Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em là vấn đề quan trọng mà cha mẹ cần chú ý nhằm sớm phát hiện và giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em là vấn đề đáng quan tâm. Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm, nó có thể bị ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau, trong đó có trẻ em. Ung thư vốn có nhiều loại với các đặc trưng khác nhau, nhưng với ung thư máu nó không có bất cứ khối u nào trong cơ thể.

Cha mẹ chưa hiểu về bệnh ung thư máu là gì? ung thư máu ở trẻ em có chữa được không? phác đồ điều trị ung thư máu? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các thông tin ở bài viết hôm nay.

1. Bệnh ung thư máu ở trẻ em là gì?

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em, bố mẹ cần biết rõ về căn bệnh này. Bệnh ung thư máu là tình trạng các tết bào bạch cầu ở tủy xương tăng lên bất thường, sau đó di chuyển vào máu làm cản trở chức năng các tế bào bình thường.

Điều này sẽ khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc phải nhiều tình trạng sức khỏe khác. Có 3 loại ung thư máu cơ bản là bệnh bạch cầu (phổ biến nhất ở trẻ em), ung thư hạch bạch huyết và đa u tủy xương.

dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em
Bệnh ung thư máu ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe

Ở trẻ em, ung thư máu hầu hết thuộc trường hợp cấp tính, tức là nó phát triển rất nhanh. Các loại ung thư máu ở trẻ em bao gồm:

  • Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính.
  • Dòng tủy cấp tính, bệnh bạch cầu hỗn hợp (hiếm gặp).
  • Bạch cầu tủy bào mạn tính, lympho bào mạn tính, tủy bào thiếu máu.

Các giai đoạn của bệnh ung thư máu ở trẻ em bao gồm: ung thư máu giai đoạn đầu (giai đoạn 1); giai đoạn 2, giai đoạn 3 và giai đoạn cuối.

2. Các dạng ung thư máu ở trẻ em

Hầu hết các trường hợp ung thư máu ở trẻ em là cấp tính, nghĩa là bệnh phát triển rất nhanh.

Các loại ung thư máu ở trẻ em gồm:

  • Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính. Cứ 4 trường hợp trẻ bị bệnh bạch cầu, có 3 trường hợp là bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính.
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính.
  • Bệnh bạch cầu hỗn hợp. Đây là một dạng bệnh bạch cầu hiếm với các đặc trưng của hai bệnh bạch cầu trên.
  • Bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính.
  • Bệnh bạch cầu lympho bào mạn tính
  • Bệnh bạch cầu tủy bào thiếu máu (Juvenile myelomonocytic leukemia – JMML)

3. Các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em

Có khá nhiều dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em, cha mẹ có thể tìm hiểu một số dấu hiệu nổi bật nhất mà MarryBaby đã tìm hiểu và tổng hợp.

3.1 Thiếu máu

Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em đầu tiên chính là thiếu máu, xảy ra khi cơ thể bị thiếu hồng cầu. Do không đủ tế bào mang khí oxy đi khắp cơ thể dẫn tới một số dấu hiệu như mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, yếu đuối, đau đầu,…

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách bổ sung

3.2 Bị nhiễm trùng thường xuyên

Ngay ở ung thư máu giai đoạn đầu, số lượng bạch cầu trong máu đã bắt đầu dần tăng cao. Dù bạch cầu cao nhưng hầu hết chúng đã bị các tế bào bất thường thay thế tế bào khỏe mạnh dẫn tới việc bạch cầu không thể bảo vệ cơ thể và chống lại nhiễm trùng.

Chính vì vậy mà biểu hiện ung thư máu ở trẻ em sẽ là thường xuyên bị nhiễm trùng và nhiều tình trạng sức khỏe không tốt khác.

3.3 Bầm tím và chảy máu

Nếu mẹ xuất hiện thấy trên người trẻ dễ xuất hiện những vết bầm tím, chảy máu mũi nghiêm trọng hoặc là chảy máu nướu, đây cũng có thể là dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em do lượng tiểu cầu không đủ để đông máu.

3.4 Đau xương khớp

Đối với trẻ mắc bệnh bạch cầu, các tế bào bất thường sẽ tập trung trong khớp, gần bề mặt xương gây đau nhức.

dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu ở trẻ em bố mẹ cần quan tâm

3.5 Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em: Sưng

Dấu hiệu sưng do bệnh ung thư máu có thể xuất hiện ở bụng, các hạch bạch huyết ở hai bên cổ, trên xương đòn, dưới nách, sưng mặt… Với trường hợp trẻ bị sưng nhưng không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào thì có thể do nhiễm trùng.

3.6 Trẻ sụt cân, ăn không ngon

Khi các tế bào bạch cầu bất thường ảnh hưởng và gây sưng ở lá lách, thận, gan, chúng sẽ tạo áp lực lên dạ dày. Do đó, trẻ em sẽ có cảm giác khó chịu, ăn không ngon, trẻ bị đau dạ dày, sụt cân nghiêm trọng. Đây là những triệu chứng ung thư máu ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý.

3.7 Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em: Nhức đầu, nôn mửa và co giật

Nếu ung thư máu ảnh hưởng đến não hoặc tủy sống, biểu hiện ung thư máu ở trẻ em sẽ là gặp phải vấn đề đau đầu, nôn, co giật, khó tập trung, mờ mắt, mất thăng bằng,…

Ngoài những biểu hiện, dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em nói trên, bệnh cung có thể gây phát ban da,  cơ thể vô cùng mệt mỏi, luôn có cảm giác không khỏe, ho và khó thở…

Thường thì sẽ rất khó để nhận biết dấu hiệu ung thư máu đầu tiên, mỗi trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau và còn tùy theo bệnh cấp tính hay mãn tính.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có đáng lo không?

3.8 Ho và khó thở

Bệnh bạch cầu có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể trong và xung quanh ngực, chẳng hạn như một số hạch bạch huyết hoặc tuyến ức nằm giữa phổi.

Nếu các khu vực này sưng lên, chúng có thể gây áp lực lên khí quản và khiến trẻ khó thở. Tình trạng khó thở cũng có thể xảy ra nếu các tế bào bạch cầu tích tụ trong các mạch máu nhỏ của phổi. Nếu trẻ khó thở, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.

3.9 Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em: Phát ban da

Khi các tế bào bạch cầu lan sang da có thể gây ra những đốm nhỏ, sẫm màu, giống như phát ban.

Các vết bầm tím và chảy máu đặc trưng cho bệnh bạch cầu cũng có thể khiến da xuất hiện những đốm nhỏ như phát ban.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi?

3.10 Cực kỳ mệt mỏi

Trong các trường hợp hiếm, dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em có thể khiến các cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ nghiêm trọng, thậm chí không thể phát âm rõ ràng. Điều này xảy ra khi các tế bào bạch cầu tập trung trong máu, làm tăng thể tích máu. Do đó, máu sẽ lưu thông chậm qua các mạch nhỏ trong não.

Thông thường, trẻ không thể miêu tả chi tiết các triệu chứng ung thư máu ở trẻ em. Tuy nhiên, mẹ sẽ nhận thấy trẻ trông có vẻ mệt mỏi, không khỏe. Để xác định chính xác nguyên nhân, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Sẽ rất khó để nhận thấy các dấu hiệu ung thư máu đầu tiên ở trẻ em. Mỗi trẻ sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau. Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu còn phụ thuộc vào loại bệnh là cấp tính hay mạn tính. Các triệu chứng ung thư máu cấp tính thường xuất hiện nhanh và có thể nhận thấy. Ngược lại, các dấu hiệu bệnh mạn tính lại nhẹ hơn và phát triển dần theo thời gian.

Nếu cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em được liệt kê như trên, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, các triệu chứng trên cũng có thể liên quan đến những bệnh khác. Do đó, bác sĩ sẽ cho trẻ làm một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán.

4. Ung thư máu có chữa được không?

Từ trước đến nay, việc chẩn đoán ung thư máu giống như đang cầm “án tử” trên tay. Nhiều người đặc biệt thắc mắc, thậm chí là tranh cãi về việc ung thư máu có chữa được không, đặc biệt là ung thư máu ở trẻ em có chữa được không?

Trên thực tế, điều trị ung thư máu ở trẻ em khá khó khăn, tốn kém tuy nhiên  hầu hết các trường hợp được điều trị thành công. Việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ mang lại hiệu quả điều trị càng tốt hơn.

5. Phác đồ điều trị dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh ung thư máu, cha mẹ cần kịp thời đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe, bệnh sử và thực hiện xét nghiệm máu, sinh thiết và chọc dò tủy xương, chọc ống sống thắt lưng.

Sau khi xác nhận, cha mẹ cần thảo luận với bác sĩ để đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho con. Trước khi bắt đầu điều trị, bác sĩ có thể cho bé điều trị các biến chứng bệnh như những thay đổi trong tế bào máu dẫn tới nhiễm trùng, chảy máu nghiêm trọng, thiếu oxy tới các mô cơ thể…

Đối với phương pháp điều trị ung thư sẽ còn phụ thuộc vào từng bệnh nhân, bao gồm loại bệnh, tuổi, sức khỏe hiện tại của người bệnh,…

dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em
Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý với từng bệnh nhân

Ở trẻ em, phương pháp điều trị chính là hóa trị, bao gồm uống thuốc hay được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dịch tủy sống. Quá trình có thể duy trì theo chu kỳ trong khoảng thời gian 2 hoặc 3 năm.

Đôi khi, bác sĩ cũng có thể chỉ định liệu pháp nhắm trúng đích cho hiệu quả đặc biệt với một số loại bệnh và thường có tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng có thể được áp dụng là xạ trị, cấy ghép tế bào gốc…

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị nhiệt lưỡi, nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất tại nhà

[inline_article id=263514]

Hi vọng những thông tin về dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em, các phương pháp điều trị phổ biến trong bài viết của MarryBaby đã giúp cha mẹ hiểu hơn về căn bệnh này. Từ đó chủ động chăm sóc sức khỏe cũng như theo dõi sức khỏe của con yêu mỗi ngày.

By Phạm Trung Hiếu

Biên tập viên Phạm Trung Hiếu đã có hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập thông tin sức khỏe nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents...
Hiện tại, anh đang phụ trách biên tập các tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.