên biết ăn mì tôm có mất sữa không. Câu trả lời là có.

Bởi vì mì tôm chứa thành phần lúa mạch có thể gây mất sữa. Còn với những loại mì không có thành phần lúa mạch, nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, từ đó gây mất sữa. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Ăn lá lốt có mất sữa không? Mẹ đọc để cảnh giác ngay nhé!

Thực phẩm mẹ nên tránh nếu đang cho con bú

Ngoài ăn mì tôm có mất sữa không, mẹ hẳn còn thắc mắc các thực phẩm mẹ nên hạn chế hoặc tránh nếu trong thời gian cho con bú.

1. Rượu

Nếu thỉnh thoảng chỉ uống một ly rượu vang cùng bạn bè thì không sao. Nhưng nếu mẹ cho con bú uống rượu thường xuyên sẽ:

Làm giảm lượng sữa.

– Truyền rượu cho trẻ qua sữa mẹ. Tiếp xúc rượu nhiều lần qua sữa mẹ gây nguy hiểm sức khỏe và trí não của bé. 

– Ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc con.

2. Hải sản chứa nhiều thủy ngân

Một số loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua… chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé bú mẹ. Tiếp xúc liên tục, lâu dài sẽ gây hại đến nhiều bộ phận của cơ thể bao gồm não, hệ thần kinh và thận.

Đặc biệt, trẻ tiếp xúc nhiều thủy ngân thông qua nguồn sữa mẹ có thể gặp vấn đề về khả năng nói, phối hợp, chú ý, ghi nhớ.

3. Caffeine

Mẹ sau sinh có thể uống một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày nhưng không nên uống nhiều hơn mức này. Việc dung nạp quá nhiều caffeine có thể làm giảm nguồn sữa mẹ. Lượng caffeine quá mức có trong sữa mẹ có thể khiến trẻ khó ngủ, cáu gắt hoặc xuất hiện các triệu chứng đau bụng.

Không chỉ trong cà phê, caffeine còn được tìm thấy trong trà, nước ngọt, chocolate, nước tăng lực…

>>>Mẹ có thể xem thêm: Cho con bú có nên uống trà xanh? Có làm giảm lượng sữa và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

4. Thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chiên rán

Thịt phẩm chế biến sẵn và thức ăn chiên rán chứa nhiều chất béo bão hòa cũng như muối. Chúng không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà mẹ cần trong thời gian cho con bú.

Ăn nhiều những thực phẩm này, chẳng hạn như xúc xích, đồ chiên rán, thịt nguội… có thể gây tăng cân, gặp các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, đột quỵ, huyết áp cao, trầm cảm

Chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol xấu trong máu và khiến mẹ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Dung nạp nhiều muối làm tăng gánh nặng cho thận.

Thực phẩm mẹ nên tránh nếu đang cho con bú

5. Đồ ăn vặt nhiều đường

Kẹo, đồ ngọt và món tráng miệng có vị ngọt nói chung thường chứa calo rỗng. Mẹ có thể ăn bánh quy và kem nhưng nhớ là phải chừng mực. Quá nhiều đồ ăn vặt có đường gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể như làm mẹ mệt mỏi, tăng cân, mắc bệnh tiểu đường…

6. Một số loại gia vị và thảo dược

Một số loại thảo mộc và gia vị có thể làm giảm và thậm chí là gây ức chế khả năng tiết sữa dẫn đến cạn kiệt nguồn sữa. Chúng bao gồm cây xô thơm, hương thảo, mùi tây, bạc hà… Mẹ có thể sử dụng một chút gia vị để làm tăng hương vị nhưng nhớ là đừng tiêu thụ quá nhiều. 

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về “sau sinh có được ăn mì tôm không”. Hy vọng mẹ đã biết sau sinh có ăn mì tôm được không và tránh ăn những món gây hại khi cho con bú. Hãy nhớ rằng một chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm lành mạnh không chỉ giúp mẹ mau hồi phục sau sinh mà còn giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần.

By Hương Lê

Hương Lê - trước khi là thành viên của gia đình MarryBaby, cô từng làm biên tập viên tại Sunflower Media, Phương Nam Book, Web Trẻ Thơ. Phụ trách viết bài cho hai chuyên mục Sau khi sinh và Sự phát triển của trẻ, cô mong muốn mang đến cho các mẹ những thông tin giá trị, chuẩn xác từ nhiều nguồn đáng tin cậy, được kiểm chứng bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa. Cùng với ban biên tập MarryBaby, cô luôn nỗ lực nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng Mẹ và Bé uy tín nhất Việt Nam, vì sức khỏe toàn diện của mẹ và sự phát triển lành mạnh, tối ưu của bé.

Cô chia sẻ: “Với tôi, làm mẹ là một hành trình đáng tự hào nhưng cũng đầy thử thách. Và tôi tự hào lây với những người mẹ khi đồng hành cùng họ trên hành trình sinh nở lẫn nuôi dạy con”.