Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đây là điều hiển nhiên. Nhưng thật không may mắn nến sau khi sinh sữa mẹ chưa về kịp hoặc mẹ bị tắc tia sữa, bé sẽ phải tập làm quen với núm vú cao su sớm hơn. Tìm hiểu cách cho bé bình sớm là điều cần thiết.
Việc cho trẻ sơ sinh bú trực tiếp từ núm vú của mẹ luôn được khuyến khích hơn bất kỳ nguồn sữa nhân tạo nào. Ngoài ra, cũng có nhiều cách để lựa chọn thay thế bú bình như cho ăn bằng thì để bé thêm sự khám phá. Với những bé cần được làm quen với núm vú cao su, bài viết dưới dây có thể giúp bé có những trải nghiệm thú vị nhưng vẫn đảm bảo chắc chắn bé có thể bú sữa mẹ song song.
Cách cho con bú đúng cách
Điều đầu tiên cần lưu ý trước khi cho bé bú bình chính là nhận biết khi nào bé sơ sinh đói thay vì cứ dựa theo lịch trình có sẵn.
Đặt đầu của em bé vào trong vòng tay của bạn và cánh tay kia của mẹ vòng quanh người bé. Nhấc cánh tay đỡ đầu bé lên một chút để trẻ ở tư thế bán thẳng đứng. Tư thế bú này đặc biệt quan trọng để tránh cho bé uống sữa khi nằm, rất dễ ảnh hưởng đến răng và nhiễm trùng tai.
Chuyển đổi từ tư thế bế tay này sang tay kia khi bé đang bú có thể kích thích sự phát triển thị giác ở trẻ và tạo cảm giác tương tự như việc mẹ đổi bầu sữa hai bên khi bé bú vậy. Thời gian thay đổi này có thể là từ 10-20 phút tùy vào khả năng bú bình nhanh hay chậm của trẻ.
Các chuyên gia cũng khuyên cáo cho bé bú trong một thời gian nhất định thay vì cố gắng cho trẻ ăn nhiều nhất có thể. Yếu tố thời gian này rất quan trọng vì cơ thể trẻ cần nhận ra cảm giác no trước khi dạ dày được lấp quá đầy, có thể bị trào ngược dạ dày thực quản.
Lưu ý mẹ cần nhẹ nhàng để bé làm quen là ngậm núm vú tự nhiên thay vì đưa trực diện nhanh, điều này khuyến khích bé kiểm soát lượng sữa. Đưa vào miệng bé núm vú theo cách từ trên xuống, bé sẽ phản ứng bằng cách mở miệng rộng và chấp nhận dễ dàng thay vù “chọc thẳng” vào.
Cho bé bú bình nên phù hợp với nhịp điệu bú sữa mẹ. Các chuyên gia khuyến kích cần tạm dừng thường xuyên trong khi bé bú để mô phỏng việc mẹ tiết chế sữa ở núm vú khi cho con bú.
Khi trẻ nhả núm vú cao su có nghĩa là bé đã no. Mẹ không cần khuyến khích trẻ hoàn thành nốt những phần sữa cuối cùng ở trong bình. Nếu em bé đang ngủ gật và nhả núm vú trước khi bình rỗng, có nghĩa là em bé đã xong; không đánh thức đứa bé để kết thúc.
Thời điểm tập cách cho bé bú bình
Để tránh việc phải vật lộn cho con làm quen với việc bú bình khi chuẩn bị đi làm, mẹ cần biết đâu là thời điểm thích hợp tập cho bé bú bình. Câu trả lời là khi bé khoảng 6 tuần. Lúc này đương nhiên mẹ có thể cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ mà không cần sữa công thức.
Bé hoàn toàn có thể làm quen với việc ti bình song song với bú mẹ. Dần dần bú bình có thể nằm trong thói quen của bé, và khi mẹ đi làm việc cho bé ăn bằng bình đã không còn là vấn đề khó khăn nữa. Nếu trẻ không chịu bú bình sớm, mẹ có thể kiên nhẫn đợi thêm cho đến đúng thời điểm.
Vị trí tốt nhất khi cho bé bú bình
Cho bé ngồi dậy: Cho bé ngồi trên đù của bạn để bé ở một vị trí thẳng đứng hơn. Hãy để đầu của bé tựa trên ngực của bạn hoặc trong vòng tay của bạn.
Đặt bé vào lòng bạn: Điều này cần thiết mẹ đang nằm hoặc ngồi. Đặt em bé lên trên đùi bạn, với đầu nằm trên tay và bàn chân đặt trên bụng. Đây là một vị trí cho bú tuyệt vời bởi vì bạn và em bé của bạn đang đối mặt với nhau, cho phép bạn trò chuyện bằng mắt với trẻ.
Nghiêng bình sữa: Khi cho trẻ ăn, hãy nghiêng bình để sữa hoàn toàn lấp đầy núm vú. Điều này làm giảm lượng không khí mà bé có khả năng xâm nhập vào, làm giảm nguy cơ bé no vì khí.
Sử dụng gối chuyên dụng: Một số em bé bú tốt khi nằm trong gối chuyên dụng. Nó giữ đầu bé hơi cao và thực sự hữu ích khi cánh tay mẹ mệt mỏi. Chỉ cần chắc chắn rằng mẹ đang giữ bình và quan sát bé ăn cho đến khi no.
[inline_article id=129742]
Cách tập cho bé bú bình cần phải học hỏi cẩn thận và tỉ mỉ hơn so với bú mẹ. Bởi có những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây tử vong nếu mẹ lơ là.