Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những lưu ý khi chọn kem chống hăm cho bé

Đi tìm nguyên nhân con bị hăm tã

Hiện tượng hăm tã thường xảy ra ở khu vực bé mặc tã với 3 nguyên nhân chủ yếu: kích ứng, nhiễm trùng hoặc dị ứng.

Kích ứng

Hiện tượng cọ xát quá lâu giữa tã với da khiến cho da bị tổn thương, kích ứng nơi vùng da tiếp xúc với những đường viền của tã.

Nhiễm trùng

Nước tiểu làm thay đổi độ pH của da, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển dễ dàng hơn. Lớp màng ngăn tã không thông thoáng cũng gây cản trở sự lưu thông không khí, tạo ra một môi trường ẩm ướt, nóng nực thuận lợi cho vi khuẩn và nấm có thể phát triển mạnh – gây hăm tã.

Dị ứng

Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm cũng có thể là nguyên nhân. Một số loại chất tẩy rửa, xà phòng, tã (hoặc thuốc nhuộm từ tã), hoặc khăn lau em bé có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm, nguyên nhân gây hăm tã.Kem EmBé trị hăm tã cho bé

Hăm tã cũng có thể do nấm Candida albicans gây ra với những biểu hiện: khoảng da màu đỏ, hơi nhô lên và có những chấm nhỏ đỏ trải dài ra xung quanh. Nó thường bắt đầu ở những nếp gấp sâu của da và có thể lan ra vùng da xung quanh.

Ngoài ra, hiện tượng tiêu chảy hay việc dùng kháng sinh cũng có thể làm cho tình trạng hăm tã trở nên tồi tệ hơn.

Điều trị hăm tã cho trẻ bằng kem chống hăm

Cách đơn giản được nhiều cha mẹ áp dụng trong việc điều trị hăm tã cho trẻ, đó là bôi kem chống hăm để làm dịu ngay cảm giác khó chịu mà bé đang chịu đựng.

Trong việc lựa chọn loại kem chống hăm cho  trẻ sơ sinh, cha mẹ thường ưu tiên những loại kem có chứa các thành phần thảo dược từ thiên nhiên. Một trong những sản phẩm kem trị hăm tã được cha mẹ tin dùng và truyền tai nhau, đó là Kem EmBé – Sản phẩm chống viêm thảo dược với những thành phần lành tính, vô cùng dịu nhẹ với làn da mỏng manh của bé.Kem EmBé trị hăm tã cho bé

Trong Kem EmBé có chứa thành phần Nano curcumin (tinh nghệ nano) kết hợp với tinh chất Cúc La Mã, bộ đôi chống viêm kháng khuẩn tự nhiên, giúp bảo vệ mông của bé khỏi sự “tấn công” bên ngoài (như nước tiểu, phân hay ma sát).

Sau mỗi lần tắm cho bé hoặc sau khi bé đi nặng, mẹ nên rửa sạch, lau khô cho bé bằng khăn bông dịu nhẹ. Kế đến, mẹ thoa một lớp Kem EmBé mỏng lên làn da để bé luôn được bảo vệ. Mẹ không nên đợi đến khi bé bị hăm, mẩn đỏ mới bôi mà có thể dùng Kem EmBé như kem dưỡng da hàng ngày cho bé.

Bên cạnh đó, kem còn có thành phần Dexpanthenol (hoặc tiền Vitamin B5), Allatonin cung cấp các yếu tố cần thiết cho sự tái sinh của da. Trong quá trình hoạt động, hợp chất này phát huy công dụng thúc đẩy tái tạo tế bào và sửa chữa biểu mô da, giúp cho tình trạng hăm ngứa, mẩn đỏ sẽ nhanh chóng được thổi bay.

Với những bé đang bị hăm tã, mẹ nên nhẹ nhàng làm sạch vùng da mặc tã bằng xà bông dành cho da nhạy cảm với nước và lau khô nhẹ nhàng. Chờ làn da khô hẳn, mẹ lấy một ít Kem EmBé bôi lên vùng da bị tổn thương. Với tình trạng da hăm nặng, mẹ nên bôi lớp dày hơn một chút để kem có thể phát huy công dụng nhanh chóng.

Chị Kim Ngọc vui mừng chia sẻ: “Từ ngày biết đến Kem EmBé là trong nhà lúc nào cũng phải có vài lọ để dành bôi cho Tôm! Này nhé, kem không những trị hăm tã rất hiểu quả mà còn giúp bé trị rôm sảy, muỗi đốt, kem làm mát và dịu da nhanh cực luôn! Mẹ nào chưa có thì sắm ngay một lọ để ở nhà nha!”

Kem EmBé trị hăm tã cho bé

Các lưu ý khi phòng chống hăm tã cho trẻ

Những biện pháp ngăn ngừa hăm tã cho bé mà mẹ nên áp dụng, đó là giữ cho làn da của bé luôn khô thoáng và sạch sẽ, thay tã lót thường xuyên để chất thải không đủ thời gian gây kích ứng da.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thực hiện những lời khuyên từ các chuyên gia:

  • Rửa vùng mặc tã của bé với nước ấm trước mỗi lần thay tã. Chờ khô hoàn toàn rồi mới mặc tã vào.
  • Thay tã thường xuyên sau mỗi 2 giờ hoặc sớm hơn, sau mỗi lần bé đi tiêu.
  • Đối với bé có da nhạy cảm, dùng kem cho mỗi lần thay tã.
  • Nếu dùng tã vải, chỉ nên giặt bằng xà phòng, không nên sử dụng nước xả vải.  
  • Tốt nhất, nên chọn loại tã không màu, không mùi cho bé.
  • Dùng khăn vải, bông gòn để vệ sinh cho bé thay vì dùng khăn giấy ướt.
  • Một số chuyên gia gợi ý rằng mẹ nên để cho vùng sinh dục của bé không mặc tã vài giờ mỗi ngày để làn da đang bị kích ứng có cơ hội khô ráo và “được thở”.

Nếu tình trạng hăm tã không biến mất sau vài ngày, thậm chí trở nên trầm trọng hơn như xuất hiện những vết loét, bị mưng mủ…, mẹ nên nhanh chóng cho bé đi khám. Phòng chống hăm tã cho con bằng những lời khuyên hữu ích trên để con luôn trong trạng thái thoải mái, hoạt bát, cha mẹ qua đó cũng thêm vui bạn nhé!

>> Click VÀO ĐÂY để biết tại sao nên dùng kem EmBé.

>> Để mua sản phẩm kem EmBé, bạn có thể đặt hàng ngay tại đây

>>Xem điểm bán hàng tại đây

>>Tổng đài tư vấn chăm sóc sức khoẻ: 18001796 (miễn cước)

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm là do đâu? Mẹ phải làm sao?

Nếu tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân mãi vẫn không “biến chuyển”, mẹ nên chú ý. Đây có thể là dấu hiệu báo động bé cưng đang có vấn đề sức khỏe.

1. Chậm tăng cân là gì? Dấu hiệu bé chậm tăng cân

Tăng cân chậm (slow-weight gain) đôi khi được gọi là “chậm tăng trưởng.” Tình trạng này không phải là bệnh lý; mà là biểu hiện do nhiều yếu tố y tế, xã hội và môi trường tác động khiến trẻ không nhận được lượng calo cần thiết để phát triển khỏe mạnh.

Theo các tiêu chuẩn của WHO, sự tăng trưởng được xem là bình thường đối với trẻ bú sữa mẹ thông qua các tiêu chí sau:

  • Cân nặng: Trong 3 tháng đầu, bé tăng khoảng 28g/ngày. Đến tháng thứ 4, trẻ sơ sinh tăng cân chậm hơn, khoảng 20g/ngày. Và khi được 6 tháng tuổi, bé sẽ tăng khoảng 10g/ngày hoặc ít hơn.
  • Chiều dài: Từ sơ sinh đến khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có xu hướng cao thêm khoảng 2,5 cm/tháng. Từ 7 đến 12 tháng tuổi, bé có thể dài thêm khoảng 1,3 cm/tháng.
  • Chu vi vòng đầu: Trong tháng đầu tiên, đầu của em bé có thể tăng khoảng 2,5 cm. Nhưng trung bình, hộp sọ phát triển khoảng 1 cm/tháng.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Trong những tháng đầu sau sinh, trọng lượng của bé sẽ tăng lên đáng kể

2. Phân biệt chậm tăng cân tự nhiên với chậm tăng cân do bệnh lý

Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân tự nhiên, không phải vấn đề đáng lo:

  • Tần suất đi ngoài, màu sắc phân của trẻ sơ sinh vẫn bình thường.
  • Nằm trên một đường cong tăng trưởng (nghĩa là cân nặng tăng, dù ít hay chậm).
  • Chiều dài của trẻ sơ sinh và vòng đầu theo tốc độ tăng trưởng bình thường, đúng chuẩn.
  • Có khả năng tự thức dậy, trông có năng lượng và duy trì bú từ 8-12 lần trong 24 giờ (ít đi khi trẻ lớn hơn).

Bé chậm tăng cân, những dấu hiệu mẹ cần phải thấy lo lắng:

  • Trẻ đột nhiên ngừng phát triển.
  • Không tăng cân sau khi sinh 10 đến 14 ngày.
  • Bé đến 3 tháng tuổi tăng ít hơn 28g mỗi ngày; từ 3 đến 6 tháng tăng ít hơn 20g mỗi ngày.

>> Mẹ xem thêm: Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân chuẩn vị Nhật Bản

3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tăng cân chậm

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân thường do một trong những nguyên nhân dưới đây:

3.1 Sinh non

Với những bé sinh non, chưa đủ tháng thường sẽ chậm lên cân hơn so với các bé khác. Chưa kể đến sức khoẻ của bé cũng sẽ kém hơn, dễ mắc bệnh hơn.

3.2 Không bú đủ sữa

Có thể vì lý do nào đó mà mẹ không xác định được lượng sữa cung cấp cho bé. Hoặc, sữa mẹ quá ít không đáp ứng được nhu cầu khiến bé sơ sinh tăng cân chậm. Hoặc do tư thế bú sữa khiến bé không ngậm khớp bú và nạp đủ lượng ml sữa chuẩn theo độ tuổi. Trường hợp bé đến tuổi ăn dặm; mẹ cần nghiên cứu chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo con sẽ không bị thiếu hụt chất.

3.3 Vấn đề về sức khoẻ

Việc chậm tăng cân có thể liên quan đến sức khoẻ của bé. Chẳng hạn vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày. Hoặc, bé bị rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.

3.4 Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít

Có nhiều trường hợp bé chậm tặng cân vì do lười bú, không chịu bú. Đôi khi đói bé sẽ đòi bú nhưng lại nhanh chóng “rơi” vào giấc ngủ khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn; bé chỉ bú với một lượng rất ít.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có đáng lo không? Mẹo xử lý

Lười bú khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Lười bú, bú ít hoặc mắc bệnh lý là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân

4. Trẻ sơ sinh tăng cân chậm phải làm sao?

Nếu xác định được trẻ sơ sinh tăng cân chậm có liên quan đến vấn đề sức khoẻ; mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám để điều trị bệnh dứt điểm. Có như vậy con bạn mới bắt kịp đà phát triển một cách bình thường.

Để cải thiện cân nặng của trẻ mẹ có thể áp dụng:

4.1 Chăm chút cho giấc ngủ của con

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh do đó, cần đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc. Đặc biệt, mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu vào thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng.

>> Xem thêm: 10 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

4.2 Cho bé bú thường xuyên

Đối với bé bú sữa mẹ thì cần cho bé bú thường xuyên, mỗi cữ bú cách nhau từ 2-3 giờ. Cố gắng giữ cho thời gian bú càng lâu càng tốt; vì hàm lượng chất béo của sữa mẹ sẽ tăng lên đều đặn và thường gấp đôi so với sữa lúc đầu.

[inline_article id=273975]

4.3 Cho bé bú sữa đúng cữ

Bé ngủ lâu hơn vào ban đêm; bỏ qua cữ bú cũng có thể làm giảm lượng sữa và cân nặng. Vì vậy, mẹ cần đánh thức bé dậy để bú. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa công thức trong trường hợp sữa mẹ không đủ cho sự phát triển.

4.4 Ăn đặm đúng thời điểm

Không nên cho bé ăn dặm quá sớm đặc biệt dưới 6 tháng tuổi. Hầu hết các thực phẩm khác có ít calo và chất dinh dưỡng hơn so với sữa mẹ. Với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm mẹ nên bổ sung thêm nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau vào thực đơn hàng ngày. Ví dụ như: Ngũ cốc, các loại rau củ quả, trứng, thịt…

>> Mẹ xem thêm: 6 dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ nên tìm hiểu kỹ để có cách giải quyết sớm, tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe bé cưng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

4 điều cần nhớ khi dùng dầu tràm cho bé

Hầu như mẹ nào có con nhỏ cũng không xa lạ với dầu tràm. Theo kinh nghiệm dân gian, dầu tràm được dùng với rất nhiều công dụng cho bé như chữa ho, chữa côn trùng cắn… Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng nên thận trọng. Cơ thể nhạy cảm và non nớt của bé có thể bị tác động tiêu cực khi mẹ lạm dụng bất cứ sản phẩm gì, kể cả những loại tinh dầu hoàn toàn tự nhiên như dầu tràm. Để dùng dầu tràm cho bé đúng cách, mẹ nhớ ghi chú những điều sau nhé.

1. Không phải độ tuổi nào cũng thích hợp

Rất nhiều mẹ dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm của ông bà để lại mà không kiểm chứng các nghiên cứu khoa học gần đây. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên dùng dầu tràm cho các bé mới sinh và các bé dưới 10 tuổi. Ngay cả trong trường hợp mẹ đã dùng dầu tràm để chăm sóc bé mà không có phản ứng nào đáng lo, vẫn nên chú ý áp dụng những lưu ý an toàn khi dùng dầu tràm cho bé.

Thành phần chính của tinh dầu tràm là 1,8-cineole, một hoạt chất có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh. Nếu bé lỡ nuốt phải tinh dầu tràm, con có thể gặp các phản ứng phụ như tiêu chảy, đau bụng, nôn… Các trẻ có bệnh hô hấp, hen suyễn hay dễ bị dị ứng có thể gặp các phản ứng phụ bao gồm khò khè và khó thở. Trường hợp nghiêm trọng nhất khi các bé bị phản ứng quá mức với dầu tràm là gây động kinh.

Dầu tràm cho bé
Việc sử dụng tinh dầu thiên nhiên khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không hề đơn giản như nhiều mẹ vẫn nghĩ

Chính vì vậy, việc sử dụng dầu tràm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần được tiến hành thận trọng. Nếu mẹ không chắc chắn cách dùng dầu tràm cho bé, nhất là với các bé đang còn nhỏ so với độ tuổi khuyến nghị, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có câu trả lời chính xác.

2. Tránh những vùng da nhạy cảm

Dầu tràm có hoạt tính khá mạnh, có thể gây kích ứng những vùng da nhạy cảm như vùng da mặt, đầu, cổ… Chính vì vậy, khi dùng dầu tràm cho bé, mẹ không nên thoa trực tiếp lên những vùng da này. Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không thoa dầu tràm lên mũi của con vì tinh dầu có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc phía trong mũi.

Những vị trí thoa dầu tràm lý tưởng nhất là ở lưng, ngực hay lòng bàn chân trong trường hợp cảm lạnh và khi massage cho bé sơ sinh.

Để tránh những nguy cơ dị ứng và ảnh hưởng đến làn da còn mỏng manh của bé, mẹ nên theo dõi kỹ càng sau khi thoa dầu tràm cho con. Nếu nhận thấy những dấu hiệu như da bị đỏ, sưng, ngứa hay nổi mẩn thì nên ngưng ngay việc sử dụng dầu tràm.

[inline_article id=148450]

3. Lượng dầu được tính bằng “giọt”

Mẹ ơi, vì con còn rất bé bỏng, chỉ một vòng tay của mẹ thôi cũng đã có thể nâng cả cơ thể con, con sẽ chỉ cần một lượng tinh dầu rất ít. Dưới đây là liều lượng được khuyến cáo khi dùng dầu tràm cho các bé nhỏ:

  • 5 giọt để pha vào nước tắm.
  • 1 giọt khi dùng để massage
  • 1 giọt khi dùng để thoa lòng bàn chân
  • 1 giọt để thoa những vết muỗi hay côn trùng cắn (không dùng cho vùng mặt, đầu, bàn tay)
  • 3-4 giọt nhỏ vào nước khi xông hơi

4. Không sử dụng khi không cần thiết

Cũng giống như các loại dược liệu khác, dầu tràm không nên được sử dụng mọi lúc, mọi nơi mà chỉ trong những trường hợp cụ thể. Cụ thể, mẹ chỉ nên dùng dầu tràm khi các bé bị cảm lạnh, bị ho,  hay bị côn trùng cắn. Trong trường hợp bé cưng hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ nên tạm cất dầu tràm vào hộc tủ. Bôi dầu tràm vào lúc con đang khỏe, vận động liên tục và ra mồ hôi nhiều có thể khiến làn da của con bị kích ứng.

Với rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe, dầu tràm đã, đang và sẽ tiếp tục được các mẹ truyền tay nhau để chăm sóc bé yêu. Tuy nhiên, để việc dùng dầu tràm cho bé đạt được hiệu quả và giữ an toàn cho con, mẹ luôn cần thận trọng, kỹ càng kiểm soát cả về cách dùng lẫn số lượng dầu tràm được sử dụng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Lợi ích khi cho trẻ sơ sinh tập bơi – Độ tuổi thích hợp là khi nào?

Vậy cha mẹ đã biết hết các lợi ích khi tập bơi cho trẻ sơ sinh chưa? Và độ tuổi mà trẻ nên bắt đầu tập bơi là khi nào? Nếu cha mẹ chưa biết thì bài viết này sẽ giải đáp hết cho cha mẹ.

1. Lợi ích khi cho trẻ sơ sinh tập bơi

Tập bơi giúp tăng cường sự kết nối giữa hàng tỷ tế bào thần kinh trong não trẻ, khi con được tự do nghịch nước. Đồng thời, trẻ sơ sinh tập bơi cũng giúp cải thiện chức năng nhận thức và tăng cảm giác thèm ăn.

Lợi ích khi trẻ sơ sinh tập bơi:

  • Cải thiện chức năng nhận thức.
  • Giảm nguy cơ đuối nước.
  • Cải thiện sự tự tin.
  • Cải thiện giấc ngủ.
  • Cải thiện sự thèm ăn.
  • Tăng cường cơ bắp.
  • Cải thiện khả năng phối hợp và cân bằng.

Khi bơi, bé vừa cử động tay vừa đạp chân. Chúng kết hợp những hành động này trong nước, đây là lúc sự kết nối giữa các khớp thần kinh trong não ghi nhận cảm giác, sức cản của nước,..làm tăng sức mạnh cho não bộ của bé.

Nghiên cứu của Đại học Griffith, Australia kéo dài 4 năm, khi khảo sát hơn 7.000 trẻ em biết bơi, cho thấy, những đứa trẻ biết bơi từ 3 – 5 tuổi có tiến bộ hơn về khả năng đọc, nói, học ngôn ngữ, nhận thức tốt hơn so với các bé không biết bơi.

2. Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi mới nên tập bơi?

Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi mới nên tập bơi?
Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi mới nên tập bơi?

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi là có thể bắt đầu học bơi. Đây là độ tuổi mà khi đó, trẻ đã có thể điều khiển được chân và tay của mình tốt hơn. Tuy nhiên, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), độ tuổi nên bắt đầu cho trẻ sơ sinh tập bơi là từ 1 tuổi trở lên. 

Các chuyên gia còn nhận định rằng: “Trẻ ở độ tuổi từ 6 – 12 tháng là độ tuổi vui chơi ở dưới nước, chứ chưa cần phải học kỹ thuật bơi để bảo vệ con khỏi đuối nước.” 

[key-takeaways title=”Các cột mốc phát triển thể chất đáng nhớ của bé:”]

[/key-takeaways]

3. Hướng dẫn tập bơi cho trẻ sơ sinh

Để bé có thẻ học bơi và tập bơi theo đúng kỹ thuật, cách tốt nhất là cha mẹ nên tìm đến các trung tâm chuyên dạy và đào tạo kỹ năng bơi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Bên cạnh đó, MarryBaby cũng chia sẻ trước cho cha mẹ vài bước để tập bơi cho trẻ sơ sinh tại nhà (hồ bơi nhỏ):

  • Bước 1: Cho trẻ làm quen với nước từ từ. Nếu trẻ cảm thấy vui, thoải mái thì cha mẹ có thể tiếp tục. Ngược lại thì cha mẹ hãy dừng lại và đừng ép trẻ xuống nước nhé.
  • Bước 2: Mẹ bế trẻ và di chuyển cơ thể của con từ từ dưới nước. 
  • Bước 3: Nếu trẻ cảm thấy vui và thoải mái thì cha mẹ tạo thêm cho bé những hoạt động vui nhộn như đập tay, đập chân xuống nước.
  • Bước 4: Nếu trẻ đã quen dần với các động tác này, cha mẹ có thể để bé tự bơi trong bồn (hồ nhỏ) vài giây.

4. Những quy tắc an toàn khi tập bơi cho trẻ sơ sinh

Những quy tắc an toàn khi tập bơi cho trẻ sơ sinh
Những quy tắc an toàn khi tập bơi cho trẻ sơ sinh

4.1 Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 4 tuổi)

  • Chọn trung tâm chuyên dạy bơi cho bé: Trẻ sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn khi con được tham gia vào một hồ bơi mà ở đó, có bé cùng độ tuổi với con.
  • Giữ trẻ trong tầm tay: Khi tập bơi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần đảm bảo rằng bé luôn ở trong tầm quan sát, tầm với của giáo viên hoặc của nhân viên cứu hộ. Khuyến khích cha mẹ xuống hồ bơi cùng trẻ khi con học bơi. Trường hợp cha mẹ không thể xuống bơi cùng con thì hãy tìm đến các trung tâm dạy kèm trẻ 1-1.
  • Đảm bảo độ tinh khiết của nước: Hầu hết khi trẻ tập bơi, ít nhiều con sẽ ngậm hoặc nuốt phải nước trong hồ bơi. Vì vậy việc đảm bảo độ tinh khiết, nồng độ clo ở mức an toàn là điều thật sự cần thiết.
  • Duy trì nhiệt độ của nước: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa có khả năng giữ ấm cơ thể tốt như người lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh khi tập bơi; nhiệt độ nước cần duy trì ở 30 – 35 độ C là tốt nhất.

4.2 Đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi

  • Đội ngũ giảng viên bơi có kinh nghiệm: Đội ngũ giảng viên dạy bơi cho trẻ cần có chứng chỉ hoặc bằng cấp tương đương. Ví dụ như vận động viên, người hướng dẫn dạy bơi Nguyễn Ánh Viên là một cái tên được nhiều cha mẹ biết đến.
  • Dạy trẻ những thói quen an toàn: Trẻ cần biết rằng, con sẽ không được tự ý nhảy xuống nước khi không có sự giám sát của người lớn, cha mẹ. Thay vào đó, con phải xin phép và được sự đồng ý từ người lớn và cha mẹ.
  • Dạy trẻ kỹ năng phản xạ khi con té xuống nước: Đây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ khi con bắt đầu học bơi. Vì khi bất ngờ té xuống nước sẽ hoàn toàn khác với khi con bơi ở hồ nước. 
  • Khảo sát khóa học trước khi cho trẻ tham gia: Để đảm bảo rằng đây là trung tâm/giảng viên mà cha mẹ có thể tin tưởng, cha mẹ có thể tự quan sát theo cách sau: Trẻ có được bơi thường xuyên không hay phải đợi đến lượt? Trẻ có được thầy cô chú ý và đảm bảo an toàn không? Đội ngũ giảng viên có tận tâm hay không?
  • Đảm bảo cho trẻ học đến khi biết bơi thành thạo: Trong quá trình học bơi, nhiều trẻ đã bỏ cuộc và kết quả là con chưa thể tự bơi một mình. Để tránh tình trạng này, cha mẹ hãy kiên nhẫn và động viên con theo sát khóa học cho đến khi con có thể bơi thành thạo một mình.

Tóm lại

Nội dung trên là những gì cha mẹ cần biết khi cho trẻ sơ sinh tập bơi. Mong rằng, cha mẹ đã sẵn sàng dành thời gian để cùng con bắt đầu một khóa học bơi đầy thú vị và nhiều trải nghiệm.

[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tuyệt chiêu trị ngứa da đầu cho bé, mẹ đã biết?

Da trẻ sơ sinh đặc biệt mong manh và nhạy cảm hơn rất nhiều so với người lớn. Vùng da đầu của bé cũng không phải ngoại lệ. Chính vì vậy, trẻ rất dễ mắc các bệnh về da đầu. Tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe, ngứa da đầu sẽ làm bé khó chịu, không thoải mái. Làm sao để trị ngứa da đầu hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho con yêu? Tất cả những thông tin cần thiết đều nằm ngay trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ mẹ nhé!

Cách trị ngứa da đầu cho trẻ
Tuyệt chiêu trị ngứa da đầu cho bé nằm ngay trong bài viết sau, mẹ tham khảo nhé!

Nguyên nhân làm da đầu trẻ bị ngứa

Mẩn ngứa da đầu của trẻ là một dạng viêm da hay gặp ở trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân làm da đầu trẻ bị ngứa, chẳng hạn như:

Do dị ứng: Trẻ có cơ địa di ứng với một số thức ăn như đồ hải sản, cua, tôm, sò… và cũng có trẻ dị ứng với loại sữa mình đang uống. Trẻ cũng dị ứng với môi trường ô nhiễm, hay bụi bẩn tiềm ẩn trong nhà của bạn.

Do thời tiết thay đổi: Đây cũng chính là nhân tố khiến trẻ nhỏ thường hay bị ngứa da đầu. Thời tiết thay đổi thất thường sẽ làm da đầu của trẻ dễ bị mẩn ngứa hơn.

Do di truyền: Theo nhận định của các bác sĩ, bệnh này một phần là do di truyền, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da sẽ có nguy cơ ngứa đầu hơn những đứa trẻ khác.

Cách trị ngứa da đầu cho trẻ

Da đầu trẻ rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi thành phần thuốc. Vì vậy, mẹ không nên sử dụng những loại thuốc đặc trị ngứa da đầu của người lớn cho bé. Chỉ sử dụng những loại thuốc dành riêng cho trẻ em. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để tìm được loại thuốc phù hợp nhất.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, mẹ cũng nên chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cũng như tăng cường bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn.

[inline_article id=83950]

– Vệ sinh cơ thể và môi trường sống của bé sạch sẽ

Đối với những đứa trẻ ngứa da đầu do dị ứng,  các mẹ nên chú ý vệ sinh cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng da đầu. Dùng tay nhẹ nhàng để gội đầu cho trẻ, tránh cào mạnh làm xước da đầu. Khi chọn quần áo cho trẻ nên ưu tiên những chất liệu mềm mại, thoáng mát. Không nên dùng áo quần lông vì làm trẻ dễ mẩn ngứa hơn. Quần áo của trẻ nên giặt thật sạch và phơi ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.

– Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng. Mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn hải sản, như cua, sò, tôm…vì những thức ăn này dễ gây nên tình trạng dị ứng.

Những người đang cho con bú cũng tránh không nên ăn những thức ăn này cho đến lúc trẻ hoàn toàn hết mẩn ngứa. Nên cho trẻ ăn nhạt, dùng dầu thực vật để tăng thêm a-xít béo không bão hòa, giúp cơ thể giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

[inline_article id=31828]

Lưu ý dành cho mẹ

Trường hợp thấy trẻ gãi đầu liên tục thường xuyên, nhưng mãi không khỏi có thể bị viêm da đầu cấp tính hoặc mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp nhưng chủ yếu liên quan tới dị ứng hay còn gọi là nấm sữa. Bệnh này thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi.

Trẻ bị nấm sữa thường xuất hiện những mẩn ngứa là những nốt đỏ ở hai bên đầu, trán, gò má, da đầu của trẻ, bề mặt bong vảy, ranh giới không rõ ràng. Ngoài ra, mẩn ngứa còn có thể mụn đỏ hoặc mụn nước nhỏ mọc trên xung quanh hoặc trên bề mặt nốt đỏ.

Khi bị bệnh này, trẻ thường khó chịu, quấy khóc do mẩn mụn rất ngứa. Trường hợp nặng, mẩn ngứa không chỉ mọc ở đầu mà còn lan xuống cổ, vai, thậm chí mọc lan ra khắp người. Nặng hơn, còn sưng hạch khá to. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa hè và có thể tự khỏi. Một số ít có thể kéo dài đến khi bé lớn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mẹ đã biết cách chọn yếm ăn cho bé?

Tùy theo như cầu cũng như cách sử dụng, mẹ có thể chọn yếm ăn cho bé phù hợp nhất. Chẳng hạn, nếu chọn yếm ăn dặm cho bé, mẹ có thể ưu tiên những loại yếm vải cỡ lớn hoặc loại yếm ăn có máng cho bé. Các loại yếm ăn dạng áo khoác sẽ bảo vệ bé hoàn hảo khỏi những nguy cơ nhiễm bẩn, nhưng lại rất khó chịu. Với những mẹ chọn yếm ăn chỉ với mục đích duy nhất: Lau nước miếng và không để sữa mẹ dây bẩn áo bé, khăn yếm dãi là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ.

MarryBaby gợi ý 10 loại yếm ăn cho bé được các ông bố bà mẹ từ nhiều nước trên thế giới yêu thích và chọn lựa. Mẹ tham khảo thử nhé!

1. Yếm vải chống thấm nước Bumkins

Yếm chống thấm nước
Sản phẩm yếm ăn cho bé của thương hiệu Bumkins với hơn 18 mẫu mã phong phú, đa dạng để mẹ tha hồ chọn lựa

Loại yếm này sử dụng chất liệu tương tự lớp phủ tã vải không thấm nước, nhưng mỏng hơn và có cảm giác mềm mại hơn. Phía dưới đáy của yếm có ngăn hứng thực phẩm rơi vãi, hạn chế bớt lượng thức ăn rớt trên nền nhà. Yếm có thể giặt được bằng máy, nhưng mẹ nên kiểm tra kỹ phần nhãn mác để chọn chế độ phù hợp.

Xuất xứ: Mỹ

Chất liệu: Vải không thấm nước độc quyền Bumkins

Sử dụng khóa dán, có túi hứng thức ăn

Dành cho bé từ 3-24 tháng tuổi

Giá bán: 400.000 – 600.000 đồng/ bộ 3 cái. Mẹ có thể đặt mua tại Amazon hoặc các cửa hàng cho mẹ và bé.

2. Yếm nhựa cho bé BabyBjorn

Yếm nhựa cho bé
Yếm nhựa với thiết kế thông minh, giữ quần áo của bé luôn sạch sẽ

Tuy làm bằng nhựa, nhưng yếm BabyBjorn vẫn mềm dẻo, không gây cảm giác khó chịu, vướng víu cho bé. Yếm cũng có khay hứng thức ăn rơi vãi. Hơn nữa, vì nhựa cứng hơn vải nên mẹ không phải điều chỉnh khay hứng mỗi khi cho bé ăn dặm.

Không bám mùi thức ăn, dễ chùi rửa và có thể tái sử dụng nhiều lần là những ưu điểm tuyệt vời của các loại yếm nhựa.

Xuất xứ: Sản xuất tại Thụy Điển, nhập khẩu tại Mỹ

Chất liệu: Nhựa an toàn không chứa BPA hay PVC

8 màu để lựa chọn: đỏ, tím, xanh dương nhạt, xanh dương đậm, xanh lá, hồng, cam, vàng.

Có nhiều nấc điều chỉnh để vừa với cổ của trẻ.

Giá bán: 270.000 -350.000 đồng. Mẹ có thể đặt mua tại Amazon hoặc các cửa hàng cho mẹ và bé.

3. Yếm áo ăn dặm cho bé

Yếm áo ăn dặm cho bé
Yếm áo ăn dặm Bumkins làm bằng chất liệu siêu nhẹ, mềm mại, không làm bé cưng khó chịu

Không chỉ giữ phần thân áo trước sạch sẽ, yếm áo ăn dặm còn bảo đảm vệ sinh cho cả tay áo của bé cưng. Với thiết kế mở giúp mẹ dễ dàng thay yếm bẩn cho bé. Yếm có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy.

Khác với các loại yếm chỉ đeo trước ngực, khi chọn mua yếm áo ăn dặm, mẹ nên chọn kích thước phù hợp với bé cưng.

Xuất xứ: Mỹ

Chất liệu: Vải không thấm nước độc quyền Bumkins

10 kiểu dáng, họa tiết khác nhau phù hợp với cả bé trai và bé gái

Giá bán: 300.000 – 600.000 đồng

4. Khăn yếm tam giác Carter

Khăn yếm tam giác
Không chỉ giữ vệ sinh khi ăn, khăn yếm tam giác còn giúp bé giữ ấm cổ hiệu quả

Khăn yếm tam giác có kích thước vừa đủ lớn để ngăn không cho thức ăn, nước miếng làm bẩn quần áo bé, nhưng cũng vừa đủ nhỏ để không gây ảnh hưởng cho các hoạt động của con. Hơn nữa, mẹ có thể sử dụng khăn yếm tam giác như một phụ kiện thời trang “hợp mốt” cho trẻ. Sản phẩm có cúc bấm tiện dụng, dễ điều chỉnh.

Nhập khẩu trực tiếp từ Đài Loan

Chất liệu: Vải cotton an toàn, mềm mịn

Thiết kế bắt mắt, họa tiết xinh xắn, màu sắc tươi sáng

Giá bán: 18.000 -25.000 đồng tại các cửa hàng dành cho mẹ và bé

5. Yếm dùng 1 lần

Yếm ăn dùng 1 lần
Thuận tiện khi cả nhà cùng nhau đi du lịch, đi dã ngoại

Đây là lựa chọn hoàn hảo cho những chuyến đi chơi của gia đình. Thay vì phải giữ 1 cái yếm ăn bẩn trong túi, sau khi sử dụng, mẹ có thể vứt ngay yếm bẩn vào thùng rác. Yếm có khay hứng thức ăn rơi vãi. Loại yếm dùng 1 lần này có thể phù hợp với trẻ ở tất cả độ tuổi, từ bé 6 tháng mới tập ăn dặm đến cả những bé 2-3 tuổi.

Xuất xứ: Mỹ

Chất liệu: Vải không dệt với 3 lớp: Lớp bông, lớp thấm hút và lớp chống thấm

Giá bán: 170.000 – 200.000 đồng/ hộp 24 cái. Bán tại các cửa hàng dành cho mẹ và bé.

[inline_article id=148442]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh trong vòng 24 giờ

Nếu không có gì bất thường, bé chào đời khỏe mạnh, an toàn, bé cưng sẽ được chuyển đến mẹ sau khi theo dõi y tế trong vài giờ đầu tiên. Việc chăm sóc bé mới sinh lúc này sẽ hoàn toàn do ba mẹ thực hiện. Bác sĩ và y tá chỉ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết hoặc có sự cố đặc biệt về sức khỏe mẹ và bé.

Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh
Không phải mẹ nào cũng biết cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh đúng nhất

1. Giữ ấm cho bé

Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ có một môi trường với nhiệt độ lý tưởng. Khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ có sự thay đổi khiến cơ thể trẻ phải tự thích nghi. Lúc này, cơ chế thích ứng với nhiệt độ của cơ thể còn rất kém, trẻ cần được giữ ấm ngay lập tức và liên tục. Sau khi vệ sinh cơ thể, bé quần được lau khô người, ủ ấm để tránh hạ thân nhiệt.

Nhiệt độ phòng của bé nên được duy trì ở mức 26 – 32 độ C. Trẻ sơ sinh cần luôn được nằm trong vòng tay ấm áp, nhận sự vỗ về, chở che của mẹ. Ngoài ra, nếu bé tè làm ướt bỉm hoặc tã thì cần được thay ngay, lau khô người và mặc bỉm, tã mới để tránh nhiễm lạnh và các vẫn đề ngoài da khác.

2. Cho con bú mẹ

Ngay sau sinh, trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước, đặc biệt là kháng thể giúp bé chống đỡ bệnh tật. Đồng thời, sữa mẹ cũng giúp bé cảm thấy ấm áp, an tâm hơn. Hơn nữa, sữa mẹ trong giai đoạn này phần lớn đều là sữa non. Sữa non (là dung dịch màu vàng) chứa những chất miễn dịch quan trọng và có tác dụng nhuận tràng nhẹ giúp làm sạch ruột bé, đồng thời cũng có protein và chất béo cho những lần bú đầu của bé.

Những điều mẹ cần lưu ý

– Dạ dạy của trẻ mới sinh rất nhỏ, chỉ chứa được 30-90ml cho một cữ bú. Trong 24 giờ đầu tiên, cứ 2-3 tiếng, mẹ có thể cho bé bú 1 lần.

– Không nên nằm khi cho bé bú, vì rất dễ làm con sặc sữa.

3. Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh: Bế bé đúng cách

Xương của trẻ sơ sinh còn rất mềm, nhất là với những bé vừa mới sinh. Vì vậy, mẹ nên hết sức cẩn thận khi bế trẻ. Chú ý dùng một tay đỡ đầu và cổ, tay còn lại đỡ phần mông và cố gắng ôm sát bé vào lòng. Âu yếm và vuốt ve sẽ giúp tạo sự kết nối giữa mẹ và bé tốt hơn, đồng thời cũng giúp kích thích các giác quan phát triển.

Nếu đặt bé trên giường, mẹ lưu ý không sử dụng nệm quá mềm hoặc quá cứng cũng như không dùng gối đầu quá cao, vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương của trẻ. Tuyệt đối không bế xốc, rung lắc trẻ hay đưa nôi quá mạnh.

[inline_article id=64788]

4. Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh: Chú ý những lần thay tã

Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi chào đời, một bé trung bình có thể cần đến 5-6 chiếc tã hoặc hơn, tùy theo thể trạng. So với sữa công thức, sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, những bé bú mẹ có thể cần đi vệ sinh nhiều lần hơn.

Mẹ cần lưu ý, phân trẻ sơ sinh trong giai đoạn này thường đặc, có màu sẫm hay ngả vàng. Đây được gọi là phân su, mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ khi phát hiện bé đi tiêu ra chất nhầy trắng hoặc có đốm đỏ, mẹ mới cần báo cho bác sĩ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Có thể nói tháng đầu sau sinh là thời điểm khó khăn nhất đối với mẹ. Trong khi cơ thể vẫn còn bị đau và mệt mỏi sau ca vượt cạn, ngay lập tức mẹ phải “lao” vào công cuộc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Điều này khiến mẹ cảm thấy vô cùng bất an thậm chí nghi ngờ cả khả năng làm mẹ của bản thân. Không nên lo lắng mẹ ơi, chỉ cần tham khảo vài mẹo sau sẽ giúp mẹ thêm vững tin hơn.

Chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là giai đoạn khó khăn nhất đối với mẹ

1/ Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Dinh dưỡng sao cho hợp lý

Nguồn dinh dưỡng duy nhất đối với bé lúc này chính là sữa mẹ, sữa mẹ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Do đó, mẹ không cần cho bé ăn hoặc uống thêm bất cứ thứ gì khác kể cả nước lọc.

Điều quan trọng mà mẹ cần lưu là có chế độ ăn uống khoa học không kiêng khem quá mức để đảm bảo chất lượng sữa mẹ. Bởi trong thời gian cho con bú cơ thể mẹ sẽ ưu tiên dùng các chất dinh dưỡng để “sản xuất” ra sữa.

Ngoài ra, mẹ cũng cần biết cho con bú đúng cách để bé cảm thấy thoải mái và bú được nhiều hơn: Cho bé ngậm hết phần núm và phần nhủ hoa, tránh chỉ để ngậm đầu ty vì sẽ dễ bị nứt và khiến mẹ bị đau. Bên cạnh đó mẹ cần vệ sinh bầu vú trước và sau khi cho bé bú bằng cách dùng khăn mềm nhúng nước ấm rồi lau sạch.

Trong vài tuần đầu sau sinh bé bú rất nhiều và đòi bú liên tục vì vậy mẹ không nên để mỗi cữ bú cách nhau quá lâu. Không cần nhất thiết phải canh theo giờ mà hãy cho bé tự quyết định thời gian cũng như số lần bú trong ngày, mẹ nhé!

[inline_article id=158844]

2/ Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Thời điểm này bé ngủ rất nhiều, một ngày có thể ngủ từ 16-18 tiếng và chỉ thức dậy khi bú hoặc tiểu tiện. Giấc ngủ rất quan trọng nên mẹ cần cho bé ngủ đủ giấc, đặc biệt là giúp bé có giấc ngủ sâu và ngon. Quan trọng hơn là phải chú ý đến những dấu hiệu báo bé đang buồn ngủ, nếu để cơn buồn ngủ kéo dài quá lâu sẽ khiến trẻ quấy khóc, không chịu ngủ.

Tạo cho bé một không gian ngủ thoải mái, êm ái và thường xuyên kiểm tra thay tã bỉm tránh để tình trạng “quá tải” làm trẻ bứt rứt khó chịu. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ cần hạn chế những tiếng động lớn xung quanh bởi lúc này bé còn rất nhạy cảm và hay giật mình khi bị tác động từ bên ngoài. Để giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon hơn mẹ có thể cho bé nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc hát ru.

Trong tháng đầu, trẻ sơ sinh khóc đêm là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng lại khiến cha mẹ mệt mỏi khi liên tục phải thức dậy chăm bé. Đôi khi vì muốn con ngủ ngoan hơn vào ban đêm nên mẹ cố gắng giữ bé thức vào ban ngày. Điều này hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển của bé cũng như không thể cải thiện được tình hình.

[inline_article id=35003]

3/ Giúp bé phát triển ngay từ sớm

Sau khi sinh được 2 tuần tuổi các giác quan của bé đã bắt đầu hoàn thiện dần, vận động của cơ thể cũng trở nên linh hoạt hơn và tự chủ hơn. Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ hoàn toàn có thể giúp bé phát triển sớm một số các kỹ năng bằng cách:

– Thời điểm này bé đã có thể nghe khá rõ, đặc biệt rất thích nghe giọng nói của mẹ và sẽ thể hiện niềm vui mừng khi được mẹ trò truyện cùng. Mặc dù chưa thể hiểu nhưng việc làm này giúp bé phát triển thính giác cũng như tích lũy vốn từ phong phú cho kỹ năng giao tiếp sau này.

– Bé có thể nhìn rõ với khoảng cách khoảng 20cm và biết phân biệt các màu sắc có độ tương phản cao như trắng, đen, đỏ. Vì vậy, để giúp bé phát triển thị giác mẹ nên cho bé quan sát nhiều đồ vật, tập cho bé biết cách nhìn theo bằng cách di chuyển một cách thật chậm rãi.

– Mặc dù còn rất yếu nhưng một số trẻ có thể ngẩng đầu khi được đặt nằm sấp. Theo đó, để tạo tiền đề cho các hoạt động như lẫy, lật, bò thì mẹ cần biết cách giúp bé phát triển cơ cổ và đầu. Việc cho bé nằm sấp sẽ khiến bé tập kiểm soát phần đầu cũng như rèn luyện cơ cổ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý vì bé còn quá nhỏ nên chỉ tập trong vòng vài phút và trước khi ăn để bé không cảm thấy tức bụng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chọn đồ sơ sinh cho bé gái thế nào mới chuẩn?

Về cơ bản, đồ sơ sinh cho bé gái không khác biệt mấy so với bé trai, bởi mọi trẻ đều cần sử dụng đồ dùng như nhau. Nhưng chắc chắn, công chúa nhỏ của bạn sẽ đáng yêu hơn trong bộ váy công chúa màu hồng phấn thay vì bộ áo liền quần xanh lá, đúng không nào? Hơn nữa, nhiều người hầu như không phân biệt được trẻ sơ sinh là gái hay trai, việc gọi nhầm cũng khó tránh khỏi.

Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh cũng như lưu ý khi chọn đồ sơ sinh cho bé gái, tất tần tật đều có trong bài viết sau đây. Tham khảo ngay kẻo lỡ, mẹ ơi.

Mẹo chọn đồ sơ sinh cho bé gái
Rất nhiều đồ dùng cho bé sơ sinh, từ quần áo, khăn đến bỉm, tã cũng được thiết kế riêng cho bé trai và bé gái

1/ Mẹ cần chuẩn bị gì cho bé sơ sinh?

Những đồ dùng cần thiết trong giai đoạn sơ sinh thật sự rất nhiều vì vậy để tránh thiếu sót mẹ cần liệt kê danh sách một cách đầy đủ theo từng nhóm vật dụng. Tuy nhiên, mẹ không cần chuẩn bị quá nhiều quần áo, bởi trẻ sơ sinh sẽ lớn rất nhanh, chẳng mấy chốc quần áo sẽ không vừa nữa. Để tránh lãng phí, mẹ chỉ nên mua khoảng 7-10 bộ quần áo.

Đồ dùng bằng vải

Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng do đó mẹ nên ưu tiên đồ dùng bằng vải, chất liệu cotton mềm mại, thoáng mát và khả năng thấm hút tốt.

– Quần áo cho bé: Gồm có áo ngắn tay, áo dài tay, áo liền quần, quần dài để giữ ấm, quần ngắn, áo khoác. Lưu ý lựa chọn những áo có cổ dán, cột dây hoặc gài nút tránh mặc áo chui đầu.

– Tã: Có nhiều loại khác nhau như tã dán, tã chéo cột dây, tã vuông.

– Vật dụng khác: Khăn quấn cho bé, khăn tắm, khăn sữa, mũ che thóp, bao tay chân, yếm đắp ngực.

– Đồ đi ngủ: Chăn, mền, gối, miếng lót loại lớn, nhỏ, màn dành riêng cho bé

[inline_article id=34007]

Đồ dùng ăn uống

Chọn loại có chất liệu an toàn, nhựa tốt không chứa chất BPA, một chất làm rối loạn hệ thần kinh, gây tổn thương não bộ.

– Bình sữa, núm ty, bình uống nước, muỗng

– Máy tiệt trùng bình sữa (có hoặc không)

– Bình giữ nhiệt

Đồ dùng vệ sinh

– Dụng cụ rơ lưỡi, băng rốn, tăm bông, khăn ướt

– Dầu gội, sữa tắm, dầu khuynh diệp, dầu tràm, kem chống hăm, thuốc sát trùng rốn

– Cây cọ rửa bình sữa, chậu tắm cho bé, sọt đựng quần áo, dụng cụ cắt móng tay, móc phơi đồ

2/ Lưu ý dành cho mẹ khi chọn đồ sơ sinh cho bé gái

Vẫn là những đồ đùng sơ sinh cơ bản, nhưng khi chọn đồ cho bé gái, mẹ nên lưu ý một số chi tiết sau:

Màu sắc: Nếu như màu xanh, màu đen, màu xám thể hiện sự mạnh mẽ, hiếu động của bé trai thì màu đỏ, vàng, đặc biệt là màu hồng, hồng cánh sen sẽ là những màu sắc tượng trưng cho bé gái. Nó mang đến sự nhẹ nhàng, tươi tắn.

Chọn đồ sơ sinh cho bé gái
Khi chọn đồ sơ sinh cho bé gái mẹ cần lưu ý đến màu sắc, kiểu dáng cũng như họa tiết của sản phẩm

Họa tiết: Đây cũng là một chi tiết khá quan trọng, thay vì chọn những mẫu quần áo trơn thì mẹ hãy lựa những quần áo có nhiều họa tiết khác nhau như thêu hoa, in hình chú bướm xinh xinh hay mèo Kitty đáng yêu…

Kiểu dáng: Đồ sơ sinh cho bé gái có rất nhiều kiểu dáng khác nhau như đính nơ, viền bèo nổi xung quanh hoặc những bộ jumpsuit giả váy xinh lung linh.

Phụ kiện: Có con gái là một điều hạnh phúc của bố mẹ, đặc biệt mẹ có thể tha hồ “diện” cho con những chiếc nơ cài tóc xinh xắn, những chiếc mũ có màu sắc, hình thù đáng yêu.

Mách nhỏ cho mẹ:

– Nếu ngân sách hạn chế, mẹ có thể mua từng món một. Sữa tắm, bột giặt, nước xả vải, tã hoặc khăn ướt… là những vật dụng lúc nào cũng có, bạn không cần phải trữ sẵn quá nhiều.

– Thay vì tự mình đi mua quần áo cho con, bạn nên lôi kéo anh xã cùng đi. Có thể anh xã sẽ không hào hứng lắm trong giai đoạn đầu, nhưng khi bắt đầu thích nghi, biết đâu anh xã sẽ thích mua sắm hơn cả bạn nữa. Hơn nữa, đây cũng là cách tốt để giúp anh xã làm quen với vai trò mới của mình trong gia đình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Kem dưỡng ẩm cho bé: Chọn sao cho chuẩn?

Vì sao da bé cần được dưỡng ẩm?

Không có gì ngọt ngào và mịn màng hơn làn da bé yêu. Nhưng cũng không có gì mỏng manh và dễ bị kích ứng hơn làn da của bé. Chính vì vậy, mẹ phải chú ý tới việc dưỡng ẩm đúng cách giúp da bé luôn được khỏe mạnh. Không nên để da của bé bị khô do môi trường, sẽ làm cho bé bị khó chịu. Có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm cho bé, từ loại bình thường cho đến nhóm dược-mỹ phẩm nên mẹ cần tham khảo kỹ các thông tin trước khi chọn lựa.

Kem dưỡng ẩm cho bé
Sử dụng đúng kem dưỡng ẩm cho bé giúp bảo vệ làn da con yêu

Mẹo chọn kem dưỡng ẩm cho bé

  • Cần chú ý tránh 2 thành phần Paraben và Phthalates. 2 loại chất hóa học này giúp tạo mùi hương và bảo quản cho lọ kem dưỡng ẩm khỏi những vi khuẩn, nấm mốc. Dùng cho bé yêu sẽ dễ hấp thụ qua làn da mỏng manh của bé gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe . Theo nghiên cứu y khoa, 2 loại chất hóa học này gây ra hiện tượng dậy thì sớm và kiểm soát sinh sản ở người là rất lớn.
  • Hạn chế chọn kem dưỡng ẩm có mùi hương. Nếu có, mẹ nên chọn những mùi hương từ tinh dầu thiên nhiên, nhưng phải thật nhẹ.
  • Chọn kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thực vật chứa các axit béo, có vitamin E, C giúp cung cấp nước mang lại cho bé một làn da khỏe mạnh.
  • Nên mua kem dưỡng ẩm cho con ở các địa điểm uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, mẹ nên mua các mẫu nhỏ về sử dụng thử xem có phù hợp với làn da của bé hay không.

 

Kem dưỡng ẩm cho bé
Kem dưỡng ẩm Burt’s Bees không chứa paraben
Kem dưỡng ẩm cho bé
Lotion Baby Johnson’s chứa vitamin A, C, E có ích cho làn da bé

 

Kem dưỡng ẩm cho bé

 

 

Kem dưỡng ẩm cho bé
Mustela hay Centaphil cũng là những cái tên quen thuộc trong số những sản phẩm chăm sóc da cho bé

[inline_article id=83993]

Những lưu ý khác khi dùng kem dưỡng ẩm cho bé

  • Nên tham khảo và sử dụng loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ em. Mẹ không nên tùy tiện cho bé sử dụng loại kem dưỡng ẩm của người lớn rất nguy hiểm cho làn da bé.
  • Không nên dùng quá nhiều kem dưỡng ẩm. Điều này thật phản tác dụng vì không chỉ lãng phí mà còn gây cho làn da bé cảm giác “mệt mỏi”. Mẹ chỉ nên bôi một lớp mỏng kem dưỡng ẩm lên da bé sau khi tắm xong hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Dùng kem dưỡng ẩm có thành phần dầu thiên nhiên như: tinh dầu hướng dương, dầu oliu sẽ tốt hơn những loại kem dưỡng ẩm có thành phần dưỡng ẩm hóa học.
  • Bé có làn da khô nên dùng dưỡng ẩm có thành phần mật ong và sữa.
  • Da bé dễ bị kích ứng nên dùng kem dưỡng ẩm có thành phần bột yến mạch hoặc tinh chất mầm gạo.
  • Cho bé bú nhiều (nếu là bé sơ sinh) hoặc bổ sung nhiều nước (cho bé lớn). Vì nước giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da bé, giúp phát huy tối ưu hiệu quả của kem dưỡng ẩm.