Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Mồ hôi trộm là gì? 5 nguyên nhân khiến bé con dễ bị cảm lạnh mẹ không ngờ và cách khắc phục

Mồ hôi trộm là gì? Đổ mồ hôi trộm là gì? Làm sao để bảo vệ bé yêu khỏi tình trạng ướt lưng, bẹn vào ban đêm? Mẹ hãy cùng MarryBaby đi tìm giải pháp cho bé con ngay nhé. 

Mồ hôi trộm là gì

Đổ mồ hôi trộm ban đêm là tình trạng phổ biến ở các em bé sơ sinh. Mặc dù thời tiết không quá nóng hay kể cả bé cũng không hoạt động nhiều thì cơ thể vẫn có mồ hôi tiết ra. Tuy đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ nhưng việc đổ mồ hôi trộm thường xuyên dễ khiến bé bị cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp. 

Mồ hôi trộm là gì? Đổ mồ hôi trộm là gì? Làm sao để bảo vệ bé yêu khỏi tình trạng ướt lưng, bẹn vào ban đêm? Mẹ hãy cùng MarryBaby đi tìm giải pháp cho bé con ngay nhé. 

Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm là cách gọi dân dã, chỉ mồ hôi tiết ra từ cơ thể bé sơ sinh trong lúc ngủ, nhất là vào ban đêm. Loại mồ hôi này thường toát ra ở các vị trí đầu, trán, nách, háng, bàn tay, bàn chân, nhất là vùng lưng mà không phải do thời tiết nóng bức hay do trẻ quẫy đạp quá nhiều. 

Vậy nguyên nhân nào khiến bé con đổ mồ hôi trộm dẫn đến bị cảm lạnh? Mẹ có thể tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

Bé bị cảm lạnh vì ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân mẹ ít ngờ tới

Mồ hôi trộm là gì

Nhiều mẹ nghĩ rằng mồ hôi trộm không gây hại cho bé nên rất chủ quan. Tuy nhiên, mồ hôi trộm có thể khiến bé yêu cảm lạnh, viêm đường hô hấp rất nguy hiểm. Mẹ có biết vì sao đổ mồ hôi trộm lại dễ khiến bé con dễ cảm lạnh không? Lý do là như thế này mẹ ạ.

1. Mồ hôi trộm làm lỗ chân lông nở ra, tạo điều kiện cho virus cảm lạnh thâm nhập

Thủ phạm gây cảm lạnh chính là virus rhino. Virus này có mặt trong không khí và bụi bẩn, sẵn sàng thâm nhập vào cơ thể bé con khi có cơ hội. Khi bé ra mồ hôi trộm, lỗ chân lông sẽ giãn ra và bề mặt da ẩm ướt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho virus rhino tấn công, gây ra chứng cảm lạnh khiến bé yêu bị ốm.

2. Mồ hôi trộm thấm ngược vào cơ thể, làm bé bị nhiễm lạnh

Khi trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm, nếu mẹ không lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào da làm giảm nhiệt cơ thể khiến bé dễ bị nhiễm lạnh. 

3. Ra nhiều mồ hôi trộm gây mất nước và muối khoáng dẫn đến cơ thể suy yếu khiến bé dễ nhiễm cảm lạnh

Mồ hôi trộm ra nhiều khiến bé bị mất nước và muối khoáng. Điều này làm suy yếu sức đề kháng, khiến khả năng miễn dịch của bé kém hơn, từ đó dễ bị virus gây cảm lạnh tấn công hơn. 

4. Mồ hôi trộm khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc dẫn đến lười ăn, khó tăng cân

Mồ hôi trộm gây ướt át, bết dính khiến bé cưng ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc. Nếu tình trạng này kéo dài, bé con sẽ mệt mỏi, lười bú dẫn đến việc quấy khóc, khó tăng cân. Tất cả những điều này đều làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó khiến bé con dễ bị cảm lạnh.

5. Mồ hôi trộm làm ẩm chăn mền tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động

Mồ hôi trộm không chỉ khiến cơ thể bé luôn trong trạng thái ẩm ướt mà còn ảnh hưởng đến khu vực ngủ của bé. Từ chăn, ga, gối, nệm cho tới giường cũi đều dễ nhiễm nấm, mốc và vi khuẩn do mồ hôi ẩm ướt thấm vào. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh tấn công bé con đấy mẹ ạ.

Vì sao trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm mẹ ơi?

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý thì trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm thường do các nguyên nhân sau:

  • Sự trao đổi chất ở trẻ sơ sinh diễn ra mạnh mẽ hơn so với người lớn nên con thường bị đổ mồ hôi trộm. Đây là dấu hiệu cơ thể bé đang tỏa nhiệt trong quá trình trao đổi chất. 
  • Một nguyên nhân phổ biến khiến cho bé con ra mồ hôi trộm là do thói quen quấn tã, ấp ủ con không đúng cách. Nhiều gia đình có quan niệm trẻ sơ sinh cần được ủ ấm và ở nơi kín gió. Việc ngủ trong phòng quá nóng hoặc mẹ ủ bé quá kỹ sẽ làm bé tăng thân nhiệt và đổ mồ hôi trộm. Nếu mẹ không phát hiện và lau mồ hôi kịp thời thì bé rất dễ nhiễm lạnh. 

Mách mẹ những phương pháp cải thiện được tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh

Mồ hôi trộm là gì

1. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, nhất là vitamin D và canxi

Khi thiếu hai dưỡng chất này, trẻ cũng sẽ dễ bị đổ mồ hôi trộm. Chính vì thế, mẹ nhớ bổ sung vào chế độ ăn của mình nhé. Khi mẹ cho con bú, vitamin D và canxi sẽ theo sữa của mẹ vào cơ thể bé, giúp con yêu khắc phục được tình trạng đổ mồ hôi trộm.

2. Chọn quần áo hoặc đồ dùng có chất liệu mềm mại, thoáng mát và không ủ bé quá ấm

 Lý do bé đổ mồ hôi trộm cũng là do tâm lý thích ủ ấm con của nhiều mẹ. Các mẹ cứ lo con bị lạnh nên lúc nào cũng mặc nhiều lớp áo quần, đeo mũ trùm đầu, đeo găng tay, găng chân mà không biết điều này vô tình khiến con bị nóng. Do đó, hãy chọn trang phục bằng vải cotton, thoáng mát cho con, tránh ủ ấm bé, nhé mẹ. 

3. Chọn tã có chức năng thấm hút mồ hôi tốt 

Tã dán sơ sinh Bobby là một trong những lựa chọn mẹ nên cân nhắc vì khả năng thấm hút vượt trội. 

Tã dán sơ sinh Bobby êm mềm khô thoáng mới được trang bị tính năng đệm thun thấm hút mồ hôi, giúp bé cưng thoát khỏi tình trạng mồ hôi trộm về đêm hiệu quả. Điều này là do phần đệm thun được thiết kế kéo dài ôm lấy vùng lưng của bé để thấm hút mồ hôi nhưng vẫn mang đến cảm giác khô thoáng, không khiến bé khó chịu.  

Ngoài thiết kế đệm thun, sản phẩm này còn có đến 4.000 lỗ thấm siêu tốc, mang đến khả năng thấm hút vượt trội, giúp mẹ không còn phải lo lắng về tình trạng tràn bỉm khiến bé yêu và mẹ thức giấc giữa đêm.

Đặc biệt, tã dán sơ sinh Bobby còn được trang bị bề mặt cotton-soft vô cùng mềm mại, kết hợp với vitamin E giàu tính nuôi dưỡng và bảo vệ, từ đó giúp cho làn da của bé thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy, hăm tã.  

[inline_article id=162773]

Mồ hôi trộm là gì mà mẹ cần phải đề phòng? Mẹ hãy ghi nhớ bí kíp đánh bay mồ hôi trộm MarryBaby đã chia sẻ để giúp con yêu luôn khô thoáng, không bị cảm lạnh vì mồ hôi nữa nhé.

Phương Phạm