Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không?

Vậy trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ trên bụng mẹ thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? 

Việc trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ mang tới nhiều lợi ích. Bởi đây là một phương pháp giúp cho trẻ sơ sinh có thể phát triển tốt hơn về sức mạnh của lưng, cánh tay, chân, cổ và vai.

Song, có một nghiên cứu vào năm 2001 đã chứng minh rằng; việc nằm sấp ngủ cũng có nguy cơ dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Tuy nguyên nhân dẫn đến hội chứng SIDS vẫn chưa được xác định nhưng tư thế nằm sấp cũng là một yếu tố rủi ro khiến trẻ tử vong.

Vậy có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ không? Mặc dù trẻ sơ sinh nằm ngủ sấp trên người mẹ có nguy cơ đột tử cao; song khi trẻ nằm sấp lúc còn thức lại mang đến nhiều lợi ích. Do đó, bạn vẫn có thể áp dụng phương pháp này để trẻ phát triển toàn diện hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện điều này khi bạn còn thức và tỉnh táo để quan sát trẻ trong khi ngủ nằm sấp trên người bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: 12 cách phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Những lợi ích khi trẻ nằm sấp trên người mẹ

Sau khi đã biết trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu nhiều hơn về lợi ích khi trẻ sơ sinh nằm sấp trong phần dưới đây nhé.

1. Hỗ trợ phát triển kỹ năng vận động

Khi nằm sấp, trẻ sẽ sử dụng các cơ để ngẩng đầu lên, lăn và bò. Điều này giúp trẻ sơ sinh phát triển sức mạnh các cơ ở phần lưng, cổ và cánh tay. Bên cạnh đó, việc nằm sấp còn giúp cho trẻ biết lăn và bò sớm hơn.

2. Giảm nguy cơ bị bẹp đầu

Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhiều có nguy cơ cao bị bẹp đầu
Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhiều có nguy cơ cao bị bẹp đầu

Trẻ sơ sinh nên nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ mắc hội chứng SIDS. Tuy nhiên, trẻ nằm ngửa quá nhiều có thể bị bẹp đầu và kéo dài vĩnh viễn về sau. Do đó, nếu bạn để trẻ nằm sấp khi thức thì sẽ giảm nguy cơ bị bẹp đầu.

Bên cạnh đó, có một số trẻ bị bẹp đầu là do mắc hội chứng dính liền khớp sọ sớm. Nếu bạn nhận thấy phần đầu của trẻ có một vùng phẳng bất thường thì nên đưa con đi bệnh viện khám sức khỏe sớm nhé.

[recommendation title=””]

Nhiều mẹ có con bị bẹp đầu phía sau cũng chia sẻ về các cách điều trị. Mẹ có thể tham gia cộng đồng MarryBaby để lắng nghe những chia sẻ của các mẹ cũng như của chuyên gia cho vấn đề này nhé.

[/recommendation]

3. Thúc đẩy sự phát triển giác quan

Khi trẻ sơ sinh nằm sấp sẽ dễ quan sát mọi vật xung quanh hơn. Lúc này, cơ cánh tay và chân của trẻ cũng được hoạt động nhiều, từ đó giúp các giác quan của trẻ được phát triển tốt hơn. 

Bạn có thắc mắc các giác quan của trẻ sơ sinh phát triển như thế nào trong 1000 ngày đầu đời không? Hãy xem thêm tại đây để cùng tìm hiểu nhé.

4. Giúp mắt phát triển tốt hơn

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Nếu trẻ nằm sấp khi còn thức sẽ tốt hơn
Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Nếu trẻ nằm sấp khi còn thức sẽ tốt hơn

Khi trẻ sơ sinh nằm sấp sẽ dễ dàng quan sát các đồ vật có nhiều màu sắc ở trong phòng hơn. Việc trẻ đảo mắt nhìn mọi đồ vật ở xung quanh sẽ giúp cơ mắt phát triển tốt. 

5. Tốt cho tim mạch

Khi trẻ sơ sinh nằm sấp sẽ khiến cho cơ thể hoạt động nhiều. Điều này có thể giúp trẻ cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát chỉ số cân nặng tốt hơn.

6. Giúp gắn kết tình cảm mẹ con

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Mẹ quan sát bé ngủ có thể giúp gắn kết tình cảm hai mẹ con
Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Mẹ quan sát bé ngủ có thể giúp gắn kết tình cảm hai mẹ con

Khi trẻ sơ sinh nằm sấp trên người bạn sẽ giúp tăng tình cảm và kết nối giữa hai mẹ con với nhau. Có thể thời gian đầu, trẻ không có nhiều tương tác với bạn. Tuy nhiên, khi các giác quan phát triển thì trẻ sẽ có nhiều tương tác với bạn hơn. Từ đó, tình cảm hai mẹ con lại có nhiều gắn kết hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

Nên cho bé nằm sấp trên bụng mẹ bao lâu?

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Dĩ nhiên là không sao nếu bạn còn thức và biết áp dụng đúng thời gian cho trẻ nằm. Vậy bạn nên cho bé nằm sấp trên bụng mẹ bao lâu? Dưới đây là thời gian cho trẻ nằm sấp được chia theo từng mốc tháng tuổi.

  • 0 tháng tuổi: Bạn nên cho trẻ nằm sấp 1-5 phút/lần, thực hiện 2-3 lần/ngày
  • 1 tháng tuổi: Chỉ cho trẻ nằm sấp tối đa 10 phút/lần, thực hiện 2-3 lần/ngày
  • 2 tháng tuổi: Trẻ nằm sấp tối đa 20 phút/ngày và chia thành nhiều buổi.
  • 3 tháng tuổi: Cho trẻ nằm tối đa 30 phút/ngày, chia thành nhiều buổi
  • 4 tháng tuổi: Nên cho trẻ nằm tối đa 40 phút/ngày, chia thành nhiều buổi
  • 5-6 tháng tuổi: Chỉ nên cho trẻ nằm sấp tối đa 1 giờ/ lần khi bé cảm thấy thoải mái.

[recommendation title=””]

Bạn chỉ nên cho trẻ nằm sấp khi còn thức và vẫn tỉnh táo để tránh nguy cơ trẻ bị đột tử.

[/recommendation]

>> Bạn có thể xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 12 tháng từ A đến Z

Những lưu ý khi cho trẻ nằm sấp trên người của mẹ

Những lưu ý khi cho trẻ nằm sấp trên người của mẹ
Những lưu ý khi cho trẻ nằm sấp trên người của mẹ

Ngoài việc tìm hiểu trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không; bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Bạn có thể cho trẻ nằm sấp trên đùi: Bạn có thể đặt bé nằm sấp theo chiều dài đùi của bạn và cho đầu bé quay vào trong người bạn. Nếu trẻ ngủ thiếp đi khi đang nằm sấp, bạn hãy bế trẻ lên giường nằm ngủ với tư thế nằm ngửa.
  • Nên cho trẻ nằm sấp ngay từ khi mới chào đời: Khi bạn cho trẻ sơ sinh nằm sấp càng sớm thì trẻ sẽ dễ thích nghi với việc nằm sấp hơn. Bạn có thể cho trẻ sơ sinh nằm sấp trên ngực khi nằm ngả lưng trên ghế, giường hoặc sàn nhà (có gối để đỡ đầu).
  • Có thể cho trẻ nằm nghiêng xuống giường khi bạn mỏi: Cho trẻ nằm nghiêng là một giải pháp thay thế khi bạn đã mỏi. Bạn đặt trẻ nằm nghiêng, sau đó kê lưng trẻ bằng một chiếc khăn tắm cuộn tròn. Nếu cần kê cao đầu trẻ thì bạn hãy đặt đầu trẻ lên một chiếc khăn nhỏ xếp gọn. Sau đó, bạn đặt cả hai cánh tay của trẻ ở phía trước và đặt uốn cong chân về phía trước hông cho thoải mái.

[inline_article id=689]

Như vậy, trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu trẻ nằm sấp ngủ thì có nguy cơ dẫn đến hội chứng SIDS. Do đó, tốt hơn hết bạn nên cho trẻ nằm sấp trên người khi cả hai mẹ con vẫn còn thức nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bàn tay có 10 hoa tay có ý nghĩa gì theo sinh trắc và nhân tướng học?

Vậy 2 bàn tay có 10 hoa tay có ý nghĩa gì? Hãy đọc bài viết này ngay để có câu trả lời nhé!

1. Hoa tay là gì? Hoa tay nói lên điều gì?

Hoa tay là những vòng xoáy tròn rõ nét xuất hiện trên đầu ngón tay. Theo quan niệm dân gian, các đường và vết trên bàn tay có thể tiết lộ thông tin về tương lai, nhân cách và các khía cạnh khác trong cuộc sống của người đó. Hoa tay cũng được xem là một phương pháp tiên đoán vận mệnh, tính cách và công việc phù hợp với mỗi bé. 

Một cách dễ dàng để nhận biết hoa tay (tiếng Anh là Whorl) hay Đại bàng vân xoáy là quan sát các vân ở đầu ngón tay của bé. Có hai loại vân tay chính: hình xếp và hình xoáy tròn giống bông hoa. Khi thấy một vân tay có hình xoáy tròn rõ nét, điều đó cho thấy bé là người có hoa tay. Sau khi xác định được số lượng và vị trí hoa tay, mẹ có thể giải mã 10 hoa tay có ý nghĩa gì.

Có 10 hoa tay có ý nghĩa gì?
Bé có 10 hoa tay có ý nghĩa gì?

2. Bé có 10 hoa tay có ý nghĩa gì theo sinh trắc học?

10 hoa tay có ý nghĩa gì? Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền quan niệm rằng người có 10 hoa tay sở hữu khả năng hội họa và vẽ xuất chúng. Tuy nhiên, theo sinh trắc học hiện đại, những bé sở hữu 10 vân tay Đại Bàng còn ẩn chứa nhiều đặc điểm tính cách kiên cường và mạnh mẽ hơn thế.

Vân tay Đại Bàng là một chủng vân khá phổ biến, chiếm khoảng 30-35% dân số trên thế giới. Tuy nhiên, người sở hữu 10 vân tay Đại Bàng lại vô cùng hiếm hoi, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Trẻ có 10 vân tay thường sở hữu những phẩm chất đặc biệt như:

  • Không ngừng sáng tạo, đổi mới và tìm kiếm giải pháp cho mọi vấn đề.
  • Cầu toàn trong công việc, luôn nỗ lực hoàn thành mọi việc một cách tỉ mỉ, chính xác nhất, tinh thần trách nhiệm cao.
  • Quyết đoán, tự tin, bản lĩnh phi thường, dám chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
  • Kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng dù gặp phải khó khăn, thử thách.
  • Thích khám phá những điều mới mẻ, mở rộng kiến thức và không ngại thử thách.

3. Bé có 10 hoa tay có ý nghĩa gì theo nhân tướng học?

Bé có 10 hoa tay, theo sinh trắc học, mang ý nghĩa đặc biệt thể hiện nhiều khía cạnh nổi bật về tính cách và tiềm năng của bé.

3.1 Về tính cách

Sở hữu 10 hoa tay thường là những bé có tính cách lương thiện và tốt bụng. Bé có tính cách mạnh mẽ và kiên trì bên ngoài nhưng nội tâm lại khá nhạy cảm. Đặc biệt, người sở hữu 10 hoa tay thường có thiên phú và đam mê trong lĩnh vực nghệ thuật. Dưới đây là những đặc điểm tính cách nổi bật của trẻ sở hữu 10 dấu hoa tay:

  • Nhân hậu, lương thiện: 10 hoa tay thường gặp ở những bé có lòng nhân ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Bé biết quan tâm, chia sẻ và mang đến niềm vui cho mọi người xung quanh.
  • Kiên cường, mạnh mẽ: Bé có 10 hoa tay có ý nghĩa gì? Bên trong vẻ ngoài hiền hòa, bé sở hữu ý chí mạnh mẽ và tinh thần kiên cường. Bé có khả năng vượt qua khó khăn, thử thách và đạt được mục tiêu đề ra.
  • Thông minh, lanh lợi: 10 hoa tay ẩn chứa tiềm năng trí tuệ vượt trội. Bé có khả năng tiếp thu nhanh, tư duy logic và giải quyết vấn đề hiệu quả.
  • Sáng tạo, nghệ thuật: Bé có óc sáng tạo phong phú, thích khám phá và thể hiện bản thân qua nghệ thuật, âm nhạc hoặc những lĩnh vực khác.
  • Lãng mạn, mơ mộng: Bé sở hữu tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và giàu cảm xúc. Bé yêu thích cái đẹp và luôn hướng đến những điều lãng mạn trong cuộc sống.
  • Bình tĩnh, điềm đạm: Sở hữu 10 hoa tay có ý nghĩa gì? Trẻ có 10 hoa tay đại diện cho sự bình tĩnh, điềm đạm. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ cũng có thể kiểm soát cảm xúc tốt, đưa ra quyết định sáng suốt và hành động một cách lý trí.

3.2 Vận mệnh

Bé có 10 hoa tay có ý nghĩa vận mệnh, cuộc đời là gì? Dưới đây là những điều may mắn của trẻ có 10 hoa tay.

  • Thành công trong sự nghiệp: Với tính cách thông minh, kiên cường và sáng tạo, bé có tiềm năng gặt hái nhiều thành công trong tương lai. Bé có thể trở thành nhà lãnh đạo tài ba, nhà khoa học lỗi lạc hoặc nghệ sĩ tài năng.
  • Hạnh phúc trong cuộc sống: Lòng nhân hậu, sự quan tâm và tinh thần lạc quan giúp bé xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và có một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc.
  • May mắn: 10 hoa tay được xem là biểu tượng may mắn, mang đến cho bé nhiều cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.
10 hoa tay có ý nghĩa gì
Bé có 10 hoa tay có ý nghĩa gì?

[key-takeaways title=”Một số chủ đề mẹ có thể quan tâm:”]

[/key-takeaways]

4. Không có hoa tay thì sao? Ý nghĩa của từng số hoa tay

Mẹ đã biết bé có 10 hoa tay có ý nghĩa gì rồi. Vậy nếu bé có số hoa tay ít hơn thì sao?

  • Không có hoa tay: Những bé không có hoa tay thường là sống thật thà, chất phác và không thích lừa gạt hay làm người khác tổn thương, lại còn rất trọng tình cảm, hết lòng giúp đỡ những người xung quanh mà không mong nhận lại hồi đáp gì. Chính vì thế, họ thường nhận được sự yêu mến, quý trọng từ nhiều người.
  • 1 hoa tay: Là người kiên định, có chí lớn và tâm lý vững vàng nhưng lại khá cố chấp và chỉ muốn làm theo các quyết định của bản thân.
  • 2 hoa tay: Tính cách cân bằng, hài hòa, có khả năng thích nghi tốt. Dễ dàng hòa nhập với mọi môi trường, giao tiếp tốt và có nhiều mối quan hệ. Có thể thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • 3 hoa tay: Là người chăm chỉ, cần cù, chịu khó, luôn đối xử tốt với cha mẹ, vợ hoặc chồng và con cái.
  • 4 hoa tay: Luôn theo đuổi sự hoàn mỹ, thường lấy mình làm trung tâm nhưng đường tình duyên khá trắc trở.
  • 5 hoa tay: cá tính độc lập và mạnh mẽ nhưng hiếm khi hài lòng với hiện tại nên thường gặp chuyện không như mong muốn.
  • 6 hoa tay: Có dã tâm lớn, thường có những suy nghĩ kỳ quái.
  • 7 hoa tay: Sống nội tâm, luôn kiên trì, phấn đấu để đạt được mục tiêu và có khả năng thành công cao.
  • 8 hoa tay: Hòa nhã, lương thiện, tốt bụng nhưng hay vui buồn thất thường, mơ mộng trong tình yêu.
  • 9 hoa tay: Tích cực, nhiệt tình, sôi nổi, giỏi thích ứng, giỏi ứng biến và năng lực tổ chức các hoạt động tốt.
Hoa tay là gì?
Bé có 10 hoa tay ý nghĩa là gì?

[inline_article id=291665]

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc bé có 10 hoa tay có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, ý nghĩa của 10 hoa tay trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ nên đánh giá đặc điểm, tích cách của bé một cách khách quan và chọn cách giáo dục, môi trường phù hợp với với sở thích của bé. Cha mẹ nên khuyến khích bé phát triển những điểm mạnh, bồi dưỡng tính cách tốt đẹp và tạo điều kiện cho bé khám phá tiềm năng của bản thân. Hỗ trợ bé vượt qua khó khăn, thử thách và hướng đến những mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống.

Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc phải làm sao?

Có phải người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc không? Mẹ phải làm sao để con trở lại sinh hoạt như bình thường? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn có hướng xử trí phù hợp cho con nhé. 

Nhà có con nhỏ đi đám ma được không?

[key-takeaways title=””]

Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp mẹ hoặc người thân trong gia đình đi đám ma về trẻ quấy khóc liên tục. Do đó, theo quan niệm dân gian, người trong gia đình có con nhỏ hoặc trẻ sơ sinh nên kiêng đi đám tang. 

[/key-takeaways]

Liệu đây có phải là do hiện tượng tâm linh như bị vong linh ám hay không? Dưới đây là một số lý giải tâm linh và khoa học cho hiện tượng này. 

1. Quan niệm tâm linh 

Nhiều người tin rằng đám tang ẩn chứa nhiều âm khí và vong linh. Những năng lượng tiêu cực này có thể bám víu vào những người tham dự, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của họ.

Trẻ nhỏ nhẹ vía với khả năng cảm nhận nhạy bén, được cho là có thể nhìn thấy những linh hồn mà người lớn không nhìn thấy được. Khi tiếp xúc với người mới đi dự đám tang về, trẻ có thể vô tình nhìn thấy vong linh đi theo người đó, dẫn đến sợ hãi và quấy khóc.

[recommendation title=””]

Trên cộng đồng các mẹ bỉm của MarryBaby cũng có nhiều mẹ chia sẻ nỗi lo trẻ quấy khóc đêm sau khi người nhà đi đám ma về. Bạn hãy click vào bài viết này tại đây và đăng ký làm thành viên để thảo luận thêm về vấn đề này nhé.

[/recommendation]

Nhà có con nhỏ đi đám ma được không? Người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc phải làm sao?
Nhà có con nhỏ đi đám ma được không? Người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc phải làm sao?

2. Lý giải khoa học

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hiện tượng trẻ con quấy khóc khi có người đi đám ma về có thể do bị nhiễm hơi lạnh và vi khuẩn. 

Ở đám tang, thi thể người quá cố có thể tỏa ra hơi lạnh và vi khuẩn. Người đi đám ma tiếp xúc với người đã khuất và môi trường tang lễ có thể mang theo vi khuẩn và hơi lạnh này, thậm chí bị nhiễm bệnh nếu sức đề kháng yếu.

Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ em còn non nớt, chưa hoàn thiện nếu tiếp xúc với hơi lạnh và vi khuẩn từ người đi đám ma về sẽ dễ khó chịu và quấy khóc.

Chưa kể, những hóa chất dùng để ướp xác người qua đời giúp ngăn chặn phân hủy tạm thời thường bao gồm formaldehyde, methanol, chất bảo quản, formalin, thuốc nhuộm… Các hóa chất này đều rất độc hại với con người và còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. 

Do đó, khi nhà có trẻ em, người lớn thường:

  • Tránh cho trẻ đi đám tang.
  • Hạn chế dự tang lễ.
  • Tắm rửa sạch sẽ trước khi lại gần con sau khi đi đám ma về.

>> Xem thêm bài cùng chủ để: 15 cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm giúp bé nín khóc tức thì

Người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc phải làm sao?

Nhà có em bé đi đám ma về nên làm gì? Để giúp trẻ hết quấy khóc, cũng có một số cách từ dân gian và quan điểm khoa học như sau.

1. Cách đốt vía khi đi đám tang về theo dân gian

Cách đốt vía khi đi đám tang về
Cách đốt vía khi đi đám tang về

Khi nhà có trẻ sơ sinh đi đám ma về, bạn hãy thực hiện cách đốt vía theo hướng dẫn dưới đây: 

Chuẩn bị:

  • Chậu lửa hoặc bếp than
  • Than
  • Lá chanh
  • Vỏ bưởi
  • Bồ kết
  • Sả
  • Muối trắng
  • Giấy
  • Bật lửa

Cách thực hiện:

  • Mồi than cháy lên.
  • Cho các nguyên liệu (lá chanh, vỏ bưởi, bồ kết, sả, muối trắng) vào chậu lửa.
  • Hơ lòng bàn chân, bàn tay xung quanh ngọn lửa để giữ ấm và xua đi khí lạnh.
  • Nhảy qua ngọn lửa để hoàn thành việc đốt vía. Theo quan niệm từ xưa, nam nhảy 7 lần, nữ nhảy 9 lần.
  • Trong lúc bước qu‌α đống lửα miệng lẩm nhẩm: “Vía lành thì ở, vía dữ thì đi”. Cách “đốт vía” này sẽ làm ám kҺ‌í bĭ g‌ɪải trừ, không dẫn ma qủy vào nhà.

Nếu không có đủ nguyên liệu, có thể dùng bó rơm rạ đốt lửa và hơ xung quanh cơ thể. Bạn cũng có thể bôi dầu gió và mang theo củ tỏi khi đi đám tang để xua đuổi âm khí.

 Giải thích:

  • Việc hơ nóng giúp cơ thể ấm lên, xua đi cảm giác lạnh sau khi đi đám tang.
  • Các nguyên liệu như lá chanh, vỏ bưởi, bồ kết, sả có tác dụng khử mùi, xua đuổi côn trùng và vi khuẩn.
  • Nhảy qua ngọn lửa tượng trưng cho việc xua đuổi tà khí, vận xui.

Đốt vía là một quan niệm dân gian, không có cơ sở khoa học. Nếu muốn đốt vía, hãy thực hiện ở nơi thoáng khí, tránh hít phải khói độc.

>> Xem thêm: 9 mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

2. Cách đốt vía cho trẻ

Người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc phải làm sao? Cách đốt vía cho trẻ bằng bồ kết
Người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc phải làm sao? Cách đốt vía cho trẻ bằng bồ kết

Trẻ bị mất vía phải làm sao? Nếu lỡ đi đám ma về mà tiếp xúc với trẻ, khiến trẻ quấy khóc, bạn cũng có thể áp dụng các cách đốt vía cho trẻ. 

Có nhiều cách đốt vía cho trẻ từ dân gian như đốt nón rách, đốt đũa tre, đốt giấy, đốt vía bằng bồ kết… Dưới đây là cách đốt vía bằng bồ kết để mẹ tham khảo: 

  • Chuẩn bị một nắm bồ kết.
  • Cho bồ kết vào chậu than hoa.
  • Bế trẻ bước qua bước lại 7 lần (đối với bé trai) hoặc 9 lần (đối với bé gái) trước chậu than hoa.

Lưu ý:

  • Nên thực hiện đốt vía ở nơi thoáng khí, tránh hít phải khói độc.
  • Cẩn thận khi đốt lửa để tránh gây bỏng cho trẻ.
  • Đốt vía là một quan niệm dân gian, không có cơ sở khoa học.

3. Mẹo giải hơi lạnh khi đi đám ma về

Để giải hơi lạnh khi đi đám ma về, bạn có thể làm ấm cơ thể theo các cách dưới đây:

  • Tắm nước ấm
  • Uống trà gừng ấm hoặc nhấp 1 ngụm rượu tỏi.
  • Xoa dầu gió, tinh dầu hoặc dùng rượu xoa lên da để sát khuẩn và làm ấm cơ thể.

4. Các cách khoa học giúp xoa dịu trẻ quấy khóc

Người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc phải làm sao? Các cách khoa học giúp xoa dịu trẻ quấy khóc
Người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc phải làm sao? Các cách khoa học giúp xoa dịu trẻ quấy khóc

Nguyên tắc đầu tiên mà người nhà nên làm sau khi đi đám ma về là tắm rửa sạch sẽ và làm ấm cơ thể. Nếu trẻ còn quấy khóc, hãy thử áp dụng các cách sau:

4.1. Xác định nguyên nhân

4.2. Xoa dịu trẻ

  • Vỗ về và ôm ấp: Trẻ cảm thấy an tâm và thoải mái khi được ôm ấp và vỗ về.
  • Hát ru hoặc nói chuyện nhẹ nhàng: Giọng nói nhẹ nhàng của mẹ có thể giúp trẻ bình tĩnh lại.
  • Cho trẻ bú hoặc ăn: Trẻ bú hoặc ăn sẽ cảm thấy no và dễ chịu hơn.
  • Tắm nước ấm: Nước ấm giúp trẻ thư giãn và dễ ngủ.
  • Dùng tiếng ồn trắng: Tiếng ồn trắng như tiếng mưa rơi, tiếng sóng biển, hoặc tiếng quạt có thể giúp trẻ bình tĩnh lại.
  • Cho trẻ ra ngoài: Không khí trong lành và ánh sáng tự nhiên có thể giúp trẻ vui vẻ hơn.
  • Massage cho trẻ: Massage giúp trẻ thư giãn và giảm bớt căng thẳng.

[key-takeaways title=””]

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà trẻ vẫn quấy khóc, nguyên nhân có thể không xuất phát từ việc người đi đám về. Có khả năng bé bị ảnh hưởng bởi “hơi lạnh” hoặc đơn giản là đang ốm. Để đảm bảo, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác.

[/key-takeaways]

[inline_article id=306753]

Trên đây là tất cả giải đáp người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc phải làm sao. Hi vọng mẹ đã biết cách xử trí phù hợp để con luôn vui khỏe!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không?

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không? MarryBaby sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi này nhé!

1. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không?

Đối với câu hỏi “Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không” thì câu trả lời là hoàn toàn ĐƯỢC nhưng cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho bé.

Theo nhiều nghiên cứu, việc ngủ quạt giúp giảm nguy cơ SIDS ở trẻ sơ sinh, đồng thời tạo ra một môi trường thư giãn, yên tĩnh để bé có thể nghỉ ngơi thoải mái. Dưới đây là một số lợi ích khi cho trẻ mới sinh hoặc trẻ 1 tháng tuổi nằm quạt giúp mẹ trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh nằm quạt được không:

1.1 Điều hòa nhiệt độ

Gió từ quạt giúp duy trì nhiệt độ phòng thoải mái, và giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể của bé. Nó ngăn không cho căn phòng trở nên quá nóng, vốn là yếu tố nguy cơ đã biết đối với SIDS. Quạt tạo ra môi trường ngủ tối ưu cho bé bằng cách giữ cho căn phòng luôn mát mẻ và thoải mái.

>> Xem thêm: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là tốt và thích hợp?

1.2 Tạo tiếng ồn trắng

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không? Câu trả lời là được vì tiếng quạt chính là tiếng ồn trắng. Âm thanh nhẹ nhàng do quạt tạo ra tạo ra tiếng ồn trắng êm dịu, có lợi cho giấc ngủ của bé. Tiếng ồn trắng lấn át đi những tiếng ồn xung quanh có thể khiến bé giật mình và làm gián đoạn giấc ngủ, giúp bé dễ ngủ hơn và sâu giấc hơn.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt có nghe tiếng ồn trắng được không?
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt có nghe tiếng ồn trắng được không? 

1.3 Cải thiện chất lượng không khí

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không thì tất nhiên là được vì nằm quạt giúp không khí trong phòng thoáng đãng hơn. Luồng gió từ quạt giúp lưu thông không khí trong phòng và làm giảm tạp chất trong không khí. Từ đó tạo ra cảm giác tươi mát và thoáng đãng. 

1.4 Giảm CO2

Bằng cách tăng cường thông gió, quạt giúp phân tán oxy cho em bé. Nhờ vậy làm giảm nồng độ carbon dioxide trong không khí xung quanh trẻ sơ sinh, giảm thiểu nguy cơ hít lại không khí thở ra. 

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không? Câu trả lời là được
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không? Câu trả lời là được

[recommendation title=”Trẻ sơ sinh nằm quạt hơi nước được không?”]

Lời khuyên là không nên, vì quạt hơi nước nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm độ ẩm trong không khí tăng và tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn nấm mốc phát triển, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

[/recommendation]

2. Trẻ sơ sinh ngủ quạt hay máy lạnh tốt hơn?

Muốn biết trẻ sơ sinh ngủ quạt hay máy lạnh tốt hơn thì mẹ cần xem xét cả ưu và nhược điểm khi cho bé nằm quạt và máy lạnh.

Cho trẻ sơ sinh nằm quạt:

  • Ưu điểm: Giúp trẻ cảm thấy mát ngay lập tức, giải quyết vấn đề nhiệt độ.
  • Nhược điểm: Luồng gió quạt thổi trực tiếp vào trẻ có thể gây khó thở, nghẹt mũi và ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Cánh quạt có thể hút bụi và đưa bụi vào gần trẻ. Cần đặt quạt sao cho không để gió thổi trực tiếp vào trẻ.

Cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa:

  • Ưu điểm: Cung cấp nhiệt độ ổn định, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.
  • Nhược điểm: Giảm độ ẩm và lưu thông không khí trong phòng. Có thể gây các vấn đề về viêm phổi, viêm mũi. Cần cân bằng độ ẩm bằng cách để một chậu nước trong phòng.

Như vậy, có thể thấy dù là quạt hay điều hòa thì đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu và tình hình sức khỏe của bé mẹ có thể ưu tiên quạt hoặc điều hòa hơn. Tuy nhiên, bất kể sử dụng quạt hay máy lạnh, hãy đảm bảo không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với luồng gió mạnh và đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm phù hợp trong phòng ngủ. 

[recommendation title=”Trẻ bị viêm phổi có nên nằm quạt?”]

Khi trẻ bị viêm phổi thường có triệu chứng nóng sốt đi kèm nên việc áp dụng các biện pháp hạ thân nhiệt cho trẻ rất quan trọng. Việc nằm quạt làm tăng tốc độ bay mồ hôi trên da, giúp trẻ thải nhiệt qua đường mồ hôi tốt hơn, gián tiếp mang đến lợi ích hạ sốt cho trẻ. Vì vậy, mẹ có thể bật quạt ở tốc độ vừa phải cho con bị viêm phổi.

[/recommendation]

Một số mẹ lựa chọn cho bé nằm ngủ bằng quạt, một số mẹ lại lựa chọn điều hòa. Nếu mẹ đang cân nhắc giữa 2 lựa chọn nằm quạt và điều hòa thì có thể tham khảo thêm kinh nghiệm của các mẹ bỉm được chia sẻ trong bài viết này nhé. 

3. Lưu ý cho trẻ sơ sinh nằm quạt đúng cách

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không thì câu trả lời là được nhưng cần phải lưu ý một số điều. Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ khi dùng quạt, bố mẹ cần lưu ý:

3.1 Hướng, tốc độ, nhiệt độ quạt phù hợp với trẻ sơ sinh

Cha mẹ không đặt trẻ chắn ngang luồng gió của quạt, cách xa trẻ khoảng 2 – 2,5m. Đặc biệt không nên bật quạt gió số cao, tốc độ mạnh mà chỉ nên để tốc độ gió ở mức 0,2 – 0,5m/s, tối đa không quá 3m/s. Quạt khi sử dụng cho trẻ nhỏ cũng nên bật ở chế độ xoay tạo sự thoải mái, dễ chịu và điều hòa không khí trong phòng. 

Đối với quạt sưởi thì nhiệt độ an toàn dao động từ 20 – 25 độ. Đây là mức nhiệt độ trung bình, phù hợp với thời tiết Việt Nam vào mùa lạnh mà không chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ bên ngoài. Giữ quạt sưởi ở mức độ này sẽ tránh hiện tượng sốc nhiệt cho cả trẻ em và người lớn. 

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không, có lưu ý gì không?
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không, có lưu ý gì không?

3.2 Bật quạt trước khi sử dụng 5-10 phút

Với các loại quạt đặc biệt là quạt sưởi cần có thời gian làm mát hoặc làm ấm phòng, nhất là những hôm trời cực nóng hoặc cực lạnh. Vì vậy, cần bật quạt trước khi cho trẻ sử dụng từ 5 -10 phút để nhiệt độ và luồng không khí được tán đều.

Khi trẻ từ ngoài trời nóng được di chuyển vào trong phòng cần được lau mồ và nghỉ ngơi vài phút rồi mới bật quạt. Nếu không, trẻ dễ bị sốc nhiệt hoặc bị cảm do lúc này lỗ chân lông của trẻ đang mở rộng. 

Trong trường hợp trẻ ra mồ hôi nhiều, bố mẹ phải lau sạch người trẻ thay vì bật quạt. Dùng quạt trong lúc này sẽ khiến các mạch máu ngoài da toàn thân lúc đó đang giãn rộng co lại đột ngột làm ngưng trệ bài tiết mồ hôi, gây mất cân bằng thân nhiệt của trẻ.

3.3 Vệ sinh quạt thường chuyên, giữ cho phòng thoáng mát sạch sẽ

Một trong những điểm quan trọng cần lưu ý khi dùng quạt cho trẻ sơ sinh đo là vấn đề vệ sinh an toàn. Với bất cứ thiết bị nào sử dụng cho trẻ nhỏ cũng cần được về sinh thường xuyên và sạch sẽ. 

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh lại đặc biệt mẫn cảm nên nếu quạt bám quá nhiều bụi gây ô nhiễm, tiếng ồn sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của trẻ và gia đình. Hãy dành thời gian thường xuyên lau sạch chiếc quạt nhà mình 2-3 tuần/ lần. Đặc biệt chú ý đến cánh quạt và lồng quạt vì đây là nơi dễ bám bụi nhất.

Ngoài ra, không gian phòng của trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ thoáng mát, tránh tù túng nấm mốc gây mầm bệnh. Với các gia đình sử dụng cả điều hòa và quạt điện thì cần dành khoảng thời gian nhất định trong ngày mở phòng ra cho thoáng khí. Nắng ấm ban sớm mỗi ngày không chỉ giúp trẻ hấp thụ vitamin D mà còn làm cho không gian khô thoáng, dễ chịu hơn với trẻ.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không, có lưu ý gì không?
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không, có lưu ý gì không? 

[inline_article id=311959]

Hy vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm quạt được không. Trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể nằm dưới quạt để được làm mát hoặc sưởi ấm tùy vào điều kiện thời tiết. Cần lưu ý đến tốc độ quạt, nhiệt độ quạt cũng như vệ sinh quạt sạch sẽ khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

9 mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

Tìn hiểu những nguyên nhân gắt ngủ ở trẻ, mẹ có thể áp dụng được những mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh phù hợp. 

Triệu chứng và nguyên nhân gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh gắt ngủ:

Các nguyên nhân thông thường gây ra gắt ngủ ở trẻ sơ sinh:

Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ? Không có thời điểm chính xác để trẻ hết gắt ngủ vì điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các nguyên nhân dưới đây:

  • Quá đói hoặc quá no: Trẻ sơ sinh cần bú thường xuyên, khoảng 2-3 tiếng một lần. Nếu không được bú đủ, bé có thể thức dậy và quấy khóc vì đói. Ngoài ra, trẻ ăn quá no cũng có thể khiến bé đầy hơi, khó chịu, gây cáu gắt, khó ngủ.

  • Mệt mỏi: Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều, nhưng thời gian ngủ của bé thường ngắn và không sâu giấc do các yếu tố sức khỏe, môi trường. Điều này khiến con mệt mỏi, khó chịu hơn, từ đó gây khó ngủ và dễ bị thức giấc.

  • Bị ốm: Một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh có thể gây gắt ngủ bao gồm khó tiêu, cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai và nhiễm trùng đường tiết niệu…

  • Mọc răng: Trẻ mọc răng có thể có các dấu hiệu như sốt, nướu sưng và tấy đỏ khiến bé đau, gây trằn trọc khó ngủ. Ba mẹ nên biết cách chăm sóc khi trẻ mọc răng để con giảm bớt tình trạng khó chịu.

  • Môi trường ngủ không thoải mái: Nếu phòng ngủ của bé quá nóng, quá lạnh, quá sáng hoặc quá ồn ào, bé có thể khó ngủ và dễ bị thức giấc.

  • Thay đổi trong chu kỳ ngủ của trẻ, bao gồm sự phát triển thần kinh và điều chỉnh cơ thể: Khi trẻ phát triển, bé có thể học những điều mới và trải qua những cảm xúc mới. Điều này có thể khiến bé khó ngủ và dễ bị thức giấc.

Thay vì lo lắng hỏi trẻ mấy tháng hết gắt ngủ, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra cách khắc phục gắt ngủ ở bé
Thay vì lo lắng hỏi trẻ mấy tháng hết gắt ngủ, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân để biết cách khắc phục gắt ngủ ở bé

[key-takeaways title=””]

Trong trường hợp bé thường xuyên gắt ngủ, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe nào từ bé. Bác sĩ cũng có thể tư vấn cho bạn một số cách hiệu quả giúp bé ngủ ngon hơn.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: 20 mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả nhanh chóng

Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ nên lưu ý các mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh dưới đây đều chưa được kiểm chứng, tốt hơn hết là nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Một số liệu pháp về mùi hương như dùng tinh dầu hay sử dụng các loại thảo dược cũng có thể gây kích ứng cho da bé. Dù là mẹo dân gian nào, cha mẹ cũng cần thận trọng thực hiện. Khi thấy bé có biểu hiện bất thường, nên ngừng áp dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

1. Treo tỏi đầu giường

Theo quan niệm dân gian, tỏi có khả năng xua đuổi tà khí, mang lại bình an cho bé. Vì thế, nhiều mẹ thường ưu tiên treo tỏi đầu giường để giúp bé ngủ ngon.  

Lưu ý:

  • Tỏi có mùi nồng, chỉ nên dùng một ít để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
  • Cũng không nên để tỏi gần giường ngủ của bé nhằm hạn chế nguy cơ bé bị dị ứng với mùi hương, làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. 
Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh là treo tỏi đầu giường
Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh là treo tỏi đầu giường

2. Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh: Đặt dao cùn ở đầu giường

Theo dân gian, trẻ quấy khóc là do vía yếu, nên dễ bị thế lực tâm linh trêu đùa. Một số người tin rằng đặt dao đầu giường có thể xua đuổi vía xấu, năng lượng tiêu cực và giúp bé ngủ yên giấc.

Lưu ý: Dao là vật dụng nguy hiểm, cần bao bọc dao cẩn thận và không để bé thấy.

3. Đặt cành dâu tằm tươi trong phòng ngủ của bé

Theo quan niệm tâm linh, cành dâu tằm giúp xua đuổi tà khí, ma quỷ, bảo vệ bé khỏi quấy khóc, cáu kỉnh và ngủ ngon hơn.

Lưu ý:

  • Cần chọn cành dâu tằm tươi, xanh.
  • Nếu cành dâu tằm bị héo, hãy thay mới để đảm bảo hiệu quả của mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh này. 

Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh: Đặt cây dâu tằm tươi trong phòng ngủ của bé

4. Lén đặt cành trúc đùi gà

Theo một số mẹo dân gian truyền miệng, việc lén đặt cây trúc (còn có tên gọi là trúc đùi gà, trúc quan âm hay trúc ống điếu) trong phòng ngủ của bé có thể giúp bé ngủ ngon hơn. Điều này thể hiện sự tôn trọng với thần linh và giúp bé nhận được sự che chở, bảo vệ. 

Cách thực hiện là mẹ chặt lấy 3 khúc của cành cây trúc rồi đặt trong phòng ngủ của bé và không để cho ai biết. 

Lời khuyên:

  • Nên chọn cành có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với diện tích phòng ngủ của bé.
  • Cẩn thận khi đặt cành trúc trong phòng để tránh bé vấp ngã hoặc nghẹn bởi các cành, lá cây.

5. Dùng gối đinh lăng là mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Đinh lăng có mùi hương dễ chịu với tác dụng an thần nên giúp bé thư giãn và ngủ sâu hơn. Bạn có thể mua sẵn gối đinh lăng hoặc tự làm bằng cách phơi khô lá đinh lăng, trộn với bông gòn rồi may thành gối.

Lưu ý:

  • Chọn gối có kích thước phù hợp với bé.
  • Giặt vỏ gối thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

6. Dùng trà tươi đắp rốn cho bé

Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh: Dùng trà tươi đắp rốn cho bé
Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh: Dùng trà tươi đắp rốn cho bé

Trà tươi có công dụng hạ nhiệt, giải độc, tạo cảm giác thư giãn, dễ ngủ cho bé. Trà tươi còn giúp bé giảm bớt tình trạng rôm sảy, hăm da.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch lá trà tươi, đun sôi lấy nước, để nguội bớt rồi nhúng khăn mềm vào nước trà và đắp lên rốn bé.
  • Đắp trong khoảng 10-15 phút, mỗi ngày 2-3 lần.

Lưu ý:

7. Dùng hạt bìm bìm bôi vào rốn của trẻ

Theo quan niệm dân gian, sử dụng hạt bìm bìm bôi vào rốn có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn, giảm quấy khóc và cáu gắt khi ngủ.

Cách thực hiện:

  • Rang khô hạt bìm bìm, tán thành bột mịn.
  • Trộn bột hạt bìm bìm với dầu tràm hoặc dầu dừa.
  • Bôi hỗn hợp vào rốn của trẻ trước khi ngủ.

Lưu ý:

  • Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của mẹo dân gian này.
  • Sử dụng hạt bìm bìm có thể gây kích ứng da, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm.
  • Bôi thành phần lạ nào vào rốn của trẻ cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.

8. Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh bằng tinh dầu

Trẻ gắt ngủ phải làm sao? Có thể thử dùng tinh dầu trong phòng ngủ của trẻ
Trẻ gắt ngủ phải làm sao? Có thể thử dùng tinh dầu trong phòng ngủ của trẻ

Cha mẹ có thể chọn một số tinh dầu như tinh dầu bồ kết, hoa oải hương hay cam thảo pha với dầu nền để giúp tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn và thoải mái, từ đó hỗ trợ bé ngủ sâu giấc.

Lưu ý:

  • Chọn tinh dầu nguyên chất, an toàn cho trẻ sơ sinh.
  • Pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng.
  • Tránh xông trực tiếp tinh dầu vào mặt bé.

9. Đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ của bé

Đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ của bé có thể giúp khử mùi hôi, tạo bầu không khí thơm mát. Mùi hương cam, chanh, quýt có tác dụng an thần, từ đó hỗ trợ bé thư giãn và dễ ngủ hơn.

Lưu ý:

  • Thay vỏ cam, chanh, quýt thường xuyên để giữ cho phòng ngủ thơm tho.
  • Tránh để vỏ cam, chanh, quýt gần giường ngủ của bé để hạn chế nguy cơ bé cho vỏ cam, chanh, quýt vào miệng và gây nghẹn.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là do đâu? Cách xử lý

Cách chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh khoa học

Trẻ gắt ngủ phải làm sao? Nếu không tin tưởng vào các mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thử áp dụng các cách khoa học hơn dưới đây:

1. Xây dựng lịch trình ngủ hợp lý cho bé

1.1. Quan sát và ghi chép

  • Ghi lại thời gian bé ngủ, thức, bú, chơi trong vài ngày để hiểu rõ chu kỳ ngủ của bé.
  • Quan sát các dấu hiệu buồn ngủ của bé như ngáp, dụi mắt, quấy khóc,…

1.2. Lên lịch ngủ phù hợp

  • Dựa vào chu kỳ ngủ của bé, thiết lập lịch ngủ với các cữ ngủ ngắn, xen kẽ là thời gian chơi và bú.
  • Thời gian ngủ ban ngày nên ngắn hơn ban đêm để giúp bé dễ ngủ hơn vào ban đêm.

1.3. Tạo thói quen ngủ đều đặn

  • Cho bé đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
  • Giúp bé thư giãn trước khi ngủ bằng massage nhẹ nhàng, kể truyện cho bé nghe,…
  • Tránh cho bé bú hoặc chơi với bé trước khi ngủ.

1.4. Kiên nhẫn và linh hoạt:

  • Việc điều chỉnh thói quen ngủ cần thời gian, hãy kiên nhẫn và linh hoạt để phù hợp với nhu cầu ngủ của trẻ.
  • Có thể điều chỉnh lịch ngủ của bé theo từng giai đoạn phát triển. Nếu bé gặp khó khăn trong việc ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.

Dưới đây là lịch trình ngủ cho trẻ sơ sinh mà cha mẹ có thể tham khảo để hỗ trợ giấc ngủ cho con.

Độ tuổi Tổng thời gian ngủ Cữ ngủ ban ngày Cữ ngủ ban đêm
0-3 tháng 15-16+ tiếng 4-5 cữ ngủ, bé thức giấc sau 2-3 tiếng ngủ, tổng cộng bé ngủ khoảng 7-8+ tiếng. 4-6 cữ ngủ, bé thức giấc sau 2-3 tiếng ngủ, mỗi đêm bé ngủ tổng cộng 8-9+ tiếng.
4-6 tháng 14-16 tiếng 3-4 cữ, mỗi lần ngủ với giấc ngủ ngắn, tổng cộng bé ngủ khoảng 4-6 tiếng 2-3 cữ, bé có thể ngủ suốt đêm (khoảng 6 tiếng) mà không dậy đòi bú.
7-9 tháng 12-14 tiếng 2-3 cữ, với tổng thời gian kéo dài khoảng 3-4 tiếng 1-2 cữ, hầu hết trẻ 6 tháng đều đã có thể ngủ suốt đêm (khoảng 6 – 8 tiếng), tuy nhiên bé vẫn có thể thức dậy khoảng 1-2 lần.
10-12 tháng 11-13 tiếng 2 cữ ngủ, với tổng thời gian kéo dài khoảng 2-3 tiếng Ở thời điểm này, bé có thể liên tục ngủ trong suốt 9-12 tiếng mỗi đêm.

2. Massage là cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ

Trẻ gắt ngủ phải làm sao? Mẹ hãy thử massage cho bé
Massage là một mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh
  • Massage nhẹ nhàng có thể giúp trẻ sơ sinh thư giãn và giảm căng thẳng.
  • Chú ý tạo cảm giác êm ái, dễ chịu cho trẻ bằng cách sử dụng các động tác massage nhẹ nhàng.
  • Bạn cũng có thể vuốt ve hoặc xoa bóp nhẹ nhàng để tạo cảm giác an ủi và an toàn cho trẻ.

3. Thay đổi môi trường ngủ

3.1. Đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ trong khoảng từ 20-22 độ C để tạo một môi trường thoải mái cho trẻ.
  • Độ ẩm trong phòng nên được duy trì ở mức khoảng 40-60% để tránh da khô và khó chịu cho trẻ.

3.2. Tạo âm thanh và ánh sáng thích hợp trong phòng ngủ

  • Tạo một môi trường yên tĩnh và yên bình trong phòng ngủ để giúp trẻ sơ sinh dễ dàng ngủ.
  • Giảm tiếng ồn từ bên ngoài bằng cách sử dụng máy phát âm thanh để phát nhạc ru hoặc âm thanh tự nhiên nhẹ nhàng.
  • Đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ được điều chỉnh, không quá sáng và không quá tối. Sử dụng rèm cửa hoặc bức bình phong để điều chỉnh ánh sáng nếu cần thiết.

4. Tạo thói quen ngủ cho bé

4.1. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ

  • Tắm nước ấm có thể giúp trẻ sơ sinh thư giãn và tạo cảm giác dễ chịu trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng nước ấm (khoảng 37 độ C) và các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không gây kích ứng để tắm cho trẻ.
  • Thời gian tắm nên được đảm bảo nhanh, gọn để tránh làm mất đi sự thoải mái của trẻ.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản, an toàn tại nhà

4.2. Đọc truyện hoặc hát ru cho trẻ

  • Hoạt động đọc truyện hoặc hát ru trước khi đi ngủ có thể tạo cảm giác an yên và thư thái cho trẻ.
  • Lưu ý tạo không gian yên tĩnh và tắt đèn sáng trong phòng ngủ để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ ngủ sau khi hoạt động này kết thúc.

5. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Trên đây là các mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh phổ biến. Tuy nhiên, thay vì áp dụng các mẹo truyền miệng chưa được kiểm chứng, cha mẹ nên tập trung vào việc tạo môi trường ngủ thoải mái, xây dựng thói quen ngủ khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé. Nếu các cách này vẫn không hiệu quả, tốt hơn hết bạn nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không?

Vậy bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay! 

1. Bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không?

Bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không thì câu trả lời là KHÔNG. Trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung thêm nước. Vậy bé 5 tháng uống được nước gì? Bé chỉ được uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trước 6 tháng, sữa mẹ hoặc sữa công thức vừa là thức ăn vừa là nước uống cho bé; ngay cả khi thời tiết nóng bức. Nguyên nhân là vì ngoài bổ sung lượng nước cần thiết, sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng lý tưởng, kháng thể cho bé phát triển toàn diện, ngăn ngừa các bệnh tật nguy hiểm, giúp bé thông minh, giảm béo phì ở độ tuổi này. 

Ngoài ra, trẻ nhỏ dưới 6 tháng, trẻ sơ sinh uống nước hoặc sữa pha loãng quá mức cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Thứ nhất, bé có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch của bé còn non yếu, nếu uống phải nước có nhiễm trùng dù là tỷ lệ vi khuẩn rất ít. Thứ hai, nếu bé đã bú đủ sữa mà còn uống thêm nước thì dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc nước khiến nồng độ natri trong cơ thể bé bị loãng. Điều này là do lượng nước lớn có thể ảnh hưởng đến nồng độ của một số chất dinh dưỡng trong máu của bé, có thể gây nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Trên các diễn đàn, khi được hỏi bé 5 tháng uống được nước gì, nhiều mẹ cũng trả lời bắt đầu cho con thử dùng sữa động vật (bò, dê), nước ép trái cây… Tuy nhiên, mẹ cần nhớ ngoài sữa mẹ và sữa công thức, không nên cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm uống các loại nước khác như sữa động vật (bò, dê,…), nước cơm, sữa đậu nành, nước ép trái cây, cà phê, trà vì không cần thiết cũng như chúng có thể khiến bé 5 tháng tuổi khó tiêu, ngộ độc, dị ứng. 

Bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không thì câu trả lời là KHÔNG. Bé từ 6 tháng tuổi trở đi mới được uống nước
Bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không thì câu trả lời là KHÔNG. Bé từ 6 tháng tuổi trở đi mới được uống nước 

>> Xem thêm: Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Bé bú mẹ lắt nhắt có đáng lo?

2. Bổ sung nước cho trẻ ăn dặm như thế nào?

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không thì mẹ đã có câu trả lời rồi. Vậy khi nào cho bé uống nước? Cha mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm bắt đầu uống nước từ thời điểm 6 tháng tuổi trở đi. Đối với trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi, mẹ không cần phải lo bé bị thiếu nước nếu bé được bổ sung sữa mẹ và sữa công thức đúng và đủ cữ. Lượng sữa và cữ bú cho bé 5 tháng tuổi bú từ 90-120ml sữa và 5-6 cữ bú cho một ngày. Ngoài ra không cần cho bé uống thêm bất kỳ loại nước nào hoặc ăn bất cứ món ăn nào.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ cần lưu ý một số điểm sau khi bổ sung nước cho bé:

  • Khi bé mới bắt đầu tập uống nước, mẹ nên cho bé uống một vài ngụm sau đó tăng dần lên. 
  • Trong thời gian mới ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé uống nước đun sôi để nguội. Sau khi đã quen dần với việc uống nước, mẹ có thể cho bé uống một số loại nước khác như nước luộc rau củ, nước luộc thịt, nước ép trái cây tươi. Tuyệt đối không được cho bé ăn dặm uống sữa động vật và nước ngọt, nước đóng chai vì ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé.
  • Thời gian lý tưởng để bé ăn dặm uống nước là sau khi ăn xong được 5-10 phút.
  • Trong quá trình cho bé uống nước, mẹ nên quan sát vì bé có thể bị sặc. 

[inline_article id=174641]

>> Xem thêm: Top 15+ đồ chơi cho trẻ 5-6 tháng tuổi chơi cả ngày không chán

Bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không thì câu trả lời là KHÔNG. Mẹ chỉ nên cho bé uống nước khi đã bắt đầu ăn dặm, cụ thể là từ 6 tháng tuổi trở về sau. Để đảm bảo bé 5 tháng tuổi ăn dặm không thiếu nước, mẹ nên cho bé bú đủ 90-120ml sữa chia ra làm 5-6 cữ bú cho một ngày. Tuyệt đối không nên cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm uống các loại nước khác như sữa động vật (bò, dê,…), nước cơm, sữa đậu nành, nước ép trái cây, cà phê, trà vì không cần thiết cũng như chúng có thể khiến bé 5 tháng tuổi khó tiêu, ngộ độc, dị ứng.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có nên dùng khăn ướt cho trẻ sơ sinh không?

Tuy nhiên, đừng chỉ nghĩ tới sự tiện dụng của chiếc khăn ướt này mà mẹ bỏ qua tìm hiểu “có nên dùng khăn ướt cho trẻ sơ sinh không?” bởi có thể sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

1. Có nên dùng khăn ướt cho trẻ sơ sinh không?

Việc sử dụng các loại khăn giấy khô có thể khiến da bé bị cọ xát mạnh dẫn đến trầy xước, bỏng rát, kích ứng da và đặc biệt là không làm sạch hoàn toàn bụi bẩn trên da bé. Chính vì thế, có nhiều lý do mà mẹ nên dùng khăn ướt cho trẻ sơ sinh. 

Thứ nhất, công dụng của khăn ướt giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên da bé sạch hơn khăn giấy khô nhờ có lượng nước thấm hút tốt hơn. Thứ hai, một công dụng khác của khăn giấy ướt là cấp ẩm, giúp da bé mềm mượt nhờ lượng nước cất bên trong khăn giấy. 

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu (1,2,5) cho biết các thành phần trong khăn ướt dành cho trẻ sơ sinh phải được các chuyên gia trong ngành lựa chọn cẩn thận dựa trên hồ sơ an toàn, khả năng gây dị ứng và khả năng dung nạp của trẻ. Hơn nữa, quy trình sản xuất khăn giấy ướt phải tuân thủ các nguyên tắc chất lượng do các tổ chức khoa học được công nhận thiết lập để đảm bảo khăn lau hoàn toàn sạch sẽ trước hoặc sau khi sử dụng. Ngoài ra, việc kiểm tra độ an toàn phải được thực hiện dựa trên các đặc điểm riêng biệt của da trẻ sơ sinh để đảm bảo khả năng dung nạp, khả năng gây kích ứng thấp và độ nhạy cảm của da với sản phẩm. Vì vậy mẹ có thể an tâm khi sử sụng khăn giấy ướt cho trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, có một số loại khăn giấy ướt chứa hóa chất có thể gây kích ứng da bé và gây ra các vấn đề về da ở bé. Nhiều mẹ không để ý đến các thành phần có trong sản phẩm sử dụng để chăm sóc da của bé mà gây ra các hậu quả đáng tiếc như trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp mặt, bé nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt… Vì vậy mẹ chỉ nên chọn những loại khăn giấy ướt chuyên dụng cho bé sơ sinh thôi nhé!

Có nên dùng khăn ướt cho trẻ sơ sinh không thì câu trả lời là có nhưng phải đảm bảo sử dụng khăn giấy an toàn, dành riêng cho trẻ sơ sinh
Có nên dùng khăn ướt cho trẻ sơ sinh không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, mẹ phải đảm bảo sử dụng khăn giấy an toàn, dành riêng cho trẻ sơ sinh

>> Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không?

2. Tiêu chí chọn khăn giấy ướt đúng cách cho trẻ sơ sinh

Khi chọn khăn giấy ướt dùng cho trẻ sơ sinh, có một số tiêu chí quan trọng mà cha mẹ nên xem xét để đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho bé. Cha mẹ nên chọn khăn giấy ướt cho trẻ sơ sinh theo các tiêu chí như:

  • Không chứa hóa chất gây kích ứng: Chọn các loại khăn giấy ướt không mùi cho trẻ sơ sinh, đồng thời cũng không chứa hóa chất như cồn, paraben, phthalate, và màu nhuộm gây kích ứng da. Hóa chất này có thể làm da trẻ nhạy cảm và gây kích ứng.
  • Sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh: Nên chọn dùng các loại khăn giấy ướt có thiết kế đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm dành riêng cho trẻ em thường được làm mềm và nhẹ nhàng, phù hợp với da nhạy cảm của bé.
  • Không mùi: Nên chọn khăn giấy ướt không mùi cho trẻ sơ sinh. Tránh chọn khăn giấy ướt có mùi hương mạnh. Một số mùi hương có thể gây kích ứng da của bé.
  • Độ ẩm và độ mềm: Mẹ nên dùng khăn giấy ướt có độ ẩm phù hợp và đủ mềm để làm sạch da cho trẻ sơ sinh mà không gây tổn thương hay kích ứng. Độ ẩm phù hợp giúp làm sạch hiệu quả mà không để lại cảm giác ướt quá lâu trên da bé.
  • Kích thước và độ dày: Chọn khăn giấy ướt có kích thước phù hợp và độ dày đủ để dễ dàng lau sạch vùng cần làm sạch trên cơ thể bé.
  • Sản phẩm đã được kiểm nghiệm và an toàn: Mẹ nên chọn dùng khăn giấy ướt từ các nhà sản xuất có uy tín và đã được kiểm nghiệm an toàn cho trẻ sơ sinh và thuộc các công ty/tổ chức có uy tín.
Chọn dùng khăn ướt cho trẻ sơ sinhh nên có các tiêu chí về thương hiệu, thành phần, độ an toàn
Chọn dùng khăn ướt cho trẻ sơ sinh nên có các tiêu chí về thương hiệu, thành phần, độ an toàn

Da trẻ rất dễ bị kích ứng bởi khá nhạy cảm. Mẹ có thể lưu lại bài viết này để khi cần thì sử dụng cho trẻ sơ sinh giúp con tránh được những mẩn ngứa khó chịu nhé: Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì trong hiệu quả “trong nháy mắt”?

3. Nguyên tắc và lưu ý khi sử dụng khăn ướt cho trẻ sơ sinh

Mặc dù mẹ nên dùng khăn giấy ướt để làm sạch da cho trẻ sơ sinh nhưng có một số nguyên tắc mẹ nên nhớ để đảm bảo an toàn cho da bé:

  • Sử dụng khi cần thiết: Sử dụng khăn giấy ướt khi cần làm sạch vùng da nhạy cảm như vùng mông, mặt và tay bé. Khăn giấy ướt có thể được sử dụng khi thay tã, lau mồ hôi hoặc lau sạch các vết bẩn nhẹ trên da. Không nên sử dụng khăn ướt để lau toàn thân bé mỗi ngày hoặc sử dụng quá thường xuyên vì có thể làm da bé bị kích ứng.
  • Không nên lau khăn ướt lên các vết thương: Một số thành phần trong khăn giấy ướt có thể ảnh hưởng xấu đến vết thương và gây ra nguy hiểm cho bé. Mẹ nên lưu ý tránh dùng khăn giấy ướt để lau vết thương, vết trầy cho trẻ sơ sinh. 
  • Đảm bảo tay cha mẹ và khăn ướt sạch sẽ: Trước khi sử dụng, hãy đảm bảo rằng tay của cha mẹ đã được rửa sạch và khô ráo. Hạn chế tiếp xúc khăn giấy ướt với bất kỳ bụi bẩn hoặc môi trường không hợp vệ sinh.
  • Lau nhẹ nhàng: Khi lau sạch da bé, hãy nhẹ nhàng lau vị trí cần lau trên da bé. Tránh dùng lực lau quá mạnh sẽ khiến da bé bị tổn thương.
  • Kiểm tra da bé: Theo dõi da bé sau khi sử dụng khăn giấy ướt. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu kích ứng, đỏ, hoặc mẩn ngứa trên da, ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

[inline_article id=324954]

Hy vọng qua bài viết này mẹ sẽ không còn băn khoăn với câu hỏi có nên dùng khăn ướt cho trẻ sơ sinh không nữa và đã biết cách lựa chọn cũng như sử dụng khăn ướt cho bé hiệu quả hơn. 

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ ở mỗi tháng tuổi để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

Categories
Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bí quyết đưa bé “vào nếp EASY” để bé khỏe, mẹ nhàn tênh

Phương pháp EASY – “Tuyệt chiêu” chăm bé khỏe, mẹ nhàn tênh

EASY là chuỗi chu kỳ sinh hoạt trong một ngày của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chu kỳ này diễn ra theo một thứ tự cụ thể từ lúc bé thức dậy vào buổi sáng cho đến khi đi ngủ vào ban đêm [1], gồm các hoạt động:

  • E (Eat): Cho bé ăn sữa đúng lúc và đủ lượng theo từng giai đoạn. Chẳng hạn, với các bé dưới 6 tuần tuổi, bạn có thể cho bé bú mỗi 2,5 – 3 tiếng trong ngày, mỗi cữ bú khoảng 45 phút và 2 – 3 cữ bú đêm theo nhu cầu của bé. Với các bé từ 6 tuần đến 4 tháng, bạn có thể cho bé bú sau mỗi 3 – 3,5 tiếng, mỗi lần bú khoảng 30 phút với 1 – 2 cữ bú đêm theo nhu cầu của con. Còn với bé từ 4 – 6 tháng, mỗi cữ bú sẽ cách nhau khoảng 4 giờ, thời gian bú tối đa là 20 phút [2].
  • A (Activity): Cho bé chơi đùa, vận động. Sau khi con bú no, bạn cần vỗ ợ hơi cho bé, thay tã rồi cho bé vui chơi, vận động. Thời gian hoạt động này sẽ bao gồm cả thời gian thực hiện các trình tự chuẩn bị đi ngủ [1].
  • S (Sleep): Cho bé ngủ đúng lúc bởi ngủ là khoảng thời gian quý giá để con tăng trưởng và phát triển trí não [1]. Với các bé từ sơ sinh đến 1 tháng, tổng thời gian ngủ ban đêm là từ 8 – 9 tiếng, ban ngày là từ 7 – 8 tiếng. Còn với bé từ 3 – 6 tháng, tổng thời gian ngủ ban đêm là 9 – 10 tiếng, ban ngày là 4 – 5 tiếng. Ngoài ra, sau 3 tháng, bé cũng sẽ bắt đầu ngủ xuyên đêm [3].
  • Y (Your time): Thời gian mẹ dành để thư giãn, nghỉ ngơi một cách chủ động sau khi bé ngủ [1].

Như vậy, có thể hiểu phương pháp pháp nuôi con EASY là phương pháp rèn luyện nếp ăn ngủ lành mạnh, khoa học cho bé ngay từ khi con còn nhỏ. Hiện phương pháp này được nhiều mẹ bỉm ưa chuộng và được áp dụng rộng rãi bởi nuôi con EASY mang đến nhiều lợi ích như [1]:

nuôi con easy

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nuôi con EASY giúp bé hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, nề nếp. Khi các hoạt động trong ngày diễn ra một cách tuần tự, bé sẽ dần hình thành nhịp sinh học, bé sẽ hiểu sau khi bú xong, mình sẽ được vui chơi, sau khi chơi mệt sẽ được ngủ. Điều này giúp bé thấy chủ động, tự tin hơn bởi bé sẽ biết được việc gì sắp diễn ra. Ngoài ra, đây cũng sẽ là nền tảng để bé xây dựng lòng tin với mẹ hoặc người chăm sóc.
  • Đối với mẹ: Nuôi con EASY giúp bạn dễ theo dõi sinh hoạt của con. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu ý con hơn, chẳng hạn chỉ cần nghe con khóc là có thể “đọc vị” được “nỗi lòng” của con, biết là con đang đói, cần thay tã, buồn ngủ… Việc nắm bắt đúng nhu cầu sẽ giúp bạn thấy thoải mái, bớt áp lực khi chăm bé. Ngoài ra, việc rèn nếp ăn ngủ cho bé cũng giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi, làm việc mình thích. Từ đó, hành trình nuôi con sẽ đỡ vất vả hơn!

Đưa bé “vào nếp Easy” như thế nào để bé khỏe, mẹ nhàn tênh?

Thực tế, dù mang đến nhiều lợi ích nhưng nhiều mẹ chia sẻ ở giai đoạn đầu, việc rèn con vào nếp EASY không dễ bởi bé thường quấy khóc nhiều, không chịu ngủ theo lịch trình mà mẹ mong muốn. Nếu cũng đang gặp tình huống này, hãy thử áp dụng 2 bí quyết quan trọng giúp đưa con vào nếp EASY đơn giản, hiệu quả dưới đây nhé:

1. Trang bị bụng khỏe cho bé với nguồn dinh dưỡng tốt nhất

Đây là bí kíp quan trọng mà nhiều mẹ không ngờ tới. Ở trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên con hay khó chịu ở bụng, đặc biệt hay gặp các vấn đề tiêu hóa như trớ, ọc sữa, chướng bụng, đầy hơi… [4]. Điều này dẫn đến việc gián đoạn giấc ngủ và khó theo được lịch ăn lịch ngủ mà mẹ mong muốn. Do đó, để đưa bé vào nếp EASY hiệu quả, mẹ sẽ cần “chăm chút” nhiều hơn cho chiếc bụng nhỏ của con.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính để con tăng trưởng và phát triển. Do đó, để con có chiếc bụng khỏe, êm ái, mẹ cần chú ý đến sữa mà con đang dùng. Ưu tiên hàng đầu vẫn là sữa mẹ vì sữa mẹ không chỉ cung cấp đủ dưỡng chất và kháng thể để bảo vệ con mà đạm sữa mẹ còn mềm, nhỏ, dễ tiêu hóa nên bé bú mẹ sẽ ít gặp các vấn đề như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu….[5].

Luyện bé tự ngủ vào thời điểm thích hợp

Với trẻ nhỏ, bạn có thể bắt đầu tập cho bé tự ngủ khi bé được khoảng 4 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, bé đã biết cách tự “xoa dịu” bản thân, tự đi vào giấc ngủ, ngoài ra, lúc này chu kỳ giấc của bé cũng bắt đầu trưởng thành [6]. Để bé tự ngủ ngoan và nhanh vào nếp EASY, mẹ có thể thử áp dụng các mẹo sau [6], [7]:

  • Xây dựng lịch trình đi ngủ đều đặn, nhất quán: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không có khái niệm về ban đêm, tuy nhiên, nếu bạn phát triển thói quen đi ngủ cho bé, bé sẽ biết được việc gì sắp diễn ra. Bạn có thể xây dựng lịch trình đi ngủ với 3 – 4 hoạt động nhẹ nhàng như tắm nước ấm, đọc sách, hát ru và đi ngủ.
  • Đặt bé vào cũi khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ: Bạn cần chú ý theo dõi các biểu hiện cho thấy bé buồn ngủ như mệt mỏi, dụi mắt, ngáp…. Khi thấy con các biểu hiện này, hãy đặt bé vào cũi. Việc này sẽ giúp trẻ liên kết việc buồn ngủ với quá trình chìm vào giấc ngủ.
  • Không bế con lên khi bé khóc giữa đêm để tránh gián đoạn giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu bé khóc quá lâu, không tự nín và ngủ lại, bạn cần kiểm tra bé xem bé có đang gặp vấn đề gì không. Ngoài ra, lúc này, bạn hãy ôm, xoa dịu để bé ngủ lại.
  • Tạo cho trẻ môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái, nhiệt độ và ánh sáng phù hợp. Với các trẻ nhỏ, ba mẹ nên bỏ hết gối, đồ chơi nhồi bông ra khỏi cũi.

Trên đây là một số bí quyết rèn con vào nếp EASY đơn giản, hiệu quả mà Marry Baby muốn chia sẻ cùng bạn. Ở giai đoạn đầu, việc rèn con vào nếp sẽ cần sự kiên nhẫn từ mẹ. Tuy nhiên, khi bé đã vào nếp, việc nuôi con của mẹ sẽ bớt áp lực hơn cũng như bé sẽ bú tốt, ngủ ngoan và qua đó phát triển khỏe mạnh hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có an toàn không?

Để tìm hiểu rõ hơn lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì, lấy máu gót chân xét nghiệm những bệnh gì, lấy máu gót chân có an toàn không, bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu dưới đây nhé. 

1. Lấy máu gót chân là gì?

Lấy máu gót chân là một thủ thuật y khoa được thực hiện để lấy một lượng nhỏ máu từ gót chân của trẻ sơ sinh. Thủ thuật lấy máu gót chân thường được thực hiện khi trẻ sơ sinh được 24-72 giờ tuổi. Bác sĩ sẽ sử dụng một kim tiêm nhỏ để chích vào gót chân của trẻ, lấy một lượng máu nhỏ khoảng 2-3 giọt. Máu sau đó sẽ được thấm vào giấy chuyên dụng và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Vì sao phải lấy máu ở gót chân mà không phải vị trí khác?

Việc xét nghiệm nên lấy máu ở gót chân của trẻ sơ sinh là do một số nguyên nhân như:

  • Gót chân của trẻ sơ sinh có một mạch máu lớn, được gọi là tĩnh mạch gót chân. Mạch máu này nằm gần bề mặt da, giúp việc lấy máu dễ dàng và ít xâm lấn hơn.
  • Máu ở gót chân có hàm lượng cao hơn so với máu ở các bộ phận khác của cơ thể. Điều này giúp các chất cần được xét nghiệm hòa tan dễ dàng hơn trong máu, giúp kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
  • Gót chân của trẻ sơ sinh ít nhạy cảm với đau hơn so với các bộ phận khác của cơ thể. Điều này giúp giảm đau và khó chịu cho trẻ trong quá trình lấy máu.

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì?

>> Mẹ xem thêm: Cách nhận biết trẻ sơ sinh da trắng đẹp như Bạch Tuyết

2. Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì?

Lấy máu gót chân xét nghiệm những bệnh gì? Việc lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh để làm xét nghiệm có thể giúp phát hiện ra một số bệnh nguy hiểm trẻ sơ sinh đang mắc phải và tiến hành ngăn ngừa, chữa trị kịp thời. Lấy máu gót chân có thể phát hiện ra các bệnh như:

  • Suy giáp bẩm sinh (Congenital hypothyroidism): Suy giáp bẩm sinh xảy ra khi cơ thể trẻ không thể sản xuất đủ số lượng hormone tuyến giáp (thyroxine hay T4), để duy trì các hoạt động chuyển hóa, phát triển thể chất và thần kinh một cách bình thường.
  • Thiếu hụt men G6PD: là một bệnh lý di truyền do gen lặn trên nhiễm sắc thể X, dẫn tới giảm hoặc mất khả năng tổng hợp men G6PD. Khi cơ thể không sản xuất đủ men G6PD hồng cầu dễ bị phá vỡ hàng loạt khi gặp phải các tác nhân có tính oxy hóa mạnh từ thức ăn hoặc thuốc, thiếu máu gây ra các bệnh vàng da, bệnh lý về não, có thể gây tử vong cao,…
  • Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH): là bệnh di truyền do rối loạn tổng hợp hormone vỏ thượng thận, gây ảnh hưởng tới sự phát triển cơ quan sinh dục hoặc quá trình dậy thì của trẻ.
  • Xơ cứng củ (Tuberous sclerosis): là một rối loạn di truyền hiếm gặp, thường xuất hiện ngay sau sinh. Bệnh khiến não và tủy sống trẻ sơ sinh phát triển không bình thường, có thể dẫn đến các vấn đề về vận động, trí tuệ và hành vi.
  • Phenylketonuria (PKU): là một rối loạn chuyển hóa axit amin. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không thể phân hủy một axit amin có tên là phenylalanine, dẫn đến các vấn đề về phát triển trí tuệ và hành vi.
  • Thiếu hụt biotinidase: là một loại rối loạn di truyền ảnh hưởng đến việc tái sử dụng và tái sản xuất vitamin biotin. Thiếu men Biotinidase có thể dẫn đến các vấn đề về da, tóc và móng. Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì thì chính là để chữa trị bệnh kịp thời và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm (SCD): một bệnh di truyền do rối loạn lặn Mendel, khiến các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường. Bệnh hồng cầu hình liềm có thể dẫn đến các cơn đau cấp tính và các biến chứng khác.
  • Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin (AAT): thiếu bẩm sinh hệ thống antiproteinase của phổi, alpha-1 antitrypsin, dẫn đến sự gia tăng sự hủy hoại của mô, có thể tiến triển thành bệnh gan, thường gây ra các triệu chứng gây vàng da và vàng mắt.
  • Dư axit hữu cơ máu: Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì thì là để phát hiện ra lượng axit hữu cơ trong máu bé có dư thừa không. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit hữu cơ, có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh và phát triển.
 Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì?
Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì?

Bổ sung thêm cho ý lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì thì xét nghiệm lấy máu gót chân còn mang đến 1 số lợi ích như:

  • Phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp trẻ được điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
  • Giảm tỷ lệ tử vong và khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
  • Tăng chất lượng cuộc sống cho trẻ sơ sinh và gia đình.

Ngoài lấy máu gót chân, có một cách để nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh khá chuẩn xác đó là nhìn màu sắc và mùi phân của trẻ để chẩn đoán bệnh.

[inline_article id=188553]

3. Lấy máu gót chân có nguy hiểm không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì thì mẹ đã biết rồi. Nhưng liệu nó có an toàn? Câu trả lời là AN TOÀN. Lấy máu gót chân là một thủ thuật y tế an toàn và hiệu quả để sàng lọc các bệnh lý bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Các rủi ro tiềm ẩn của thủ thuật này là rất thấp và có thể được giảm thiểu bằng cách chọn bác sĩ hoặc nhân viên y tế có kinh nghiệm và theo dõi gót chân của trẻ sau khi lấy máu.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ có thể bị chảy máu nhẹ hoặc bị bầm tím ở gót chân.

Cắt tóc máu liệu có liên quan gì đến lấy máu gót chân không? Mẹ có thể đọc Tóc máu là gì? Có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh?

4. Quy trình lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì mẹ đã biết rồi. Vậy quy trình lấy máu gót chân diễn ra như thế nào? Quy trình này được thực hiện bởi một bác sĩ hoặc nhân viên y tế có kinh nghiệm.

Các bước thực hiện bao gồm:

  • Chuẩn bị: Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ rửa tay sạch sẽ và chuẩn bị dụng cụ lấy máu, bao gồm kim tiêm, ống tiêm và giấy thấm máu.
  • Gây tê: Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ sử dụng một tăm bông thấm cồn để sát trùng gót chân của trẻ. Sau đó, họ sẽ nhỏ một giọt thuốc tê vào gót chân của trẻ. Thuốc tê sẽ bắt đầu có tác dụng trong vòng vài phút.
  • Lấy máu: Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ dùng kim tiêm nhỏ chích vào gót chân của trẻ để lấy một lượng máu nhỏ khoảng 2-3 giọt. Máu sau đó sẽ được thấm vào giấy thấm máu.
  • Băng bó: Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ băng bó gót chân của trẻ để ngăn chảy máu.

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì?

Sau khi lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh xong, trẻ có thể bị chảy máu nhẹ hoặc bị bầm tím ở gót chân. Vậy cha mẹ cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng này? Cha mẹ có thể làm theo các hướng dẫn sau để chăm sóc trẻ:

  • Dùng gạc sạch ấn nhẹ vào gót chân của trẻ trong vài phút.
  • Nếu trẻ bị chảy máu nhiều, hãy băng bó gót chân của trẻ bằng gạc sạch và băng dính.
  • Theo dõi gót chân của trẻ trong vài giờ để đảm bảo không bị chảy máu nhiều.

5. Bao lâu nhận được kết quả lấy máu gót chân?

Thời gian nhận được kết quả lấy máu gót chân phụ thuộc vào cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm. Thông thường, kết quả xét nghiệm sẽ được trả trong vòng 7-10 ngày. Tuy nhiên, một số cơ sở y tế có thể trả kết quả sớm hơn hoặc muộn hơn.

Tại Việt Nam, xét nghiệm lấy máu gót chân được thực hiện miễn phí cho tất cả trẻ sơ sinh sinh ra tại các cơ sở y tế công lập. Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi đến gia đình qua đường bưu điện hoặc được thông báo trực tiếp tại bệnh viện.

Nếu trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính, tức là trẻ có thể mắc một hoặc nhiều bệnh lý bẩm sinh được xét nghiệm. Trong trường hợp này, trẻ cần được kiểm tra thêm để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc của mẹ về vấn đề lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì cũng như độ an toàn, quy trình lấy máu để mẹ an tâm hơn. Việc chăm sóc sức khỏe bé sơ sinh đòi hỏi nhiều công sức, nhẫn nại. Cha mẹ hãy cố gắng lên nhé!

[inline_article id=683]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Hướng dẫn mẹ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách, sạch khuẩn

Trước khi tìm hiểu cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể muốn tìm hiểu tại sao nên rơ lưỡi cho trẻ, có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và khi nào nên rơ lưỡi cho bé.

Tại sao nên rơ lưỡi cho trẻ?

Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào lối sống lành mạnh tổng thể. Cha mẹ không chăm sóc sức khỏe răng miệng của con đúng cách, vi trùng và vi khuẩn có hại sẽ tăng lên, dẫn đến các vấn đề liên quan đến nướu, răng và lưỡi ở trẻ.

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Cha mẹ biết cách rơ lưỡi cho bé sẽ giúp loại bỏ các mảng bám không cần thiết. Ngoài ra, bé cũng giảm hôi miệng và tích tụ vi khuẩn trong vòm họng. Cách làm sạch lưỡi bị trắng cho trẻ sơ sinh còn giúp trẻ không bị tưa lưỡi – một tình trạng khiến trẻ khó chịu do đau ở khoang miệng, khiến bé bỏ bú mẹ. Đặc biệt, trẻ bị tưa lưỡi có thể lây qua cho mẹ khi bú. Vú của mẹ bị nhiễm nấm, dẫn đến đau rát núm vú rất khó chịu.

Do đó, điều quan trọng là phải tập thói quen vệ sinh răng miệng cho con thường xuyên ngay từ khi bé còn nhỏ.

>> Xem thêm: 8 sai lầm khi vệ sinh răng miệng cho trẻ

Khi nào nên rơ lưỡi cho bé?

Trẻ sơ sinh thường rơ lưỡi từ 4-6 tháng tuổi, nhưng thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trẻ. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc khi nào nên rơ lưỡi cho trẻ cũng như hỏi về cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật.

Số lần rơ lưỡi trong ngày cho bé sẽ khác nhau tùy trường hợp:

  • Bé bú hoàn toàn sữa mẹ: Để đảm bảo vệ sinh răng miệng thì mỗi ngày tối thiểu 2 lần. Các lần sáng – tối, lúc bé thức giấc và sau cữ sữa tối, nếu con không có bệnh lý răng miệng.
  • Bé vừa bú mẹ vừa bú bình: Mỗi ngày cần rơ lưỡi cho bé 2 lần: sau khi tắm và sau khi bú bình xong.
  • Bé bú bình: Cần quan sát vào tình trạng cặn sữa bám trên niêm mạc lưỡi, số lần trung bình là 2 – 3 lần/ngày. Bởi vì sữa bột rất dễ bị đóng cặn gây tưa lưỡi, khiến bé dễ bị viêm họng, viêm lưỡi và bỏ bú.

>> Xem thêm: Bé không chịu bú bình phải làm sao? Giải pháp hay cho mẹ

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
  • Trước khi vệ sinh lưỡi cho trẻ, hãy đảm bảo tay bạn sạch sẽ. Chuẩn bị nước ấm trong một cái bát.
  • Lấy một miếng gạc nhỏ có thể sử dụng được và quấn quanh ngón tay. Làm ẩm gạc trong nước ấm. Dụng cụ làm sạch lưỡi cho bé cũng có loại được thiết kế đặc biệt, chuyên dụng để rơ lưỡi cho bé. 
  • Sau đó, đặt ngón tay lên lưỡi và chà nhẹ nhàng trên bề mặt lưỡi của bé theo chuyển động tròn. Sau khi làm sạch lưỡi, xoay ngón tay xung quanh và massage nhẹ nhàng hai bên má, nướu và răng.
  • Nếu có cặn bám khó loại bỏ thì cần phải sử dụng chất làm sạch theo hướng dẫn từ bác sĩ. Tránh sử dụng các sản phẩm có chất fluoride vì bé có thể ăn phải.
  • Thực hiện quy trình vệ sinh này ít nhất một lần trong ngày, đặc biệt là sau khi cho ăn.
  • Tránh sử dụng kem đánh răng chống tạo bọt vì có thể gây kích ứng cho bé.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì? 

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch? Dưới đây là một số phương pháp cùng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả;

1. Dụng cụ rơ lưỡi

Gạc rơ lưỡi là dụng cụ không thể thiếu khi vệ sinh răng miệng cho bé. Trên thị trường hiện nay rất nhiều loại gạc rơ lưỡi đa dạng với giá thành tương đối thấp. Bạn cần tìm hiểu kỹ và mua tại các nhà thuốc uy tín. Chú ý gạc rơ lưỡi cho bé được sản xuất để dùng 1 lần nên sau khi rơ lưỡi cho bé không nên tái sử dụng.

Dùng dụng cụ rơ lưỡi cho bé sơ sinh

2. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ dành cho trẻ ở độ tuổi từ 5 tháng trở lên. 

  • Đầu tiên, bạn rửa sạch lá hẹ sau đó cho vào nồi nước đun sôi rồi vớt lá hẹ ra giã nhuyễn.
  • Thêm vào phần lá hẹ đã được giã nhuyễn ở trên chút nước lá hẹ vừa đun sôi rồi vắt lấy nước và dùng nước này để rơ lưỡi.
  • Rửa sạch sẽ tay của mình sau đó lấy gạc rơ lưỡi nhúng vào trong nước hẹ rồi rơ lưỡi cho bé.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

3. Rơ lưỡi bằng rau ngót

  • Để thực hiện, bạn rửa sạch một nắm lá rau ngót, sau đó đun với nước muối loãng cho sôi tầm 3 phút thì tắt bếp. 
  • Đợi nước nguội, đổ nước vào rau ngót vào máy xay, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước để rơ lưỡi bé vào buổi sáng và tối. Cách rơ lưỡi cho bé bằng nước rau ngót này giúp loại bỏ các mảng bám trên lưỡi bé.

Lưu ý là phương pháp chỉ áp dụng khi con được từ 5 tháng tuổi trở lên. Bởi vì rau ngót có thể gây kích thích đường ruột, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần…

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi? Nguyên nhân và cách rơ lưỡi cho trẻ

4. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Với thành phần bao gồm Natri Clorua và nước cất tinh khiết, nước muối sinh lý có tính diệt khuẩn cao giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám, làm sạch khoang miệng của bé. 

Bạn cần lựa chọn gạc rơ lưỡi và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé.

  • Sau đó, đeo gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý 0.9% thấm đều gạc.
  • Bạn bế bé lên, cho con ngả đầu lên tay còn lại và giữ con cố định. Lưu ý không nên để trẻ nằm khi rơ lưỡi để hạn chế nôn trớ.
  • Bạn đặt ngón tay nhẹ nhàng lên môi dưới của bé để bé mở miệng. Sau đó, đưa ngón tay đeo gạc vào và rơ lưỡi cho con từ nướu đến xung quanh miệng và cuối cùng là lưỡi.

>> Xem thêm: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong: Tác hại khôn lường!

5. Rơ lưỡi bằng lá trà xanh

Cách rơ lưỡi cho bé bằng lá trà xanh

Trà xanh cũng là một trong những  cách rơ lưỡi cho bé cực kỳ tốt. 

  • Bạn hãy rửa sạch lá trà xanh, đun sôi cùng muối khoảng vài phút cho lá trà phai ra. 
  • Sau đó, để nước trà nguội bớt, rồi lấy nước này rơ lưỡi cho bé hàng ngày. 

Các tinh chất có trong lá trà xanh giúp sát khuẩn tự nhiên cho nên rất tốt để trị tưa lưỡi cho bé. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp cho bé từ 6 tháng trở lên.

>> Xem thêm: Bà bầu có nên uống nước trà xanh? Uống trà xanh như thế nào thì đúng cách?

Lưu ý khi rơ lưỡi cho bé

Ngoài vài cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh kể trên, bạn cũng cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Chỉ sử dụng bình sữa vào thời điểm cho ăn, không sử dụng bình sữa hoặc núm vú giả.
  • Nếu bé ngủ quên khi đang bú, hãy lấy vú ra khỏi miệng bé.
  • Khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, tránh cho trẻ bú đêm và cho trẻ bú thường xuyên theo nhu cầu.
  • Cách rơ lưỡi cho bé: tập cho bé cai sữa từ bú bình sang cốc khi được 12 tháng tuổi.
  • Tránh cho trẻ dưới 12 tháng uống đồ uống có đường, nước trái cây hoặc nước lọc. Chỉ cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. .Mẹ cũng không nên thêm mật ong vào đồ uống của trẻ.
  • Sau 12 tháng, cho uống nước giữa các bữa ăn. Súc miệng bằng nước sau khi con ăn. Khi con lớn hơn, hãy cho con ăn nhiều trái cây và rau sống, phô mai và sữa chua vào bữa ăn nhẹ. Hạn chế các thức ăn mềm, nhiều tinh bột dễ dính răng.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là một kỹ năng quan trọng mà ba mẹ nên nắm vững để đảm bảo bé phòng tránh được các bệnh về răng miệng. Hãy luôn tìm kiếm hướng dẫn và hỗ trợ từ bác sĩ hoặc người có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và sự phát triển tốt cho bé yêu của bạn.