Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Chớ coi thường bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em

Viêm da cơ địa hay bệnh chàm có lẽ đã quá quen với mẹ bỉm sữa nhưng đó chỉ là một vài trường hợp riêng lẻ của viêm da dị ứng ở trẻ.

viêm da dị ứng ở trẻ em
Viêm da dị ứng ở trẻ em: Cách khắc phục triệt để cho bé

Viêm da dị ứng ở trẻ em là gì?

Viêm da dị ứng ở trẻ là bệnh mãn tính về da. Triệu chứng điển hình là da khô, ngứa, phù nề, chảy nước. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ vị viêm da dị ứng. Những trẻ sống ở thành phố và vùng có khí hậu khô có khả năng cao mắc bệnh hơn.

Bệnh trẻ em này thường xảy ra vào mùa Đông hoặc khi trời trở lạnh đột ngột. Thời gian bắt đầu có thể rất sớm, ngay trong những tháng đầu sau sinh và có 85% trẻ phải đợi tới 5 tuổi mới khỏi hoàn toàn. Cũng có nhiều trẻ lớn lên mà không bị mắc bệnh.

Thông thường khi mắc bệnh, trẻ sẽ trải qua 2 giai đoạn:

  • Thời gian ủ bệnh thì da rất khô, bị kích ứng và cần phải được dưỡng ẩm hàng ngày.
  • Khi bệnh bùng phát thì đau đớn hơn và cần được điều trị với dược phẩm để làm dịu làn da bị viêm và giảm bớt cơn ngứa.
viêm da dị ứng ở trẻ em
Nhìn những nốt mẩn đỏ nổi khắp người, mẹ nào cũng muốn tìm cách “đuổi bệnh” ngay

Các loại viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ em

1. Viêm da dị ứng ở mặt

Đây là một thể dạng của bệnh viêm da dị ứng do tiếp xúc trực tiếp một chất nào đó và gây ra các phản ứng dị ứng trên mặt như phát ban đỏ và ngứa. Dấu hiệu đầu tiên là da trở nên đỏ ửng, xuất hiện trong vài phút hoặc vài giờ. Tình trạng này có thể kéo dài từ 2-4 tuần.

Nếu viêm da trở nên nặng, trên da mặt của bạn sẽ có những biểu hiện sau :

  • Nổi mụn đỏ
  • Ngứa
  • Da khô, nứt, có vảy
  • Phồng rộp và có mụn nước
  • Sưng, rát và đau

Nguyên nhân phổ biến có thể do:

  • Trẻ tiếp xúc với thuốc tẩy và chất tẩy rửa
  • Lỡ tay nghịch mỹ phẩm người lớn
  • Dùng nước ho
  • Dầu gội chứa chất gây kích ứng
  • Các chất trong không khí như bụi bông, bụi len, mùn cưa, phấn hoa…
  • Các loại thuốc, kem bôi da.
  • Dị ứng với thực phẩm
  • Ánh nắng mặt trời cũng có thể là tác nhân
  • Quần áo, khăn mặt,…

2. Viêm da dị ứng thời tiết

viêm da dị ứng thời tiết ở trẻ em

Dị ứng thời thiết hay còn gọi là dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay thường xuất phát từ rối loạn hệ miễn nhiễm của cơ thể người bệnh như do thay đổi thời tiết đột ngột, chuyển mùa, mưa ẩm, gió lạnh, nắng nóng; hoặc do cơ thể dị ứng với thức ăn như đồ biển, thịt bò, nhộng tằm, hạt điều, đồ hộp.

Đặc trưng của loại dị ứng này là không có thuốc kháng sinh cho trẻ hay bất kỳ thuốc đặc trị nào khác,  chỉ chỉ điều trị khỏi từng đợt, chứ không thể chữa khỏi vĩnh viễn.

Mặt, khuỷu tay và đầu gối là những vị trí thường xuất hiện nốt bạn đỏ, ngứa, có vẩy. Trong những gia đình có tiền sử bị dị ứng, trẻ có thể bị dị ứng khi còn nhỏ nhưng cũng có thể bệnh sẽ xuất hiện ở giai đoạn muôn hơn.

Triệu chứng có lúc rỉ nước, có lúc rất khô. Bác sĩ chẩn đoán viêm da dị ứng dựa vào 3 yếu tố: Ngứa, rát khô sần của chàm và cơ địa dị ứng

Khi bị nhiễm tụ cầu thứ phát có thể gây ra bùng phát bệnh ở trẻ nhỏ. Bệnh nhân thường có da rất khô và “quầng thâm dị ứng” chéo qua mi mắt dưới. Trẻ viêm da dị ứng có thể nhạy cảm với nhiễm trùng da khác.

Để điều trị bệnh trước nhất phải tìm cách ngăn trẻ gãi ngứa khắp cơ thể. Đắp miếng gạc lạnh và bôi da khô bằng kem hoặc dầu, đặc biệt trong mùa khô.

Loại bỏ tất cả các kích thích làm tăng tình trạng bệnh. Nếu thức ăn được xác định là thủ phạm chính, phải kiêng tuyệt đối trong chế độ ăn. Thuốc corticosteroid dạng kem bôi có hiệu quả nhất trong điều trị viêm dạ dị ứng dạng này.

Viêm da dị ứng có lây không?

Viêm da dị ứng nói chung là bệnh không lây từ người này qua người khác qua tiếp xúc thông thường. Do vậy nếu trẻ bị mắc bệnh viêm da dị ứng không có liên quan huyết thống th không cần lo lắng việc sẽ lây. Bé vẫn đi học và sinh hoạt chung bình thường.

Viêm da dị ứng là bệnh liên quan nhiều đến yếu tố di truyền và những người có tiền sử bị bệnh viêm mũi dị ứng hay hen xuyễn. Đồng thời những người có cơ địa yếu hay hệ miễn dịch kém cũng rất dễ trở thành đối tượng bị bệnh viêm da cơ địa tấn công.

Cách chữa dị ứng ở trẻ em

cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ em

Viêm da dị ứng ở trẻ em thông thường sẽ được chữa bằng những cách dưới đây:

1. Dưỡng ẩm đều đặn

Da khô là nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ em. Vì thế, mẹ nên dưỡng ẩm đều đặn cho bé trước khi đi ngủ và trước khi đến trường. Thuốc dưỡng ẩm cho bé nên được chỉ định bởi bác sĩ nhi.

2. Tắm nước ấm

Tắm cho trẻ với nước ấm vừa trong 10-15 phút sẽ giúp giảm triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ em. Sau khi tắm xong, mẹ lau khô nhẹ nhàng rồi bôi kem dưỡng ẩm cho bé.

3. Dùng kem chống ngứa và thuốc chống dị ứng

Thuốc trị viêm da dị ứng ở trẻ em nên cần có chỉ định của bác sĩ với 2 loại là kem chống ngứa và thuốc chống dị ứng.

Mẹ có thể bôi kem chống ngứa cho con ngay sau khi bôi kem dưỡng ẩm với tần suất 2 lần 1 ngày. Khi tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ em thuyên giảm thì mẹ giảm dần số lần bôi.

Riêng với thuốc chống dị ứng cho trẻ, mẹ nên áp dụng liều lượng cho bé theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

4. Hạn chế trẻ gãi ngứa

Viêm da dị ứng ở trẻ em sẽ trầm trọng hơn nếu bé gãi ngứa làm trầy xước da. Vì thế, mẹ nên cắt ngắn móng tay cho bé, đeo bao tay cho trẻ và băng lại vùng da bị viêm.

5. Viêm da dị ứng kiêng ăn gì?

Mẹ nên tránh cho trẻ ăn những thức ăn có thể gây dị ứng cho cơ thể như tôm, cua, ghẹ,… Kể cả những thức ăn lành tính nhất nhưng một khi cơ thể của bạn dị ứng với những thực phẩm đó thì tốt nhất bạn nên tránh xa.

  • Thịt gà: Tuy lành tính nhưng có tính nóng và hàm lượng đạm cao nên đễ gây nên hiện tượng dị ứng, mẩn ngứa, mẩn đỏ.
  • Thịt bò: Hàm lượng protein có trong thịt bò sẽ làm cho người bị viêm da dị ứng hối hận vì đã quá buông lỏng bản thân đấy

Ngoài ra, cũng không nên cho bé ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc chế biến sẵn, vì chúng có chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu.

[inline_article id=112852]

Viêm da dị ứng ở trẻ muốn xác định chính xác thể dạng cần có chuẩn đoán của bác sĩ. Điều trị bằng thuốc cũng cần có sự hướng dẫn cụ thể. Nếu là viêm da dị ứng do thời tiết thì mẹ và bé xác định là “sống chung với lũ” vì không có thuốc đặc trị.