Bé nuốt phải kem chống hăm
Nuốt một lượng nhỏ kem chống hăm có thể khiến bé buồn nôn, mửa hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, trong hầu hết các ca, những tác dụng phụ này không xảy ra. Nếu bé đã nuốt nhiều kem, cần gọi ngay cho bác sĩ nhi khoa, đặc biệt nếu trẻ nôn mửa hơn 1 lần hoặc liên tục bị tiêu chảy. Còn nếu con đột nhiên nghẹt thở, bạn cần nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu.
>> Xem thêm: Các sản phẩm cho bé hăm tã
Kem dính vào mắt
Nếu trẻ bôi kem chống hăm trúng mắt, có thể mắt bé sẽ bị rát dẫn đến đau đớn, đỏ tấy và sưng phồng. Cần rửa mắt cho bé trong 15 phút bằng nước ấm, nhớ là nước chỉ ấm khoảng bằng nhiệt độ cơ thể thôi nhé. Quấn một chiếc khăn lớn quanh bé để giữ cho bé không huơ tay lộn xộn trong quá trình này. Đặt bé nằm ngửa và đổ nước vào mắt bé mà không để nước dốc vô mũi. Gọi cho bác sỹ và làm theo hướng dẫn để biết con có cần được chăm sóc y tế nhiều hơn nữa hay không.
Rửa sạch
Kem chống hăm đang bám dính vào da bé theo đúng nghĩa đen. Dù chuyện thoa kem là cách tuyệt vời để bảo vệ vùng da bị hăm, nhưng sẽ không hay khi bé bôi kem khắp người. Dầu khoáng và dầu dưỡng da em bé (baby oil) có thể loại bỏ lượng kem chống hăm dư thừa. Mẹ cần lau sạch hết mức có thể bằng khăn giấy hoặc vải mềm trước khi dùng đến dầu nhé!
Giặt sạch quần áo và đồ đạc
Kem chống hăm rất nhờn, nên nó tạo ra những vệt màu khó tẩy. Với quần áo, bạn nên dùng một sản phẩm giảm nhờn được sản xuất để tẩy bỏ vết ố khỏi trang phục. Với thảm hoặc đồ đạc trong già, hãy cạo sạch hết mức có thể, sau đó rải chất hút thu như baking soda hoặc bột ngô lên vùng dính kem chống hăm. Để yên trong 10-15 phút rồi làm sạch vùng này. Kế tiếp, dùng một loại dung môi giặt khô. Nếu vết ố vẫn bám dai dẳng, bạn hãy pha hỗn hợp gồm 1 thìa xúp nước tẩy bát đĩa và 1 thìa xúp giấm trắng cùng 2 cốc nước ấm. Cọ sạch chỗ dơ bằng hỗn hợp, sau đó rửa bằng nước lạnh. Bạn cần tẩy các vệt bẩn càng nhanh càng tốt để không cho chúng có thời gian ngấm vào đồ đạc.
MarryBaby