Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sinh mổ có bị sa tử cung không? Đọc ngay để khỏi băn khoăn

Sa tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và sinh con, đặc biệt là với những mẹ sinh thường. Vậy sinh mổ có bị sa tử cung không? Sa tử cung có mang thai được không? MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn.

sinh mổ có bị sa tử cung không
Sinh mổ có bị sa tử cung không?

Tử cung bị sa, sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con, là một trong những bệnh về rối loạn sàn chậu mà nhiều phụ nữ gặp phải sau sinh con. Theo các bác sĩ sản khoa, đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và không phải lúc nào nó cũng trở nên tồi tệ. Bằng chứng là ở một số phụ nữ, bệnh sa tử cung có dấu hiệu được cải thiện theo thời gian.

Mang thai và sinh con là một trong những nguyên nhân gây sa tử cung. Sa nhẹ có thể không gây ra triệu chứng. Song bác sĩ có thể phát hiện khối sa khi khám phụ khoa định kỳ. Mẹ bị sa tử cung gặp các triệu chứng phổ biến như: có cảm giác đầy, áp lực hoặc căng phồng trong xương chậu; cảm thấy có thứ gì đó rơi ra khỏi âm đạo; khó đi tiểu hoặc đại tiện; táo bón mãn tính; đau lưng dưới; quan hệ tình dục đau đớn hoặc chảy máu khi giao hợp.

Để biết được cụ thể hơn về bệnh sa tử cung, sa tử cung là gì, mẹ tham khảo thêm bài viết: “Sa tử cung là gì và nguy hiểm đến đâu?” của MarryBaby nhé.

Tại sao phụ nữ thường bị sa tử cung?

sa tử cung ở phụ nữ

Sa cơ quan vùng chậu là tình trạng phổ biến ở những phụ nữ đã sinh con qua đường âm đạo. Sự thay đổi nội tiết tố, tăng áp lực và việc em bé đi qua ống sinh có thể làm hỏng mô liên kết, cơ, dây thần kinh và mạch máu. m đạo và các cơ quan xung quanh bị giãn ra, mất đi sự nâng đỡ và tụt xuống khỏi vị trí bình thường, dẫn đến một loạt các biến chứng như tiểu không tự chủ và khó kiểm soát đại tiện.

Những phụ nữ sinh ngả âm đạo hoặc sinh mổ sau khi chuyển dạ ít có khả năng hồi phục hơn so với những người sinh mổ tự chọn mà không chuyển dạ. Thời gian để cơ thể mẹ sinh thường hoặc sinh mổ sau khi chuyển dạ hồi phục dạ con thường là sáu tuần, sáu tháng và một năm sau sinh.

Theo các nhà nghiên cứu, nhiều phụ nữ bị sa tử cung vào cuối thai kỳ, nhưng một số phụ nữ bị bệnh sa tử cung sau sinh vì họ không có sự kiêng cữ cần thiết, ví dụ như mang vác nặng, làm việc nhà quá sức, quan hệ tình dục sớm. Vì lúc này các cơ nâng đỡ sàn chậu còn yếu, chưa phục hồi lại hoàn toàn và chưa thể nâng đỡ để tử cung luôn ở một vị trí cố định.

Sinh mổ có bị sa tử cung không?

Sinh mổ có bị sa tử cung không?

Theo một nghiên cứu về phụ nữ Trung Quốc của các nhà nghiên cứu tại Trường Y Yale và Bệnh viện Nhân dân Ôn Châu, những phụ nữ sinh con bằng đường âm đạo có nguy cơ bị sa cơ quan vùng chậu trong vòng 1 năm sau khi sinh. Những phụ nữ sinh thường có tỷ lệ mắc các triệu chứng sàn chậu cao hơn những phụ nữ chỉ sinh mổ.

Vậy, sinh mổ thì sao?

Khi sinh mổ, em bé không đi qua đường âm đạo, dây chằng và khung xương chậu của mẹ không cần phải giãn quá nhiều nhưng vẫn bị tổn thương. Bên cạnh đó, tử cung của mẹ cũng bị giãn ra trong quá trình mang thai nên nguy cơ sa tử cung cũng xảy ra với phụ nữ sinh mổ.

[inline_article id=182166]

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, khoảng 10% phụ nữ sau sinh mổ xuất hiện tình trạng sa tử cung, nhưng chủ yếu xuất hiện ở những phụ nữ sinh mổ khi đã lớn tuổi (khoảng 40-50 tuổi).

Đây quả thực là tin đáng mừng cho phụ nữ sinh con qua đường mổ lấy thai. Vậy sau sinh mổ có bị sa tử cung không? Vẫn có, nhưng tình trạng này là rất hiếm gặp mẹ nhé.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý rằng, nếu mẹ sinh mổ mà không có chế độ sinh hoạt hợp lý và ăn uống phù hợp thì có thể có nguy cơ cao mắc bệnh sa tử cung sau sinh mổ.

Mẹ sau sinh mổ cần lưu ý điều gì để không bị sa tử cung?

Mẹ sau sinh mổ cần lưu ý điều gì để không bị sa tử cung?

Mặc dù tỷ lệ sa tử cung ở mẹ sinh mổ là ít, thế nhưng, không phải vì thế mà mẹ chủ quan. Để tránh tình trạng này, mẹ sinh mổ cần chú ý những điều sau:

  • Mang thai khiến các cơ vùng chậu, sàn chậu và dây chằng vùng chậu bị co giãn và vẫn chưa phục hồi ngay được sau khi sinh. Thế nên, để hạn chế tình trạng sa tử cung, mẹ cần phải hạn chế vận động mạnh, làm việc nhà, mang vác nặng, di chuyển nhiều hoặc leo cầu thang.
  • Sau sinh, mẹ cần có thời gian ở cữ (6-8 tuần), tức là khoảng thời gian cho cơ thể hoàn toàn được nghỉ ngơi và hồi phục. Thời gian này, mẹ phải áp dụng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để tránh táo bón. Bởi táo bón sẽ gây ra sa tử cung. Táo bón làm mẹ phải rặn nhiều, từ đó tăng áp lực lên ổ bụng khiến tử cung dễ bị sa ra ngoài.

[inline_article id=72654]

  • Trong thời gian ở cữ, mẹ tuyệt đối không sử dụng các loại đai nịt bụng để giảm cân, cũng như thu gọn vòng eo. Mẹ cũng không đứng quá lâu hoặc nằm quá nhiều. Cần tăng cường vận động nhẹ nhàng để tống sản dịch ra ngoài đồng thời các cơ quan trong cơ thể nhanh được hồi phục.
  • Cho con bú mẹ sẽ khiến tử cung mẹ nhanh co lại, tránh được sa tử cung.
  • Mẹ sau sinh nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Bài tập đặc biệt tốt cho các cơ quan sàn chậu và được khuyến khích cho mẹ sau sinh tập hàng ngày đó là bài tập kegel.
  • Mẹ cần kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ sau khi sinh, để nếu cơ thể có dấu hiệu sa tử cung thì sẽ được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khi được hỏi sau sinh mổ có bị sa tử cung không, các bác sĩ thường khuyến cáo nếu bị không muốn bị bệnh lý này, thì mẹ thực hiện những điều trên nhé.

Sa tử cung có mang thai được không?

Sa tử cung có mang thai được không?

Thật đáng buồn là càng ngày càng có nhiều chị em phụ nữ bị mắc bệnh sa tử cung. Và khi mắc bệnh, chị em băn khoăn rằng liệu sa tử cung có mang thai được không? Theo các chuyên gia về sức khỏe, nếu bạn bị bệnh sa tử cung ở mức 1 thì vẫn có thể mang thai được. Tức là lúc này tử cung sa xuống nhưng vẫn bám được vào âm đạo.

Tuy nhiên, trước khi quyết định mang thai, chị em nên đến bệnh viện thăm khám và xin tư vấn của bác sĩ. Các bác sĩ có thể sẽ khuyên điều trị triệt để bệnh rồi mới mang thai.

Chị em cũng cần biết rằng mang thai khi bị sa tử cung sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong việc giữ thai. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cũng cần phải đi khám thai và theo dõi thường xuyên hơn (bình thường khám thai 4 tuần 1 lần, nhưng mẹ bị sa tử cung 2 tuần đi khám thai 1 lần). Lúc này, mẹ cần theo dõi sát sao mọi chuyển động của thai nhi và những bất thường của cơ thể. Nếu cơ thể xuất hiện những cơn hen bất thường, cần đi khám bác sĩ ngay.

[inline_article id=212449]

Điều gì sẽ xảy ra khi mẹ bị sa tử cung giai đoạn 2, 3 mà vẫn mang thai? Trong trường hợp này, rất có thể sẽ xảy ra các trường hợp như thai chết lưu hoặc trôi ra bên ngoài vì âm đạo tụt xuống nên không còn không gian để nuôi dưỡng em bé. Nếu mẹ giữ được em bé suốt cả thai kỳ, thì trẻ sinh ra cũng có thể bị dị tật bẩm sinh, tử vong hoặc mẹ có nguy cơ băng huyết. Ngoài ra, mẹ còn gặp một số biến chứng khác như sa âm đạo, sa bàng quang, trực tràng. Thậm chí, mẹ có thể phải cắt bỏ tử cung.

Bởi những nguy hiểm trên nên mẹ lưu ý trước khi quyết định mang thai nhé.

Bài viết sinh mổ có sa tử cung không, sa tử cung có mang thai được không hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của mẹ về căn bệnh này. Chúc mẹ luôn khỏe và hạnh phúc bên bé yêu!

Hoa Hà

By Thu Hoàng

Hoàng Diệu Thu là biên tập viên dày dạn kinh nghiệm của MarryBaby và có thể viết tốt hầu hết các chuyên mục về Mẹ và Bé.