Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bé hay nôn trớ: Bình tĩnh mẹ ơi!

Có hàng trăm nguyên nhân làm cho bé bị nôn trớ, nhưng hầu hết các trường hợp đều không đáng lo ngại. Và tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân, mẹ sẽ có những cách khác nhau để giúp đỡ bé

Vì sao con nôn trớ nhiều thế?

Tất cả chúng ta đều có phản xạ nôn – đó là một loại phản ứng tự động của cơ thể nhằm chống lại nguy cơ bị hóc, nghẹn. Khi bé tròn 4 đến 6 tháng tuổi, phản xạ khiến bé đẩy lưỡi về phía trước mỗi khi cổ họng bị kích thích sẽ được hình thành. Phản xạ đẩy lưỡi về phía trước này có thể khiến cho việc cho bé ăn trở nên khó khăn hơn. Việc bé hay nôn trớ hay nhả những muỗng thức ăn đầu ra khỏi miệng đều là những chuyện rất bình thường. Như vậy, nôn trớ trước hết là một phản xạ tự nhiên của cơ thể.

Một nguyên nhân khác khiến con hay bị nôn là do mẹ đã ép bé ăn quá nhiều. Ăn thêm khi bé đã no hoặc mẹ đút cho bé một muỗng quá đầy, cho bé ăn những thứ bé không thích đều có thể khiến bé nôn ọe.

Bé hay nôn trớ
Dạ dày của các bé sơ sinh có kích thước nhỏ và nằm ngang, đây là điều kiện thuận lợi để thức ăn dễ trào trở ra sau khi bé ăn

Nhiều bé còn thích đưa ngón tay vào miệng mình để khám phá, hoặc cho một món đồ chơi nào đó vào miệng để xem mình có thể ngậm được bao nhiêu đồ chơi dẫn đến miệng há ra quá mức và phản xạ nôn ói cũng sẽ xảy ra ngay sau đó.

Trong thời gian mới sinh, một số trẻ sơ sinh vẫn sẽ nôn ọe khi được cho bú mẹ hay uống sữa bình, đặc biệt là khi bé uống quá nhanh và nuốt quá nhiều không khí. Trong trường hợp này, mẹ nên cho bé ợ hơi thường xuyên để tránh sữa trào lên, khiến bé nôn ói.

[inline_article id=104195]

Cách giảm nôn trớ hiệu quả

Mẹ nên cố gắng để bé thư giãn trong lúc cho bé ăn và đừng ép bé ăn nhiều hơn. Nếu cho bé uống sữa bình, nhớ đảm bảo núm ti giả phải có kích thước phù hợp. Nếu nó quá lớn, bé sẽ phải uống quá nhiều sữa trong một lần mút và dễ nôn hơn.

Khi ăn dặm, mẹ nên đảm bảo bé phải đủ cứng cáp trước khi cho bé tập ăn. Ít nhất thì bé phải được 4 hay 6 tháng tuổi và có thể ngồi thật vững với sự trợ giúp. Khi bé đã sẵn sàng, bắt đầu bón cho bé một muỗng nhỏ thức ăn. Nên đút một muỗng nhỏ với một ít thức ăn ở đầu lưỡi của bé thay vì đưa hẳn một muỗng đầy vào miệng bé. Bằng cách này, bé sẽ ngậm được toàn bộ thức ăn vào miệng mà không sợ bị kích thích cuống họng gây nôn trớ.

Việc bé nhè thức ăn ra ngoài không có nghĩa là bé không thích nó, có thể bé chỉ đang khám phá một cách ăn mới mà thôi. Lưu ý, nên cho bé ăn chầm chậm cho tới khi bé no.

Sau vài lần thử, bé sẽ bắt đầu sử dụng lưỡi để đưa thức ăn vào miệng. Nếu bé vẫn gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn sau một tuần, có thể bé vẫn chưa đủ cứng cáp để tập ăn.

Một khi bé đã sẵn sàng để gia nhập bữa ăn cùng gia đình, hãy tiếp tục theo dõi để chắc rằng bé không bị nôn ọe hay hóc, nghẹn trong khi ăn. Cắt thức ăn thành những miếng nhỏ vừa miệng và tránh những thức ăn có thể gây hóc, nghẹn như nho trái, nho khô, quả olive, các loại hạt và bỏng ngô. Một miếng nhỏ hot dog cũng có thể gây nghẹn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

[inline_article id=104681]

Một điều mà các mẹ luôn ghi nhớ đó là không bao giờ rời khỏi phòng khi con đang ăn, đặc biệt là với những bé hay nôn trớ. Và nếu bé vẫn thường nôn ọe khi bé vừa ăn vừa uống, thì mẹ chỉ nên cho bé uống nước sau khi bé ăn xong bữa.

Hầu hết mọi bé đều ít nôn ọe hơn khi đã quen với việc ăn dặm. Nếu bé vẫn nôn ọe hay hóc nghẹn với những món ăn nghiền nhuyễn, mẹ nên thử đến gặp bác sỹ để kiểm tra thêm về thể chất cho bé.