Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân cảnh báo bệnh gì?

Trẻ nhỏ rất hay có hiện tượng nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân. Điều này khiến cho không ít các bà mẹ lo lắng, sợ con bị ốm.

Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng không sốt, ăn ngủ và tăng cân bình thường thì mẹ cũng không cần phải lo lắng nhiều.

Có thể sau khi sinh bé được mẹ ủ ấm quá kỹ, nên nhiệt độ lòng bàn tay, chân cao hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt kèm biểu hiện nóng bàn tay và bàn chân; chán ăn; mệt mỏi thì mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân là gì.

1. Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân do đâu?

1.1 Do mẹ mặc quần áo cho bé quá kín

Da lòng bàn tay và lòng bàn chân rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ đang cảm thấy nóng do mẹ quấn quá nhiều lớp quần áo. Vì thế, nhiệt độ lòng bàn tay và lòng bàn chân có phần cao hơn so với các bộ phận khác.

Ngoài ra, sự điều chỉnh thân nhiệt của bé chưa hoàn thiện. Cũng như cơ địa của từng trẻ là hàn hay nhiệt cũng có thể khiến bé bị nóng lòng bàn tay và bàn chân. Mẹ không cần quá lo lắng nhé.

1.2 Bé mọc răng hoặc thời tiết thay đổi

Khi trẻ có những biểu hiện sốt; chán ăn; cơ thể mệt mỏi. Lúc này có thể con đã bị sốt. Khi bị sốt, bé không chỉ có lòng bàn tay và lòng bàn chân bị nóng lên; mà còn rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể đều tăng nhiệt độ.

Với trẻ nhỏ, sốt có thể xuất hiện khi bé bắt đầu mọc răng; thời tiết thay đổi,... Nhưng điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động thường ngày của trẻ.

>> Xem thêm: Cách phân biệt trẻ bị sốt mọc răng và sốt bệnh

1.3 Các dấu hiệu của bệnh lý

Ở một số trường hợp khác; bé bị nóng lòng bàn tay và bàn chân là những biểu hiện ban đầu của các bệnh lý nguy hiểm khiến bé bị sốt. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ cao, có thể dẫn tới tình trạng co giật.

Nếu như xét tất cả các yếu tố gây bệnh sốt cho trẻ; đa số những bé bị sốt cao đều do các loại virus tấn công hay vi khuẩn gây bệnh cho con người. Các loại vi khuẩn hay virus ấy có thể kể đến như: bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm, thủy đậu,…

2. Nếu bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân do sốt

2.1 Nguyên nhân gây sốt

Sốt không phải là bệnh. Nó là triệu chứng của nhiều bệnh. Trẻ em dưới 3 tuổi thường xuyên bị sốt do hai nguyên nhân chính:

  • Nguyên nhân thông thường: Mọc răng, thay đổi thời tiết, viêm mũi họng… Sốt kéo dài 2-3 ngày, nhưng trẻ vẫn tỉnh táo, ăn uống và hoạt động bình thường.
  • Dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm: Viêm phổi, viêm não, sốt rét, sốt xuất huyết… Những lúc này, trẻ thường sốt cao, mệt mỏi, co giật, khó thở… Khi trẻ có những biểu hiện này, cha mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay để kịp thời điều trị.

2.2 Cách nhận biết bé bị sốt

Khi thấy mặt, má của trẻ đỏ bừng hoặc hơi tái; mắt mất vẻ tinh lanh; trẻ hay quấy khóc; hoặc ngủ nhiều. Lúc đó mẹ hãy sờ vào trán, lòng bàn tay hoặc bàn chân trẻ sẽ thấy nóng. Hoặc mẹ cũng có thể áp má lên trán của trẻ sẽ cảm thấy nóng hơn bình thường. Khi ấy, trẻ đã bị sốt.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt và hướng dẫn chăm sóc con

bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân
Tay chân của trẻ bị nóng là bệnh gì?

3. Đánh giá mức độ sốt của trẻ có lòng bàn tay, bàn chân nóng

3.1 Các mức độ sốt

Khi trẻ bị sốt lòng bàn tay và chân sẽ nóng, mẹ cần đánh giá nhiệt độ sốt của bé:

  • Sốt nhẹ: Nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C.
  • Sốt vừa: Nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C.
  • Sốt cao: Nhiệt độ từ 39 – 40 độ C.
  • Sốt rất cao: Nhiệt độ trên 40 độ C.

LƯU Ý: Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức; nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3.2 Cách đo thân nhiệt

Khi đo nhiệt độ cho trẻ, mẹ không nên cho bé mặc quần áo quá dày, cũng như không vận động nhiều vận động nhiều. Đồng thời điều chỉnh nhiệt độ phòng về mức phù hợp với bé. Nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh dưới 3 tháng phản ánh đúng nhất khi được đo ở mông.

  • Khi lấy thân nhiệt ở nách mẹ nên đặt nhiệt kế trong khoảng 2 phút, lấy kết quả cộng thêm 0,5 độ. Ví dụ: nhiệt độ ở nách là 36,5 độ C thì nhiệt độ của bé là 37 độ C.
  • Nếu lấy nhiệt độ ở hậu môn mẹ nhẹ nhàng đặt nhiệt kế ở hậu môn trong 1 phút, nhiệt độ ở hậu môn chính là thân nhiệt của bé.
  • Lấy thân nhiệt ở tai mẹ cần cộng thêm 0,3 độ nếu đo ở vị trí này. Trẻ sơ sinh có ống tai hẹp nên việc đo nhiệt độ ở tai có thể sẽ làm bé cảm thấy khó chịu. Đo nhiệt độ tại miệng chỉ dành cho các bé từ 4-5 tuổi.

>> Mẹ xem thêm: Cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Đánh giá các mức độ sốt của trẻ
Đánh giá các mức độ sốt khi bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân bằng cách đo thân nhiệt cho con.

4. Chăm sóc bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân do sốt

Khi trẻ bị sốt nhẹ, chưa cần dùng thuốc hạ sốt. Mẹ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ. Mẹ cũng nên tháo bao tay, chân của bé, tránh việc làm nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân của bé bị nóng.

Cách chăm sóc trẻ khi phát hiện trẻ bị sốt:

  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé liên tục.
  • Mẹ cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều hơn.
  • Mẹ cho con mặc quần áo mỏng nhẹ và thoáng mát hơn.
  • Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C mẹ phải cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt.
  • Trường hợp trẻ sốt kéo dài, mẹ nên ưu tiên đưa trẻ đi khám; hoặc vào bệnh viện chuyên khoa Nhi.

>> Mẹ có thể xem thêm: Làm gì khi trẻ bị sốt? Khi nào thì cho bé đi khám?

5. Cách phòng ngừa tái phát bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân

Để phòng ngừa việc trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng, mẹ áp dụng những nguyên tắc sau:

  • Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Tiêm phòng cho bé đầy đủ theo quy định.
  • Trước khi cho bé bú thì mẹ phải vệ sinh thật kỹ.
  • Thường xuyên rửa sạch tay bằng nước với xà phòng cho trẻ.
  • Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp, bé bú sữa mẹ thì mẹ phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho con nguồn sữa tốt nhất.

>> Cùng chủ đề: Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có đáng lo không?

Cách phòng ngừa tình trạng nóng sốt của trẻ
Cách phòng ngừa tình trạng nóng sốt của trẻ

6. Trẻ không sốt nhưng vẫn nóng lòng bàn tay và chân là bệnh gì?

Trẻ không sốt nhưng vẫn nóng lòng bàn tay và chân là do sự cân bằng thân nhiệt của bé chưa hoàn thiện. Trẻ em bị nóng bàn tay, bàn chân cũng có thể do đặc điểm thân nhiệt của từng người là hàn hay nhiệt.

Tóm lại, trẻ bị nóng đầu tay chân nóng, hoặc trẻ bị sốt tay chân ấm; hoặc thậm chí là trẻ không sốt nhưng tay chân vẫn nóng. Hiện tượng này là bình thường và mẹ cũng không phải quá lo lắng.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt chân tay lạnh có nguy hiểm đến tính mạng không?

[inline_article id=285069]

Nội dung trên là những gì mẹ cần biết tình trạng bé bị nóng lòng bàn tay và nóng lòng bàn chân. Điều cuối cùng mẹ nên nhớ đó chính là hãy liên tục quan sát con. Để tránh trường hợp bệnh của con có chuyển biến đột ngột.