Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Các vị trí trẻ sơ sinh bị hăm thường gặp và cách phòng trị mẹ cần biết

Tình trạng này gây khó chịu, làm các bé không thể thoải mái vui đùa và ảnh hưởng sức khỏe bé nếu không biết phòng trị đúng cách. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hăm, các vị trí bị hăm trên cơ thể bé cũng khá đa dạng nên các mẹ cần lưu ý để có phương pháp chăm sóc phù hợp.

Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh hăm ở trẻ sơ sinh?

Sau khi sinh, da của các bé rất yếu và non, rất dễ bị tác động bởi các tác động từ bên ngoài. Chỉ cần bị xây xát nhẹ, thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc tiếp xúc với các chất lạ là da các bé đã xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Khi bé đổ mô hôi nhiều, hệ bài tiết sẽ phản ứng lại gây ra hiện tượng hăm ở trẻ. Trẻ sơ sinh bị hăm thường sẽ kéo dài 2-3 ngày. Nó có thể kéo dài hơn nếu các mẹ chữa trị chưa đúng cách. Nếu tình trạng này kéo dài hơn da trẻ sẽ bị nấm, nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm.

trẻ sơ sinh bị hăm 4
Làn da non nớt của các bé luôn rất nhạy cảm với những thay đổi bên ngoài

Thời điểm bệnh hăm xuất hiện thường thấy là giữa lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh và ngược lại. Các vị trí bị hăm thường gặp là hăm cổ, hăm tã, hăm háng, hăm da….

Các vị trí trẻ sơ sinh bị hăm thường gặp và những biện pháp xử lý

Trẻ có thể bị hăm nhiều chổ trên cơ thể. Mỗi chổ có cách chăm sóc và xử lý riêng nên mẹ cần tìm hiểu kỹ.

Trẻ bị hăm cổ và cách phòng trị

Hăm cổ thường xảy ra ở những trẻ mập mạp bụ bẩm vì các bé thường có nhiều ngấn ở cổ. Nó gây tiết nhiều mồ hôi, không những thế, đây còn là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, dễ gây nhiễm trùng.

Các nếp gấp ỏ cổ bé còn thường xuyên cọ xát vào nhau, tác động trực tiếp đến sự bài tiết của tuyến mồ hôi. Nó làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây ra hiện tượng hăm cổ.

Một trong những biện pháp phòng trị các mẹ thường dùng là bôi phấn rôm để hút mô hôi. Tuy nhiên đây là cách xử lí hoàn toàn sai lầm.

Phấn rôm dễ làm bít lỗ chân lông, kìm hãm quá trình bài tiết, làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Như vậy, các mẹ đã vô tình làm bệnh hăm của bé tiến triển nhanh hơn.

trẻ sơ sinh bị hăm 3
Dùng phấn rôm không những không cải thiện hăm mà còn khiến bệnh trở nên nặng hơn

Để đề phòng trẻ sơ sinh bị hăm, các mẹ nên cho trẻ mặc thoáng mát, tránh mặc đồ quá chặt, bí ở vùng cổ gây khó khăn cho quá trình bài tiết mồ hôi. Các mẹ cũng cần thường xuyên lau sạch vùng cổ bằng khăn mềm, hạn chế mồ hôi tích tụ.

Khi cho con bú, sẽ có một chút sữa rớt xuống cổ, các mẹ nên dùng khăn ướt nhẹ nhàng lau khô cho bé nhé. Khi phát hiện bệnh hăm, các mẹ nên tìm hiểu các loại thuốc trị hăm uy tín, đáng tin cậy để bôi cho bé kịp thời.

Bé bị hăm tã, hăm háng, hăm hậu môn và cách xử lý

Mặc tã thường xuyên hoặc khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài làm da phải tiếp xúc với phân và nước tiểu thời gian dài. Điều này gây kích ứng da và xả ra hiện tượng hăm tã, hăm háng, hăm hậu môn. Cũng giống như vùng cổ, háng có nhiều nếp nhăn nên rất dễ gây bít mồ hôi, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào da.

Ngoài ra, hăm tã, hăm háng hay hăm hậu môn cũng có thể xảy ra khi mẹ dùng cho bé các loại bỉm tã kém chất lượng, không hợp cơ địa của bé. Thay tã không đúng cách, lạm dụng phấn rôm cũng là nguyên nhân làm bé bị hâm da…

trẻ sơ sinh bị hăm 2
Dùng bỉm, tã không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm

Để phòng ngừa, các mẹ không nên cho bé mặc đồ quá chật, gây cọ xát vào vùng da nhạy cảm, dẫn đến bị hăm. Các mẹ cũng rất cần chú ý lựa chọn các loại bỉm, tã có chất lượng, phù hợp với làn da của bé. Khi bé đi cầu hoặc đi tiểu, cần thay ngay bỉm, tránh không để da tiếp xúc lâu với vi khuẩn từ phân và nước tiểu.

Khi bé bị hăm nhẹ, các mẹ cần giữ cho da bé sạch và khô bằng cách dùng nước ấm lau nhẹ vùng mông, hậu môn và háng. Mẹ nên nhớ, khi lau dùng các loại khăn mềm và chị chấm nhẹ không chà xát mạnh gây tổn thương da và làm bé đau. Nếu bị tình trạng hăm của bé nặng hơn (xuất hiện mủ hay rỉ nước), mẹ cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách chữa trị.

Một số lưu ý cho các mẹ để phòng trị bệnh hăm cho trẻ

  • Mua những loại quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Không dùng những sản phẩm vệ sinh có chất tẩy.
  • Không dùng các sản phẩm người lớn cho bé.
  • Khi trẻ bị hăm tuyệt đối không dùng phấn rôm bôi lên chỗ bị hăm.
  • Vệ sinh, giữ cho da bé luôn khô thoáng, đặc biệt là các vùng chứa nhiều mồ hôi như cổ, háng, hậu môn, mông/bẹn, nách…
  • Loại bỏ các loại quả có chứa nhiều axit như chanh, cam, mâm xôi, cà chua… ra khỏi thực đơn khi phát hiện bé có dấu hiệu bị hăm.
  • Có thể áp dụng các biện pháp dân gian như vệ sinh cho bé bằng lá trầu không, lá trà xanh, lá vối pha loãng… Tuy nhiên, nên tìm đến các bác sĩ uy tín để chữa trị khi bệnh hăm của bé có dấu hiệu nặng.

[inline_article id=194983]

Hi vọng những chia sẻ về trẻ sơ sinh bị hăm và cách phòng trị sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc bé con của mình một cách khỏe mạnh và khoa học nhất. Đừng để bệnh hăm trở thành rào cản khiến bé không thể vui đùa các mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách quấn khăn cho bé sơ sinh đúng và an toàn mẹ đã biết chưa?

Cách quấn khăn cho bé sơ sinh đúng và an toàn mẹ đã biết chưa? Các mẹ cần tìm hiểu rõ cách quấn khăn cho bé sơ sinh cũng như một số lưu ý quan trọng cần biết. Đồng thời chị em cũng nên cập nhật những lợi ích thiết thực của phương pháp này khi thực hiện cho bé.

Vì sao phải biết cách quấn khăn cho bé sơ sinh?

  • Khi ở trong bụng, thân nhiệt của bé sẽ luôn cao hơn của mẹ khoảng từ 0.5 – 1 độ. Sau khi sinh, nhiệt độ đột ngột thay đổi, giảm xuống so với trong bụng mẹ nên sẽ làm bé bị lạnh. Cách quấn khăn cho bé đúng sẽ đảm bảo bé được giữ ấm và không bị sốc nhiệt.
  • Không gian ở trong tử cung mẹ rất hẹp bé đã quen với tình trạng cọ xát, có áp lực. Khi ra ngoài môi trường quá rộng rãi sẽ khiến bé mất đi cảm giác an toàn. Lúc này việc quấn khăn sẽ giúp trấn an, xoa dịu bé.
  • Phương pháp này sẽ giúp bé mới sinh không bị giật mình, thức giấc, không tự cào vào mặt. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho biết việc quấn khăn sẽ giảm được nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh.
  • Còn đối với mẹ, việc quấn khăn sẽ giúp bế ẵm bé dễ dàng hơn. Nhất là với những người mới làm mẹ lần đầu. Đồng thời dễ cho bé bú, cũng như giúp bạn cảm thấy yên lòng hơn khi bé được ủ ấm, ngủ ngon giấc.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cúng đầy tháng cho bé trai: Từ A đến Z nghi thức cần chuẩn bị

Chi tiết các bước trong cách quấn khăn cho bé sơ sinh

Chắc hẳn khi lần đầu làm mẹ, bạn sẽ khá lóng ngóng trong việc chăm sóc hay quấn khăn, tã cho bé. Tuy nhiên, thực tế việc quấn khăn cho bé không quá khó như bạn nghĩ. Bạn hãy thực hiện cách quấn khăn cho bé ngủ ngon theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc khăn mềm mại, sạch sẽ. Lưu ý khăn quấn bé sơ sinh phải được làm bằng chất liệu cotton an toàn; có kích thước vuông ít nhất khoảng 70 x 70 cm.
  • Bước 2: Cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh đúng nhất là phải trải khăn theo dạng hình thoi trên mặt phẳng; ngay trước mặt mẹ.
  • Bước 3: Gập góc khăn cao nhất của hình thoi vào khoảng 20cm giữa tấm khăn. Mẹ có thể điều chỉnh góc gấp tùy theo kích thước của bé.
  • Bước 4: Mẹ đặt trẻ vào giữa khăn sao cho lưng và cổ đè lên nếp gấp.
  • Bước 5: Đặt tay phải của con xuôi theo cơ thể, khuỷu tay hơi cong. Rồi kéo góc trái tấm khăn phủ chéo lên trên. Mẹ nhớ nâng tay trái của bé rồi vòng khăn qua tay, xuống đến lưng và gài lại.
  • Bước 6: Gập phần khăn còn lại lên trên bao bọc toàn bộ cơ thể trẻ và cố định vị trí khăn.

[inline_article id=252529]

Thực hiện cách quấn trẻ sơ sinh cần lưu ý gì?

Với các bước đơn giản trong cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như trên thì mẹ sẽ nhanh chóng thành thạo việc quấn khăn cho bé yêu. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thoải mái, an toàn, mẹ cần nhớ một số lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Thực hiện đúng kỹ thuật cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ để phần hông và chân của bé vẫn cử động được.
  • Không quấn quá chặt sẽ là bé khó khăn trong việc cử động, cảm thấy khó chịu, bức bí.
  • Không quấn quá lỏng sẽ khiến trẻ không nằm yên, không ngon giấc.
  • Thường xuyên kiểm tra cơ thể bé, nếu đổ quá nhiều mồ hôi thì mẹ nên tháo khăn rồi quấn lại.
  • Không quấn cả phần đầu và mặt của bé tránh gây ngột ngạt, khó thở.
  • Không để trẻ lăn qua, lăn lại trong khi quấn.
  • Khăn quấn bé phải mềm mại, không quá dày và có kích thước phù hợp với cơ thể.
  • Ban đêm bạn không nên quấn khăn cho bé.
  • Khăn quấn bé sơ sinh mùa hè nên chọn loại mỏng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

[inline_article id=32613]

Những hiểm họa khi quấn khăn cho bé không đúng cách

Theo nghiên cứu năm 2002 của các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, quấn khăn là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em. Những bé 3 tháng tuổi được mẹ quấn khăn thường xuyên sẽ có nguy cơ bị viêm phổi tăng gấp 4 lần so với các bé khác.

Các chuyên gia cho rằng, quấn khăn sai cách có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp; làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi. Cũng có ý kiến cho rằng, do các bé được quấn quá kỹ nên sức đề kháng không phát triển nên khó chống lại sự tấn công của các loại virus.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên tạp chí Archives of Disease Childhood (Anh) cũng cho thấy; mối liên hệ giữa việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh với các vấn đề liên quan đến sự phát triển hông. Những bé sơ sinh được quấn khăn sẽ có thể mắc bệnh viêm khớp xương mãn tính và một số bệnh lý về hông khi lớn lên.

Khi nào nên ngừng quấn khăn cho bé?

Một câu hỏi nữa mà rất nhiều mẹ thắc mắc đó là khi nào thì nên ngừng quấn khăn cho bé. Thực tế thì sẽ không có mức thời gian cụ thể; mà tùy vào mỗi bé có sự phát triển khác nhau mà mẹ quan sát để tự điều chỉnh.

Rất nhiều chuyên gia cho rằng việc quấn khăn nên ngừng lại khi bé được khoảng 2 tháng tuổi. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng phải đến khi bé 6 tháng thì mẹ mới nên ngừng làm việc này.

Nhìn chung, mẹ lưu ý là việc quấn khăn cả người chỉ nên thực hiện khi bé ở độ tuổi 0 – 3 tháng. Đến tháng thứ 3 trở đi, bé chỉ thích được quấn từ eo trở xuống để có thể cử động. Khi bé biết lật quấn khăn còn giúp giữ cho bé có tư thế nằm ngửa lúc ngủ.

Giờ thì chắc hẳn các mẹ đã tự tin mình biết cách quấn khăn cho bé sơ sinh đúng, an toàn rồi đúng không nào. Chúc mẹ và bé có những giấc ngủ ngon và ấm áp!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những tuyệt chiêu chống nóng mùa hè 40 độ C cho bé luôn mát mẻ

Trong đó, làm mát phòng, đặt một chậu nước, cho trẻ mặc quần áo phù hợp hay làm mát trẻ bằng nước… là những mẹo nhỏ giúp bé luôn được mát mẻ trong những ngày hè nắng nóng.

Chống nóng mùa hè để tránh bệnh cho bé

Theo bác sĩ Trần Văn Học, Bệnh viện Nhi Trung ương, thời tiết nắng nóng bất thường là một trong những yếu tố bất lợi, dễ khiến trẻ đổ bệnh. Bác sĩ học cho biết, sau khi sinh hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên khó chống đỡ trước các tác nhân bất lợi và kịp thích ứng khi môi trường, thời tiết thay đổi.

chống nóng mùa hè 1
Trẻ sơ sinh thường gặp nhiều bệnh do thời tiết nóng

Nắng nóng tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn lên men, virus phát triển, thức ăn dễ ôi thiu gây cho trẻ các bệnh về tiêu hóa, tay chân miệng… Ở một số vùng dân trí thấp, nhiều người vẫn giữ thói quen ủ ấm, quấn chặt cho trẻ sơ sinh, kể cả khi trời nóng bức. Điều này dễ làm trẻ quá nóng nực mà sinh bệnh, sốt.

Những tuyệt chiêu giải nhiệt hữu hiệu cho bé

Bác sĩ Học cho hay, để chống nóng và phòng bệnh cho trẻ trong mùa nóng, cần chú ý những điều sau:

Giữ mát nhiệt độ phòng cho bé

Mẹ nhớ giữ cho ngôi nhà mát mẻ bằng cách thả màn gió cửa sổ mỗi khi trời nóng gắt, đóng cửa trong giờ nắng nóng cao điểm để ngăn chặn ánh nắng xâm nhập vào nhà. Đồng thời bạn nhớ mở các cửa sổ trong suốt thời gian nhiệt độ ngoài trời đã dịu xuống như chiều, tối và sáng sớm để không khí lưu thông.

Mẹ không nên băn khoăn trẻ sơ sinh nằm quạt hay máy lạnh. Máy điều hòa không khí là công cụ lý tưởng để giữ cho nhà mát mẻ trong mùa hè. Tuy nhiên không nên để máy điều hòa ở nhiệt độ quá chênh với nhiệt độ ngoài trời.

[inline_article id=89912]

Chị em nên để ở nhiệt độ máy lạnh vừa phải, khoảng 28-29 độ với trẻ 1-2 tháng tuổi, 30 độ với trẻ đẻ non, 26-27 độ với trẻ 3-4 tháng trở lên. Mẹ nhớ không để trẻ đột ngột vừa ở trong điều hòa lạnh ra ngoài trời nắng nóng.

Nếu gia đình không có điều kiện dùng điều hòa, mẹ vẫn có thể dùng quạt điện để chống nóng mùa hè cho bé. Tuy nhiên không để quạt quạt thẳng vào mặt bé, tránh làm bé bị ngạt hơi.

Tất cả các thiết bị điện như tivi, máy vi tính… đều sản xuất nhiệt. Mẹ nên giảm lượng nhiệt trong nhà bằng cách sử dụng thiết bị điện ở mức tối thiểu.

Làm mát với nước

Đối với trẻ sơ sinh, dùng một chiếc khăn ấm lau rửa cho bé ở những khe, nếp gấp của da, bộ phận sinh dục và bao khắp người cho bé để giúp bé hạ nhiệt mùa hè. Nếu nhiệt độ quá cao, bạn có thể lặp lại hành động này cho bé sơ sinh nhiều lần.

chống nóng mùa hè 2
Tắm hoặc lau nước cho bé là cách giải nhiệt hiệu quả

Nếu tắm cho bé nên pha nước ấm vì hệ miễn dịch và thân nhiệt bé sơ sinh con thấp, như vậy sẽ an toàn hơn cho bé. Thời gian tắm cho con không nên quá lâu, thông thường, chỉ tắm cho bé khoảng 4 – 5 phút.

Mẹ nên tắm cho trẻ sơ sinh vào lúc còn ánh nắng mặt trời khoảng 10 – 11 giờ sáng hoặc 3 – 4 giờ chiều.

Mặc tã mềm, thấm hút tốt

Một trong những công cụ hỗ trợ tốt nhất cho giấc ngủ của bé chính là chiếc tã giấy. Mẹ nên chọn loại tã có chức năng thấm hút và chống tràn tốt để bảo vệ giấc ngủ của bé lâu hơn.

Ở trẻ sơ sinh, quấn, ủ quá nhiều có thể khiến bé quá nóng, khó chịu, quấy khóc, thậm chí ngứa ngáy, mệt, sốt. Bề mặt tã phải mềm mại, không gây kích ứng da, tã giấy tốt không chỉ giúp bé ngủ ngon.

Nó còn giúp bảo vệ làn da của bé luôn khô thoáng, tránh bị hăm tã vào mùa nóng. Khi thay tã, mẹ cũng nên dùng khăn ướt lau sạch vùng mặc tã và để mông bé tiếp xúc với không khí khoảng khoảng 5 phút trước khi mặc vào tã mới cho bé.

Cho bé uống nước để làm mát cơ thể

Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên chọn sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Lúc này người mẹ cũng cần uống nhiều nước và ăn rau quả mát để đảm bảo trong thành phần sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng làm mát cơ thể bé.

chống nóng mùa hè 3
Cho bú hoặc uống nhiều nước là một cách giải nhiệt hiệu quả

Những em bé trên sáu tháng tuổi có thể cho bé uống nước lạnh đun sôi, nước hoa quả giải nhiệt lành tính. Cho bé uống nước thường xuyên cũng là cách giúp bé chống lại nắng nóng gay gắt.

Giữ mát cho bé ngoài trời

Đảm bảo không để cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi đưa bé đi bằng xe đẩy dưới ánh nắng thì cần dùng ô (dù) thoáng để che nắng cho bé. Hạn chế đưa bé đi ra ngoài vào khi trời nắng, tận dụng những nơi có bóng mát và bóng râm để đưa bé đi qua.

Trường hợp buộc phải đưa bé ra ngoài vào những giờ này, bạn cần thoa kem chống nắng cẩn thận cho bé. Trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên là có thể dùng kem chống nắng rồi.

Đồng thời mẹ cần cho bé sử dụng áo khoác chống nắng, kính râm, mũ rộng vành để có thể chống nắng nóng cho trẻ một cách tốt nhất nhé.

Đặt một chậu nước trong phòng

Mẹ nên đặt 1 chậu nước to trong nhà để không khí được cải thiện và dễ thở hơn, dịu mát hơn. Những hôm nào nóng quá, bạn sẽ thấy nước trong chậu bốc hơi rất nhanh và sáng ra thì chỉ còn ít nước. Như vậy, không khí trong phòng ngủ cũng mát hơn nhiều.

Có thể thấy những cách chống nóng mùa hè cho bé trên rất đơn giản và dễ thực hiện. Chỉ cần với tình yêu và sự quan tâm của mình, mẹ đã có thể cho bé một mùa hè mát mẻ thoải mái để tránh các bệnh do nhiệt độ tăng cao rồi!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

10 Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả tức thì

Vậy cách trị hăm cho trẻ sơ sinh và các bé nhỏ bị hăm tã là như thế nào? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ hướng dẫn cho cha mẹ cách chăm sóc và trị hăm cho trẻ sơ sinh.

1. Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm

Nguyên nhân gây hăm tã ở bé thường là:

  • Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy. 
  • Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ.
  • Da của trẻ mỏng và nhạy cảm.

Dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị hăm:

  • Vùng kín của trẻ bị ửng đỏ có mụn li ti, có thể nóng, sưng đỏ và ngứa.
  • Da vùng kín, mông, chỗ mặc tã của trẻ có dấu hiệu đỏ và có vết loét.
  • Với bé nhỏ, con sẽ thường xuyên cọ quậy, quấy khóc và bấu víu vào quần áo.
  • Với các bé lớn hơn, các con sẽ dùng tay gãi xung quanh vùng kín ở các chỗ bị ngứa.
  • Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào.

2. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

2.1 Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Dầu dừa là một loại dầu được chiết xuất từ phần thịt của trái dừa. Trong dầu dừa có chứa axit lauric, acid béo bão hòa, vitamin E, K giúp dưỡng ẩm, làm mềm và có thể trị hăm tã ở trẻ.

Các bước trị hăm cho bé bằng dầu dừa:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 khăn mềm sạch, 5ml dầu dừa (có thể nhiều hoặc ít hơn tuỳ theo diện tích vùng hăm tã của bé). Nước ấm từ 35 – 38°C.
  • Bước 2: Vệ sinh vùng da bị hăm tã bằng nước ấm.
  • Bước 3: Dùng khăn sạch lau nhẹ vùng da hăm tã của bé.
  • Bước 4: Sau khi vùng da của bé đã khô thoáng, mẹ bắt đầu thoa 1 lớp mỏng dầu dừa lên vùng da hăm.

Lưu ý: Mẹ cần rửa sạch tay khi thoa dầu dừa lên da của bé. Ưu tiên sử dụng các loại dầu dừa nguyên chất, nguồn gốc rõ ràng. Duy trì ngày thoa 2 lần.

2.2 Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế

Lá khế là thảo dược có tác dụng sát khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm. Bạn có thể dùng lá khế để tắm cho trẻ đang bị hăm tã. Theo Đông Y, lá khế là một loại thảo dược tự nhiên và hoàn toàn có thể sử dụng để điều trị hăm tã ở trẻ.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế xanh khoảng 20 gram, ¼ thìa cà phê muối và 1 cái khăn sạch.
  • Bước 2: Ngâm lá khế với nước muối loãng trong 10 – 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Bước 3: Giã nát lá khế, sau đó cho vào nồi đun sôi cùng 1,5 lít nước và ¼ thìa muối đã chuẩn bị từ trước. Đợi nước nguội, chắt lấy nước khế (bỏ bã).
  • Bước 4: Dùng khăn sạch thấm nước khế và rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm (khoảng 5 phút), sau đó rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn mềm lau khô.

Lưu ý: Nước giã lá khế nên dùng ngay, không để qua đêm hay pha loãng vì sẽ làm mất tác dụng.

2.3 Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ 

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn và làm sạch da. Tận dụng lợi ích này, mẹ có thể dùng sữa mẹ để trị hăm cho trẻ sơ sinh, hoặc khi trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn cũng dùng được.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ:

  • Bước 1: Chuẩn bị 10ml sữa mẹ cùng + Nước sạch.
  • Bước 2: Rửa sạch vùng da bị hăm tã của trẻ bằng nước ấm, sau đó dùng khăn mềm lau khô.
  • Bước 3: Nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm rồi thoa đều, massage nhẹ nhàng cho bé trong khoảng 3 – 5 phút.
  • Bước 4: Để khô tự nhiên sau đó mặc tã mới cho bé.

2.4 Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng khổ qua (mướp đắng)

Hướng dẫn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn bằng khổ qua
Hướng dẫn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn bằng khổ qua

Mướp đắng (khổ qua) có tác dụng làm sạch da, sát khuẩn vùng da bị hăm tã, giúp tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn nhanh khỏi.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng khổ qua (mướp đắng):

  • Bước 1: Ngâm khổ qua với nước muối loãng trong 5 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Bước 2: Cắt lát khổ qua và bỏ hạt.
  • Bước 3: Đun sôi khổ qua và 5g muối với 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Bước 4: Khi nước khổ qua nguội bớt (còn khoảng 35-38°C) thì chắt lấy nước.
  • Bước 5: Dùng nước khổ qua rửa nhẹ nhàng vùng da hăm cho bé.
  • Bước 6: Thấm khô da bé bằng khăn mềm, không cần rửa lại với nước thường.

2.5 Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trà shan tuyết

Trà Shan tuyết giàu “kháng sinh thực vật” giúp kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn vi khuẩn gây hăm tã. Đồng thời, trà Shan tuyết còn chứa tanin có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo da, giúp vùng hăm mau khỏi. Đây là mẹo trị hăm tã cho bé trai, gái thường được các mẹ áp dụng cho con nhất.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trà shan tuyết:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trà Shan tuyết tươi (20g), 1/2 thìa muối (5g), nước sạch và 1 cái khăn mềm.
  • Bước 2: Ngâm lá trà Shan tuyết trong nước muối loãng 3 – 5 phút để loại bỏ hết chất bẩn và vi khuẩn. Để ráo nước.
  • Bước 3: Đun sôi 2 lít nước, cho lá trà vào đun tiếp khoảng 10 phút. Đợi đến khi nước ấm (khoảng 35 – 38°C) thì chắt lấy nước trà (bỏ lá).
  • Bước 4: Rửa và mát xa nhẹ nhàng vùng da bị hăm cho bé bằng nước lá trà Shan tuyết, sau đó thấm khô bằng khăn mềm (không cần rửa lại bằng nước sạch).

2.6 Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh

Lá trà xanh (chè xanh) nổi tiếng với đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, và thường được dùng để dưỡng da nhờ chứa nhiều vitamin.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh:

  • Bước 1: Rửa sạch lá chè xanh rồi ngâm với nước muối loãng trong 5 phút.
  • Bước 2: Đun sôi lá chè xanh và 5g muối với 1 lít nước trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Khi nước lá chè xanh nguội bớt (còn khoảng 35-38°C) thì chắt lấy nước.
  • Bước 4: Dùng khăn mềm thấm nước lá chè xanh và rửa vùng da bị hăm cho bé.

Lưu ý: Không dùng lá chè xanh trị hăm cho bé khi da trẻ có các vết thương hở, trầy xước, sưng tấy có mủ. Nguyên nhân là vì lá chè xanh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn những vùng da này.

2.7 Trị hăm tã nhanh bằng dầu tràm trà

Với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả. 

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm trà:

  • Bước 1: Chuẩn bị 2.5ml tinh dầu tràm – 2.5ml dầu nền  loại dầu dùng để pha loãng tinh dầu nguyên chất – Nước ấm 35 – 38°C – Khăn mềm
  • Bước 2: Rửa sạch vùng da bị hăm của bé bằng nước, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
  • Bước 3: Pha hỗn hợp tinh dầu tràm và dầu nền và dùng dung dịch này thoa lên vùng da hăm.

Lưu ý: Ưu tiên sử dụng tinh dầu tràm nguyên chất 100% chiết xuất từ cây tràm. Tránh các loại tinh dầu handmade không rõ nguồn gốc.

2.8 Chữa hăm tã trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Lá trầu không
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn có thể dùng lá trầu không để trị hăm tã cho bé. Lá trầu không có tính kháng viêm, sát khuẩn tốt, giảm triệu chứng hăm tã ở trẻ nhỏ. Để trị hăm tã cho con bằng lá trầu không, bạn làm như hướng dẫn sau.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không:

  • Bước 1: Chuẩn bị 3-4 lá trầu không to bằng bàn tay – Muối – 1 lít nước.
  • Bước 2: Rửa sạch lá trầu không rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút để loại bỏ bụi bẩn.
  • Bước 3: Đun sôi 1 lít nước với lá trầu không và 5g muối trong khoảng 10 phút.
  • Bước 4: Khi nước lá trầu không nguội bớt (còn khoảng 35-38°C) thì chắt lấy nước.
  • Bước 5: Dùng khăn sạch thấm nước lá trầu không rồi chấm nhẹ nhàng lên da bị hăm của bé.

2.9 Trị hăm cho bé bằng bột yến mạch

Trường hợp trẻ sơ sinh bị hăm tã và kèm theo hăm đỏ hậu môn mẹ có thể dùng bột yến mạch để điều trị. Bột yến mạch có tác dụng làm dịu và tạo hàng rào bảo vệ da tự nhiên. Bên cạnh đó, trong yến mạch còn có chứa hợp chất saponin, có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng bột yến mạch:

  • Bước 1: Chuẩn bị bột yến mạch khoảng 30g.
  • Bước 2: Mẹ cho yến mạch khô vào nước ấm tắm của bé và ngâm trong 10 – 15 phút. 
  • Bước 3: Nếu bé bị hăm nặng, mẹ nên duy trì tắm cho trẻ sơ sinh 2 lần mỗi ngày.

2.10 Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng giấm

Trẻ sơ sinh bị hăm tã có thể do kích ứng với nước tiểu. Trong nước tiểu có tính kiềm nên sẽ rất dễ gây hăm tã, phát ban và nặng nhất là gây bỏng da. Và để cân bằng lại lượng PH, mẹ có thể dùng giấm để trị hăm cho bé.

Các bứớc trị hăm cho bé bằng giấm:

  • Bước 1: Pha một chén giấm vào nửa xô nước.
  • Bước 2: Ngâm tã vải của bé vào xô nước với giấm.
  • Bước 3: Bên cạnh việc ngâm tã vải, mẹ cũng có thể dùng nước giấm pha loãng để lau lên vùng da bé bị hăm.

3. Lưu ý khi trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Lưu ý khi áp dụng cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Để đảm bảo trị hăm cho bé dứt điểm và phòng ngừa tái phát, cha mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:

NÊN:

  • NÊN duy trì tắm lá và thoa kem trị hăm cho bé.
  • NÊN giữ cho vùng da mặc tã của bé được khô thoáng.
  • NÊN tăng chất lượng sữa của mẹ nếu bé còn bú; và tăng cường chế độ dinh dưỡng đối với trẻ đã có thể ăn dặm.

KHÔNG:

  • KHÔNG dùng các loại sữa tắm có mùi thơm.
  • KHÔNG giặt đồ của trẻ cùng với cha mẹ, và gia đình.
  • KHÔNG lạm dụng phấn rôm rắc nhiều trên da của bé, vì có thể gây bít lỗ chân lông.
  • KHÔNG vệ sinh sâu bên trong vùng kín của con, kể cả bé trai hay bé gái. Cha mẹ chỉ nên vệ sinh bên ngoài da của con.

Khi nào cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng trẻ bị hăm không bớt sau 3 ngày hoặc kéo dài, thậm chí kèm theo những vấn đề khác như sốt, viêm da, hoặc thấy con quấy khóc nhiều hơn, cha mẹ hãy cho con đi khám bác sĩ ngay.

Hy vọng nội dung mà MarryBaby cung cấp đã giúp mẹ hiểu và biết cách trị hăm cho trẻ sơ sinh là như thế nào rồi nhé. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc hoặc muốn đọc thêm các bài viết liên quan thì tham khảo thêm những nội dung dưới đây nhé!

[key-takeaways title=”Các bài viết liên quan đến hăm tã ở trẻ sơ sinh:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tã vải và cách quấn tã cho trẻ sơ sinh đảm bảo dễ không tưởng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia tại bệnh viện Mayoclinic (Mỹ), cách quấn tã cho trẻ sơ sinh đúng và thoải mái nhất là “thả tự do” cho hai chân của bé cưng, để bé có thể thoải mái hoạt động. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị trật khớp háng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tã khác nhau, từ các loại tã giấy, tã quần đến các loại tã vải, miếng lót sơ sinh. Tùy theo loại tã mẹ chọn cho bé sau khi sinh thì cách quấn tã cũng khác nhau.

Nếu với các loại tã giấy, tã quần, mẹ chỉ cần tháo miếng dán 2 bên đã có thể dễ dàm g mặc cho trẻ. Với tã vải, mẹ phải thực hiện nhiều thao tác hơn, nhưng cũng không quá phức tạp đâu mẹ nhé! Mẹ có thể dễ dàng thực hiện chỉ trong 3 bước dưới đây.

Bước 1: Gấp tã thành hình tam giác

Mẹ có thể chọn loại tã chéo, hoặc tã xô. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chọn chất liệu vải sợi bông cũng như ưu tiên loại có thể thấm nước tốt.

Khi đã chọn được loại tã phù hợp, mẹ gấp tã thành hình tam giác cân sao cho nếp gấp 2 bên chồng lên nhau.

cách quấn tã cho trẻ sơ sinh
So với tã giấy, quấn tã vải đòi hỏi mẹ phải thực hiện nhiều thao tác hơn

Bước 2: Đặt bé lên tã

Đặt bé tại trung tâm miếng tã, đỉnh tam giác hướng xuống dưới, hai cạnh ở hai bên. Mẹ nên lưu ý đặt phần mông của trẻ nằm gọn trong miếng tã. Với các bé trai, mẹ nên chú ý hướng “cậu nhỏ” của con xuống, tránh để bé “làm bậy” lên rìa miếng tã.

Bước 3: Quấn tã và cố định

Cố định 2 đầu hai bên bằng nút thắt. Lưu ý, buộc nút thắt ngay trước bụng bé. Với những bé chưa rụng rốn, nút thắt phải nằm dưới rốn.  Dùng đầu tã dưới che bộ phận sinh dục của trẻ, cột lại với phần vãi dư của nút trên, hoặc mẹ có thể dùng kim băng để cố định.

Sau khi quấn tã cho trẻ xong, mẹ nên nâng bé thẳng lên một chút để chắn chắn tã không quá lỏng hoặc chật, gây khó chịu.

cách quấn tã cho trẻ sơ sinh 1
Quấn tã quá lỏng, hoặc quá chật đều làm bé cưng không thoải mái

Sử dụng tã vải có thể giúp mẹ tiết kiệm được chi phí đáng kể do có thể tái sử dụng nhiều lần. Hơn nữa, tã vải cũng thông thoáng, có thể giảm nguy cơ hăm tã, dị ứng. Khi sử dụng tã vải, mẹ nên lưu ý một số điều sau để tránh ảnh hưởng xấu đến bé cưng:

  • Không quấn tã quá chặt. Điều này vừa gây khó chịu cho bé, vừa gây khó khăn cho việc chuyển động của trẻ. Thậm chí một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến xương khớp của trẻ
  • Nếu dùng kim băng để cố định tã, mẹ nên hết sức cẩn thận. Da trẻ sơ sinh rất mong manh, kim băng có thể làm da bé bị trầy, xước
  • Không sử dụng bột giặt của người lớn để giặt tã cho trẻ sơ sinh. Tốt nhất, nên dùng loại bột giặt dành riêng cho bé. Da trẻ sơ sinh rất dễ bị kích ứng nếu tiếp xúc với các loại hóa chất.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi quấn tã cho bé. Ngoài ra, trước khi quấn tã cho trẻ, mẹ cũng nên dùng khăn mềm và nước ấm vệ sinh vùng kín cho con. Lưu ý, lau từ trước ra sau để vi khuẩn từ hậu môn không “xâm lăng” lên phía trước.
  • Thay tã cho trẻ ngay khi tã ướt hoặc dính bẩn. Trong giai đoạn trẻ sơ sinh, mẹ có thể phải thay tã cho bé không dưới 10 lần/ngày. Chuẩn bị tinh thần chiến đấu nhé!

Lưu ý dành cho mẹ

Bên cạnh rất nhiều lợi ích tuyệt vời của tã vải, tã giấy với công nghệ cải tiến đã nhanh chóng khắc phục những khuyến điểm vốn có như hầm bí, dễ gây hăm tã, dị ứng. Tã vải tuy tiết kiệm được chi phí, nhưng bù lại, việc giặt giũ rất mất thời gian, không phù hợp nếu gia đình bạn ít người.

Hơn nữa, tã giấy nếu chịu khó “gom hàng” ở những dịp giảm giá, hoặc áp dụng các chương trình khuyến mãi cũng sẽ tiết kiệm được một ít chi phí. Mẹ có thể cân nhắc để lựa chọn loại tã phù hợp nhất cho bé, cũng như gia đình mình.

[inline_article id=15929]

Lần đầu làm mẹ, hẳn bất cứ điều gì cũng có thể làm bạn lo lắng. Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh cũng không ngoại lệ. “Trăm hay không bằng tay quen”, mẹ có thể thực tập trước, đảm bảo tới khi thực sự quấn tã cho bé, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Mẹ cũng đừng quên lôi kéo anh xã cùng thực tập chung với mình nhé. Đó sẽ là người trợ thủ đắc lực của mẹ khi bé cưng chào đời.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Khi nào cắt móng tay cho trẻ sơ sinh? Điều mẹ cần biết!

Mẹ nên cắt móng tay thường xuyên cho bé mẹ nhé! Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ mẹ cần dành thời gian tìm hiểu khi nào nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh; hoặc cách xử lý khi chẳng may cắt trúng da gây chảy máu cho bé.

1. Vì sao nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh?

Móng tay, móng chân của trẻ tuy không cứng và nhọn như người lớn nhưng khá sắc bén.

Nếu bé tự sờ, móc, cào vào mình sẽ dễ làm tổn thương da, mắt, niêm mạc miệng… Đặc biệt, nếu không vệ sinh tay chân cho trẻ đúng cách vi khuẩn sẽ có thể xâm nhập và làm suy giảm sức khỏe của bé.

Mẹ nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh khi nào? Móng tay của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh; mẹ có thể sẽ phải cắt chúng vài lần một tuần. Với móng chân thì lâu hơn vì phần này móng dài khá chậm.

2. Cách cắt móng tay cho trẻ sơ sinh

Trước khi biết khi nào cắt móng tay cho trẻ sơ sinh; mẹ lưu ý về cách cắt móng tay cho trẻ sơ sinh trước nhé.

Do bé còn nhỏ, tay chân rất mong manh, yếu ớt nên bố mẹ cần cẩn thận; nhẹ nhàng khi cắt móng tay. Đặc biệt nên chú ý những vấn đề sau:

2.1 Tư thế khi cắt móng tay cho bé bất kỳ lúc nào

Ngoài lưu ý khi nào cắt móng tay cho trẻ sơ sinh; tư thế cắt móng cũng là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé. Các mẹ thực hiện tư thế cắt móng tay cho bé đúng cách như sau:

  • Mẹ ngồi, đặt bé nằm ngửa trên hai đùi mình. Nếu bé biết ngồi thì mẹ ngồi đối diện với con; trò chuyện để bé vui vẻ trong lúc được mẹ cắt móng.
  • Tay phải của mẹ cầm bấm móng tay, trong khi tay trái nắm lấy một bàn tay của bé. Giữ chặt bàn tay của bé sao cho chừa phần móng tay và đầu các ngón tay để mẹ dễ cắt.
  • Hãy “canh” lúc bé không cử động để cắt mẹ nhé, bé cựa quậy rất dễ cắt vào phần thịt ngón tay con.
  • Trong quá trình cắt móng tay cho bé; mẹ nên kéo hai chân của bé dựa vào ngực mẹ để hạn chế bé quẫy đạp. Ngoài ra, mẹ giữ bàn tay cắt móng tránh xa mặt bé để tránh móng tay rơi vào mặt của con.
cắt móng tay cho trẻ sơ sinh 1
Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh cần hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận

2.2 Thao tác khi cắt móng cho trẻ sơ sinh lúc nào cũng cần nhẹ nhàng

Các mẹ lưu ý hướng cắt móng tay cho bé dọc theo đường cong của móng. Sau đó mẹ dùng dũa để dũa nhẹ nhàng các cạnh thô, sắc nhọn.

Đối với trẻ trong vài tuần đầu sau khi sinh, móng tay lúc này rất mềm. Bố mẹ trẻ thường rất dễ cắt nhầm vào da bé nên tốt hơn chỉ cần dùng dũa để làm cho móng tay bé gọn gàng là được.

Vậy mẹ đã biết cách cắt móng tay cho bé rồi; đọc tiếp để biết khi nào cắt móng tay cho trẻ sơ sinh nhé.

3. Khi nào cắt móng tay cho trẻ sơ sinh?

Thời điểm lý tưởng nhất để mẹ cắt móng tay cho con là khi bé ngủ hoặc phân tâm trong lúc ăn; vì lúc này bé sẽ không hoặc ít cựa quậy nên hạn chế tối đa việc dụng cụ cắt làm tổn thương da bé.

Ngoài ra, mẹ nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh khi nào khác không? Thời điểm lý tưởng khác là sau khi tắm vì lúc này móng tay bé mềm mại, dễ cắt hơn.

Tần suất cắt móng tay tùy thuộc vào độ tuổi bé. Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, móng tay bé mọc nhanh, các mẹ nên cắt móng cho bé từ 1-2 lần/tuần.

Riêng đối với hai ngón cái, thời gian có thể giãn cách ra lâu hơn với các ngón còn lại. Đối với trẻ hơn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cắt móng tay cho con từ 1-2 lần/tháng.

cắt móng tay cho trẻ sơ sinh 2
Khi nào cắt móng tay cho trẻ sơ sinh? Bé ngủ là thời điểm lý tưởng nhất để cắt móng tay

4. Lưu ý khi cắt móng tay cho bé

Sau khi biết khi nào cắt móng tay cho trẻ sơ sinh; mẹ lưu ý thêm một số điều sau:

  • Các mẹ nên chọn nơi có đầy đủ ánh sáng để cắt móng tay, chân cho con. Phòng quá tối sẽ rất dễ cắt nhầm vào thịt.
  • Không nên cắt móng tay, chân cho bé quá ngắn, sát chân móng; làm lộ phần thịt dưới móng; khiến bé đau đớn và khó chịu.
  • Khi cắt, mẹ hãy ấn phần mềm của đầu ngón xuống để phần móng được lộ rõ bên ngoài khi cắt sẽ dễ dàng và an toàn hơn
  • Nếu cắt móng khi trẻ đang thức, hãy tạo sự thoải mái cho con. Mẹ có thể hát cho bé nghe, kể chuyện, thủ thỉ với bé. Bé yêu của bạn sẽ rất ngoan ngoãn nằm yên để mẹ cắt móng tay cho.

[key-takeaways title=””]

Thực tế, một vài bà mẹ dùng răng để cắn móng tay của bé khi chúng dài ra nhưng theo hướng dẫn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), việc này có thể gây tổn thương; thậm chí nhiễm trùng vùng da đầu móng. Bởi vi trùng từ miệng của mẹ sẽ xâm nhập vào bất kỳ vết xước nhỏ nào trên ngón tay bé. Mẹ cũng sẽ không thể quan sát những gì mình đang làm bởi ngón tay của bé rất nhỏ so với răng của mình.

[/key-takeaways]

Phương pháp tốt nhất là mẹ nên đầu tư một bộ kéo hay bấm móng tay riêng; với kích thước phù hợp với tay, chân còn nhỏ xíu của trẻ.

cắt móng tay cho trẻ sơ sinh 3
Móng tay bé tuy còn mềm nhưng vẫn có khả năng gây xây xát

5. Cách xử lý khi mẹ lỡ cắt vào tay bé

Nếu vô tình làm bé bị chảy máu khi cắt móng tay; bé la khóc thì mẹ cũng đừng hoảng hốt. Mẹ hãy bình tĩnh và xử lý trường hợp này. Rất đơn giản, mẹ dùng những dụng cụ y tế tại nhà để vô trùng và cầm máu cho trẻ.

Mẹ thực hiện bằng cách dùng gạc vô trùng đắp lên vết thương đến khi máu ngừng chảy, sau đó bôi một chút kem mỡ kháng sinh.

Mẹ nhớ không băng bó vào vết thương nhỏ này vì sẽ đến cho trẻ sự khó chịu không cần thiết. Thậm chí, trong những lúc không để ý, có thể trẻ sẽ ngậm vào miếng băng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ.

[inline_article id=192487]

Lưu ý, tuyệt nhiên mẹ không nên đút ngón tay bị chảy máu của trẻ vào miệng mình để cầm máu. Đây là sai lầm nhiều mẹ hay làm mà không biết điều này có thể làm bé bị nhiễm trùng.

Để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn, mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn các hộp cứu thương có đầy đủ các sản phẩm dùng để vô trùng hay cầm máu cho bé. Tất cả đều phải được khuyến cáo là không độc hại và có thể dùng được cho trẻ em.

Cắt móng là chuyện hết sức nhỏ nhặt của người lớn nhưng khi nào cắt móng tay cho trẻ sơ sinh; mẹ cần hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng để tránh những tác động không hay đến sức khỏe bé. Chúc mẹ sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuy nhỏ nhưng không hề dễ dàng này nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Lễ đẹn cho trẻ sơ sinh, trăm cái hại không chút lợi

lễ đẹn cho trẻ sơ sinh
Lễ đẹn cho trẻ sơ sinh hiểu sao cho đúng?

Hiểu cho đúng về lễ đẹn cho trẻ sơ sinh thôi cũng là điều nhiều mẹ còn chệch hướng chưa nói gì tới việc tìm cách trị đẹn cho bé chuẩn khoa học. Tin vào lời truyền miệng dân gian không phải lúc nào cũng đúng, nhất là những vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ sau khi sinh.

Đẹn ở trẻ sơ sinh: Phân biệt đẹn trong miệng và lông đẹn

Nếu chỉ nhắc tới đẹn ở trẻ sơ sinh, nhiều mẹ có thể nhầm lẫn giữa đẹn trong miệng và lông đẹn. Tuy có cùng cách gọi tên tóm tắt nhưng đây là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Đẹn miệng ở trẻ sơ sinh còn gọi là bệnh nấm (tưa) lưỡi. Đây là loại bệnh khá phổ biến do nấm men có tên gọi là Candida Albicans thường có trong khoang miệng của trẻ gây ra.

Candida Albicans còn được gọi là nấm cơ hội, luôn hiện diện và sẵn sàng tấn công cơ thể là loại nấm cơ hội. Loại nấm này phát triển mạnh khi sức đề kháng kém. Nhất là khi vệ sinh răng miệng không tốt, nấm này sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh.

lễ đẹn cho trẻ sơ sinh 2
Đẹn là hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh hoặc lông đẹn xuất hiện trên khắp cơ thể

Dấu hiệu nhận biết: Ban đầu là những chấm trắng nhỏ, xuất hiện ở phía đầu lưỡi, sau đó lan rộng dần thành mảng trắng trên mặt lưỡi. Lâu dần, màu sẽ chuyển sang vàng nâu trên lưỡi hoặc cả vùng niêm mạc họng, thậm chí xuống vùng thanh môn và thanh quản, hiếm hơn có thể xuống sâu trong phổi gây nguy hiểm cho đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa xuống dạ dày gây tiêu chảy…

Lông đẹn hay còn gọi là lông tơ, lông măng, lông cáy, lông quắm. Hầu hết các em bé sơ sinh đều có lông đẹn, nhiều ít tùy từng bé. Loại lông này thường bao phủ khắp người, mặt và tay chân của bé. Y học hiện đại nhìn nhận đây là lớp bảo vệ làn da non nớt của bé trong những năm tháng đầu đời.

Tuy nhiên, nhiều bà và mẹ lại cảm thấy lông đẹn chính là “thủ phạm” khiến bé khóc đêm vì ngứa ngáy, khó chịu. Chính vì vậy, không ít mẹ lo lắng tìm cách tẩy lớp lông này càng nhanh càng tốt.

Các bác sĩ thường khuyên rằng mẹ nên kiên nhẫn chờ vì lông tơ sẽ tự rụng khi bé được 4-5 tháng tuổi. Trường hợp lông đẹn tiếp tục mọc nhiều trong thời gian dài hoặc có mọt túm lông ở xương sống mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Song nhiều mẹ lại không đưa con đến bệnh viện khám mà tin vào lễ đẹn cho trẻ sơ sinh giúp con chữa được bệnh.

[inline_article id=151682]

Lễ đẹn là gì?

Dường như trong quan niệm dân gian, cắt lễ được coi là phương pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn mà không phải tốn tiền và công sức quá nhiều. Đó là lý do trẻ sơ sinh cứ bị “đè” ra, mặc sức thực hiện mà không “ngó” qua ý kiến của bác sĩ.

Tiếng đẹn là gì và ở đâu lưu truyền đến nay nhưng lễ đẹn cứ thế đi qua các thế hệ và tồn tại thành gốc rễ, có căn cơ khó mà “nhổ”. Lễ đẹn trẻ sơ sinh là gì? Đây là phương pháp dùng lốt cát da bé để chữa chứng đẹn. Một cách làm phản khoa học mà y học hiện đại kịch liệt phản đối.

lễ đẹn cho trẻ sơ sinh 1
Bé khóc đêm, đừng vội đổ lỗi cho lông đẹn hay tưa lưỡi mà “rước họa” cho sức khỏe của trẻ

Làm lễ đẹn cho trẻ sơ sinh, nhiều mẹ phải ân hận

Đã có nhiều trường hợp cha mẹ phải ân hận nhìn con đau mà không có cách nào can thiệp vì lỡ tin “dân gian”. Điển hình như trường hợp một bệnh nhi nhà ở Tây Ninh được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) trong tình trạng tri giác, lơ mơ, da xanh tái, phần lưng có nhiều vết cắt lể vẫn còn chảy máu.

Gia đình cho biết, bé thường khóc đêm nên bà cháu nghĩ đến việc cắt lễ để cháu hết khóc đêm. Thầy lang đã mạnh tay dùng dao lam cắt những vết sau lưng cho bé, nặn máu độc ra với mong muốn để giải thoát tình trạng khóc đêm cho bé. Chuyện khóc đêm không những không được cải thiện mà còn làm cho cháu bà thêm khóc nhiều vì đau, nhiễm trùng do vết thương bị cắt ở lưng.

Các bác sĩ xác định bé đã rơi vào tình trạng xuất huyết não. Ngay lập tức bé được truyền bù máu, điều trị chống nhiễm trùng vết cắt lễ và theo dõi tình trạng xuất huyết não.

Theo các bác sĩ, mẹ làm lễ đẹn cho trẻ sơ sinh là điều không nên vì rất dễ bị mất máu hoặc nhiễm trùng máu. Hầu hết những dụng cụ khi cắt lễ người dân dùng cho trẻ chưa được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng. Chính điều này đã vô tình mang vi trùng từ bên ngoài vào đường máu của bệnh nhân. Do đó chuyện viêm nhiễm đường máu là rất dễ gặp. Nếu không phát hiện kịp thời trẻ có thể tử vong.

[inline_article id=774]

Lễ đẹn cho trẻ sơ sinh là phương pháp chữa bệnh không được y học hiện đại ủng hộ, thậm chí là phản đối gay gắt. Chuyện bé khóc đêm, vặn mình khó chịu rất có thể do sức khỏe có vấn đề, nếu lo lắng mẹ nên đưa trẻ đi khám, không tự ý lể cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ bí quyết chọn giầy tập đi cho bé theo chuyên gia Mỹ

Cùng với hành trình nuôi dạy con tập ăn, tập nói thì tập đi cũng chính là giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng của bé yêu. Trong thời kỳ này, mẹ nên chọn những kiểu giầy tập đi phù hợp cho bé. Bởi chỉ có như thế mẹ mới bảo đảm sự an toàn cho xương cổ chân và bàn chân vẫn còn non nớt của con.

Hiểu chân con trước khi chọn giầy cho con

Bàn chân chúng ta có 26 khớp xương để nâng đỡ toàn bộ cơ thể theo từng giai đoạn. Khi bé 2 tuổi, cấu trúc này mới rõ ràng và xương vẫn tiếp tục phát triển cứng chắc đến năm 18 tuổi.

Trước 2 tuổi, xương bàn chân bé chủ yếu là cấu trúc sụn. Vì vậy, bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn này trẻ đi giày không phù hợp đều có thể khiến cho xương bàn chân phát triển không cân đối. Đặc biệt, các bé dưới 5 tuổi có thể bị ảnh hưởng chuyện giữ thăng bằng trong vận động và sai lệch kiểu dáng bước đi.

giầy tập đi cho bé 2
Một đôi giày vừa vặn sẽ là người bạn tốt cùng bé tập đi

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, ĐH Sydney, Australia, khi trẻ bắt đầu tập đi, việc chọn và mang giày đúng sẽ hỗ trợ đi lại cũng như bảo vệ các khớp khi vận động. Việc này cũng giúp xương bàn chân của trẻ phát triển ổn định hơn so với các bé đi chân không quá lâu.

Hơn thế, mang giày dép khi ra ngoài cũng giúp tránh nguy cơ chân bé bị tổn thương, các loại vi khuẩn không có cơ hội bám lên chân bé, gây ra những bệnh nhiễm khuẩn không mong muốn.

Bí quyết chọn giầy tập đi cho bé “chuẩn không cần chỉnh”

Để hướng dẫn cha mẹ cách chọn giày đúng và có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ, Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ đưa ra những lưu ý như sau:

Cách đo chân cho bé trước khi chọn giầy

Đầu tiên, mẹ hãy đo chiều dài và chiều rộng lớn nhất của bàn chân. Sau đó chọn một đôi giầy có kích thước cụ thể như sau:

  • Chiều dài của giầy = Chiều dài bàn chân trẻ + 1cm
  • Chiều rộng của giầy = Chiều rộng lớn nhất bàn chân
giầy tập đi cho bé 10
Các mẹ cần đo chiều dài chân bé kỹ lưỡng khi chọn giầy

Có 3 cách để các chị em đo chính xác chiều dài và rộng của giầy:

  • Lấy miếng lót giầy ra đo nếu đôi giầy có miếng lót rời
  • Lật úp giầy lên, đo kích thước chiều dài và rộng
  • Kéo giày phẳng trên mặt đất và đo nếu đôi giầy có dáng cong 2 đầu

Chọn giầy cần đúng kích thước

Đây là yếu tố quan trọng để bé cảm thấy hứng thú và tập đi dễ dàng hơn. Giầy quá chật hay quá rộng đều ít nhiều ảnh hưởng đến chân bé.

giầy tập đi cho bé 4

Một đôi giày quá chật hay chiều dài quá ngắn sẽ không có đủ khoảng trống cho các ngón chân phát triển; làm giảm khả năng giữ thăng bằng của bé. Nguy hiểm hơn, giầy chật còn mang đến nguy cơ biến dạng bàn chân, điều mà không bố mẹ nào mong muốn xảy ra với con mình.

Bố mẹ đừng nghĩ giầy chật gây hại thì nên chọn đôi rộng rộng 1 chút. Điều này cũng không nên mẹ nhé! Bởi nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu kích thước giầy rộng hơn nhiều so với kích cỡ chân bé cũng khiến trẻ mất đi cảm giác thăng bằng khi đi lại. Hơn nữa, vô tình sẽ gây tâm lý mất tự tin, không thoải mái cho trẻ khi mang giày, nguy cơ trượt và té ngã rất cao. Tác hại hơn là trẻ không muốn đi giày và mẹ sẽ phải rất vất vả để khắc phục điều này.

Mẹ nên lưu ý thêm những điều này khi chọn giầy

Bên cạnh chọn lựa kích thước phù hợp, hỗ trợ con yêu những bước đi chập chững đầu đời, mẹ cần chú ý những thêm những yếu tố sau:

  • Nên chọn giầy có miếng lót đệm bên trong bằng cao su hoặc bằng da để hỗ trợ cổ chân khi di chuyển
  • Ưu tiên chọn những sản phẩm có mặt trên với chất liệu thông khí, ưu tiên có lỗ khí
  • Kiểu giầy có gót bằng, mũi và gót chân ở trên cùng một mặt phẳng là lý tưởng nhất. Đây là cấu trúc giầy tốt nhất cho bàn chân trên mọi địa hình ở mọi độ tuổi. Trẻ nhỏ lại càng quan trọng điều này.
  • Đế giầy nên có đường vân hoặc kẻ gờ để tăng độ ma-sát khi di chuyển, giúp chống trơn trượt, vấp ngã
  • Mẹ nên chọn màu sáng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ từ 18 tháng tuổi, màu sắc nên phụ thuộc theo giới tính bởi bằng chứng cho thấy các bé trong giai đoạn này có khuynh hướng chọn và thích những món đồ thiên về giới tính.
  • Nên ưu tiên giày ít họa tiết, kim loại, không góc cạnh sắc nhọn, tránh vướng víu khi bé đi lại
  • Thông thường, trẻ từ 15 tháng tuổi không còn hứng thú lắm với tiếng động phát ra từ giày. Chúng cũng không mang lại lợi ích cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Các mẹ không cần chọn loại đó để phát sinh chi phí.

[inline_article id=187371]

Với những gợi ý trên đây, hy vọng mẹ sẽ tìm được một đôi giầy tập đi cho bé yêu hoàn hảo nhất. Chúc con sẽ có những bước chân đầu đời thật vững chắc. Bé sẽ sớm chạy tung tăng trong ngôi nhà thân yêu của bạn!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Sinh con không cắt dây rốn, chuyện chẳng phải lạ gì, đừng rối mẹ nhé!

Câu chuyện được các mẹ chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn bỉm sữa mấy ngày hôm nay chính là về bà mẹ ở Hưng Yên tự sinh con ở nhà và không cắt dây rốn trẻ sơ sinh như các bác sĩ vẫn thường làm.

Trên facebook cá nhân bà mẹ này chia sẻ bản thân ăn chay trong suốt thai kỳ. Quá trình chuyển dạ và sinh con diễn ra tại nhà. Tự đỡ đẻ, không chích ngừa và da kề da với bé trong suốt 4 giờ sau khi sinh. Chào đời 30 phút em bé tự tìm đến mẹ để bú sữa.

rốn trẻ sơ sinh 1
Sau lần tự sinh con này, bà mẹ Hưng Yên cho biết bản thân không còn sợ đẻ nữa

Thay vì cắt dây rốn cho bé như các bác sĩ sản khoa vẫn hay làm khi sinh tại bện viện, bà mẹ này áp dụng phương pháp liên sinh, không cắt dây rốn ngay mà để nhau thai gắn với cơ thể em bé cho đến khi dây rốn tự rụng. Sau 6 ngày, dây rốn của em bé đã tự rụng và được khen là rốn rất đẹp.

Phương pháp Liên sinh, sinh con “thuận tự nhiên”

Liên sinh (Lotus Birth) có thể là phương pháp còn lạ lẫm tại Việt Nam nhưng nó có mặt trên thế giới từ những năm 1970. Các bé sau khi chào đời sẽ không được cắt cuống rốn, mà sẽ lưu trữ lại dây rốn và bánh nhau, và để chúng rụng một cách tự nhiên.

Các mẹ sẽ lựa chọn lưu giữ nhau thai trong một túi vải nhựa. Với phương pháp này, trẻ sơ sinh sẽ nhận được đầy đủ dưỡng chất từ nhau thai cho tới khi cuống nhau khô đi và tự rụng.

Quan trọng nhất của phương pháp này là cách bảo vệ nhau thai. Nhau được để khô tự nhiên trong vòng 24h và cần được:

  • Lót bên dưới là một chiếc khăn cùng hương thảo khô (hoặc tinh dầu hoa oải hương).
  • Nhau thai khô nên bọc trong một chiếc túi lụa đặc biệt.
  • Cần tránh để nhau thai trong thùng nhựa cứng vì ở môi trường bên ngoài nhau dễ bị phân hủy và gây mùi khó chịu.
  • Trong thời gian chờ đợi cuống nhau rụng, bố mẹ nên hạn chế di chuyển bé đi nhiều nơi.
rốn trẻ sơ sinh 2
Liên sinh được cho là phương pháp mang lại rất nhiều lợi ích cho con sau khi chào đời

Nhiều ý kiến cho rằng đây là phương pháp mang lại cho bé cưng nhiều lợi ích. Bên cạnh khả năng tăng cường chỉ sô IQ còn thêm ít nhất 6 lợi thế sau đây:

  • Nhờ việc không cắt cuống rốn, trẻ sơ sinh có thể nhận và hấp thu đủ những dưỡng chất từ bánh nhau cho đến khi chúng khô hoàn toàn.
  • Trẻ sơ sinh sẽ có cảm giác an toàn hơn.
  • Mối liên kết giữa hai mẹ con cũng được tăng cường đáng kể.
  • Hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn
  • Nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, thiếu máu, các bệnh liên quan đến mắt cũng giảm hẳn.
  • Bé cưng có hình dáng rốn đẹp hơn

Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng khi không cắt dây rốn cho trẻ

Tuy có nhiều lợi ích nhưng việc tự sinh con ở nhà và không cắt dây rốn của bà me Hưng Yên không được Bộ Y tế Việt Nam đồng tình. Bộ Y tế khuyến cáo, mặc dù sinh đẻ là một quá trình sinh lý bình thường, khi mang thai và sinh con người phụ nữ phải đến cơ sở y tế để được khám và chăm sóc đúng theo quy trình chuyên môn.

Sinh con tại nhà có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tai biến trầm trọng như băng huyết, vỡ tử cung, nhiễm trùng, mất tim thai, uốn ván sơ sinh, thậm chí tử vong mẹ và con…

Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành phố thông tin, quán triệt đến các đơn vị trực thuộc có liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tăng cường công tác quản lý thai, chăm sóc thai nghén, đỡ đẻ, chăm sóc sau sinh tại các địa phương, đặc biệt là tuyến cơ sở, nhằm hạn chế tối đa tình trạng đẻ tại nhà, tự đỡ đẻ như trường hợp nêu trên.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông, tuyên truyền vận động người dân tại địa phương đi khám thai và sinh đẻ tại cơ sở y tế, đặc biệt, tránh những hành vi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bà mẹ và em bé.

[inline_article id=173414]

Như vậy, không cắt dây rốn trẻ sơ sinh và tự sinh con ở nhà vẫn có nhiều ý kiến gây tranh cãi. Các nhà khoa học vẫn chưa ủng hộ phương pháp này 100% và cơ quan chức năng cũng khuyến cáo không nên. Mẹ cần hết sức cân nhắc khi theo trào lưu này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chọn nhạc không lời cho trẻ sơ sinh “chuẩn” khoa học

Thai giáo bằng âm nhạc luôn được khoa học khuyến khích. Mẹ không nên mặc định trẻ không hiểu gì mà loại bỏ phương pháp này. Nhạc không lời cho trẻ sơ sinh luôn được các các chuyên gia khuyến nghị mẹ nghe từ lúc mang thai và duy trì liên tục sau khi sinh.

Lợi ích của âm nhạc với sự phát triển của trẻ sơ sinh

Không chỉ giúp bé ngủ ngon, nhạc không lời còn mang đến nhiều lợi ích cho trẻ:

  • Giúp hỗ trợ, nâng cao kỹ năng vận động của trẻ sơ sinh
  • Cải thiện khả năng giao tiếp, ứng xử của trẻ khi lớn lên
  • Giúp trẻ có được đời sống tinh thần và tình cảm phong phú
  • Nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc, căng thẳng tốt hơn
  • Bé sẽ luôn tươi vui, hoạt bát, chơi ngoan, ngủ ngon
  • Tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng hơn
nhạc không lời cho trẻ sơ sinh
Âm nhạc theo cách nào đó luôn khiến mọi lứa tuổi cảm thấy thích thú

Vì sao cần cho trẻ sơ sinh nghe nhạc không lời?

Các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyên mẹ bắt đầu thai giáo bằng âm nhạc vừa dễ dàng lại mang lại hiệu quả cao. Âm nhạc vừa để giải trí cho mẹ lại giúp trí não trẻ phát triển.

Theo các chuyên gia, trong thời gian mang thai, nếu mẹ cho thai nhi nghe nhạc đúng cách, não bộ của bé sẽ phát triển toàn diện. Sau khi chào đời, âm nhạc vẫn có tác dụng giúp trẻ sơ sinh phát triển trí não và kỹ năng ngôn ngữ.

Mẹ nên duy trì thói quen cho con nghe nhạc. Dù ở độ tuổi nào đi nữa, âm nhạc vẫn có tác dụng dvới sự phát triển của trí não. Cho bé nghe nhạc là cách dạy bé ngoan, thông minh ngay từ khi còn nhỏ.

Tuy nhiên, âm nhạc trong từng giai đoạn này có một vài sự thay đổi. Mẹ đã biết cách cho bé nghe nhạc để thông minh hơn?

[inline_article id=174228]

Chọn nhạc không lời một cách khoa học

Việc dùng những bản nhạc không lời cho trẻ sơ sinh phát triển cũng cần thực hiện một cách khoa học. Mẹ nên chú ý một vài điều sau:

Bắt đầu càng sớm càng tốt

Trong thời gian còn là bào thai trong bụng mẹ, trẻ đã có thể ghi nhớ những bài hát mà mẹ thường cho bé nghe. Vì vậy, mẹ có thể cho bé sơ sinh nghe lại những bài hát mà bé đã từng nghe trong quá trình thai giáo. Những giai điệu quen thuộc sẽ kích thích trí não của bé, giúp bé dễ dàng tiếp thu hơn. Việc bắt đầu càng sớm càng giúp bé không quên những giai điệu này.

Mẹ biết không, một chút âm nhạc bé được nghe từ khi còn trong bụng mẹ sẽ gợi nhớ về sự thoải mái, gần gũi là biện pháp dỗ dành tuyệt vời những khi bé quấy khóc, khó chịu. Âm hưởng hòa tấu của điệu nhạc thân quen sẽ dễ dàng đưa bé vào giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Tránh cho bé nghe những giai điệu buồn

Từ 5 tháng tuổi, trẻ sơ sinh đã có thể phân biệt cảm xúc qua âm nhạc. Bé cảm nhận được những gia điệu vui tươi, lạc quan và những bản nhạc buồn, sầu muộn. Vì vậy, mẹ tránh cho bé nghe những bài hát buồn, nó có thể gây ra những tác động tiêu cực cho bé sau này.

Nghe đi nghe lại

Việc nghe đi nghe lại một bài hát giúp bé ghi nhớ lâu hơn. Mẹ cũng có thể hát lại cho bé nghe bài hát đó. Bé sẽ rất thích thú khi được nghe giọng của mẹ. Mẹ đừng lo về giọng hát của mình, hãy cứ tự tin thể hiện cho con nghe giọng hát qua bài hát ru, bài hát đồng dao, hay ngân nga điệu nhạc quen thuộc bé thường thưởng thức.

Vừa nghe nhạc vừa gọi tên con

Khi nghe nhạc, mẹ hãy thường xuyên gọi tên bé, kể cho bé nghe ý nghĩa của bài hát. Mẹ cũng có thể hát bài hát và chèn tên bé vào, bé yêu chắc chắn sẽ hưởng ứng ngay. Trò chơi này sẽ vui hơn nếu chơi cùng bố, đây là dịp cả nhà thể hiện tình cảm với nhau.

Một số bài nhạc không lời cho trẻ sơ sinh được khuyên để bé có giấc ngủ ngon và thư giãn, mẹ có thể tham khảo

  • Vivaldi Flute Concerto – The Four Seasons
  • Massenet – Meditation from
  • Thais Bach – Jesu, Joy of Man’s Desiring
  • Beethoven – Piano Concerto 5 (The Emperor Concerto), phần 2
  • Brahms – Symphony số 3, phần 2
  • Haydn – Cello Concerto, phần 2
  • Tchaikovsky – Symphony số 6, phần 2

[inline_article id=147333]

Âm nhạc là nghệ thuật và mỗi mẹ lại có cách thưởng thức thức khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng đến cách bé tiếp nhận. Một số nguyên tắc chọn nhạc không lời cho trẻ sơ sinh gợi ý trong bài viết này có thể giúp mẹ lựa chọn dễ dàng hơn.