Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Cách chữa chảy máu chân răng ở trẻ em đơn giản, hiệu quả mẹ cần biết

So với người lớn, trẻ em ít bị chảy máu chân răng hơn. Tuy nhiên không có nghĩa là bạn có thể coi thường hiện tượng này. Mẹ cần phải biết cần phối hợp với nhiều cách chữa chảy máu chân răng khác nhằm bảo tổn răng thật tối đa cho bé.

Cách chữa chảy máu chân răng ra sao? Hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường có 3 nguyên nhân chính là do nứu răng yếu, chảy răng không đúng cách hoặc ăn uống thiếu chất. Mẹ hãy cùng tìm hiểu để có biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé tốt nhất.

Nguyên nhân bé bị chảy máu chân răng

Cách chữa chảy máu chân răng ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến.

1. Do viêm nướu răng

Nguyên nhân gây ra chứng chảy máu chân răng ở trẻ thường do viêm nướu. Cụ thể là do vi khuẩn trên răng gây nên khi vệ sinh răng miệng chưa tốt. Các vi  khuẩn này gây viêm và sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu.

Ngoài ra, khi viêm nướu,  trẻ có thể bị đau và chảy máu chân răng khi đánh răng. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng bị lung lay.

Với trẻ nhỏ chưa mọc đầy đủ răng, chảy máu chân răng là nguy cơ lớn ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này.

2. Do thiếu vitamin C

Sự thiếu hụt vitamin C cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng. Thiếu đi chất này, cơ thể sẽ không thể tổng hợp được collagen thông qua quá trình chuyển hóa lysin và prolin.

cách chữa chảy máu chân răng 2
Thiếu hụt vitamin C là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng

Nó dẫn đến hiện tượng vết thương lâu lành, xuất huyết ở một số vị trí trên cơ thể như nướu, chân răng. Chảy máu chân răng ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ khiến trẻ trở nên biếng ăn do nướu đau nhức và có thể gây gián đoạn giấc ngủ.

Sau đây là cách chữa chảy máu chân răng để mẹ giúp con cải thiện tình trạng này.

Cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả

Chảy máu chân răng khá nguy hiểm. Nếu tình trạng này không được khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này. Do đó, sau khi sinh mẹ nên bắt đầu nghiên cứu nhiều cách chữa chảy máu chân răng nếu bé gặp phải tình trạng này.

1. Dùng thuốc và rơ miệng

Bên cạnh lấy cao răng, mẹ có thể dùng cách chữa chảy máu chân răng bằng thuốc theo toa của bác sĩ cho bé; và nhớ vệ sinh răng miệng cho bé cho thật tốt. Trong thời gian viêm nứu và chảy máu chân răng, bạn không nên cho bé đánh răng vì dễ đụng vào nướu răng gây chảy máu và làm tổn thương thêm.

Mẹ cần dùng gạc rơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn. Khi thao tác mẹ nhớ làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.

2. Bổ sung vitamin C là cách chữa chảy máu chân răng

Thiếu hụt vitamin C là một phần nguyên do làm sức đề kháng của răng kém, tủy và nướu răng dễ bị tổn thương. Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C cho trẻ cũng là cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả.

Việc bổ sung đầy đủ loại vitamin này sẽ giúp cho các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn. Mẹ nên thêm các loại trái cây ngon miệng như: cam, dâu tây, xoài, kiwi, dưa gang, mâm xôi,…  vào khẩu phần ăn của bé hàng ngày.

Nó bổ sung dưỡng chất giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

3. Lấy cao răng cho bé

Đối với những trẻ đã mọc răng vĩnh viễn đầy đủ thì việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt để bảo tồn răng thật một cách tối đa. Nếu cao răng đã hình thành dưới nướu và quanh cổ răng gây chảy máu chân răng, mẹ nên đưa bé bến nha sỹ để làm sạch cao răng.

cách chữa chảy máu chân răng 3
Nên lấy cao răng để ngăn ngừa và trị chảy máu chân răng

Cách chữa chảy máu chân răng ở trẻ em này là rất cần thiết để loại bỏ hoàn toàn mảng bám chứa vi khuẩn trên răng; giúp cho nướu dần dần lành thương. Việc lấy cao răng cũng cần được duy trì 6 tháng/lần để nha sỹ có thể thăm khám và phát hiện các vấn đề răng miệng sớm nhất.

4. Cách chữa chảy máu chân răng đơn giản: Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối hàng ngày là cách hạn chế chảy máu chân răng một cách hiệu quả nhất. Mẹ hãy hòa nước muối loãng và cho bé súc miệng ngày 2-3 lần.

Đây là cách vệ sinh răng miệng đơn giản. Nó không chỉ hạn chế bệnh chảy máu chân răng mà còn giúp làm giảm nguy cơ các bệnh răng miệng khác.

Cách chữa chảy máu chân răng ở trẻ em với liệu pháp thiên nhiên

Dầu đinh hương, bạc hà, mật ong, trà túi lọc, muối, chanh và tỏi,… là những nguyên liệu có tác dụng chữa chảy máu chân răng rất hiệu quả. Nó vừa không gây tốn kém lại có thể áp dụng được trong cách chữa chảy máu chân răng cho cả trẻ em và người lớn.

  • Dầu đinh hương: Dùng tăm bông thấm một ít tinh dầu đinh hương, sau đó chà xát nhẹ nhàng vào phần răng và nướu bị chảy máu của bé. Khoảng 5 phút bạn cho trẻ súc miệng lại với nước sạch hoặc nước muối loãng. Thực hiện đều đặn sẽ cho kết quả bất ngờ.
  • Trà túi lọc: Ngâm trà t úi lọc trong nước sôi khoảng 20 phút, lấy túi lọc ra ngoài và để nguội. Sau đó mẹ đắp lên phần răng chảy máu của trẻ khoảng 5 – 10 phút. Tình trạng chảy máu chân răng cũng chấm dứt ngay sau đó.
  • Cách chữa chảy máu chân răng dùng chanh và tỏi: Mẹ giã nhuyễn tỏi và trộn đều với một ít nước cốt chanh rồi đắp hỗn hợp lên răng trẻ đang chảy máu khoảng 5 phút và nhả ra ngoài. Thực hiện cách này mỗi khi răng chảy máu sẽ cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, sau khi dùng nên cho bé súc miệng kỹ lại với nước sạch, vì chanh có tính axit cao.
cách chữa chảy máu chân răng 3
Súc miệng bằng nước muối hoặc thảo dược là cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả

Nên đề phòng trẻ chảy máu chân răng bị các bệnh nguy hiểm khác

Ngoài học cách chữa chảy máu chân răng; mẹ cũng cần biết ngăn ngừa tình trạng này. Nếu mẹ nhận thấy trẻ bị chảy máu chân răng dù nứu răng không bị viêm, trẻ được bổ sung vitamin đầy đủ, rất có thể đây là một loại triệu chứng của các bệnh lý như:

  • Các bệnh về máu: Bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi. Trong đó, một dạng ung thư trong máu hoặc tủy xương có biểu hiện là thiếu thành phần đông máu dẫn đến xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau.
  • Bệnh lý gan: Nó gây rối loạn đông máu do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.
  • Các bệnh tiểu đường: Bênh tiểu đường liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe.
  • Bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhồi máu cơ tim cũng có những dấu hiệu bệnh lý ở răng. Nó xuất phát từ tình trạng chảy máu chân răng.

Khi lưu lượng máu cung cấp cho tim bị gián đoạn, các tế bào tim chết cũng chính là nguyên nhân làm ngăn chặn máu lưu thông lên não gây nên tình trạng đột quỵ rất nguy hiểm.

[inline_article id=190481]

Nhìn chung, các cách chữa chảy máu chân răng ở trẻ em khá hiệu quả và an toàn, mẹ có thể áp dụng để chăm sóc răng miệng cho bé. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần có những thông tin chính xác về bệnh lý này để phân biệt nó là chảy máu chân răng bình thường hay là triệu chứng bệnh nguy hiểm để kịp thời điều trị.