Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì và cách chữa trị?

Có một mẹo nhỏ thường được lưu truyền trong dân gian để kiểm tra trẻ bị sốt cao hay không đó chính là kiểm tra tay, chân của trẻ. Nếu tay, chân lạnh toát chắc chắn trẻ đang bị cơn sốt hành, còn nếu toàn cơ thể ấm cha mẹ có thể yên tâm.

Khi trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể là do cơ thể đang điều chỉnh thân nhiệt để thích ứng và dần đào thải với các tác nhân gây bệnh. Trong giai đoạn đầu của cơn sốt, các dây thần kinh nhiệt độ trên cơ thể sẽ cảm nhận thân nhiệt là thấp, trẻ cảm thấy lạnh đây là  biểu hiện sốt bình thường.

Giai đoạn tiếp theo, cơ thể nóng lên là tác nhân gây bệnh đã được đẩy lùi, cơ thể và thân nhiệt đang dần dần hồi phục lại bình thường và cảm thấn ấm, nóng.

1. Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì?

cach chua sot nong lanh
Nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột khiến trẻ cảm thấy khó chịu

Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau; hiểu được lý do sẽ giúp mẹ tìm ra những phương pháp chữa trị phù hợp.

Có một số nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh như sau:

1.1 Do môi trường

Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể bắt nguồn từ các biến đổi của môi trường như thời tiết thay đổi đột ngột, những cơn gió mùa, những cơn gió độc hại, ô nhiễm môi trường,…

  • Thời tiết giao mùa chính là lúc cơ thể trẻ dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến sốt cao. Việc cho trẻ ăn mặc không đủ ấm là nguyên nhân phổ biến. Nhiệt độ thay đổi đột ngột lúc nóng, lúc lạnh từ từ đi vào cơ thể làm trẻ bị suy nhược và sinh ra các triệu chứng nguy hiểm.
  • Tại trường học hoặc những nơi vui chơi công cộng; trẻ đứng chỗ có luồng gió mạnh chạy vào cơ thể sẽ bị đau đầu, chóng mặt ớn sốt lúc nóng lúc lạnh vào buổi chiều gây mệt mỏi.

1.2 Do phản ứng với sốt

Trẻ sốt cao là do các chất trong cơ thể diễn ra các phản ứng hóa học tác động lên cơ quan thần kinh gây ra các cảm giác bất thường về nhiệt độ. Nếu trẻ bị sốt (nhiệt độ trên 38 độ C). Trẻ có thể bị sốt lúc nóng lúc lạnh tay chân. Điều này xảy ra vì hệ thống tuần hoàn máu và miễn dịch mới của trẻ đang bận rộn chống lại vi trùng ở những nơi khác trong cơ thể. Điều này có thể làm giảm nhiệt độ ở các bộ phận bên ngoài như bàn tay và bàn chân.

1.3 Do bệnh viêm màng não – làm trẻ lúc sốt nóng, lúc tay chân lạnh

Trẻ bị sốt lúc nóng, chân tay lúc lạnh có thể là báo hiệu của bệnh viêm màng não (meningitis). Đây là tình trạng viêm màng bao bọc tủy sống và não. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau đầu và cứng cổ. Viêm màng não là một bệnh lý nghiêm trọng; nếu mẹ thấy những dấu hiệu trên cùng với nôn ói, mệt mỏi và chán ăn, mẹ cần đưa trẻ bị bác sĩ ngay lập tức.

[inline_article id=276903]

2. Biểu hiện nhận biết trẻ sốt nóng lạnh

trẻ bị sốt lạnh run người
Bé bị sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì, có phải Covid không?

Trẻ bị sốt lạnh run người có thể có một số biểu hiện như sau:

  • Mặc dù nhiệt độ cơ thể cao nhưng chân tay lại lạnh tím tái, toàn thân run rẩy.
  • Xuất hiện các cơ sốt lạnh kéo dài từ 15 phút – 1h làm trẻ mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn.
  • Sau khi nhiệt độ hạ, cơ thể bé sẽ thấy thoải mái hơn và buồn ngủ, nhưng người vẫn ra nhiều mồ hôi.

[inline_article id=170213]

3. Khi nào cần đưa bé đi bác sĩ?

Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế (National Health Services – NHS), trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể là một biểu hiện của bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý thêm những dấu hiệu sau:

3.1 Nhiệt độ của bé

3.2 Hơi thở của bé

  • Thở nhanh hoặc thở hổn hển.
  • Tiếng ồn ở cổ họng khi thở.
  • Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh thấy khó thở và đang hóp bụng.

3.3 Các dấu hiệu khác

  • Da mặt xanh xao tái mét, chỉ nằm trên giường, không muốn làm gì.
  • Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh không muốn thức dậy, mất phương hướng hoặc bối rối.
  • Con khóc liên tục và mẹ không thể an ủi hay đánh lạc hướng; hoặc tiếng khóc không giống tiếng khóc bình thường.
  • Lần đầu tiên con bị co giật do sốt (phù).
  • Con dưới 8 tuần tuổi và không muốn bú.
  • Tã khô hơn bình thường – đây là dấu hiệu của tình trạng mất nước.
  • Trẻ bị sốt lúc nóng lúc kạnh kèm đau đầu, đau và mệt trong người, không tập trung vào học tập cũng như việc nhà.
  • Trong ăn uống, thường xuyên bị đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, nhiều trẻ ngửi thấy mùi thức ăn muốn nôn. Thường đổ mồ hôi trộm ban đêm.
  • Biểu hiện rõ nhất là bị sốt nhẹ, sợ gió, sợ nước. Không muốn chạm tay vào nước lạnh.

>> Mẹ xem thêm Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

Khi nào cần đưa bé đi bệnh viện
Bé bị sốt lúc nóng lúc lạnh – Khi nào cần khám bác sĩ?

4. Cách chữa sốt nóng lạnh ở trẻ

4.1 Tránh những sai lầm trong cách chữa cho trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh

Trẻ em bị sốt nóng lạnh phải làm sao? Cha mẹ không nên:

  • Ủ ấm cơ thể: Khi sờ tay, chân trẻ lạnh toát, sốt run, phụ huynh sẽ tìm cách đắp thêm chăn ấm, mặc thêm áo để bớt lạnh. Cách này chỉ làm trẻ thêm sốt cao hơn và có nguy cơ bị co giật. Chỉ nên chăn mỏng, mặc ít quần áo để đảm bảo thân nhiệt trẻ không bị gia tăng.
  • Không chú ý nhiệt độ cơ thể: Để thân nhiệt trẻ tăng cao quá nhanh, không thường xuyên kiển tra nhiệt độ sẽ dẫn tới co giật, ảnh hưởng hệ thần kinh.
  • Không lau mồ hôi khi uống thuốc hạ nhiệt: Nếu cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt cơ thể sẽ đổi mồ hôi và hạ nhiệt dần, tuy nhiên trẻ cần được lau khô mô hồi, tránh để mồ hôi thấm ngược và cơ thể gây bệnh nặng hơn.
  • Lạm dụng miếng dán hạ sốt: Khi trẻ sốt cao, về đêm, chưa kịp đưa đến bác sĩ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt nhưng không được lạm dùng vì miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng ở vùng được dán. Dán quá lâu, miếng dán hạ sốt gây kích ứng vùng da dán lâu.

[inline_article id=290983]

4.2 Trẻ em bị sốt lúc nóng lúc lạnh phải làm sao để hạ sốt?

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt run lạnh cần lưu ý:

  • Bổ sung nước và chất điện giải để bù đắp phần bị mất do đổ mồ hôi.
  • Nếu trẻ nôn hay có tình trạng mất nước quá nhiều cần cho trẻ uống oresol bù nước.
  • Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mở cửa để không khí lưu thông, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.
  • Chườm khăn ấm cho trẻ bị sốt hoặc lau khăn ấm khắp người để trẻ giảm thân nhiệt, nhất là vị trí nách và bẹn.
  • Khi trẻ biểu hiện co giật hoặc sốt cao 3 ngày không hạ; mẹ cần đưa bé bị sốt lúc nóng lúc lạnh tới bệnh viện ngay.
  • Nới rộng quần áo và cho trẻ mặc quần áo mềm và có độ thấm hút tốt. Bên cạnh đó nơi nghỉ ngơi của trẻ cần khô ráo, thoáng mát.

Ngay từ khi trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh, mẹ cần theo dõ diễn biến sức khỏe của trẻ để có cách chữa sốt nóng lạnh tốt nhất.