Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh (viêm da tiết bã) đơn giản

Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh (cradle cap) là tình trạng xuất hiện các mảng da có vảy dày, loang lổ trên khắp đầu bé, thường có màu trắng và hay bong tróc.

Cứt trâu sẽ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ những ngày đầu tiên sau sinh. Thông thường, tình trạng sẽ dần biến mất theo thời gian, cụ thể là khoảng 6 – 12 tháng. Vậy nguyên nhân gây cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh là gì và làm sao để điều trị?

1. Nguyên nhân gây cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh

Về mặt y khoa, nguyên nhân gây cứt trâu trên đầu trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định chính xác là do đâu. Tuy nhiên, các bác sĩ đã khoanh vùng vào những vấn đề sau đây:

  • Do ảnh hưởng từ hormone của mẹ còn sót lại khi bé còn ở trong bụng.
  • Suy giảm hệ miễn dịch là trường hợp hiếm gặp gây ra tình trạng cứt trâu ở trên đầu trẻ sơ sinh.

[key-takeaways title=”Cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi nào?”]

Cứt trâu thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ sơ sinh trong 2 tháng đầu; và có xu hướng kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.

[/key-takeaways]

cứt trâu ở trẻ sơ sinh
[Hình ảnh] Tình trạng cứt trâu xuất hiện ở trên đầu trẻ sơ sinh

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cứt trâu

Sau đây là một số triệu chứng cứt trâu ở trẻ sơ sinh:

Da của bé có thể tiết nhờn, có những mảng vảy trắng, vàng hoặc màu sẫm hơn trên da đầu. Màu của cứt trâu phụ thuộc vào màu da của bé. Theo thời gian, những vảy này có thể bong ra.

Đôi khi, da đầu bé bị đỏ không có vảy hoặc bong tróc. Nhìn cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh, nhiều người cho rằng nó gây ngứa cho trẻ nhưng thực tế điều này không xảy ra.

Một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh có thể bị rụng tóc tại vị trí có cứt trâu. Tóc sẽ mọc trở lại; sau khi cứt trâu ở trẻ sơ sinh biến mất.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tróc da, khô da và cách chăm sóc da bé tại nhà

Thông thường, cứt trâu ở trẻ sơ sinh không cần điều trị y tế. Vì sẽ mất dần theo thời gian. Sau đây là một số cách hay, có thể trị được cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh. Mẹ tham khảo và áp dụng nhé.

3. Cách trị cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh theo khoa học

3.1 Gội đầu sạch sẽ

Cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh đó là vệ sinh và gội đầu cho bé. Mẹ hãy gội đầu cho trẻ mỗi ngày một lần với dầu gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh.

Nếu cứt trâu ở trẻ sơ sinh có vảy dày; hãy thoa dầu khoáng lên da đầu vài giờ trước khi gội đầu. Sau đó gội đầu như bình thường; và chải nhẹ da đầu bằng bàn chải mềm để làm trôi cứt trâu ở trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm ướt tóc và da đầu bé.
  • Bước 2: Mát xa dầu gội vào da đầu.
  • Bước 3: Dùng khăn xô nhỏ để gội đầu và chà nhẹ lên khu vực bị cứt trâu.
  • Bước 4: Mẹ cũng có thể chải đầu nhẹ nhàng cho bé trong khi gội đầu.
  • Bước 5: Gội sạch tóc bé để loại bỏ tất cả dầu gội.

>> Mẹ xem thêm: Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào? Cách tắm giúp con khỏe mạnh

Cách điều trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh
Cách điều trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh

3.2 Chải tóc cho bé

Sau khi gội sạch tóc và da đầu cho bé, cha mẹ có thể nhẹ nhàng chải tóc cho bé bằng cây lược mềm dành cho trẻ sơ sinh. 

Lúc này, các vảy không còn bám chặt vào da đầu nên dễ bong ra hơn. Mẹ có thể chọn mua những loại lược chuyên biệt để chải cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh. Nếu không, mẹ cũng có thể dùng bàn chải đánh răng mới và chải nhẹ nhàng cho bé.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Khi chải tóc cho bé, mẹ nên di chuyển theo một chiều.
  • Bước 2: Từ từ chải vùng da đầu bị cứt trâu và để các vảy bong ra.
  • Bước 3: Tiếp tục chải để loại bỏ vảy bám vào các sợi tóc.
  • Bước 4: Mẹ có thể chải tóc cho bé kể cả khi tóc khô. Chỉ chải 1 lần/ngày. Nếu da đầu trở nên đỏ hoặc kích ứng, mẹ giảm tần suất chải tóc lại.

3.3 Bôi dầu 

Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn thoa lên đầu bé một ít vaseline, dầu mát xa em bé, dầu ô liu, dầu dừa, jojoba hoặc dầu hạnh nhân.

Một số cha mẹ làm điều này và tình trạng trẻ sơ sinh bị cứt trâu cải thiện rõ rệt. Việc bôi dầu vừa làm cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh không bám dính vào da đầu vừa nuôi dưỡng da tại vị trí bị ảnh hưởng. Dù là dùng loại dầu nào, trước khi bôi mẹ hãy thử một lượng nhỏ lên da đầu để xem bé có bị kích ứng không.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bôi một lớp dầu mỏng lên da đầu bé.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng xoa dầu trong khoảng 1 phút.
  • Bước 3: Nếu con vẫn còn thóp trên đầu, hãy thận trọng khi xoa dầu tại khu vực này.
  • Bước 4: Để dầu ngấm trong khoảng 15 phút.
  • Bước 5: Rửa sạch dầu bằng dầu gội trẻ em nhẹ nhàng.

Mẹ có thể sử dụng phương pháp này 1 lần/ngày. Miễn là con không bị dị ứng với dầu, đây là một phương pháp an toàn cho bé.

3.4 Bôi thuốc

Trường hợp bé bị viêm da nặng, bác sĩ có thể kê toa cho bé kem chống nấm, kem có thành phần hydrocortisone hoặc kẽm. Khi áp dụng biện pháp điều trị này, mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.

3.5 Thử thoa tinh dầu

Trẻ sơ sinh bị cứt trâu phải làm sao? Hãy nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng một loại tinh dầu nào cho bé. 

Mẹ có thể sử dụng tinh dầu kháng khuẩn để giúp chống lại cứt trâu do nấm men gây ra và tinh dầu chống viêm có thể làm dịu da đầu cho con. Khi chọn tinh dầu, mẹ có thể chọn tinh dầu chanh hoặc phong lữ. Một số người đề nghị dùng tinh dầu tràm trà, nhưng loại dầu này có thể không an toàn với trẻ nhỏ và nên tránh dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha loãng 2 giọt tinh dầu với 2 thìa súp dầu nền (dầu dùng để pha tinh dầu, ví dụ như dầu dừa, dầu ô liu, dầu bơ, dầu jojoba).
  • Bước 2: Thoa tinh dầu vào vùng da bị ảnh hưởng và để trong vài phút.
  • Bước 3: Chải để cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh bong ra.
  • Bước 4: Rửa sạch tinh dầu bằng dầu gội đầu.

>> Mẹ xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn

3.6 Vỗ bằng khăn khô và mềm

Sau khi tắm xong, mẹ hãy nhẹ nhàng chà xát da đầu của bé bằng ngón tay hoặc khăn mặt để làm bong vảy; mẹ tuyệt đối không gãi.

Mẹo dân gian điều trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh
Mẹo dân gian điều trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh

4. Mẹo dân gian trị cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh

4.1 Gội đầu bằng nước ấm và chanh tươi

Trong chanh có thành phần axit cao có công dụng làm sạch tế bào chết hiệu quả, còn vitamin sẽ trong chanh sẽ giúp nuôi dưỡng tóc của bé.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắt 1 quả chanh tươi, pha với 2 lít nước ấm.
  • Bước 2: Chuẩn bị 1 chiếc khăn xô, thấm khăn vào nước chanh rồi xoa nhẹ lên đầu của bé.
  • Bước 3: Mẹ massage đầu nhẹ nhàng cho bé khoảng khoảng 5 phút cho nước chanh ngấm vào.
  • Bước 4: Gội đầu lại cho bé bằng nước ấm. Hiệu quả là cứt trâu ở trên đầu trẻ sơ sinh sẽ dần bị bong ra sau khi tóc đã khô.

LƯU Ý: Mẹ không nên dùng nước cốt chanh thoa lên đầu của bé. Vì nước cốt chanh có tính axit mạnh có thể làm tổn thương, hoặc rát da đầu của con.

4.2 Gội đầu bằng nước chè xanh

Nước chè xanh có hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao giúp làm sạch da đầu, trị ngứa và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nồi nước chè xanh, đợi tầm 15 – 20 phút để tinh chất trong chè ngấm ra nước.
  • Bước 2: Lấy khăn xô đã thấm nước chè, đắp lên phần da đầu có các mảng cứt trâu của bé.
  • Bước 3: Massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút và đợi tầm 5 phút để nước chè thấm vào da đầu của bé.
  • Bước 4: Gội sạch đầu cho bé lại với nước ấm.

>> Mẹ có thể xem thêm: Tắm gì cho trẻ sơ sinh rụng lông nhanh lại an toàn tại nhà?

4.3 Gội đầu với bồ kết 

Theo dân gian, một trong những cách trị cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh là sử dụng bồ kết để gội đầu cho con. Bởi nguyên liệu này chứa nhiều thành phần flavonozit và saponaretin. 

Các hoạt chất này giúp chống lại vi khuẩn, saponin có trong bồ kết cũng giúp làm sạch tóc, loại bỏ đi dầu nhờn, trị gàu, trị ngứa cho bé hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng 1 – 2 quả bồ kết đem nướng qua rồi hãm với nước đun sôi trong 15 phút.
  • Bước 2: Dùng khăn mềm bôi lên những vùng da bị cứt trâu của trẻ. Trường hợp bé bị nhiều hoặc nặng, mẹ có thể giã nhỏ bồ kết, vắt lấy nước cốt rồi bôi trực tiếp lên da.
  • Bước 3: Đợi khoảng 10 phút rồi gội đầu lại cho bé bằng nước sạch.

4.4 Gội đầu bằng Baking soda

Baking soda hay bột nở cũng được sử dụng để trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ trộn lẫn 1-2 thìa baking soda với một ít nước để tạo thành hỗn hợp hơi sền sệt.
  • Bước 2: Thoa hỗn hợp lên vùng da bị bám vảy và để yên trong vài phút.
  • Bước 3: Mẹ dùng bàn chải mềm để massage da đầu bé. 
  • Bước 4: Mẹ gội đầu lại cho con với nước sạch.

>> Mẹ có thể xem thêm: Chọn ngày cắt tóc cho bé mang lại sức khỏe may mắn!

5. Cách phòng ngừa cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa bé bị viêm da tiết bã; hay còn gọi là cứt trâu ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện theo những cách sau:

  • Chọn mua các loại dầu gội chuyên trị gàu, mảng bám dành cho trẻ để gội đầu cho con.
  • Giữ da đầu của trẻ sạch và khô. Gội đầu hằng ngày bằng dầu gội của trẻ để loại bỏ chất nhờn và tế bào chết, có thể chải đầu bằng bàn chải mềm.
  • Những ngày thời tiết mát mẻ, mẹ không cần đội mũ cho trẻ. Vì có thể gây bí hơi và ẩm da đầu. Và nếu có đội, mẹ hãy chọn các loại mũ với chất liệu 100% Cotton.

[inline_article id=106803]

6. Khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ?

Khi nào nên đưa bé đi gặp bác sĩ
Trường hợp trẻ sơ sinh bị cứt trâu trên đầu chảy máu, lan rộng và có mùi cần đưa đi bác sĩ

Thông thường, các mảng bám trên da đầu của bé như cứt trâu sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của con. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng hơn, mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi khoa ngay.

  • Vùng đóng vảy trên đầu con bị chảy máu.
  • Tình trạng bắt đầu lan rộng ra các vùng khác.
  • Vùng mảng bám trên da đầu của con có mùi lạ.

Mẹ cần lưu ý:

  • KHÔNG cố gắng dùng tay hay lược để kỳ cọ, cạy mạnh, bóc “cứt trâu” trên đầu của bé.
  • KHÔNG được tự ý sử dụng thuốc bôi cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì tình trạng cứt trâu của bé có thể kèm với viêm da cơ địa; bội nhiễm liên cầu; tụ cầu; và những bệnh lý này cần được bác sĩ khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo?

Tất cả thông tin trên là những gì mẹ cần biết về vấn đề cứt trâu xuất hiện ở trên đầu trẻ sơ sinh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Biến chứng hăm tã đáng sợ hơn mẹ tưởng

Hăm tã là gì mà “gây họa” khắp thế gian?

Hăm tã là tình trạng viêm da kích ứng. Vùng da ở mông, ở vùng kín của con xuất hiện vết mẩn đỏ nhẹ, lan rộng ở các ngấn, kẽ vùng bẹn, mông, đùi. Con khóc suốt vì ngứa ngáy, khó chịu.

Mức độ hăm tã nặng nề có thể gây ra tình trạng đau rát, thậm chí chảy máu. Tình trạng hăm tã có thể xuất hiện khi trẻ được 6 tuần tuổi hoặc nhỏ hơn.

Không khó để nhận biết hiện tượng hăm tã ở trẻ, theo kinh nghiệm của các bà mẹ bỉm sữa khi thấy da của trẻ ở vùng quấn tã bị đỏ, nhất là ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai chính là dấu hiện sớm nhận biết nhất khi trẻ bị hăm tã.

Hăm tã sơ sinh

Hăm tã tạo môi trường cho bệnh viêm da cơ hội

Làn da trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/5 so với người lớn, các chức năng cân bằng trên da chưa phát triển hết. “Thành trì” mỏng manh của bé yêu rất dễ xuất hiện hiện tượng hăm tã tại vùng da tiếp xúc với tã.

Hăm tã ban đầu khá vô hại, chỉ là ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được điều trị, chúng tạo môi trường cho bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng.

Biểu hiện hăm tã

Tã lót không thoải mái

Đóng bỉm quá chặt hoặc dùng loại tã lót kém chất lượng, chất liệu nhiều nylon gây bí da bé yêu.  Chính vì vậy, bác sĩ Nhi khoa thường khuyên mẹ nên kiểm tra tình trạng bỉm tã của trẻ sơ sinh, thay cho con thường xuyên.

Tiếp xúc chất thải bài tiết

Nước tiểu có tính axit. Phân chứa nhiều vi khuẩn và enzyme bài tiết, môi trường kiềm có độ pH cao. Khi các chất thải bài tiết này tiếp xúc làn da bé một thời gian, chúng gây ngứa ngáy và kích ứng.

Quần áo dính chất bẩn, tã lót bẩn càng tiếp xúc vùng dưới của bé lâu chừng nào mức độ hăm tã càng nặng. Chính vì vậy, thời gian thay quần áo, bỉm tã cho con nên định kỳ từ 2-2,5 tiếng đồng hồ.

Nếu bé sơ sinh gặp triệu chứng tiêu chảy, mẹ càng phải quan tâm đến con nhiều hơn, thay đồ thường xuyên hơn, đảm bảo lúc nào bé cũng sạch sẽ và khô ráo.

Viêm da tiết bã

Tương tự tình trạng “cứt trâu” xuất hiện trên da dầu. Triệu chứng này có thể lan xuống dưới, hoặc xuất hiện ở vùng da tiếp xúc tã.

Trẻ bị viêm da tiết bã vùng mặc tã có hiện tượngda  bong tróc và ngứa.

Nhiễm nấm Candida

Da bị kích thích cũng là đất màu mỡ cho nấm Candida phát triển. Đây là chủng nấm giống loại nấm gây nhiễm trùng miệng ở trẻ sơ sinh, hoặc gây nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ.

Candida có mặt trong ruột và da người, nhưng thường được kiểm soát bởi vi khuẩn hữu ích. Nhiễm nấm Candida dễ xảy ra khi bé yêu nhà bạn dùng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này diệt đi vi khuẩn có ích cùng với các khuẩn khác, tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Hăm tã do Candida
Da bé tổn thương do nhiễm nấm Candida

Nhiễm khuẩn trên da

Vi khuẩn trên da cũng là nguyên nhân gây hăm tã cho bé. Trong đó, một triệu chứng kích ứng da nghiêm trọng gọi là Hội chứng da bỏng rộp, gây ra bởi chủng vi khuẩn tụ cầu.

Tình trạng xuất hiện đầu tiên là đỏ da, sau đó da xuất hiện các vết rộp tổn thương, có túi nước. Nếu da con bạn xuất hiện các triệu chứng, hãy đưa bé đến các trung tâm y tế ngay lập tức.

Hăm tã do nhiễm khuẩn
Mụn rộp trên da trẻ do nhiễm khuẩn, gây đau và chảy máu

Một loại vi khuẩn khác có thể gây kích ứng da, hăm tã có tên gọi Streptococcus. Nhiễm trùng trên da thường kéo theo những cơn sốt, mặc khác vùng bị nhiễm trùng sẽ chảy nước vàng hoặc có bóng nước lớn.

Màng bóng mỏng dễ vỡ, để lại một lớp vỏ mỏng màu vàng nâu. Có khi, nhiễm trùng da không tạo bóng nước nhưng đóng vảy dày, có màu vàng và kèm theo ửng đỏ ở vùng da xung quanh. Lúc này, bé cần được chăm sóc y tế chu đáo.

Hạn chế hăm tã tối đa bé thoải mái “hết ga”

Mẹ  nào cũng phải ít nhất một lần “chiến đấu” với hăm tã, nhưng mẹ hoàn toàn có thể hạn chế những khó chịu này gây ra cho làn da của bé.

Khi chăm sóc vùng kín, vùng mông của con, mẹ chỉ nên dùng sữa tắm chuyên biệt không mùi, ít bọt, thành phần thiên nhiên, nguyên liệu được trồng theo phương pháp hữu cơ , bông sạch thấm nước ấm, tuyệt đối tránh dùng khăn ướt, sữa tắm có hương liệu, tạo nhiều bọt. Những sản phẩm này có nồng độ cồn và hương liệu sẽ làm khô ngứa da bé, càng làm da bé bị tổn thương hơn.

Chọn loại tã tốt, sử dụng chất liệu thông thoáng thân thiện và thường xuyên thay tã để tránh hiện tượng hăm da. Tuy nhiên, một khi đã bị hăm, bạn nên tránh cho trẻ sử dụng tã thời gian dài. Vùng da quanh tã thông thoáng, khô ráo sẽ mau lành hơn.

Mẹ cũng bỏ ngay thói quen sử dụng phấn rôm cho bé. Loại phấn này không những không giảm được viêm da mà còn bít lỗ chân lông, làm bệnh nặng nề hơn. Thành phần phấn rôm có bột talc, muối canxi, kẽm, chất béo, chất tạo hương sẽ gây hại cho đường hô hấp của bé.

Thay vì vậy, nên tìm đúng loại dược mỹ phẩm an toàn, thân thiện với vùng da mỏng manh, nhạy cảm của con. Sử dụng thường xuyên sản phẩm chuyên dụng để hạn chế tối đa hăm tã.

Phòng ngừa hăm tã

Kem ngăn ngừa và đặc trị hăm tã cho bé

Kem ngăn ngừa và đặc trị hăm tã hiện nay đang được phần lớn các mẹ  Việt sử dụng, tuy nhiên việc thông thái lựa chọn 1 sản phẩm hiệu quả, an toàn cần theo sát 5 tiêu chuẩn sau:

  1. Nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng: được sản xuất bởi nhà máy được chứng nhận GMP.
  2. Không mùi, không màu, không paraben, không chất bảo quản.
  3. Thành phần thiên nhiên, nguyên liệu được trồng theo phương pháp hữu cơ đã được kiểm chứng lâm sàng, an toàn cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm, dễ kích ứng.
  4. Đã được Bộ Y tế cấp Phép lưu hành tại Việt Nam.
  5. Có các bộ sản phẩm chăm sóc da hàng ngày chuyên biệt để tăng tính hiệu quả như: sữa tắm gội toàn thân, kem dưỡng da mặt và toàn thân.

[inline_article id=203235]

Hội tụ đủ các tiêu chuẩn trên là kem phòng và giảm hăm tã cho bé từ 1 ngày tuổi trở lên. – Oillan Baby Nappy Rash Cream. Cách sử dụng rất đơn giản. Mỗi ngày, sau khi tắm và vệ sinh cho bé, mẹ chỉ cần thoa một lượng kem nhỏ vào vùng da bị hăm hoặc cần ngăn ngừa tình trạng hăm tã.

Dòng dược mỹ phẩm nằm trong bộ 5 sản phẩm Oillan Baby đến từ Châu Âu, chăm sóc toàn diện cho da của trẻ ngay từ khi mới chào đời, được Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em Memorial khuyên dùng cho mọi loại da, kể cả da dễ dị ứng.

Oillan Baby Nappy Rash không chứa dầu khoáng, dẫn xuất từ dầu hỏa, silicon, paraben hoặc chất bảo quản tổng hợp, cồn, propylene glycol, PEG hoặc các phụ gia tạo màu.

Để đạt hiệu quả phòng ngừa hăm tã tốt nhất, nên sử dụng trọn bộ Oillan Baby gồm  sữa tắm gội 2 trong 1, sữa dưỡng thể dùng sau khi tắm và kem ngừa hăm dùng sau cùng.

Sản phẩm Thành phần
 Kem điều trị hăm tã

Kẽm oxyd (15%) làm dịu kích ứng và bảo vệ da chống lại độ ẩm không mong muốn.

Glycerin (3,8%) giúp dưỡng ẩm da chuyên sâu

Triglyceride của axit capric (4%),

Dầu jojoba (3%) và dầu hướng dương (1%) giúp tăng cường lớp lipid bảo vệ của biểu bì.

Liên hệ: 1900 1250( giờ hàh chính) hoặc hòm mail: [email protected] để được các chuyên gia tư vấn về cách chăm sóc và bảo vệ toàn diện làn da  bé từ 1 ngày tuổi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh, tưởng dễ mà không mẹ ơi!

Đối với những chị em lần đầu làm mẹ, chắc hẳn sẽ rất bỡ ngỡ khi lựa chọn những sản phẩm dành cho con nhỏ, trong đó có sữa tắm. Việc lựa chọn sữa tắm gội cho trẻ sơ sinh như thế nào? Loại nào phù hợp với làn da nhạy cảm và dễ tổn thương của bé. Liệu sữa tắm gội đó có tốt và an toàn với da trẻ? Đó là những câu hỏi của tất cả những bà mẹ khi chăm sóc con yêu.

Có nên dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh?

Theo lời khuyên của những bác sĩ nhi khoa, sau khi sinh bé có thể sử dụng sữa tắm gội để loại bỏ những chất bẩn bám trên làn da. Nếu bố mẹ chỉ tắm gội cho bé bằng nước không sẽ không thể làm sạch và loại bỏ được những vi khuẩn bám trên da và tóc.

Sữa tắm gội giúp trẻ làm sạch nhẹ nhàng những chất bẩn và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp da thêm mịn màng, tóc suôn mượt. Bố mẹ có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm “2 trong 1” sữa tắm gội vô cùng tiện lợi và an toàn đối với làn da nhạy cảm của bé.

sữa tắm cho trẻ sơ sinh 1
Có nên dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh hay không vẫn là thắc mắc của nhiều bố mẹ

Điều quan trọng là chị em cần biết lựa chọn sử dụng sữa tắm gội sao cho phù hợp với làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé, an toàn khi sử dụng. Lựa chọn đúng sản phẩm và vệ sinh đúng cách sẽ giúp tránh gây tổn thương cho da và bảo vệ an toàn cho làn da của trẻ.

Sữa tắm gội cho bé sơ sinh loại nào tốt?

Hầu như tất cả các sản phẩm sữa tắm gội đều có chất lượng tốt, nhưng mỗi sản phẩm có đặc trưng khác nhau. Có sản phẩm có thể sử dụng cho tất cả các loại da. Tuy nhiên cũng có sản phẩm chỉ sử dụng cho da khô bởi có chứa nhiều kem giữ ẩm và cũng có sản phẩm thích hợp dùng cho da bé bị rôm sảy, mẩn ngứa..

Theo những chuyên gia da liễu, thành phần có trong sữa tắm gội như: Lactoserum, acid lactic  là an toàn. Nó được chiết xuất từ sữa, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, acid amin. Những hoạt chất này giúp bảo vệ da con nhỏ an toàn, tránh những vấn đề về da như: hăm, rôm sảy, viêm da…

sữa tắm cho trẻ sơ sinh 2
Sữa tắm là cần thiết để giữ vệ sinh cho trẻ nhưng cần chọn loại an toàn

Đối với tất cả sản phẩm sữa tắm gội đều có cách sử dụng đơn giản đó là thoa trực tiếp lên da bé hoặc pha dung dịch sản phẩm với nước. Các sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh hiện nay chất lượng nói chung là có thể yên tâm được.

Tuy nhiên mỗi sản phẩm thì đều có những đặc trưng riêng :

  • Sản phẩm của Johnson dùng thích hợp cho mọi loại da , và kha đa dạng về chủng loại.
  • Sản phẩm của Buchen của Đức được các em bé rất thích vì có mùi thơm của hoa quả. Đặc biệt là hãng này còn có cả kem chống nắng cho trẻ con nên mẹ nào cho con đi biển thì nên mua để bôi cho em nhé.
  • Sản phẩm của Pegion khá thơm nhưng thích hợp hơn với da khô vì trong sản phẩm có khá nhiều kem giữ ẩm.
  • Sản phẩm của Lactacyd phù hợp với những em bé nào có nhiều rôm và bị mẩn ngứa. Tuy nhiên trước khi dùng sản phẩm này thì nên thử trước xem có hợp với da con không vì có rất nhiều trẻ tắm không hợp nên bi mẩn khắp người đấy.
sữa tắm cho trẻ sơ sinh 3
Mẹ nên chọn sữa tắm phù hợp da bé sẽ đảm bảo an toàn

Cách chọn sữa tắm an toàn cho trẻ sơ sinh

Để chọn được sữa tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, các mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

  • Nên lựa chọn những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, có thành phần hữu cơ, không chứa các chất cấm như Methylisothiazolinone (MI) và Paraben.
  • Không nên chọn những loại sữa tắm có hương liệu nhân tạo hoặc nước hoa vì những mùi hương này thường không thân thiện với làn da non nớt, mỏng manh của trẻ sơ sinh.
  • Đọc kỹ bao bì và hướng dẫn sử dụng để đảm bảo loại sữa tắm mà bạn mua là sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  • Không mua những sản phẩm trôi nổi trên thị trường, hàng xách tay không rõ nguồn gốc, hàng sắp hết hạn sử dụng, bao bì sản phẩm bị bóp méo, mờ thông tin…
  • Hãy kiểm tra tên thương hiệu, nhà sản xuất để chắc chắn đó là một nhãn hiệu uy tín và được chứng nhận an toàn và dành riêng cho làn da của bé.
  • Không nên chọn sản phẩm theo cảm tính như sản phẩm đẹp, mùi thơm quyến rũ, có nhiều bọt, khuyến mãi nhiều hay quảng cáo hấp dẫn.
  • Kiểm tra thành phần để luôn đảm bảo trong sản phẩm không chứa chất gì đáng nghi ngại cho da hoặc sức khỏe của con.
  • Tuyệt đối không dùng dầu gội, sữa tắm của người lớn cho các bé.
  • Với lần đầu tiên sử dụng,hãy chỉ nên thử một lượng nhỏ để kiểm tra độ an toàn trên da.

[inline_article id=197568]

Bên cạnh đó, các mẹ cũng hãy chú ý đến hướng dẫn sử dụng cũng như chống chỉ định của sản phẩm nhé. Chị em cũng nên xem kỹ sản phẩm có lưu ý gì đặc biệt không, đối tượng nào dùng được, đối tượng nào không… có như thế thì mới lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho bé nhà mình các mẹ ạ.

Riêng với nhiều trẻ sơ sinh mắc chứng da khô hoặc bị chàm khô thì các mẹ đừng vội mua sữa tắm cho con. Da bé hiện giờ sẽ rất nhạy cảm với các chất có trong sữa tắm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bé thông minh bao nhiêu lúc sơ sinh khó chăm bấy nhiêu!

Tất cả những dấu hiệu trẻ thông minh hơn người trong giai đoạn sơ sinh đều có một ý nghĩa báo hiệu khả năng của bé trong tương lai. Không phải tự nhiên mà có những trẻ ai chăm cũng được, có bé lại chỉ muốn dính như sam với mẹ mà thôi đâu nhé!

Dấu hiệu trẻ thông minh hơn người là từ nhỏ sẽ biết bám mẹ không buông

Các cụ hay dạy cho trẻ con xa mẹ để không bám hơi, dính bện lấy mẹ như sam. Làm như thế con sau này sẽ giỏi giang hơn. Chính vì vậy mà nhiều mẹ khi thấy con khóc còn bỏ mặc, ra chỗ khác.

Mà quả thật, trẻ con theo mẹ thì việc chăm sóc con sẽ gặp nhiều phiền toái hơn nhiều. Mẹ ít có thời gian cho mình, lại rất vất vả trong việc cắt cái “đuôi nhỏ” để quán xuyến việc nhà.

dấu hiệu trẻ thông minh hơn người
Bé thông minh suốt ngày chỉ muốn quấn lấy mẹ

Tuy nhiên trên thực tế, bé bám mẹ chứng tỏ nhận thức bé đã rất nhạy. Bé biết ai là người đem đến sự an toàn cho bé và tìm đến chỗ dựa an toàn đó để bảo vệ chính mình.

Đó cũng chính là biểu hiện cho thấy trẻ nhỏ đang dần mở rộng nhận thức và phát triển trí thông minh của bé, cảm xúc theo chiều hướng tích cực. Vì thế, mẹ hãy vui mừng vì con nhà mình lúc nào cũng đòi mẹ chứ không phải ai khác nhé!

Rất nhạy cảm với những thay đổi trong môi trường

Có những bé rất nhạy với những thay đổi từ môi trường bên ngoài. Chẳng hạn chỉ cần mẹ mặc quần áo mới là nhận ra ngay hoặc bố cau mày là hiểu liền đừng làm bố giận. Nhiều mẹ còn nhận thấy con mình đặc biệt nhạy với âm thanh.

Chỉ một tiếng ồn rất nhỏ cũng có thể làm trẻ thức giấc, khóc la. Thời tiết thay đổi nhẹ cũng làm bé trở bệnh… Sự nhạy cảm này sẽ khiến mẹ chăm có phần vất vả hơn.

bé thông minh 2
Bé sơ sinh càng “khó ăn khó ở” lớn lên sẽ càng lanh lợi nhé!

Tuy nhiên, đó là biểu hiện của sự nhạy cảm rất bản năng. Các bé có được sự nhạy cảm và tinh ý như vậy thường có xu hướng phản xạ tốt hơn và thông minh hơn khi lớn lên.

Luôn nghịch ngợm, tràn đầy năng lượng

Con nghịch ngợm thì mẹ chạy theo trông chừng cũng đuối lắm chứ. Hầu hết thời gian trong ngày chỉ là để chơi đùa, nghịch ngợm mà không biết mệt. Bố mẹ theo canh giữ nhiều khi còn bở hơi tai nhưng bé thì chưa có dấu hiệu xuống sức.

Dường như năng lượng ở nơi con là bất tận vậy đó dù ăn uống cũng nhiêu đó với con người ta. Nhưng bố mẹ yên tâm, bù lại cho công sức của bố mẹ, các bé lớn lên sẽ rất thông minh. Đơn giản vì đó là dấu hiệu của một cơ thể và tinh thần tốt.

bé thông minh 3
Trẻ nghịch ngợm nhất định lớn lên sẽ giỏi giang, thông minh

Các bé khỏe mạnh sẽ tràn đầy năng lượng, trí não hoạt động linh hoạt và nhanh trí. Chính vì vậy mà trẻ có nghịch ngợm một chút mẹ cũng đừng quá cau có nha!

Khoa học đã chỉ ra, 80% não bộ hình thành trong vòng 3 năm đầu đời. Nghĩa là từng giây từng phút trong 3 năm đầu đời đó đều rất quan trọng. Ths. Trần Thị Ái Liên, diễn giả nổi tiếng với phương pháp dạy con Kỷ luật không nước mắt cũng nói:

Càng nhỏ thì não trẻ phát triển càng nhanh. Càng lớn thì tốc độ càng chậm lại. Chính vì vậy 3 năm đầu đời là thời kỳ quan trọng nhất để phát triển trí não, tư duy cho trẻ.

[inline_article id=197338]

Như vậy, chúng ta đều biết, việc giáo dục sớm là vô cùng quan trọng và cần thiết để dạy bé thông minh. Đừng lơ là việc này mà thiệt thòi cho trẻ.

Hãy tìm hiểu các phương pháp giáo dục sớm. Quan sát trẻ xem thiên hướng thông minh của bé là gì. Và tùy vào sở thích, tính cách của trẻ cũng như điều kiện của gia đình chọn cho con cách thức giáo dục sớm, nuôi dạy con thông minh đúng cách cha mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Vạch trần 9 quan niệm lỗi thời về cách nuôi dạy trẻ sơ sinh

Cách nuôi dạy trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời rất quan trọng vì khoảng thời gian sau khi sinh tới 3 năm đầu đời bé hình thành 90% bộ não. Tính cách khi trưởng thành cũng ảnh hưởng rất nhiều từ giai đoạn này.

Việc tìm mua những cuốn sách hướng dẫn chăm sóc em bé mới sinh hay tìm kiếm thông tin từ Google với mẹ bỉm sữa là quá dễ dàng. Nhưng đôi khi, những phát kiến khoa học vẫn không thuyết phục được mẹ bỉm sữa. Họ vẫn tin tưởng vào quan điểm nuôi con xưa cũ.

Khoa học không phản biện cách nuôi dạy con kiểu truyền thống, chỉ là chứng minh một số quan điểm đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời hiện đại. Vẫn biết rằng mỗi mẹ có mỗi phương pháp khác nhau, nhưng bài viết dưới đây vẫn nêu ra 9 cách nuôi dạy trẻ sơ sinh được cho là đã lỗi thời.

1. Bé 6 tháng tuổi cần phải biết ngủ xuyên đêm

Ai nói với mẹ điều đó là họ đang áp đặt. Ai bảo là bé đạt cột mốc 6 tháng thì phải biết ngủ qua đêm? Ngay cả mẹ cũng không chắc chắn mình có thể giảm cân sau sinh trong vòng 1-2 tháng như bà mẹ khác trong hội nhóm trên mạng cơ mà. Đừng quá tin vào lời đồn đại này nhé!

cách nuôi trẻ sơ sinh 2
Không phải bé nào cũng cán mốc ngủ xuyên đêm khi được 6 tháng

Thực tế thì mỗi trẻ sơ sinh lại có cách ngủ khác nhau. Các số liệu thống kê cho thấy chỉ khoảng một nửa số trẻ sơ sinh có thể ngủ qua đêm vào thời điểm 5-6 tháng tuổi. Một số khác đương nhiên là không làm như vậy cho tới khi 1 tuổi hoặc hơn. Bé sẽ ngủ xuyên đêm khi nào cơ thể cảm thấy sẵn sàng.

2. Bé sẽ khó rời xa địu em bé nếu mẹ sử dụng thường xuyên

Đúng là nếu sử dụng địu em bé sẽ cho phép mẹ “rảnh tay” làm thêm một số công việc khác đồng thời cũng giúp bé cảm thấy an toàn hơn khi ở gần bầu ngực của mẹ. Bé cưng sẽ ngủ ngon lành và mẹ cũng bớt lo lắng vì bé luôn trong tầm mắt.

Tuy nhiên, theo sự phát triển tự nhiên, khi lớn lên, bé sẽ không muôn làm bạn với địu. Đừng quá lo lắng mẹ nhé!

3. Cách duy nhất để bé cảm thấy an toàn là quấn “con nhộng”

Quấn bé bằng chăn hay tã vải để giữ ấm là phương pháp hiệu quả giúp bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, ngủ ngon không đồng nghĩa với việc bé cảm thấy an toàn. Cảm giác ấy chỉ xuất phát từ việc bé cưng cảm nhận được tình yêu và hơi ấm từ mẹ.

Giúp bé cảm thấy được yêu thương bằng cách ôm bé vào lòng khi khóc, chơi đùa và nói chuyện khi thiên thần nhỏ thức giấc.

4. Cách nuôi dạy trẻ sơ sinh: Bé chỉ đòi ăn khi đói

Mẹ nào cũng biết rằng cho bé ăn là cách tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng nuôi con lớn khôn. Nhưng bé không chỉ ăn khi đói. Bé bú mẹ đôi khi là một phản ứng bản năng giúp cảm thấy thoải mái hơn. Đó cũng là cách giải thích hợp lý khi bé rõ ràng là đang bú nhưng ngậm cho có chứ không bú.

5. Bé bú mẹ gắn kết hơn bú bình

Không có bằng chứng rõ ràng nào chứng minh về quan niệm này. Điều quan trọng là cách cho con bú, cách xử lý mỗi khi bé khóc hơn dỗi và cách mà mẹ yêu thương bé. Phương pháp cho bú không liên quan đến sợi dây tình cảm của mẹ và bé.

cách nuôi trẻ sơ sinh 1
Rõ ràng sợi dây liên kết mẹ và bé không xuất phát từ việc bú bình hay bú mẹ

6. Sợi dây liên kết mẫu tử mạnh mẽ nhất là khi mới sinh

Rõ ràng đây là quan niệm rất sai lầm. Ngay khi vừa lọt lòng, mẹ sẽ hạnh phúc vô bờ vì lần đầu được diện kiến bé cưng sau 40 tuần thai nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tình cảm đó sẽ phai nhạt. Còn cả một quãng thời gian dài sau này để mẹ và bé xây dựng sợi dây yêu thương cơ mà!

7. Lý do duy nhất khiến bé khóc là đói

Cách thức giao tiếp trong những ngày đầu đời của bé với người thân là khóc. Và đương nhiên bé sẽ khóc khi cần sữa. Nhưng cũng có rất nhiều lý do khác lấy đi nước mắt của bé cưng, có thể là tã, bỉm ướt nhèm hoặc cơ thể không được khỏe…

8. Cách nuôi dạy trẻ sơ sinh: Bé yêu mẹ hơn bố

Phải công nhận rằng rất nhiều trẻ quấn quýt với mẹ hơn bố. Đơn giản vì mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc bé hơn bố. Trong khoảng 1 năm đầu đời, bé sẽ quấn hơi người nào ở bên thường xuyên hơn. Đó có thể không phải là cha mẹ mà là bà nội, người giúp việc.

Có nhiều ông bố thích được tự tay chăm con thì quan điểm này hoàn toàn là sai lầm. Bé sẽ mê bố như điếu đổ, “bỏ rơi” mẹ luôn!

9. Bé 6 tháng tuổi sẽ biết ngồi bô

Nếu sớm, một em bé có thể ngồi bô khi tròn 5 tháng tuổi và một số khác thì không. Nếu cứ ép buộc bé phải ngồi bô khi trẻ không thích, mẹ có thể vô tình khiến bé nhịn tiêu tiểu, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Ngày nay, hầu hết trẻ nhỏ ở khắp nơi trên thế giới được tập ngồi bô trước khi được 2 tuổi. Bạn không cần tập cho bé thói quen đi vệ sinh quá sớm, nên để bé phát triển tự nhiên.

[inline_article id=3138]

Cách nuôi dạy trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời đa phần sẽ khiến các mẹ bỉm sữa cảm thấy hoang mang vì sao mà nhiều phương pháp, nhiều thông tin quá. Biết làm sao cho đúng bây giờ! Hãy cứ làm mẹ như bản năng mách bảo, mẹ sẽ biết đâu là điều tốt nhất cho bé cưng của mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

“Đủ bộ” cách quấn tã cho trẻ sơ sinh mùa hè, không lo hăm tã

Không chờ đợi đến sau khi sinh mà ngay trước thời điểm chuyển dạ bất ngờ mẹ đã chuẩn bị đầy đủ các loại tã cho bé. Đó có thể là tã vải, tã xô truyền thống nếu mẹ không muốn chọn lựa tã dán, bỉm hay miếng lót sơ sinh kiểu hiện đại. Nhưng dù là loại tã nào cũng cần học cách quấn tã cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn.

Các loại tã phổ biến cho trẻ sơ sinh

Tã chéo

Đây được xem là loại tã truyền thống nhận được nhiều sự ưu ái của các mẹ bỉm sữa hiện đại. Nếu chọn loại tã này, mẹ vừa tiết kiệm được chi phí vừa có thể nhờ thợ may đo và vắt theo ý thích. Đây cũng là loại tã rất thông thoáng cho mông và bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh, tránh được tình trạng bị hăm.

Có ưu thì cũng có nhược. Mẹ và người thân phải sẵn sàng tư thế giặt sạch sẽ cả “tá” thậm chí còn nhiều hơn thế loại tã chéo này. Em bé còn nhỏ sẽ tè, ị rất nhiều. Nếu không có thời gian, mẹ nên cân nhắc.

Độ tuổi sử dụng phù hợp nhất cho loại tã này là từ khi bé vừa lọt lòng cho đến khoảng 6 tháng. Mẹ chăm chỉ và chịu khó cũng sẽ tiết kiệm được một số tiền khá khá đấy nhé!

cách quấn tã cho trẻ sơ sinh 1
Mẹ bỉm sữa hiện đại có rất nhiều lựa chọn tã và bỉm cho bé

Tã vải và miếng lót sơ sinh

Đây là loại tã khá thông dụng hiện nay, chất liệu chính là vải. Các loại tã này có màu trơn hoặc hoa văn, dễ tìm mua trong các siêu thị và cửa hàng cho mẹ và bé.

Cách sử dụng khá đơn giản, mẹ chỉ cần cho miếng lót sơ sinh vào tã vải rồi mặc cho bé. Quần tã có hai đầu dán, mẹ canh mặt trước và mặt sau của tã rồi dán cho chặt là được. Tã vải chỉ sử dụng cho trẻ 3-6 tháng tùy vào cân nặng.

Tã dán, tã quần

Tã quần và tã dán rất thông dụng, có thể sử dụng lâu dài vì có nhiều size. Hai loại tã này dùng ban đêm cho trẻ hoặc mặc lúc cho trẻ khi đi ra ngoài rất sạch sẽ.

Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Vào mùa hè nóng bức hay mùa đông giá lạnh, những cách quấn tã cho trẻ sơ sinh dưới đây đều có thể áp dụng hoàn hảo:

Đới với tã chéo

  • Gấp tã thành hình tam giác cân
  • Đặt bé lên trên sao cho một đầu tam giác của tã hướng xuống phía dưới
  • Buộc 2 bên đầu với nhau sao cho nút thắt nằm ngay trước bụng của bé
  • Cầm đầu dưới lên che bộ phận sinh dục và cột lại với phần vải dư của nút trên. Vậy là xong.

Đối với loại tã dán

cách quấn tã cho trẻ sơ sinh 1

  • Đặt bé nằm ngửa
  • Bóc miếng tã mới đặt xuống dưới mông bé
  • Cởi tã cũ nhưng chưa bỏ hẳn ra ngoài mà chỉ úp phần đầu xuống dưới mông bé để làm sạch trước
  • Dùng giấy lau sạch vùng kín của bé trước, lau từ trên xuống dưới – từ bộ phận sinh dục xuống dưới hậu môn
  • Bỏ tã cũ ra ngoài
  • Dán tã mới lại: dán 2 bên tã vào 2 cạnh sườn của bé. Kết thúc quá trình thay tã cho bé.

Cách quấn tã “con nhộng” cho bé ngủ ngon

cách quấn tã cho trẻ sơ sinh 2
Cách quấn tã “con nhộng” được khuyến khích vì giúp bé ngủ ngon hơn

Để bé cưng ngủ thêm ngon giấc, mẹ có thể học cách quấn tã kiểu “con nhộng” cho bé:

  • Mẹ có thể chọn loại tã chéo hoặc tã xô. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chọn chất liệu vải sợi bông cũng như ưu tiên loại có thể thấm nước tốt.
  • Khi đã chọn được loại tã phù hợp, mẹ gấp tã thành hình tam giác cân sao cho nếp gấp 2 bên chồng lên nhau.
  • Đặt bé tại trung tâm miếng tã, đỉnh tam giác hướng xuống dưới, hai cạnh ở hai bên. Mẹ nên lưu ý đặt phần mông của trẻ nằm gọn trong miếng tã.
  • Cố định 2 đầu hai bên bằng nút thắt. Lưu ý, buộc nút thắt ngay trước bụng bé. Với những bé chưa rụng rốn, nút thắt phải nằm dưới rốn.
  • Dùng đầu tã dưới che bộ phận sinh dục của trẻ, buộc lại với phần vải dư của nút trên hoặc mẹ có thể dùng kim băng để cố định.

cách quấn tã cho trẻ sơ sinh

Mẹo tránh cho bé khỏi hăm tã

Khi thực hiện thay tã và quấn tã mới cho bé, để tránh bé bị hăm tã, mẹ chỉ cần chú trọng vấn đề vệ sinh là được. Mẹ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Nếu bé bị hăm da, mẹ cần hạn chế đóng bỉm
  • Nên chọn tã lót, quần bằng vải sợi cotton, đảm bảo sự thông thoáng
  • Kích cỡ của tã lót và bỉm không quá chật, tránh làm cọ xát khiến da bé bị xước và bị hăm thêm
  • Khi bé đi vệ sinh, dùng nước ấm rửa sạch, thấm khô bằng khăn, sau đó mới thực hiện thay tã
  • Nên để vùng kín của bé được thông thoáng khoảng 10, 15 phút
  • Thay bỉm thường xuyên cho trẻ, nhất là khi thấy trẻ vừa đi vệ sinh xong thì cần thay ngay
  • Nên sử dụng kem chống hăm, bôi nhẹ nhàng lên vùng da hăm trước khi mặc tã mới

Trường hợp trẻ bị hăm nhiều và rộng thì mẹ nên dùng các cách sau để nhanh khỏi hơn:

Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hay nước lá trầu không rửa sạch, rồi đun sôi lên. Sau đó để nước nguội bớt, khi nước còn hơi ấm, dùng để rửa vùng da hăm cho bé. Ngoài ra có thể dùng khổ qua hoặc lá trầu không.

[inline_article id=179967]

Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh mùa hè đơn giản thôi phải không mẹ! Quan trọng nhất vẫn là vấn đề vệ sinh vùng kín của bé để tránh tình trạng hăm da khiến cục cưng khó chịu nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh, chuyện nhỏ mà không nhỏ!

Đo chính xác nhiệt độ nước tắm là một trong những yếu tố quan trọng khi mẹ tắm cho bé. Nó rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con. Tắm nước quá nóng sẽ gây bỏng da còn nước quá lạnh có thể gây các bệnh hô hấp ở trẻ em và giảm thân nhiệt.

Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là chuẩn?

Như chúng ta đều biết, trẻ sơ sinh vừa ra đời phải làm quen với môi trường mới nên cần sự thích nghi dần dần. Chính vì vây, mẹ hãy tạo môi trường gần giống như khi trẻ ở trong bụng để con có thời gian thích ứng.

Thế nên, nhiệt độ nước tắm sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến da bé. Mẹ chỉ nên tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm. Đây là lựa chọn tốt nhất.

nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh 1
Mẹ có thể mua những chiếc nhiệt kế kiểu đồ chơi để đo nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh

Kể cả khi chọn nhiệt độ nước tắm cho bé mùa hè nóng nực, bạn cũng không nên dùng nước mát bởi nhiệt độ của trẻ không giống như ở người lớn.

Nhiệt độ thích hợp nhất để tắm cho con là trong khoảng 37 – 38 độ C. Mẹ có thể ước lượng mức nhiệt độ này bằng cách dùng khuỷu tay để thử. Chị em không nên thử bằng bàn tay vì cảm giác thường khó chính xác hơn.

Cách kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho bé

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của nước. Các nhiệt kế cũng được thiết kế khá sáng tạo thành các hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu như: con vịt, con cá, quả bóng…

Bạn có thể sắm một cái vừa để đo được nhiệt độ của nước, vừa có thêm một đồ chơi an toàn cho bé trong lúc tắm.

Mẹ lưu ý chỉ kiểm tra nhiệt độ của nước khi đã khuấy đều nước trong chậu và sau khi đã tắt vòi nước. Tránh trường hợp cho trẻ vào chậu tắm khi nước vẫn đang chảy sẽ làm nhiệt độ của nước tắm thay đổi.

[inline_article id=197208]

Ngoài việc chú ý tới nhiệt độ nước tắm, mẹ cũng cần quan tâm tới nhiệt độ phòng tắm cho trẻ sơ sinh. Hãy chọn nơi tắm cho trẻ sơ sinh là một phòng kín gió, có nhiệt độ phòng khoảng 28 – 30 độ C để khi đưa bé ra khỏi bồn tắm, cơ thể sẽ bị sốc nhiệt.

Chú ý cả mực nước khi tắm bé

Độ sâu của nước trong chậu phải đảm bảo không để trẻ cảm thấy lạnh và hở từ phần cổ trở lên. Đối với những bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên để mực nước trong chậu cao khoảng 13cm. Mực nước này là vừa đủ để toàn thân con được ngâm vào nước và từ phần vai thì hở.

Với những bé trên 6 tháng tuổi, mẹ hãy giữ mực nước cao tới eo khi ngồi trong chậu tắm. Bạn nên nhớ chỉ xem xét độ sâu khi đã tắt vòi nước và kiểm tra nhiệt độ nhé.

nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh 3
Mực nước cao gần đến vai là lý tưởng khi tắm bé

Thời gian lý tưởng để tắm cho con yêu

Mẹ nên tắm cho bé hàng ngày, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng. Thời gian này da trẻ đổ nhiều mồ hôi nên dễ gây bít lỗ chân lông nếu không tắm rửa. Vào mùa đông hay những ngày thời tiết lạnh, chị em có thể giãn cách khoảng 2 – 3 ngày tắm một lần.

Tuy nhiên, những ngày không tắm, bạn vẫn phải lau các bộ phận trên cơ thể bé. Đặc biệt là những vùng da nếp gấp như cổ, nách, hay bộ phận sinh dục, hậu môn.

Thời điểm tốt nhất để tắm cho bé là vào ban ngày trước khi ngủ trưa hoặc tầm buổi chiều. Mẹ tuyệt đối không tắm khi con đói bụng,  sẽ quấy khóc khiến việc tắm rửa trở nên khó khăn hơn. Và cả lúc con no cũng không nên tắm, do các động tác kì cọ có thể khiến trẻ bị nôn trớ.

Tắm cho bé và những lưu ý quan trọng kèm theo

Không để trẻ trong chậu một mình

Trong quá trình tắm, mẹ tuyệt đối không để bé ở lại một mình trong phòng tắm, dù chỉ là vài giây. Trẻ sơ sinh có thể bị ngạt nước chỉ với mực nước 3cm.

Do đó, hãy chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần sử dụng khi tắm để không phải “chạy đi chạy lại”. Nếu có người bấm chuông hoặc gọi điện thoại mẹ bắt buộc phải trả lời, hãy quấn bé thật ấm vào khăn và bế theo cùng nhé.

nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh 2
Mẹ không nên để một mình vì bé có thể ngạt nước khi tắm

Trò chuyện với trẻ

Khi tắm, bạn hãy trò chuyện cùng bé để thu hút sự chú ý. Điều này giúp trẻ không còn quẫy đạp, gây khó khăn cho những động tác của mẹ. Đó cũng chính là cách giúp gắn kết tình cảm với trẻ trong thời gian nuôi dạy con.

Có nên dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh không?

Mẹ có thể sử dụng sữa tắm, xà bông chuyên dành cho trẻ sơ sinh nhưng chỉ nên bắt đầu dùng khi em đã được 4 – 6 tuần tuổi. Khi mua các sản phẩm này, chúng ta cần xem kỹ thành phần để chắc chắn không ảnh hưởng tới làn da của bé nhé.

Một lưu ý rất quan trọng nữa là dù nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh đã đạt chuẩn, mẹ cũng không dược dội nước trực tiếp lên đầu bé vì có thể gây sốc nhiệt toàn thân. Hãy để con quen dần với nhiệt độ nước bằng cách tắm từ dưới lên trên, từ chân tới ngực.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường? Cách giúp bé ngủ ngon

Trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm thường xuyên; nhất là trẻ 1 tháng tuổi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé; mà còn khiến mẹ bỉm sữa mất ngủ dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm?

Khóc là cách thức giao tiếp duy nhất để bé giao tiếp với cha mẹ trong những tháng năm đầu đời. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn 16 giờ mỗi ngày bất kể ngày đêm. Nhưng việc bé khóc đêm dữ dội có thể do các nguyên nhân sau:

1.1 Thời gian ngủ không hợp lý

3 tháng đầu sau sinh bé chưa phân biệt được ngày đêm. Nhưng từ tháng thứ 4, khi được đặt trong một căn phòng chỉ có bóng tối; bé sẽ ngủ nhiều hơn và sẽ tỉnh giấc khi thấy ánh sáng.

Do đó nếu không cân bằng giữ thời gian ngủ ngắn vào ban ngày; và thời gian ngủ dài vào ban đêm sẽ khiến bé thức giấc và quấy khóc. Vì vậy mẹ cần tham khảo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi để cho con đi ngủ một cách khoa học.

thời gian ngủ không hợp lý
Thời gian ngủ không hợp lý làm trẻ sơ sinh quấy khóc đêm

1.2 Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm do bé khó chịu khi đi ngủ

Nếu môi trường xung quanh tác động quá lớn sẽ khiến trẻ sơ sinh không yên giấc. Vì não sẽ bị kích thích và bị kích động nên sẽ không thể chuyển sang chế độ ngủ, nghỉ ngơi dẫn đến khóc đêm dữ dội.

>> Mẹ có thể tham khảo: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹ nên lưu ý điều gì?

1.3 Trẻ sơ sinh khóc đêm là do bé đói

Khi bé trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng (các đợt tăng trưởng thông thường xảy ra vào khoảng 2-3 tuần; 6 tuần và 3 tháng); bé cần nhiều năng lượng hơn nên dễ đói và muốn bú nhiều. Những lúc này, trẻ sơ sinh sẽ vặn mình hoặc khóc đêm như để nói cho mẹ biết rằng bé đói.

Trẻ đói thì người mẹ nên cho trẻ bú; còn nếu trẻ ị hay tè nhiều thì ngay lập tức nên thay bỉm khác để trẻ được cảm dễ chịu hơn. Còn nếu không có những dấu hiệu trên thì người mẹ nên ôm trẻ để tạo cảm giác an toàn.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé sơ sinh bắt bế ngủ, cứ đặt xuống giường là khóc phải làm sao?

1.4 Do bị đầy hơi khó tiêu

trẻ sơ sinh khóc đêm
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay khóc đêm

Ban đêm bé khó tiêu hóa sữa, thức ăn hơn hoặc cũng có thể do con bị đầy hơi, chướng bụng, không thể tống phân ra khỏi hệ tiêu hóa. Vì vậy con sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc giữ đêm.

1.5 Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm là do bệnh lý

Với những trẻ hay khóc đêm bất thường và có kèm với một số biểu hiện như ngủ ngáy, khi ngủ hay giật mình, hoảng sợ, khóc thét,… có thể là hiện tượng sinh lý.

Nhưng nếu những hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của trẻ. Khi đó, cha mẹ cần phải nghĩ ngay đến vấn đề bé khóc do bệnh lý.

2. Trẻ sơ sinh khóc đêm như thế nào là bình thường?

Khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên. Và việc này hoàn toàn bình thường. Sau khi sinh, bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên; và đạt “mốc đỉnh điểm” ở tuần thứ 6-8.

Sau thời gian này, thời gian bé khóc sẽ giảm xuống cho đến tháng thứ tư của con. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm; vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.

Theo giả thuyết của David Haig, một chuyên gia về sinh vật học và di truyền thuộc trường đại học Harvard được công bố trên Tạp chí Evolution giải thích nguyên nhân bé hay khóc đêm là để trì hoãn việc mang thai lần kế tiếp của mẹ; bằng cách khiến mẹ kiệt sức và không rụng trứng.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có xu hướng bị “hội chứng quấy khóc” hay còn gọi là khóc dạ đề. Hội chứng quấy khóc dùng để mô tả trạng thái khóc dai dẳng liên tục và không đi kèm một biểu hiện khác lạ nào khác. Hội chứng này không phải là bệnh, và không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho bé. Tuy nhiên, vẫn chưa có “phương pháp đặc trị” cho hội chứng này; cách duy nhất là ba mẹ phải “chịu trận” mà thôi.

>> Mẹ có thể tham khảo: Giai đoạn bám mẹ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách đối phó

3. Trẻ sơ sinh khóc đêm như thế nào là không bình thường?

Như đã được đề cập ở phần trên, hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm nếu cứ xảy ra thường xuyên và kéo dài gây ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của trẻ. Rất có thể, trẻ đang mắc các vấn đề về bệnh lý.

Trẻ hay khóc đêm bất thường, giật mình khi ngủ hoặc thức dậy giữa đêm, la hét là do hệ thống thần kinh của bé đang phát triển, chưa hoàn thiện; và khả năng ức chế kém. Vì thế, nếu ban ngày trẻ có những hoạt động phấn khích, quá sức sẽ khiến não bộ vẫn còn đang trong tình trạng hưng phấn làm cho bé quấy khóc khi đang ngủ.

[key-takeaways title=””]

Nếu con thường hay giật mình khi đang ngủ cũng có thể là biểu hiện bất thường về cấu trúc hay chức năng não bộ của bé. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám để có nhiều thông tin cũng như thực hiện các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn.

[/key-takeaways]

4. Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh khóc đêm liên tục?

4.1 Nói chuyện với bé cưng 

Không phải tất cả các trường hợp bé khóc đều bày tỏ sự khó chịu hoặc đưa ra một “đòi hỏi” nào đó. Đôi khi đó chỉ là cách bé muốn mẹ biết về sự hiện diện của mình. Những lúc này, giọng nói của bạn chính là cách tốt nhất để tâm trạng của bé dịu xuống.

4.2 Kiểm tra nhu cầu cơ bản của bé

Thông thường, bé khóc để bày tỏ những mong muốn và nhu cầu của mình. Con có đang cần thay tã? Con đói hay cảm thấy đau? Một số bé khóc vì cảm thấy không thoải mái với vị trí hiện tại của mình hoặc chỉ cần được dỗ dành.

Ngoài tiếng khóc, mẹ có thể quan sát một số cử chỉ của bé khi khóc. Chẳng hạn như lúc đói, bé thường khóc và mút ngón tay. Chú ý những hành động nhỏ của con có thể giúp mẹ nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân làm con khóc.

4.3 Massage cho bé

massage cho bé

Tâm lý của bé sẽ được thoải mái hơn nếu được mẹ massage cho. Đồng thời, massage cho bé cũng là cách giúp ngăn ngừa và loại bỏ khó chịu trong trường hợp bé bị đầy hơi.

[inline_article id=176054]

4.4 Cho bé nghe nhạc

Tương tự người lớn, những âm điệu nhẹ nhàng có thể giúp bé thư giãn và thoải mái hơn. Mở cho con nghe những bài nhạc mẹ thường nghe khi mang thai. Trẻ sơ sinh sẽ ngừng khóc đêm vì cảm thấy dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh khóc đêm là bình thường nếu tần suất chỉ là thỉnh thoảng. Nhưng nếu bé khóc nhiều, thường xuyên cũng có thể do sức khỏe có vấn đề. Khi đó đi khám bác sĩ là cách tốt nhất!

>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc mẹ nào cũng nên biết

Tóm lại, trẻ sơ sinh, nhất là trẻ 1 tháng tuổi hay khóc đêm là do bé muốn giao tiếp với cha mẹ trong những tháng năm đầu đời. Có thể bé đang gặp một số vấn đề về tiêu hóa, khó tiêu, đói bụng; bé cảm thấy khó chịu với môi trường xung quanh hoặc cũng có thể do vấn đề bệnh lý.

Những lúc này mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời. Nếu không phải do bệnh lý, mẹ nên dỗ bé ngủ bằng cách nói chuyện với bé, kiểm tra nhu cầu, massage hoặc cho bé nghe nhạc. Từ đó có thể khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tư thế ngủ an toàn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tuy nhiên, tư tuế ngủ của trẻ sơ sinh thông thường là 3 tư thế: Nằm ngửa, nằm nghiêng và năm sấp. Vậy mỗi tư thế ngủ ở trẻ sơ sinh sẽ có những tác hại gì đối với sức khỏe của con? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ ơi.

1. Tư thế ngủ Nằm ngửa của trẻ sơ sinh

bé nên ngủ như thế nào
Tư thế ngủ an toàn nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là nằm ngửa

Trong nghiên cứu đã nêu trên, cụ thể là khảo sát trên 3.297 người mẹ, trong đó có 77% mẹ đã thừa nhận rằng, là họ thật sự không biết tư thế ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt; và họ ít khi đặt trẻ nằm ngửa trong lúc ngủ.

Bác sĩ Eve Colson, đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ trên CNN: “cha mẹ sợ rằng nếu trẻ nhỏ nằm ngửa khi ngủ thì trẻ có thể bị nghẹt, và ngủ không ngon so với nằm sấp”.

Bác sĩ nhi Robin Jacobson, Bệnh viện Hassenfeld Children’s (Mỹ), cho rằng: “những niềm tin này là do phụ huynh thiếu kiến thức cũng như do ảnh hưởng văn hóa gia đình”.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), tư thế ngủ nằm ngửa của trẻ sơ sinh không chỉ giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ (SIDS), mà còn giảm nguy cơ tử vong vì các bệnh khác liên quan đến ngủ.

2. Tư thế ngủ “Nằm nghiêng” của trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh ngủ nghiêng có an toàn không
Tư thế ngủ nghiêng của trẻ sơ sinh chỉ an toàn khi bé đã được 4 tháng tuổi trở lên

Theo khuyến nghị của các chuyên gia Nhi khoa, tư thế ngủ nghiêng của trẻ sơ sinh chỉ an toàn khi bé đã lớn và cứng cáp hơn. Độ tuổi thích hợp để trẻ nằm ngủ nghiêng là khi bé được 4 tháng tuổi trở lên.

[inline_article id=241188]

2.1 Tác hại khi trẻ nằm nghiêng ngủ

Tư thế ngủ nghiêng của trẻ sơ sinh có thể gây ra một số tình trạng, cụ thể là:

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Nguy cơ mắc hội chứng này sẽ gia tăng khi trẻ nằm sấp; và tư thế ngủ nghiêng của trẻ sơ sinh dễ dàng tạo điều kiện để chuyển đổi sang tư thế ngủ sấp. Lẽ di nhiên, tư thế ngủ không phải là yếu tố duy nhất làm gia tăng nguy cơ bị SIDS. Nhưng bố mẹ vẫn cần hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa hội chứng đột tử và giấc ngủ của trẻ.

Chứng vẹo cổ (torticollis)

Tình trạng đầu của trẻ sơ sinh bị nghiêng sang một bên trong khi cằm lại quay sang bên kia. Một số bé mắc phải tình trạng này lúc mới sinh do vị trí nằm trong bụng mẹ; hoặc sau sinh vì bé bị nằm nghiêng.

Hiện tượng “Harlequin color change”

Tình trạng một nửa khuôn mặt và cơ thể của em bé trở thành màu hồng hoặc đỏ; nó hoàn toàn vô hại nên mẹ không cần quá lo lắng. Sự thay đổi màu sắc là tạm thời và nó sẽ tự biến mất sau chưa đầy 2 phút. Tư thế ngủ nghiêng của trẻ sơ sinh thường là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Nếu mẹ muốn tránh hiện tượng này ở con, đừng cho bé nằm nghiêng mẹ nhé!

Những nguy cơ khác

  • Khi nằm nghiêng trẻ sẽ khó cử động, khó cựa mình, dễ bị tê và mệt mỏi khi thức dậy.
  • Khi cho trẻ nằm tư thế này mẹ cần hết sức lưu ý đến trẻ để phòng sự cố ngoài ý muốn.
  • Nằm nghiêng một bên quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu và tạo áp lực lên một bên mặt, bụng, vai, tay, tim và có nguy cơ bẹp đầu bên trái.
  • Một số trẻ từ 2 tháng tuổi trở đi đang tập lẫy có nguy cơ từ nằm nghiêng sang nằm úp. Nếu mẹ không kịp thời lật trẻ trở lại có thế nguy hiểm tính mạng

>> Mẹ có thể quan tâm Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu?

2.2 Cách tránh cho trẻ ngủ nằm nghiêng

tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Tư thế ngủ nghiêng của trẻ sơ sinh chỉ an toàn khi bé trên 4 tháng tuổi.

Vì tư thế ngủ nghiêng không an toàn cho trẻ dưới 4 tháng tuổi, sau đây là hướng dẫn từ chuyên gia để bố mẹ có thể ngăn ngừa trẻ sơ sinh ngủ tư thế này:

  • Thử sử dụng túi ngủ. Trường hợp trẻ sơ sinh không chịu quấn; mẹ hãy cho con thử túi ngủ.
  • Sử dụng máy quay theo dõi trẻ sơ sinh. Màn hình này giúp cảnh báo trẻ sơ sinh đang nghiêng mình sang một bên để ngủ.
  • Đảm bảo bé ngủ trên một tấm nệm chắc chắn. Mẹ cần chắc chắn là nôi, cũi của bé có tấm nệm cứng vừa đủ. Có nghĩa là bé sẽ không thể “in mình” hoặc chìm vào chiếc nệm bé đang nằm.
  • Quấn bé đến khi bé có thể lăn được. Việc này giúp bé nằm ngửa và ngủ thoải mái hơn. Mẹ lưu ý quấn vừa phải, không quá chặt để bé có thể di chuyển hông của mình. Nhưng mẹ cũng chú ý đến thời điểm dừng quấn cho bé nhé.

Giường cũi an toàn chỉ nên có một tấm đệm chắc chắn và ra giường vừa khít. Việc sử dụng thêm một chiếc gối hoặc dụng cụ định vị cho đầu của trẻ sơ sinh và giúp trẻ nằm ngửa có thể mang đến nhiều ích lợi.

>> Mẹ xem thêm 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh

2.3 Trẻ ngủ nghiêng có giúp con bớt nghẹt thở không?

Theo Học viện Y tế Quốc gia (NIH), tư thế ngủ nghiêng ở trẻ sơ sinh không những thật sự giúp ngăn ngừa tinh trạng nghẹt thở ở trẻ khi ngủ. Ngược lại, một số nghiên cứu còn cho thấy việc trẻ ngủ nghiêng còn dễ khiến trẻ bị mắc nghẹn.

Cha mẹ hãy yên tâm, vì trẻ sơ sinh có khả năng tự thông đường thở rất tốt khi con nằm ngửa. Trẻ có phản xạ tự động khiến bé phát ra một tiếng ho hoặc nuốt, để cân bằng áp suất đường thở.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có nên hay không?

3. Tư thế ngủ “Nằm sấp” của trẻ sơ sinh

trẻ nằm sấp
Trẻ nằm sấp ngủ có thể khiến con dễ chịu, nhưng ngủ giấc dài thì không nên

Mẹ biết không, trẻ ngủ nằm sấp chỉ an toàn khi con đã có thể tự chuyển mình từ nằm sấp sang nằm ngửa. Nhưng khuyến nghị chung dành cho bố mẹ; đó là để trẻ ngủ với tư thế nằm ngửa đến khi trẻ được 12 tháng tuổi; hoặc lớn hơn nếu trẻ sinh non.

3.1 Tác hại khi trẻ nằm sấp ngủ

Nếu trẻ sơ sinh quá nhỏ và ngủ tư thế nằm sấp, bé sẽ mắc những nguy cơ như sau:

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Tư thế ngủ sấp của trẻ sơ sinh được chứng minh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SIDS. Nhất là trong giai đoạn 6 tháng đầu đời khi bé còn non và dễ bị tổn thương.

Dễ nghẹt thở

Trẻ sơ sinh chưa có đủ khả năng kiểm soát đầu. Do đó, khi nằm sếp, bé có thể bị tắc nghẽn đường thở và dẫn đến nguy cơ ngạt thở.

Theo các chuyên gia, bé ngủ hay nằm sấp là không tốt cho sức khỏe bởi vì khi nằm sấp sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé. Khi hít vào thở ra lồng ngực và bụng của bé không thể nở ra và co lại như bình thường. Thở không tốt có thể dẫn đến thiếu oxy và tuần hoàn của tất cả các cơ quan khác.

Quá nóng

Việc nằm sấp khi ngủ có thể ức chế khả năng giải phóng nhiệt và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ở trẻ nhẹ cân. Điều này có thể dẫn đến quá nóng, một yếu tố nguy cơ khác của SIDS.

Những nguy cơ khác

  • Tắc nghẽn đường thở trên.
  • Phần bụng gắn chặt với nệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, dịch hồ hôi không kịp thời tản ra, gây ra chàm cho trẻ.
  • Tư thế nằm sấp khi ngủ trong một thời gian dài khiến xương mặt dễ bị biến dạng ảnh hưởng đến thẩm mỹ do xương mặt và vòm họng của bé yêu chưa phát triển đầy đủ.

[inline_article id=174146]

3.2 Cách tránh cho trẻ ngủ nằm sấp

tư thế ngủ của trẻ sơ sinh 1
Cách để tránh trẻ ngủ nằm sấp để đảm bảo an toàn cho con

Bác sĩ nhi khoa Harvey Karp, tác giả của đầu sách: “Happiest Baby on the Block” chia sẻ một số mẹo hữu ích để tránh tư thế nằm ngủ sếp của trẻ sơ sinh:

  • Quấn bé sơ sinh khi ngủ.
  • Sử dụng máy phát âm thanh cho những giấc ngủ ngắn, ngủ trưa của trẻ.
  • Để bé ngủ chung trong phòng nhưng không cùng giường trong năm đầu đời.

Lưu ý khi cho trẻ nằm sấp:

  • Nên đảm bảo bé không đói hay quá mệt.
  • Nếu bé vừa ăn xong thì hãy đợi khoảng 1 tiếng sau đó rồi hạy cho bé tập để tránh trường hợp bé bị nôn ói.

Trên thực tế, tư thế nằm nghiêng và nằm sấp có thể mang lại trải nghiệm dễ chịu cho trẻ sơ sinh. Và nếu trẻ ngủ giấc ngắc ở tư thế này thì vẫn bình thường, nhưng giấc ngủ dài thì hoàn toàn không nên.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Cách giúp bé nằm sấp thoải mái

4. Tư thế trẻ ngủ ngửa đầu ra sau

Một số mẹ khi bế con không đúng cách trong lúc ngủ dễ khiến bé ngủ ngửa đầu ra sau. Tư thế này là không tốt bởi bé dễ bị khó thở nếu ngủ ở tư thế này.

Trường hợp mẹ không bế con mà đặt nằm trong nôi nhưng bé cũng hay ngủ ngửa đầu ra sau thì mẹ nên đưa con đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân. Mẹ nên nhớ trẻ sơ sinh hay ngửa cổ ra sau khi ngủ là không tốt.

Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất quan trọng trong việc bảo vệ bé khỏi những tình trạng đe dọa sức khỏe, tính mạng. Chọn đúng tư thế ngủ cho trẻ là cách tốt nhất giúp bé phát triển toàn diện.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những lưu ý khi mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa hè

Sau khi sinh, việc chuẩn bị trang phục cho trẻ sơ sinh vào mùa nóng không hề đơn giản. Cho nên đừng bỏ lỡ các lưu ý mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa hè sao cho bé có thể thoải mái vui chơi và vận động.

Lựa chọn trang phục có chất liệu thoáng mát

Mùa hè nắng nóng, dẫn đến trẻ sơ sinh dễ ra mồ hôi. Bên cạnh đó, da trẻ cũng mỏng manh và rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Vì vậy, quần áo mùa hè cho trẻ sơ sinh nên có chất liệu làm từ sợi tự nhiên. Và, một trong những loại vải mẹ nên ưu tiên lựa chọn là cotton.

Được tổng hợp từ sợi bông của cây bông vải, cotton đem lại sự thoáng mát và dễ chịu, không làm đau làn da non nớt của trẻ. Đặc biệt, nó còn giúp dễ thoát mồ hôi nhanh hơn trong thời tiết mùa hè nóng bức. Ngoài ra, các mẹ cùng có thể chọn trang phục có chất vải từ lụa mát hay vải sợi tre v.v…

mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa hè
Trang phục có chất liệu thoáng mát là lựa chọn hàng đầu cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Trang phục có màu trắng, sáng nhạt

Bạn không nên mua cho bé những bộ quần áo có màu rực rỡ như đỏ, cam hay vàng đậm…Chúng tạo nên cảm giác nóng nực và chói mắt, hoàn toàn không thích hợp với mùa hè.

Mẹ cũng không nên mua những bộ đồ có tông màu đen, nâu… vì chúng hấp thụ nhiệt nhiều hơn, gây cảm giác nóng bức cho trẻ.

Thay vào đó, trang phục có màu trắng, hay sáng nhạt trông thật mát mẻ và dịu mắt, sẽ bé cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn. Bộ quần áo có tone màu này chứa rất ít phẩm màu hóa học, hạn chế gây dị ứng cho da bé.

Lưu ý mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa hè – Quần áo ngắn tay

Vì thân nhiệt của trẻ sơ sinh cao hơn người lớn nên mẹ mua cho bé mặc quần áo ngắn tay, váy hoặc áo body liền quần lót vào ban ngày. Lựa chọn loại trang phục này giúp bé thỏai mái vận động, không bị toát mồ hôi. Tuy nhiên, mẹ mặc quần áo dài tay cho bé vào ban đêm hoặc lúc mở điều hóa không khí.

mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa hè 4
Lưu ý mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa hè đầu tiên là nên mặc quần áo ngắn tay

Đội mũ thóp trong 1 tuần sau sinh

Trẻ sơ sinh có thóp đầu chưa khép hoàn toàn nên các mẹ thường cho bé đội mũ thóp. Việc đội mũ thóp trong thời gian dài là điều không nên vì nó khiến bé nóng bức, toát mồ hôi đầu dẫn đến dễ bị viêm da đầu. Cho nên, mẹ chỉ cho bé đội trong 1 tuần đầu sau sinh, sau đó bỏ mũ để đầu bé được thoáng mát.

Cho bé mặc quần áo có nhiều lớp

Một lưu ý nữa về mặc quần áo cho trẻ sơ sinh mùa hè là nên lựa chọn trang phục nhiều lớp. Khi bé mặc đồ nhiều lớp, mẹ có thể dễ dàng cởi bớt khi trẻ thấy nóng nực và bức bối.

Ngược lại, khi trời trở lạnh hoặc nhà bật điều hòa, bạn có thể mặc thêm lớp quần áo để giúp bé không bị nhiễm lạnh. Từ đó, bé dễ dàng thích nghi với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong và ngoài nhà bạn.

Áo chống nắng cho bé ngày hè oi bức

Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên thời tiết nắng nóng liên tục khiến trẻ dễ bị sốc nhiệt và cháy nắng. Vì thế, mẹ cần lựa chọn trang phục chống nắng hiệu quả để bảo vệ bé yêu nhà mình.

mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa hè 3
Thoa kem chống nắng cho bé trong những ngày hè oi bức

Áo chống nắng với chất liệu cotton mát mẻ, dễ thoát mồ hôi là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn. Ngoài ra, mẹ kết hợp áo với mũ rộng vành, kính râm, khẩu trang để ngăn chặn tia UV ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé.

Một ít kem chống nắng cho trẻ nên được thoa trước khi ra ngoài đường khoảng tầm 15 phút. Lưu ý thoa nhiều kèm chống nắng vào vùng da hở như mặt, da dầu, cổ, cánh tay, chân…

[inline_article id=195790]

Chọn quần áo của thương hiệu có tiếng

Khi lựa chọn quần áo mùa hè cho trẻ sơ sinh, mẹ nên mua hàng của thương hiệu uy tín trong và ngoài nước. Đảm bảo sản phẩm có ghi rõ tên NSX, nhãn mác, ngày sản xuất, HSD, chất liệu và cách giặt…

Nhờ những lưu ý mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa hè trên đây, trẻ sẽ không còn bực bội, khó chịu trong những ngày hè nắng nóng nữa. Ngoài ra, bé sẽ thêm năng động, thoải mái vui chơi khi mặc những bộ quần áo thật mát mẻ.