Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện? Rủi ro và những lợi ích

Nằm điện là một phát kiến mang tính sáng tạo của các nhà sản xuất cho các bà mẹ nuôi con thời hiện đại. Các chức năng cơ bản như đu đưa nhẹ nhàng, hát ru đều được tích hợp. Tuy vậy, vẫn có nhiều mẹ thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

1. Nôi điện dùng cho bé mấy tháng?

Nôi điện dùng cho bé mấy tháng?
Có nên cho trẻ sơ sinh 1 tháng nằm nôi điện?

Có nên cho trẻ sơ sinh 1 tháng nằm nôi điện? Nôi điện dùng cho bé mấy tháng là thắc mắc của nhiều mẹ. Biết độ tuổi thích hợp để nằm nôi điện là rất cần thiết để mẹ có thể tận dụng được lợi ích tốt của loại nôi này; và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Sau khi sinh, trẻ hầu như ngủ suốt ngày trong tháng đầu tiên mà không cần ru hay làm bất cứ động tác gì khác. Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi là lúc mẹ có thể dạy bé tự ngủ. Thời điểm này dỗ bé ngủ rất quan trọng; vì vậy các mẹ tìm kiếm đến nôi điện để “gánh đỡ phần áp lực” đung đưa bé vào giấc ngủ.

Trên thực tế, các mẹ bỉm sữa cần có sự phân biệt giữa chiếc giường nhỏ (bassinet) thường cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; và nôi (crib) cho bé trên 6 tháng đến 1 tuổi.

Để biết bé mấy tháng được nằm nôi điện (smart crib); mẹ cần cân nhắc nhiều yếu tố:

  • Trẻ sơ sinh được bao nhiêu tháng? Thông thường, giường bassinet chỉ vừa đủ với những bé từ 4,5kg – 9 kg. Nếu trẻ sơ sinh của mẹ đã qua cân nặng phù hợp với bassinet; bé sẽ cần nằm nôi (crib).
  • Bé nằm trên giường bassinet có bị chật không? Khi mẹ đặt bé xuống bassinet; mẹ có cảm thấy chỗ nằm quá chật chội với bé không. Nếu có, đây là thời điểm mẹ cần chuyển bé sang nằm nôi.
  • Trẻ sơ sinh đã tự lăn hoặc ngồi dậy trên giường chưa? Giường bassinet thường nông hơn nôi; và trẻ sơ sinh cần phải ngủ nằm thẳng trên lưng của bé. Do đó, để an toàn, khi bé đã bắt đầu lăn, lật mình, ngồi dậy đường; bé cần phải nằm trong nôi.

Vậy nôi điện nên dùng cho bé mấy tháng? Có nên cho trẻ sơ sinh 1 tháng nằm nôi điện? Thông thường, nôi điện phù hợp cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên; tuy nhiên, mẹ cần cân nhắc thêm số cân nặng; không gian ngủ và khả năng lăn lật, ngồi dậy của con mình. Đồng thời, mẹ tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất nôi điện nữa nhé. Ngoài độ tuổi, cha mẹ cần xem xét những yếu tố sau đây để có câu trả lời chắc chắn với câu hỏi “có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện”.

2. Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện?

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện?
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện? Những điều cha mẹ cần lưu ý

Nôi điện mang lại nhiều tiện ích cho cha mẹ; thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, trẻ sơ sinh nằm nôi điện có giấc ngủ ngon hơn. Và cha mẹ cũng đỡ kiệt sức vì thiếu ngủ và ru trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện hay không; cha mẹ cần cân nhắc một số rủi ro như sau:

2.1 Ảnh hưởng đối với sự gắn kết giữa cha mẹ và trẻ sơ sinh

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện không khi sự gắn bó giữa mẹ và bé bị ảnh hưởng? Việc bế trẻ sơ sinh và ru con chìm vào giấc ngủ tạo nên sự gắn bó thân mật giữa cha mẹ và con cái; đặc biệt là thông qua tiếp xúc da kề da.

Thật khó để phản đối sự tiện lợi của công nghệ đối với cuộc sống gia đình; tuy vậy, việc cắt giảm thời gian bế, ru con có thể dẫn đến sự thiếu hụt trong việc gắn bó thân tình với trẻ sơ sinh.

>> Mẹ có thể xem thêm: 10 mẹo “sống sót” khi chăm con tháng đầu sau sinh

2.2 Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện? Không, khi cha mẹ chưa biết cách sử dụng

Các tính năng nâng cao của nôi điện có thể mang lại cho cha mẹ một số lợi ích; nhưng sự phức tạp của việc sử dụng sản phẩm thực sự có thể dẫn đến tác động tiêu cực:

  • Cho trẻ nằm với tần suất rung mạnh: Các loại nôi điện hiện này đều được thiết kế với tần suất rung lắc mạnh dù chọn chế độ rung nhỏ nhất. Việc cho trẻ nằm nôi điện nhiều với tần suất rung mạnh, việc này có thể khiến trẻ dễ chìm vào giấc ngủ nhưng có nguy cơ gây ra những tổn thương não cho trẻ.
  • Nôi điện rung ở mức vừa phải: Đây là mức rung thích hợp nhất với trẻ sơ sinh. Tuy đã có nghiên cứu về việc nếu lắc quá mạnh, trong thời gian dài mới gây tổn thương não, nhưng các nhà khoa: học cũng chưa chứng minh được những cử động lắc liên tục kéo dài cả giờ đồng hồ, lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày và diễn ra trong thời gian dài nhưng với tần số nhẹ có ảnh hưởng tới não của trẻ hay không.

2.3 Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện? Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình

Những sản phẩm công nghệ cao thường có giá đắt đỏ. Trên thị trường Việt Nam, mức giá của nôi điện dao động trung bình từ 750,000 VND trở lên. Nên nếu điều kiện kinh tế không cho phép; cha mẹ cân nhắc để sử dụng nôi thường.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc mẹ nào cũng nên biết

3. Trẻ sơ sinh nằm nôi điện như thế nào?

Trẻ sơ sinh nằm nôi điện như thế nào?
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện và cách sử dụng nôi điện cho bé

Cha mẹ hẳn đã có quyết định khi biết “có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện”. Sau đây là hướng dẫn tập cho trẻ sơ sinh nằm nôi hiệu quả.

Khi tập cho bé nằm nôi, mẹ chỉ nên để chế độ đung đưa nhẹ lúc bé thiu thiu ngủ rồi ngừng ngay khi bé đã ngủ; không nên tập cho bé thói quen phải đu đưa liên tục mới ngủ được; vì như vậy, nôi chỉ cần ngưng đu đưa là bé thức dậy ngay.

Nhiều chuyên gia đưa ý kiến không nên đung đưa bé mạnh; không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Lời khuyên tốt nhất cho các bà mẹ là nên cho trẻ nằm giường còn nếu cho nằm nôi điện cần lưu ý:

  • Chỉ nên cho bé nằm nôi ở giấc ngủ ngắn.
  • Sử dụng dụng cụ chắn ngang qua tránh trẻ bị lật.
  • Không nên đung đưa trẻ quá lâu hoặc quá nhanh ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.
  • Cho trẻ nằm chéo so với chiều của nôi, lót chiếu nhỏ để lưng của trẻ được nâng đỡ tốt.

Trên đây là những giải đáp về việc có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện không; và những cách để cho trẻ nằm đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?

4. Cách chọn mua nôi điện “chuẩn”

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện cũng phụ thuộc vào loại nôi điện và cách mua nôi của cha mẹ. Để bé có được giấc ngủ ngon, cần phải chọn nôi điện “chuẩn”.

  • Đầu tiên bố mẹ cần quan tâm khi mua bất kỳ sản phẩm nào đó chính là chất liệu cấu thành nôi: Gỗ hay khung sắt bọc vải. Dù là chất liệu nào cũng cần lựa chọn nôi có khung chắc chắn, ván nằm bằng phẳng không được cong vênh để bảo vệ cột sống cho bé.
  • Chọn màu sắc bền đẹp, sắc phải sáng để dễ phát hiện côn trùng và bụi bẩn bám vào nôi. Ngoài ra, nước sơn tốt giúp nôi khó bị bong tróc, chọn nôi điện thì nguồn điện phải có biến điện – adaptor từ 6-12v.
  • Bộ đưa tự động phải hoạt động êm ái với nhiều mức độ khác nhau để dễ dàng điều chỉnh đảm bảo không rung gằn gây khó chịu.
  • Các khớp nối, khung ngăn, giá đỡ của nôi điện cần dễ dàng tháo lắp để thuận tiện trong việc lau chùi và cất giữ.
  • Lòng nôi cho bé phải rộng và thoáng mát để đảm bảo sự thoải mái cho bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé dễ như trở bàn tay

[inline_article id=255816]

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện? Tốt nếu như mẹ biết cách sử dụng. Khi chọn mua các sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh hiện đại; mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mẹo cho trẻ sơ sinh uống thuốc dễ như ăn kẹo mẹ nên biết

Sau khi sinh, em bé sơ sinh là đối tượng thường xuyên bị các loại vi rút, vi khuẩn tấn công. Ngoài các mẹo dân gian thì cũng có những trường hợp bắt buộc mẹ phải cho trẻ sơ sinh uống thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ. Bé bất hợp tác là lý do khiến nhiều mẹ ngán ngẩm.

Mẹo cho bé uống thuốc của mẹ Anh được trăm nghìn lượt chia sẻ

Thời điểm chuyển mùa, trẻ sơ sinh dễ bị bệnh nhất. Việc cho bé uống thuốc trở nên gian nan và khổ cực hơn cả. Đây là tình trạng chung của các bà mẹ trên khắp thế giới. Nếu đang phải vật lộn với việc cho con uống thuốc, mẹ có thể học theo cách của mẹ Helena Lee – bà mẹ đến từ Feltham, Tây Nam London (Anh).

trẻ sơ sinh uống thuốc
Mẹ Helena đã tìm ra tuyệt chiêu cho con uống thuốc

Người mẹ này chia sẻ rằng: Trong một lần con bị sốt cao, mặc dù đã thử nhiều cách chị vẫn không thể cho con uống thuốc thành công. Sử dụng muỗng đút, bé phì ra, chia nhỏ phần thuốc cho uống từng chút một nhưng bé vẫn bất hợp tác. Và bé bị sốt kéo dài khiến chị và bác sĩ vô cùng lo lắng.

Và mẹ đã nhanh trí nghĩ ra một cách: Cho thuốc vào một ống xi lanh (hoặc một ống thuốc thủng đầu) và đặt ống thuốc vào một chiếc núm vú giả. 3 bước hướng dẫn như sau:

Mẹo cho trẻ sơ sinh uống thuốc:

  • Cho thuốc vào ống xi lanh hoặc ống uống thuốc thủng 1 lỗ nhỏ ở đầu
  • Đặt ống thuốc đó vào một núm ti giả mà bé thích
  • Cuối cùng chỉ cần cho bé ngậm núm ti giả và từ từ bơm thuốc vào miệng. Bé sẽ nghĩ là đang được bú sữa mẹ nên sẽ nhanh chóng hợp tác.

Ngoài mẹ cho bé sơ sinh uống thuốc cực hiệu quả như trên mẹ còn có thể tham khảo thêm 3 cách khác nữa.

3 cách cho trẻ uống thuốc truyền thống

Ngoài mẹo uống thuốc sáng chế ở trên, nếu bé dễ tính hơn mẹ có thể áp dụng 3 cách đơn giản như sau:

  • Bạn cũng có thể trộn thuốc dạng lỏng vào muỗng thức ăn của bé. Nên là thức ăn lỏng để thuốc và thức ăn dễ quyện vào nhau, như vậy sẽ dễ giấu được mùi thuốc hơn.
  • Nếu bạn sử dụng dụng cụ cho trẻ uống thuốc như ống nhỏ giọt, nên bóp thuốc vào một bên miệng của bé, ở khoảng giữa lưỡi và má. Cách này sẽ giúp bé nuốt dễ dàng hơn. Nếu bạn bóp thuốc vào giữa họng, bé sẽ dễ bị nghẹn hay sặc thuốc.
  • Nếu bé cố gắng phun ra, bạn giữ cho bé mở miệng bằng cách bóp nhẹ miệng bé và sau đó nhỏ thuốc theo túi má của bé vào trong.

[inline_article id=60060]

Cho trẻ sơ sinh uống thuốc không dễ nhưng biết cách thì cũng không khó. Quan trọng là mẹ hiểu tính cách của bé, dựa vào đó mà lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Hướng dẫn cách tắm nước gừng cho bé trị được bách bệnh

Hôm nay hãy để MarryBaby giả đáp thắc mắc cho cha mẹ về vấn đề Trẻ sơ sinh tắm nước gừng được không; tắm nước gừng cho bé có tác dụng gì và cách nấu nước gừng tắm cho bé nhe!

1. Tắm nước gừng cho bé có tác dụng gì?

[key-takeaways title=”Trẻ sơ sinh tắm nước gừng được không?”]

Nước gừng được xem là an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi. Chính vì thế mẹ có thể tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi.

[/key-takeaways]

Vậy tắm nước gừng có tốt không? Câu trả lời là . Tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh giúp giảm đáng kể mụn, rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng, trẻ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon giấc hơn. Tắm nước gừng cho trẻ còn giúp lưu thông máu hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, gừng có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, lưu thông khí huyết v

Ngoài tác dụng giảm mụn, rôm sảy, mẩn ngứa và ngủ ngon, tắm nước gừng còn giúp:

  • Làm ấm cơ thể bé: Khi tắm với nước gừng ấm có tính phát biểu, tán hàn, ôn trung, cơ thể trẻ sẽ được điều hòa, làm ấm. Ngoài ra, trong lúc tắm, hơi nước gừng bốc lên, khi trẻ hít vào sẽ làm lưu thông hốc mũi, tăng sức đề kháng.
  • Lưu thông máu, giải độc: Tắm nước gừng cho bé giúp cơ thể thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích toát mồ hôi khiến độc tố nhanh đào thải ra qua da để bệnh nhanh khỏi hơn và cải thiện sức khỏe.
  • Trị cảm lạnh cho bé: Sau khi sinh, sức đề kháng của bé còn yếu, thường xuyên bị cảm. Để hạn chế việc dùng thuốc tây thì phụ huynh có thể sử dụng nước gừng tắm và ngâm chân cho bé để hỗ trợ trị cảm lạnh.

cách tắm nước gừng cho bé

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh vượt trội

2. Cách nấu nước gừng tắm cho bé tại nhà

2.1 Cách tắm nước gừng cho bé mới bị cảm và ho nhẹ

  • Mẹ chuẩn bị 2-3 nhánh gừng nhỏ, rửa sạch, giã nhuyễn.
  • Cho vào nồi đun sôi với 200 ml nước.
  • Lấy nước này pha với nước thường cho bé tắm.
  • Mẹ tắm nhanh cho bé, khoảng từ 3-5 phút, không tắm quá lâu tránh bị nhiễm lạnh trở nặng hơn.

2.2 Cách tắm nước gừng cho bé bị cảm và ho một thời gian

  • Cho vài lát gừng tươi và sả vào nước, đun sôi.
  • Hòa nước gừng tươi đã đun sôi vào nước mát sao cho ấm vừa đủ, khoảng 37-38ºC; tránh quá nóng hoặc nguội đi sẽ ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ.
  • Chọn một nơi kín gió để tắm cho trẻ.
  • Tắm nhanh cho trẻ từng phần rồi lau khô cơ thể sau khi tắm để tránh nhiễm lạnh.

2.3 Cách tắm nước gừng cho bé bị cảm và ho lâu ngày

  • Chuẩn bị 5 cùng gừng, rửa sạch, giã nát.
  • Đem trộn với 100ml rượu trắng, rồi cho thêm 500 ml nước đun sôi.
  • Pha hỗn hợp trên với nước nguội cho bé tắm ngâm mình.
  • Ngâm khoảng 3 phút sau đó rửa sạch cơ thể nhanh chóng, tránh bị nhiễm lạnh.

3. 6 lưu ý khi tắm nước gừng cho bé

tắm nước gừng có tác dụng gì
Trẻ bị bệnh cần tuân thủ nguyên tắc tắm nhanh và tắm nơi kín gió
  • Không kéo dài thời gian tắm: Thời gian tắm cho bé lý tưởng nhất là từ 5-10 phút, đủ để lỗ chân lông trẻ giãn nở, nếu phụ huynh kéo dài hơn dễ làm trẻ bị nhiễm nước, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng lượng gừng vừa đủ: Làn da của bé, đặc biệt là bé sơ sinh, rất nhạy cảm. Do đó phụ huynh đừng quá tham sử dụng nhiều gừng để tránh làm nóng rát da bé, gây khó chịu, dị ứng đến làn da bé.
  • Uống nước trước khi tắm: Đối với trẻ lớn, khi bị cảm, sốt, cơ thể sẽ mất nước ít nhiều, phụ huynh nên cho bé uống một cốc nước ấm hoặc nước ấm có bỏ 1 lát gừng trước khi tắm cho bé. Thức uống này giúp cơ thể bé điều hòa, cân bằng, kích thích hệ tiêu hóa, bổ sung đủ lượng nước cần thiết.
  • Ngâm chân cho trẻ bằng nước gừng: Nếu tình trạng bệnh của bé không thể tắm được, bố mẹ cũng có thể cho bé ngâm chân bằng nước gừng ấm trong khoảng 20 phút cũng có tác dụng chữa cảm lạnh, tăng tuần hoàn máu, giải độc cho trẻ.
  • Tham khảo trước ý kiến của bác sĩ: Một số trường hợp bé mắc bệnh và phụ huynh không chắc chắn về bệnh tình của bé thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm nước gừng cho bé để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Duy trì tắm nước gừng cho trẻ vào mùa lạnh: Mùa lạnh là mùa bé dễ mắc bệnh, giảm nhiệt cơ thể, do đó, bố mẹ cần duy trì tắm gừng cho bé 2 lần/tuần để tăng sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể bé hơn.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay phải làm sao?

Theo các chuyên gia y tế, để cơ thể con thực sự khỏe mạnh và tránh bị bệnh vặt, mẹ cần cho con bú trong suốt 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ được xem là kháng thể tốt nhất cho bé. Ngoài ra, không nên kiêng khem tắm cho bé khi bé bị bệnh vì khi tắm sẽ giúp các lỗ chân lông thông thoáng, thúc đẩy bài tiết độc tố ra ngoài, đồng thời tạo sự thoải mái, tránh bí bách và các bệnh ngoài da cho bé.

[inline_article id=293693]

Tắm nước gừng cho bé để giải cảm, giữ ấm cơ thể là liệu pháp thiên nhiên đã được nhiều phụ huynh áp dụng từ xưa đến nay. Tuân thủ đúng nguyên tắc khi tắm cho bé để tránh được việc phản tác dụng, gây hại lên bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông nhanh lại an toàn tại nhà?

Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông nhanh nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe con? Đây là điều các bà mẹ trẻ rất băn khoăn. Và điều này sẽ được MarryBaby giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Thông thường, khoảng 1 tuổi, lông măng sẽ tự rụng dần. Đôi khi có bé kéo dài đến khoảng năm 2-3 tuổi. Tuy nhiên về mặt thẩm mỹ, các bà mẹ trẻ lại thấy điều đó không đẹp và cố gắng tìm cách để “tiễn” lông măng lên đường càng nhanh càng tốt.

Tại sao trẻ sơ sinh lại có lông tơ?

Theo nhiều tài liệu Y khoa, lông tơ của trẻ sơ sinh được hình thành từ khi con là một bào thai trong bụng người mẹ. Chúng xuất hiện khoảng từ tuần 18 – 20 của thai kỳ và có tên gọi là lanugo.

Cùng với lớp gây trắng, lớp lông măng có tác dụng bảo vệ làn da của trẻ sơ sinh tránh khỏi những tổn thương do nước ối gây ra. Và sau khi chào đời, lớp lông này chưa thể rụng hết ngay. Đôi khi, chúng còn mọc nhiều ở vùng vành tai, bả lưng.

Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông?

1. Tắm gì cho trẻ sơ sinh rụng lông theo phương pháp Y khoa hiện đại:

Nếu bé mọc lông ít, bố mẹ chỉ cần chờ vài tháng để lông tự rụng. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tắm sạch cho bé vài lần trong tuần với nước sạch.

Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không bôi bất kỳ loại thuốc nào lên da của trẻ. Bởi vì, khi sử dụng không đúng có thể khiến da bé bị tổn thương hoặc nhiễm trùng.

Trường hợp mẹ lo ngại nước không đủ sạch, có thể dùng thêm sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh. Kể cả khi mẹ muốn tẩy lông cho bé sơ sinh cũng đừng dùng loại có tính tẩy mạnh nhé. Bởi các hoạt chất trong sữa tắm có tính tẩy mạnh có thể khiến da bé bị khô hoặc bị kích ứng.

[inline_article id=32613]

2. Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông theo mẹo dân gian?

Các loại lá tắm cho em bé từ lâu đã được lưu truyền trong dân gian. Tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng vẫn được cho là hiệu quả nhanh nhất. Các mẹ có thể tham khảo các gợi ý ở dưới nhé!

Theo kinh nghiệm dân gian thường dùng các loại lá cây để tắm cho trẻ nhanh rụng lớp lông tơ này. Đó là những loại lá cây như cỏ mực, đậu ván, lá trầu…

a. Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá đậu ván

Từ lâu các cụ đã truyền lại bí quyết tắm lá đậu ván cho trẻ sơ sinh. Cách tắm lá đậu ván này được cho là an toàn và giúp trẻ sơ sinh rụng lông.

Cách tắm:

  • Lá đậu ván rửa sạch.
  • Đun sôi lá đậu ván với nước.
  • Cho vào chút muối.
  • Sau đó vò nát lá ra và cho thêm nước ấm vào rồi tắm cho bé.
  • Khi bé tắm với nước lá đậu ván xong thì hãy tắm lại bằng nước ấm bình thường.
Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông
Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông? Lá ván đậu

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị ho sổ mũi, cảm cúm nên tắm lá gì để nhanh khỏi bệnh?

2. Tắm nước lá trầu không cho bé

Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông? Lá trầu không rất dễ mua và cũng an toàn với trẻ sơ sinh. Đây cũng là một phương pháp tắm hiệu quả để giúp trẻ sơ sinh rụng lông được nhiều bà mẹ lựa chọn.

Cách tắm:

  • Giã nát lá trầu và quả cau nhỏ.
  • Cho nước ấm vào pha loãng rồi dùng khăn xô lau nhẹ nhàng vùng da có nhiều lông măng.
  • Lau nhẹ nhàng để tránh làm xước da bé.
  • Sau đó tắm lại bằng nước ấm và chanh tươi cho bé để khử mùi lá trầu.
Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông
Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông? Lá trầu không

3. Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá vông

Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh nhanh rụng lông? Đó là lá vông. Sử dụng lá vông khi tắm bé sơ sinh sẽ có cảm giác dễ chịu, không bị ngứa ngáy và ngủ ngon hơn.

Cách tắm:

  • Lá vông gai rửa sạch bụi bẩn, vò nát.
  • Sau đó nấu với nước cho sôi và pha chung với nước ấm tắm cho bé.
  • Mẹ tắm cho bé khoảng 3 lần thì lông măng sẽ rụng hết.
Lá Vông
Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông? Lá vông

4. Dùng cây cỏ mực 

Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông? Lá cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi. Tuy đây là một loài cỏ hoang dại, mọc ở mọi nơi như ven đường, trong vườn… Nhưng nó có tác dụng giúp trẻ sơ sinh rụng lông măng.

Cách tắm:

  • Lấy 1 nắm lá cỏ mực, đem rửa sạch, vò nát và cho vào nấu.
  • Sau đó bạn pha chung với nước ấm tắm cho bé.
  • Tắm lại với nước ấm.
Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông
Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông? Cây cỏ mực

Để đảm bảo an toàn cho làn da trẻ, vì vậy khi tắm loại nước lá cần lưu ý những vấn đề sau: Khi chọn lá nên chọn những loại lá tươi xanh không bị sâu bệnh hay vàng úa. Lá được rửa thật sạch dưới vòi nước để đảm bảo hết các loại vi khuẩn. Lá được nấu sôi và lọc lấy phần nước trong pha với nước đun sôi để nguội rồi tắm cho trẻ. Không nên chà xát lên da vì da trẻ còn rất mỏng manh. Trước khi cho trẻ tắm, nên thử nhiệt độ để đảm bảo không lạnh quá, không nóng quá làm bỏng da trẻ.

>> Mẹ có thêm xem thêm: Hướng dẫn cách tắm nước gừng cho bé trị được bách bệnh

Những cách tắm cho trẻ sơ sinh rụng lông khác

Ngoài những cách tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông, mẹ có thể tham khảo 4 cách sau được nhiều bố mẹ áp dụng thành công nhé.

1. Masage bằng dầu ô-liu

Đây là cách đơn giản nhưng làm bé khá thích thú. Masage cho trẻ vốn đã được các chuyên gia khuyến khích. Vì nó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, chăm sóc da cho trẻ và có tác dụng tẩy lông nữa. Các mẹ nhớ tắm lại cho con ngay sau sinh massgae với dầu oliu nhé!

>> Mẹ xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn

2. Tắm với sữa trộn với bột nghệ/ bột đậu lăng, hạnh nhân và sữa

Với hỗn hợp này, mẹ nên tắm khoảng 2-3 lần/ tuần cho con nhé. Cách này có thể cải thiện tình trạng lông mọc nhiều ở lưng trẻ và những vùng khác rất hiệu quả.

3. Tắm với bột mì

Cách này đòi hỏi sự khéo léo của mẹ, tránh làm bé đau khi tiếp xúc trực tiếp bột mì và lông. Vì thế, mẹ hãy nhớ nhẹ nhàng khi áp dụng phương pháp này với con nhé.

Đây được cho là những mẹp giúp đẩy nhanh quá trình rụng lông, không điều trị hết lông hiệu quả tức thời. Với các mẹo tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông, hi vọng đã giải đáp được thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề nuôi dạy con hãy tham khảo trên trang MarryBaby nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

4 bước thay tã cho trẻ sơ sinh cực dễ dàng

Cùng với cách bế trẻ sơ sinh, thay tã cũng là nỗi lo lớn của rất nhiều bà mẹ. Một số mẹ có thể nhầm lẫn đặt tã lệch, ngược hoặc gặp sự cố hứng trọn nước tiểu của bé cưng lên người. Tuy nhiên, từ giờ bạn có thể vứt nỗi lo thay tã sang một bên. Với bốn điều MarryBaby mách mẹ dưới đây, bạn chẳng những có thể nâng cao “tay nghề” mà thậm chí có thể thay tã cho trẻ sơ sinh một cách điệu nghệ nhất.

 thay tã cho trẻ sơ sinh 1

1. Chuẩn bị vật dụng

Để không mất nhiều thời gian thay tã cho bé, mẹ nên đảm bảo những vật dụng cần thiết luôn trong trạng thái sẵn sàng. “Đồ nghề lâm trận” của mẹ thường bao gồm 1-2 miếng tã sạch, khăn giấy ướt hoặc bông gòn và nước ấm và khăn sạch. Với những bé bị hăm tã, bạn có thể cần thủ sẵn một tuýp kem trị hăm cho bé.

Một số mẹ thường sử dụng miếng lót sơ sinh dùng kèm tã vải để tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, miếng lót sơ sinh có giá thành thấp hơn nhưng khả năng thấm hút kém hơn rất nhiều so với tã dán và tã quần. Hơn nữa, nguy cơ bị tràn khi bé đi phân lỏng cũng rất cao. Dùng tã dán sơ sinh và tã quần vừa đảm bảo độ thấm hút tốt nhất cùng việc chống tràn tốt hơn, vừa giảm bớt thời gian giặt giũ cũng như thay tã của mẹ.

2. Vệ sinh bé sạch sẽ

Dùng một tay giữ bé không xoay người lung tung. Nếu cảm thấy không đủ sức giữ bé bằng một tay, mẹ có thể nhờ sự trợ giúp của dây đai an toàn. Nhấc chân bé lên, kéo miếng tã từ trước ra sau để chất bẩn từ hậu môn không có cơ hội “tiếp cận” vùng kín của bé.

Mẹ có thể dùng khăn ướt hoặc bông gòn và nước ấm lau sạch cho bé từ trước ra sau, sau đó lau khô bằng khăn.

Mách nhỏ cho mẹ: Muốn tránh tình trạng bé tè vào người, tình huống thường xảy ra nếu bé là con trai, trong khi vệ sinh cho bé, mẹ có thể sử dụng một chiếc tã dự phòng hoặc khăn.

3. Mặc tã sạch cho bé

thay tã cho trẻ sơ sinh cực dễ dàng 2

 

4. Xử lý tã bẩn

Với tã vải, mẹ cần khử sạch phân mỗi khi bé “đi nặng” trước khi đem đi giặt. Với tã dùng một lần, mẹ có thể dễ dàng vứt vào thùng rác ngay sau khi gói kỹ càng. Cẩn thận hơn, bạn có thể cho tã bẩn vào loại túi nhựa có khóa kéo trước khi vứt đi.

thay tã cho trẻ sơ sinh cực dễ dàng 3Với chất liệu mềm mại, khô thoáng gấp 10 lần nhờ , bề mặt thấm hút tốt với công nghệ 1000 phễu siêu thấm , tã dán Huggies mới là sản phẩm đang được rất nhiều mẹ tin dùng. Tã dán Huggies với thiết kế vừa vặn size NB dành riêng cho các bé sơ sinh giúp ôm gọn cơ thể bé, giảm nguy cơ xô lệch, cho bé thoải mái vận động. Chưa kể, vách chống tràn phía sau và hai bên cũng giúp giảm thiểu nỗi lo tràn khi bé đi phân lỏng. Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

[Cảnh báo] Đừng vội mặc quần áo mới cho trẻ, nguy hiểm cận kề

Mới đây, câu chuyện cậu bé 2 tuổi người Úc bị ngứa ngáy tới mức khóc thét lên khi mẹ mặc quần áo mới cho trẻ ngay khi vừa mua. Các bác sĩ kết luận bé bị phản ứng với dư lượng hóa chất có sẵn trong đồ mới.

mặc quần áo mới cho trẻ 1
Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm, vì vậy mẹ cần giặt quần áo mới trước khi mặc cho bé

Từ câu chuyện thử mặc đồ mới ngay sau khi mua cho bé

Quy định chung trên các sản phẩm quần áo thông thường sẽ có dòng thông báo: “Giặt trước khi mặc”. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng đọc và thực sự làm theo hướng dẫn này. Câu chuyện của bà mẹ người Australia và con trai 2 tuổi sẽ góp thêm ý kiến để bạn cân nhắc.

Samantha Maree Spencer đã đưa con trai gần hai tuổi của mình đến một cửa hàng để mua sắm. Ngay tại đó, bà mẹ này đã cho con mặc thử một bộ jumper để chắc chắn là nó vừa vặn với cậu bé. Nhưng khi về nhà, cậu bé Parker bắt đầu ngứa ngáy và gãi khắp mặt. Samanthan lúc đầu cho rằng con làm vậy vì cảm thấy khó chịu khi bé đang mọc răng. Tuy nhiên, sau một giấc ngủ, cậu bé thức dậy và khóc lóc, la hét. Cả khuôn mặt của Parker ửng đỏ và sưng lên, khiến Samantha phải đưa con đến bệnh viện.

Chuyên gia nói gì?

Lindsey Bordone – bác sĩ da liễu chia sẻ rằng cô luôn giặt tất cả những quần áo mới mua, cho dù là mua online. Lý giải về thói quen này là nhằm loại bỏ bớt vi khuẩn từ những người đã thử quần áo trước ấy, và cũng để loại bỏ chính những hóa chất từ trên vải. Thuốc nhuộm và hóa chất được sử dụng với nhiều quần áo có thể gây kích ứng da, nhất là với những làn da nhạy cảm.

“Việc tiếp xúc với các hóa chất có trong quần áo áo làm tăng nguy cơ viêm da dị ứng, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như môi trường có liên quan đến hóa chất đó. Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm càng cần cẩn thận hơn. Một số hóa chất được nghi ngờ hoặc chứng minh là chất gây ung thư, số khác có độc tính trong nước”, tiến sĩ Giovanna Luongo, Đại học Stockholm, cho biết.

mặc quần áo mới cho trẻ
Giặt quần áo mới và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ chất độc hại

Các xét nghiệm tại New Zealand cũng đã phát hiện nồng độ chất chống nhăn trên một số loại quần áo cao hơn giới hạn an toàn theo quy định 900 lần. Giáo sư Belsito, một chuyên gia trong viêm da, cho biết nhựa formaldehyde là một thủ phạm cụ thể.

Hóa chất và quần áo

Theo Choice, trước và sau khi sinh, quần áo của trẻ khi được mua về cần được giặt lại và phơi khô để tránh những hóa chất thông dụng được dùng trong quá trình sản xuất quần áo:

  • Chromium VI có nhiều trong đồ len sợi, có thể gây ra tình trạng viêm da.
  • DMF thường được sử dụng để ngăn ngừa nấm mốc và độ ẩm trên đồ da, có thể gây bệnh eczema mãn tính.
  • Alkphenols: Dùng cho sản xuất hàng dệt và sản phẩm da, có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nội tiết.
  • Thuốc nhuộm: Có thể gây dị ứng và phát ban.

Giặt quần áo ít nhất một lần trước khi mặc là cách đơn giản để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực mà hóa chất có thể gây ra với làn da nhạy cảm của trẻ.

Một số lưu ý khi chọn mua quần áo cho trẻ

Ngoài việc giặt quần áo sạch sẽ, khi chọn mua quần áo cho trẻ mẹ cần chú ý:

  • Mua quần áo ở cửa hàng uy tín, tránh mua đồ chất lượng thấp bởi hầu hết không đạt các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng.
  • Chọn quần áo màu được nhuộm bởi màu hữu cơ.
  • Không mua quần áo có mùi “nặng” vì có thể do hóa chất còn sót lại.
  • Với trẻ sơ sinh, mẹ có thể tận dụng xin lại đồ xin từ người thân, đồ của con trước…vì chúng đã được giặt nhiều lần và loại bỏ được các hóa chất.
[inline_article id=145793]

Mặc quần áo mới cho trẻ là điều bố mẹ nào cũng thích vì được ngắm con yêu trong trang phục chính tay mình lựa chọn. Tuy nhiên, đừng quên giặt sạch, phơi khô để tránh dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

“Bốn ấm một lạnh” là quy tắc mặc đồ cho trẻ mùa Đông mẹ cần biết

Để bé luôn khỏe mạnh vào mùa Đông, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì quy tắc mặc đồ cho trẻ mùa Đông cũng rất quan trọng. Bốn ấm một lạnh – một trong những cách mặc đồ chuẩn ấm áp đã được nhiều mẹ áp dụng hiệu quả.

Bốn ấm một lạnh là gì?

Ngay sau khi sinh mẹ phải chăm bé đúng mùa Đông lạnh giá là điều khó khăn. Mùa Đông thiếu ánh nắng, quần áo phơi lâu khô, dễ có mùi… Điều này vừa gây tốn kém tiền bạc lại thêm việc cho mẹ. Bốn ấm một lạnh là một trong những quy tắc hỗ trợ mẹ rất nhiều trong việc chăm con.

quy tắc mặc đồ cho trẻ mùa đông 1
“Bốn ấm một lạnh” là quy tắc mặc đồ cho bé mùa Đông mẹ cần biết

Bốn ấm chính là:

  • Tay ấm: Tức là khi vừa mặc quần áo xong, kiếm tra bàn tay ấm, không đổ mồ hôi
  • Lưng ấm: Giữ lưng vừa đủ ẩm, không ra mồ hôi vì mồ hôi dễ thấm ngược vào cơ thể gây ra cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.
  • Bụng ấm: Đây là cách để bảo vệ dạ dày của trẻ vì nếu bụng lạnh sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn bình thường hằng ngày.
  • Bàn chân ấm: Bàn chân chứa nhiều mạch và huyệt, cũng là nơi nhạy cảm. Chân lạnh sẽ khiến bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Một lạnh chính là đầu của bé chỉ cần giữ ấm vừa phải. Việc ủ kín đầu con chỉ để lộ gương mặt, nhất là khi con đang bị sốt là việc không nên. Đó là lý do khi bé sốt cao, các bác sĩ thường mặc đồ mát mẻ và cho vào phòng thoáng khí. Mùa đông mẹ vẫn cần giữ cho đầu bé được thoáng mát thoải mái. Khi ra đường, chú ý đội cho bé một chiếc mũ vừa phải để tránh gió là được.

3 quy tắc cần thiết khác

Bốn ấm một lạnh là quy tắc quan trọng nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu mẹ áp dụng kèm 3 nguyên tắc sau:

Mặc không qua 4 lớp quần áo  

Ở Trung Quốc đã từng lan truyền một mẹo gọi là “nhiệt kế quần áo”. Cụ thể mẹo dân gian này đề cập tới việc mặc một món đồ tương đương với cơ thể có được bao nhiêu nhiệt độ. Ví dụ: Một chiếc áo khoác khá dày là 9 độ C, áo khoác mỏng 6 độ C, áo len bông dày là 5 độ C… Tổng cộng với quần áo mặc nhiệt độ có thể đạt khoảng 26 ℃. Tuy nhiên theo các bác sỹ nhi khoa, cách tính này không hẳn chính xác.

Lời khuyên đưa ra là, đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên dựa theo đặc điểm sinh lý của con để chọn và mặc quần áo sao cho phù hợp nhất. Nếu trẻ đã biết bò hoặc biết đi, thường hoạt động nhiều, dễ sinh mồ hôi, quần áo phải dễ mặc, dễ cởi. Thông thường, ngay cả trong những thời điểm lạnh nhất của mùa đông, số quần áo con mặc cũng không nên nhiều hơn 4 cái vì nếu không bé sẽ rất khó cử động.

Ủ ấm dần dần 

Thời tiết thường không lập tức chuyển lạnh đột ngột ngay mà luôn có giai đoạn chuyển mùa. Mẹ cho bé làm quen dần với việc mặc áo ấm. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp, nên để bé mặc ấm dần dần, từ từ tăng số lương quần áo. Việc này giúp cải thiện khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.

Mặc ấm quá sẽ gây cảm lạnh

Quá lạnh không tốt, quá ấm cũng có hại. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể bé ra mồ hôi. Nếu mồ hôi này không thể thoát được, chúng sẽ ủ lại trên da, khiến bé có thể bị chàm, viêm da và các bệnh nhiễm trùng về da khác. Rất nhiều trường hợp trẻ em đã bị cảm lạnh, viêm phổi do…mặc quá ấm, mồ hôi thấm ngược vào trong.

Để biết trẻ mặc đủ ấm hay chưa nên quan sát tay và chân của bé, nếu thấy tay chân ấm thì không cần mặc thêm quá nhiều quần áo. Lưu ý vệ sinh người, lau mồ hôi liên tục nhiều lần trong ngày cho con.

[inline_article id=693]

Mẹo nhỏ chăm bé mùa Đông

Ngoài việc phải giữ ấm cho bé đúng cách, lưu một số mẹo nhỏ sau cũng sẽ chăm sóc bé tốt:

Nhiệt độ phòng chuẩn cho bé: Để con cảm thấy thoải mái nhất, mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 26-28 độ C.

quy tắc mặc đồ cho trẻ mùa đông 2
Ngoài việc giữ ấm thì vệ sinh cơ thể cho bé cũng rất quan trọng

Tắm cho bé: Không giống như suy nghĩ của nhiều mẹ, việc tắm cho trẻ sơ sinh ngay cả trong mùa lạnh vẫn rất cần thiết. Tuy nhiên, không nên tắm cho con quá thường xuyên, chỉ cần 2- 3 lần một tuần là đủ mẹ nhé!

Đừng quên tắm nắng: Theo các nghiên cứu, vitamin D có trong ánh nắng mặt trời không chỉ giúp xương phát triển mạnh khỏe mà còn giúp bé duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

[inline_article id=85997]

Những tháng cuối năm, trời trở lạnh thường xuyên cho đến khi mùa Đông thực sự đến. Biết quy tắc mặc đồ cho trẻ mùa Đông vừa giúp mẹ chăm con nhàn tênh lại giữ sức khỏe ổn định cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Hạ sốt cho bé sơ sinh bằng “da tiếp da” và 9 lợi ích khác đối với trẻ

Trẻ mới sinh: 1 giờ da tiếp da, 10 lợi ích không thể chối từ

Thông thường người ta sẽ tách mẹ và trẻ sơ sinh ra để tiến hành tắm rửa, kiểm tra cân nặng, chiều cao của bé. Vì vậy, hầu hết các bé sơ sinh đều mất đi một khoảng thời gian được mẹ ôm ấp ẵm bồng, khoảng thời gian mà nếu diễn ra quá ngắn sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến cả mẹ và con sau này. Những thủ tục kiểm tra bé ở trên thực sự không cần thiết cho việc duy trì và nâng cao sức khỏe của mẹ hay của bé. Thế nên, chẳng có lý do gì mà người ta lại trì hoãn khoảng thời gian một tiếng mẹ con gắn bó ấy.

Một giờ đầu đời của bé chỉ nên được dành để gắn kết, là lần đầu tiên cho bé bú và cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng. Phương pháp da tiếp da được tiến hành ngay lúc này sẽ mang lại những lợi ích đáng ngạc nhiên cho mẹ và bé.

Da tiếp da sau sinh - 7 lợi ích
Thay vì tách bé ra khỏi mẹ, việc để mẹ ấp ủ bé ngay khi vừa ra đời sẽ mang đến lợi ích tuyệt vời

Một giờ yên tĩnh sau sinh

Em bé ra đời và ngay lập tức được đặt vào lòng mẹ. Dùng một chiếc chăn để choàng lên để giữ ấm cho cả hai. Lúc này thì sự sản xuất hormone adrenaline trong cơ thể người mẹ sẽ giảm xuống nhưng sẽ không cản trở quá trình tạo ra hormone oxytocin và prolactin cần thiết để tạo cảm giác gắn bó, hạnh phúc và cũng rất cần để cơ thể mẹ sản xuất sữa.

Vào lúc này, nhu cầu của người mẹ rất đơn giản: một không gian yên tĩnh, ấm áp và an lành. Điều quan trọng cần phải nhớ là mẹ vẫn còn trong quá trình sinh nở – nhau thai và màng nhầy vẫn chưa được đẩy ra khỏi cơ thể, và tử cung vẫn đang co hồi để thu nhỏ lại. Sau đây là 7 lý do quan trọng tại sao giờ đầu tiên sau khi sinh của người mẹ lại cần sự yên tĩnh:

1. Bé được bú sớm, mẹ giảm nguy cơ biến chứng

Với phương pháp da tiếp da, bé bắt đầu bú sữa mẹ ngay trong giờ đầu tiên sau khi sinh. Việc cho con bú sớm, nuôi con bằng sữa mẹ,  không những quan trọng cho việc gắn kết tình mẹ con, nó còn giúp nhau thai trong cơ thể mẹ được đẩy ra nhanh chóng và dễ dàng hơn, giảm thiểu nguy cơ gây băng huyết.

2. Bé thích nghi nhanh chóng

Những em bé được tiếp xúc trực tiếp với cơ thể mẹ trong giờ đầu tiên sau khi chào đời thường có thể điều chỉnh thân nhiệt và hơi thở của mình tốt hơn. Trẻ sơ sinh thường không có khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể chúng như trẻ em hay người lớn vì chúng không có cùng hàm lượng chất béo. Các bé đã trải qua chín tháng trong một môi trường mà nhiệt độ luôn được kiểm soát ở mức hoàn hảo. Nếu bé mất quá nhiều nhiệt, cơ thể phải sử dụng nhiều năng lượng và oxy tích trữ hơn để giữ cho thân nhiệt của mình được cân bằng.

Một tiếng đồng hồ yên tĩnh trong lòng mẹ sẽ giảm nguy cơ hạ đường huyết (tức là lượng đường trong máu sẽ xuống mức thấp). Trẻ sơ sinh có thể sản xuất glucose từ những nguồn năng lượng trong cơ thể cho đến khi chúng được mẹ cho bú đầy đủ và vẫn tiếp tục sản xuất thêm nếu chúng được nằm trong lòng mẹ.

3. Trì hoãn thời gian cắt rốn

Việc giữ cho cuống rốn nguyên vẹn trong khi nó vẫn đang gắn trong cơ thể người mẹ cho phép em bé vẫn nhận được nguồn oxy thông qua nhau thai, trong khi vẫn đang điều chỉnh hơi thở qua phổi của chúng. Tiếp xúc trực tiếp với mẹ giúp bé cân bằng hô hấp, đồng nghĩa với việc cuống rốn của bé sẽ được giữ nguyên trong thời gian lâu hơn và cho bé thêm cơ hội để nhận được nhiều hơn những tế bào máu đỏ quan trọng và giảm thiểu nguy cơ thiếu sắt trong máu.

Thậm chí nếu bạn sinh mổ,việc trì hoãn cắt rốn cho bé vẫn có thể thực hiện được, nhưng không phải trong mọi trường hợp. Nó phụ thuộc vào việc vợ chồng bạn chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào và tình trạng sức khỏe đặc biệt của người mẹ ra sao.

4. Tạo sự gắn bó

da tiếp da

Kéo dài thời gian mẹ gần gũi với bé sau khi sinh tạo điều kiện cho mẹ con bắt đầu hiểu nhau hơn. Những người mẹ được trực tiếp ẵm bồng con sau khi sinh thường cảm thấy tự tin và thoải mái khi đáp ứng những nhu cầu của bé hơn là những người mẹ không được trực tiếp ẵm bồng con.

Sự kết nối với mẹ là điều sống còn đối với trẻ sơ sinh và những người mẹ luôn có một bản năng mạnh mẽ là phải chăm sóc cho con mình. Cơ quan thụ cảm với hormone oxytocin trong não bộ phụ nữ thường tăng lên trong suốt quá trình mang thai, vậy nên khi em bé chào đời, người mẹ sẽ phản ứng nhiều hơn loại hormone thúc đẩy bản năng làm mẹ này. Oxytocin được sản xuất với số lượng lớn khi mẹ cho bé bú và khi mẹ ôm chặt bé vào lòng.

Những người mẹ mà có thể trực tiếp tiếp xúc với con mình càng sớm thì họ càng dễ bộc lộ tình cảm với con thông qua những cách cư xử hàng ngày trong cuộc sống của bé, như ôm hôn, nói những câu động viên khuyến khích bé,… Điều này đặc biệt quan trọng với con mình đang trở nên đặc biệt quan trọng đối với những bà mẹ phải sinh mổ.

5. Tăng khả năng cho con bú mẹ

Những em bé sớm được tiếp xúc với cơ thể mẹ bắt đầu bú dễ dàng hơn và thời gian bú sữa mẹ cũng lâu hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những đất nước mà tỉ lệ cho con bú giảm dần vài tháng sau khi sinh như Australia, Mỹ hay Anh. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rằng cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu sẽ giúp bé đạt được tốc độ tăng trưởng tối ưu và sức khỏe toàn diện. Tạo ra điều kiện thích hợp cho lần đầu tiên bú mẹ của bé sẽ giúp kéo dài thời gian cho con bú đối với nhiều phụ nữ.

Những bé tự gắn kết với người mẹ qua da tiếp da thường có cơ hội để tìm thấy một vị trí thích hợp hơn khi đưa miệng vào bầu ngực mẹ. Nó có thể tăng thời gian trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ khi mà người mẹ cảm thấy việc cho con bú này được thực hiện không quá khó khăn và khả năng bé không bú được sữa thì không còn là vấn đề nữa.

6. Củng cố phản xạ bản năng của bé

Em bé khi chào đời đã được chuẩn bị sẵn sàng để tương tác với người mẹ – một trẻ sơ sinh nếu không phải tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị y tế sẽ được nhìn ngắm thật kỹ gương mặt của mẹ, nhận ra mùi, giọng nói của mẹ và nhớ cả cảm giác khi được chạm vào da mẹ nữa. Bé được sinh ra với những bản năng cơ bản của các loài động vật có vú như là phải giữ mình ở trong môi trường an toàn quen thuộc của người mẹ, nơi mà luôn ấm áp, an toàn và có thể nuôi dưỡng bé. Khi các bé bị tách ra khỏi mẹ, chúng sẽ bắt đầu khóc lớn, thu hút sự chú ý của mẹ về phía mình. Bé sẽ phải trải qua một cảm giác khó chịu và bất an.

7. Tăng cường việc tiếp tục phát triển não: Mang đến một trải nghiệm “đa giác quan”, giúp gia tăng sự phát triển các mạch thần kinh. Đồng thời, bé được ngủ sâu hơn, giúp mạng lưới thần kinh tổ chức các mẫu tương tác và phát triển bộ não.

8. Giúp bé mau tăng cân: Vì cơ thể đã được ủ ấm, bé sẽ không phải tiêu tốn năng lượng và năng lượng đó sẽ được sử dụng vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng của bé.

9. Thúc đẩy khả năng miễn dịch tự nhiên của trẻ 

Khi bé chào đời, bé xuất hiện từ một môi trường gần như vô trùng trong tử cung và cần tiếp xúc với cơ thể mẹ để có được những vi khuẩn giống như của mẹ. Điều này cần thiết để cơ thể nhận biết được đâu là những vi khuẩn có lợi, đâu là những vi khuẩn có hại cho cơ thể mình. Nó sẽ khởi động hệ thống miễn dịch của trẻ để chống lại sự nhiễm trùng và bảo vệ trẻ khỏi những bệnh tật trong tương lai, giúp bé vượt qua các cột mốc phát triển một cách thuận lợi.

Những nghiên cứu cho thấy rằng nếu trẻ sơ sinh không có cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn của mẹ, hoặc không được sinh theo cách thông thường, được chạm vào da hay được bú sữa mẹ, thì hệ thống miễn dịch của chúng sẽ không phát triển được tối đa tiềm năng và làm tăng nguy cơ bệnh tật cho trẻ trong tương lai.

Đối với các bé sơ sinh, việc sử dụng thuốc luôn được hạn chế đến mức thấp nhất. Chính vì vậy, việc tìm các phương pháp hạ sốt hoàn toàn tự nhiên luôn được các ông bố, bà mẹ ưu tiên. Với sự phổ biến của phương pháp da tiếp da, các ông bố, bà mẹ đã có thêm một cách hữu hiệu để giúp bé hạ sốt.

Phương pháp da tiếp da để “tản nhiệt” cho con

Làn da của người trưởng thành có diện tích lớn hơn trẻ sơ sinh rất nhiều. Cơ chế điều hòa thân nhiệt của chúng ta cũng tốt hơn. Chính vì vậy, khi bị nóng chúng ta sẽ dễ trở lại thân nhiệt bình thường hơn.

Bằng cách đặt bé lên bụng mẹ, nhiệt độ từ cơ thể bé sẽ tự động truyền sang cơ thể mát mẻ của mẹ, tiếp đó, bằng cơ chế điều hòa thân nhiệt tự nhiên, lượng nhiệt lượng dư thừa được bé truyền sang sẽ được tỏa ra ngoài, làm mát cho cả mẹ và bé.

Da tiếp da: hạ sốt bằng da tiếp da hiệu quả cho trẻ sơ sinh, bé sinh non
Phương pháp da tiếp da đã được các nghiên cứu công nhận giúp bé duy trì thân nhiệt tốt

Sử dụng phương pháp ấp bé trên làn da trần để giảm sốt cho con là một giải pháp hay đã được nhiều mẹ chia sẻ. Cũng như cách thực hiện da tiếp da thông thường, bé cảm thấy an tâm và được vỗ về nhiều hơn. Mẹ cũng có thể cho bé bú để giúp con giảm sự mất nước.

Khi thực hiện phương pháp này, mẹ nên cởi bỏ quần áo của bé, chỉ cho bé mặc bỉm và áp sát vào làn da trần trên bụng mẹ. Ngoài ra, mẹ mặc quần áo rộng, để bé trong lớp áo để bé có cảm giác được ôm ấp toàn thân. Thời gian thực hiện khoảng 1-2 giờ đồng hồ để cho kết quả tốt nhất.

1. Da tiếp da như thế nào là đúng?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt như mọc răng, nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết, tiêm phòng… Mẹ nên xác định rõ nguyên nhân sốt để có hướng điều trị thích hợp.

Với các bé sốt dưới 38,5 độ C, mẹ có thể kết hợp ấp bé và lau mát. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé bú cũng như bổ sung thêm chất lỏng và cho bé mặc càng ít quần áo càng tốt.

Nếu bé sốt trên 38,5 độ C, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt và nên đưa con đến bệnh viện để được chăm sóc bởi các bác sĩ có chuyên môn, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Da tiếp da: Những lời khuyên cho bố

 

Da tiếp da cho các ông bố
Da tiếp da là cơ hội để các ông bố bước vào thế giới của trẻ sơ sinh

1. Nếu bé sinh mổ

Ông bố có thể đóng một vài trò vô cùng tích cực trong việc thực hành da tiếp da, trong lúc bà mẹ đang phục hồi từ ca phẫu thuật. Trong vài ngày đầu tiên, việc nghỉ ngơi vô cùng giá trị đối với những bà mẹ vừa sinh mổ.

2. Nếu bạn sinh đôi (hay nhiều hơn)

Tất nhiên là các bà mẹ sẽ rất cần đến anh xã của mình trong trường hợp muốn tiến hành phương pháp kangaroo cho tất cả các bé.

[inline_article id=173102]

3. Nếu bé sinh non

Ấp bé kiểu kangaroo là cách chăm sóc tuyệt vời cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé sinh non. Và sự giúp đỡ của các ông bố sẽ càng có giá trị trong trường hợp này. Bạn có thể luân phiên da tiếp da với mẹ của bé để giúp con mau chóng ổn định và tìm lại nhịp phát triển trong những ngày tháng đầu đời. Da tiếp da trong giai đoạn này cũng giống như cùng con chiến đấu. Bạn sẽ cùng bé vượt qua những thử thách đầu tiên trong cuộc sống mới với một đống dây nhợ lằng nhằng gắn quanh người, sẽ cùng con cố gắng hít thở, ngọ ngoạy và bắt đầu những bước khám phá đầu tiên.

Nếu vợ bạn chọn cách vắt sữa cho con thì bạn có thể giúp cho bé uống đấy! Bạn cũng có thể hát hay nói chuyện cùng bé. Thực ra, bé đã quen với giọng của bạn từ khi còn nằm trong bụng mẹ kia.

Lợi ích của phương pháp kangaroo đối với ông bố

  • Được “trao quyền” chăm sóc con một cách trọn vẹn, tham gia vào quá trình nuôi dạy bé một cách sâu sắc hơn và bạn không còn cảm giác mình như một kẻ ngoài cuộc nữa.
  • Ông bố trở thành trung tâm của “đội ngũ” chăm sóc.
  • Kết nối với con tốt hơn.
  • Sự hưng phấn tinh thần không thể bàn cãi.
  • Giúp bố cảm thấy bình tĩnh và bình yên.
  • Bố nhanh chóng “đọc vị” dấu hiệu đói hay stress của bé.
  • Bố có thể ngủ nhiều hơn cùng với bé.
Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách quấn tã chéo cho trẻ sơ sinh đơn giản, đúng chuẩn

Áp dụng cách quấn tã chéo cho trẻ sơ sinh là phương pháp hữu hiệu làm dịu tiếng khóc của bé, giúp bé sớm trở lại với giấc ngủ sâu và ít giật mình thức giấc giữa đêm.

Trẻ sơ sinh có cần quấn tã?

Bản chất của việc quấn tã là gì? Đó là việc sử dụng tã vải lớn quấn quanh cơ thể của bé như một chiếc kén ấm áp, giúp bé có cảm giác an toàn, yên tâm như những ngày được bao bọc trong bụng mẹ.

Ngoài việc giúp bé ấm áp hơn và ngủ ngon, việc quấn tã đúng cách sẽ giúp bảo vệ da, chống nhiễm khuẩn cho bé yêu.

cách quấn tã cho trẻ sơ sinh
Quấn tã đúng cách không chỉ giúp bé ngủ ngon mà còn hạn chế các bệnh về da

Tại sao nên quấn tã cho bé?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và các chuyên gia y tế, bố mẹ quấn tã đúng cách giúp làm giảm nguy cơ trật khớp háng có thể gặp ở những bé bị quấn chặt 2 chân ở tư thế duỗi thẳng. Mẹ có thể lựa chọn chỉ quấn tã khi bé ngủ, còn khi thức thì để bé tự do.

Sau khi sinh khoảng 2 tháng, khi bé đã làm quen với môi trường sống mới, mẹ và bé có thể nói lời tạm biệt với việc quấn tã.

Loại tã nào dùng để quấn cho bé?

Tã vải chéo là một loại tã vải truyền thống, được sử dụng từ xa xưa. Mẹ cũng có thể dùng tấm khăn vuông bằng cotton hoặc chất liệu vải mềm thích hợp và an toàn cho làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé để quấn tã.

Nếu bận rộn, mẹ có thể chọn mua tã vải tại các cửa hàng dành cho mẹ và bé. Có rất nhiều loại tã với thiết kế thông minh, tiện lợi và khắc phục vụ được những vấn đề hay gặp phải trong quá trình sử dụng.

Không muốn sử dụng tã vải, mẹ có thể dùng một tấm chăn mỏng. Lưu ý khi quấn chăn cho bé cần chọn chất liệu thoáng khí, tránh để trẻ bị nóng. Chăn sẽ khó ôm vừa người bé, do đó mẹ nên chọn kích thước chăn phù hợp và hoàn thiện kỹ thuật quấn chuẩn.

[inline_article id=40091]

Cách quấn tã chéo cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Mẹ thực hiện lần lượt từng bước dưới đây nhé:

Bước 1: Trải rộng miếng tã trên giường, cũi hoặc vị trí định đặt bé nằm. Ở một góc của tã, gập vị trí đó xuống khoảng 15cm. Sau đó đặt em bé nằm xuống, đầu hướng về góc tã đã gấp.

Bước 2: Bắt đầu cuốn tã từ phía bên trái qua bên phải sao cho vùng tay trái và cơ thể bé được bao phủ và cuốn chặt bởi 1/2 chiếc tã. Sau đó nhấc tay phải của bé lên cao và đưa phần tã xuống phía dưới lưng bên phải của bé.

cách quấn tã chéo cho trẻ sơ sinh
Minh họa hướng dẫn cách quấn tã chéo cho trẻ sơ sinh theo 4 bước đơn giản.

Bước 3: Thực hiện cuốn góc thứ ba, ở dưới chân bé. Cuốn tã từ dưới chân bé lên để che kín phần chân, rồi nhồi phần tã vào vị trí ở góc tã thứ hai đã cuốn.

Bước 4: Góc thứ tư, lặp lại động tác giống hệt bước thứ 2, chỉ khác là cuốn tã từ phía bên phải. Sau đó đưa phần tã còn lại xuống phía dưới lưng bên trái của bé.

Những lưu ý quan trọng khi quấn tã chéo/chăn cho bé

Cách quấn tã chéo cho trẻ sơ sinh sẽ phát huy hết tác dụng nếu mẹ lưu ý một số điều:

  • Kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo bé không bị nhiễm lạnh hoặc quá nóng
  • Không quấn tã quá chặt
  • Không quấn vào phần đầu và cổ, gáy
  • Đặt bé nằm ngửa và lưu ý quan sát tư thế khi bé ngủ vì bé có thể lăn qua lăn lại và ngọ nguậy làm tã/chăn bị xô hoặc tung ra.

Nguy hiểm khi quấn khăn/tã sai cách

Nếu cách quấn tã cho bé sai cách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương hông hoặc gây nguy cơ đột tử cao.

Các chuyên gia đề nghị, quấn khăn hay tã cho bé cần để chân tay bé tự do cử động. Trường hợp bị quấn chặt, sau này trẻ có thể bị mắc bệnh xương hông và phải đeo nẹp ở chân hoặc phẫu thuật để chữa dứt điểm.

Một nghiên cứu của Đại học Bristol (Anh) chỉ ra nguy cơ trẻ đột tử cao hơn nếu trẻ bị quấn khăn ngủ trong tư thế nghiêng hoặc ngửa. Ở lứa tuổi từ 4-6 tháng tuổi có thể tự do di chuyển trong lúc ngủ, vì vậy, nếu ở lứa tuổi này mà quấn trẻ trong chiếc khăn khi ngủ thì rủi ro đột tử sẽ cao hơn.

[inline_article id=103492]

Cách quấn tã chéo cho trẻ sơ sinh đơn giản, chỉ cần làm quen một vài lần mẹ sẽ thành thục và không còn lo quấn quá chặt hay sai cách nữa. Nhưng lưu ý từ giai đoạn trẻ được 2 tháng, mẹ có thể nói tạm biệt với quấn tã rồi nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Phao cổ cho bé tưởng tiện lợi nhưng vô cùng nguy hiểm!

Vòng quanh mạng xã hội, mẹ sẽ thấy hình ảnh các bé siêu yêu trong những chiếc phao cổ màu sắc dễ thương; đang vẫy vùng trong làn nước trong vắt. Trào lưu cho con trên 6 tháng tuổi mang phao cổ cho bé và bơi trong làn nước ngày càng phổ biến.

Bố mẹ tin rằng cho con tiếp xúc sớm với nước là trải nghiệm rất tốt cho bé. Đồng thời, hoạt động này cũng gắn kết bé cưng với bố mẹ. Nhưng có bao giờ mẹ nghĩ trẻ sơ sinh sẽ hoàn toàn thoải mái và an toàn khi đeo phao cổ cho bé?

1. Phao cổ cho bé là gì?

Phao cổ cho bé là loại phao dùng đỡ cổ, làm bằng cao su mềm mại. Khi thổi căng khí, phao này giúp nâng đầu của trẻ lên khỏi mặt nước. Một số sản phẩm có tay nắm giúp giữ phao cân bằng dưới nước và các miếng dán nhằm điều chỉnh kích thước phao.

Trên thị trường, loại phao này có rất nhiều loại giá, từ 85,000 VND – 150,000 VND. Chính vì giá rẻ, lại tiện lợi, các bà mẹ thích dùng sản phẩm này khi đưa con đi bơi lội. Đơn giản hơn, họ cho con mang phao và bơi trong hồ phao tại nhà.

STABirthlight là hai tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dạy bơi cho trẻ sơ sinh tại Anh quốc. Họ đánh giá mức độ nguy hiểm tiềm tàng của việc sử dụng phao đỡ cổ cho trẻ sơ sinh. Theo báo cáo từ hai tổ chức này, đeo phao đỡ cổ cho bé có thể ảnh hưởng đến thể chất, thần kinh và tình cảm của bé.

phao cổ cho bé là gì
Phao cổ cho bé sơ sinh tưởng tiện lợi, nhưng thực chất không thực sự an toàn như mẹ nghĩ

2. Tác hại khi sử dụng phao cổ cho bé

2.1 Không hề thoải mái như lầm tưởng

Thông qua các đánh giá của chuyên gia, mẹ sẽ thấy ngạc nhiên vì những lời có cánh cho sản phẩm này không hề tuyệt vời như quảng cáo .

Nhiều người nghĩ rằng hoạt động cùng bơi với bé cưng sẽ làm con dạn dĩ và gia tăng kết nối giữa mẹ và con. Kaylë Burgham, Quản lý hoạt động dưới nước của STA phủ định suy nghĩ này, dựa vào kinh nghiệm làm việc của  mình:

[quotation title=””]

Theo ông, việc thả mình bềnh bồng trong làn nước để giải tỏa stress chỉ đúng ở người trưởng thành. Trẻ sơ sinh không có cảm giác tương tự, cả về mặt thể lý lẫn tâm lý.

Mang phao bơi cho bé và thả con bồng bềnh giữa làn nước trái ngược với tinh thần bơi lội cho trẻ sơ sinh. Bé muốn cảm nhận sự liên kết với mẹ. Dưới làn nước mát, trẻ cảm nhận sự thư giãn, an toàn và vui vẻ khi được bàn tay mẹ ôm ấp, vờn nước.

[/quotation]

Francoise Freedman, người sáng lập ra Birthlight, vốn là một chuyên gia hàng đầu thế giới về bơi cho bé, nói rằng: “Cho trẻ sơ sinh bơi trong làn nước là điều tuyệt vời. Nó trẻ mở rộng khám phá phản xạ, phát triển vận động, cảm giác và xúc giác… Nhưng khi cho con mang phao cổ, các tác dụng này bị vô hiệu hóa.”

Khi mang phao đỡ cổ, bé sơ sinh cảm giác như bị cô lập, không còn kết nối với người lớn. Không có gì cho bé bám vào giúp con cảm giác bình yên. Bị cố định bởi chiếc phao, bé cũng không thoải mái vùng vẫy.

2.2 Phao cổ cho bé sơ sinh tác hại đến đầu, cổ của bé

tác hại đến đầu cổ bé sơ sinh
Phao cổ cho bé sơ sinh không tốt vì gây hại cho sự phát triển đầu cổ

Phao đỡ cổ cho bé chỉ giúp cố định phần đầu của trẻ. Dụng cụ này không thể đảm bảo an toàn cho các đốt sống mềm và yếu ớt của con. Các dây chằng và cơ cố của bé có thể bị căng ra khi “treo” mình dưới dòng nước.

Sự kiểm soát cổ và đầu đánh dấu sự phát triển thể chất của một em bé; khi trẻ được vài tháng tuổi. Đeo phao đỡ cổ cho bé khi trẻ dưới 5 tháng tuổi có thể hạn chế sự phát triển tự nhiên này. Trẻ 3 tháng tuổi dùng phao cổ có thể cản trở quá trình phát triển dây thần kinh, vốn hữu ích cho phản xạ ngóc đầu của bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?

2.3 Nguy cơ lên cột sống khi dùng phao cổ cho bé sơ sinh

Nghiên cứu khoa học cho thấy việc thường xuyên dùng phao cổ cho bé tác động ít nhiều đến cột sống của trẻ.

Trẻ sơ sinh mới ra đời, cột sống tự nhiên có hình chữ C. Độ cong cột sống được hình thành dần qua sự chuyển động tích hợp của cơ thể khi chúng phát triển. Điều này cũng giúp bé ngồi, đứng và đi bộ.

Đeo phao đỡ cổ và thả nổi vô tình “khó” chuyển động của lưng trên và cơ ngực, khó chuyển động đầu. Phao cao su cũng gây mở rộng cột sống, làm cơ lưng của bé bị tác động.

>> Mẹ có thể xem thêm: Dụng cụ hút mũi cho bé nên chọn loại nào?

3. Cách để bé sơ sinh an toàn khi đi bơi

Thay vì dùng phao cổ cho bé, nếu muốn tận dụng tác dụng của làn nước cho sự phát triển của bé; mẹ nên cho con học bơi tại các trung tâm huấn luyện có giấy phép. Các chuyên gia tại đây sẽ giúp bé vận động trong nước.

Một số lưu ý an toàn khác khi mẹ cho trẻ đi học bơi:

  • Đảm bảo hồ bé sơ sinh bơi có rào chắn.
  • Để thiết bị cứu hộ ở gần nơi bé bơi.
  • Đi học khóa hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không? Điều mẹ luôn thắc mắc!

[inline_article id=183874]

Đừng quá “mù quáng” trước trào lưu khoe ảnh bé yêu vùng vẫy trong làn nước mà bỏ qua tác hại của nó đến sự phát triển của trẻ, mẹ nhé!