Các mẹ chẳng may bị tắc tia sữa sau sinh sẽ nghe được những lời khuyên về cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng hiệu quả từ người thân. Đây là mẹo dân gian được truyền miệng qua nhiều thế hệ và cũng đã được nhiều mẹ áp dụng thành công.
Đinh lăng từ lâu đã được biết đến như là một vị thuốc nam thần kì, một loại gia vị đặc biệt. Mọi bộ phận của cây từ lá, thân, rễ đều có công dụng riêng. Với phụ nữ sau khi sinh, thường xuyên uống nước sắc từ lá đinh lăng để nhanh chóng lấy lại sức, cơ thể nhẹ nhõm, khỏe mạnh và nhiều sữa. Trường hợp bị tắc tia sữa, lá đinh lăng lại là người bạn đồng hành an toàn và hiệu quả nhất.
Dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa
Mẹ có thể cảm thấy các triệu chứng rõ ràng như: Bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ…Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa.
Ngay khi phát hiện bầu vú căng to hơn bình thường, mẹ nên để ý quan sát xem bề mặt vú có bị ửng đỏ, có đau khi chạm vào hay không. Nếu tình trạng này đi kèm sốt nhẹ, mẹ phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa vón kết, khơi thông dòng sữa khác.
5 phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
1. Uống nước lá đinh lăng: Sử dụng150-200 gram lá đinh lăng tươi rửa sạch, cho vào nồi nấu với khoảng 200ml nước, đậy nắp lại, sau khi sôi thì mở nắp và đảo qua. Lặp lại khoảng 2-3 lần. Sau 7 phút tắt bếp. Chờ nguội, chắt lấy nước đầu tiên để uống. Tiếp đến cho đổ thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại, lược nước thứ hai để uống.
Uống liên tục khoảng 2-3 ngày mẹ sẽ thấy hiệu quả. Nước lá đinh lăng cần được uống xen kẽ với nước lọc nhưng không thay thế.
2. Canh lá đinh lăng: Mẹ có thể nấu canh lá đinh lăng với thịt heo xay hay với sườn non để đổi vị.
Cách chế biến: Dùng 100gr lá cây đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo. Bắc nồi lên bếp, cho thịt xay vào xào chín thơm với ít hành tím. Sau đó cho nước vào đun vừa sôi thì cho lá đinh lăng vào đảo đều, đợi sôi lại thì tắt bếp. Nêm gia vị vừa ăn, dọn ra tô dùng nóng với cơm trắng rất ngon. Món canh này giúp mẹ bồi bổ cơ thể khiến sữa về dồi dào và thải trừ độc tố ra ngoài.
3. Ăn cháo giò heo nấu lá đinh lăng: Chân giò hầm đu đủ hoặc hầm với lá đinh lăng đều là những món ăn lợi sữa.
Cách chế biến: Chỉ cần sử dụng khoảng 150gr lá đinh lăng, 1 cái giò heo và khoảng 100gr gạo tẻ cùng ít gia vị cần thiết là sẽ có ngay nồi cháo nóng hổi bổ dưỡng. Làm sạch giò heo, chắc khúc vừa ăn. Lá đinh lăng thì cho vào ấm nấu khoảng 15 phút, lượt lấy nước cốt. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào nồi nấu thành cháo cùng nước lá đinh lăng và giò heo. Nếu sử dụng lá đinh lăng phơi khô thì bạn chỉ cần 30gr là được.
4. Lá đinh lăng luộc: Món ăn này dùng như rau trong bữa cơm của bà đẻ trong tháng ở cữ . Dùng 200gr lá đi lăng tươi luộc chín, sau đó chấm kèm với ít nước mắm mặn. Ăn nóng kèm cơm trắng rất ngon và còn có tác dụng chữa tắc tia sữa hiệu quả.
5.Thuốc đắp: Dùng 100gr lá đinh lăng và 50gr lá diếp cá, rửa sạch, cho vào cối giã nát. Sau đó đắp lên ngực mẹ sẽ thấy dịu, bớt căng nhức.
[inline_article id=108262]
Một số mẹo dân gian chữa tắc tia sữa khác
Ngoài cách sử dụng lá đinh lăng, mẹ có thể thử một số cách sau:
Nước xơ mướp khô: Uống nước xơ mướp khô, cùng gai bồ kết và củ hành tươi hoặc khô, mỗi ngày một lần trong 2-3 ngày, tình trạng tắc tia sữa được cải thiện thấy rõ. Sau khi uống, dùng lược thưa chải từ bầu ngực theo chiều từ trên xuống nhiều lần, sau đó nhờ anh xã mút mạnh đầu vú, sữa sẽ lưu thông bình thường.
Hành tím: Cắt nhỏ hành tìm dày khoảng 1,5mm. Đặt lên hai bầu ngực, phủ khăn mềm, giữ nguyên khoảng 10-15 phút. Sau khi đắp, kết hợp massage ngực, khoảng 4 ngày tia sữa sẽ được thông.
Xôi nếp: Bọc xôi nóng và khăn mềm, chườm hai bên bầu ngực cho đến khi xôi nguội hẳn. Cách này giúp sữa về đều cả hai bên.
Cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng và một số mẹo dân gian khác trên đây hi vọng giúp mẹ chữa trị hiệu quả tình trạng bị tắc tia sữa.